Các phi hành gia phi thuyền Thần Châu 10 trở về trái đất
Ba phi hành gia Trung Quốc đã đáp xuống an toàn sáng hôm nay trong vùng Nội Mông.
26.06.2013
Trung Quốc kết thúc chuyến bay dài nhất có người điều khiển trong không gian, đánh dấu một bước quan trọng tiến đến mục tiêu xây dựng một trạm không gian riêng.
Bộ phận mang các phi hành gia trở về của phi thuyền Thần Châu-10 đáp xuống an toàn sáng ngày hôm nay tại một nơi xa trong vùng Nội Mông.
Ba phi hành gia trên phi thuyền vẫy tay và tươi cười trước máy ảnh sau khi bước ra khỏi bộ phận này.
Trong 15 ngày ngoài không gian, các phi hành gia đã thành công trong việc ráp nối và mang những dụng cụ thử nghiệm đến trạm không gian thử nghiệm Thiên Cung -1.
Trung Quốc xem phòng thí nghiệm trên quỹ đạo như là một kiểu mẫu cho một trạm không gian thường trực Trung Quốc hy vọng sẽ xây dựng vào năm 2020.
Nhà phân tích không gian châu Á và tác giả Morris Jones nói tuy chuyến bay mới nhất của Trung Quốc không khai phá được lãnh vực mới nào nhưng chứng tỏ là những thành tựu trước đây của Trung Quốc trong không gian không phải là may mắn.
“Cho thấy là bạn có thể làm việc này một lần là một chuyện, nhưng cho thấy công nghệ thành công lần nầy sang lần khác và tích lũy những thành tích và đây là sự tin tưởng vào tính tin cậy được của hệ thống và các thủ tục.”
Dù rằng vẫn còn ở phía sau Hoa Kỳ và Nga, chương trình không gian của Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong một thời gian ngắn. Vào năm 2003, Trung Quốc đưa phi hành gia đầu tiên lên không gian. 5 năm sau đó Trung Quốc hoàn tất chuyến đi bộ dầu tiên trong không gian.
Bà Joan Johnson-Freese, một chuyên gia về chương trình không gian của Trung Quốc tại Trường đại học Quốc phòng, nói với Đài VOA là Trung Quốc đã có thể sử dụng chương trình không gian của họ để trở thành một trong những “nhà lãnh đạo công nghệ” của thế giới.
“Việc này có ý nghĩa về kinh tế rất nhiều đối với họ, cũng như về mặt chính trị trong vùng và trên toàn thế giới, và thực sự cho họ một lực đẩy về những chương trình khoa học và kỹ sư đứng về mặt con số sinh viên ghi tên học.”
Bà Johnson-Freese cũng chỉ rõ là 95% hay hơn nữa công nghệ không gian có thể sử dụng hai mặt, có nghĩa là cả trong lãnh vực dân sự và quân sự.
Chính vì những quan tâm về chương trình không gian của Trung Quốc được quân đội yễm trợ đã ngăn cản Hoa Kỳ hợp tác với Trung Quốc về không gian, đã ngăn không cho Trung Quốc tham gia dự án trạm không gian quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích, gồm có bà Johnson-Freese nói việc hạn chế của Hoa Kỳ phản tác dụng và sẽ không cản được Trung Quốc nhanh chóng hơn và tích cực hơn để hoàn tất mục tiêu trong không gian của nước này.
Bộ phận mang các phi hành gia trở về của phi thuyền Thần Châu-10 đáp xuống an toàn sáng ngày hôm nay tại một nơi xa trong vùng Nội Mông.
Ba phi hành gia trên phi thuyền vẫy tay và tươi cười trước máy ảnh sau khi bước ra khỏi bộ phận này.
Trong 15 ngày ngoài không gian, các phi hành gia đã thành công trong việc ráp nối và mang những dụng cụ thử nghiệm đến trạm không gian thử nghiệm Thiên Cung -1.
Trung Quốc xem phòng thí nghiệm trên quỹ đạo như là một kiểu mẫu cho một trạm không gian thường trực Trung Quốc hy vọng sẽ xây dựng vào năm 2020.
Nhà phân tích không gian châu Á và tác giả Morris Jones nói tuy chuyến bay mới nhất của Trung Quốc không khai phá được lãnh vực mới nào nhưng chứng tỏ là những thành tựu trước đây của Trung Quốc trong không gian không phải là may mắn.
“Cho thấy là bạn có thể làm việc này một lần là một chuyện, nhưng cho thấy công nghệ thành công lần nầy sang lần khác và tích lũy những thành tích và đây là sự tin tưởng vào tính tin cậy được của hệ thống và các thủ tục.”
Dù rằng vẫn còn ở phía sau Hoa Kỳ và Nga, chương trình không gian của Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong một thời gian ngắn. Vào năm 2003, Trung Quốc đưa phi hành gia đầu tiên lên không gian. 5 năm sau đó Trung Quốc hoàn tất chuyến đi bộ dầu tiên trong không gian.
Bà Joan Johnson-Freese, một chuyên gia về chương trình không gian của Trung Quốc tại Trường đại học Quốc phòng, nói với Đài VOA là Trung Quốc đã có thể sử dụng chương trình không gian của họ để trở thành một trong những “nhà lãnh đạo công nghệ” của thế giới.
“Việc này có ý nghĩa về kinh tế rất nhiều đối với họ, cũng như về mặt chính trị trong vùng và trên toàn thế giới, và thực sự cho họ một lực đẩy về những chương trình khoa học và kỹ sư đứng về mặt con số sinh viên ghi tên học.”
Bà Johnson-Freese cũng chỉ rõ là 95% hay hơn nữa công nghệ không gian có thể sử dụng hai mặt, có nghĩa là cả trong lãnh vực dân sự và quân sự.
Chính vì những quan tâm về chương trình không gian của Trung Quốc được quân đội yễm trợ đã ngăn cản Hoa Kỳ hợp tác với Trung Quốc về không gian, đã ngăn không cho Trung Quốc tham gia dự án trạm không gian quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích, gồm có bà Johnson-Freese nói việc hạn chế của Hoa Kỳ phản tác dụng và sẽ không cản được Trung Quốc nhanh chóng hơn và tích cực hơn để hoàn tất mục tiêu trong không gian của nước này.
Nhận xét
Đăng nhận xét