Khi người Mỹ bảo vệ Hiến Pháp và Quyền Tự Do Cá Nhân
Đoàn Hưng Quốc
Sống trên đất Hoa Kỳ nên tôi rất tức tối – nhưng vẫn kính trọng – sự ương ngạnh đến mức ngoan cố của người Mỹ để bảo vệ Hiến Pháp và quyền tự do của công dân.
Sau biến cố 9/11 và những lần khủng bố khác thì nhiều người xem việc chính quyền theo dõi điện thư của các thành phần khả nghi nhằm bảo vệ an ninh quốc gia là chuyện tất yếu cần phải làm. Nhưng khi cựu nhân viên NSA Edward Snowden đào thoát trong tuần rồi thì không ít dân Mỹ đã bênh vực anh ta và lên án chính quyền lạm dụng quyền hạn để vi phạm đời tư công dân.
Cho dù là thiểu số nhưng những người bênh vực Snowden không phải ít, có thể đến 20-30% gì đó. Tôi cho là họ dại dột, nhưng đồng thời tôi phải kính trọng quan điểm của họ rằng hiểm hoạ của một nhà cầm quyền độc tài chà đạp lên quyền tự do của công dân là có thực, và lúc nào người dân Mỹ cũng phải tranh đấu quyết liệt để bảo vệ những gì được quy định trong Hiến Pháp.
Tu Chính Án Số 1 bảo vệ quyền Tự Do Ngôn Luận được xem là thiêng liêng cho dù đã gây rất nhiều tổn hại cho nước Mỹ về cả uy tín lẫn nhân mạng và tài sản: quốc kỳ Mỹ bị đốt xé khi dân chúng biểu tình chống đối chính quyền; hay vụ kinh Koran bị một mục sư đốt tạo ra bạo động ở các nước Hồi Giáo gây nguy hại đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Dù vậy, Hiến Pháp ngăn cấm chính quyền dựa vào lý do an ninh quốc gia để giới hạn quyền tự do của dân chúng.
Còn nhiều thí dụ khác, chẳng hạn không ít người Mỹ (và các hãng buôn súng) khăng khăng bảo vệ quyền trang bị vũ khí của công dân như được quy định trong Điều 2 Tu Chính Án mặc dù đa số dân chúng cho rằng đây là nguyên nhân gây ra bạo loạn trong xã hội và học đường.
Nước Mỹ không toàn hảo – bằng không chẳng có chuyện gì để tranh cải! Mô hình xã hội của Hoa Kỳ cũng không thể áp dụng lên nhiều quốc gia khác. Nhưng điều cần học hỏi, là lúc nào họ cũng cảnh giác bảo vệ quyền tự do công dân không để bị nhà nước tước đoạt; họ đòi hỏi Hiến Pháp được tôn trọng; và họ không ngại trả giá rất đắt cho hai điều nói trên.
Đ.H.Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Sau biến cố 9/11 và những lần khủng bố khác thì nhiều người xem việc chính quyền theo dõi điện thư của các thành phần khả nghi nhằm bảo vệ an ninh quốc gia là chuyện tất yếu cần phải làm. Nhưng khi cựu nhân viên NSA Edward Snowden đào thoát trong tuần rồi thì không ít dân Mỹ đã bênh vực anh ta và lên án chính quyền lạm dụng quyền hạn để vi phạm đời tư công dân.
Cho dù là thiểu số nhưng những người bênh vực Snowden không phải ít, có thể đến 20-30% gì đó. Tôi cho là họ dại dột, nhưng đồng thời tôi phải kính trọng quan điểm của họ rằng hiểm hoạ của một nhà cầm quyền độc tài chà đạp lên quyền tự do của công dân là có thực, và lúc nào người dân Mỹ cũng phải tranh đấu quyết liệt để bảo vệ những gì được quy định trong Hiến Pháp.
Tu Chính Án Số 1 bảo vệ quyền Tự Do Ngôn Luận được xem là thiêng liêng cho dù đã gây rất nhiều tổn hại cho nước Mỹ về cả uy tín lẫn nhân mạng và tài sản: quốc kỳ Mỹ bị đốt xé khi dân chúng biểu tình chống đối chính quyền; hay vụ kinh Koran bị một mục sư đốt tạo ra bạo động ở các nước Hồi Giáo gây nguy hại đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Dù vậy, Hiến Pháp ngăn cấm chính quyền dựa vào lý do an ninh quốc gia để giới hạn quyền tự do của dân chúng.
Còn nhiều thí dụ khác, chẳng hạn không ít người Mỹ (và các hãng buôn súng) khăng khăng bảo vệ quyền trang bị vũ khí của công dân như được quy định trong Điều 2 Tu Chính Án mặc dù đa số dân chúng cho rằng đây là nguyên nhân gây ra bạo loạn trong xã hội và học đường.
Nước Mỹ không toàn hảo – bằng không chẳng có chuyện gì để tranh cải! Mô hình xã hội của Hoa Kỳ cũng không thể áp dụng lên nhiều quốc gia khác. Nhưng điều cần học hỏi, là lúc nào họ cũng cảnh giác bảo vệ quyền tự do công dân không để bị nhà nước tước đoạt; họ đòi hỏi Hiến Pháp được tôn trọng; và họ không ngại trả giá rất đắt cho hai điều nói trên.
Đ.H.Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nhận xét
Đăng nhận xét