Vì sao Nga sơ tán hết quân khỏi Syria?
Nga đã rút toàn bộ nhân viên quân sự khỏi căn cứ hải quân ở Syria - báo chí Nga đưa tin ngày 26.6.
Căn cứ hải quân của Nga ở Tartus trên Địa Trung Hải là căn cứ duy nhất của Nga ở Trung Đông. Mặc dù đây là căn cứ nhỏ, song có vai trò quan trọng khi Nga tiếp tục hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy.
Báo chí Nga cho biết, một lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga gồm 16 tàu ở phía đông Địa Trung Hải vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Cyprus sẵn sàng cho Nga dùng cảng biển của mình trong trường hợp cần thiết.
Thông tin về việc Nga rút quân khỏi Syria lần đầu tiên được đưa ra trong cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov- đăng tải trên tờ al-Hayat. Báo chí Nga xác nhận việc rút quân này.
"Chúng tôi sẽ không có công dân hay quân nhân ở Syria nữa" - tờ Vedomosti dẫn lời một nhân viên Bộ Quốc phòng cho hay. Mặc dù Nga rút quân, song thành phố cảng Tartus vẫn đang trong tình trạng bất ổn bởi bạo lực lan tràn khắp các thành phố lớn ở Syria.
Một nguồn thạo tin với Điện Kremlin nói rằng quyết định rút quân của Nga phản ánh những mối quan ngại về tình hình rủi ro trong cuộc nội chiến Syria, cùng với mối lo sợ về những hậu quả lớn hơn nếu có sự tham gia của quân đội Nga.
Trong cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bogdanov đã cố gắng giảm nhẹ tầm quan trọng của căn cứ nói trên. "Tôi đã sống ở Syria 10 năm và đến căn cứ này nhiều lần khi chúng tôi có hiện diện quân sự ở đó. Tuy nhiên, chưa bao giờ chúng tôi có căn cứ quân sự thực sự ở Tartus. Đây chỉ là trung tâm bảo dưỡng cho tàu thuyền qua lại Địa Trung Hải, một trung tâm kỹ thuật. Thậm chí, đây không phải là một cảng nước sâu cho tàu vào tiếp nhiên liệu hoặc sửa chữa. Căn cứ này không có tầm quan trọng về mặt quân sự hay chiến lược" - ông Bogdanov nói. Tờ Vedomostin cho biết, không có tàu nào cập cảng Tartus kể từ tháng 4.
Nga đã di chuyển công dân khỏi Syria suốt cả mùa xuân vừa qua. Có khoảng 30.000 người Nga sống ở Syria, một số sống trong những khu vực do phe nổi dậy nắm giữ.
Hiện chưa rõ việc rút quân có ảnh hưởng tới việc vận chuyển tên lửa chống tàu và tên lửa phòng không của Nga cho Syria hay không. Một lần nữa, ông Bogdanov lên tiếng bảo vệ việc vận chuyển vũ khí là hợp pháp và chỉ thực hiện nốt hợp đồng đã ký kết.
Chuyên gia Vladimir Yevseyev của Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế cho rằng các chuyên gia quân sự của Nga có thể vẫn ở lại Syria để huấn luyện sau khi vũ khí được chuyển giao. Giới phân tích cho rằng mục đích chính của những tên lửa này không nhằm vào phe nổi dậy, nhưng chúng sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng ở Trung Đông, tăng cường khả năng phòng thủ của Syria đối với Israel.
Báo chí Nga cho biết, một lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga gồm 16 tàu ở phía đông Địa Trung Hải vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Cyprus sẵn sàng cho Nga dùng cảng biển của mình trong trường hợp cần thiết.
Thông tin về việc Nga rút quân khỏi Syria lần đầu tiên được đưa ra trong cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov- đăng tải trên tờ al-Hayat. Báo chí Nga xác nhận việc rút quân này.
"Chúng tôi sẽ không có công dân hay quân nhân ở Syria nữa" - tờ Vedomosti dẫn lời một nhân viên Bộ Quốc phòng cho hay. Mặc dù Nga rút quân, song thành phố cảng Tartus vẫn đang trong tình trạng bất ổn bởi bạo lực lan tràn khắp các thành phố lớn ở Syria.
Một nguồn thạo tin với Điện Kremlin nói rằng quyết định rút quân của Nga phản ánh những mối quan ngại về tình hình rủi ro trong cuộc nội chiến Syria, cùng với mối lo sợ về những hậu quả lớn hơn nếu có sự tham gia của quân đội Nga.
Trong cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bogdanov đã cố gắng giảm nhẹ tầm quan trọng của căn cứ nói trên. "Tôi đã sống ở Syria 10 năm và đến căn cứ này nhiều lần khi chúng tôi có hiện diện quân sự ở đó. Tuy nhiên, chưa bao giờ chúng tôi có căn cứ quân sự thực sự ở Tartus. Đây chỉ là trung tâm bảo dưỡng cho tàu thuyền qua lại Địa Trung Hải, một trung tâm kỹ thuật. Thậm chí, đây không phải là một cảng nước sâu cho tàu vào tiếp nhiên liệu hoặc sửa chữa. Căn cứ này không có tầm quan trọng về mặt quân sự hay chiến lược" - ông Bogdanov nói. Tờ Vedomostin cho biết, không có tàu nào cập cảng Tartus kể từ tháng 4.
Nga đã di chuyển công dân khỏi Syria suốt cả mùa xuân vừa qua. Có khoảng 30.000 người Nga sống ở Syria, một số sống trong những khu vực do phe nổi dậy nắm giữ.
Hiện chưa rõ việc rút quân có ảnh hưởng tới việc vận chuyển tên lửa chống tàu và tên lửa phòng không của Nga cho Syria hay không. Một lần nữa, ông Bogdanov lên tiếng bảo vệ việc vận chuyển vũ khí là hợp pháp và chỉ thực hiện nốt hợp đồng đã ký kết.
Chuyên gia Vladimir Yevseyev của Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế cho rằng các chuyên gia quân sự của Nga có thể vẫn ở lại Syria để huấn luyện sau khi vũ khí được chuyển giao. Giới phân tích cho rằng mục đích chính của những tên lửa này không nhằm vào phe nổi dậy, nhưng chúng sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng ở Trung Đông, tăng cường khả năng phòng thủ của Syria đối với Israel.
Theo Washington Post
Nhận xét
Đăng nhận xét