Thư cho con
Thư Cho Con
Giáo Già
Thái
Thú Hoảng Sợ Blogger Trương Duy Nhất
Ngày 30 tháng 5 năm 2013
H,
Truy tìm trên Google người đọc được biết Quốc hội Cộng sản Việt Nam hôm
21/11/2012 đã thông qua nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người
do Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo nghị quyết này, từ năm 2013, Quốc hội Cộng sản Việt Nam sẽ bỏ phiếu
tín nhiệm đối với giới lãnh đạo trong đó có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
‘Người có quá nửa tổng số Ðại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì
có thể xin từ chức. Người có trên hai phần ba tổng số Ðại biểu Quốc hội đánh
giá tín nhiệm thấp hoặc hai năm liên tiếp có quá nửa tổng số Ðại biểu Quốc hội đánh
giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín
nhiệm để bãi nhiệm’.
Nghị quyết này viết rằng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân
dân.
Việc thông qua nghị quyết vừa kể diễn ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng bị một Ðại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém, đẩy
kinh tế đất nước vào tình trạng khó khăn.
Trong phiên chất vấn ông Dũng tại Quốc hội hôm 14/11/2012, Ðại biểu Dương
Trung Quốc nói rằng đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải
chỉ là lời xin lỗi.
Theo đúng nghị quyết đó, tháng 5/2013, ở kỳ họp
Quốc hội lần này (kỳ họp thứ 5 - đã khai mạc hôm 20 tháng 5), các Ðại biểu Quốc
hội khóa 13 sẽ thực hiện việc “lấy phiếu tín nhiệm”. Ðiều đáng lưu ý là vào ngày
16/05/2013, khi chỉ đạo việc chuẩn bị kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng đã yêu cầu tăng cường công khai thông tin cho báo chí. Ông
nói:
“Ví dụ bàn về
tiết kiệm chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng thì có gì mà họp
kín. Báo chí cũng sẽ rất quan tâm đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Vấn đề Hiến
pháp cũng vậy, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cần
chuẩn bị nội dung để công bố thông tin, giải thích rộng rãi với dư luận”.
Nhưng,
đến ngày 23/05/2013 thì báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là báo chí sẽ
không được tham dự các phiên họp của Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu để miễn
nhiệm và bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước,
cũng như phiên Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị
tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.
Phải chăng vì vậy mà ngày
25/05/2013 Blogger Trương Duy Nhất quyết định cho tiến hành việc “Bỏ phiếu cùng
Quốc hội” trên Blog “Một góc nhìn khác” của mình. Ông Trương
Duy Nhất [xem hình] viết: “Bạn đọc hãy
tham gia hưởng ứng cùng Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm cùng Quốc hội qua “thùng
phiếu điện tử” trên Website Một góc nhìn khác”. Ông
viết tiếp:
“Quốc
hội đang họp. Dự kiến
kỳ này sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu lịch sử: Lấy phiếu tín nhiệm 49 quan chức
cao cấp do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ
tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy
ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng,
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối
cao, Viện trưởng KSND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Việc lấy phiếu tín
nhiệm sẽ tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín với 3 mức độ: “tín nhiệm cao”,
“tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Trong khi chờ đợi cuộc bỏ phiếu cũng như kết quả
từ Quốc hội, để so sánh sự tín nhiệm trong Quốc hội với sự tín nhiệm ngoài dân
chúng, ít nhất là trong bạn đọc của Website Một góc nhìn khác, tôi mở “thùng
phiếu điện tử” này để bạn đọc tiến hành hưởng ứng cùng Quốc hội, bỏ phiếu cùng
Quốc hội... Cuộc bỏ phiếu dành cho bạn đọc trên Website Một góc nhìn khác chỉ
tiến hành với 12 chức danh gồm: Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước; Chủ tịch Quốc
hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng... Quốc hội chỉ
bỏ phiếu theo 3 khung: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Không có mức
“không tín nhiệm”. Vì thế, để công bằng, cuộc bỏ phiếu trên “thùng phiếu điện
tử” của Một góc nhìn khác sẽ gồm 4 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm
thấp và không tín nhiệm...” [xem hình trang blog Trương Duy Nhất trước khi bị đóng]
Kết quả cuộc bỏ phiếu qua “thùng phiếu điện tử” trên
Website “Một góc nhìn khác” cho thấy hầu hết người được bỏ phiếu đều có kết quả
không tín nhiệm rất cao, trong
số đó Thuû töôùng Nguyeãn Taán Duõng coù 626 Votes với
76% phiếu Khoâng Tín Nhieäm, tức số phiếu không tín nhiệm cao hơn hết. Nội vụ
cho thấy, qua “Một góc nhìn khác”, Thái thú Nguyễn Tấn Dũng đã không được tín
nhiệm, hay nói cách khác “Một góc nhìn khác” đã mặc nhiên truất quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phải chăng vì vậy mà một bài viết được biên tập viên
Mặc Lâm đưa lên đài RFA ngày 28/5/2013 nói rằng: “...khi ông (Trương Duy Nhất) tổ chức
bỏ phiếu trên mạng xem ai là người được tín nhiệm ai là người bị nhân dân bất
tín nhiệm, đã như một bát nước quá đầy, sự chịu đựng của các nhân vật liên quan
hết giới hạn và lệnh bắt ông tung ra trước kỳ họp chính thức của Quốc hội có lẽ
là câu trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kết quả không thể chịu đựng
nỗi của cuộc bỏ phiếu qua trang blog này.”
Do vậy, lập tức, hôm sau, ngày 26/5/2013, trang blog
này bị khóa cứng [xem hình], không ai vào được nữa, chủ nhân website “Một góc
nhìn khác”, ông Trương Duy Nhất, cũng bị công an bắt, theo bản tin đượcThông
tấn xã Nhà nước Việt Nam mau lẹ loan đi, như sau:
“Ngày 26/5, Cơ quan An ninh Ðiều tra, Bộ Công an đã
ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất, sinh năm 1964,
tại Quảng Nam; hộ khẩu thường trú và chỗ ở tại số 25, phố Tống Phước Phổ, phường
Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng.
Ông Trương
Duy Nhất bị bắt vì hành vi vi phạm pháp luật theo Ðiều 258 Bộ Luật Hình sự nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...(
TTXVN)”
Tin này cũng được DCVOnline đăng theo tường thuật
của hãng tin AP như sau:
“Công an Việt Nam bắt
giam một trong những người viết báo mạng được nhiều người biết đến nhất trong nước
vì đã đăng bài chỉ trích nhà nước Cộng sản Việt Nam . Việc
bắt giam ông Trương Duy Nhất, 49 tuổi là sự việc mới nhất trong cuộc trấn áp
những người bất đồng chính kiến đang gia tăng dữ dội ở Việt Nam, một quốc gia
theo chế độ độc đảng. Báo Tuổi Trẻ tường thuật hôm nay thứ Hai ngày 27 tháng Năm
công an bắt ông Nhất tại nhà ông ở thành phố Ðà Nẵng hôm Chủ Nhật, 26/5/2013,
và sau đó ông bị đưa ra Hà Nội dưới sự kiểm soát của công an để được điều tra
thêm. Ông Nhất bị kết tội “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”, một tội phạm có
thể mang án tù bảy năm. Những năm trước đây ông Nhất là nhà báo làm việc cho
một tờ báo nhà nước. Hai năm trước, ông bỏ việc để dành thời gian viết blog của
mình. Những bài viết ông đưa lên mạng thường chỉ trích nhà nước, kể cả một bài
viết kêu gọi ông Thủ tướng nước CHXHCNVN và ông Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản từ
chức” [xem hình ông Trương Duy Nhất trên sân bay Ðà Nẵng để đi Hà Nội cho CA điều
tra (ảnh chụp lúc 15g10 ngày 26-5 tại sân bay Ðà Nẵng) - Ảnh: Ð.Nam/Tuoi Tre
Online]
Ðiều đáng
lưu ý là Website Tin Tức Hằng Ngày [http://www.tintuchangngay.org], được dư
luận cho là của Kami, kẻ được biết là con gà đá của Nguyễn Tấn Dũng, đã mau lẹ nói rằng: “Việc Nhất được di lý từ Ðà Nẵng ra Hà Nội ngay chiều cùng ngày và các
thông tin được công bố kịp thời và đầy đủ trên các phương tiện truyền thông cho
thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc và quyết tâm xử lý vi phạm của cơ quan
chức năng”.
Ðồng thời Wesite [http://nguyentandung.org] của
Nguyễn Tấn Dũng cho biết chi tiết hơn: “Việc
bắt, khám xét ông Nhất diễn ra trong buổi sáng 26/5, sau đó cơ quan an ninh điều
tra đã di lý ông Nhất ra Hà Nội để phục vụ việc điều tra, làm rõ hành vi vi
phạm pháp luật. Bộ Công an khẳng định việc
bắt, khám xét khẩn cấp đối với ông Nhất đã được Cơ quan an ninh điều tra Bộ
Công an phối hợp với Công an Ðà Nẵng thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm
pháp luật của ông Nhất để xử lý theo quy định của pháp luật. Trao
đổi với PV, ông Nguyễn Tâm - tổ trưởng tổ dân phố 3 (P.Hòa Cường Bắc), nơi ông
Nhất cư trú, là người được công an mời chứng kiến việc khám xét nhà và bắt ông
Nhất - cho biết: ‘Khoảng 9g ngày 26-5, tôi được mời lên chứng kiến việc công an
khám xét nhà ông Nhất. Việc khám xét nhà diễn ra rất lâu, đến hơn 12g mới kết
thúc. Trong lúc khám xét nhà, bản thân ông Nhất và vợ con đều tỏ ra hợp tác với
cơ quan công an. Ông Nhất đồng ý ký vào các biên bản. Sau khi việc khám xét
xong, ông Nhất bị bắt và đưa ra khỏi nhà. Vì lúc đó đã quá 12g nên tôi có nói
với công an là để cho anh Nhất ăn bữa cơm tại nhà nhưng các anh công an bảo các
anh ấy sẽ lo cơm cho anh Nhất. Khi công an đọc quyết định bắt, tôi có nghe nói
là bắt anh Nhất theo điều 258 Bộ luật Hình sự’. Ðến 15g10 ngày 26-5, ông Nhất được
đưa ra sân bay Ðà Nẵng để di lý ra Hà Nội phục vụ công tác điều tra, đoàn đi
khoảng năm người, có mang theo một thùng giấy. Ðược biết, sau khi tốt nghiệp
khóa 7 khoa Ngữ văn Ðại học Tổng hợp Huế (nay là Ðại học Khoa học Huế), ông
Nhất về công tác tại báo Công An Quảng Nam - Ðà Nẵng (sau này là báo Công An Ðà
Nẵng) một thời gian khá dài. Sau đó ông Nhất nghỉ ở báo Công An Ðà Nẵng và
chuyển sang làm báo Ðại Ðoàn Kết thường trú tại Ðà Nẵng. (M.Q - Ð.N - H.K).”
Ðiều rất đáng
lưu ý là Trương Duy Nhất khi bị bắt không bị còng tay như một số người bị bắt
khẩn cấp khác. Ðã vậy, khi “di lý” từ Ðà Nẵng ra Hà Nội ông này thong thả đi như
một du khách [xem hình].
Mặt khác, theo dõi nội vụ, mọi người
không thể không lưu ý đến bài viết của Người Buôn Gió nói về “Ai bắt Trương Duy
Nhứt”, theo đó thì:
“Tất
nhiên cơ quan bắt Trương Duy Nhất đã công khai trên báo chí, cơ quan điều tra
an ninh của Bộ Công An. Ðịa chỉ số 7 Nguyễn Ðình Chiểu Hà Nội, ngay cạnh Hội Nhà Văn
thì phải.
Trang TTXVA ngay lập tức đưa tin lại từ trang
tusangnhamhiem một bài viết cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cơ quan A87 cơ
quan anh ninh Văn Hóa để bắt Trương Duy Nhất. Việc bắt này có sự đồng tình của
ông Trương Tấn Sang. Bài viết này cũng nói tội của anh Nhất là chỉ trích Tổng
Bí Thư và Chủ Tịch Nước.
Theo
như báo chí nói thì cơ quan an ninh điều tra bộ Công AN (A92 ) mới là đơn vị
bắt Trương Duy Nhất. Vậy là trang tusangnhamhiem vì sao lại phải nói là A87. Cơ
quan an ninh văn hóa A87 chỉ thẩm định bài viết rồi chuyển sang cho cấp trên đề
nghị xử lý điều tra, khởi tố. Cấp trên xem thấy cần thiết mới giao cho A92.
Và
chính cơ quan an ninh điều tra mới thụ lý hồ sơ và ra lệnh bắt hay khởi tố vụ
án...”
Trong
khi đó “Cánh Cò”, viết từ Việt Nam ,
gởi cho đài RFA ngày 29/5/2013 lại nói rằng:
“Vụ bắt
giữ ông Trương Duy Nhất không làm cho ai ngạc nhiên vì nếu viết blog và chấp
nhận đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm thì chủ trang blog hiểu rằng họ đang đi
trên sợi giây thừng mỏng manh nối liền hai bờ vực, một bên là công luận, một
bên là chính quyền.
Bên thứ hai luôn gầm gừ
và khả năng chịu đựng của sợi giây thừng ấy tùy thuộc vào thời tiết chính trị.
Ông Nhất bị bắt cho thấy độ nóng của các phe phái trong Ðảng đang nghiêng về
một phía và ông lại không may nằm trong phía ngược lại.
Dù phía nào, hay thậm chí
không phía nào cả, Trương Duy Nhất vẫn là bên được chứ không phải bên mất. Ông được
vì đã hoàn tất ước muốn của mình khi bỏ viết báo để viết blog nhằm nói lên
những gì mà một tờ báo không thể nói.
Ông viết những điều mà
rất nhiều trang blog tự do như ông không viết hay không dám viết: Vạch mặt chỉ
tên từng người trong bộ chính trị.
Ông đòi họ phải biết xấu
hổ, phải biết dừng lại những hành vi vô luân.
Phải nhận thức sự uất ức
của dân chúng và nhất là phải rửa cho sạch bộ mặt bẩn thỉu của mình trước khi đứng
trước diễn đàn nói những lời gian xảo.
Ông Trương Duy Nhất đã
làm không ít người tức tối và nhất là... sợ!
Chức vụ càng cao thì nỗi
sợ càng lớn.
“Một góc nhìn khác” là lưỡi
dao bén gọt những gì che chắn bên ngoài của các quan chức chóp bu. Ðưa ra những
khuôn mặt lở lói, dị dạng của các ông Trọng, Dũng, Sang, Hùng để từ đó người
dân thấy rõ hơn những trái khuấy, kệch cỡm và gian manh của họ từ “một góc nhìn
khác”.
... Ngay khi tin ông bị bắt tung
ra, hàng trăm bài viết xuất hiện bày tỏ sự phản kháng mạnh mẽ, trong đó khá
nhiều blogger cho biết họ sẵn sàng theo ông vào nhà giam chứ không bỏ cuộc.
Mẹ Nấm là một trong những người như thế.”
Ðúng vậy, bản tin được đưa lên đài VOA Việt ngữ ngày
29.05.2013 viết rằng:
“Blogger Mẹ Nấm (tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) [xem
hình] kêu gọi cộng đồng người viết blog ở Việt Nam lên tiếng tranh đấu cho
quyền tự do ngôn luận, sau khi một blogger khác là ông Trương Duy Nhất bị bắt
vì ‘vi phạm pháp luật theo điều 258 Bộ luật Hình sự’. Ông Nhất là chủ trang
blog ‘Một góc nhìn khác’ (hiện không thể truy cập được), và nhiều lần chỉ trích
giới chức chính phủ trong nước. Bà Quỳnh cho rằng điều ông thể hiện ôn hòa trên
mạng có thể đụng chạm đến cá nhân và nhà nước, nhưng đó là quyền tự do ngôn
luận của blogger 49 tuổi. Bà còn tuyên bố ‘tình nguyện đi tù’ cùng ông vì cho
rằng vụ bắt giữ cựu ký giả đã ‘xâm phạm nặng nề tới quyền tự do’ của bà.
Blogger từ tỉnh Khánh Hòa nói với VOA Việt Ngữ: “Nếu như hôm nay bắt được Trương
Duy Nhất thì ngày mai họ cũng sẽ bắt được tôi. Ðể chống lại điều này, tôi nghĩ
rằng tôi tình nguyện đi tù để được nói điều mình muốn nói”. Bà nói tiếp: “Hy
vọng rằng với phản ứng của tôi như vậy thì những blogger khác ở Việt Nam sẽ suy
nghĩ làm sao lên tiếng để điều 258 không tiếp tục là cái mũ để chụp lên đầu
những người sử dụng mạng”. Vụ bắt giữ ông Nhất đã khiến cộng đồng blogger ở
Việt Nam rúng động, nhưng bà Quỳnh nói nó không làm bà nhụt chí. Bà cho rằng
nếu giới viết blog ở Việt Nam
giữ im lặng thì ngày mai ‘sẽ đến phiên chúng ta chứ không phải một người nào
khác’.”
Ngoài ra, khi
nói chuyện với đài VOA ngày hôm nay, 30/5/2013, Blogeer Người Buôn Gió (Bùi
Thanh Hiếu) [xem hình] cho biết: “Tôi nghĩ
rằng thường khi họ (các quan chức lãnh đạo) ổn định rồi, các vị trí của họ vững
chắc rồi thì có nói xấu họ như thế này thì họ cũng lờ đi thôi, nhưng mà khi bây
giờ ở trong nội bộ của họ đang có bỏ phiếu tín nhiệm để cân nhắc từng chức vụ
thì cái vị trí của họ đang bấp bênh, mà lại có người khác bên ngoài mà chỉ
trích đến họ họ không muốn, thì họ có quyền lực thì họ bắt để bảo đảm họ được
giữ nguyên chức vụ.”
Ngay sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tại Ðà Nẵng và được chuyển
ra Hà Nội, tổ chức bảo vệ tự do báo chí, Phóng viên Không biên giới (RSF), có
trụ sở tại Pháp, đã phổ biến thông cáo đề ngày 27/05/2013 nói rằng:
“Vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất đặc biệt đáng
quan ngại vì điều này thể hiện thái độ cương quyết của chính quyền (Việt Nam ) truy bức
và kết tội tất cả những tiếng nói đối lập”.
Tổ chức này cũng “kêu gọi Chính
quyền Việt Nam
ị trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trương Duy Nhất, đồng thời chấm
dứt mọi hành vi truy bức vô cớ”.
Mặt khác, tin trên đài VOA cũng cho biết thêm cái bần tiện của Cộng sản
Việt Nam là “Trang mạng arstechnica.com
nói rằng sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tại tư gia ở Ðà Nẵng và chuyển
ra Hà Nội trong cùng ngày để được điều tra, trang blog “Một Góc Nhìn Khác” của
ông đã bị chặn. Nhưng, từ hôm qua, trang blog này đã hoạt động trở lại, nhưng
lại trở thành một cái bẫy sập để nhử những người truy cập bằng cách gài mã độc
vào máy của họ.”
Nhìn chung, chỉ với vài
diễn biến dồn dập đó cũng đủ thấy đám Thái thú Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là
Thái thú Nguyễn Tấn Dũng, hoảng sợ, cho dầu y can vẫn còn nuôi dưỡng tham vọng
trở thành một Tổng thống thời nô lệ giặc Tàu hay một Putin Việt Nam thời Bắc thuộc lần
thứ 5 của lịch sử Việt Nam, mà những nỗ lực “Chống Tàu Diệt Việt Cộng”
của hơn 88 triệu đồng bào quốc nội [thống kê của năm 2012] cùng với hơn 3 triệu
rưởi người Quốc gia Việt Nam hải ngoại đủ sức đập tan đại họa mất nước
khi những chim én báo biểu Mùa Xuân Việt Nam đang lũ lượt kéo
về rạng rỡ bầu trời Việt Nam, trong thời gian không lâu hơn bản án tòa vừa dành
cho Nguyên Kha và Phương Uyên, người nữ sinh can đảm của 2 biểu ngữ “Ði
chết đi ÐCS VN bán nước” và “Tàu khựa cút khỏi Biển Ðông” [xem hình]...;
hay chỉ như giấc ngủ trưa biểu tượng của những người tù lương tâm trong nhà tù
Cộng sản Việt Nam.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
Nhận xét
Đăng nhận xét