Nguy cơ của sự nhượng bộ

Lê Quốc Tuấn dịch/ BVN
 
Quyết định lùi bước của Hà Nội có ý nghĩa hết sức nghiêm trọng. Việt Nam rõ ràng đã nhượng bộ Trung Quốc, một hành động hiển nhiên sẽ dẫn đến sự gây hấn hơn nữa. Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục thăm dò và dụ dỗ những nhượng bộ ít nhiều trên thềm lục địa của Việt Nam, tạo nên các "sự đã rồi" để củng cố học thuyết đường chín đoạn và hoàn tất chiến lược bản đồ giả tạo của họ trên vành đai phía đông.

Những người chủ trương hòa giải thân Trung Quốc có thể tranh cãi rằng chính sách ngoại giao rút lui lặng lẽ của họ có hiệu quả, như đã thuyết phục Trung Quốc để giảm bớt căng thẳng vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực. Nhưng Trung Quốc đã di dời giàn khoan bởi vì chúng đã đạt được mục đích của mình, cụ thể là:

· Họ đã tìm thấy một số hydrocarbon, rõ ràng đủ để biện minh cho việc trở lại khu vực này sau một thời gian;
· Họ đã chứng minh rằng họ có thể hành động, không bị trừng phạt và không ai có thể ngăn chặn được mình.
· Họ có thể bắt nạt người Việt Nam không được tham gia với Philippines trong việc tìm kiếm trọng tài quốc tế;
· Họ gieo hạt giống nghi ngờ trong khu vực về độ tin cậy vào Hoa Kỳ như như một đồng minh;
· Họ có thể rút giàn khoan ra để giữ thể diện vì sự xuất hiện sớm của các cơn bão lớn;
· Khối ASEAN vẫn chia rẽ, không gần gũi hơn để thu hút Bắc Kinh phải ký một thoả thuận ràng buộc về quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Với việc một mùa mưa bão đến sớm và các cuộc đối đầu dự kiến sẽ diễn ra tại Diễn đàn Khu vực ASEAN trong tháng tám, đây là thời điểm chín mùi để Trung Quốc rút giàn khoan ra sớm. Tuy nhiên, một phân tích như vậy sẽ mang lại mối đe dọa cho chính bản thân chế độ. Hầu hết người Việt có thể không biết được quyết định làm giảm căng thẳng của giới lãnh đạo. Họ có thể coi các cuộc va chạm gần như xảy ra hàng ngày dẫn đến các tàu cảnh sát biền nhỏ bé của mình bị va húc tả tơi như là bằng chứng cho việc chính phủ vẫn tiếp tục chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự của việc không dám đối đầu với Trung Quốc chính là mối đe dọa đến tính hợp pháp của chế độ. Ý thức hệ cộng sản thì trống rỗng và chính phủ phải đáp ứng được khát vọng ái quốc của người dân.

Nếu công chúng tin rằng lãnh đạo của mình đã đầu hàng, tính hợp pháp của chế độ sẽ bị xói mòn nặng nề và nguy hiểm vào thời điểm kinh tế đang tăng trưởng chậm. Đó là khi các cuộc biểu tình thực sự trên đường phố nhắm vào cả Trung Quốc và chính phủ Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo có thể nổ ra.

Quan trọng hơn, quyết định có khả năng gây nên những rạn nứt sâu hơn trong các lãnh đạo đảng, vốn có thể có những tác động kinh tế rộng rãi. Chiến dịch thân Trung Quốc sẽ tập trung vào các phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế, ngay cả khi Hà Nội đang vận hành dựa trên mức thâm hụt thương mại 20 tỉ với Trung Quốc và chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và gạo thay vì sản xuất hàng hóa chế biến. Việt Nam có thể trở thành một trạm lớn trong chuỗi cung ứng phía nam của Trung Quốc nhưng mối quan hệ thương mại thì rất không cân bằng.

Quyết định thỏa hiệp thay vì đối đầu với Trung Quốc cũng là một thất bại của các cải cách kinh tế trong nước. Những người ủng hộ thỏa hiệp với Trung Quốc vẫn còn thấy một vai trò hàng đầu của khu vực nhà nước trong nền kinh tế mặc dù khu vực này rõ ràng là không hiệu quả. Họ tin rằng những cải cách và các nhượng bộ do yêu cầu của Mỹ để được vào TPP là quá lớn và sẽ đe dọa đến việc kiểm soát cứng rắn nền kinh tế của chế độ hiện nay.

Phe cải cách xem TPP là chìa khóa để đa dạng hóa kinh tế thoát khỏi Trung Quốc và đại tu các khu vực nhà nước. Trong tháng ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị các Bộ phải gia tăng tốc độ tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ "cổ phần hóa" 74 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2013, gấp ba lần con số của năm 2011 và 2012. Trong đầu năm 2014 chính phủ công bố bán cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt, bao gồm Vinashin, Việt Nam Airlines, và một số cảng biển.
Làm cho các công ty này trở nên có hiệu quả kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ khi các doanh nghiệp nhà nước sử dụng khoảng 50% đầu tư công, chiếm 60% các khoản vay của ngân hàng và chịu trách hiệm cho hơn một nửa nợ xấu của cả nước.

Cửa sổ cơ hội để Việt Nam nhập cảnh được vào TPP đang đóng cửa một cách nhanh chóng.

Còn một mối lo là hiện chỉ còn một hay hai cuộc họp Ủy ban Trung ương, nơi các cải cách thực sự có thể xẳy ra trước khi các phần còn lại của phiên họp toàn thể vốn sẽ bị chi phối bởi lịch trình cho đại hội đảng tiếp theo và sẽ được tổ chức trong quý đầu tiên của năm 2016.

Thay đổi đó khiến Trung Quốc được hưởng lợi và ngăn trở các nhà cải cách đang rất muốn giải quyết thách thức của Bắc Kinh bằng việc hiệu chuẩn lại các chiến lược về quan hệ và kinh tế của đất nước.
Z. A.

Theo BVN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?