Đã đến lúc tuyên bố khai tử điều 258 Bộ Luật Hình Sự
Lê Thu Hà
Dân Luãn
Sáng ngày 29/10/2013, tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã diễn ra môt vụ án đặc biệt - xét xử người sử dụng mạng xã hội Facebook đầu tiên trên thế giới - Facebooker Đinh Nhật Uy - với bản án là 1 năm 3 tháng tù treo và 1 năm thử thách.
Liền sau đó, tối ngày 30/10/2013, Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động tích cực cho quyền con người và tự do ngôn luận tại Việt Nam, đã bị tạm giữ tại cửa khẩu sân bay Nội Bài sau khi trở về Việt Nam từ Bangkok trên chuyến bay mang số hiệu VN612, hạ cánh lúc 20:15. Blogger Nguyễn Lân Thắng vừa có một chuyến đi ra nước ngoài khoảng ba tháng. Trong thời gian đó anh có tiếp xúc với Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, và tham dự một số Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền ở Châu Âu để thúc đẩy cho Tuyên bố 258 kêu gọi Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ Luật Hình sự, vốn gần đây được chính quyền Việt Nam dùng để bắt giữ một số blogger bất đồng chính kiến.
Như vậy, cả hai blogger Đinh Nhật Uy và Nguyễn Lân Thắng đều đã bị chính quyền bắt bớ, xét xử, tạm giữ với những lý do liên quan đến Điều 258 của BLHS, nhưng hãy xem xét hành vi "phạm tội" cũng như tính chất "nghiêm trọng" của việc "xâm phạm" đến lợi ích nhà nước nhìn từ vụ án của Nhật Uy và việc tạm giữ Nguyễn Lân Thắng dưới góc độ pháp lý đã diễn ra như thế nào.
Theo bản cáo trạng, chính quyền đã cáo buộc Nhật Uy tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, sử dụng Facebook để làm ra những bài viết, thông tin xấu, sai sự thật đối với Nhà nước, tổ chức và công dân". Nhưng xem xét lại các status có liên quan của Uy được cho là đã phạm vào những tội danh như trên, thì đó chỉ là những stt được ghi lại khá đơn giản, sơ sài. So với hàng ngàn chỉ trích đối với những sai trái của chính phủ thì những gì Uy đã đề cập không thể được xem là "xâm hại" đến lợi ích nhà nước, và cả những cáo buộc vô căn cứ khi kết tội Uy "xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" trong khi các tổ chức, công dân (Viettel, VNPT và bà Thâm) được cho là đối tượng bị xâm hại đã nêu trong phiên tòa rằng họ không hề làm đơn tố giác tội phạm hay yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại như trong cáo trạng. Hơn nữa, vụ án đã cho thấy chính quyền vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự căn bản của người dân đó là quyền được bày tỏ ý kiến - đi ngược lại với Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền mà họ đã cam kết thực hiện.
Trong khi đó, xét về mức độ "nguy hiểm" mà blogger Nguyễn Lân Thắng đã rất nhiều lần bày tỏ quan điểm không đồng tình, chỉ trích thẳng thắn những sai lầm của chính phủ thì mức độ "phạm tội" "xâm hại lợi ích" Nhà nước của Nguyễn Lân Thắng chắc chắn phải nghiêm trọng hơn Đinh Nhật Uy gấp ngàn lần. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là, khi chính quyền sử dụng Điều 258 của BLHS để cáo buộc tội danh đối với Đinh Nhật Uy, bắt giam anh trong vòng 4 tháng và tuyên án 1 năm 3 tháng tù treo, thì với Nguyễn Lân Thắng, người đích thân mang bản Tuyên bố 258 đến các tổ chức nhân quyền quốc tế trên thế giới để chỉ rõ thực trạng vi phạm nhân quyền ở VN nhằm thúc đẩy việc chính quyền VN xóa bỏ Điều luật này, thì sau thời gian câu lưu chưa đến một ngày, anh lại được thả tự do hoàn toàn. Vậy thì rõ ràng, có một sự hành xử về mặt pháp lý vô cùng tùy tiện, vô căn cứ của chính quyền Việt Nam ngay trong vấn đề xét xử bình đẳng trước mọi công dân khi cùng vi phạm một vấn đề, một điều luật. Vì đơn giản, chính quyền thừa hiểu nếu họ bắt giữ một nhà hoạt động đã từng tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhân quyền quốc tế, nghĩa là họ tuyên chiến với các cơ quan này, và đồng thời cáo buộc các cơ quan này đã phạm tội. Chỉ riêng việc ko dám bắt giam blogger Nguyễn Lân Thắng, đó đã là một minh chứng hùng hồn, không thể chối cãi cho việc chính quyền Việt Nam. đã vi phạm nhân quyền trầm trọng khi không thể cáo buộc công dân đi đấu tố quốc gia. Theo logic này, việc đưa ra một bản án phi lý đối với Đinh Nhật Uy lại càng là minh chứng tố cáo mạnh mẽ hơn nữa sự hành pháp bữa bãi trong việc "phân biệt" đối xử giữa các công dân của chính quyền Việt Nam.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa, đã đến lúc chúng ta tuyên bố khai tử cho Điều 258 của Bộ luật hình sự đi thôi!!!
Liền sau đó, tối ngày 30/10/2013, Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động tích cực cho quyền con người và tự do ngôn luận tại Việt Nam, đã bị tạm giữ tại cửa khẩu sân bay Nội Bài sau khi trở về Việt Nam từ Bangkok trên chuyến bay mang số hiệu VN612, hạ cánh lúc 20:15. Blogger Nguyễn Lân Thắng vừa có một chuyến đi ra nước ngoài khoảng ba tháng. Trong thời gian đó anh có tiếp xúc với Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, và tham dự một số Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền ở Châu Âu để thúc đẩy cho Tuyên bố 258 kêu gọi Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ Luật Hình sự, vốn gần đây được chính quyền Việt Nam dùng để bắt giữ một số blogger bất đồng chính kiến.
Như vậy, cả hai blogger Đinh Nhật Uy và Nguyễn Lân Thắng đều đã bị chính quyền bắt bớ, xét xử, tạm giữ với những lý do liên quan đến Điều 258 của BLHS, nhưng hãy xem xét hành vi "phạm tội" cũng như tính chất "nghiêm trọng" của việc "xâm phạm" đến lợi ích nhà nước nhìn từ vụ án của Nhật Uy và việc tạm giữ Nguyễn Lân Thắng dưới góc độ pháp lý đã diễn ra như thế nào.
Theo bản cáo trạng, chính quyền đã cáo buộc Nhật Uy tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, sử dụng Facebook để làm ra những bài viết, thông tin xấu, sai sự thật đối với Nhà nước, tổ chức và công dân". Nhưng xem xét lại các status có liên quan của Uy được cho là đã phạm vào những tội danh như trên, thì đó chỉ là những stt được ghi lại khá đơn giản, sơ sài. So với hàng ngàn chỉ trích đối với những sai trái của chính phủ thì những gì Uy đã đề cập không thể được xem là "xâm hại" đến lợi ích nhà nước, và cả những cáo buộc vô căn cứ khi kết tội Uy "xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" trong khi các tổ chức, công dân (Viettel, VNPT và bà Thâm) được cho là đối tượng bị xâm hại đã nêu trong phiên tòa rằng họ không hề làm đơn tố giác tội phạm hay yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại như trong cáo trạng. Hơn nữa, vụ án đã cho thấy chính quyền vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự căn bản của người dân đó là quyền được bày tỏ ý kiến - đi ngược lại với Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền mà họ đã cam kết thực hiện.
Trong khi đó, xét về mức độ "nguy hiểm" mà blogger Nguyễn Lân Thắng đã rất nhiều lần bày tỏ quan điểm không đồng tình, chỉ trích thẳng thắn những sai lầm của chính phủ thì mức độ "phạm tội" "xâm hại lợi ích" Nhà nước của Nguyễn Lân Thắng chắc chắn phải nghiêm trọng hơn Đinh Nhật Uy gấp ngàn lần. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là, khi chính quyền sử dụng Điều 258 của BLHS để cáo buộc tội danh đối với Đinh Nhật Uy, bắt giam anh trong vòng 4 tháng và tuyên án 1 năm 3 tháng tù treo, thì với Nguyễn Lân Thắng, người đích thân mang bản Tuyên bố 258 đến các tổ chức nhân quyền quốc tế trên thế giới để chỉ rõ thực trạng vi phạm nhân quyền ở VN nhằm thúc đẩy việc chính quyền VN xóa bỏ Điều luật này, thì sau thời gian câu lưu chưa đến một ngày, anh lại được thả tự do hoàn toàn. Vậy thì rõ ràng, có một sự hành xử về mặt pháp lý vô cùng tùy tiện, vô căn cứ của chính quyền Việt Nam ngay trong vấn đề xét xử bình đẳng trước mọi công dân khi cùng vi phạm một vấn đề, một điều luật. Vì đơn giản, chính quyền thừa hiểu nếu họ bắt giữ một nhà hoạt động đã từng tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhân quyền quốc tế, nghĩa là họ tuyên chiến với các cơ quan này, và đồng thời cáo buộc các cơ quan này đã phạm tội. Chỉ riêng việc ko dám bắt giam blogger Nguyễn Lân Thắng, đó đã là một minh chứng hùng hồn, không thể chối cãi cho việc chính quyền Việt Nam. đã vi phạm nhân quyền trầm trọng khi không thể cáo buộc công dân đi đấu tố quốc gia. Theo logic này, việc đưa ra một bản án phi lý đối với Đinh Nhật Uy lại càng là minh chứng tố cáo mạnh mẽ hơn nữa sự hành pháp bữa bãi trong việc "phân biệt" đối xử giữa các công dân của chính quyền Việt Nam.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa, đã đến lúc chúng ta tuyên bố khai tử cho Điều 258 của Bộ luật hình sự đi thôi!!!
Nhận xét
Đăng nhận xét