Chuyện Anh Quốc: Bà May tháng Năm

VOA                                                                                                               
Nữ thủ tướng Anh, Theresa May, khi tuyên bố sẽ từ chức vào tháng Sáu tại số 10 Downing, ngày 24 tháng Năm.
Chương trình phát thanh của tạp chí Economist có tựa đề “This May hurt: British politics”. Cách chơi chữ thật hay. Chữ May ở đây có đến ba nghĩa: tên họ của nữ thủ tướng Theresa Mary May; May là tháng Năm; và May cũng có nghĩa là có thể.
Bà Theresa Mary May, nữ Thủ tướng Anh quốc, cuối cùng cũng đã chính thức tuyên bố từ nhiệm làm lãnh đạo của Đảng Bảo thủ vào cuối tuần qua, ngày 24 tháng Năm. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 7 tháng Sáu. Bà May sẽ tiếp tục giữ vai trò thủ tướng nước Anh cho đến tháng Bảy năm nay khi Đảng Bảo thủ họp mặt để bầu lại người lãnh đạo mới.
Định mệnh đã an bài. Có lẽ từ lâu rồi, cho nên không mấy ai ngạc nhiên về quyết định này của bà May. Sau gần ba năm tìm giải pháp ổn thỏa nhất để rút khỏi Liên hiệp Âu châu/EU, bà May liên tục thất bại và mọi giải pháp bà trình bày không được quốc hội Anh thông qua và cũng không thuyết phục được chính nội bộ Đảng Bảo thủ hay Nội các của mình. Bao nhiêu người trong nội các bà đã từ nhiệm để phản đối giải pháp Brexit được đề nghị. Đó là chưa kể các trường hợp khác, liên quan đến những vấn đề an ninh quốc phòng khác, như quan hệ với công ty truyền thông Huawei của Trung Quốc, với trò ‘ném đá dấu tay’ mà sau đó cựu bộ trưởng quốc phòng Gavin Williamson đã bị chính bà May cách chức vì được xem là đã tiết lộ thông tin mật.
Những thất bại lớn lao này trong thời gian làm thủ tướng ba năm qua đã làm cho nhiều người đánh giá sự nghiệp chính trị của bà là hoàn toàn thất bại, mặc dầu bà May đã đạt được những thành tựu khác ở trong các vai trò khác, như Bộ trưởng Nội vụ (Home Secretary) lâu đời nhất trong 60 năm qua, chẳng hạn.
Luke McGee của CNN gọi bà May là một thủ tướng thảm bại, là một di sản thất bại. Ngoài những lỗi lầm chính trị khác của bà May từ khi lên thay thế cựu thủ tướng David Cameron năm 2016, McGee biện luận rằng nguyên do của mọi sự thất bại sau bao nhiêu nỗ lực là vì chiến lược truyền thông chính trị của bà May. Khởi đầu, vào khoảng cuối năm 2017, kế hoạch rút khỏi EU đang gặp nhiều khó khăn. Thái độ cứng rắn của bà May qua các nhà thương thuyết đại diện cho Anh tại Brussels đã làm cho các viên chức và lãnh đạo EU mạnh mẽ khiển trách. Sau đó lập trường cứng rắn của bà May đã thay đổi, mèm dẽo hơn, và các cuộc thảo luận tại Brussels đã diễn ra tốt đẹp hơn. Nhưng kế hoạch Brexit của bà vẫn nằm trong vòng bí mật tại London. Bà May quên rằng những gì được đồng ý tại Brussels không quan trọng bằng chính người dân và giới lãnh đạo chính trị tại London cũng như toàn nước Anh. Lập trường khác nhau của người Anh về vấn đề Brexit cộng với cung cách lãnh đạo và xử lý của bà May tại một Hạ viện chia rẽ đã làm cho mọi giải pháp bà May đưa ra không còn giá trị và tín nhiệm.
Tạp chí Economist cũng biện luận rằng sự thất bại trong giải pháp Brexit là do bà May. Lẽ ra ngay từ ban đầu Đảng Bảo thủ của bà May cần thảo luận chặt chẽ với Đảng Lao động để tìm sự đồng thuận chung, nhưng những cuộc thảo luận sau này không đưa ra kết quả nào, nó chẳng đi đến đâu cả, bởi vì đã diễn ra quá trễ.
Vấn đề Brexit tất nhiên không phải do bà May gây ra. Các nguyên do sâu sắc đằng sau Brexit thì khá phức tạp. Đầu tiên nhất là vấn đề di dân, mà người tiền nhiệm là cựu Thủ tướng David Cameron, đã hứa hẹn với người Anh là sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Liên hiệp Âu châu. Ông Cameron muốn giảm số di dân từ hơn 200 ngàn xuống còn vài chục ngàn. Nhưng nguyên tắc di chuyển tự do (free movement) làm cho các cam kết của ông Cameron không thể thực hiện được bởi Anh cũng là một quốc gia thành viên như 27 quốc gia thành viên khác còn lại. Nhưng cốt lõi vẫn là vấn đề chủ quyền. Làm một thành viên của EU có nghĩa là chấp nhận chỉ có một thị trường nội địa chung, được quy định bởi một hệ thống luật pháp được tiêu chuẩn hóa cho mọi quốc gia thành viên, và sự di chuyển con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn liếng phải được tự do. Nó là một tổ chức siêu quốc gia. Mục tiêu hình thành ban đầu là để cho các quốc gia, đặc biệt sáu nước Bỉ, Tây Đức, Pháp, Ý, Luxembourg và Hòa Lan, cộng tác với nhau qua Cộng đồng Than và Thép Âu châu, và rộng hơn, qua kinh tế, để một cuộc chiến tranh khác, Thế Chiến III, không xảy ra lần nữa. Lập trường của Anh ban đầu là lưỡng lự vì không muốn nhường chủ quyền quốc gia, và ngoài ra việc tham gia có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên quan hệ với khối Thịnh vượng Chung (Commonwealth). Tuy Anh không tham gia nhưng Winston Churchill và phần lớn các lãnh đạo chính trị nước Anh sau Thế Chiến II đều ủng hộ, bởi vì họ đều muốn Pháp, Tây Đức và quốc gia lân cận mạnh, có thể hợp tác để cùng có lợi thay vì thù nghịch, và để có thể đối đầu với sự tấn công từ hướng đông như Đông Đức hay Liên Sô. Nhưng cuối cùng Anh cũng tham gia vào năm 1973 vì nhìn thấy cái lợi lớn hơn cái hại, cơ hội lớn ơn đe dọa.
Bà May được đưa lên nắm vai trò thủ tướng vì mục tiêu giải quyết Brexit, mang hai xu hướng chống đối và ủng hộ Brexit lại gần nhau để tìm giải pháp chung. Nhưng dường như cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 làm cho bà tự tin rằng bà đã được đa số người dân tín nhiệm, bà đã có thẩm quyền quyết định, nên bà chọn thái độ cứng rắn ngay từ ban đầu. Rốt cuộc bà May thất bại, và hai bên chống đối và ủng hộ không những gần nhau mà cách xa hơn. Tạp chí Economist biện luận rằng bà May không còn lá bài nào để sử dụng được nữa, và lời khẩn cầu cho bà cơ hội thứ tư, cuối cùng, đã tiêu tan.
Bà May ra đi, nhưng vấn đề Brexit vẫn còn đó. Người khác lên thay bà thì cũng phải đối diện với bao nhiêu sự phức tạp và sự chia rẽ sâu sắc mà không dễ gì hòa giải được. Với tình thế này, tạp chí Economist nhận định rằng có thể bà May không phải là thủ tướng cuối cùng bị đưa đến tình huống phải rơi nước mắt vì Brexit.
Cũng như mọi thứ trong đời, có những tình huống chọn ở lại hay ra đi đều khó khăn. Cuộc ly dị nào cũng đau đớn. Cuộc ly khai Brexit không chỉ đau đớn mà còn vô cùng phức tạp, đã làm suy nhược nguồn lực tinh thần người Anh.
Chủ nghĩa dân tộc, và dân túy, là động cơ đàng sau xu hướng Brexit. Vấn đề đáng nói ở đây là chủ nghĩa dân tộc và xu hướng dân túy không chỉ trổi lên tại Anh, mà tại Hoa Kỳ và hầu như khắp nơi. Tôi không bi quan, nhưng cũng không nhìn ra được một giải pháp lạc quan nào hiện ra ở chân trời trước mặt. Nếu các thế hệ hôm nay và kế tiếp không chịu tìm hiểu lịch sử, không biết những hy sinh mất mát trước đây để tái lập và sống chung trong hòa bình, thì chiến tranh, và kể cả thế chiến, là điều có thể sẽ không tránh được.
(Úc Châu, 26/05/2019)

Chương trình phát thanh của tạp chí Economist có tựa đề “This May hurt: British politics”. Cách chơi chữ thật hay. Chữ May ở đây có đến ba nghĩa: tên họ của nữ thủ tướng Theresa Mary May; May là tháng Năm; và May cũng có nghĩa là có thể.
Bà Theresa Mary May, nữ Thủ tướng Anh quốc, cuối cùng cũng đã chính thức tuyên bố từ nhiệm làm lãnh đạo của Đảng Bảo thủ vào cuối tuần qua, ngày 24 tháng Năm. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 7 tháng Sáu. Bà May sẽ tiếp tục giữ vai trò thủ tướng nước Anh cho đến tháng Bảy năm nay khi Đảng Bảo thủ họp mặt để bầu lại người lãnh đạo mới.
Định mệnh đã an bài. Có lẽ từ lâu rồi, cho nên không mấy ai ngạc nhiên về quyết định này của bà May. Sau gần ba năm tìm giải pháp ổn thỏa nhất để rút khỏi Liên hiệp Âu châu/EU, bà May liên tục thất bại và mọi giải pháp bà trình bày không được quốc hội Anh thông qua và cũng không thuyết phục được chính nội bộ Đảng Bảo thủ hay Nội các của mình. Bao nhiêu người trong nội các bà đã từ nhiệm để phản đối giải pháp Brexit được đề nghị. Đó là chưa kể các trường hợp khác, liên quan đến những vấn đề an ninh quốc phòng khác, như quan hệ với công ty truyền thông Huawei của Trung Quốc, với trò ‘ném đá dấu tay’ mà sau đó cựu bộ trưởng quốc phòng Gavin Williamson đã bị chính bà May cách chức vì được xem là đã tiết lộ thông tin mật.
Những thất bại lớn lao này trong thời gian làm thủ tướng ba năm qua đã làm cho nhiều người đánh giá sự nghiệp chính trị của bà là hoàn toàn thất bại, mặc dầu bà May đã đạt được những thành tựu khác ở trong các vai trò khác, như Bộ trưởng Nội vụ (Home Secretary) lâu đời nhất trong 60 năm qua, chẳng hạn.
Luke McGee của CNN gọi bà May là một thủ tướng thảm bại, là một di sản thất bại. Ngoài những lỗi lầm chính trị khác của bà May từ khi lên thay thế cựu thủ tướng David Cameron năm 2016, McGee biện luận rằng nguyên do của mọi sự thất bại sau bao nhiêu nỗ lực là vì chiến lược truyền thông chính trị của bà May. Khởi đầu, vào khoảng cuối năm 2017, kế hoạch rút khỏi EU đang gặp nhiều khó khăn. Thái độ cứng rắn của bà May qua các nhà thương thuyết đại diện cho Anh tại Brussels đã làm cho các viên chức và lãnh đạo EU mạnh mẽ khiển trách. Sau đó lập trường cứng rắn của bà May đã thay đổi, mèm dẽo hơn, và các cuộc thảo luận tại Brussels đã diễn ra tốt đẹp hơn. Nhưng kế hoạch Brexit của bà vẫn nằm trong vòng bí mật tại London. Bà May quên rằng những gì được đồng ý tại Brussels không quan trọng bằng chính người dân và giới lãnh đạo chính trị tại London cũng như toàn nước Anh. Lập trường khác nhau của người Anh về vấn đề Brexit cộng với cung cách lãnh đạo và xử lý của bà May tại một Hạ viện chia rẽ đã làm cho mọi giải pháp bà May đưa ra không còn giá trị và tín nhiệm.
Tạp chí Economist cũng biện luận rằng sự thất bại trong giải pháp Brexit là do bà May. Lẽ ra ngay từ ban đầu Đảng Bảo thủ của bà May cần thảo luận chặt chẽ với Đảng Lao động để tìm sự đồng thuận chung, nhưng những cuộc thảo luận sau này không đưa ra kết quả nào, nó chẳng đi đến đâu cả, bởi vì đã diễn ra quá trễ.
Vấn đề Brexit tất nhiên không phải do bà May gây ra. Các nguyên do sâu sắc đằng sau Brexit thì khá phức tạp. Đầu tiên nhất là vấn đề di dân, mà người tiền nhiệm là cựu Thủ tướng David Cameron, đã hứa hẹn với người Anh là sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Liên hiệp Âu châu. Ông Cameron muốn giảm số di dân từ hơn 200 ngàn xuống còn vài chục ngàn. Nhưng nguyên tắc di chuyển tự do (free movement) làm cho các cam kết của ông Cameron không thể thực hiện được bởi Anh cũng là một quốc gia thành viên như 27 quốc gia thành viên khác còn lại. Nhưng cốt lõi vẫn là vấn đề chủ quyền. Làm một thành viên của EU có nghĩa là chấp nhận chỉ có một thị trường nội địa chung, được quy định bởi một hệ thống luật pháp được tiêu chuẩn hóa cho mọi quốc gia thành viên, và sự di chuyển con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn liếng phải được tự do. Nó là một tổ chức siêu quốc gia. Mục tiêu hình thành ban đầu là để cho các quốc gia, đặc biệt sáu nước Bỉ, Tây Đức, Pháp, Ý, Luxembourg và Hòa Lan, cộng tác với nhau qua Cộng đồng Than và Thép Âu châu, và rộng hơn, qua kinh tế, để một cuộc chiến tranh khác, Thế Chiến III, không xảy ra lần nữa. Lập trường của Anh ban đầu là lưỡng lự vì không muốn nhường chủ quyền quốc gia, và ngoài ra việc tham gia có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên quan hệ với khối Thịnh vượng Chung (Commonwealth). Tuy Anh không tham gia nhưng Winston Churchill và phần lớn các lãnh đạo chính trị nước Anh sau Thế Chiến II đều ủng hộ, bởi vì họ đều muốn Pháp, Tây Đức và quốc gia lân cận mạnh, có thể hợp tác để cùng có lợi thay vì thù nghịch, và để có thể đối đầu với sự tấn công từ hướng đông như Đông Đức hay Liên Sô. Nhưng cuối cùng Anh cũng tham gia vào năm 1973 vì nhìn thấy cái lợi lớn hơn cái hại, cơ hội lớn ơn đe dọa.
Bà May được đưa lên nắm vai trò thủ tướng vì mục tiêu giải quyết Brexit, mang hai xu hướng chống đối và ủng hộ Brexit lại gần nhau để tìm giải pháp chung. Nhưng dường như cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 làm cho bà tự tin rằng bà đã được đa số người dân tín nhiệm, bà đã có thẩm quyền quyết định, nên bà chọn thái độ cứng rắn ngay từ ban đầu. Rốt cuộc bà May thất bại, và hai bên chống đối và ủng hộ không những gần nhau mà cách xa hơn. Tạp chí Economist biện luận rằng bà May không còn lá bài nào để sử dụng được nữa, và lời khẩn cầu cho bà cơ hội thứ tư, cuối cùng, đã tiêu tan.
Bà May ra đi, nhưng vấn đề Brexit vẫn còn đó. Người khác lên thay bà thì cũng phải đối diện với bao nhiêu sự phức tạp và sự chia rẽ sâu sắc mà không dễ gì hòa giải được. Với tình thế này, tạp chí Economist nhận định rằng có thể bà May không phải là thủ tướng cuối cùng bị đưa đến tình huống phải rơi nước mắt vì Brexit.
Cũng như mọi thứ trong đời, có những tình huống chọn ở lại hay ra đi đều khó khăn. Cuộc ly dị nào cũng đau đớn. Cuộc ly khai Brexit không chỉ đau đớn mà còn vô cùng phức tạp, đã làm suy nhược nguồn lực tinh thần người Anh.
Chủ nghĩa dân tộc, và dân túy, là động cơ đàng sau xu hướng Brexit. Vấn đề đáng nói ở đây là chủ nghĩa dân tộc và xu hướng dân túy không chỉ trổi lên tại Anh, mà tại Hoa Kỳ và hầu như khắp nơi. Tôi không bi quan, nhưng cũng không nhìn ra được một giải pháp lạc quan nào hiện ra ở chân trời trước mặt. Nếu các thế hệ hôm nay và kế tiếp không chịu tìm hiểu lịch sử, không biết những hy sinh mất mát trước đây để tái lập và sống chung trong hòa bình, thì chiến tranh, và kể cả thế chiến, là điều có thể sẽ không tránh được.
(Úc Châu, 26/05/2019)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?