Pháp và Đức muốn xác lập luật chơi mới với Mỹ trong lĩnh vực tình báo
Thủ tướng Đức Angela Merkel (T) và Tổng thống Pháp François Hollande tại Thượng đỉnh Châu Âu, Bruxelles, 24/10/2013
REUTERS
Trong ngày mở đầu của Thượng đỉnh Châu Âu tại Bruxelles hôm qua 24/10/2013, Paris và Berlin đưa ra một sáng kiến chung nhằm xác lập luật chơi với Washington trong lĩnh vực thu thập tin tức tình báo, sau những phát giác về các hoạt động nghe trộm trên quy mô lớn của tình báo Mỹ, liên tục được báo chí công bố trong những ngày qua.
Phát biểu về vấn đề này Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy cho biết, sáng kiến của Pháp và Đức, được đưa ra vào dịp khai mạc Thượng đỉnh, « có mục tiêu đạt được, từ đây đến cuối năm một thỏa thuận về các quan hệ qua lại » giữa các nước Châu Âu và Hoa Kỳ trong lĩnh vực tình báo. Cụ thể là lập ra một nhóm làm việc với sự tham gia của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, để tìm kiếm các quy tắc chung với Mỹ.
Theo Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, 28 quốc gia thành viên đã nhất trí về văn bản sáng kiến này, trong khi đó, có một số thông tin khác cho thấy sự lưỡng lự của Luân Đôn, đồng minh truyền thống của Mỹ. Chính bản thân Anh Quốc cũng bị cáo buộc là tiến hành các hoạt động tình báo nhắm vào các quốc gia Châu Âu khác, đặc biệt là Ý. Về lập trường của Thủ tướng Anh David Cameron, người đồng nhiệm Ý Enrico Letta ghi nhận, ông Cameron có « một thái độ tích cực ». Theo giới quan sát, việc Thủ tướng Anh bày tỏ quan điểm như vậy là một điều hiếm khi xẩy ra.
Vụ bê bối gián điệp Mỹ nghe trộm không ngừng trở nên nghiêm trọng hơn với các thông tin mà báo chí liên tục đưa ra. Phát giác mới nhất là vào hôm qua, thứ Năm 24/10, khi báo Anh The Guardian khẳng định Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã nghe trộm điện thoại của 35 lãnh đạo của một loạt quốc gia lớn. Thứ Tư, 23/10, Berlin gây ngỡ ngàng khi thông báo điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel có thể bị Mỹ nghe trộm. Nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung, hôm nay, cho biết việc nghe lén điện thoại của bà Merkel có thể được tiến hành từ một trung tâm nghe trộm nằm trong đại sứ quán Mỹ tại Berlin. Thông tín viên RFI từ Berlin cho biết cơ quan công tố Đức phụ trách về gián điệp bắt đầu xem xét hồ sơ vụ việc này, trước khi quyết định tiến hành điều tra hay không.
Cho đến nay, Washington vẫn từ chối trả lời về cáo buộc tình báo Mỹ đã từng nghe lén bà Merkel trong quá khứ. Chủ đề nghe lén là đặc biệt nhạy cảm ở nước Đức, nơi đã từng trải qua hai chế độ toàn trị, phát xít và cộng sản. Cơ quan mật vụ Đông Đức Stasi trước đây đã từng sử dụng một hệ thống theo dõi rộng lớn để kiểm soát các công dân Đông Đức.
Hôm qua, 24/10, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Barroso cảnh báo nguy cơ « hệ thống toàn trị » đe dọa quyền căn bản của các công dân, có đời sống riêng tư được tôn trọng.
Cho đến nay các nước Châu Âu không đưa ra một quan điểm thống nhất trước các bê bối nghe trộm của hệ thống tình báo mạng rộng lớn của Hoa Kỳ, sau các tiết lộ của cựu nhân viên tư vấn an ninh Edward Snowden. Nguyên nhân của điều này là, vấn đề tình báo thuộc thẩm quyền quốc gia và ngay giữa các nước Châu Âu với nhau cũng diễn ra các hoạt động gián điệp. Sự khác biệt trong quan điểm giữa các nước Châu Âu cũng khiến cho các đàm phán về dự luật bảo vệ thông tin, do Ủy ban Châu Âu trình ra, bị chậm lại.
Về vấn đề này, trong khi Ủy viên Châu Âu về Tư pháp Viviane Reading tuyên bố cuộc cải cách sẽ phải được thông qua từ đây đến mùa xuân 2014, thì nhóm 28 nước lại quyết định nới rộng thời hạn đến 2015. Giải thích về điều này, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Van Rompuy cho biết Châu Âu « sẽ khẩn trương hơn, nhưng nhiệm vụ đặt ra là phức tạp. Vì điều này không chỉ liên quan đến đời sống tư nhân, mà cả đến các hệ quả về kinh tế ».
Ngày thứ Tư 23/10, để thể hiện thái độ phản đối trước các hoạt động nghe lén của Hoa Kỳ, các nghị sĩ Châu Âu đã đề nghị đình lại thỏa thuận về việc chuyển giao các dữ liệu tài chính của Châu Âu cho Mỹ, còn gọi là « thỏa thuận Swift ». Chủ tịch Nghị viện Châu Âu cảnh báo hệ quả của vụ bê bối này đối với quan hệ hai bờ Đại Tây Dương có thể sẽ còn nặng nề hơn.
Theo Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, 28 quốc gia thành viên đã nhất trí về văn bản sáng kiến này, trong khi đó, có một số thông tin khác cho thấy sự lưỡng lự của Luân Đôn, đồng minh truyền thống của Mỹ. Chính bản thân Anh Quốc cũng bị cáo buộc là tiến hành các hoạt động tình báo nhắm vào các quốc gia Châu Âu khác, đặc biệt là Ý. Về lập trường của Thủ tướng Anh David Cameron, người đồng nhiệm Ý Enrico Letta ghi nhận, ông Cameron có « một thái độ tích cực ». Theo giới quan sát, việc Thủ tướng Anh bày tỏ quan điểm như vậy là một điều hiếm khi xẩy ra.
Vụ bê bối gián điệp Mỹ nghe trộm không ngừng trở nên nghiêm trọng hơn với các thông tin mà báo chí liên tục đưa ra. Phát giác mới nhất là vào hôm qua, thứ Năm 24/10, khi báo Anh The Guardian khẳng định Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã nghe trộm điện thoại của 35 lãnh đạo của một loạt quốc gia lớn. Thứ Tư, 23/10, Berlin gây ngỡ ngàng khi thông báo điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel có thể bị Mỹ nghe trộm. Nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung, hôm nay, cho biết việc nghe lén điện thoại của bà Merkel có thể được tiến hành từ một trung tâm nghe trộm nằm trong đại sứ quán Mỹ tại Berlin. Thông tín viên RFI từ Berlin cho biết cơ quan công tố Đức phụ trách về gián điệp bắt đầu xem xét hồ sơ vụ việc này, trước khi quyết định tiến hành điều tra hay không.
Cho đến nay, Washington vẫn từ chối trả lời về cáo buộc tình báo Mỹ đã từng nghe lén bà Merkel trong quá khứ. Chủ đề nghe lén là đặc biệt nhạy cảm ở nước Đức, nơi đã từng trải qua hai chế độ toàn trị, phát xít và cộng sản. Cơ quan mật vụ Đông Đức Stasi trước đây đã từng sử dụng một hệ thống theo dõi rộng lớn để kiểm soát các công dân Đông Đức.
Hôm qua, 24/10, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Barroso cảnh báo nguy cơ « hệ thống toàn trị » đe dọa quyền căn bản của các công dân, có đời sống riêng tư được tôn trọng.
Cho đến nay các nước Châu Âu không đưa ra một quan điểm thống nhất trước các bê bối nghe trộm của hệ thống tình báo mạng rộng lớn của Hoa Kỳ, sau các tiết lộ của cựu nhân viên tư vấn an ninh Edward Snowden. Nguyên nhân của điều này là, vấn đề tình báo thuộc thẩm quyền quốc gia và ngay giữa các nước Châu Âu với nhau cũng diễn ra các hoạt động gián điệp. Sự khác biệt trong quan điểm giữa các nước Châu Âu cũng khiến cho các đàm phán về dự luật bảo vệ thông tin, do Ủy ban Châu Âu trình ra, bị chậm lại.
Về vấn đề này, trong khi Ủy viên Châu Âu về Tư pháp Viviane Reading tuyên bố cuộc cải cách sẽ phải được thông qua từ đây đến mùa xuân 2014, thì nhóm 28 nước lại quyết định nới rộng thời hạn đến 2015. Giải thích về điều này, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Van Rompuy cho biết Châu Âu « sẽ khẩn trương hơn, nhưng nhiệm vụ đặt ra là phức tạp. Vì điều này không chỉ liên quan đến đời sống tư nhân, mà cả đến các hệ quả về kinh tế ».
Ngày thứ Tư 23/10, để thể hiện thái độ phản đối trước các hoạt động nghe lén của Hoa Kỳ, các nghị sĩ Châu Âu đã đề nghị đình lại thỏa thuận về việc chuyển giao các dữ liệu tài chính của Châu Âu cho Mỹ, còn gọi là « thỏa thuận Swift ». Chủ tịch Nghị viện Châu Âu cảnh báo hệ quả của vụ bê bối này đối với quan hệ hai bờ Đại Tây Dương có thể sẽ còn nặng nề hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét