Phe đối lập Campuchia tìm ra bản đồ chứng minh Việt Nam lấn đất
28.08.2015
Một nhà lập pháp đối lập ở Campuchia tuyên bố vừa tìm thấy một bản đồ trong thư viện Quốc hội Mỹ mà ông cho rằng sẽ giúp đưa ra ánh sáng vấn đề biên giới giữa Việt Nam với Campuchia.
Tờ PhomPenh Post ngày 28/8 dẫn lời nhà lập pháp Um Sam An thuộc đảng Cứu nguy Dân tộc nói các bản đồ ông có trong tay không có dấu mộc của Việt Nam như các bản đồ chính phủ Campuchia đang lưu giữ.
Ông An, hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ, cho biết sẽ mang bản đồ vừa kiếm được về Campuchia để minh định xem tấm bản đồ này đúng hay các tấm bản đồ của chính phủ là đúng.
Nhà lập pháp này nói ông tin là tấm bản đồ 26 miếng vừa kể là một trong những bản đồ gốc mà Quốc vương Sihanouk từng nộp cho Liên hiệp quốc vào năm 1964.
Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen khẳng định họ đang sử dụng cùng một bản đồ như thế, nhưng một số nhà lập pháp đối lập gần đây tố cáo rằng bản đồ của chính phủ thiên vị Việt Nam trong vấn đề biên giới.
Hôm qua, người đứng đầu Ủy ban Biên giới Quốc gia Campuchia mạnh mẽ bác bỏ tầm quan trọng của những dấu mộc trên bản đồ.
Ông Sok Touch nói: "Mộc không quan trọng. Quan trọng là những tấm bản đồ này có sai hay không".
Tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã dọa rằng những ai tố cáo nhà nước dùng ‘bản đồ giả’ sẽ đối mặt với các hành động pháp lý ‘không khoan nhượng’.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Biên giới Quốc gia Campuchia cho hay ông hoan nghênh việc ông An đệ trình bản đồ vừa tìm thấy để xem xét, dù ông không tin đó là bản đồ gốc được Vua Sihanouk nộp cho Liên hiệp quốc.
Đảng Nhân dân cầm quyền ở Campuchia đối phó mạnh tay với những chỉ trích từ phe đối lập cho rằng chính phủ của ông Hun Sen để cho Việt Nam lấn chiếm lãnh thổ.
Giữa tháng này, Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour của đảng Sam Rainsy bị chính quyền bắt giam với cáo buộc ‘phản quốc’. Ông Hour bị tố cáo là đã đăng lên Facebook một đoạn Hiệp ước Biên giới Việt Nam - Campuchia 1979 ‘giả’.
Đáp yêu cầu của Thủ tướng Hun Sen, tuần trước, Liên hiệp quốc đã cho Campuchia mượn những tấm bản đồ để Phnom Penh chứng minh tính chính xác của các tấm bản đồ mà chính phủ đang có. Những tấm bản đồ cho mượn không phải là bản đồ gốc mà Quốc vương Sihanouk trao cho Liên hiệp quốc trước kia.
Tờ PhomPenh Post ngày 28/8 dẫn lời nhà lập pháp Um Sam An thuộc đảng Cứu nguy Dân tộc nói các bản đồ ông có trong tay không có dấu mộc của Việt Nam như các bản đồ chính phủ Campuchia đang lưu giữ.
Ông An, hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ, cho biết sẽ mang bản đồ vừa kiếm được về Campuchia để minh định xem tấm bản đồ này đúng hay các tấm bản đồ của chính phủ là đúng.
Nhà lập pháp này nói ông tin là tấm bản đồ 26 miếng vừa kể là một trong những bản đồ gốc mà Quốc vương Sihanouk từng nộp cho Liên hiệp quốc vào năm 1964.
Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen khẳng định họ đang sử dụng cùng một bản đồ như thế, nhưng một số nhà lập pháp đối lập gần đây tố cáo rằng bản đồ của chính phủ thiên vị Việt Nam trong vấn đề biên giới.
Hôm qua, người đứng đầu Ủy ban Biên giới Quốc gia Campuchia mạnh mẽ bác bỏ tầm quan trọng của những dấu mộc trên bản đồ.
Ông Sok Touch nói: "Mộc không quan trọng. Quan trọng là những tấm bản đồ này có sai hay không".
Tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã dọa rằng những ai tố cáo nhà nước dùng ‘bản đồ giả’ sẽ đối mặt với các hành động pháp lý ‘không khoan nhượng’.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Biên giới Quốc gia Campuchia cho hay ông hoan nghênh việc ông An đệ trình bản đồ vừa tìm thấy để xem xét, dù ông không tin đó là bản đồ gốc được Vua Sihanouk nộp cho Liên hiệp quốc.
Đảng Nhân dân cầm quyền ở Campuchia đối phó mạnh tay với những chỉ trích từ phe đối lập cho rằng chính phủ của ông Hun Sen để cho Việt Nam lấn chiếm lãnh thổ.
Giữa tháng này, Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour của đảng Sam Rainsy bị chính quyền bắt giam với cáo buộc ‘phản quốc’. Ông Hour bị tố cáo là đã đăng lên Facebook một đoạn Hiệp ước Biên giới Việt Nam - Campuchia 1979 ‘giả’.
Đáp yêu cầu của Thủ tướng Hun Sen, tuần trước, Liên hiệp quốc đã cho Campuchia mượn những tấm bản đồ để Phnom Penh chứng minh tính chính xác của các tấm bản đồ mà chính phủ đang có. Những tấm bản đồ cho mượn không phải là bản đồ gốc mà Quốc vương Sihanouk trao cho Liên hiệp quốc trước kia.
Nhận xét
Đăng nhận xét