Trung Quốc ký hợp đồng mua 100 máy bay Airbus trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức
Theo RFI
Logo tập đoàn Airbus tại trụ sở ở Toulouse, Pháp.Reuters
Thủ tướng Đức Angela Merkel kết thúc chuyến công du Trung Quốc hôm nay 29/10/2015 với kết quả quan trọng là hợp đồng khổng lồ 100 chiếc máy bay A320 Bắc Kinh mua của Airbus. Bà tuyên bố « tin tưởng » vào sức kháng cự của nền kinh tế thứ nhì thế giới trong quá trình chuyển đổi hiện nay.
Bà Merkel đến Bắc Kinh sau chuyến đi Anh được tuyên truyền rộng rãi của ông Tập Cận Bình, và vài ngày trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp François Hollande.
Hợp đồng mua 100 chiếc Airbus A320 lần này có trị giá 9,7 tỉ đô la, thêm vào đó là việc xác nhận hợp đồng 30 chiếc A330 triệu trị giá 6,9 tỉ đô la đã thỏa thuận hồi tháng Sáu tại Paris. Cổ phiếu của Airbus trên thị trường Paris đã tăng giá ngay sau đó.
Loan báo này gây phấn khởi cho ngành kỹ nghệ Đức hiện đang lo ngại trước sự sa sút của hoạt động kinh tế Trung Quốc - thị trường xuất khẩu hàng đầu của Đức đặc biệt là máy công cụ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh đến nỗ lực tái cân bằng của Bắc Kinh, hướng đến một nền kỹ nghệ cao cấp hơn thay vì công nghiệp nặng truyền thống, chú trọng công nghệ cao và sản phẩm có nhiều giá trị tăng thêm.
Đối thủ cạnh tranh của Airbus là Boeing ước tính Trung Quốc cần đến 6.330 máy bay chở khách trong vòng 20 năm tới, gấp ba số lượng hiện nay. Tuy nhiên chỉ có Airbus chấp nhận cho đặt tại Trung Quốc một dây chuyền lắp ráp máy bay A320 và một trung tâm hoàn chỉnh phi cơ A330.
Hợp đồng mua 100 chiếc Airbus A320 lần này có trị giá 9,7 tỉ đô la, thêm vào đó là việc xác nhận hợp đồng 30 chiếc A330 triệu trị giá 6,9 tỉ đô la đã thỏa thuận hồi tháng Sáu tại Paris. Cổ phiếu của Airbus trên thị trường Paris đã tăng giá ngay sau đó.
Loan báo này gây phấn khởi cho ngành kỹ nghệ Đức hiện đang lo ngại trước sự sa sút của hoạt động kinh tế Trung Quốc - thị trường xuất khẩu hàng đầu của Đức đặc biệt là máy công cụ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh đến nỗ lực tái cân bằng của Bắc Kinh, hướng đến một nền kỹ nghệ cao cấp hơn thay vì công nghiệp nặng truyền thống, chú trọng công nghệ cao và sản phẩm có nhiều giá trị tăng thêm.
Đối thủ cạnh tranh của Airbus là Boeing ước tính Trung Quốc cần đến 6.330 máy bay chở khách trong vòng 20 năm tới, gấp ba số lượng hiện nay. Tuy nhiên chỉ có Airbus chấp nhận cho đặt tại Trung Quốc một dây chuyền lắp ráp máy bay A320 và một trung tâm hoàn chỉnh phi cơ A330.
Nhận xét
Đăng nhận xét