Mỹ Mở Rộng Liên Minh Á Châu Chống Trung Cộng

Calitoday
Vi Anh

 
Hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc  Phòng Mỹ cùng khoảng thời gian đi Á châu Thái bình, mở đường cho TT Trump công du chuyến đầu tiên đến vùng này. Ô. Trump đi từ ngày 3 đến ngày 14/11, là một chuyến đi dài ngày đối với một tổng thống Mỹ rất bận bịu nội trị và ngoại giao của đệ nhứt siêu cường như Mỹ. TT Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam và có thể Hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Nam Á tại Philippines. Ông cũng viếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Hawaii. Mục đích chánh ai cũng nghĩ đây là chuyến đi tiếp tục và củng cố chiến lược của Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương qua hai đời tổng thống Mỹ Obama và Trump. Để vận động và củng cố liên minh Á châu chống Cộng chánh yếu là TC. Điều này cũng cho thấy trên mặt trận ngoại giao và quân sự chánh quyền Mỹ, Dân chủ hay Cộng Hoà vẫn là một.

Chuyến thăm này của Ngoại Trưởng Tillerson dồn nỗ lực vào Ấn Độ, một cường quốc có tiền cừu hậu hận với TC đã tranh chấp biên giới của Ấn, nhiều năm, nhiều lần. Nhưng trái lại Ấn có mối quan hệ thân cận với Hoa Kỳ, đã phát triển thành một liên minh trên thực tế. Mỹ đã nhiều lần khuyến nghị Ấn độ “hướng đông”, và Mỹ hứa Hải Quân Mỹ sẽ hỗ trợ để hải quân Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh ở vùng Ấn Độ dương, con đường hàng hải huyết mạch vận chuyển rất nhiều dầu hỏa và các tài nguyên, hàng hoá khác đến Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hết lời ca ngợi mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Ấn, không ngừng được củng cố để trở thành “những đối tác lý tưởng”. Ngoại trưởng Mỹ đề nghị sẽ bán các máy bay trinh sát không người lái, công nghệ hàng không mẫu hạm cùng các máy bay chiến đấu F-18 và F-16 cho New Delhi. Đáng chú ý, trong bài phát biểu trên, ông Tillerson đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc đã "thiếu trách nhiệm, làm suy mòn trật tự dựa trên luật pháp quốc tế."

Còn Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Tướng Mattis cũng công du Á châu Thái bình dương. Ông tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Quốc, nhân hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Ông sẽ họp cùng các bộ trưởng quốc phòng ASEAN. Ông kỳ vọng ASEAN phải là nơi tập hợp “những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN”.

Chuyến công du Châu Á của ông Mattis, diễn ra chỉ vài tuần trước chuyến thăm đầu tiên của TT Trump tới châu Á với tư cách là tổng thống Mỹ.

Thêm vào đó, Nhựt  đồng minh của Mỹ đã thành công trong việc bầu cử Quốc Hội sớm, với đa số rất đủ để tu chính hiến pháp chủ hoà để có quân đội và bộ quốc phòng để đối phó với CS Bắc Hàn và TC.

Đài Loan cũng vậy, bắt đầu chính sách ‘hướng nam’, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác du lịch, thương mại và giáo dục đại học với 18 quốc gia bao gồm hầu hết các nước Nam và Đông Nam Á, cũng như với Australia và New Zealand. Để “thoát Trung” phần nào về thương mại.


Trong công tác Mỹ vận động và củng cố liên minh Á châu chống TC này, Ấn độ là công tác quan trọng nhứt. Gần đây Mỹ đã gọi Ấn là một ‘đối tác quốc phòng chủ chốt’. Trong một bài phát biểu hôm 18/10, Ngoại trưởng Rex Tillerson nói ông muốn đi xa hơn, "chính quyền của ông Trump quyết tâm làm sâu sắc thêm những cách thức để Hoa Kỳ và Ấn Độ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác này". Ông Tillerson nói Ấn Độ nên giúp cho việc duy trì "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" mà Trung Quốc đang cố gắng làm cho suy yếu. TC tức giận, nhưng Mỹ không lùi bước trong việc liên minh với Ấn.

Ấn Độ hôm 20/10 hoan nghênh phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson rằng Washington muốn làm việc với New Delhi hơn là Bắc Kinh trong thế kỷ tới. Ấn Độ hoan nghênh những phát biểu của ông Tillerson, nói những lời đó "nêu bật cam kết chung của chúng ta đối với một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.”

Ngoại Trưởng Mỹ Tillerson hành động và tuyên bố đúng thời, đúng chỗ. Ông phát biểu vài giờ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội đảng Cộng sản ngày 18-10, phát đi tín hiệu là TC muốn bá chủ hoàn cầu. Những phát biểu mạnh mẽ bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ được xem như lời cảnh báo với Bắc Kinh rằng Washington sẽ xây dựng các liên minh khu vực để đối trọng lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy thương mại tự do và các tuyến đường biển rộng mở. Còn Ấn Độ thì chống TC ra mặt, Ấn là nước lớn duy nhất ở Châu Á không cử đại diện đến tham dự hội nghị thượng đỉnh ‘Vành Đai- Con Đường’ do Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 5 vừa qua.

Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng kêu gọi mở rộng phạm vi hợp tác an ninh giữa ba nước Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản và thêm những nước khác nữa như Úc. Đây là kế hoạch mà trong quá khứ Trung Quốc từng lên tiếng cáo buộc là gây bất ổn trong khu vực.

Trong thời TT Obama, chính Thủ tướng Modi của Ấn là người đề nghị trước tiên bàn về mối đe dọa của TC trong cuộc họp đầu tiên giữa hai lãnh đạo Mỹ-Ấn. Chính Thủ tướng Ấn Modi cũng là người bày tỏ cho TT Obama thấy Ấn sẵn sàng khôi phục dự án hợp tác an ninh – quân sự bốn bên, tức là giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ và hai đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Á Châu Á Thái Bình Dương là Nhật và Úc. Vào năm 2007, bốn quốc gia này đã thiết lập một cơ chế gọi là «Đối thoại an ninh bốn  bên”, nhưng do Bắc Kinh phản đối dữ dội nên năm sau đó, đối thoại bị đình chỉ. Và Nhựt là siêu cường kinh tế thứ ba của thế giới, đồng minh chiến lực của Mỹ hành động phòng chống TC.

Qua cuộc vận động liên bộ quốc phòng và ngoại giao Mỹ, thông cáo chung của các Bộ trưởng Quốc phòng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhấn mạnh "nhu cầu duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực" và kêu gọi “tự kiềm chế và nối lại đối thoại để giảm leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên."./.(VA)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?