Chính sách kinh tế của TQ bị nghi ngờ sau vụ tuột dốc chứng khoán

Nhà đầu tư nhìn vào màn hình máy tính hiển thị thông tin chứng khoán tại một trung tâm môi giới ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Nhà đầu tư nhìn vào màn hình máy tính hiển thị thông tin chứng khoán tại một trung tâm môi giới ở Thượng Hải, Trung Quố

Theo VOA


Trung Quốc hôm nay loan báo kinh tế của họ tăng trưởng với tỉ lệ 7% trong quí hai, phù hợp với chỉ tiêu của chính phủ cho năm 2015. Các nhà phân tích không thuộc chính phủ nói rằng vấn đề tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại tới mức nào hiện vẫn chưa rõ ràng.
Các số liệu kinh tế mới được loan báo đề cập tới thời gian trước ngày 30 tháng 6, khi thị trường chứng khoán đang tăng. Thị trường lên tới mức cao nhất vào ngày 12 tháng 6, rồi bị sụt 32% khiến thị trường mất đi 4.000 tỉ đô la. Các nhà phân tích nói rằng ảnh hưởng của vụ khủng hoảng này có thể sẽ được rõ ràng hơn trong quí 3 năm nay.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vài ngày qua đã trấn an các nhà đầu tư là các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc vẫn vững mạnh, nhưng chính phủ sẽ áp dụng “những biện pháp chính xác và hữu hiệu hơn” để thúc đẩy cho sự tăng trưởng ổn định và đáng tin cậy.
Sự trấn an đó là cần thiết vì những sự mất mác trên thị trường chứng khoán phản ánh tiêu cực các chính sách kinh tế của chính phủ.
Ông Lưu Giám Hùng, một chuyên gia của Viện Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói “Sự mất mát của nhiều gia đình trung lưu trong vụ khủng hoảng này sẽ làm sút giảm niềm tin của họ về sự đáng của chính phủ Trung Quốc, và điều đó sẽ ảnh hưởng tới những quyết định của họ về tiêu thụ và đầu tư.”
Những hành động của Bắc Kinh, như áp dụng những qui định mới có tính chất nghiêm nhặt đối với việc bán cổ phần, tạm ngưng hoạt động mua bán cổ phiếu của nhiều công ty, và ép buộc các quỹ đầu tư bơm vào thị trường hàng tỉ đô la, đã chặn được vụ tuột dốc trên thir. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho nhiều nhà đầu tư cảm thấy bất an.
Giáo sư Lưu Giám Hùng nói “Chính phủ Trung Quốc cần phải xem xét lại vai trò của mình trên thị trường chứng khoán.”
Ông Lưu cho biết các cơ quan truyền thông nhà nước từng ca tụng sự lớn mạnh nhanh chóng của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm vừa qua cần phải đánh giá lại cách thức hành động của mình. Ông nói “Những guồng máy tuyên truyền ở Trung Quốc cũng cần phải theo đuổi một lập trường chuyên nghiệp, hợp lý và khách quan hơn đối với thị trường chứng khoán, nếu không họ sẽ nắm giữ một vai trò lệch lạc và gây thiệt hại cho những người dân bình thường, những người tin tưởng vào ý kiến của họ về thị trường chứng khoán.”
Thủ tướng Lý Khắc Cường hứa thực hiện những chính sách để gia tăng mức tiêu thụ nội địa nhằm bù đắp cho sự sút giảm của hoạt động xuất khẩu. Các nhà phân tích nói rằng sự thiệt hại 4.000 tỉ đô la trên thị trường chứng khoán đã tác động tới hàng triệu người tiêu dùng vốn có vai trò rất quan trọng đối với các chính sách đó.
Ông Lý Hiểu Dương, giáo sư môn kinh tế tài chánh của Đại học Thương mại Thành Công ở Bắc Kinh, nói “Tài sản của một số gia đình trung lưu đã bị giảm đi rất nhiều, và điều này có thể làm cho mức tiêu thụ sút giảm.”
Vụ tuộc dốc của thị trường cũng dẫn tới sự can thiệp mạnh tay của chính phủ nhằm ngăn không cho sự sút giảm đó lan sang các bộ phận khác của nền kinh tế.
Ông Tống Trung Chi, giáo sư tài chánh học của Đại học Thành Công nói “Chính phủ đang tìm cách ngăn chặn một vụ tuộc dốc mạnh của giá cả. Giá cả trồi sụt lúc này lúc khác là chuyện bình thường, nhưng một vụ tuộc dốc mạnh có thể làm cho các nhà đầu tư không trả được nợ và gây phương hại cho khả năng thanh khoản của các ngân hàng.”
Mặc dầu vậy, những nỗ lực để chận đứng vụ tuộc dốc cũng tạo ra những thách thức mới cho các công ty Trung Quốc.
Trước đây, các giới chức chính phủ cổ võ thị trường chứng khoán như một nơi mà các công ty nhỏ, không dễ vay vốn từ các ngân hàng, có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, những hoạt động tài chánh thường lệ, như phát hành cổ phiếu lần đầu, tái tài trợ và thu mua chứng khoán, đã bị tạm ngưng. Và sự can thiệp đó đã gieo rắc sự bối rối cho các nhà đầu tư vì họ không biết được vai trò của thị trường chứng khoán sẽ như thế nào trong tương lai.
Việc mua bán cổ phiếu vẫn còn bị tạm ngưng đối với khoảng 20% các công ty niêm yết trên hai thị trường chứng khoán ở Trung Quốc và các luật lệ của chính phủ cấm các nhà đầu tư và các công ty lớn bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?