Vụ nghe lén : Mỹ dỏng tai khắp nơi, còn Châu Âu thì chia rẽ
Tướng Keith Alexander, lãnh đạo NSA, trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ, ngày 29/10/2013
Hôm qua, 30/10/2013, phái đoàn các nghị sĩ Châu Âu đã tổ chức họp báo tại Washington. Nhiệm vụ của phái đoàn là đề nghị Mỹ giải thích về việc cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã nghe lén hàng chục triệu cuộc trao đổi thông tin và tích trữ các dữ liệu. Hôm thứ Ba, 29/10, lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Mỹ NSA đã tuyên bố trước Quốc hội Hoa Kỳ rằng chính các cơ quan tình báo Châu Âu đã cung cấp thông tin cho đồng nghiệp Mỹ. Phát biểu này đã làm cho phái đoàn các nghị sĩ Châu Âu bối rối.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình:
« Các nghị sĩ Châu Âu đề nghị thẩm tra những tuyên bố của tướng Alexander. Cuối cùng, phái đoàn Châu Âu đã được lãnh đạo NSA tiếp vào tối ngày hôm qua. Trước đó, chính tướng Alexander đã giải thích rằng báo chí Châu Âu đã diễn giải sai những tài liệu mà cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiết lộ.
Cuộc gặp đã thực sự diễn ra và các nghị sĩ Châu Âu giải thích rằng họ không có phương tiện để thẩm tra ngay lập tức những thông tin này. Họ cần phải phải làm việc với các cơ quan tình báo Châu Âu trước đã. Như vậy, mọi việc lại bắt đầu từ số không.
Sự kiện này là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy Châu Âu khó có một tiếng nói chung. Và quả thực là khó có thể tìm được những đồng thuận đồng thuận giữa một nghị sĩ đảng Xanh của Đức và một nghị sĩ bảo thủ Tây Ban Nha.
Trong lúc trưởng phái đoàn Châu Âu nhân danh tất cả các nghị sĩ phát biểu trước các nhà báo, thì một số thành viên phái đoàn lại bày tỏ sự bất đồng. Sau đó, từng nghị sĩ giành lại quyền tự do ngôn luận của mình và trả lời các cuộc phỏng vấn. Người ta nhận thấy nội dung các cuộc phỏng vấn rất đa dạng, như nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác với Hoa Kỳ, hoặc nhắc lại sự nghi ngại đối với một quốc gia đi do thám các đồng minh ».
« Các nghị sĩ Châu Âu đề nghị thẩm tra những tuyên bố của tướng Alexander. Cuối cùng, phái đoàn Châu Âu đã được lãnh đạo NSA tiếp vào tối ngày hôm qua. Trước đó, chính tướng Alexander đã giải thích rằng báo chí Châu Âu đã diễn giải sai những tài liệu mà cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiết lộ.
Cuộc gặp đã thực sự diễn ra và các nghị sĩ Châu Âu giải thích rằng họ không có phương tiện để thẩm tra ngay lập tức những thông tin này. Họ cần phải phải làm việc với các cơ quan tình báo Châu Âu trước đã. Như vậy, mọi việc lại bắt đầu từ số không.
Sự kiện này là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy Châu Âu khó có một tiếng nói chung. Và quả thực là khó có thể tìm được những đồng thuận đồng thuận giữa một nghị sĩ đảng Xanh của Đức và một nghị sĩ bảo thủ Tây Ban Nha.
Trong lúc trưởng phái đoàn Châu Âu nhân danh tất cả các nghị sĩ phát biểu trước các nhà báo, thì một số thành viên phái đoàn lại bày tỏ sự bất đồng. Sau đó, từng nghị sĩ giành lại quyền tự do ngôn luận của mình và trả lời các cuộc phỏng vấn. Người ta nhận thấy nội dung các cuộc phỏng vấn rất đa dạng, như nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác với Hoa Kỳ, hoặc nhắc lại sự nghi ngại đối với một quốc gia đi do thám các đồng minh ».
Nhận xét
Đăng nhận xét