ĐIỂM BÁO PHÁP NGÀY 29-8-2015
Kinh tế Trung Quốc khó thể tăng trưởng hai con số như những thập niên trước.REUTERS/Stringer/Files
Theo RFI
Mai Vân
ngày 29-08-2015 18:07
Trung Quốc sẽ kềm hãm tăng trưởng thế giới ?
Tác động của hiện trạng kinh tế Trung Quốc không mấy sáng sủa là chủ đề tiếp tục được báo Pháp ngày 29/08/2015 mổ xẻ : Bài đáng chú ý nhất nằm ở phụ trang kinh tế nhật báo Le Figaro, dành nguyên một trang cho bài phỏng vấn nhà tỷ phủ Ray Dalio, người sàng lập quỹ đầu tư (hedge fund) hàng đầu Bridgewater. Tờ báo trích thành tựa nỗi lo ngại : « Trung Quốc sẽ kềm hãm kinh tế thế giới ».
Đối với nhà tỉ phú trên, tăng trưởng Trung Quốc sẽ không thể vượt quá 4,5%, và Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ phải chú ý đến tình hình mới này. Thị trường chứng khoán Thượng Hải mất 37% trong hai tháng, cho thấy những thách thức to lớn về mặt cơ cấu mà Trung Quốc phải đối mặt.
Đối với ông Dalio Trung Quốc cần cấu trúc lại kinh tế và món nợ của mình, đã phình lên nhanh hơn thu nhập và từ lâu rồi, vì tín dụng không được sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả. Các ngân hàng chính của Trung Quốc đã cho vay trong những lãnh vực không sử dụng tiền một cách hữu hiệu, như doanh nghiệp Nhà nước, chính quyền địa phương.
Theo phân tích của ông Dalio, để đánh giá mức độ tái cấu trúc thì phải thấy là 7% trong tỉ lệ 10% tăng trưởng hàng năm từ 10 năm qua là không thể tiếp tục được nữa, vì có 3% là do đầu tư thái quá vào hạ tầng cơ sở, 3% là nhờ xuất khẩu tăng – thế nhưng xuất khẩu Trung Quốc không thể tiếp tục tăng như thế vì giá thành công nghiệp Trung Quốc đã tăng – 1% còn lại là nhờ xây dựng nhà ở, một lãnh vực cũng đang bị chậm lại.
Dĩ nhiên các khó khăn vẫn có thể vượt qua được nhưng đó là điều rất tế nhị. Cũng như những người được ghép tim, phần đông đều tai qua nạn khỏi và sống được, nhưng lúc ban đầu họ rất yếu trước khi mạnh khỏe hơn lên, Trung Quốc cũng trong tình trạng này.
Chính quyền Trung Quốc có thể làm gì ?
Trước tiên theo ông Dalio, nợ Trung Quốc có thể khống chế được vì là bằng đồng yuan. Việc tái cấu trúc kinh tế là một mục tiêu thực tế nếu có những cải tổ, tạo điều kiện cho việc thiết lập những cơ chế thị trường và phải linh hoạt. Hoa Kỳ trước đây đã mất đi ngành luyện thép, và nhiều công nghiệp khác, rất đau đớn, nhưng kết quả là một nền kinh tế lành mạnh hơn.
Trung Quốc có tiềm năng to lớn nếu biết xử lý tốt các vấn đề, nhưng kinh tế Trung Quốc sẽ yếu đi trong những năm tới đây, và thế giới sẽ bị tác động, có thể đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu tình hình không được khống chế.
Theo đánh giá của ông Dalio, cũng không cần đợi lâu, trong năm 2015 và 2016 kinh tế Trung Quốc sẽ yếu đi.
Hiện nay, theo ước tính của giới tài chính – trong đó có ông – tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc là khoảng 4,5%, và đó là cũng dựa trên các nỗ lực hỗ trợ đang được thực hiện. Nhưng vấn đề thực sự là chất lượng của tăng trưởng này. Những khoản tiền to lớn sẽ được chi trong những đề án công cộng mà hiệu quả không là bao.
Nếu có những cải tổ trong chiều hướng tự do hóa, thì tăng trưởng có thể được đẩy mạnh trong vài năm tới, nhưng trong ngắn hạn thì Trung Quốc sẽ kềm hãm kinh tế thế giới, các nước xuất khẩu nguyên liệu sẽ bị tác động nặng nề. Thế giới sẽ bước vào thời kỳ ảm đạm trên thị trường nguyên liệu.
Nhưng không chỉ có chủ nhân của Bridgewater bi quan về kinh tế Trung Quốc, Le Figaro trích đánh giá của kinh tế trưởng ngân hàng Citigroup William Bulter, tin chắc là kinh tế Trung Quốc đang bên bờ suy thoái. Suy thoái kiểu Trung Quốc, theo định nghĩa của ông, là một tỉ lệ tăng trưởng 4%.
Nhân dịp phân tích về kinh tế Trung Quốc Le Figaro muốn biết ông Dalio đánh giá thế nào về Pháp, thì câu trả lời không lấy gì làm phấn khởi : Pháp nợ quá cao trong lúc người Pháp thì lại làm việc không nhiều.
Về tác hại kinh tế từ Trung Quốc, Le Monde ghi nhận thiệt hại đối với ngành xa xỉ phẩm Pháp, Les Echos thì nêu ảnh hưởng trên tăng trưởng của Philippines, trong quý hai này đã không đạt mục tiêu mong muốn, xuất khẩu giảm sụt, 3% tính trên một năm.
Đóng cửa nhà máy thép đề bầu trời Bắc Kinh được xanh
Báo Les Echos cũng nhìn sang Trung Quốc. Không cần chờ đợi lâu, trước mắt tờ báo nhìn thấy Trung Quốc đã tác động đến thị trường quốc tế rồi và ở đây là thị trường quặng sắt, có nguy cơ tuột giá, và nguyên nhân là … cuộc duyệt binh 03/09, sắp tới đây, mừng 70 năm Đệ nhị Thế chiến kết thúc ! Les Echos hóm hỉnh cho đây là sự kiện mà thị trường quặng sắt quả là không cần.
Cho cuộc duyệt binh ngoạn mục này, lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định là bầu trời phải xanh đẹp. Nhưng làm thế nào khi mà thủ đô vẫn thường bị lớp mây xám bao phủ do hoạt động các xí nghiệp chung quanh, nhất là các nhà máy luyện thép như ở Hà Bắc, nơi sản xuất gần một phần tư thép Trung Quốc, và là vùng ô nhiễm nhất nước mà thủ phủ chỉ cách Bắc Kinh 266 km.
Lãnh đạo Bắc Kinh đã tìm ra giải pháp : ra lệnh tạm thời đóng cửa các nhà máy luyện thép, từ ngày 28/08 đến 04/09 !
Les Echos nhìn thấy là nếu bầu trời Bắc Kinh có thể xanh hơn một chút thì bầu trời thị trường sắt vốn đã ảm đạm sẽ đen tối thêm. Giá sắt đã tuột giảm 38% từ một năm nay, xuống mức thấp nhất từ một thập kỷ qua. Do quyết định trên giá sẽ lại xuống thấp nữa.
Tờ báo nhắc lại một quyết định tương tự cuối năm ngoái để giữ “bầu trời xanh cho APEC” : Lượng thép sản xuất tuột 6%, giá sắt mất 5% trong hai tuần trước hội nghị.
Nhập cư : Châu Âu trong tình trạng khẩn cấp
Thảm kịch hơn 70 người nhập cư chết trong chiếc xe đông lạnh tìm thấy ở Áo đều được các báo nêu bật. Le Monde trên trang nhất đặt sự kiện trong bối cạnh các lãnh đạo Châu Âu họp tại Vienna về tình hình vùng Balkan. Tờ báo còn trích lời Thủ tướng Đức Angela Merkel xem thảm kịch này là một lời ‘cảnh cáo’ đối với Châu Âu.
Le Monde dành hai trang trong lược lại tình hình, ghi nhận trong hàng tít : “Nhập cư : Châu Âu đối mặt với tình trạng khẩn cấp”. Nhưng Châu Âu có vẻ bất lực, Liên Hiệp Châu không có câu trả lời sau vụ khám phá hơn 70 thi hài trong chiếc xe ở Áo.
Tờ báo thuật lại là lãnh đạo Châu Âu họp tại Vienna đã nói đến thảm kịch và đã giữ một phút im lặng tưởng niệm. Nhưng Le Monde nhắc lại lời của Đại diện Ngoại giao Châu Âu, bà Mogherini đã phải thốt lên : « Chúng ta không thể tiếp tục với các phút im lặng sau mỗi thảm kịch », và nhắc lại Châu Âu có « trách nhiệm tinh thần và pháp lý » bảo vệ người xin tị nạn. Bà Mogherini nhắc lại ai cũng nói là phải có cách tiếp cận chung của Châu Âu, nhưng không ai đồng ý về phương thức hành động cả.
Le Monde điểm qua tình hình nêu con số hơn 100.000 người vào Châu Âu trong 6 tháng đầu năm. Trước làn sóng này thì nhiều nước Châu Âu, theo tờ báo, đã tỏ thái độ co cụm.
Le Monde khen ngợi Thủ tướng Đức thấy rõ thách thức, nhưng đã xắn tay áo đón tiếp, trợ giúp, không theo luật chơi của Châu Âu, tức không trả thuyền nhân về nước mà họ đầu tiên đặt chân đến. Bà Merkel đã khẳng định : « Châu Âu là một lục địa giàu có, có khả năng vượt qua được khó khăn, tôi tin chắc như vậy ».
Pháp : An ninh, một vấn đề đau đầu
Pháp hiện nay đứng trước một vấn đề đau đầu mà Le Figaro và Libération nêu bật hôm nay : An ninh.
Le Figaro nêu ngay trang nhất là có « 20 cảnh sát hoặc hiến binh là nạn nhân của bạo động mỗi ngày ». Tờ báo cho biết là theo một báo cáo có được, năm ngoái 2014, có đến 7.603 người là nạn nhân các vụ bạo động, năm nay thì đã có 5 người chết, trường hợp gần đây nhất là thứ Tư vừa qua.
Le Figaro còn kể lại những trường hợp bị thương khá bất ngờ như trường hợp của David Lenoir đã phải can thiệp vào một vụ cãi vã giữa hai vợ chồng, sau khi nhận được một cú điện thoại kêu cứu. Người chồng đột nhiên xả súng bắn vợ và bắn cả cảnh sát. Kết quả là ông vẫn còn 73 viên đạn chì trong người.
Vấn đề tấn công vào cảnh sát ngày càng tăng, so với số liệu 2008, thì năm ngoái tăng đến 46%. Dĩ nhiên tình trạng này là điều cấm kỵ không nêu công khai, nhưng nó là hiện tượng gặm nhấm tinh thần, trong lúc vấn đề an ninh trở nên nghiêm trọng, như vụ tấn công trên tuyến cao tốc Paris-Amsterdam vừa qua cho thấy.
Không riêng Pháp mà cả Châu Âu tìm phương thức để bảo đảm an ninh trên xe lửa, nhưng hệ thống đường sắt quá rộng lớn xem qua là một nhiệm vụ bất khả thi. Libération cũng chưa thấy phương thức đàm bảo được an ninh như thế nào vì như tờ báo trích thành tựa một nhận xét : « Triển khai nhiều cảnh sát hơn nữa sẽ tạo tâm trạng sợ hãi ».
Đối với ông Dalio Trung Quốc cần cấu trúc lại kinh tế và món nợ của mình, đã phình lên nhanh hơn thu nhập và từ lâu rồi, vì tín dụng không được sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả. Các ngân hàng chính của Trung Quốc đã cho vay trong những lãnh vực không sử dụng tiền một cách hữu hiệu, như doanh nghiệp Nhà nước, chính quyền địa phương.
Theo phân tích của ông Dalio, để đánh giá mức độ tái cấu trúc thì phải thấy là 7% trong tỉ lệ 10% tăng trưởng hàng năm từ 10 năm qua là không thể tiếp tục được nữa, vì có 3% là do đầu tư thái quá vào hạ tầng cơ sở, 3% là nhờ xuất khẩu tăng – thế nhưng xuất khẩu Trung Quốc không thể tiếp tục tăng như thế vì giá thành công nghiệp Trung Quốc đã tăng – 1% còn lại là nhờ xây dựng nhà ở, một lãnh vực cũng đang bị chậm lại.
Dĩ nhiên các khó khăn vẫn có thể vượt qua được nhưng đó là điều rất tế nhị. Cũng như những người được ghép tim, phần đông đều tai qua nạn khỏi và sống được, nhưng lúc ban đầu họ rất yếu trước khi mạnh khỏe hơn lên, Trung Quốc cũng trong tình trạng này.
Chính quyền Trung Quốc có thể làm gì ?
Trước tiên theo ông Dalio, nợ Trung Quốc có thể khống chế được vì là bằng đồng yuan. Việc tái cấu trúc kinh tế là một mục tiêu thực tế nếu có những cải tổ, tạo điều kiện cho việc thiết lập những cơ chế thị trường và phải linh hoạt. Hoa Kỳ trước đây đã mất đi ngành luyện thép, và nhiều công nghiệp khác, rất đau đớn, nhưng kết quả là một nền kinh tế lành mạnh hơn.
Trung Quốc có tiềm năng to lớn nếu biết xử lý tốt các vấn đề, nhưng kinh tế Trung Quốc sẽ yếu đi trong những năm tới đây, và thế giới sẽ bị tác động, có thể đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu tình hình không được khống chế.
Theo đánh giá của ông Dalio, cũng không cần đợi lâu, trong năm 2015 và 2016 kinh tế Trung Quốc sẽ yếu đi.
Hiện nay, theo ước tính của giới tài chính – trong đó có ông – tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc là khoảng 4,5%, và đó là cũng dựa trên các nỗ lực hỗ trợ đang được thực hiện. Nhưng vấn đề thực sự là chất lượng của tăng trưởng này. Những khoản tiền to lớn sẽ được chi trong những đề án công cộng mà hiệu quả không là bao.
Nếu có những cải tổ trong chiều hướng tự do hóa, thì tăng trưởng có thể được đẩy mạnh trong vài năm tới, nhưng trong ngắn hạn thì Trung Quốc sẽ kềm hãm kinh tế thế giới, các nước xuất khẩu nguyên liệu sẽ bị tác động nặng nề. Thế giới sẽ bước vào thời kỳ ảm đạm trên thị trường nguyên liệu.
Nhưng không chỉ có chủ nhân của Bridgewater bi quan về kinh tế Trung Quốc, Le Figaro trích đánh giá của kinh tế trưởng ngân hàng Citigroup William Bulter, tin chắc là kinh tế Trung Quốc đang bên bờ suy thoái. Suy thoái kiểu Trung Quốc, theo định nghĩa của ông, là một tỉ lệ tăng trưởng 4%.
Nhân dịp phân tích về kinh tế Trung Quốc Le Figaro muốn biết ông Dalio đánh giá thế nào về Pháp, thì câu trả lời không lấy gì làm phấn khởi : Pháp nợ quá cao trong lúc người Pháp thì lại làm việc không nhiều.
Về tác hại kinh tế từ Trung Quốc, Le Monde ghi nhận thiệt hại đối với ngành xa xỉ phẩm Pháp, Les Echos thì nêu ảnh hưởng trên tăng trưởng của Philippines, trong quý hai này đã không đạt mục tiêu mong muốn, xuất khẩu giảm sụt, 3% tính trên một năm.
Đóng cửa nhà máy thép đề bầu trời Bắc Kinh được xanh
Báo Les Echos cũng nhìn sang Trung Quốc. Không cần chờ đợi lâu, trước mắt tờ báo nhìn thấy Trung Quốc đã tác động đến thị trường quốc tế rồi và ở đây là thị trường quặng sắt, có nguy cơ tuột giá, và nguyên nhân là … cuộc duyệt binh 03/09, sắp tới đây, mừng 70 năm Đệ nhị Thế chiến kết thúc ! Les Echos hóm hỉnh cho đây là sự kiện mà thị trường quặng sắt quả là không cần.
Cho cuộc duyệt binh ngoạn mục này, lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định là bầu trời phải xanh đẹp. Nhưng làm thế nào khi mà thủ đô vẫn thường bị lớp mây xám bao phủ do hoạt động các xí nghiệp chung quanh, nhất là các nhà máy luyện thép như ở Hà Bắc, nơi sản xuất gần một phần tư thép Trung Quốc, và là vùng ô nhiễm nhất nước mà thủ phủ chỉ cách Bắc Kinh 266 km.
Lãnh đạo Bắc Kinh đã tìm ra giải pháp : ra lệnh tạm thời đóng cửa các nhà máy luyện thép, từ ngày 28/08 đến 04/09 !
Les Echos nhìn thấy là nếu bầu trời Bắc Kinh có thể xanh hơn một chút thì bầu trời thị trường sắt vốn đã ảm đạm sẽ đen tối thêm. Giá sắt đã tuột giảm 38% từ một năm nay, xuống mức thấp nhất từ một thập kỷ qua. Do quyết định trên giá sẽ lại xuống thấp nữa.
Tờ báo nhắc lại một quyết định tương tự cuối năm ngoái để giữ “bầu trời xanh cho APEC” : Lượng thép sản xuất tuột 6%, giá sắt mất 5% trong hai tuần trước hội nghị.
Nhập cư : Châu Âu trong tình trạng khẩn cấp
Thảm kịch hơn 70 người nhập cư chết trong chiếc xe đông lạnh tìm thấy ở Áo đều được các báo nêu bật. Le Monde trên trang nhất đặt sự kiện trong bối cạnh các lãnh đạo Châu Âu họp tại Vienna về tình hình vùng Balkan. Tờ báo còn trích lời Thủ tướng Đức Angela Merkel xem thảm kịch này là một lời ‘cảnh cáo’ đối với Châu Âu.
Le Monde dành hai trang trong lược lại tình hình, ghi nhận trong hàng tít : “Nhập cư : Châu Âu đối mặt với tình trạng khẩn cấp”. Nhưng Châu Âu có vẻ bất lực, Liên Hiệp Châu không có câu trả lời sau vụ khám phá hơn 70 thi hài trong chiếc xe ở Áo.
Tờ báo thuật lại là lãnh đạo Châu Âu họp tại Vienna đã nói đến thảm kịch và đã giữ một phút im lặng tưởng niệm. Nhưng Le Monde nhắc lại lời của Đại diện Ngoại giao Châu Âu, bà Mogherini đã phải thốt lên : « Chúng ta không thể tiếp tục với các phút im lặng sau mỗi thảm kịch », và nhắc lại Châu Âu có « trách nhiệm tinh thần và pháp lý » bảo vệ người xin tị nạn. Bà Mogherini nhắc lại ai cũng nói là phải có cách tiếp cận chung của Châu Âu, nhưng không ai đồng ý về phương thức hành động cả.
Le Monde điểm qua tình hình nêu con số hơn 100.000 người vào Châu Âu trong 6 tháng đầu năm. Trước làn sóng này thì nhiều nước Châu Âu, theo tờ báo, đã tỏ thái độ co cụm.
Le Monde khen ngợi Thủ tướng Đức thấy rõ thách thức, nhưng đã xắn tay áo đón tiếp, trợ giúp, không theo luật chơi của Châu Âu, tức không trả thuyền nhân về nước mà họ đầu tiên đặt chân đến. Bà Merkel đã khẳng định : « Châu Âu là một lục địa giàu có, có khả năng vượt qua được khó khăn, tôi tin chắc như vậy ».
Pháp : An ninh, một vấn đề đau đầu
Pháp hiện nay đứng trước một vấn đề đau đầu mà Le Figaro và Libération nêu bật hôm nay : An ninh.
Le Figaro nêu ngay trang nhất là có « 20 cảnh sát hoặc hiến binh là nạn nhân của bạo động mỗi ngày ». Tờ báo cho biết là theo một báo cáo có được, năm ngoái 2014, có đến 7.603 người là nạn nhân các vụ bạo động, năm nay thì đã có 5 người chết, trường hợp gần đây nhất là thứ Tư vừa qua.
Le Figaro còn kể lại những trường hợp bị thương khá bất ngờ như trường hợp của David Lenoir đã phải can thiệp vào một vụ cãi vã giữa hai vợ chồng, sau khi nhận được một cú điện thoại kêu cứu. Người chồng đột nhiên xả súng bắn vợ và bắn cả cảnh sát. Kết quả là ông vẫn còn 73 viên đạn chì trong người.
Vấn đề tấn công vào cảnh sát ngày càng tăng, so với số liệu 2008, thì năm ngoái tăng đến 46%. Dĩ nhiên tình trạng này là điều cấm kỵ không nêu công khai, nhưng nó là hiện tượng gặm nhấm tinh thần, trong lúc vấn đề an ninh trở nên nghiêm trọng, như vụ tấn công trên tuyến cao tốc Paris-Amsterdam vừa qua cho thấy.
Không riêng Pháp mà cả Châu Âu tìm phương thức để bảo đảm an ninh trên xe lửa, nhưng hệ thống đường sắt quá rộng lớn xem qua là một nhiệm vụ bất khả thi. Libération cũng chưa thấy phương thức đàm bảo được an ninh như thế nào vì như tờ báo trích thành tựa một nhận xét : « Triển khai nhiều cảnh sát hơn nữa sẽ tạo tâm trạng sợ hãi ».
Nhận xét
Đăng nhận xét