Bạo động gia tăng cường độ tại Tân Cương
Đền thờ Idkah tại Kashgar : bạo động đã khiến hàng chục người chết trong tháng nhịn ăn ramadan của người Hồi giáo ở Tân Cương - AFP /Frederic J. Brown
Các vụ đụng độ dữ dội ngay trước khi kết thúc tháng nhịn ăn ramadan của người Hồi giáo ở Tân Cương đã khiến hàng chục người chết và bị thương, thậm chí cả trăm người, theo một tổ chức bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ, sắc tộc chính của vùng này. Bạo động ở vùng Tân Cương như vậy là đã gia tăng cường độ một cách đáng ngại.
Tối ngày 29/07 vừa qua, Tân Hoa Xã loan tin là một nhóm « trang bị dao », vào sáng 28/07 đã tấn công vào một đồn cảnh sát và các công sở tại huyện Shache. Cũng theo hãng tin này, lực lượng cảnh sát đã bắn hạ hàng chục kẻ tấn công vào thường dân và xe cộ. Đối với Tân Hoa Xã, đây là một vụ « tấn công khủng bố có dự tính ».
Về phần phát ngôn viên của tổ chức Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, trụ sở tại Đức, hôm qua cho biết là có đến cả trăm người chết và bị thương, trích dẫn các nguồn tin tại địa phương, nhưng nói rõ là họ không thể kiểm chứng các thông tin này. Tân Hoa Xã thì khẳng định có hàng chục người chết và bị thương, toàn bộ là thường dân người Duy Ngô Nhĩ hoặc người Hán, sắc tộc chính ở Trung Quốc.
Theo như tường thuật của tờ Hoàn cầu Thời báo hôm qua thì bạo động ngày 28/07 dường như đã bùng phát từ một vụ kiểm tra an ninh. Do hôm đó có hội chợ, cho nên cảnh sát ở Tân Cương đã tăng cường kiểm tra. Vào sáng sớm, cảnh sát phát hiện trong đám đông có một số người mang theo chất nổ. Hai bên xô xát nhau và những tên « côn đồ » đó đã chạy thoát, rồi « kích động » những người khác tấn công vào các công sở và đồn cảnh sát.
Nhưng phát ngôn viên tổ chức Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới hôm qua yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc « bóp méo sự thật » về vụ bạo động ngày 28/07. Phát ngôn viên này cho rằng chính quyền Trung Quốc không thể né tránh trách nhiệm về vụ này, vì rõ ràng đã có một sự sử dụng lực lượng vũ trang quá đáng. Ông yêu cầu phải tiến hành một cuộc « điều tra độc lập ».
Sau các vụ bạo động ngày 28/07/2014, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã quyết định « phong tỏa » Tân Cương, tăng cường lực lượng quân đội và cảnh sát, lập thêm nhiều chốt kiểm soát. Mạng internet bị đóng hoàn toàn, còn điện thoại thì bị nghe lén để ngăn chận người dân Tân Cương liên lạc với bên ngoài.
Tại Tân Cương, hiện có khoảng hơn 9 triệu dân Duy Ngô Nhĩ, tức là người Hồi giáo nói tiếng Thổ, mà một bộ phận từ lâu vẫn không chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh. Theo chính quyền Trung Quốc, chính những thành phần cực đoan trong số này đã gây ra các vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương và ngoài vùng này trong những tháng qua.
Vụ bạo động hôm 29/07 diễn ra sau một vụ khủng bố tự sát vào tháng Năm 2014 tại một khu chợ ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, khiến 43 người chết, trong đó có bốn người tham gia tấn công, và khoảng 100 người bị thương.
Trước đó, vào tháng Ba, tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, 29 người đã bị hạ sát bằng dao và khoảng 140 người bị thương trong một vụ tấn công đầu tiên với tầm cỡ như vậy bên ngoài vùng Tân Cương.
Đáp lại những cuộc tấn công này, chính quyền Bắc Kinh đã tiến hành một chiến dịch « chống khủng bố » quy mô lớn, xử tử ít nhất 13 người và bắt giữ hàng trăm người. Ấy là chưa kể những phiên xử hàng loạt, diễn ra chóng vánh, với những bản án nặng nề.
Các tổ chức nhân quyền vẫn cho rằng chính là do Bắc Kinh thi hành chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ, nên những căng thẳng và những vụ bạo động mới bùng phát như thế.
Biểu hiện mới nhất là chính quyền Trung Quốc đã hạn chế nghiêm ngặt người Hồi giáo Tân Cương tuân thủ tháng nhịn ăn ramadan, cấm công chức, giáo viên và sinh viên tham gia tháng ramadan. Nhiều người dân Duy Ngô Nhĩ vẫn tố cáo họ bị kỳ thị và không được hưởng lợi từ những đầu tư của Trung Quốc vào vùng Tân Cương.
Về phần phát ngôn viên của tổ chức Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, trụ sở tại Đức, hôm qua cho biết là có đến cả trăm người chết và bị thương, trích dẫn các nguồn tin tại địa phương, nhưng nói rõ là họ không thể kiểm chứng các thông tin này. Tân Hoa Xã thì khẳng định có hàng chục người chết và bị thương, toàn bộ là thường dân người Duy Ngô Nhĩ hoặc người Hán, sắc tộc chính ở Trung Quốc.
Theo như tường thuật của tờ Hoàn cầu Thời báo hôm qua thì bạo động ngày 28/07 dường như đã bùng phát từ một vụ kiểm tra an ninh. Do hôm đó có hội chợ, cho nên cảnh sát ở Tân Cương đã tăng cường kiểm tra. Vào sáng sớm, cảnh sát phát hiện trong đám đông có một số người mang theo chất nổ. Hai bên xô xát nhau và những tên « côn đồ » đó đã chạy thoát, rồi « kích động » những người khác tấn công vào các công sở và đồn cảnh sát.
Nhưng phát ngôn viên tổ chức Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới hôm qua yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc « bóp méo sự thật » về vụ bạo động ngày 28/07. Phát ngôn viên này cho rằng chính quyền Trung Quốc không thể né tránh trách nhiệm về vụ này, vì rõ ràng đã có một sự sử dụng lực lượng vũ trang quá đáng. Ông yêu cầu phải tiến hành một cuộc « điều tra độc lập ».
Sau các vụ bạo động ngày 28/07/2014, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã quyết định « phong tỏa » Tân Cương, tăng cường lực lượng quân đội và cảnh sát, lập thêm nhiều chốt kiểm soát. Mạng internet bị đóng hoàn toàn, còn điện thoại thì bị nghe lén để ngăn chận người dân Tân Cương liên lạc với bên ngoài.
Tại Tân Cương, hiện có khoảng hơn 9 triệu dân Duy Ngô Nhĩ, tức là người Hồi giáo nói tiếng Thổ, mà một bộ phận từ lâu vẫn không chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh. Theo chính quyền Trung Quốc, chính những thành phần cực đoan trong số này đã gây ra các vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương và ngoài vùng này trong những tháng qua.
Vụ bạo động hôm 29/07 diễn ra sau một vụ khủng bố tự sát vào tháng Năm 2014 tại một khu chợ ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, khiến 43 người chết, trong đó có bốn người tham gia tấn công, và khoảng 100 người bị thương.
Trước đó, vào tháng Ba, tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, 29 người đã bị hạ sát bằng dao và khoảng 140 người bị thương trong một vụ tấn công đầu tiên với tầm cỡ như vậy bên ngoài vùng Tân Cương.
Đáp lại những cuộc tấn công này, chính quyền Bắc Kinh đã tiến hành một chiến dịch « chống khủng bố » quy mô lớn, xử tử ít nhất 13 người và bắt giữ hàng trăm người. Ấy là chưa kể những phiên xử hàng loạt, diễn ra chóng vánh, với những bản án nặng nề.
Các tổ chức nhân quyền vẫn cho rằng chính là do Bắc Kinh thi hành chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ, nên những căng thẳng và những vụ bạo động mới bùng phát như thế.
Biểu hiện mới nhất là chính quyền Trung Quốc đã hạn chế nghiêm ngặt người Hồi giáo Tân Cương tuân thủ tháng nhịn ăn ramadan, cấm công chức, giáo viên và sinh viên tham gia tháng ramadan. Nhiều người dân Duy Ngô Nhĩ vẫn tố cáo họ bị kỳ thị và không được hưởng lợi từ những đầu tư của Trung Quốc vào vùng Tân Cương.
Nhận xét
Đăng nhận xét