Những Hòn vọng phu thời nay
Hạ Vũ, thông tín viên RFA2015-08-30
“Hòn Vọng phu” là biểu tượng cho lòng chung thủy của phụ nữ Việt Nam, một lòng chờ chồng cho tới hóa đá trong cổ tích.
Thật không may, những câu chuyện tưởng như cổ tích đó, cho tới tận ngày nay vẫn còn trên nước Việt Nam.
Đến bao giờ mới hết những “hòn vọng phu” trên đất Việt???
Báo chí trong nước và quốc tế những ngày giữa tháng 7 năm 2015 xôn xao thông tin về việc tiếp viên, phi công hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) bị bắt vì tội vận chuyển hàng hóa ăn cắp và việc cảnh sát Nhật Bản khám xét tất cả các văn phòng đại diện của Vietnam Airline ở Tokyo để truy tìm hàng hóa ăn cắp. Tiếp sau việc lục soát, chính quyền Nhật Bản tuyên bố, họ đã yêu cầu cảnh sát hình sự Quốc tế interphol hợp tác điều tra các dấu hiệu buôn bán người trong việc đưa lao động Việt Nam “tu nghiệp” tại Nhật Bản.Những thông tin này, có thể nói, đã làm chao đảo giấc mơ đổi đời của rất nhiều thanh niên nông thôn trong độ tuổi lao động. Kết luận trên nghe có vẻ rất chủ quan.
Đến bao giờ mới hết những “hòn vọng phu” trên đất Việt???
Báo chí trong nước và quốc tế những ngày giữa tháng 7 năm 2015 xôn xao thông tin về việc tiếp viên, phi công hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) bị bắt vì tội vận chuyển hàng hóa ăn cắp và việc cảnh sát Nhật Bản khám xét tất cả các văn phòng đại diện của Vietnam Airline ở Tokyo để truy tìm hàng hóa ăn cắp. Tiếp sau việc lục soát, chính quyền Nhật Bản tuyên bố, họ đã yêu cầu cảnh sát hình sự Quốc tế interphol hợp tác điều tra các dấu hiệu buôn bán người trong việc đưa lao động Việt Nam “tu nghiệp” tại Nhật Bản.Những thông tin này, có thể nói, đã làm chao đảo giấc mơ đổi đời của rất nhiều thanh niên nông thôn trong độ tuổi lao động. Kết luận trên nghe có vẻ rất chủ quan.
Nhưng nếu bạn đã từng có dịp về thăm bất kỳ một vùng quê nào ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh nghèo như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh miền tây nam bộ, v.v.. bạn chủ yếu sẽ chỉ gặp người già, con trẻ và những phụ nữ không là bà mẹ đơn thân nhưng phải “cắn răng chịu đựng” một mình nuôi con, cáng đáng công việc hai họ trong nhiều năm, chờ chồng đi làm việc ở nước ngoài.
Nhiều căn nhà khang trang trống trải mọc lên khắp các làng quê. Những đứa trẻ nheo nhóc, thiếu thốn tình cảm ra vào một cách lạ lẫm trong những ngôi nhà mới, vắng bóng người cha.
“Anh Đi Malai 6 năm, về được 2 năm thì đi Liên Xô 2 năm rồi lại về đi Lào. Bây giờ anh ấy cũng đang muốn đi nữa nhưng tuổi cũng lớn rồi, sợ sang bên đó sức khỏe không đảm bảo rồi không làm được việc cho nên bây giờ chỉ đang làm thuê ở nhà thôi”.
Nhẩm tính sơ qua số năm chờ chồng của chị Phương (Hà Tĩnh) cũng đã đủ 10 ngón tay, không ít hơn “nàng Tô Thị” hay “người con gái Nam Xương” trong những câu chuyện truyền kỳ nổi tiếng Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Điểm khác biệt duy nhất là các chị, gần như được trang bị các “kỹ năng” tự vệ từ những câu chuyện truyền kỳ đó, đã biết “bảo vệ” bản thân mình khỏi những cám dỗ.
Khi được hỏi về cuộc sống thiếu vắng người đàn ông trong nhiều năm liền, chị Phương cho biết:
“Mình là một con người đứng đắn, sống thu mình vào, không quan hệ với ai. Đi ra đường nếu có gặp hàng xóm thì cũng chỉ chào hỏi bình thường vậy thôi. Nhiều lúc đêm nằm ngủ không có chồng bên cạnh cũng nhớ, buồn nhưng rồi cũng phải cắn răng mà chịu cho nó qua thôi. Biết làm sao được”.
Cũng là câu hỏi về cuộc sống xa chồng, chị Liên (Thanh Hóa) không muốn trả lời. Chị cười:
“Trời ơi, hỏi cái câu kìa. Ví dụ như Dì (chị em gái) giống tôi thì thế nào? Hỏi gì mà ngu thế”
Chị chia sẻ những điều “dễ nói” dài hơn:
“Bình thường thì có chồng mình vẫn phải lo toan cuộc sống hàng ngày, nên ngày thường không có gì đáng nói. Nhưng những ngày mưa gió bão bùng thì nếu nhà có người đàn ông trong nhà vẫn vững chãi hơn. Có bố ở nhà, nếu con bị mẹ mắng thì còn có Bố làm chỗ dựa. Hay những ngày lễ tết, con nhìn xung quanh thấy trẻ con khác có bố đưa đi chơi, nó cũng tủi thân. Nhưng không biết diễn tả bằng lời”.
Những “bà mẹ đơn thân” đặc biệt này, ngược lại với những bà mẹ đơn thân khác, hết sức bao dung với hoàn cảnh của mình. Với tư duy “ơn Đảng”, các chị tin rằng cuộc sống hiện tại của mình tốt hơn rất nhiều so với các chị, các mẹ trong thời chiến.
“Mình thời bình chứ còn ngày xưa, thời chiến tranh, vừa xa chồng, vừa lo sợ chết, con cái này nọ, v.v người ta còn chịu đựng được. Mình bây giờ, nói chung là xa chồng nhưng vẫn còn sướng chán, không sợ chết. Chứ ngày xưa vừa xa chồng, vừa sợ chồng chết, vừa sợ mình bị bom bỏ chứ bây giờ mình chỉ ăn no ngủ kỹ thôi mà”.
“Anh Đi Malai 6 năm, về được 2 năm thì đi Liên Xô 2 năm rồi lại về đi Lào. Bây giờ anh ấy cũng đang muốn đi nữa nhưng tuổi cũng lớn rồi, sợ sang bên đó sức khỏe không đảm bảo rồi không làm được việc cho nên bây giờ chỉ đang làm thuê ở nhà thôi”.
Nhẩm tính sơ qua số năm chờ chồng của chị Phương (Hà Tĩnh) cũng đã đủ 10 ngón tay, không ít hơn “nàng Tô Thị” hay “người con gái Nam Xương” trong những câu chuyện truyền kỳ nổi tiếng Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Điểm khác biệt duy nhất là các chị, gần như được trang bị các “kỹ năng” tự vệ từ những câu chuyện truyền kỳ đó, đã biết “bảo vệ” bản thân mình khỏi những cám dỗ.
Khi được hỏi về cuộc sống thiếu vắng người đàn ông trong nhiều năm liền, chị Phương cho biết:
“Mình là một con người đứng đắn, sống thu mình vào, không quan hệ với ai. Đi ra đường nếu có gặp hàng xóm thì cũng chỉ chào hỏi bình thường vậy thôi. Nhiều lúc đêm nằm ngủ không có chồng bên cạnh cũng nhớ, buồn nhưng rồi cũng phải cắn răng mà chịu cho nó qua thôi. Biết làm sao được”.
Cũng là câu hỏi về cuộc sống xa chồng, chị Liên (Thanh Hóa) không muốn trả lời. Chị cười:
“Trời ơi, hỏi cái câu kìa. Ví dụ như Dì (chị em gái) giống tôi thì thế nào? Hỏi gì mà ngu thế”
Chị chia sẻ những điều “dễ nói” dài hơn:
“Bình thường thì có chồng mình vẫn phải lo toan cuộc sống hàng ngày, nên ngày thường không có gì đáng nói. Nhưng những ngày mưa gió bão bùng thì nếu nhà có người đàn ông trong nhà vẫn vững chãi hơn. Có bố ở nhà, nếu con bị mẹ mắng thì còn có Bố làm chỗ dựa. Hay những ngày lễ tết, con nhìn xung quanh thấy trẻ con khác có bố đưa đi chơi, nó cũng tủi thân. Nhưng không biết diễn tả bằng lời”.
Những “bà mẹ đơn thân” đặc biệt này, ngược lại với những bà mẹ đơn thân khác, hết sức bao dung với hoàn cảnh của mình. Với tư duy “ơn Đảng”, các chị tin rằng cuộc sống hiện tại của mình tốt hơn rất nhiều so với các chị, các mẹ trong thời chiến.
“Mình thời bình chứ còn ngày xưa, thời chiến tranh, vừa xa chồng, vừa lo sợ chết, con cái này nọ, v.v người ta còn chịu đựng được. Mình bây giờ, nói chung là xa chồng nhưng vẫn còn sướng chán, không sợ chết. Chứ ngày xưa vừa xa chồng, vừa sợ chồng chết, vừa sợ mình bị bom bỏ chứ bây giờ mình chỉ ăn no ngủ kỹ thôi mà”.
Chiến tranh đã qua đi 40 năm. Và các chị thuộc thế hệ sau, hầu như chỉ biết đến chiến tranh qua các câu chuyện kể, các bài học lịch sử trong sách giáo khoa, v..v.. nhưng “ám ảnh” về chiến tranh không hiểu vì sao lại ăn sâu vào tiềm thức của các chị đến như vậy. Hạ Vũ vừa bất giác nghĩ đến “tháp nhu cầu của Maslow” và chợt thở dài vì không biết xếp cuộc sống của các chị vào nấc thang nào trong 5 nấc thang nhu cầu của con người. Nghĩ đến những bãi biển xanh, những kỳ nghỉ dài, những chuyến bay hạng sang, những lọ nước hoa, những trang sức đắt tiền của các phu nhân, bồ nhí của các lãnh đạo, bất giác nghẹn lời.
Việc xuất khẩu lao động trong khoảng 12 năm trở lại đây, trở thành một trong những lĩnh vực “xuất khẩu” đem lại doanh số cao, góp phần đáng kể cho chỉ số GNP (tổng sản lượng quốc gia) của Việt Nam. Với khẩu hiệu “Dân giàu – Nước mạnh”, các cấp chính quyền địa phương khắp nơi trên cả nước đã và đang khuyến khích hoạt động xuất khẩu lao động bằng các hình thức cho vay vốn ưu đãi nhằm khuyến khích, động viên thanh niên trong độ tuổi đi xuất khẩu lao động. Đối với các “mẹ đơn thân” đặc biệt này, khi được hỏi về hỗ trợ từ phía chính quyền cấp thôn, và thái độ của hàng xóm láng giềng, chị Liên cho biết:
“Họ cũng có động viên, nói chịu khó ở nhà nuôi con để chồng đi làm chứ ở nhà cũng không biết làm gì ra mà kinh tế cuộc sống thì càng ngày càng đòi hỏi cao.
Hàng xóm thì nhiều thể loại, người này người kia. Có người thì họ mừng cho mình, có người thì thấy mình làm được vài gian nhà thì họ không thích”
Cư trú, làm việc ở một quốc gia khác, trong “thế giới phẳng” ngày nay là một việc hết sức bình thường, đặc biệt trong bối cảnh những con người hiện đại đều là “công dân toàn cầu”, có đủ kỹ năng, trình độ và tấm lòng sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của mọi quốc gia như nhau. Hơn nữa, việc di chuyển, công tác ở các nước khác nhau của các công dân này còn thúc đẩy việc giao lưu văn hóa, dẫn tới những tác động tích cực hơn cho sự phát triển chung của thế giới cũng như sự tự hoàn thiện của mỗi cá nhân trong quá trình di chuyển.
Tuy nhiên, các công dân Việt Nam khi tham gia vào quá trình này, gần như không được hưởng lợi gì ngoài những đồng tiền công ít ỏi.
“Cũng muốn đi nước ngoài để cho đổi đời đôi chút nhưng số phận mình nghèo thì vẫn hoàn nghèo. Đi nhiều năm như thế nhưng cũng không ăn thua gì. Mới đầu sang thì bị người ta lừa. Lúc đầu đi trồng rau, làm không đủ ăn nên lại theo người ta đi làm xây dựng, tới mùa rét không làm ăn được lại rủ nhau đi làm trong xưởng chuyên in áo phông, làm được 1 năm. Lúc đó ở bên Nga họ vây quét mạnh (đuổi những người lao động bất hợp pháp), anh chạy ra ngoài nhưng cũng may nhờ đồng hương bao bọc nên thoát được, làm xây dựng được mấy tháng. Công việc làm thì nặng nhọc, thức ăn uống không đảm bảo nên lúc đi thì hơi béo, lúc về chỉ còn bộ da bọc xương. Vất vả lắm. Đi để kiếm kế sinh nhai nhưng cuối cùng cũng không được gì cả”.
Mấy ngàn đêm “cắn răng chịu đựng”, mấy ngàn ngày một tay cáng đáng việc nội ngoại, một mình nuôi con nhỏ, vật lộn với tủi hờn, v.v. để đổi lấy một nếp nhà khang trang, với các chị dường như đã là một ơn huệ quá nhiều của cuộc sống. Người Việt Nam có câu “Hy sinh đời Bố (Mẹ), củng cố đời con”. Câu nói này là động lực cho tất cả những người làm cha làm mẹ vượt qua mọi khó khăn cho một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, điều đáng nói là đã bao nhiêu thế hệ người Việt phải “hy sinh” như vậy???
Đối với chị Phương, tương lai của các con chị gần như không sáng lạn hơn bố mẹ chúng bao nhiêu. 2 con trai của chị, sau khi được bố mẹ chu toàn lo lắng cho học hết đại học cũng chỉ tìm được việc làm lương tháng không đủ ăn. Chị chia sẻ về dự định đối với các con:
“Chị cũng đang tính nói với con trai chị, trong 2 thằng phải đi nước ngoài 1 đứa. Vì thu nhập ở nhà không ăn thua. Cái kiểu làm việc lương 3, 4 triệu một tháng thì sao mà đủ lo cho tương lai. Thôi thì để bố mẹ chịu khó cắm bìa, vay tiền rồi lấy tiền đó mà đi ít năm về lấy vốn mà làm ăn. Chứ bây giờ cứ ra Hà Nội làm việc mỗi tháng 3 -4 triệu thì không đủ tiền mà ăn. Bây giờ đi học 4, 5 năm trời học hành ra rồi đi làm như vậy thì cũng nóng ruột mà xót cho con”.
Trước thực tế, mọi sự hy sinh của mình đều gần như bất lực, không thể đem đến cho con cái một tương lai hoàn toàn tốt đẹp hơn cuộc sống mình đã trải qua, khi được hỏi về những mong muốn của chị đối với chính quyền các cấp, như mọi người nông dân hiền lành, thật thà khác trên đất Việt, chị hết sức bao dung chia sẻ:
“Đất nước của mình còn nghèo, cho nên những người học giỏi thì không nói nhưng những đứa học hành cứ nhàng thì ra trường quá nhiều, không xin được việc cho nên chị cũng chỉ mong bên trên có làm sao đó đáp ứng công ăn việc làm cho những sinh viên ra trường. Học trong nước mấy năm đã mất bao nhiêu tiền của bố mẹ rồi, bây giờ bố mẹ tiền đâu mà chạy cho con đi nước ngoài nữa”.
Giống như trẻ con, sinh ra tự nhiên yêu bố mẹ; những người nông dân Việt Nam hiền lành, không hiểu vì lý do gì luôn coi chính quyền như “cha mẹ” và yêu mến, bao dung với các cấp lãnh đạo một cách hết sức tự nhiên, bất chấp xã hội mà họ đang sống cứ quay vòng vòng, vòng vòng như vậy qua bao nhiêu thế kỷ.
Tạp chí trang phụ nữ kỳ này kết thúc tại đây. Hẹn gặp lại các bạn vào kỳ tới.
Hạ Vũ xin chào tạm biệt. Mọi chia sẻ, góp ý cho chương trình này xin gửi về địa chỉ email: havu082008@gmail.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét