Tình báo Hoa Kỳ: Tổng thống Obama xử sự thiếu trung thực
Khẳng định của Nhà Trắng rằng Tổng thống
chẳng hề hay biết gì việc NSA dò la theo dõi các lãnh đạo thế giới, cuối cùng
đã dẫn đến thực tế sớm hay muộn cũng cần xảy ra. Cộng đồng tình báo Mỹ cực kỳ
bất mãn trước cố gắng đổ lỗi theo dõi toàn cầu cho những người thừa hành, chứ
còn “nhân vật chính đặt hàng” thì phủi tay. Và bây giờ, cộng thêm với sự bất
bình ở châu Âu, ông Barack Obama đã nhận được ở ngay nhà mình một “mặt trận thứ
hai”. Nếu tin theo những gì viết trên báo chí Mỹ, thì “mặt trận” này bao gồm
tất cả các cơ quan tình báo của đất nước.
Các nhân viên tình báo thường phải trả
giá cho sai lầm của ban lãnh đạo của ngành, và sa vào vai trò “con tốt thí”.
Trong một số trường hợp điều đó được gánh chịu khá bình tĩnh – họ coi như tổn
thất nghề nghiệp. Nhưng khi hành vi của nhân vật mạnh nắm quyền vượt quá khuôn
khổ những qui tắc lịch sự cơ bản, thì dễ xảy ra sự bùng nổ phẫn nộ. Lối hành xử
của ông Obama trong vụ bê bối với chuyện dò la gián điệp theo dõi toàn thể -
chính là trường hợp như vậy.
Nhiều cựu nhân viên và những người
đương nhiệm ở NSA và CIA thấy bị xúc phạm nặng nề bởi họ bị coi như là đại diện
cho một loại cơ cấu bán hải tặc nào đó không thể kiểm soát, rằng họ đã bắt đầu
tự cho phép mình hành động ngang nhiên hơn là các trinh sát tình báo viên thông
thường vẫn làm. Họ khẳng định trực tiếp rằng hoạt động nghe lén 35 thủ lĩnh thế
giới đã do chính Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ chuẩn y. Còn nghị sĩ Justin
Amash thì tuyên bố, nói chung Tổng thống đang đánh lạc hướng người dân Mỹ khi
nói rằng ông không hề biết gì, hoặc là chẳng hề có chuyện tiến hành giám sát
theo dõi. Nói như vậy là không đúng sự thật, cũng như phủ định việc theo dõi
các công dân Mỹ, - nghị sĩ Amash nhận định.
“Tất cả những chuyện đó thuần túy là
xảo trá và không đúng sự thật. Chúng ta có chương trình theo dõi đặc biệt, mà
thậm chí cả Giám đốc tình báo quốc gia cũng thừa nhận, cho phép kết nối với
điện thoại của từng người Mỹ. Hơn nữa, bất kể người đó có phải là hiện thân mối
đe dọa khủng bố hay không. Vì vậy, khi nói rằng việc theo dõi giám sát chỉ thực
hiện với đối tượng liên quan đến khủng bố - là không đúng sự thật”.
Tương ứng với sự phê chuẩn của Tổng
thống Hoa Kỳ ở đây, việc nghe lén các cuộc điện đàm của những nhà lãnh đạo và
chính khách có sự thỏa thuận từ cấp cao nhất. Khuyến cáo về điều này do Bộ
Ngoại giao đưa ra. Người ta xem xét những khả năng rủi ro chính trị tiềm ẩn của
động tác kết nối vào kênh liên lạc chính phủ của quốc gia nước ngoài. Sau đó,
hoạt động có sự đồng thuận từ ban lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và
các thành viên trong chính quyền Nhà Trắng chịu trách nhiệm về khu vực hay đất
nước cụ thể nào đó. Những người ở khâu chót nhận các dữ liệu tình báo thu thập
là Trợ lý Tổng thống về An ninh và đích thân nguyên thủ quốc gia.
"Nếu Nhà Trắng khẳng định rằng
chẳng hề hay biết gì về chuyện nghe lén điện thoại của các thủ lĩnh nước ngoài,
có nghĩa là trong tòa Bạch Ốc người ta không đọc những bản thông báo đặc biệt
hàng ngày”, - một cựu nhân viên cao cấp của NSA tuyên bố. Trong khi đó, hàng
ngày đều có những bản tin tình báo mật tóm lược dành cho quan chức lãnh đạo cấp
cao, không dưới hàng Bộ trưởng, trong đó có Tổng thống. Thông thường những nhân
vật này bắt đầu một ngày làm việc chính bằng động tác kiểm tra các bản tin như
vậy. “Khẳng định rằng Nhà Trắng không biết gì là vô lý và nực cười. Tất cả các
chiến dịch theo dõi đều do Nhà Trắng ra lệnh tiến hành, còn mọi kết quả (nghe
lén) phải lập tức báo cáo”, - nhân viên NSA nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét