Ông Lê Doãn Hợp: 'Quản lý đừng áp đặt'
Cập nhật: 13:55 GMT - thứ ba, 25 tháng 6, 2013
Trả lời báo chí trong nước, Cựu Bộ trưởng Thông
tin – Truyền thông Lê Doãn Hợp nói về nhu cầu của xã hội Việt Nam, “cần
báo chí vì nhu cầu dân chủ trung thực khách quan”.
Ông cũng cho rằng các blog và báo chí công dân phát triển mạnh là “xu
hướng khó đảo ngược” và cho rằng “vấn đề là quản lý và sàng lọc như thế nào”
nhưng chính quyền không nên áp đặt.\Nay làm Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, và từng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Phó ban tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin, cũng nhắc lại các vấn đề của quản lý báo chí “còn lúng túng” ở Việt Nam hiện nay.
Trả lời trang Bấm Tầm Nhìn hôm 24/6/2013, ông Lê Doãn Hợp cũng nhắc lại hơn 10 lần bàn thảo về Luật Báo chí và cho tới nay, dự thảo sửa đổi luật này vẫn đang chờ Quốc hội bàn bạc.
Ông cũng cho rằng “quyền lực và thiết chế giám sát quyền lực luôn đi đôi với nhau...báo chí phản biện, giám sát quyền lực của bộ máy công quyền như bộ phanh của chiếc xe máy vậy”.
Trước câu hỏi về hiện tượng công an Việt Nam bắt một số blogger gần đây, ông Hợp nhận xét mà không đi vào chi tiết các vụ việc:
“Anh viết đúng và góp ý chân thành phải được tôn vinh, nhưng nếu lợi dụng dân chủ để làm những điều không đúng thì cần phải được uốn nắn, thậm chí phải được giáo dục và được luật pháp can thiệp.”
Pháp luật và dân trí
"Phải tôn vinh dân trí, để cho mọi người tự sàng lọc, để tự phòng vệ tốt, khi đọc blog phải biết phân tích người này nói đúng, người khác nói không đúng, vì để thuyết phục xã hội là lý lẽ là trí tuệ chứ không phải áp đặt"
Cựu Bộ trưởng Lê Doãn
Hợp
Một là “khuyến khích chứ không cấm đoán, vì một xã hội thông thoáng tư tưởng là tốt. Nhưng khi vào thế giới blog cũng như ta tự chọn món ăn,” ông nói với báo Việt Nam.
“Hai là phải nâng cao và tôn vinh dân trí, để cho mọi người tự sàng lọc, để tự phòng vệ tốt, khi đọc blog phải biết phân tích người này nói đúng, người khác nói không đúng, vì để thuyết phục xã hội là lý lẽ là trí tuệ chứ không phải áp đặt.”
"Cho nên xã hội văn minh là xã hội vừa quản lý bằng luật pháp vừa quản lý bằng định hướng dân trí cao."
Nhắc lại các kỷ niệm với nhà báo, ông tỏ ra vẫn còn ấn tượng mạnh về cuộc đối thoại tại California trong chuyến thăm Hoa Kỳ hôm 11/6 năm 2011 với một số cơ quan truyền thông hải ngoại, chứ không phải các cuộc họp với báo chí trong nước khi tại chức.
Cũng vào tháng 6/2011 khi trả lời một báo tiếng Việt tại Hoa Kỳ, ông giải thích v̀i sao chính quyền Việt Nam chưa chấp nhận báo chí tư nhân.
Theo ông, để Việt Nam có báo chí tư nhân thì cần giải quyết tốt ba vấn đề: luật lệ, tính chuyên nghiệp của những người làm báo. và thứ ba là dân trí.
Hồi tháng 8/2011 khi nghe tin ông Lê Doãn Hợp thôi chức Bộ trưởng, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết:
“Trong các nhiệm kỳ Bộ trưởng của anh không chỉ có thành tích mà còn có ì xèo. Anh là người có nhiều phát ngôn “ít chữ” gây tranh luận, ví như “báo chí đi theo lề phải”, “quản lý là quản có lý”. Theo tôi thì anh đúng khi nói “quản lý là quản có lý”, nếu quản mà vô lý thì ai nghe?
Ông Nguyễn Trọng Tạo nhắc lại cụm từ khiến ông Hợp nổi tiếng:
“Còn 'báo chí đi theo lề phải' nếu đổi một chữ thành 'báo chí đi theo lẽ phải, hay sự thật, thì chả ai 'nhiễu' anh cả.”
"Khuyết điểm chung của bộ máy công quyền chúng ta là chậm trễ, thậm chí là “chậm, chờ, chán, chạy"
“Khuyết điểm chung của bộ máy công quyền chúng ta là chậm trễ, thậm chí là “chậm, chờ, chán, chạy”.
Tại Việt Nam có hiện tượng chung rằng nhiều vị lãnh đạo cao cấp hoặc các bộ trưởng, nhà quản lý phát biểu mạnh báo, 'gần dân' hơn sau khi đã rời chức vụ trong bộ máy.
Sau nhiệm kỳ của ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông là ông Nguyễn Bắc Son.
Gần đây nhất, trước dịp kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cảnh báo:
"Vì tính chất 'mở' nên thông tin trên Internet cũng chứa đựng không ít những mặt trái, tiêu cực, trong đó có những vấn đề khá nghiêm trọng..."
"Đó là tình trạng một số trang web cá nhân, blog hay trang cá nhân trên mạng xã hội liên tục tung ra những thông tin có tính xuyên tạc, vu khống, thù địch...gây hoang trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước...đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, khắc phục."
Nhận xét
Đăng nhận xét