Biển Đông: Anh, Pháp “giương oai” theo Mỹ khiến Trung Quốc phát khùng
VietTimes -- Ngoài Mỹ, Pháp và Anh đã tổ chức cuộc tuần tra tự do chung qua đá Vành Khăn, Su Bi và Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 6 như đã tuyên bố trong Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 17 hay Đối thoại Shangri-La năm 2018..., theo The Diplomat.
Tàu đổ bộ có lượng choán nước 22.000 tấn của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên HMS Albion đã tổ chức một cuộc tuần tra tự do hàng hải FON tại khu vực quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) trên Biển Đông vào cuối tháng 8 vừa qua.
Tàu đổ bộ có lượng choán nước 22.000 tấn của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên HMS Albion đã tổ chức một cuộc tuần tra tự do hàng hải FON tại khu vực quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) trên Biển Đông vào cuối tháng 8 vừa qua.
Cuộc tuần tra của HMS Albion là cách khẳng định truyền thống về sự tự đo đi lại trên những vùng biển khơi - không giống như nhiệm vụ tuần tra vì tự do hàng hải FONOP của Hải quân Mỹ được thiết kế nhằm thách thức những gì Mỹ coi là yêu sách thái quá về hải phận. Điểm khác biệt này những thay đổi khác nhau trong cách tiếp cận của các đồng mình để tham gia thực hiện FON trên Biển Đông.
Tàu đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh quốc HMS Albion cập cảng thành phố Hồ Chí Minh ngày 3.9.2018.
|
Vào tháng 1.1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam một cách phi pháp. Hiện tại, Bắc Kinh giận dữ tuyên bố rằng HMS Albion đã thực hiện cuộc hải hành trong hải phận của quần đảo Hoàng Sa mà không xin phép trước. Một nguồn tin nặc danh của Anh lưu ý rằng tàu chiến Hoàng gia Anh không đi vào vùng giới hạn 12 hải lý với bất cứ thực thể nào trên quần đảo Hoàng Sa. Nhưng hoạt động tuần tra này được tổ chức theo cách thức nhằm vô hiệu hóa những yêu sách quá mức của Trung Quốc với hải phận trong khu vực.
Cuộc tuần tra của tàu chiến Anh chứng minh ý định nghiêm túc của Anh quốc tham gia các sự kiện trong khu vực Đông Nam Á. Nó gửi đi tín hiệu rằng Hải quân Hoàng gia Anh muốn tham gia tuần tra thường xuyên trên Biển Đông. Như các tác giả Ian Storey và Euan Graham nhấn mạnh, cuộc tuần tra sẽ khiến Mỹ hài lòng vì nó cộng hưởng với lời kêu gọi của Washington duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông. Gần đây, Anh quốc và Úc đã công khai thỏa thuận đẩy mạnh hợp tác quân sự. Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth sẽ được triển khai tại Thái Bình Dương vào đầu năm 2020 và sát cánh với những tàu hải quân của Úc.
Tàu khu trục của Pháp thực hiện tuần tra vì tự do hàng hải trên Biển Đông.
|
Hải quân Hoàng gia Anh không giải thích rõ mục tiêu hoạt động tuần tra. Phát ngôn viên của hải quân Anh chỉ tuyên bố vắn tắt rằng "HMS Albion thực hiện quyền tự do hàng hải hoàn toàn theo quy tắc và luật lệ quốc tế". Tuy nhiên, các quan sát viên trong khu vực giải thích hoạt động này và những cuộc tuần tra trước đó là một sự thách thức với những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa cũng như trên Biển Đông.
Với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã tuyên bố đơn phương một cách phi pháp khi tự vẽ những đường cơ sở thẳng kết nối 28 điểm lân cận trên quần đảo vào năm 1996. Những đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc tự ý đặt ra bao quanh lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa với những điểm cơ sở. Cùng lúc, Trung Quốc tuyên bố yêu sách phi pháp xung quanh phạm vi 12 hải lý trên lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa. Như giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh, việc Trung Quốc tuyên bố các đường cơ sở thẳng trên quần đảo Hoàng Sa trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Theo công ước này, việc vẽ những đường cơ sở thẳng chỉ có thể áp dụng với những nước đảo quốc. Đáng lưu ý hơn, tòa trọng tài The Hague đưa ra phán quyết vào 12.7.2016 đã vô hiệu hóa việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lịch sử với những vùng biển trong cái gọi là "đường 9 đoạn" phi pháp bao quát cả quần đảo Hoàng Sa.
Nhà chứa máy bay Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
|
Bắc Kinh chỉ đưa ra những lời bình luận chính thức sau khi truyền thông phương Tây trích dẫn nguồn tin quốc phòng giấu tên về hoạt động tuần tra hải quân của HMS Albion. Cũng giống như đối với các hoạt động FONOP của Mỹ, Trung Quốc đưa ra những lời cảnh báo rằng tàu chiến và máy bay chiến đấu sẽ theo dõi hoạt động của HMS Albion. Chỉ trong 1 tuần sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc buộc tội hoạt động này là sự khiêu khích, vi phạm luật nội địa Trung Quốc và luật quốc tế, vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cảnh báo rằng những hoạt động tiếp theo sẽ gây bất lợi cho mối quan hệ song phương, hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đáng lưu ý, những phản ứng của Trung Quốc dè dặt và thận trọng ở cả lời nói và những hành động trên biển để tránh xung đột trực tiếp với tàu chiến Anh và ngăn chặn căng thẳng leo thang. Nhưng Trung Quốc đã biểu thị quyết tâm của mình khi hủy bỏ những thỏa thuận thương mại hậu Brexit mà London theo đuổi với Bắc Kinh vì thách thức của HMS Albion.
Thực tế, HMS Albion cho thấy nỗ lực của những cường quốc bên ngoài để duy trì quyền tự do tiếp cận những con đường hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Trong một bước đi có liên quan, Pháp và Anh đã tổ chức cuộc tuần tra tự do chung qua đá Vành Khăn, Su Bi và Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 6 như đã tuyên bố trong Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 17 hay Đối thoại Shangri-La năm 2018.
Cả London và Paris coi họ là những cường quốc trên vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và cam kết sẽ bảo vệ hành lang tự do thông qua các đường biển chiến lược trong những cuộc đối thoại tại Đông Nam Á tuân theo luật hàng hải quốc tế. Bên cạnh hai cuộc tuần tra công khải, cả hai nước (cùng với Úc) duy trì các hoạt động hải quân trong khu vực. Ví dụ như Pháp đã đưa ít nhất 5 tàu vào Biển Đông năm 2017.
Tàu khu trục USS Mustin của Mỹ đã thực thi tuần tra FONOP trên Biển Đông vào tháng 3.2018.
|
Mỹ đã tổ chức 11 cuộc tuần tra FONOP một cách công khai để thách thức những yêu sách vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông kể từ tháng 10.2015. 5 cuộc tuần tra FONOP thực hiện trên quần đảo Hoàng Sa do các tàu USS Curtis Wilbur (thực hiện tháng 1.2016), USS Decatur (tháng 10.2016), USS Sethem (7.2017), USS Chafee (10.2017) và hoạt động tuần tra chung đầu tiên giữa USS Higgins và USS Antietam (5.2018). USS Lassen (tháng 10.2015), USS William P. Lawrence (5.2016), USS Dewey (5.2017), USS John S. McCain (8.2017) và USS Mustin (3.2018) đã thực thi 5 cuộc tuần tra FONOP tại khu vực quần đảo Trường Sa. Cuộc tuần tra FONOP của tàu USS Hopper thực hiện vào tháng 1.2018 ở bãi cạn Scarborough.
Nhưng các hoạt động quân sự trong khu vực của Mỹ, trong và sau thời chính quyền của tổng thống Barack Obama đưa ra chiến lược xoay trục và tái cân bằng với châu Á - Thái Bình Dương đã không ngăn cản được Trung Quốc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và những căn cứ quân sự một cách phi pháp trên Biển Đông. Trung Quốc đã hoàn thành những công trình trái phép trên 7 đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp và trang bị cho chúng các vũ khí tấn công và phòng thủ hiện đại.
Trung Quốc đã quân sự hóa Biển Đông bằng cách triển khai các hệ thống gây nhiễu, hệ thống radar trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn, tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B trên đá Chữ Thập, đá Su Bi và đá Vành Khăn. Thêm nữa, Trung Quốc còn ngang nhiên triển khai những máy bay ném bom chiến lược có khả năng tấn công hạt nhân H-6K trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Câu hỏi đặt ra hiện tại là Trung Quốc sẽ thực hiện quân sự hóa trái phép trên các đảo nhân tạo tới phạm vi nào?
Tên lửa đất đối không HQ-9B của Trung Quốc.
|
Những đất nước có những quyền lợi bất di bất dịch trên Biển Đông đang quan ngại hơn vì việc Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo trong khu vực. Những mối lo ngại tăng cao do sự mập mờ về mặt chính sách của Mỹ tại châu Á. Sự giải thích của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở không đủ để giúp trật tự quốc tế dựa trên nền tảng luật pháp có thể trụ vững. Chính sách mới của chính quyền tổng thống Trump tập trung chủ yếu về kinh tế và thu hẹp về mặt an ninh.
Theo Diplomat, các nước trong khu vực khó có thể tìm thấy sự tái đảm bảo trong kế hoạch của chính quyền tổng thống Trump để đối phó với chiến lược "sự đã rồi" của Trung Quốc trên Biển Đông. Tiếp theo, những cam kết tài chính của Mỹ với tầm nhìn mới về Ấn Độ - Thái Bình Dương quá nhỏ bé so với tham vọng "vành đai - con đường" của Trung Quốc. Sẽ thật ngây thơ khi nghĩ rằng cam kết của Ngoại trưởng Pompeo với những nước Đông Nam Á trung tâm của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ giải quyết được những hoài nghi về quyết tâm của Mỹ đẩy lui tham vọng của Trung Quốc.
Diplomat nhận định cuộc tuần tra chung của Anh - Pháp và hoạt động của HMS Albion minh họa cho sự gia tăng tham gia vào những tranh chấp trên Biển Đông của những cường quốc bên ngoài. Những nước Đông Nam Á sẽ hành động một cách thận trọng với những bước tiến triển gần đây. Sự tham gia của những cường quốc bên ngoài đi sau cái nhìn mới về chủ nghĩa khu vực được thúc đẩy bởi những nước ASEAN trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, những nước ASEAN cần thận trọng vì khu vực của họ có thể một lần nữa trở thành một vũ đài cạnh tranh giữa các cường quốc lớn. Đây không phải là kết quả mà các nước trong khu vực mong muốn sau hơn 5 thập kỷ xây dựng.
https://viettimes.vn/bien-dong-anh-phap-giuong-oai-theo-my-khien-trung-quoc-phat-khung-303608.html
Nhận xét
Đăng nhận xét