“Đèn xanh” của Mỹ trên Biển Đông
Từ dưới thời của Tổng thống Obama, Mỹ đã tạo ra “những kẽ hở” cho phép Trung Quốc thay đổi nguyên trạng, bằng cách sử dụng vũ lực tại Biển Đông mà không hề vấp phải bất cứ sự trừng phạt nào của cộng đồng quốc tế. Nay đến lượt Tổng thống Trump, dư luận vẫn không thấy vị Tổng thống nặng về làm ăn này có ý sẵn sàng phản đối Bắc Kinh ở những vùng biển trọng yếu.
Hội nghị thượng đỉnh thường nhiên Ấn-Nhật lần thứ 12 tổ chức tại thành phố Gandhinagar của Ấn Độ ngày 14/9/2017 đã đánh dấu một số tiến triển trong “quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt” giữa hai nước. “Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các yêu sách ‘chủ quyền lịch sử’, tuyên bố đơn phương và hành động bành trướng quân sự, vốn đang làm mất ổn định cả châu Á”. Đó là nhận xét của cựu đại sứ Ấn Độ tại Nhật Hemant Krishan Singh đăng trên xã luận báo India Times.
Tuy nhiên, vị cựu đại sứ này tỏ ra thất vọng vì Tokyo và New Delhi đã bỏ qua “một cơ hội lớn” để tạo nên sức mạnh đối trọng với Trung Quốc. Việc bỏ qua ấy có thể là một “ngón ngoại giao cá nhân” chưa từng thấy, biểu hiện một “quan hệ xuất chúng” giữa Thủ tướng Nerandra Modi và nhà lãnh đạo Nhật Shinzo Abe, hơn là một sự chuyển hướng về lập trường trên thực tế. Bởi vì, ngay trong tuyên bố chung sau hội nghị, hai nhà lãnh đạo vẫn cam kết giữ vững “mối quan hệ đối tác dựa trên giá trị, hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và phồn vinh; nơi chủ quyền và luật pháp quốc tế được tôn trọng; nơi sự khác biệt được giải quyết thông qua đối thoại…”.
Theo chuyên gia hàng đầu về các vấn đề chiến lược GS. Brahma Chellaney, cả Nhật Bản lẫn Ấn Độ vừa qua đang phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn trong thái độ đối với tranh chấp trên Biển Đông, vì nhiều lẽ. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân, theo chiến lược gia này, là do Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như đã “bật đèn xanh” để Bắc Kinh có thể tự tung tự tác tại khu vực này.
Cùng với sự làm ngơ của Mỹ, có một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến “bước lùi” trong tuyên bố 2017 này đã không nhắc đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, khi so sánh với các tuyên bố chung Nhật - Ấn trong các năm 2015 và 2016 trước đây. Đó chính là sự nhượng bộ của cả Ấn Độ lẫn Nhật Bản đối với Trung Quốc trước việc Bắc Kinh đã chấp nhận yêu cầu của Ấn Độ dừng xây dựng dự án tại ngã ba Ấn-Bhrutan-Trung Quốc, đồng thời Nhật Bản lại đang phải đối phó với những căng thẳng trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Đặc biệt hơn đối với Tokyo, vốn liếng chính trị của Thủ tướng Abe đã bị giảm đi phần nào do sức ép chính trường và do dư luận phản chiến khiến việc đưa ra các quyết định không còn dễ dàng như trước đây. Nhiều chủ đề hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản đã thảo luận tại cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc dưới vỏ bọc của đại dự án “Vành đai và Con đường” (BAR). Tuy nhiên, do sự “hạ nhiệt” trong bang giao Trung-Ấn cũng như sự “nóng lên” của vấn đề Triều Tiên và một số khó khăn về nọi trị của Nhật bản, về cơ bản, hai nhà lãnh đạo Modi và Abe buộc phải có nhượng bộ nhất định, khi cả hai tránh đề cập cụ thể đến các tranh chấp trên Biển Đông.
Mặc dù động thái ngoại giao vừa qua có thể xem là bước lùi, nhưng tuyên bố chung Nhật-Ấn năm 2017 này vẫn tiếp tục đề cập đến Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và tuyên bố vẫn tiếp tục bảo lưu quyết tâm phối hợp giữa Nhật Bản và Ấn Độ nhằm đảm bảo sự ổn định, hòa bình và phát triển tại vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Và không chỉ Tuyên bố chung mà ngay báo chí cả hai nước này vẫn khẳng định vai trò trụ cột của mỗi nước trong hình thành trật tự hàng hải…
Ngoài ra, dư luận quốc tế vừa qua hết sức chú ý tới một tuyên bố “bốc lửa” khác của Tổng thống Mỹ từ Liên hợp quốc. Trong bài phát biểu tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng LHQ ở thànhphố New York tối 20/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thế giới cần loại bỏ những mối đe dọa đối với chủ quyền ở Ukraine và Biển Đông. Tổng thống Trump khẳng định: “Chúng ta phải bảo vệ các quốc gia, lợi ích và tương lai của họ” (các nước ven Biển Đông). Việc tôn trọng “chủ quyền”, từ ngữ được lặp lại 21 lần, theo tổng thống Mỹ, là điều kiện cho hòa bình và hợp tác quốc tế. Quan điểm này được Đại hội đồng vỗ tay hoan nghênh. Tổng cộng ông Trump được vỗ tay năm lần trong suốt bài diễn văn, nhưng đa số thời gian còn lại cử tọa chỉ giữ im lặng một cách lịch sự.
Trong khi đó thì chính phủ Trung Quốc gần đây đã ra mắt một chiến thuật pháp lý mới để hậu thuẫn cho đòi hỏi chủ quyền hung hăng của họ, tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông. Chiến thuật mới mà các nhà phê bình gọi là “cuộc chiến tranh pháp lý”, thay thế cho cái gọi là "đường 9 đoạn" của Trung Quốc.
Chiến thuật mới có tên gọi là "Tứ Sa" – theo tiếng Hoa có nghĩa là cát – đã được ông Mã Tân Dân, Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp Định và Pháp luật Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ trong một cuộc họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng trước. Trước đây Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên 3 quần đảo và gần đây tuyên bố chủ quyền tại một khu vực thứ tư trong vùng biển phía bắc của Biển Đông được gọi là Quần đảo Pratas (Đông Sa), gần Hồng Kông. Các địa điểm còn lại là quần đảo Hoàng Sa đang trong vòng tranh chấp ở phía tây bắc, và quần đảo Trường Sa ở phía nam. Quần đảo thứ tư này nằm ở khu vực trung tâm và bao gồm bãi Macclesfield, một loạt rạn san hô ngầm và bãi cát.
Vào năm 2012, Trung Quốc đã lập một đơn vị hành chánh mới gọi là thành phố Tam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và bãi Macclesfield, với dân số khoảng 2.500 người. Ông Michael Pillsbury, thành viên cao cấp của Viện Hudson, và là giám đốc của Trung tâm Chiến lược Trung Quốc, cho biết ý đồ mới nhất của Trung Quốc, chiến tranh pháp lý, là một trong ba công cụ trong chiến tranh thông tin của Trung Quốc. Hai công cụ kia là chiến tranh truyền thông và chiến tranh tâm lý.
Tình hình nói trên đang gióng lên hồ chuông cảnh báo các nước láng giềng của Trung Quốc, bởi việc kiểm soạt của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ làm biến đổi cục diện “quân bình quyền lực” trong khu vực. Sự ảnh hưởng của Mỹ sẽ yếu đi, việc tiếp cận thị trường cũng như các nguồn tài nguyên cũng dần dần bị hạn chế. Dần dà, Mỹ sẽ phải tự xem lại chính mình, vì đã hành động quá ít trong việc ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đây là nhận xét của nhà kinh tế học Adam Goldin từ Philadenphia (Mỹ).
Theo truyền thông của nước Mỹ, Washington sẽ giữ quan điểm trung lập trong những tuyên bố về chủ quyền đang gây tranh chấp. Ty nhiên, Mỹ cần công khai trước các quan chức Trung Quốc về việc Mỹ sẽ giúp các nước trong khu vực tự vệ, chống lại những nỗ lực bất hợp pháp của Bắc Kinh để kiểm soát khu vực Biển Đông. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục làm bừa, Mỹ có thể đàm phán với các nước trong cuộc để xây dựng thêm các căn cứ quân sự nhằm giúp ngăn chặn Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cần hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với những ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, bằng cách khởi động lại các đàm phán về thương mại kinh tế. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã tỏ ra nghi ngờ các hiệp định thương mại quốc tế, nhưng rõ ràng Washington cần phải xem xét lại nếu họ muốn giành thêm nhiều đồng minh để đủ sức ngăn chặn ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Dù các tuyên bố về Biển Đông có thể “trồi sụt” trong các tuyên bố ngoại giao, thậm chí ngay trong nước Mỹ, nhưng Washington không thể khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc nắm quyền bá chủ đối với Biển Đông. Tờ báo mạng Dailylocal.com, một trang mạng có tiếng ở Mỹ đã kết luận như vậy trong bài viết của nhà kinh tế học Goldin nói trê
Nhận xét
Đăng nhận xét