Căng thẳng Trung-Nhật tăng cao vì vấn đề máy bay không người lái:
Một máy bay không xác định bay gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây đã chấp thuận một kế hoạch bắn rơi bất kỳ máy bay không người lái nào của nước ngoài không tuân lệnh rời khỏi không phận của Nhật.
31.10.2013
SEOUL —
Ngày mai, Nhật Bản sẽ bắt đầu một cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài một tuần lễ với sự tham gia của 34.000 binh sĩ, khu trục hạm, phản lực cơ chiến đấu và tàu đổ bộ.
Cuộc thao dượt, bao gồm những hoạt động nhằm bảo vệ những hòn đảo hẻo lánh trước những vụ tấn công, được thực hiện trong lúc Tokyo và Bắc Kinh “thử lửa” với nhau trong một cuộc chiến tranh ngôn từ về quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Truyền thông Nhật Bản cho biết Thủ tướng Shinzo Abe mới đây đã chấp thuận một kế hoạch để bắn rơi bất kỳ máy bay không người lái nào của nước ngoài không tuân lệnh rời khỏi không phận của Nhật.
Hãng thông tấn Kyodo cho biết ông Abe đã quyết định áp dụng một chính sách cứng rắn để đáp lại việc Trung Quốc hồi tháng 9 đưa một chiếc máy bay không người lái đến hoạt động trong khu vực gần những hòn đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật.
Tuy chính phủ Nhật chưa xác nhận tin này, nhưng trong nhiều tháng qua Tokyo đã xem xét tới biện pháp này để bảo vệ hải phận của họ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói rằng nếu máy bay của họ bị tấn công thì việc đó sẽ được xem là một hành vi chiến tranh và Trung Quốc sẽ đáp trả một cách đích đáng.
Ông Rory Medcalf là người đứng đầu chương trình an ninh quốc tế của Viện Lowey ở Sydney. Ông nói rằng việc Trung Quốc sử dụng máy bay không người lái trong khu vực có tranh chấp và thề hứa bảo vệ các máy bay này đã làm cho tình hình trở nên nguy hiểm hơn.
"Có thể nói Trung Quốc đã đặt Nhật Bản vào một vị thế khó xử. Nếu Nhật để cho các máy bay không người lái này tự do hoạt động, hoặc để cho chúng bay ngang qua không phận có tranh chấp, thì Trung Quốc sẽ tiến thêm một bước trong việc thiết lập sự hiện diện ở đó. Nhưng nếu Nhật Bản đánh trả thì điều đó sẽ làm căng thẳng gia tăng tới mức có thể làm bùng ra xung đột."
Trung Quốc đã tích cực phát triển máy bay không người lái trong nhiều năm qua và hồi năm ngoái họ đã trình làng loại máy bay không người lái có vũ trang trông giống các kiểu máy bay không người lái của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hạ thấp cường độ của những lời lẽ của họ về chiến tranh qua việc tố cáo Nhật Bản cố tình thổi phồng sự nghiêm trọng của tình hình để biện minh cho kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự.
Các lân bang của Nhật từng là nạn nhân của hành vi xâm lăng của nước này trong thời thế chiến thứ hai đang cảm thấy lo ngại trước các kế hoạch của Tokyo nhắm gia tăng các hoạt động quân sự được hiến pháp chủ hoà cho phép thực hiện.
Nhưng Trung Quốc là nước có những hành động hung hăng trong việc sử dụng sức mạnh trong khu vực và đang tìm cách trắc nghiệm sự phòng vệ của Nhật cho các hòn dảo có tranh chấp.
Tuần nào, và đôi khi ngày nào, Bắc Kinh cũng phái tàu tuần và chiến đấu cơ tới gần các hòn đảo này, làm cho Nhật Bản phải gấp rút ra lệnh cho máy bay cất cánh để ứng phó.
Hồi đầu tuần này, Thủ tướng Abe tuyên bố nước ông nhất định không chấp nhận việc Trung Quốc dùng sức mạnh để thay đổi hiện trạng. Bắc Kinh đã đáp lại bằng cách nói rằng các chính khách Nhật là những người “kiêu ngạo” và “tự dối mình” trong vụ tranh chấp.
Ông Jeff Kingston, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Á châu của Đại học Temple ở Nhật Bản, cảnh báo như sau về mối nguy hiểm hiện nay.
"Vấn đề thật sự không nằm ở cuộc chiến tranh ngôn từ, mà đó là vấn đề các máy bay được lệnh cất cánh khẩn cấp và những hạm đội hoạt động trong khu vực có tranh chấp. Vấn đề này có thể đưa tới một sự tính toán sai lầm với những hậu quả hết sức nghiêm trọng."
Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hồi gần đây cho biết các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã được sử dụng cho các hoạt động tuần tiễu thường lệ. Và trước đây trong năm nay các khu trục hạm của Trung Quốc đã đi qua eo biển giữa Nhật và Nga lần đầu tiên, làm cho giới hữu trách Tokyo cảm thấy lo ngại.
Những cuộc thao dượt của Nhật Bản bắt đầu diễn ra ngày mai trong lúc Trung Quốc chuẩn bị chấm dứt cuộc thao dượt của họ. Hồi đầu tháng này hải quân Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện những cuộc diễn tập kéo dài nhiều tuần ở Tây Thái bình dương với sự tham gia lần đầu tiên của cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Tân Hoa Xã cho biết những cuộc thao dượt này có mục đích cải thiện khả năng tác chiến ở biển khơi.
Giáo sư Medcalf của Viện Lowey nói rằng sựï trùng hợp về thời gian của các cuộc thao dượt giúp cho hai nước giảm bớt một ít căng thẳng và ngăn ngừa những hoạt động gây nhiều rủi ro hơn. Nhưng ông cho rằng sự thù địch Nhật-Trung có phần chắc sẽ không giảm đi trong tương lai gần.
"Căng thẳng đang trở thành một tình trạng bình thường mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Và điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là họ sẽ tìm ra những phương cách không chính thức để xử lý vấn đề, những phương cách phi chính thức để hải quân và các lực lượng biển của họ có thể thật sự báo hiệu cho nhau hoặc né tránh tình trạng chạm trán nhau trên biển. Tôi đoán là trong vòng 10 hoặc 20 năm nữa họ sẽ giải quyết được vấn đề này và có thể sẽ có được một nhận thức chung nào đó về mặt chính trị. Tôi nghĩ rằng thời kỳ nguy hiểm sẽ nằm trong vài năm tới đây, trước khi họ có được sự thông cảm ở những mức độ mới."
Giáo sư Medcalf đề nghị Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập đường giây nóng giữa các lực lượng quân sự để ngăn không cho những vụ đối đầu ngoài ý muốn biến thành một cuộc xung đột lớn hơn. Ông nói rằng nếu được như vậy thì đó là một diễn tiến rất tích cực. Mới đây, vụ tranh chấp lâu năm giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền một nhóm đảo nhỏ đã lại thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong lúc hai nước tiến hành những cuộc diễn tập quân sự qui mô lớn. Các nhà phân tích cảnh báo rằng những vụ tập trận này, cùng với sự kiện Trung Quốc gia tăng việc sử dụng máy bay không người lái trong khu vực, đang làm tăng mối rủi ro xảy ra một vụ đối đầu ngoài ý muốn. Từ trung tâm tin tức Đông Bắc Á của đài VOA ở Seoul, thông tín viên Daniel Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.
Ngày mai, Nhật Bản sẽ bắt đầu một cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài một tuần lễ với sự tham gia của 34.000 binh sĩ, khu trục hạm, phản lực cơ chiến đấu và tàu đổ bộ.
Cuộc thao dượt, bao gồm những hoạt động nhằm bảo vệ những hòn đảo hẻo lánh trước những vụ tấn công, được thực hiện trong lúc Tokyo và Bắc Kinh “thử lửa” với nhau trong một cuộc chiến tranh ngôn từ về quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Truyền thông Nhật Bản cho biết Thủ tướng Shinzo Abe mới đây đã chấp thuận một kế hoạch để bắn rơi bất kỳ máy bay không người lái nào của nước ngoài không tuân lệnh rời khỏi không phận của Nhật.
Hãng thông tấn Kyodo cho biết ông Abe đã quyết định áp dụng một chính sách cứng rắn để đáp lại việc Trung Quốc hồi tháng 9 đưa một chiếc máy bay không người lái đến hoạt động trong khu vực gần những hòn đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật.
Tuy chính phủ Nhật chưa xác nhận tin này, nhưng trong nhiều tháng qua Tokyo đã xem xét tới biện pháp này để bảo vệ hải phận của họ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói rằng nếu máy bay của họ bị tấn công thì việc đó sẽ được xem là một hành vi chiến tranh và Trung Quốc sẽ đáp trả một cách đích đáng.
Ông Rory Medcalf là người đứng đầu chương trình an ninh quốc tế của Viện Lowey ở Sydney. Ông nói rằng việc Trung Quốc sử dụng máy bay không người lái trong khu vực có tranh chấp và thề hứa bảo vệ các máy bay này đã làm cho tình hình trở nên nguy hiểm hơn.
"Có thể nói Trung Quốc đã đặt Nhật Bản vào một vị thế khó xử. Nếu Nhật để cho các máy bay không người lái này tự do hoạt động, hoặc để cho chúng bay ngang qua không phận có tranh chấp, thì Trung Quốc sẽ tiến thêm một bước trong việc thiết lập sự hiện diện ở đó. Nhưng nếu Nhật Bản đánh trả thì điều đó sẽ làm căng thẳng gia tăng tới mức có thể làm bùng ra xung đột."
Trung Quốc đã tích cực phát triển máy bay không người lái trong nhiều năm qua và hồi năm ngoái họ đã trình làng loại máy bay không người lái có vũ trang trông giống các kiểu máy bay không người lái của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hạ thấp cường độ của những lời lẽ của họ về chiến tranh qua việc tố cáo Nhật Bản cố tình thổi phồng sự nghiêm trọng của tình hình để biện minh cho kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự.
Các lân bang của Nhật từng là nạn nhân của hành vi xâm lăng của nước này trong thời thế chiến thứ hai đang cảm thấy lo ngại trước các kế hoạch của Tokyo nhắm gia tăng các hoạt động quân sự được hiến pháp chủ hoà cho phép thực hiện.
Nhưng Trung Quốc là nước có những hành động hung hăng trong việc sử dụng sức mạnh trong khu vực và đang tìm cách trắc nghiệm sự phòng vệ của Nhật cho các hòn dảo có tranh chấp.
Tuần nào, và đôi khi ngày nào, Bắc Kinh cũng phái tàu tuần và chiến đấu cơ tới gần các hòn đảo này, làm cho Nhật Bản phải gấp rút ra lệnh cho máy bay cất cánh để ứng phó.
Hồi đầu tuần này, Thủ tướng Abe tuyên bố nước ông nhất định không chấp nhận việc Trung Quốc dùng sức mạnh để thay đổi hiện trạng. Bắc Kinh đã đáp lại bằng cách nói rằng các chính khách Nhật là những người “kiêu ngạo” và “tự dối mình” trong vụ tranh chấp.
Ông Jeff Kingston, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Á châu của Đại học Temple ở Nhật Bản, cảnh báo như sau về mối nguy hiểm hiện nay.
"Vấn đề thật sự không nằm ở cuộc chiến tranh ngôn từ, mà đó là vấn đề các máy bay được lệnh cất cánh khẩn cấp và những hạm đội hoạt động trong khu vực có tranh chấp. Vấn đề này có thể đưa tới một sự tính toán sai lầm với những hậu quả hết sức nghiêm trọng."
Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hồi gần đây cho biết các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã được sử dụng cho các hoạt động tuần tiễu thường lệ. Và trước đây trong năm nay các khu trục hạm của Trung Quốc đã đi qua eo biển giữa Nhật và Nga lần đầu tiên, làm cho giới hữu trách Tokyo cảm thấy lo ngại.
Những cuộc thao dượt của Nhật Bản bắt đầu diễn ra ngày mai trong lúc Trung Quốc chuẩn bị chấm dứt cuộc thao dượt của họ. Hồi đầu tháng này hải quân Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện những cuộc diễn tập kéo dài nhiều tuần ở Tây Thái bình dương với sự tham gia lần đầu tiên của cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Tân Hoa Xã cho biết những cuộc thao dượt này có mục đích cải thiện khả năng tác chiến ở biển khơi.
Giáo sư Medcalf của Viện Lowey nói rằng sựï trùng hợp về thời gian của các cuộc thao dượt giúp cho hai nước giảm bớt một ít căng thẳng và ngăn ngừa những hoạt động gây nhiều rủi ro hơn. Nhưng ông cho rằng sự thù địch Nhật-Trung có phần chắc sẽ không giảm đi trong tương lai gần.
"Căng thẳng đang trở thành một tình trạng bình thường mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Và điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là họ sẽ tìm ra những phương cách không chính thức để xử lý vấn đề, những phương cách phi chính thức để hải quân và các lực lượng biển của họ có thể thật sự báo hiệu cho nhau hoặc né tránh tình trạng chạm trán nhau trên biển. Tôi đoán là trong vòng 10 hoặc 20 năm nữa họ sẽ giải quyết được vấn đề này và có thể sẽ có được một nhận thức chung nào đó về mặt chính trị. Tôi nghĩ rằng thời kỳ nguy hiểm sẽ nằm trong vài năm tới đây, trước khi họ có được sự thông cảm ở những mức độ mới."
Giáo sư Medcalf đề nghị Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập đường giây nóng giữa các lực lượng quân sự để ngăn không cho những vụ đối đầu ngoài ý muốn biến thành một cuộc xung đột lớn hơn. Ông nói rằng nếu được như vậy thì đó là một diễn tiến rất tích cực. Mới đây, vụ tranh chấp lâu năm giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền một nhóm đảo nhỏ đã lại thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong lúc hai nước tiến hành những cuộc diễn tập quân sự qui mô lớn. Các nhà phân tích cảnh báo rằng những vụ tập trận này, cùng với sự kiện Trung Quốc gia tăng việc sử dụng máy bay không người lái trong khu vực, đang làm tăng mối rủi ro xảy ra một vụ đối đầu ngoài ý muốn. Từ trung tâm tin tức Đông Bắc Á của đài VOA ở Seoul, thông tín viên Daniel Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét