Tin khắp nơi – 29/07/2019


Tin khắp nơi – 29/07/2019

Dan Coats: Giám đốc tình báo Mỹ

rời chính quyền Trump

Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, Dan Coats, trở thành nhân vật cao cấp mới nhất rời khỏi chính quyền Trump.
Tổng thống Donald Trump tweet rằng ông Coats sẽ từ chức vào giữa tháng Tám và ông sẽ đề cử nghị sĩ bang Texas John Ratcliffe thay thế chức vụ.
Ông nói ông Ratcliffe sẽ lãnh đạo và “truyền cảm hứng lớn lao cho đất nước” mà ông yêu thích.
Trump sa thải giám đốc truyền thông
Ông Trump ‘không đồng lõa với Nga’
Chính quyền Trump ‘thiếu năng lực và bấp bênh’, đại sứ Anh nói
Mueller: Trump ‘không hề được miễn tội’
Ông Coats và ông Trump thường xuyên xảy ra bất hòa về vấn đề Nga và Bắc Hàn.
Là giám đốc tình báo quốc gia, vai trò của ông Coats là giám sát tất cả 17 cơ quan tình báo Hoa Kỳ, bao gồm cả CIA và NSA.
Nhưng trong suốt nhiệm kỳ của mình, những đánh giá của ông Coats thường xuyên mâu thuẫn với tổng thống, người luôn chỉ trích các cơ quan tình báo.
Vào tháng Một, tổng thống đã gọi các chỉ huy tình báo của mình là thụ động và ngây thơ khi đánh giá về mối đe dọa do Iran gây ra.
Ông Coats là người mới nhất trong chuỗi các quan chức chính quyền Trump rời Nhà Trắng, trước đó còn có cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson.
Tại sao Mr Coats rời khỏi vị trí?
Trong lá thư từ chức của mình gửi cho tổng thống, ông Coats cho biết cộng đồng tình báo của Mỹ đã trở nên “mạnh hơn bao giờ hết” trong nhiệm kỳ hai năm rưỡi của mình.
“Vì vây, tôi tin rằng đã đến lúc tôi chuyển sang chương tiếp theo của cuộc đời mình,” ông viết.
Ông Coats cho biết vào tháng Hai, tổng thống đã yêu cầu ông ở lại vị trí này, nhưng sự khác biệt của họ về chính sách đối ngoại dường như không thể hòa giải được.
Cụ thể, họ đã bất đồng về sự can thiệp của Nga vào các cuộc bầu cử ở Mỹ, thỏa thuận hạt nhân Iran và những nỗ lực của ông Trump trong việc tái lập quan hệ với Bắc Hàn.
Trích dẫn một cựu quan chức tình báo cấp cao, Washington Post viết rằng ông Coats nhận ra sự ra đi của ông là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh mối quan hệ trúc trắc giữa ông và ông Trump.
Ông Coats nói với tờ báo cảm thấy bị tổng thống trói tay về các vấn đề an ninh quốc gia.
Năm ngoái, giám đốc tình báo đã thừa nhận rằng ông Trump không thông báo cho ông về cuộc gặp kín với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki.
“Khi đó, nếu ông ấy hỏi tôi nên tiến hành như thế nào, thì tôi đã gợi ý cho ông một cách khác”, ông Coats nói về hội nghị thượng đỉnh.
Ông đã bật cười ngạc nhiên khi nghe về chuyến thăm được đề xuất của Tổng thống Putin tới Nhà Trắng, và nói với đám đông tại một sự kiện: “Đó sẽ là sự kiện hết sức đặc biệt”.
Phản ứng của Dan Coats với tin tức về chuyến thăm của Putin vào tháng 7 năm 2018: “Đó sẽ là sự kiện hết sức đặc biệt…”
Quan điểm của ông Coats cũng khác với tổng thống trong vấn đề Bắc Hàn. Hồi tháng Một, ông Coats nói Quốc hội Bắc Hàn khó có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân, mâu thuẫn với tuyên bố của ông Trump rằng Bình Nhưỡng không còn là mối đe dọa.
Dan Coats là ai?
Ông Coats, cựu quan chức ngoại giao, từng là giám đốc tình báo Mỹ kể từ tháng 3/2017, là người kế nhiệm James Clapper.
Sinh ra ở Jackson, Michigan, ông Coats tốt nghiệp hai trường đại học chuyên ngành khoa học chính trị và luật trong thập niên 1960.
Ông từng là thượng nghị sĩ bang Indiana trong hai nhiệm kỳ, từ 1989 đến 1999, và từ 2011 đến 2017.
Ông Coats cũng từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Đức từ năm 2001 đến 2005 xen giữa các nhiệm kỳ của ông tại Thượng viện.
Ai sẽ là người thay thế?
Một người nổi bật, ủng hộ tổng thống và các chính sách của ông, ông Ratcliffe, từng là dân biểu tại Quận 4 của Texas kể từ năm 2015.
Ông Trump nói ông Ratcliffe là một “nghị sĩ rất được kính trọng”, người “sẽ lãnh đạo và truyền cảm hứng cho sự vĩ đại của đất nước mà ông yêu.
Nếu việc đề cử của ông được chấp thuận, quan điểm của ông Ratcliffe dự kiến sẽ hòa hợp với ông Trump hơn trong vai trò mới.
Thứ Tư tuần trước, ông Ratcliffe đã bảo vệ tổng thống trước lời khai của cựu cố vấn đặc biệt Robert Mueller, người phụ trách cuộc điều tra hai năm về can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016.
Trump sa thải ngoại trưởng, thay bằng giám đốc CIA
Công kích có phải là chiến lược tranh cử mới của Trump?
Ông Mueller nói rằng ông không miễn tội cho ông Trump về việc cản trở công lý, điều này là một phần trong cuộc điều tra của ông.
Ông Ratcliffe nói rằng cố vấn đặc biệt không có thẩm quyền “để xác định sự vô tội của Trump hoặc để miễn tội cho ông”.
Chỉ trích việc chỉ định ông Radcliffe, Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, ông Chuck Schumer nói rằng “rõ ràng Ratcliffe đã được chọn vì ông thể hiện lòng trung thành mù quáng với Tổng thống Trump thông qua hành động ‘nịnh bợ’ ở phiên điều trần Mueller”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49148358

Nổ súng tại hội chợ Gilroy Garlic Festival –

ít nhất 3 người chết, 15 bị thương

Tin từ North California – Vào hôm Chủ Nhật (28 tháng 7), một vụ nổ súng xảy ra, khiến ít nhất  ba người thiệt mạng và ít nhất 15 người khác bị thương tại lễ hội Gilroy Garlic Festival ở thành phố Gilroy, Bắc California (gần thành phố San Jose).
Cảnh sát cho biết tay súng đã sử dụng súng trường và vào bên trong lễ hội bằng cách cắt hàng rào để tránh lực lượng an ninh, bao gồm máy dò kim loại. Cảnh sát trưởng thành phố Gilroy, ông Scot Smithee cho hay một số nhân chứng đã trình báo họ nhìn thấy một nghi can thứ hai, nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu người đó có nổ súng hay không. Cảnh sát đã đối đầu với tay súng sau khi tiếng súng nổ ra khoảng một phút.
Theo KTLA, vụ nổ súng xảy ra trong ngày cuối cùng của lễ hội và âm nhạc thu hút hơn 100,000 người tham gia. Vào thời điểm đó, Ban nhạc TinMan vừa bắt đầu chơi nhạc khi tiếng súng vang lên. Ca sĩ Jack van Breen cho biết nhìn thấy một người đàn ông áo màu xanh lá cây, quấn khăn tay màu xám quanh cổ bắn vào khu ẩm thực bằng khẩu súng trường.
Trung tâm y tế của đại học Stanford đang tiếp nhận hai bệnh nhân trong vụ nổ súng tại lễ hội.   Trung tâm y tế Santa Clara Valley đã tiếp nhận năm nạn nhân. Điều kiện sức khỏe của những nạn nhân này vẫn chưa được công bố.
Chính quyền Gilroy đã đưa ra tuyên bố chính thức về vụ nổ súng, đồng thời xác nhận có ba người thiệt mạng và 15 người bị thương. Ngoài ra, cảnh sát đã bắn hạ tay súng. Hiện cảnh sát Gilroy và cơ quan thực thi pháp luật đang điều tra hiện trường.
Theo CNN dẫn lời ông Fred Tolvar, thành viên Hội đồng thành phố Gilroy, trong số những người thiệt mạng có một bé trai 6 tuổi tên Stephen Romero. Bà nội Maribel Romero của em cho biết con dâu và bà ngoại của bé Romero cũng bị bắn, và đang nằm bệnh viện.
Gilroy là thành phố trồng tỏi nổi tiếng nhất Cali. Cộng đồng gốc Việt nam-bắc Cali khá quen thuộc với thành phố này với những chuyến đi từ Quận Cam lên San Jose. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/no-sung-tai-hoi-cho-gilroy-garlic-festival-it-nhat-3-nguoi-chet-15-bi-thuong/

Mỹ: Cảnh sát truy lùng đồng phạm

vụ xả súng ở California

Hôm 29/7, cảnh sát truy lùng một đồng phạm trong vụ xả súng làm ba người chết, bao gồm một cậu bé 6 tuổi, tại một lễ hội ẩm thực ở bang California, theo Reuters.
Tay súng đã bị cảnh sát bắn chết trong vòng vài phút sau khi nổ súng vào tối ngày 28/7 tại sự kiện kéo dài 3 ngày có tên gọi Lễ hội Tỏi Gilroy, diễn ra ở phía đông nam thành phố San Jose.
Trong số những người thiệt mạng có một cậu bé 6 tuổi, Reuters dẫn các trang báo cho biết.
Hãng này cũng trích lời cảnh sát cho biết, 15 người bị thương, nhưng không rõ có bao nhiêu người bị bắn hoặc bị thương trong lúc mọi người tìm cách chạy thoát thân. Một phát ngôn viên của bệnh viện cho biết, một người đang trong tình trạng nguy kịch.
Ông Scot Smithee, Cảnh sát trưởng khu Gilroy, tối 28/7 cho biết rằng nghi phạm thứ hai “có liên quan” nhưng hiện chưa rõ mức độ đến đâu.
Ông Smithee nói rằng cảnh sát đã tìm thấy một khẩu súng trường tại nơi xảy ra vụ xả súng.
Cảnh sát cho biết nghi phạm đã cắt hàng rào để đi vào khu lễ hội nhằm tránh máy dò kim loại và hệ thống kiểm tra an ninh tại cổng vào lễ hội.
Kể từ năm 1979, Lễ hội Tỏi Gilroy là một sự kiện thường niên do các tình nguyện viên điều hành và được tổ chức ngoài trời tại Công viên Christmas Hill.
https://www.voatiengviet.com/a/my-canh-sat-truy-lung-dong-pham-vu-xa-sung-o-california/5019558.html

Bác bỏ đơn kiện

yêu cầu tờ Washington Post bồi thường $250 triệu

Theo tin từ ABC News, một thẩm phán liên bang vừa bác bỏ đơn kiện của gia đình một học sinh chống lại tờ Washington Post, vì tờ báo này đưa tin về cuộc xung đột giữa cậu học sinh với một nhà hoạt động người Hoa Kỳ bản địa tại Đài tưởng niệm Lincoln hồi tháng 1.
Nicholas Sandmann, nam sinh 16 tuổi của trường Trung học Công giáo Covington tại tiểu bang Kentucky đã trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện đoạn phim ghi lại cảnh anh chạm trán nhà hoạt động Nathan Phillips, trong khi được các bạn cùng lớp cổ vũ. Trong các đoạn video, ông Phillips được nhìn thấy đang đánh trống và hát. Ông bị một nhóm thanh thiếu niên vây quanh, trong đó có nam sinh Sandmann, đội một chiếc mũ đỏ với khẩu hiệu tranh cử của Tổng Thống Trump “Make America Great Again.” Ông Phillips cho biết nhóm thiếu niên này đã hét lên những lời lẽ xúc phạm ông, và video đã quay lại cảnh anh Sandmann đứng đối mặt với ông Phillips và mỉm cười.
Sau khi sự việc xảy ra, cha mẹ của Sandmann đệ đơn kiện cáo buộc tờ Washington Post “bỏ qua các tiêu chuẩn nhà báo vì muốn đăng những tin tức chống lại Tổng Thống Trump, bằng cách công kích những cá nhân ủng hộ Tổng Thống”, đồng thời yêu cầu tờ báo bồi thường 250 triệu mỹ kim. Sandmann cho biết thêm rằng anh đã nhận được những lời đe dọa sau những tin tức về cuộc chạm trán được đăng tải.
Vào thứ Sáu (ngày 26 tháng 7), thẩm phán liên bang giám sát vụ kiện đã bác bỏ vụ kiện, lập luận rằng mặc dù việc đưa tin của tờ Washington Post có thể là không chính xác, nhưng ý kiến của họ vẫn được Tu Chánh Án Thứ Nhất bảo vệ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bac-bo-don-kien-yeu-cau-to-washington-post-boi-thuong-250-trieu/

Quan chức quốc phòng Mỹ khuyến cáo thế giới

nên thận trọng về sự bành trướng quân sự

 đang tăng của TQ trong khu vực

Tại Diễn đàn An ninh ASPEN ở Colorado, Mỹhôm 18/7 vừa qua, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ (USINDOPACOM), Đô đốc Philip Davidson đã lên án việc Trung Quốc theo đuổi chính sách bành trướng ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo thế giới nên thận trọng về sự bành trướng quân sự đang tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Diễn đàn An ninh ASPEN là một diễn đàn chính sách chiến lược uy tín do Viện ASPEN tổ chức, quy tụ những chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực an ninh, đối ngoại hay các nhà lãnh đạo, học giả nổi tiếng. Phát biểu tại Diễn đàn năm nay, Đô đốc Philip Davidson chỉ trích Trung Quốc đã khoa trương sức mạnh để giành chủ quyền Biển Đông và làm ngơ đề xuất của Mỹ, đề nghị thiết lập một cơ chế liên lạc để giảm thiểu nguy cơ tính toán sai lầm, dẫn tới xung đột trên Biển Đông. Ông cho biết Washington và Bắc Kinh đang tiếp tục một “cuộc đối thoại” ở cấp quân sự, tuy nhiên theo ông, còn cần có một cơ chế liên lạc tránh khủng hoảng để giảm nguy cơ tính toán sai lầm. Đô đốc Philip Davidson nói: “Mỹ bấy lâu nay vẫn để ngỏ yêu cầu Trung Quốc mở đường dây liên lạc tránh khủng hoảng giữa Bộ Tư Lệnh Miền Nam của Mỹ vốn chịu trách nhiệm xử lý vấn đề Biển Đông với Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông Trung Quốc… nhưng họ chưa phản hồi”.
Trung Quốc và Mỹ đang đối đầu trong một cuộc tranh chấp về vấn đề triển khai quân sự trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bắc Kinh phản đối các hoạt động của Mỹ để bảo vệ tự do hàng hải trong Biển Đông, giữa lúc Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc tại Đông Nam Á bày tỏ quan tâm về sự bành trướng lực lượng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Đô đốc Philip Davidson khẳng định cam kết của Washington sẽ duy trì sự hiện diện quân sự tại vùng biển đang tranh chấp ở Đông Nam Á. Ông nói rằng Mỹ có mặt trong khu vực không phải để đòi chủ quyền mà là để giải quyết những sự tranh chấp một cách hòa bình và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói: “Nhiều quốc gia mạnh mẽ hậu thuẫn các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của chúng ta, bất chấp sự chống đối của Trung Quốc”, đồng thời lưu ý rằng 5 liên minh phòng thủ hỗ tương của Hoa Kỳ nằm trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Đô đốc Philip Davidson cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phụng Hòa đọc diễn văn tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 6/2019, trong đó ông Ngụy bênh vực việc quân sự hóa các bãi cạn trong các vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông là “quyền chính đáng của Trung Quốc”. Đô đốc Philip Davidson nói: “Không những Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phụng Hòa nói rõ rằng ông không tin Mỹ nên có mặt ở Châu Á và Tây Thái Bình Dương, mà về cơ bản, còn nói rằng châu Á không phải là của người châu Á mà là của người Trung Quốc”.
http://biendong.net/bien-dong/29571-quan-chuc-quoc-phong-my-khuyen-cao-the-gioi-nen-than-trong-ve-su-banh-truong-quan-su-dang-tang-cua-tq-trong-khu-vuc.html

Hoa Kỳ và Trung Cộng

sẽ đàm phán thương mại ở Thượng Hải

Tin từ Bắc Kinh/WASHINGTON – Theo tin từ Reuters, các nhà đàm phán thương mại của Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ chuyển đến Thượng Hải trong tuần này, để tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ một thỏa thuận đình chiến G20 vào tháng trước.
Hai bên đang gặp khó khăn trong việc giải quyết những khác biệt về cách kết thúc cuộc chiến tranh thương mại kéo dài một năm. Những kỳ vọng về tiến triển trong cuộc họp Thượng Hải kéo dài hai ngày là rất thấp. Vì vậy, các viên chức và doanh nghiệp chỉ hy vọng Washington và Bắc Kinh ít nhất có những cử chỉ “thiện chí”, và mở đường cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Các cử chỉ này bao gồm việc Trung Cộng mua hàng nông sản của Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán một số sản phẩm cho công ty kỹ thuật Huawei Technologies của Trung Cộng.
Vào hôm thứ Sáu (26/7), tổng thống Donald Trump cho biết ông nghĩ rằng Trung Cộng có thể sẽ không muốn ký kết một thỏa thuận thương mại cho đến sau cuộc bầu cử năm 2020, với hy vọng rằng họ có thể đàm phán các điều khoản có lợi hơn với một tổng thống Hoa Kỳ khác.
Trong hơn một năm, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp đặt hàng tỷ mỹ kim thuế lên hàng nhập cảng của nhau, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, và làm rung chuyển thị trường tài chính, trong cuộc tranh chấp về phương thức kinh doanh “chủ nghĩa tư bản nhà nước” của Trung Cộng với thế giới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-va-trung-cong-se-dam-phan-thuong-mai-o-thuong-hai/

Chương trình thắp sáng Nghị Viện vùng Bretagne

Tuấn Thảo
Nằm cách Paris khoảng 350 cây số về phía tây, thành phố Rennes là thủ phủ vùng Bretagne, Pháp. Một trong những biểu tượng quen thuộc nhất của Rennes chính là Nghị viện vùng Bretagne. Vào mỗi mùa hè và trong gần hai tháng từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8, công trình lịch sử này được thắp sáng lộng lẫy.
Nghị viện vùng Bretagne được xây vào đầu thế kỷ 17. Toà nhà có những đường nét rất cổ điển : những góc cạnh vuông vức làm cho du khách liên tưởng đến Tòa Thượng viện trong vườn Luxembourg ở Paris. Một điều cũng dễ hiểu do cả hai công trình lịch sử này đều do kiến trúc sư người Pháp Salomon de Brosse thiết kế xây cất. Tên gọi chính thức của toà nhà là “Palais du Parlement de Bretagne”, nằm ở trung tâm thành phố trên quảng trường chính (Place Royale) từng được khởi công xây cất vào năm 1618 và được hoàn tất vào năm 1655.
Điều đáng ghi nhận ở đây là công trình xây dựng này càng cổ xưa bao nhiêu, nghệ thuật làm đẹp toà nhà qua công nghệ mapping, chiếu hình ảnh video lên mặt tiền, lại càng tân thời bấy nhiêu. Về điểm này, Rennes có một lối tiếp cận khá hiện đại trong khi các chương trình chiếu ánh sáng tương tự tại các thành phố như Chartres hay là tại Reims chủ yếu gắn liền với bề dày văn hóa, cũng như lịch sử lâu đời, đôi khi lên tới hơn 800 năm tuổi của các công trình xây dựng. Điểm chung là các chương trình chiếu video ở đây hoàn toàn miễn phí, tại Rennes chương trình này kéo dài cho đến ngày 31/08/2019.
Dựa theo kịch bản của tác giả Yannick Jaulin (đến từ ngành kịch), đạo diễn Yves Gomez và nhà sản xuất kiêm giám đốc Benoit Quero của công ty Spectaculaires (Allumeurs d’Images) đã tìm cách kể một câu chuyện đơn giản mà hài hước, với những màn pha trò tinh nghịch hóm hĩnh và dùng cách vẽ giống như phim hoạt hình ba chiều, nhiều hơn là truyện tranh cổ điển.
Dĩ nhiên, công nghệ hình ảnh video luôn chiếm ưu thế, dựa vào sức lôi cuốn của đồ họa để thu hút khán thính giả, khiến cho nhiều người phải trầm trồ thán phục, nhưng phần âm thanh qua lời thoại và âm nhạc cũng khiến cho nhiều người xem khoái chí mỉm cười, vì nó gợi lại cho họ ít nhiều những kỷ niệm mùa hè.
Bộ phim video dài khoảng 20 phút xen kẽ nhiều hoạt cảnh dựa trên nhiều nền nhạc khác nhau. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt là bảng chữ cái A, B, C, D, E …. Mỗi chữ được minh họa bằng một biểu tượng hay kỷ niệm của mùa hạ. Chắc chắn là vào mùa nghỉ hè, khi dân Pháp lên đường đi nghỉ mát, hầu như ai cũng từng phải trải qua cảnh kẹt xe hàng giờ (B như Bouchon), đi biển mà lại quên mang theo khăn tắm (S như Serviette), dân thành thị về quê nên lúc đầu còn bỡ ngỡ trên chiếc xe đạp (V như Vélo) ….. Những hình tượng được dùng trong phim video rất đơn giản, do ban tổ chức muốn kể những câu chuyện phổ quát, sao cho dễ hiểu nhất đối với mọi người xem.
Được thành lập từ ba thập niên nay, công ty sáng tạo hình ảnh Spectaculaires (Allumeurs d’Images) đã thắp sáng Nghị Viện vùng Bretagne từ khoảng 10 năm qua. Mỗi năm, kể từ đầu mùa hè, người dân thành phố cũng như du khách nước ngoài hay đến từ các tỉnh thành khác, tụ tập lại với nhau khi trời bắt đầu sẫm tối (22g-22g30) gần quảng trường Toà thị chính, đối diện với nhà hát lớn thành phố Rennes, để chuẩn bị xem màn thắp sáng, chiếu video lên mặt tiền Nghị Viện vùng Bretagne.
Theo ông Benoît Pommier, trưởng ban truyền thông tòa thị chính Rennes, tính tổng cộng, chương trình này thu hút 150.000 khán giả vào mỗi mùa hè. Cũng như chương trình ‘‘Paris Plages’’ hay là ‘‘Cinema Paradiso’’ chiếu phim ngoài trời ở Viện bảo tàng Louvre tại thủ đô Paris, chương trình thắp sáng Nghị Viện vùng Bretagne cũng như nhiều sinh hoạt giải trí khác trong suốt mùa hạ là một hơi thở cần thiết cho dân thành thị nói chung và những người nào không có đủ phương tiện tài chính để đi nghỉ hè nói riêng.
Còn ông Michel Gauthier, phó chủ tịch hội đồng thành phố Rennes Métropole cho biết, chương trình này phần lớn do chính quyền địa phương tài trợ, với tổng chi phí lên đến 250.000 euro. Một mức đầu tư hiệu quả, vì nhờ vậy mà doanh thu ngành du lịch thành phố Rennes được nhân lên gấp đôi, đặc biệt trong suốt hai tháng hè.
Tựa như một tủ kính trưng bày, Nghị Viện vùng Bretagne thu hút thêm rất nhiều khách tham quan ban ngày cũng như ban đêm. Đa số du khách thường tự tổ chức chuyến thưởng ngoạn Rennes, dựa theo một lộ trình đặc biệt để khám phá nhiều góc phố tiềm ẩn trong đó có tháp cổ Duchesne hay nhà nguyện Saint-Yves có từ thế kỷ 15.
http://vi.rfi.fr/phap/20190729-chuong-trinh-thap-sang-nghi-vien-vung-bretagne

Ý vẫn cấm cửa thuyền nhân :

131 người không được lên bờ

Mai Vân
Tàu tuần duyên Ý Gregoretti đã được phép cập bến cảng Augusta, tại đảo Sicilia, vào sáng sớm hôm qua 28/07/2019. Nhưng Rôma không cho thuyền nhân lên bờ, muốn đợi một thỏa thuận của Châu Âu về việc đón nhận số người này.
Tổng cộng có 140 người đi từ Libya trên hai chiếc thuyền đã được tàu cá và tàu tuần duyên Ý vớt tối thứ Năm 25/07, ngày mà hơn 100 thuyền nhân khác bị chết và mất tích vì tàu bị đắm ngoài khơi Libya.
Họ được chuyển lên tàu tuần duyên Gregoretti. Chín người, trong đó có một phụ nữ có thai, được chuyển đến đảo Lampedusa vì lý do sức khỏe.
Những người còn lại, 131 người, cùng với thủy thủ đoàn chiếc Gregoretti, thì từ hôm qua, đã phải ở bến cảng “NATO” tại cảng quân sự Augusta để chờ đợi quyết định của chính quyền trung ương.
Thông tín viên RFI tại Roma Anne Le Nir tường thuật :
Giống như đối với trường hợp một chiếc tàu tuần duyên khác vào tháng 8/2018 – tàu Diocci, đã bị kẹt 5 ngày ở cảng Catane – bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini đã không cho thuyền nhân tàu Gregoretti lên bờ chừng nào mà chưa có được một thỏa thuận liên đới của Liên Hiệp Châu Âu.
Năm ngoái, ông đã phải bật đèn xanh vì Giáo Hội Công Giáo Ý đã đứng ra gánh vác việc đón tiếp 150 thuyền nhân được cứu vớt.
Lần này thì Roma muốn trắc nghiệm thỏa thuận giữa 14 nước Châu Âu về một cơ chế phân chia đón nhận thuyền nhân mà tổng thống Pháp Macron thông báo ngày 22/07, sau cuộc họp bị ông Salvini tẩy chay. Nhân vật này luôn chỉ trích trục Paris – Berlin trên vấn đề di dân.
Bộ trưởng Nội Vụ, được sự ủng hộ của toàn chính phủ Ý, khẳng định là số 131 thuyền nhân chỉ được rời khỏi tàu Gregoretti khi Ủy Ban Châu Âu nói rõ số quốc gia sẵn sàng đón họ.
Phản ứng của Châu Âu
Thông điệp của bộ trưởng Nội Vụ Ý Salvini dường như đã được Ủy Ban Châu Âu lắng nghe. Theo thông tín viên RFI tại Bruxelles, Laxmi Lota, phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu, đã giải thích hôm qua là “Ủy Ban đang liên lạc với các nước thành viên để tiếp nhận thuyền nhân. Việc này Ủy ban đã làm nhiều lần trong quá khứ trong những trường hợp tương tự.”
Nếu không có một cơ chế liên đới ở cấp châu Âu, giải pháp trong trường hợp tàu bị chặn trước đây là thương lượng với từng quốc gia để đón tiếp thuyền nhân. Với vụ tàu Gregorettti, thủ tướng Ý Salvini đang thử thách tổng thống Pháp về cơ chế liên đới mà ông Macron  thông báo vào đầu tuần trước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190729-y-van-ca%CC%81m-cu%CC%89a-thuye%CC%80n-nhan-131-nguo%CC%80i-khong-duo%CC%A3c-len-bo

Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny lại vào tù

sau khi phải nhập viện

Một bác sỹ điều trị cho ông Alexei Navalny, nhân vật đối lập nổi bật nhất ở Nga, nói rằng ông đã được cho xuất viện.
Ông Navalny, người bị bắt giữ hồi tuần trước, nay bị đưa từ bệnh viện trở lại nhà tù.
Hàng ngàn người biểu tình tại Moscow đòi bầu cử công bằng
Nga ngừng bay tới Georgia sau vụ ‘sỉ nhục Putin’
Ông Putin nói gì về cuộc chiến Liên Xô ở Afghanistan?
Ông Navalny lâm bệnh trong tù vào hôm Chủ Nhật.
Tin ban đầu nói ông bị phản ứng dị ứng cấp tính khiến mặt bị phù, các vấn đề về mắt và nổi mẩn trên người.
Tuy nhiên, bác sĩ riêng của ông Navalny cho biết hôm Chủ nhật là ông chưa từng bao giờ bị dị ứng, và rằng ông có thể đã bị tiếp xúc với “một dạng chất độc”.
Nhóm y bác sỹ của ông nói rằng họ đã có thể gặp ông vào ngày thứ Hai, và đã thu xếp lấy mẫu tóc và áo thun của ông để kiểm tra độc lập.
Ông Navalny bị bỏ tù 30 ngày cuối tuần trước sau khi kêu gọi biểu tình không phép vốn diễn ra vào ngày thứ Bảy.
Ông Putin năng động mà vẫn bị dân ‘ít tin hơn’
Dân Nga bi quan, Kremlin nhờ người giải thích
Tới 20% dân Nga ‘muốn di cư’ sang nước khác
Gần 1.400 người bị giam giữ trong các cuộc biểu tình phản đối việc loại các ứng cử viên đối lập ra khỏi các cuộc bầu cử địa phương.
Liên minh châu Âu chỉ trích việc chính quyền sử dụng vũ lực quá tay chống lại người biểu tình và nói hành động này làm suy yếu các “quyền biểu đạt, tự do hội họp và lập hội cơ bản”.
Truyền thông cho hay khoảng 20 người, bao gồm các nhà báo, cũng bị bắt giữ sau khi tụ tập bên ngoài bệnh viện của nhà tù vào đêm Chủ nhật, nơi ông Navalny đang được điều trị.
Chúng ta biết gì về tình trạng của ông Navalny?
Khi ở trong tù cuối tuần qua, ông Navalny được cho là bắt đầu bị phù mặt, chảy nước mắt và nổi mẩn trên người, theo bác sĩ cá nhân của ông là bà Anastasia Vassilieva.
Bà Vassilieva cũng cho biết trước đó rằng không có thành viên nào trong gia đình của nhân vật đối lập hoặc các luật sư được thông báo về việc chẩn đoán bệnh đối với ông Navalny.
Bà Vassilieva phàn nàn trên Facebook rằng đã bị cấm thăm ông Navalny. Nhưng dựa trên những gì bà đã thấy ông “qua một cánh cửa” thì bà nói rằng ông có thể đã bị ảnh hưởng bởi một “hóa chất từ một người thứ ba”.
Bà nói rằng việc nghi ngờ của bà có thêm cơ sở bởi “một số quan chức… có hành vi lạ”.
“Không ai đang tìm hiểu nguyên nhân [của bệnh], các bác sĩ bị từ chối tiếp xúc. Toàn là sự dối trá,” bà viết hôm Chủ nhật.
Alexei Navalny là ai?
Nhân vật 43 tuổi được biết đến ở Nga như một nhà vận động chống tham nhũng trong quần chúng.
Ông đã lãnh đạo các cuộc biểu tình đường phố lớn nhất tại Nga chống lại Tổng thống Putin vào năm 2011 và đã nhiều lần bị bỏ tù, thường là vì ông tham gia vào các biểu tình trái phép.
Ông Navalny bị bỏng nghiêm trọng bên mắt phải của mình vào năm 2017 sau khi ông bị tấn công bằng thuốc nhuộm sát trùng.
Ông đã nỗ lực ra tranh cử tổng thống năm ngoái nhưng đã bị cấm vì bị buộc tội gian lận trước đó trong một vụ mà ông nói là có động cơ chính trị.
Điều gì đã xảy ra trong cuộc biểu tình?
Hàng ngàn người Nga xuống đường vào thứ Bảy tuần trước đòi có cuộc bầu cử công bằng. Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi 30 ứng cử viên đối lập bị cấm ra tranh cử trong các cuộc bỏ phiếu địa phương tháng Chín này.
Giới chức cho biết các ứng viên đã thất bại trong việc thu thập đủ chữ ký hợp lệ để tranh cử, nhưng các nhóm đối lập cho rằng việc ngăn chặn là có động cơ chính trị.
Ông Navalny đã giúp tổ chức các cuộc biểu tình. Giới chức Nga cho biết họ đã bị bắt giữ gần 1.400 người, kể như một trong những vụ bắt giữ qui mô nhất trong những năm gần đây.
Hình ảnh hôm thứ Bảy cho thấy cảnh sát chống bạo động đẩy lùi đám đông từ văn phòng của thị trưởng ở trung tâm Moscow.
Một số người biểu tình bị chảy máu, trong khi ít nhất hai nhân viên thuộc lực lượng an ninh bị thương ở mắt do bị phun hơi cay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49151210

Người Nga cảnh giác kết thân với TQ

Chuyên gia Nga cho rằng việc của Nga là ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị-quân sự nói chung, nhưng không thể bị lôi kéo vào các cuộc xung đột.
Cảnh giác trước sự thân mật
Quan hệ song phương Nga-Trung được đánh giá trong giai đoạn “thân mật” chưa từng có. Hai bên có sự hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quân sự, năng lượng…Tuy nhiên, nhiều người Nga chưa hẳn đã vui mừng với thực tế này.
Tờ Quan điểm của Nga mới đây có bài phân tích, trong đó dẫn ý kiến đánh giá của Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược về Trung Quốc Aleksei Maslov cho rằng, trong Sách Trắng quốc phòng vừa công bố, Trung Quốc lần đầu tiên khẳng định rõ trạng thái quan hệ hữu nghị với Nga trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.
Ông đánh giá, điều này cho thấy hai nước đang chuyển động về hướng hình thành liên minh chính trị quân sự, không chỉ thể hiện trên giấy, mà còn là chiến lược đã được định hình rõ ràng của Trung Quốc.
Về phần Nga, tờ Quan điểm cho rằng, việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc đã được xác định trong học thuyết quốc phòng Liên bang Nga, trong đó Moscow ưu tiên hợp tác với Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Nga, việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Trung Quốc có thể mang lại ưu thế hơn so với hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và công nghệ.
Chuyên gia Nga cho rằng việc của Nga là ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị-quân sự nói chung, nhưng không thể bị lôi kéo vào các cuộc xung đột.
Quan hệ song phương Nga-Trung được đánh giá trong giai đoạn “thân mật” chưa từng có. Hai bên có sự hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quân sự, năng lượng…Tuy nhiên, nhiều người Nga chưa hẳn đã vui mừng với thực tế này.
Tờ Quan điểm của Nga mới đây có bài phân tích, trong đó dẫn ý kiến đánh giá của Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược về Trung Quốc Aleksei Maslov cho rằng, trong Sách Trắng quốc phòng vừa công bố, Trung Quốc lần đầu tiên khẳng định rõ trạng thái quan hệ hữu nghị với Nga trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.
Ông đánh giá, điều này cho thấy hai nước đang chuyển động về hướng hình thành liên minh chính trị quân sự, không chỉ thể hiện trên giấy, mà còn là chiến lược đã được định hình rõ ràng của Trung Quốc.
Về phần Nga, tờ Quan điểm cho rằng, việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc đã được xác định trong học thuyết quốc phòng Liên bang Nga, trong đó Moscow ưu tiên hợp tác với Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Nga, việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Trung Quốc có thể mang lại ưu thế hơn so với hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và công nghệ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Moscow vào tháng 6/2019 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược Nga-Trung trong thời đại mới, trong đó khẳng quyết tâm làm sâu sắc lòng tin và đưa quan hệ quốc phòng hai nước lên tầm cao mới.
Năm ngoái, Nga đã tổ chức cuộc tập trận lớn nhất thời kỳ hậu Xôviết. Trung Quốc đã cử 3.200 binh sĩ và trang thiết bị tham gia cuộc tập trận này. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tham dự với tư cách là đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây cũng là cuộc tập trận quy mô nhất từ trước tới nay có sự tham dự của quân nhân Nga-Trung.
Tờ Quan điểm nhận định điều này thể hiện sự xích lại gần nhau giữa quân đội của hai quốc gia được coi là mạnh nhất khu vực châu Á, nhưng cũng làm dấy lên lo ngại từ các quốc gia láng giềng trong khu vực. Bên cạnh đó, tờ báo dẫn lời ông Maslov nhấn mạnh Nga cần chú ý tới việc Trung Quốc xác định các tình huống sử dụng sức mạnh quân sự ở trong và ngoài nước.
Ông Maslov nói: “Ví dụ trường hợp tuần tra chung với Trung Quốc vừa diễn ra gần đây trên biển Nhật Bản có thể dẫn đến việc quan hệ của chúng ta với Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trở nên căng thẳng. Trung Quốc có mối quan hệ khá phức tạp với hai quốc gia này, còn chúng ta thì có quan hệ tốt”.
Chuyên gia Nga cho rằng việc của Nga là ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị-quân sự nói chung, nhưng không thể bị lôi kéo vào các cuộc xung đột mà có thể tổn hại lợi ích của Nga.
Trong khi đó, bình luận về việc Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc mới đây không coi Mỹ là kẻ thù, chuyên gia Maslov cho rằng đó là đặc tính ngoại giao của Bắc Kinh. Cách xác định như vậy cho phép Trung Quốc có thể mềm mỏng hơn trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Không để bị lợi dụng
Đáng chú ý, tờ Quan điểm của Nga còn phân tích sâu hơn về tác động từ mối quan hệ quân sự ngày càng chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc đối với tình hình ở khu vực Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương và cả tình hình Biển Đông.
Theo đó, việc Nga chấp nhận một mối quan hệ quân sự sâu sắc hơn với Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng tới tiến trình đàm phán Nga-Nhật về hiệp ước hòa bình và vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Điều này có thể xuất phát từ thực tế Nga thiếu niềm tin đối với liên minh Mỹ-Nhật. Moscow ngày càng quan ngại việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản nhằm chống lại Nga, đồng thời lo ngại sức mạnh quân sự, hải quân ngày càng gia tăng của Nhật Bản, không loại trừ kịch bản phía Nhật sử dụng vũ lực để đoạt lại các đảo thuộc quần đảo Kuril có vị trí chiến lược mà Nga tuyên bố chủ quyền từ sau Thế chiến II.
Theo tờ Quan điểm, trong cuộc xung đột tiềm tàng này, Nga tính đến sự hỗ trợ và ủng hộ của Trung Quốc.
Tàu chiến Trung Quốc thực hành bắn trong một cuộc tập trận chung với hải quân Nga
Tờ báo Nga cho rằng việc liên minh với Nga mang lại cho Bắc Kinh chỗ dựa trong việc đối phó với chiến lược kìm chế mà Mỹ đang tiến hành với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trong quá khứ đã có không ít lần Bắc Kinh thử thách lòng tin và phản ứng của Moscow khi có những bước đi khiêu khích ở Biển Đông. Không loại trừ Trung Quốc sẽ lợi dụng liên minh với Nga để có những đòi hỏi chủ quyền quá đáng và những hành động khiêu khích hơn ở Biển Đông.
Tờ báo Nga nhấn mạnh, trong tình này, Nga sẽ một mặt chủ trương bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh chung ở Biển Đông, một mặt sẽ không để bên nào lôi kéo vào xung đột. Đặc biệt, trong các tuyên bố chính thức Nga mong muốn duy trì quan hệ với cả hai đối tác chủ chốt là Việt Nam và Trung Quốc.
Tờ Quan điểm nêu đề xuất, trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã có với Nga, các cơ quan liên quan của Việt Nam cần tăng cường các cuộc tiếp xúc ở cấp cao, cần đề nghị phía Nga cung cấp thời gian, địa điểm, kế hoạch dự kiến những hoạt động sẽ tiến hành với phía Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm các hoạt động tuần tra, thăm dò, khảo sát, đồng thời chủ động nắm tình hình và sẵn sàng ứng phó với những tình huống mới có thể nảy sinh trong tương lai gần.
Mỹ có ngán ngại mối quan hệ khăng khít Nga-Trung
Trong khi giới phân tích Nga tỏ ra cảnh giác, các chuyên gia phương Tây, dù với bất kỳ ý đồ nào, cũng nhiều lần cảnh báo Nga về mối quan hệ với Trung Quốc.
Tờ Foreign Affairs của Mỹ mới đây đã tỏ ra hoài nghi về mối quan hệ liên minh Nga-Trung bền vững. Tờ báo Mỹ nhắc lại sự kiện vào tháng 3/1969, quân đội Trung Quốc phục kích và tiêu diệt một đội tuần tra biên giới của Liên Xô trên một hòn đảo gần biên giới Trung-Nga. Sau 50 năm, nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại tin chắc rằng một liên minh chống Mỹ giữa hai nước đang xuất hiện, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng hơn, hợp tác kinh tế, chính sách đối ngoại và quân sự giữa Trung Quốc và Nga chưa đủ ấn tượng.
Foreign Affairs tin rằng lịch sử quan hệ Nga-Trung đầy bất trắc và hai nước đóng vai trò vô cùng khác nhau trong nền kinh tế thế giới, tạo ra một sự khác biệt gần như không thể tránh khỏi trong các mục tiêu của mỗi nước. Do đó, các báo cáo về liên minh Nga-Trung đã bị thổi phồng lên nhiều.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29556-nguoi-nga-canh-giac-ket-than-voi-tq.html

Căn cứ Incirlik :

Lá chủ bài của Ankara để đối đầu Mỹ

Minh Anh
Các lời đe dọa cũng như quyết định gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình chế tạo chiến đấu cơ F-35 của Mỹ không làm Ankara rúng động. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hệ thống tên lửa phòng không S-400 mua từ Nga có thể sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2020. Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lại dám đương đầu với Mỹ trong vụ này ?
Theo nhận định của giới chuyên gia, câu trả lời nằm ở căn cứ quân sự Incirlik. Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga đang đặt Hoa Kỳ và thậm chí khối NATO trong thế khó xử. Bởi vì, theo đô đốc James Stavridis, cựu tư lệnh lực lượng liên minh tại châu Âu, trên kênh MSNBC hồi tháng 8/2018, « mất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một sai lầm địa chính trị vô cùng to lớn ».
Là thành viên của khối NATO từ năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm một vị trí chiến lược quan trọng cho phép kiểm soát lối vào vùng Biển Đen và trong một chừng mực nào đó có thể ngăn cản tầu chiến Nga thâm nhập Địa Trung Hải.
Khối NATO tận dụng được địa thế của Thổ Nhĩ Kỳ, mà căn cứ không quân Incirlik là một trường hợp điển hình. Đây là nơi cất giữ các loại bom hạt nhân chiến thuật B-61, đóng giữ một vai trò quan trọng trong các chiến dịch liên quân chống quân thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tại đây còn có hệ thống radar báo động tân tiến Kurecik.
Quyết định gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình chế tạo F-35 chỉ là một biện pháp tối thiểu. Trên thực tế, Hoa Kỳ có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế mà luật CAATSA [Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act] cho phép. Theo luật này, Washington được quyền trừng phạt những quốc gia nào ký hợp đồng mua vũ khí của Nga.
Thế nhưng, khả năng này khó có thể áp dụng cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlüt Çavuşoğlu không ngần ngại đe dọa : « Nếu Hoa Kỳ thể hiện thái độ thù nghịch đối với chúng tôi, chúng tôi sẽ đi trước một bước ». Một cách cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trục xuất lính Mỹ ra khỏi căn cứ Incirlik hoặc hạn chế tầm hoạt động của hệ thống radar Kurecik.
Trang mạng thông tin về quân sự Opex360 nhắc lại đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ dùng căn cứ Incirlik để dọa dẫm các đồng minh. Năm 2017, vào lúc căng thẳng giữa Ankara và Berlin gia tăng, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các nghị sĩ Đức đến thăm nhóm binh sĩ Đức có mặt tại căn cứ này để vận hành 6 chiếc tiêm kích Panavia Tornado ECR trong khuôn khổ liên quân chống thánh chiến.
Trong bối cảnh này, căn cứ Incirlik đối với Mỹ và các nước thành viên khác của NATO là một vấn đề thật sự nan giải. Nên chăng đã đến lúc tìm một căn cứ khác để thay thế Incirlik ? Đây cũng chính là điều Lầu Năm Góc đang trăn trở từ nhiều tháng nay.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190729-can-cu-incirlik-la-chu-bai-cua-ankara-de-doi-dau-my

Mêkông :

Mối nguy từ các đập thủy điện ở thượng nguồn

Thùy Dương
Trải dài hơn 4.800 km, sông Mêkông có hệ đa dạng sinh thái nước ngọt lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau hệ sinh thái Amazone, với 1.300 loài cá.
Tại Đông Nam Á, có 70 triệu người, thuộc hơn 100 nhóm sắc tộc sống ở lưu vực sông Mêkông, trong đó có 85% kiếm sống trực tiếp từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông Mêkông. Nói cách khác, sông Mêkông giữ vai trò sống còn đối với 60 triệu người trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện giờ, tương lai của hạ nguồn sông Mêkông, đoạn chảy qua các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, đang nằm trong tay các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hãng tin Anh Reuters ngày 24/07/2019 trích dẫn chuyên gia Premrudee Deoruong của tổ chức bảo vệ môi trường Laos Dam Investment Monitor tại Lào, theo đó « hiện giờ, Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn dòng sông » và « từ nay, có một mối lo ngại là dòng sông sẽ bị các nhà khai thác đập thủy điện kiểm soát ».
Mực nước sông Mêkông thấp kỷ lục tại Thái Lan
Hiện giờ đang là giữa mùa mưa tại Thái Lan, nhưng mực nước sông Mêkông đoạn chảy qua Thái Lan lại ở mức thấp chưa từng có tính từ một thế kỷ qua. Tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan, mực nước sông Mêkông xuống chỉ còn 1.5m, mức thấp nhất trong suốt 100 năm qua, so với mực nước 12m cùng kỳ năm ngoái và mức trung bình 8m hàng năm. Còn ở Nong Khai, mực nước này là 80cm, so với mức 1,5 m của năm 2018.
Một ngư dân làng chài gần 60 năm qua trên sông Mêkông cho Reuters biết là những gì ông chứng kiến năm nay chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ. Các ngư dân giờ đây chỉ đánh được cá nhỏ, bởi vì mực nước xuống thấp như vậy thì không thể có cá to.
Theo Cơ quan quốc gia về nguồn tài nguyên nước, mực nước ở 18 hồ chứa nước cung cấp cho các cánh đồng lúa nước ở miền trung và miền đông Thái Lan chỉ đạt 30%, không đảm bảo đủ lượng nước cho hoạt động trồng lúa nước. Trongn khi cách nay một năm, vào tháng 08/2018, 11 trong số những hồ nước trên đã tích đầy nước.
Đúng là mực nước sông Mêkông và các hồ chứa nước xuống thấp như vậy là do mưa ít, hạn hán nghiêm trọng nhất trong suốt thập kỷ gần đây. Theo trạm thủy văn tỉnh Nakhon Phanom, lượng nước mưa trung bình năm 2019 chỉ đạt 90mm/m3 so với mức 300mm/m3 hồi năm 2018.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khoa học và cư dân trong vùng lo ngại là đợt hạn hán này đặc biệt nghiêm trọng hơn, do các đập thủy điện ở thượng nguồn tạo ra những biến đổi lớn không thể đảo ngược trên dòng sông vốn là nguồn cung cấp nước cho một trong những khu vực trồng lúa nước lớn nhất Đông Nam Á.
Mối nguy từ các đập thủy điện Trung Quốc và Lào
Hiện tại, trên sông Lan Thương (đoạn Mêkông chảy qua Trung Quốc), Trung Quốc đã có 11 đập thủy điện, với tổng sản lượng điện 21.300 megawatt. Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn đang lên kế hoạch xây thêm 8 đập ở lưu vực sông, cả ở dòng chính và trên các nhánh phụ. Trung tâm Stimson, trụ sở tại Washington, ước tính những đập này có thể tạo thêm 6.000 megawatt điện cho Trung Quốc.
Các đập thủy điện tại Lào nhiều, nhưng có quy mô nhỏ hơn so với Trung Quốc : 64 đập hiện mang lại sản lượng chưa tới 6.000 megawatt điện, nhưng 63 đập khác đang được xây dựng hoặc được lên kế hoạch xây dựng. Với tham vọng trở thành nguồn cung cấp năng lượng tại châu Á, Lào còn đề xuất xây thêm hơn 300 đập. Kế hoạch này có thể khiến sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện của Lào trên sông Mêkông vượt Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 07, cơ quan khai thác đập thủy điện Cảnh Hồng của Trung Quốc thông báo giảm xả ½ lượng nước để phục vụ công tác bảo trì trên đoạn sông Mêkông trên lãnh thổ Trung Quốc .
Một nguyên nhân khác là đập thủy điện Xayabury, do một công ty Thái Lan xây dựng tại Lào để cấp điện cho Thái Lan, đã bắt đầu được thử nghiệm từ ngày 15/07.
Vì thiếu nước tưới, chính quyền Thái Lan đã phải yêu cầu nông dân ngưng trồng thêm lúa. Bộ Ngoại Giáo Thái Lan cho Reuters biết họ đã mời đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan đến thảo luận về các biện pháp khắc phục khủng hoảng nước trên sông Mêkông do biến đổi khí hậu và hạn hán. Thái Lan cũng đã kêu gọi Lào mở đập Xayaburi xả nước xuống hạ lưu sông Mêkông. Bộ Ngoại Giao Thái Lan sau đó thông báo Trung Quốc và Lào đã xả nước từ các đập thủy điện và mực nước sông Mêkông tại tỉnh Nakhon Phanom đã dâng lên.
Tuy nhiên, trước đó đại sứ quán Trung Quốc không hồi đáp đề nghị bình luận về tình trạng hạn hán. Còn các chuyên gia môi trường cho rằng tình trạng thiếu nước bất thường như vậy là dấu hiệu đáng ngại cho tương lai của sông Mêkông và hệ động thực vật gắn với dòng sông này.
Trang mạng của cộng đồng người Pháp và người nói tiếng Pháp Le petit journal tại Thái Lan hôm nay cho biết các nhà đấu tranh vì môi trường sinh thái hôm thứ Sáu 26/07 đã đệ đơn kiến nghị lên Tòa hành chính tối cao đề nghị chính phủ Thái Lan đình chỉ các dự án mua điện được sản xuất từ đập thủy điện Xayabury tại Lào. Theo dự kiến, đập này sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/2019 với sản lượng điện 1.220 megawatt.
Nỗi lo của ngư dân
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF cảnh báo khả năng di cư của các loài cá bị xáo trộn, vì các đập thủy điện tác động lên chu kỳ tự nhiên của dòng chảy. Vì thế, WWF kêu gọi hoãn khai thác đập Xayabury cho đến khi có kết quả nghiên cứu mới về tác động của đập này.
Pianporn Deetes giám đốc chiến dịch tại Thái Lan của tổ chức Sông Ngòi Quốc Tế International Rivers than phiền là người ta chỉ quan tâm đến việc khai thác sông Mêkông vì mục đích làm thủy điện, còn cuộc sống và quyền lợi của những người khác sống phụ thuộc vào sông Mêkông đã bị gạt ra ngoài lề.
Theo chuyên gia này, chính tuyên bố của Trung Quốc là các đập thủy điện có thể giúp điều chỉnh mực nước sông Mêkông ở hạ nguồn theo hướng cung cấp thêm nước trong mùa khô và đến mùa mưa thì giữ nước lại đã gây lo ngại về việc con người đang can thiệp vào chu kỳ tự nhiên của sông Mêkông. Việc cố gắng tác động vào dòng chảy của sông qua việc xả nước đập thủy điện có thể tạo ra những thay đổi khó lường.
Hồi tháng 05/2019, tạp chí khoa học Nature trích dẫn kết quả một công trình nghiên cứu của thế giới về tác hại của thủy điện đối với sông ngòi, theo đó tình trạng trên sông Mêkông là đặc biệt nghiêm trọng. Giáo sư Bernhard Lehner, thuộc đại học Canada McGill, cho AFP biết là tính trung bình, ngư dân hàng năm đánh bắt được hơn 1 triệu tấn cá nước ngọt từ sông Mêkông, nhưng hiện giờ có quá nhiều đập thủy điện dự kiến được xây dựng và điều này sẽ rất có thể tác động tiêu cực tới sự sinh sôi phát triển của rất nhiều loài cá.
Hiện nay, ở hạ nguồn sông Mêkông, do không còn nhiều cá to, nhiều ngư dân đã buộc phải dùng những loại lưới có mắt lưới nhỏ hơn để đánh bắt cá nhỏ. Dù không còn thu được nhiều cá như trước đây, nhưng các ngư dân không còn lựa chọn nào khác, vì họ không có nghề nào khác và cũng không có đất để trồng trọt. Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào dòng sông. Mà dòng chảy tự nhiên của sông Mêkông thì nay đang bị tác động ngay chính từ thượng nguồn, đặc biệt là các đập thủy điện khổng lồ của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190729-ha-nguon-song-mekong-moi-nguy-tu-cac-dap-thuy-dien-o-thuong-nguon

Abe ‘không chắc’

gặp Tổng thống Nam Hàn vào tháng 9

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhiều khả năng sẽ không gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in tại kỳ họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/2019, tờ Sankei đưa tin.
Đây là chỉ dấu mới nhất về mối quan hệ mờ nhạt giữa hai đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ.
Bắc Hàn, Nam Hàn gặp rào cản ngôn ngữ?
Nam Hàn yêu cầu Nhật đừng loại nước này khỏi ‘danh sách trắng’
‘Cuộc tuần tra chung’ của Nga và TQ khiến Hàn Quốc và Nhật Bản điều chiến đấu cơ
Ông Abe sẽ không tổ chức hội đàm với Moon trừ khi Seoul có những động thái tích cực về người lao động bị cưỡng bức thời Thế chiến hai và các vấn đề khác, nhật báo của Nhật cho biết hôm 29/7.
Abe cũng sẽ từ chối gặp Moon trong các dịp khác, gồm hội nghị Asean vào tháng 10 và hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11 với lý do tương tự, tờ Sankei cho hay.
Quan hệ giữa Nhật và Nam Hàn được cho là ở mức thấp nhất từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1965 khi hai bên bất đồng về việc bồi thường cho những lao động bị cưỡng bức thời chiến và hạn chế xuất khẩu gần đây do Tokyo áp đặt.
Nhật thắt chặt các hạn chế xuất khẩu sang Nam Hàn các vật liệu công nghệ cao quan trọng được dùng trong sản xuất chip và màn hình, với lý do được mô tả là “không quản lý hiệu quả” các mặt hàng nhạy cảm.
Việc hạn chế xuất khẩu được coi là phản ứng trước phán quyết của tòa án Nam Hàn yêu cầu các công ty Nhật bồi thường cho những người lao động bị cưỡng bức trong thời chiến.
Nhật nói rằng quyết định này đã vi phạm luật pháp quốc tế vì vấn đề bồi thường đã được giải quyết theo hiệp ước năm 1965 về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia sau Thế chiến hai.
“Đây có thể là điều tồi tệ nhất từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao,” tờ Sankei dẫn một nguồn tin ẩn danh.
Ông Abe và ông Moon cũng đã không hội đàm bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka hồi tháng trước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49148408

Đài Loan tập trận bắn đạn thật

sau khi Trung Quốc tuyên bố tập trận

Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chung Shan của quân đội Đài Loan vừa tập trận bắn đạn thật hôm thứ Hai, ngày 29/7 ở căn cứ ven biển thuộc hạt Bành Hồ. Hãng tin CAN của Đài Loan trích tin từ Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết như vậy.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, trong cuộc tập trận diễn ra một ngày, tên lửa được bắn ra ở khoảng cách 250 km từ căn cứ Jiupeng vào vùng nước phía đông Đài Loan ở độ cao không giới hạn.
Trước đó, vào ngày 24/7, Đài Loan cũng thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật tại căn cứ Jiupeng. Tại cuộc tập trận này, tên lửa được bắn lên trời vào đất liền ở vùng ngoài khơi hạt Yilan.
Trong khi đó, hãng tin Reuters hôm 29/7 trích nguồn từ cơ quan an toàn hàng hải của Trung Quốc cho biết quân đội Trung Quốc bắt đầu thực hiện các cuộc tập trận trong tuần này tại vùng biển gần Đài Loan.
Tờ Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 29/7 trích thông tin từ giới chức chính phủ cho biết quân đội nước này bắt đầu tập trận ở biển Hoa Đông vào lúc 6 giờ chiều ngày Chủ Nhật, 28/7 và sẽ kéo dài đến 6 giờ chiều ngày thứ Năm, 1 tháng 8.
Hoa Đông là vùng biển Trung Quốc đang có những tranh chấp về chủ quyền với Nhật  Bản.
Theo Global Times, cuộc tập trận ở Biển Đông bắt đầu vào 6 giờ sáng thứ Hai, ngày 29/7 và dự kiến kéo dài đến 6 giờ chiều ngày thứ Sáu, 2 tháng 8.
Hai khu vực tập trận của  Trung Quốc nằm trong vùng nước ở phía bắc và tây của Đài Loan.
Cơ quan an toàn hàng hải của Trung Quốc không cho biết cụ thể lực lượng nào sẽ tham gia tập trận.
Hồi tuần trước, Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc được công bố, trong đó Bắc Kinh khẳng định Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo những người có ý muốn đòi độc lập cho Đài Loan khỏi Trung Quốc, ý muốn nói đến Đảng Dân Chủ Tiến Bộ của Tổng thống Thái Anh Văn.
Global times trích lời ông Wei Dongxu, một chuyên gia phân tích quân sự của Trung Quốc, cho biết những cuộc tập trận được Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa thực hiện hàng năm, nhưng Hoa Kỳ đã cho tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, và thậm chí còn bán vũ khí cho Đài Loan. Vì vậy, cuộc tập trận được coi như một sự đánh chặn.
Hôm 8/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê chuẩn kế hoạch bán hơn 2 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/taiwan-holds-live-fire-drill-07292019105635.html

Trung Quốc ‘vào cuộc’

giải quyết bất ổn ở Hong Kong

Hong Kong hôm 29/7 mang thêm những vết sẹo mới sau một đêm biểu tình bạo lực với mũ cứng, ô và chai nước vứt bừa bãi ở một số đường phố trung tâm, khi Bắc Kinh chuẩn bị ra tuyên bố về cuộc ‘khủng hoảng tồi tệ nhất’ tại đây kể từ năm 1997, theo Reuters.
Trong một động thái cực kỳ hiếm hoi, Văn phòng Hong Kong và Ma Cao ở Bắc Kinh, nơi có thẩm quyền cấp nội các đối với thuộc địa cũ của Anh, sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 3:00 giờ chiều, giờ địa phương, về tình trạng bất ổn liên tục tại thuộc địa cũ của Anh này.
Biểu tình Hong Kong: Người dân bất tuân cảnh sát, vẫn xuống đường
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
TQ đe dọa đưa quân đội tới kiểm soát Hong Kong
Động thái này được đưa ra sau một cuộc đụng độ dữ dội khác vào cuối tuần giữa người biểu tình và cảnh sát. Cảnh sát đã xịt hơi ga và bắn đạn cao su vào đám đông khi cuộc biểu tình trở nên bạo lực.
Cảnh sát hôm Chủ nhật 28/7 đã tìm cách bảo vệ văn phòng đại diện chính của Trung Quốc tại Hong Kong khỏi những người biểu tình vào cuối tuần thứ hai liên tiếp, bằng cách rào chắn các tòa nhà gần trung tâm tài chính.
Cảnh sát cho biết đã bắt giữ ít nhất 49 người liên quan đến các cuộc biểu tình vào Chủ Nhật vì tội tụ tập trái phép và sở hữu vũ khí tấn công.
Hàng triệu người đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại dự luật dẫn độ hiện đang tạm hoãn. Dự luật này cho phép các nghi phạm hình sự ở Hong Kong được gửi đến Trung Quốc và bị xét xử tại các tòa án do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.
Các cuộc biểu tình bùng nổ tại Hong Kong từ ngày 1/7, là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hong Kong kể từ khi thành phố này được Anh trao trả cho Trung Quốc 22 năm trước, và đặt ra thách thức khó khăn nhất cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.
Hong Kong được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 dưới hình thức một quốc gia hai chế độ – hứa hẹn rằng người Hong Kong sẽ được hưởng các quyền tự do mà công dân ở Trung Quốc đại lục không được.
Nhiều người lo sợ Bắc Kinh đang gia tăng tước đoạt các quyền tự do đó.
Những gì bắt đầu như một phong trào phản đối dự luật dẫn độ nay đã phát triển thành các yêu cầu rộng hơn, bao gồm yêu cầu lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức, kêu gọi dân chủ và một cuộc điều tra độc lập về việc cánh sát dùng bạo lực chống lại người biểu tình.
Bà Lam cho đến nay đã từ chối đáp ứng bất cứ yêu cầu nào.
Các cuộc biểu tình đã có lúc làm tê liệt các khu vực tài chính, khiến các văn phòng chính phủ phải đóng cửa và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh trên toàn thành phố. Giới chức cũng đã cảnh báo về tác động của tình trạng bất ổn đối với nền kinh tế Hong Kong.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49148208

Hồng Kông: Trung Quốc chỉ đạo

 ‘‘nhanh chóng tái lập trật tự’’

Trọng Thành
Hôm nay, 29/07/2019, đại diện Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông họp báo, chỉ đạo chính quyền đặc khu trấn áp các phần tử gây bạo động và « nhanh chóng tái lập trật tự ». Hôm qua, biểu tình vì dân chủ tiếp diễn tại Hồng Kông. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát được đánh giá là « chưa từng thấy ».
Theo AFP, trong phiên họp báo tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn viên Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc tại đặc khu, Từ Lộ Dĩnh (Xu Luying) tuyên bố : « Chúng tôi cho rằng, hiện tại, nhiệm vụ ưu tiên của chính quyền Hồng Kông là trừng phạt các hành động bạo lực và bất hợp pháp, theo pháp luật, nhanh chóng tái lập trật tự và duy trì không khí thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ». Cũng trong cuộc họp báo này, phát ngôn viên Trung Quốc khẳng định các cuộc biểu tình trong những tháng vừa qua đã « gây tổn hại nghiêm trọng » cho sự thịnh vượng và ổn định của vùng lãnh thổ này.
Cũng trong buổi họp báo tại Bắc Kinh sáng này, Dương Quang (Yang Guang), một phát ngôn viên khác của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, thậm chí còn cáo buộc lãnh đạo các nước phương Tây « vô trách nhiệm », khi thổi bùng lên cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông và khẳng định « kiên quyết ủng hộ lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) » và các hành động bảo vệ trật tự của cảnh sát đặc khu.
Đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát tại Hồng Kông tối qua gần Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông, với mức độ bạo lực hiếm thấy có lẽ là biến cố trực tiếp khiến Bắc Kinh thay đổi thái độ. Trong một thông báo đưa ra sáng nay, cảnh sát Hồng Kông cho biết tổng cộng 49 « người biểu tình cực đoan » bị bắt do các hành vi phạm pháp hôm qua.
Bắc Kinh đối mặt với tình huống phức tạp
Thông tín viên Zhifan Liu từ Hồng Kông cho biết cụ thể về không khí căng thẳng, trước buổi họp báo của đại diện Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông :
« Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh có phần kín tiếng trước các cuộc biểu tình tại Hồng Kông, từ gần hai tháng nay. Nhưng trong kỳ nghỉ cuối tuần qua, hàng trăm người biểu tình tập hợp trước Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, biểu tượng của quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc tại cựu thuộc địa Anh quốc. Quốc huy Trung Quốc bị ném trứng và mực.
Đối với Bắc Kinh, đây là một hành động hạ nhục và khiêu khích. Chính quyền Trung Quốc từng đe dọa điều quân đội đến Hồng Kông, nếu cần thiết. Tuy nhiên, lời đe dọa của Bắc Kinh không lay chuyển được tinh thần của người biểu tình. Một lần nữa họ lại tập hợp trước trụ sở Văn phòng Liên lạc Trung Quốc hôm qua, nơi Quốc huy Trung Quốc trên mặt tiền của Văn phòng được bọc trong hộp nhựa để tránh bị xâm phạm.
Chính quyền Bắc Kinh đang phải đối mặt với một tình huống phức tạp. Phong trào phản kháng ở Hồng Kông dường như không có chiều hướng suy giảm, trong lúc nhiều viên chức trong chính quyền Hồng Kông đe dọa sẽ phản đối cấp trên của chính họ và bạo lực cảnh sát. Giới viên chức cho biết sẽ biểu tình vào cuối tuần này. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy người Hồng Kông đoàn kết chống lại các lực lượng an ninh, chính quyền đặc khu. Trên thực tế, phong trào biểu tình đang trực diện đối đầu với quyền lực Bắc Kinh ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190729-hong-kong-trung-quoc-chi-dao-nhanh-chong-tai-lap-trat-tu

TQ điều tiêm kích tàng hình J-20 răn đe Đài Loan

Trung Quốc triển khai tiêm kích J-20 không lâu sau khi công bố sách trắng quốc phòng nêu quyết tâm chống Đài Loan ly khai.
Tài khoản mạng xã hội của không quân Trung Quốc tuần qua đăng bức ảnh một chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 với số hiệu 62001 cất cánh. Truyền thông Trung Quốc đưa tin máy bay đã đi vào Chiến khu Đông Bộ, bộ tư lệnh tác chiến phụ trách miền Đông Trung Quốc, bao gồm cả đảo Đài Loan.
Collin Koh, chuyên gia tại Trường nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết máy bay được triển khai có thể nhằm thực hiện hai nhiệm vụ. Nó truyền thông điệp răn đe tới Đài Loan, bên cạnh đó còn nhằm “thách thức hoạt động quân sự của Mỹ ở eo biển Đài Loan”, Koh nhận xét.
Bức ảnh được công bố trong lúc Trung Quốc vừa đưa ra sách trắng quốc phòng, nhấn mạnh về rủi ro đến từ cái mà Bắc Kinh gọi là “các lực lượng ly khai”, ngụ ý Đài Loan. Một ngày sau khi Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng, một tàu chiến Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan.
Chỉ huy Không lực Mỹ tại Thái Bình Dương Charles Brown hồi tháng 5 nhận định việc Bắc Kinh hoàn thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của tiêm kích J-20 sẽ giúp quân đội Trung Quốc “có năng lực tác chiến cao hơn” và tạo ra “mối đe dọa lớn hơn” ở khu vực.
Nhằm đối phó với sự phát triển của không quân Trung Quốc, Mỹ đang đẩy nhanh việc triển khai các chiến đấu cơ F-35 thế hệ tiếp theo và tiếp tục các chuyến bay tuần tra tại một số khu vực chiến lược, bao gồm cả Biển Đông.
Trung Quốc đang sở hữu hơn 2.500 máy bay, trong đó có 1.700 chiến đấu cơ, oanh tạc cơ chiến lược và máy bay tấn công đa nhiệm. Chiến đấu cơ J-20 dự kiến được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm nay.
http://biendong.net/bi-n-nong/29559-tq-dieu-tiem-kich-tang-hinh-j-20-ran-de-dai-loan.html

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, gần Đài Loan

Quân đội Trung Quốc bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận trong tuần này tại các vùng biển gần Đài Loan, Reuters dẫn nguồn từ cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc cho biết hôm 29/7, vài ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng chiến đấu nếu Đài Loan có bất kỳ động thái nào hướng tới ly khai.
Tờ Global Times của Trung Quốc dẫn tin từ chính quyền nói rằng cuộc tập trận diễn ra trên Biển Hoa Đông và Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông].
Theo Reuters, cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc không cho biết khi nào cuộc tập trận sẽ được tổ chức hoặc loại lực lượng nào sẽ tham gia, nhưng cơ quan này đã thiết lập một khu vực giới nghiêm ngoài khơi tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, phía tây Đài Loan, từ 6 giờ sáng ngày 29/7 tới 6 giờ chiều ngày 2/8, để phục vụ cho hoạt động quân sự.
Cơ quan này cũng cho biết đã lập một khu vực giới nghiêm ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, phía đông bắc Đài Loan, để phục vụ cho các cuộc tập trận quân sự cho đến tối ngày 1/8.
Trung Quốc tuyên bố đảo tự trị Đài Loan thuộc chủ quyền của mình và chưa bao giờ từ bỏ khả năng sử dụng vũ lực để đưa hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh, theo Reuters.
Từ trước đến nay, Đài Loan luôn theo dõi chặt chẽ tình hình ở eo biển để đảm bảo an toàn và ổn định khu vực, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho Reuters biết.
“Quân đội quốc gia tiếp tục củng cố năng lực phòng thủ chủ chốt của mình cũng như hoàn toàn tự tin và đủ khả năng bảo vệ an ninh quốc gia,” Bộ Quốc phòng Đài Loan nói trong một tuyên bố.
Tuần trước, Trung Quốc đã nhắc lại rằng họ sẽ sẵn sàng gây chiến với những người cố tách Đài Loan ra khỏi Hoa lục, cáo buộc Hoa Kỳ phá hoại sự ổn định toàn cầu, và tố cáo Washington bán vũ khí cho hòn đảo này.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-tap-tran-o-bien-dong-gan-dai-loan/5019356.html

TQ ‘ngoại giao chuối’ với Philippines

để cạnh tranh với Nhật Bản

“Theo một cách nào đó, chuối đã trở thành biểu tượng của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines”, Giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Philippines, ông Herman Kraft nói.
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã giúp nền kinh tế Philippines, và cũng phản ánh sự thống trị ngày càng tăng của Bắc Kinh ở nước này. Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu chuối lớn nhất của Philippines vào năm ngoái, đánh bật Nhật Bản là thị trường lớn nhất trong nhiều thập niên.
Một số công ty hiện đang tránh Nhật Bản để đáp ứng những hợp đồng cung cấp cả năm với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Sự thay đổi này cho thấy Manila ngày càng phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn so với Nhật Bản. Trong khi Tokyo thúc đẩy các dự án đường sắt để chiếm thế thượng phong cơ sở hạ tầng, Bắc Kinh tăng gấp đôi sản lượng nông nghiệp.
“Người Trung Quốc không làm điều này chỉ vì họ thèm ăn chuối Davao”, Herman Kraft, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Philippines nói, “Có một khía cạnh chính trị trong vấn đề này”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tạo tiền đề cho ngoại giao chuối khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới thăm Bắc Kinh hồi tháng 10/2016, trong chuyến đi đó ông Duterte tuyên bố đất nước của ông “chia tay” đồng minh lâu năm Hoa Kỳ. Đổi lại, ông Tập tuyên bố nhập khẩu nhiều hơn nữa trái cây của Philippines và cam kết đầu tư 24 tỷ đô la.
Năm ngoái, Trung Quốc đã mua 496 triệu đô la chuối, tăng 71% so với năm 2017, trong khi đơn hàng từ Nhật Bản tăng 24% lên 485 triệu đô la, theo dữ liệu chính phủ Philippines.
Quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Bắc Kinh và Manila không phải lúc nào cũng ngọt như vị chuối, với một cuộc tranh chấp lãnh thổ cay đắng từng khiến người trồng chuối gặp khó khăn.
Hơn 50 công ty lớn, từ Apple tới Nintendo rút sản xuất khỏi Trung Quốc
Sau một cuộc đụng độ lâm vào bế tắc trong tháng 4/2012 giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, gần Đảo Hoàng Nham (còn gọi là Bãi cạn Scarborough), Bắc Kinh rõ ràng đã trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu chuối của Philippines. Trung Quốc tuyên bố chuối bị nhiễm sâu bệnh, nhưng Stephen Antig, Giám đốc điều hành Hiệp hội Những người trồng và xuất khẩu chuối Philippines, nói rằng, động thái đó “đơn thuần là chính trị”.
“Ngay cả trước đây, đã có những con côn trùng đó, nhưng họ không bao giờ không nhận chuối”, Antig nói, “Chỉ khi chúng tôi bắt đầu tuyên bố Bãi cạn Scarborough là của chúng tôi thì họ đột nhiên trở nên nghiêm ngặt hơn”.
Các quan chức ngành công nghiệp chuối cho biết, đó là một thời điểm khó khăn, các trang trại ngập chuối thối và những lô hàng mắc kẹt tại cảng. “Rất nhiều công ty tại thời điểm đó đã nộp đơn xin phá sản. Đó là một bước ngoặt quan trọng đối với nhiều người”, theo ông Han Da Bae, chủ tịch của Hiệp hội Nông dân và Xuất khẩu chuối Mindanao, nhóm nhỏ các thương nhân tập trung vào thị trường Trung Quốc.
Manila đã đệ đơn lên Tòa trọng tài quốc tế vào năm 2013 để giải quyết vụ việc hàng hải làm căng thẳng mối quan hệ với Bắc Kinh. Vài tháng trước khi ông Duterte đắc cử tháng 5/2016, chính quyền Trung Quốc tiêu hủy 35 tấn chuối Philippines, trị giá 33.000 đô la vì lý do không tuân thủ các yêu cầu vệ sinh.
Nhưng sự xoay trục của ông Duterte đối với Trung Quốc đã giảm căng thẳng. Các quan chức Trung Quốc cam kết tăng nhập khẩu chuối và các loại trái cây khác bất cứ khi nào gặp các đối tác Philippines. Ông Tập đã làm điều tương tự trong cuộc họp với ông Duterte hồi tháng Tư.
Trong khi đó, Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ chuối nhập khẩu từ Philippines. Năm ngoái, các thanh tra đã phát hiện hộp chuối có nhiều thuốc trừ sâu, dẫn tới việc thử nghiệm ngẫu nhiên tất cả chuối từ Philippines trong năm nay, khiến các nhà sản xuất tăng chi phí. Trong khi các quan chức Philippines cố gắng thuyết phục Nhật Bản giảm bớt kiểm tra, một số công ty chọn cách từ bỏ thị trường Nhật Bản.
Năm nay, ARR Agribusiness sẽ chuyển tất cả các sản phẩm của mình tới Trung Quốc, Raffy Caycong, Giám sát đồn điền 84 héc ta ở Davao Del Norte nói, Nikkei dẫn lời.
Công ty từng xuất khẩu 30% chuối họ thu hoạch được sang Nhật Bản với mức thuế 8-18%. Ngược lại, xuất khẩu sang Trung Quốc là miễn thuế.
Một thập niên trước, các nhà xuất khẩu giành giật với nhau để thu hút người mua Nhật Bản cho chuối loại A của Philippines – đắt hơn 30-40% so với chuối loại B bị dập nhẹ. Nhưng tầng lớp trung lưu đang phát triển của Trung Quốc hiện muốn trái cây cao cấp khiến nước này trở thành thị trường hấp dẫn hơn Nhật Bản.
Xuất khẩu chuối của Philippines đạt gần 1,4 tỷ đô la vào năm ngoái, khiến nước này trở thành người giao hàng lớn thứ hai sau Ecuador. Nikkei nói, lĩnh vực này sử dụng khoảng 400.000 người lao động (bao gồm tù nhân), nhiều người từ vùng Davao trên đảo phía nam Mindanao cũng là sân nhà của Tổng thống Duterte. Một số nhà xuất khẩu chuối thậm chí đã đóng góp cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông Duterte.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29567-tq-ngoai-giao-chuoi-voi-philippines-de-canh-tranh-voi-nhat-ban.html

Đầu tư TQ tác động mạnh

vào xã hội-văn hóa-kinh tế Campuchia

Một nhà nghiên cứu Campuchia đã viết bài phân tích thực trạng đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia và mối quan ngại về tác động dữ dội từ sự đầu tư này.
Dưới đây là phần dịch bài viết của nhà nghiên cứu người Campuchia Kimkong Heng về vấn đề này (bản gốc tiếng Anh được đăng trên tờ Nikkei Asian Review – một ấn phẩm tiếng Anh của tờ báo tài chính Nikkei lớn hàng đầu thế giới):
Thập kỷ qua chứng kiến một làn sóng ồ ạt chưa từng có tiền lệ của đầu tư Trung Quốc cũng như du khách Trung Quốc đổ vào Campuchia. Nguồn vốn và lượng lớn du khách Trung Quốc này đã tác động mạnh cả theo chiều thuận và nghịch đối với nền kinh tế Campuchia cũng như sự gắn kết trong xã hội nước này.
Các khoản đầu tư của Trung Quốc đã tác động mạnh vào chính trị nội bộ cũng như chính sách đối ngoại của Campuchia, đồng thời tạo ra những thay đổi sâu rộng đối với môi trường và văn hóa-xã hội quốc gia Đông Nam Á này.
Trải nghiệm của Campuchia với các nguồn đầu tư từ Trung Quốc cung cấp nhiều bài học quý giá cho các nước Đông Nam Á khác.
Bước ngoặt 2010
Mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc tăng tốc sau khi 2 nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2010. Trọng tâm của quan hệ đối tác này là việc Phnom Penh cam kết theo đuổi sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Kể từ năm 2013, cơ sở hạ tầng ở Campuchia đã có nhiều bước phát triển nhờ vào sáng kiến BRI này, như Đặc khu kinh tế Sihanoukville (được Trung Quốc cung cấp vốn) và Đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville.
Trong quá trình này Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản để vươn lên thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Campuchia, cũng như trở thành nước có mối quan hệ cực gần gũi với Campuchia. Cụ thể, Bắc Kinh đã cung cấp tài chính cho 7 dự án đập thủy điện có khả năng sản xuất lượng điện đáp ứng một nửa tổng nhu cầu về điện của Campuchia. Trung Quốc cũng xây 3.000km đường quốc lộ và 8 cây cầu cho Campuchia kể từ giữa thập niên 1990.
Từ năm 2013 đến 2017, Trung Quốc đầu tư 5,3 tỷ USD vào Campuchia, tức xấp xỉ 1 tỷ USD mỗi năm trong khoảng thời gian đó. Năm 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia đạt 3,1 tỷ USD, với Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất.
Thương mại song phương lên tới 6 tỷ USD vào năm 2017, với hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Campuchia chiếm 87% con số đó. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực tăng con số này lên thành 10 tỷ USD vào năm 2023, theo Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Gần đây, vào đầu năm 2019, Bắc Kinh cam kết viện trợ trực tiếp thêm 4 tỷ nhân dân tệ (tương đương 588 triệu USD) cho Campuchia trong 3 năm tiếp theo.
Trong một khoản đề nghị viện trợ khác nằm trong sáng kiến hợp tác Lan Thương-Mekong, Trung Quốc cho biết họ sẽ nhập 400.000 tấn gạo của Campuchia trong năm 2019, và viện trợ khoảng 90 triệu USD cho ngành quốc phòng Campuchia và cung cấp trợ giúp nếu Campuchia mất quyền tiếp cận mậu dịch ưu đãi đối với thị trường EU.
Thời gian qua, lượng lớn đầu tư của Trung Quốc đổ về tỉnh duyên hải Sihanoukville của Campuchia do vị trí thuận tiện của địa phương này và do chính sách cởi mở của chính quyền đối với đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và sòng bạc (casino).
Hiện trong khu vực này có hơn 80 sòng bạc. Điều này đến lượt nó lại thúc đẩy thêm du khách Trung Quốc đổ xô tới Sihanoukville để chơi cờ bạc, biến thành phố này thành một thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc.
Theo Bộ Du lịch Campuchia, năm 2018, khoảng 2 triệu du khách Trung Quốc thăm Campuchia, tăng 70% so với năm trước đó. Dự kiến con số du khách này sẽ tăng lên mức 3 triệu vào năm 2020.
Theo một báo cáo gần đây của giới chức tỉnh Sihanoukville, các công dân Trung Quốc hiện nay sở hữu tới hơn 90% doanh nghiệp ở Sihanoukville, bao gồm các cơ sở như khách sạn, sòng bạc, nhà hàng và tiệm mát-xa, điều này khiến người bản xứ lo ngại về việc Trung Quốc ngự trị nền kinh tế địa phương.
Báo chí địa phương và quốc tế đã vẽ ra những “bức tranh” ảm đạm về việc Sihanoukville chuyển hóa từ một thị trấn vùng biển ngủ quên thành một trung tâm đánh bạc rẻ tiền kiểu Macau. Nhiều nhà phê bình cho rằng thành phố đang đánh mất nét duyên dáng vốn có trong lúc không gian văn hóa Trung Quốc mở rộng mạnh.
Tâm lý “bài Hoa”
Trong một nghiên cứu mới đây của Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia, hai nhà nghiên cứu là tác giả Kimkom Heng và Sovinda Po ghi nhận các mối lo ngại ngày càng gia tăng và tâm lý “bài Hoa” trong người dân địa phương về sự phát triển của Sihanoukville.
Vụ một tòa nhà cao tầng do Trung Quốc xây bị đổ sập vào ngày 22/6/2019 trong khi thi công ở Sihanoukville, khiến 28 người chết và ít nhất 26 người bị thương (hầu hết nạn nhân là công nhân xây dựng người Campuchia) càng làm sâu sắc thêm cảm xúc tiêu cực đối với các món đầu tư của Trung Quốc.
Vụ sập nhà cao tầng do nhà thầu Trung Quốc đã gây tác động tiêu cực lên thái độ của người dân Campuchia đối với Trung Quốc. Ảnh: Nokorwat news.
Tin tức về các vụ quấy rối tình dục, bắt cóc và tai nạn giao thông liên quan đến các công dân Trung Quốc càng làm tâm lý bài Hoa ở Campuchia thêm mạnh.
Thực tế nhiều người Campuchia có xu hướng tránh tới Sihanoukville – vốn từng là điểm đến phổ biến của du khách địa phương, do họ đều nhìn nhận nơi đây đã trở thành một cộng đồng của người Trung Quốc.
Cũng theo số lượng của Bộ Du lịch Campuchia, số người Campuchia thăm Sihanoukville năm 2018 đã giảm 13,5%.
Dân du lịch Campuchia giờ chuyển hướng sang Kampot, Siem Reap và Ratanakiri.
Mặc dù các khoản đầu tư của Trung Quốc liên quan đến BRI đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Sihanoukville, các ích lợi của đầu tư Trung Quốc chưa được chia sẻ rộng rãi với dân địa phương. Người được hưởng lợi có vẻ chủ yếu là giới tinh hoa Campuchia sở hữu bất động sản hoặc điều hành các doanh nghiệp phục vụ công dân Trung Quốc.
Có một vấn đề nữa là nhiều cơ sở do Trung Quốc xây dựng đã không được giới chức địa phương giám sát hoặc điều chỉnh đúng mức.
Sau khi xảy ra vụ sập nhà chết người nói trên, một ủy ban điều tra mới được trao nhiệm vụ kiểm tra tất cả các dự án xây dựng trên toàn lãnh thổ Campuchia. Sau đó Bộ Quản lý đất đai, Quy hoạch đô thị và Xây dựng của nước này thông báo rằng họ phát hiện ít nhất 5 doanh nghiệp xây dựng hoạt động ở Sihanoukville mà không có giấy phép.
Campuchia là một nước nhỏ theo đuổi nền kinh tế thị trường tự do với năng lực thể chế còn hạn ché nên họ gặp khó khăn trong việc áp các quy tắc, quy định nghiêm ngặt để giám sát và kiểm soát các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng chính phủ Campuchia buộc phải làm được điều đó để bảo đảm cho các địa phương còn lại của nước này không gặp phải “hội chứng Sihanoukville”.
Giới chức tỉnh và quốc gia có vai trò thiết yếu trong bảo đảm việc phát triển và đô thị hóa nhanh chóng phải mang tính bền vững.
Việc chống tham nhũng, nâng cao năng lực quản trị, cải thiện nguồn vốn con người và cải cách thể chế… đều đóng vai trò quan trọng để Campuchia đạt được tham vọng trở thành một quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2050
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29566-dau-tu-tq-tac-dong-manh-vao-xa-hoi-van-hoa-kinh-te-campuchia.html

Dân Philippines

đòi TQ bồi thường tàu cá bị đâm chìm

Người Philippines tin rằng Trung Quốc phải trả giá cho những tổn thương thủy thủ Gem-Ver phải gánh chịu cũng như bồi thường cho thiệt hại của tàu cá nước họ.
36% trong tổng số những người Philippines tham gia cuộc khảo sát mới đây của Pulse Asia kêu goi chính phủ nước này phải yêu cầu Bắc Kinh phạt nặng thủy thủ đoàn tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippinesvà bỏ mặc 22 thủy thủ trong vụ việc hồi đầu tháng 6/2019.
26% tin rằng chính chính phủ Trung Quốc chứ không riêng các thủy thủ phải bồi thường cho tổn thương mà 22 ngư dân Philippines phải hứng chịu cũng như thiệt hại của tàu cá F / B Gem-Ver.
87% nói nắm được thông tin về sự cố ở bãi Cỏ Rong hôm 9/6, 19% khẳng định thủy thủ đoàn Trung Quốc cần phải được đem ra xét xử trước tòa án Philippines trong khi 8% muốn Manila đưa vụ việc lên Liên Hợp Quốc.
10% cho rằng Philippines và Trung Quốc nên soạn thảo các quy tắc trong bối cảnh các sự cố hàng hải tương tự đang tăng lên.
Một cuộc khảo sát tương tự cho thấy chỉ số niềm tin của người Philippines với Trung Quốc giảm sút khi 74% người được hỏi nói họ mất dần tin tưởng vào Trung Quốc hoặc không còn tin vào nước này.
Cuộc khảo sát của Pulse Asia được thực hiện trong khoảng 1 tuần tới 24/6-30/6 với sự tham gia của 1.200 người từ 18 tuổi trở lên đến từ Metro Manila, Luzon, Visayas và Mindanao.
Hôm 9/6, một tàu Trung Quốc đâm phải và làm chìm tàu cá Philippines ở khu vực gần bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Toàn bộ 22 ngư dân trên tàu bị bỏ rơi giữa biển khơi và sau đó được các ngư dân Việt Nam giải cứu.
Hôm 6/7, Philippines công bố kết quả điều tra do Lực lượng tuần duyên và Cơ quan hàng hải Philippines thực hiện liên quan tới vụ tai nạn. Theo kết quả cuộc điều tra, tàu Trung Quốc không thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh va chạm với tàu cá Philippines và bỏ mặc ngư dân Philippines sau cú va đâm.
2 ngày sau đó, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo cho biết chính phủ nước này sẽ đưa thủy thủ đoàn tàu Trung Quốc ra xét xử trước tòa án Philippines nếu Trung Quốc không xử phạt họ
http://biendong.net/bi-n-nong/29564-dan-philippines-doi-tq-boi-thuong-tau-ca-bi-dam-chim.html

Campuchia mua nhiều vũ khí TQ,

xây đường băng cho TQ thuê 99 năm

Dù bác bỏ tin của báo Mỹ rằng Phnom Penh cho Trung Quốc thuê căn cứ quân sự, Thủ tướng Hun Sen lại vừa xác nhận nước ông mua “hàng chục ngàn” vũ khí Trung Quốc.
Những chi tiết hiếm hoi về các thỏa thuận mua vũ khí từ Bắc Kinh được đưa ra chỉ vài hôm sau khi Campuchia bác bỏ việc nước này có thỏa thuận bí mật theo đó cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng một căn cứ hải quân của mình.
WSJ: ‘Campuchia cho TQ đóng tại căn cứ hải quân’
Mỹ đòi Campuchia giải trình vụ căn cứ hải quân Ream
Mỹ đòi Campuchia điều tra đặc khu kinh tế do TQ sở hữu
Phát biểu trên Facebook hôm 29/07 khi đến thăm công trình xây sân vận động ở Phnom Penh – món quà của chủ tịch Tập Cận Bình – ông Hun Sen nói rằng chỉ trong năm nay, Campuchia đã chi 40 triệu USD mua thêm vũ khí từ Trung Quốc.
“Tôi đã ra lệnh mua hàng chục ngàn vũ khí bổ sung,” ông Hun Sen nói nhưng không giải thích là đã đặt mua các loại vũ khí nào. “Nay, chúng đang được vận chuyển tới.”
Các hợp đồng trước đó đạt con số 290 triệu USD, cho phép Campuchia dùng vũ khi Trung Quốc để hiện đại hoá quân đội.
Thực hư quanh chuyện Campuchia cho TQ sử dụng căn cứ hải quân
Mới đây nhất, chính quyền của ông Hun Sen gọi bài trên báo Wall Street Journal về một thoả thuận bí mật Campuchia – Trung Quốc để quốc gia lớn sử dụng căn cứ hải quân Campuchia là “tin giả”.
Họ còn tổ chức cho các đoàn nhà báo nước ngoài đến xem một khu đất ở Ream, Sihanoukville và chỉ ra rằng tại đó không hề có căn cứ nào cho người Trung Quốc cả.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia về an ninh, quốc phòng ở nước ngoài không tin vào chiến dịch thông tin tuyên truyền đó của Campuchia.
Hai báo Úc, The Age và Sydney Morning Herald trích lời TS Euan Graham, từ Đại học La Trobe nói rằng sẽ sai lầm khi nghĩ rằng Campuchia xây một căn cứ cho Trung Quốc kiểu như căn cứ Mỹ đóng ở Nhật.
Trái lại, ông tin rằng đây là một quá trình từ từ, tạo vị trí bán quân sự, bán dân sự và khi cần khi TQ mới điều chuyển lực lượng tới.
Ngay lập tức, Úc đã quan tâm đến chuyện này và chuyên gia an ninh quốc phòng John Blaxlabd từ Đại học Quốc gia Australia nói Úc cần đánh giá lại bố trí an ninh vùng cùng đồng minh trong nhóm năm quốc gia “Five power deal”: Úc, Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh.
Các nước này đang kiểm soát eo biển Malacca và nếu Trung Quốc đưa được không quân xuống Campuchia, cộng với các căn cứ đã có ở Djibouti và Pakistan, thì tính toán an ninh của Úc phải thay đổi, theo tờ Sydney Morning Herald (26/07/2019).
Ngay từ năm ngoái, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã lên tiếng về một “căn cứ hải quân” Campuchia xây cho Trung Quốc.
Phân tích gia Malcolm Davis từ Viện Chính sách Chiến lược Australia trong bài viết đăng hôm 29/7 nói rằng thỏa thuận cho phép Trung Quốc sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream có hiệu lực trong 30 năm và sẽ được tự động gia hạn 10 năm một lần.
Đáng chú ý là Ream chỉ cách biên giới Việt Nam – Campuchia có 100km.
Nếu quả thực Trung Quốc được Campuchia trao quyền sử dụng căn cứ hải quân tại đây thì tàu chiến Trung Quốc có thể từ khu vực phía nam của Việt Nam đi lên hướng đông bắc để hỗ trợ cho các hoạt động khác của Trung Quốc ở dọc bờ biển Việt Nam và tại các khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đang có tranh chấp, theo Malcolm Davis.
“Xây đường băng cho TQ thuê 99 năm’
Vào tháng 5/2019, Andrew Nachemson viết trên South China Morning Post rằng giới quan sát nghi là sân bay to trên đảo Koh Kong có thể dùng vào mục tiêu quân sự.
Mô thức nhận đất cho thuê dài hạn để rồi có thể “thu nhận vĩnh viễn” đã có trong quan hệ Trung Quốc với Sri Lanka.
Bài báo nói Campuchia cho tập đoàn UDG của Trung Quốc thuê 45 nghìn hectare đất trên đảo Koh Kong tới năm 2108, theo thoả thuận 99 năm.
Tại đây, UDG cho xây đường băng dài 3,4 km, dài hơn sân bay quốc tế ở Phnom Penh và hơn hẳn đường băng dân sự chỉ cần tối đa 2,8 km.
Về lý thuyết, đường băng khổng lồ này là để phục vụ một casino “vắng tanh vắng ngắt” trên hòn đảo nghỉ dưỡng, theo bài báo.
Dù là công ty tư nhân, UDG (Union Development Group) từng có vinh dự được đón một lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc, ông Vương Khâm Mẫn, đến tận nơi thăm dự án Koh Kong.
Được biết công trình “du lịch” trên hòn đảo của Campuchia được chính Trương Cao Lệ, cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc ủng hộ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49151208

Ấn Độ đưa thêm 10,000 binh lính

đến khu vực Kashmir

Tin từ New Delhi, Ấn độ — Vào hôm Thứ Bảy (27/7), các cơ quan truyền thông cho hay, chính phủ Ấn Độ đang chuyển 10,000 binh lính bán quân sự đến tiểu bang Jammu và Kashmir, để tăng cường các hoạt động chống nổi dậy tại đây.
Quyết định trên được đưa ra sau khi ông Ajit Doval, cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, trở về sau chuyến thăm thung lũng Kashmir. Ông quyết định xem xét tình hình an ninh tại khu vực trên với các viên chức cao cấp. Đài truyền hình NDTV đưa tin, theo một mệnh lệnh được đưa ra bởi Bộ Nội vụ, các lực lượng bổ sung đang được khai triển để tăng cường mạng lưới chống nổi dậy, duy trì luật pháp và trật tự. Việc bố trí quân đội này được tiến hành trong bối cảnh cuộc tấn công an ninh của các lực lượng Ấn Độ đang diễn ra. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo al-Qaeda Ayman al-Zawahiri đang kêu gọi các chiến binh Hồi giáo đẩy mạnh tấn công trong khu vực.
Chính phủ Ấn Độ chưa công bố bất kỳ dữ kiện cụ thể nào. Nhưng theo các ước tính không chính thức, có đến khoảng 300,000 đến 500,000 binh lính tại Jammu và Kashmir, bao gồm cả lực lượng bán quân sự và cảnh sát. Kể từ những năm 1980, khu vực Kashmir do Ấn Độ quản trị đã trở thành một địa điểm của phong trào ly khai. Các viên chức Bộ Nội vụ cho biết, tình hình an ninh đang được cải thiện, và các vụ bạo lực liên quan đến chiến binh trong nửa đầu năm 2019 giảm 28% so với cùng kỳ năm 2018. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/an-do-dua-them-10000-binh-linh-den-khu-vuc-kashmir/

Vấn đề hồi hương người Rohingya vẫn bế tắc

Mai Vân
Một phái đoàn viên chức cấp cao Miến Điện hôm qua 28/07/2019 kết thúc chuyến đi hai ngày tới Bangladesh để gặp giới lãnh đạo người Rohingya, trong trại tị nạn ở Cox’s Bazar, để thảo luận về vấn đề hồi hương.Nhưng hồ sơ này không có dấu hiệu tiến triển, cho dù cuộc thảo luận vẫn « tiếp diễn ». Hơn 730.000 người Rohingya đã chạy sang Bangladesh để tránh chiến dịch đàn áp quân đội Miến Điện vào năm 2017.
Thông tín viên RFI ở Miến Điện Sarah Bakaloglou tường trình:
« Họ chỉ đến gặp chúng tôi để tránh áp lực của cộng đồng quốc tế, chứ không phải để giải quyết các khó khăn ». Trên đây là đánh giá của một người Rohingya đã tham gia 2 ngày thảo luận với phái đoàn chính phủ Miến Điện đến Bangladesh cùng với một số đại diện của ASEAN.
Theo một người khác cũng tham gia cuộc thảo luận, Hiệp Hội Đông Nam Á đã hứa bảo vệ người tị nạn trong tiến trình hồi hương.
Nhưng Miến Điện vẫn từ chối quyền được quốc tịch của người Rohingya. Các lãnh đạo Miến Điện cuối tuần qua đã thúc đẩy người tị nạn chấp nhận hình thức thẻ kiểm tra quốc gia. Đây là điều không thể chấp nhận được đối với những người Rohingya muốn có quốc tịch và được công nhận là công dân Miến Điện.
Ngoài ra, theo ghi nhận trong một báo cáo gần đây của Úc, dù Miến Điện một lần nữa tuyên bố sẵn sàng đón nhận những người muốn trở về, thì việc chuẩn bị tại chỗ lại rất sơ sài, chỉ ở mức tối thiểu.
Việc hồi hương người Rohingya như vậy vẫn bế tắc, sau chuyến thăm của phái đoàn chính phủ Miến Điện, chuyến thứ hai trong không đầy một năm, và trong lúc Bangladesh tỏ ra mất kiên nhẫn.
Chuyến đi cũng diễn ra vài tuần sau khi chưởng lý Tòa Án Hình Sự Quốc Tế yêu cầu mở điều tra về tội ác chống người Rohingya.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190729-van-de-hoi-huong-nguoi-rohingya-van-be-tac

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?