Tin khắp nơi – 30/07/2019

Tin khắp nơi – 30/07/2019

Thượng Nghị sĩ thúc giục Hoa Kỳ thảo luận

vấn đề Biển Đông trong hội nghị với ASEAN

Hôm 29/7, bốn Thượng Nghị sĩ Mỹ đã gửi thư đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, đề nghị ông đưa vấn đề Biển Đông vào các thảo luận tại hội nghị với các Bộ trưởng ASEAN diễn ra ở Bangkok, Thái Lan ngày 2/8.
4 Thượng Nghị sĩ thảo bức thư bao gồm Bob Menendez, Ed Markey, Brian Schatz, và Patrick Leahy.
Trong thư, các Thượng Nghị sĩ đề nghị Hoa Kỳ phải đưa những thảo luận về hành động bành trướng và gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông vào ưu tiên hàng đầu trong các thảo luận giữa Hoa Kỳ và ASEAN.
Biển Đông, nơi luật quốc tế được tôn trọng và tự do hàng hải được đảm bảo, thương mại qua lại tự do, các tổ chức khu vực đa phương là trung tâm và việc các nước trong khu vực không được xâm lấn là điều quan trọng đối với các quyền lợi của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương”, bức thư có đoạn viết.
Trong bức thư của mình, các  Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ rõ hành động đe dọa, lấn lướt của Trung Quốc trong những năm qua đang đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với những quyền lợi này của Mỹ.
Trước đó, vào ngày 26/7, Dân biểu Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ cũng có tuyên bố riêng lên án hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,
và cho rằng hành động của Trung Quốc cũng đe dọa những quyền lợi của các công ty Hoa Kỳ đang hoạt động trong khu vực.
Theo trang Minh Bạch Hàng Hải, từ khoảng giữa tháng 6 đến nay, Trung Quốc đã điều hàng loạt các tàu Hải cảnh có trang bị vũ khí hạng nặng cùng tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 đến khu vực Bãi Tư Chính và bắc Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu Hải cảnh của Trung Quốc được cho biết là đã quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Việt Nam, hôm 19/7 và 26/7, đã lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Hôm 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng lên tiếng phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với báo giới ở Bắc Kinh rằng Việt Nam cần phải tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-senators-and-representatives-condemn-china-behavior-in-scs-07302019094011.html

Biển Đông nằm cao nghị trình

chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoài vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vấn đề Biển Đông cũng nằm caotrong nghị trình làm việc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tớiChâu Á lần này.
Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ tới Bangkok ngày 1/8 để đồng chủ trìcuộc họp cấp Bộ trưởng Mỹ-ASEAN.
Ngày 2/8, ông Pompeo sẽ tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vàDiễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và họp song phương với Ngoạitrưởng Thái, Don Pramudwinai, bàn cách tăng cường mối quan hệ đồngminh.
“Chúng tôi có lợi ích trong việc đảm bảo ổn định tại khu vực,” một giớichức cao cấp trong Bộ Ngoại giao Mỹ được Reuters dẫn lời.
“Chúng rôi hết sức quan ngại,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus nói với VOA trong cuộc phỏng vấn hôm 29/7, nhắc tới các vụphóng phi đạn chống tàu gần đây của Trung Quốc từ các cấu trúc nhântạo ở Biển Đông và vụ đối đầu giữa Việt Nam với Trung Quốc ở Bãi TưChính thuộc quần đảo Trường Sa.
Rời các cuộc họp cấp cao ở Thái Lan, Ngoại trưởng Pompeo sẽ lênđường sang Australia vào ngày 4/8.
Ngoại trưởng Pompeo sẽ bảo đảm ”chủ quyền các đảo quốc Thái BìnhDương và các nước Đông Nam Á,” Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
https://www.voatiengviet.com/a/bien-dong-nam-cao-nghi-trinh-chuyen-cong-du-chau-a-cua-ngoai-truong-my-/5020231.html

‘Hòn đá tảng’ ngáng đường Mỹ-Trung

đi đến thỏa thuận thương mại

Việc Mỹ-Trung chưa tìm được tiếng nói chung về Huawei và nông nghiệp được cho là nguyên nhân khiến tiến trình đàm phán giữa 2 bên giậm chân tại chỗ.
Mặc dù Washington và Bắc Kinh nối lại điện đàm cách đây hơn 1 tuần, tiến độ chậm chạp của tiến trình đàm phán làm dấy lên nghi ngờ về việc 2 bên có thực sự quay lại đàm phán để vượt qua các khác biệt đang khoét sâu vào tiềm thức mỗi bên hay không.
Cách đây ít ngày, Tổng thống Trump tiếp tục phàn nàn về việc Trung Quốc không mua số lượng lớn hàng nông sản như Chủ tịch Tập Cận Bình từng hứa với ông tại Nhật Bản. Trong khi đó, Mỹ vẫn không thay đổi cách ứng xử với Huawei, một trong các vấn đề mà Bắc Kinh quan tâm hàng đầu.
Washington Post dẫn một nguồn thạo tin cho biết, với tình trạng xung đột thương mại kéo dài như hiện nay, việc 2 nước tiến tới một thỏa thuận khi Tổng thống Trump đang cấp tập chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử là một điều xa vời.
“Tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng đây không phải là một quá trình 10 phút. Nó là một quá trình lâu dài”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói với Fox Business hôm 17/7. Theo ông James Green, quan chức thương mại tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, nhiều quan chức Mỹ đang coi các diễn biến trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 như kim chỉ nam quyết định có nên tiến tới một thỏa thuận với Trung Quốc hay không. Bắc Kinh hiểu được điều này nên hết sức cẩn trọng.
“Vì vậy, đó cũng là một quyết định chính trị ở Trung Quốc”, ông Green nhận định.
Ngoài những bất đồng trong cách hiểu của mỗi bên về những gì mà họ nhất trí tại Osaka cuối tháng 6, cả Washington và Bắc Kinh sẽ phải quyết định tiếp tục đàm phán dựa trên thỏa thuận đã sụp đổ vào tháng 5 hay bắt đầu lại từ đầu.
Trong phỏng vấn với Fox, ông Ross bày tỏ hy vọng Trung Quốc đảo ngược quyết định, quay lại các cam kết mà Bắc Kinh từng thực hiện trong nỗ lực giải quyết cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Trump hồ hởi chia sẻ Trung Quốc đã đồng ý mua số lượng lớn hàng nông sản Mỹ. Nhưng một thành viên của phái đoàn Trung Quốc nói sau cuộc họp của 2 nhà lãnh đạo rằng Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ các vấn đề liên quan tới nông nghiệp, Washington Post dẫn nguồn tin nắm được thông tin các cuộc trao đổi cho biết.
Tuy nhiên, các nghị sĩ lưỡng viện của Mỹ hôm 16/7 đưa các dự luật nhằm tiếp tục áp dụng các hạn chế chặt chẽ đối với hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
“Huawei là mối đe dọa đối với cộng đồng quốc tế và an ninh quốc gia Mỹ. Đã đến lúc Quốc hội phải ra tay để bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ”, Hạ nghị sĩ Jimmy Panetta nhấn mạnh.
Ngoài nông nghiệp và Huawei, 2 bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói liên quan tới các vấn đề quan trọng như yêu cầu cải cách cơ cấu của Washington đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Kể từ sau cú trật đường ray hồi tháng 5, các quan chức Trung Quốc nhiều lần khẳng định bất cứ thỏa thuận nào cũng cần phải đáp ứng 3 yêu cầu của họ: xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, đáp ứng sức mua thực tế và cân bằng trong một thỏa thuận giữa 2 bên. Mỹ không cho thấy họ sẵn lòng làm vậy.
Hôm 18/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin gợi mở về khả năng đàm phán trực tiếp giữa quan chức 2 bên. Trung Quốc không bình luận về thông tin này.
Các thông tin mới đây về chỉ số tăng trưởng đáng thất vọng của Trung Quốc cũng được cho là đem lại sự tự tin nhất định cho các quan chức Mỹ khi ngồi xuống các bàn phán sắp tới với các đồng nghiệp Trung Quốc.
Ông Stephen Vaughn, người từng là Quyền đại diện Thương mại Mỹ cho rằng sức mạnh kinh tế hiện tại của Mỹ đang đem tới đòn bẩy cho Washington trong các cuộc thương thảo sắp tới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29607-hon-da-tang-ngang-duong-my-trung-di-den-thoa-thuan-thuong-mai.html

Mỹ không dễ đánh bại TQ trong thương chiến

Các công ty Mỹ cho rằng, sản xuất hàng hóa ở trong nước và các nước khác không đạt hiệu quả cao như đặt cơ sở ở Trung Quốc.
Mới đây, tập đoàn công nghệ máy tính Apple của Mỹ đã yêu cầu chính quyền của ông Donald Trump miễn áp mức thuế suất 25% cho một số linh kiện trên Mac Pro mới. Công ty đã đệ đơn xin phép miễn trừ linh kiện tới Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ đã hứa sẽ giảm thuế đối với một số linh kiện, nhưng chỉ khi chúng “không thể được sản xuất ở bất cứ đâu ngoại trừ Trung Quốc” và nếu việc sản xuất chúng “không đóng góp chiến lược cho sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc”.
Mac Pro với thiết kế “thùng rác” là máy Mac đắt nhất của Apple. Nó có giá khoảng trên 6 nghìn USD và thiết kế dành cho một nhóm người tiêu dùng cần năng lượng và hiệu suất cực kỳ cao. Đây là những nhà thiết kế, nhà phát triển trò chơi máy tính…
Sản xuất tại Mỹ không có hiệu quả kinh tế
Mac Pro thế hệ trước được sản xuất tại Texas, đây là sản phẩm duy nhất của Apple mà công ty sản xuất tại Hoa Kỳ. Với mục đích này Apple đã xây dựng nhà máy tại thành phố Austin trong khu vực kinh doanh tự do Texas. Công ty nhận được khoản giảm thuế 250.000 USD/năm và đã mua thiết bị trị giá 15 triệu USD.
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, việc sản xuất ở Hoa Kỳ một sản phẩm duy nhất là quá phức tạp. Công ty đã tạo ra 500 việc làm mới, nhưng, mức lương trung bình của công nhân chỉ gần 30 nghìn USD/ năm – rất thấp theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ.
Tờ WSJ đưa tin, kết quả là công nhân đã làm việc đúng 8 tiếng và sau 8 giờ làm họ rời khỏi cơ sở sản xuất, mặc dù dây chuyền vẫn tiếp tục hoạt động. Điều đó dẫn đến những trục trặc kỹ thuật. Tất cả điều này làm phức tạp quá trình sản xuất. Hơn nữa, một số linh kiện cho Mac Pro vẫn được cung cấp từ Trung Quốc, do đó, công ty phải chịu chi phí hậu cần đáng kể.
Đây là lý do tại sao công ty đã quyết định chuyển cơ sở sản xuất Mac Pro sang Trung Quốc – nơi có giá nhân công rẻ hơn nhiều và có sẵn các linh kiện. Apple đã chọn nhà thầu Đài Loan (Trung Quốc) Quanta Computer Inc. để sản xuất máy tính để bàn Mac Pro, tại nhà máy gần thành phố Thượng Hải.
Bất chấp những tuyên bố của ông Trump về việc, nếu Apple muốn tránh thuế quan, thì họ nên tiếp tục sản xuất ở Hoa Kỳ, nhưng bây giờ công ty “Táo khuyết” nhận thấy là không thể làm được như vậy. Tại Trung Quốc có sẵn chuỗi cung ứng tốt, cơ sở công nghiệp hoàn hảo. Nếu đặt cơ sở sản xuất ở Mỹ thì cần phải mất nhiều năm và đầu tư lớn để tạo ra điều kiện tương tự.
Trước đây, Apple đã cho biết rằng họ đang suy nghĩ về việc chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang các nước châu Á khác để tránh thuế. Tuy nhiên, đây là một quá trình rất lâu dài và tốn kém. Foxconn, nhà thầu chính lắp ráp gần như tất cả các sản phẩm của công ty Apple, đã bắt đầu lắp ráp iPhone SE và 6S tại Ấn Độ vào năm 2017. Tuy nhiên, quy mô sản xuất bị giới hạn bởi nhu cầu của thị trường nội địa. Công ty đã có ý định chuyển một phần cơ sở sản xuất các sản phẩm đắt tiền hơn của Apple sang Ấn Độ vào đầu năm 2019, nhưng cho đến nay kế hoạch chưa được thực hiện.
Ngay cả nếu một số cơ sở sản xuất được đưa ra khỏi Trung Quốc, thì chúng vẫn sẽ tập trung ở vùng lân cận. Trong trường hợp này, việc cung cấp một số thành phần vẫn sẽ được gắn với Trung Quốc. Và Bắc Kinh sẽ vẫn là trung tâm của chuỗi sản xuất này.
Mỹ đã ở vị thế khác xưa
Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Sputnik, chuyên gia Li Kai- Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc) nói cho biết, sự kiện này sẽ khiến chính quyền Hoa Kỳ suy nghĩ về thực tế rằng, việc tái công nghiệp hóa nước Mỹ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chuỗi cung ứng sản xuất hoạt động theo luật riêng của nó và không nghe theo các chỉ thị.
Chính quyền Hoa Kỳ nói về sự cần thiết phải đưa dây chuyền sản xuất về Mỹ. Nhưng đây chỉ là những ước mơ không gắn liền với thực tế.  Đã từ lâu nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào mức tiêu thụ. Nếu Washington không thực hiện cải cách cơ cấu nội bộ, mà chỉ đơn giản cố gắng gây áp lực lên Trung Quốc, thì cuối cùng Hoa Kỳ sẽ là bên thua cuộc.
Xét theo quá trình đàm phán thương mại song phương, trong một năm qua mọi thứ đã thay đổi. Trước đây, Hoa Kỳ nói chuyện với Trung Quốc từ vị thế quyền lực hơn nhiều nhưng bây giờ có thể nói, hai bên đang đứng ngang nhau. Và Trung Quốc sẽ dần thể hiện sức mạnh của mình.
Vị chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh rằng, chỉ sau khi Mỹ nhận thức rõ và đánh giá thực tế vị thế của họ, mới có thể đạt tiến bộ trong cuộc đàm phán thương mại. Vì vậy, theo ông, vụ việc với Apple sẽ có tác động nhất định đến cuộc đàm phán thương mại.
Trung Quốc và Mỹ nối lại đàm phán thương mại vào tuần này tại Thượng Hải. Đây sẽ là lần đầu tiên quan chức hai nước gặp trực tiếp kể từ khi nỗ lực đàm phán đình trệ hồi tháng 5, sau khi 11 vòng đàm phán trước đó đã thất bại. Việc nối lại đàm phán là một dấu hiệu tốt, mặc dù khó có thể chờ đợi những đột phá trong vòng đầu tiên.
Trong cuộc phỏng vấn của CNBC, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin, thành viên  phái đoàn Mỹ tới Thượng Hải đã nhận xét rằng, vẫn còn quá nhiều vấn đề chưa được giải quyết, vì vậy kết quả tốt nhất của vòng đàm phán này sẽ là chuyến thăm “đáp lễ” của phái đoàn Trung Quốc tới Washington để tiếp tục đàm phán.
Liệu chính quyền Trump đáp ứng yêu cầu của Apple vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, rất có thể, các mức thuế mới sẽ không giúp ích gì cho nền kinh tế Hoa Kỳ mà sẽ chỉ tạo thêm vấn đề cho gã khổng lồ Mỹ.
Có lẽ, nếu Hoa Kỳ duy trì các mức thuế quan mới, Apple sẽ rút khỏi Trung Quốc các cơ sở sản xuất dòng sản phẩm rẻ hơn. Và các sản phẩm thuộc phân khúc “cao cấp” như Mac Pro vẫn sẽ được lắp ráp tại Trung Quốc, bất chấp biện pháp thuế quan mà Washington triển khai.
Sự việc tương tự cũng sẽ xảy ra với các công ty khác của Mỹ, điều này cho thấy rằng, Mỹ không dễ đánh bại được Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29604-my-khong-de-danh-bai-tq-trong-thuong-chien.html

Phản ứng cứng rắn của Mỹ lên án TQ ở Bãi Tư Chính

Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng chỉ đích danh Trung Quốc điều tàu hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phía Mỹ đã đưa ra các tuyên bố cứng rắn chỉ trích Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagu (20/7) đã phát đi Thông cáo bày tỏ quan ngại trước các thông tin về hành vi can thiệp của Trung Quốc đối với các hoạt động liên quan tới dầu khí trong khu vực, bao gồm các hoạt động thăm dò và khác dầu khí từ lâu của Việt Nam. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động phát triển dầu khí ở ngoài khơi đã đe dọa tới an ninh năng lượng trong khu vực và gây tổn hại cho thị trường năng lượng tự do và cởi mở tại Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington “kịch liệt phản đối hành vi cưỡng ép trái phép và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách hàng hải hoặc chủ quyền của mình”, đồng thời yêu cầu “Trung Quốc nên chấm dứt các hành động bắt nạt, kiềm chế tham gia vào các hành động khiêu khích và gây bất ổn”.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lại tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo đầu năm 2019 nói Trung Quốc “ngăn chặn phát triển kinh tế ở Biển Đông thông qua ép buộc… không cho các nước thành viên ASEAN tiếp cận trữ lượng năng lượng trị giá 2.500 tỷ USD ở đây”. Thông cáo dùng nhiều lời lẽ mạnh mẽ lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, dùng các tàu dân quân để “áp đảo, ép buộc và đe dọa các nước khác, gây nguy hại đến hòa bình và an ninh của khu vực”. Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc “ngày càng gây sức ép buộc các nước ASEAN phải chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các điều khoản giới hạn quyền của các nước hợp tác với các công ty, các nước thứ ba”, và điều này cho thấy ý đồ của Bắc Kinh muốn kiểm soát toàn bộ tài nguyên dầu khi trên Biển Đông.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (19/7) cũng lên tiếng chỉ trích hành động đe dọa hòa bình và an ninh của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Ông John Bolton nhận định tôn trọng chủ quyền và tự do hàng hải là vấn đề căn bản trong tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ và ASEAN. Hành vi cưỡng ép của Trung Quốc nhằm vào các nước láng giềng Đông Nam Á đang phản tác dụng và đe dọa hòa bình – ổn định khu vực.
Tại Diễn đàn An ninh Aspen thường niên tại bang Colorado, Cựu giám đốc Ủy ban quân vụ chịu trách nhiệm tài trợ và giám sát của Bộ Quốc phòng Mỹ Chris Brose (20/7) khuyến nghị tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông và vấn đề biên giới giữa nước này với Ấn Độ nên trở thành những trọng tâm an ninh mà Washington cần phải hết sức chú ý. Tôi không biết khả năng bành trướng đáng lo ngại (của Trung Quốc) sẽ kết thúc tại đâu. Mỹ cần tập trung vào việc củng cố khả năng ngăn chặn những hành động bành trướng và gây hấn từ phía Trung Quốc.
Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (22/7) chống chế, đồng thời vu cáo cho rằng: “Tình hình hiện tại ở Biển Đông nói chung là ổn định. Trong khuôn khổ triển khai toàn diện và hiệu quả DOC, Trung Quốc và các nước ASEAN đã tích cực thúc đẩy hợp tác thực dụng trên biển và tham vấn về COC và bảo vệ hiệu quả hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc duy trì đối thoại và tham vấn với các bên liên quan ở Biển Đông và chủ động kiểm soát các tranh chấp liên quan. Cộng đồng quốc tế nhận thức được những sự thật này. Trong một thời gian dài, một số lực lượng ngoài khu vực như Hoa Kỳ đã đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về vấn đề Biển Đông sẽ chỉ làm suy yếu hòa bình và ổn định khu vực. Những nhận xét của ông Pompeo và ông Bolton hoàn toàn không quan tâm đến sự thật và làm tổn hại đến nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông; cho rằng các nước trong khu vực sẽ không bị lừa. Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt những hành vi vô trách nhiệm này, tôn trọng sự thật, tôn trọng nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN để giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Thực tế, việc Trung Quốc điều tàu thăm dò và tàu chấp pháp hoạt động ở bãi Tư Chính của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam đã khẳng định: “Khu vực các nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào”. Cơ sở pháp lý để chúng ta khẳng định là tuân thủ theo Luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS) đã ký kết, thì các vùng nói trên đều nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam vì nó cách Đường cơ sở của Việt Nam chưa đến 200 hải lý.
Trước đó, từ ngày 12/7, báo chí quốc tế đã đưa tin về sự xuất hiện của tàu khảo sát Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Một số tờ báo dẫn thông tin từ ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại Đại học Hải chiến Mỹ cho biết vào thứ tư tuần trước đó (tức ngày 3/7), tàu khảo sát Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa chất 8) cùng với 2 tàu hộ tống số hiệu 3901 (12.000 tấn, có vũ trang) và 37111 (2.200 tấn), đã vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. Lập tức, lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển cũng đã có mặt tại đây để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam được quy định rõ trong luật pháp quốc tế. Nhiều nhà quan sát quốc tế vẫn theo dõi sát diễn biến của nhóm tàu Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam và thông tin về sự xuất hiện của một số tàu hải quân khác của nước này tại khu vực trên.
http://biendong.net/bien-dong/29587-phan-ung-cung-ran-cua-my-len-an-tq-o-bai-tu-chinh.html

Robert Lighthizer: Việt Nam cần phải

cắt giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ

Tin từ WASHINGTON, DC — Trong các bình luận được công bố vào hôm thứ Hai (29 tháng 7), Đại diện thương mại Robert Lighthizer cho biết chính phủ cộng sản Việt Nam phải thực hiện các bước để cắt giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, khi chính quyền Trump gia tăng áp lực lên quốc gia Đông Nam Á này.
Trong văn bản trả lời Ủy ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ, ông Lighthizer cho biết mức thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Chính phủ Mỹ “đã nói rõ với Việt Nam rằng họ phải đưa ra hành động để giảm thâm hụt thương mại”. Ông cho biết các biện pháp mà Việt Nam cần thực hiện bao gồm “gia tăng lượng nhập cảng hàng hóa từ Hoa Kỳ và giải quyết các giới hạn về quyền tiếp cận thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, nông sản và sở hữu trí tuệ”.
Việt Nam đang ngày càng bị chính quyền Trump nhắm đến vì thặng dư thương mại đang gia tăng với Hoa Kỳ, một trong những thị trường thương mại lớn nhất của nước này. Theo dữ kiện của Bộ Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ, thặng dư thương mại hàng năm của Việt Nam với Hoa Kỳ đã vượt quá 20 tỷ mỹ kim kể từ năm 2014 và đạt 40 tỷ mỹ kim vào năm ngoái, mức cao nhất từng được ghi nhận từ năm 1990. Trong năm tháng đầu năm, thặng dư đã cao hơn 43% so với một năm trước ở mức 21.6 tỷ mỹ kim.
Hồi tháng 5, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã thêm Việt Nam vào danh sách theo dõi gồm các quốc gia đang bị giám sát về khả năng thao túng tiền tệ. Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng Việt Nam “gần như là kẻ tồi chuyên lợi dụng mọi người nghiêm trọng nhất”, khi được hỏi vào tháng 6 về việc ông có muốn áp dụng thuế đối với quốc gia này hay không. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/robert-lighthizer-viet-nam-can-phai-cat-giam-thang-du-thuong-mai-voi-hoa-ky/

Tổng thống Trump đặt mục tiêu

cắt giảm quân sự ở Afghanistan trước bầu cử 2020

Tin từ Washington / Kabul – Vào hôm Thứ Hai (29 tháng 7), Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Tổng thống Trump muốn cắt giảm các lực lượng chiến đấu ở Afghanistan trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Trong Chiến lược Nam Á của Tổng thống Trump, được công bố vào tháng 8 năm 2017, chính phủ sẽ để quân đội đóng quân tại Afghanistan vô thời hạn, qua đó, buộc Taliban phải đàm phán hòa bình với chính phủ Kabul để chấm dứt cuộc chiến kéo dài 18 năm. Tuy nhiên, thông báo mới nhất của ông Pompeo cho thấy một sự thay đổi rõ rệt, kể từ khi các cuộc đàm phán với Taliban bắt đầu từ năm ngoái.
Việc tiết lộ thời hạn cắt giảm quân số thời gian làm dấy lên tiên đoán rằng Tổng thống Trump sẵn sàng ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với Taliban, để Hoa Kỳ rút về ít nhất một phần lực lượng trước khi các cử tri đi bầu, bất chấp những lo ngại của chính phủ Kabul do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Theo một phụ tá thân cận của Tổng thống Ashraf Ghani, giờ đây, việc đáp ứng các thời điểm phù hợp với ngày bầu cử của Tổng thống còn quan trọng hơn quá trình hòa bình ở Afghanistan.
Theo Reuters, ông Pompeo đưa ra tuyên bố vào thời điểm nhạy cảm, khi Afghanistan đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 9, trong khi Hoa Kỳ chuẩn bị tham gia vòng đàm phán vòng khác với Taliban. Ngoài ra, quyết định tiết lộ mục tiêu rút quân của Tổng thống Trump có thể làm suy yếu vị thế đàm phán của Hoa Kỳ, nếu Taliban tin rằng Tổng thống Trump muốn rút quân bằng bất cứ giá nào.
Hôm thứ Sáu (26 tháng 7), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, ông Pompeo và ông Ghani đã đồng ý điện đàm để gia tăng nỗ lực chấm dứt chiến tranh, và Hoa Kỳ vẫn cam kết rút quân có điều kiện. Theo đó,Washington muốn các lực lượng nước ngoài rút quân, để đổi lấy sự bảo đảm an ninh từ phía Taliban, đặc biệt là cam kết nước này sẽ không trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm khủng bố. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-dat-muc-tieu-cat-giam-quan-su-o-afghanistan-truoc-bau-cu-2020/

Hoa Kỳ ngừng xét tỵ nạn đối với người di dân

 bị đe dọa vì quan hệ gia đình

Vào hôm thứ Hai (29 tháng 7), Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho biết những người di dân sợ bị bức hại vì mối quan hệ gia đình sẽ không còn đủ điều kiện để xin tỵ nạn.
Ông Barr lập luận rằng không phải tất cả nhóm gia đình đều nhất thiết phải được xem là một nhóm xã hội vì mục đích tỵ nạn. Theo quy định, người di dân có thể xin tỵ nạn ở Hoa Kỳ, nếu họ chứng minh được nỗi sợ bị ngược đãi có căn cứ dựa trên chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị, hoặc tư cách thành viên của họ trong nhóm xã hội cụ thể.
Hiện tại, những người tầm trú đều đủ điều kiện, nếu họ bị đe dọa vì bởi những hành động mà thành viên gia đình của họ. Ví dụ, một người mẹ bị đe dọa tính mạng vì con trai không chịu tham gia một băng đảng vẫn sẽ đủ điều kiện xin tỵ nạn.
Chính quyền Trump đã đưa ra một số quyết định hạn chế tỵ nạn, bao gồm thắt chặt điều kiện xin được bảo vệ của các nạn nhân của bạo lực gia đình gặp, đồng thời giới hạn số lượng đơn xin tỵ nạn.
Quyết định của ông Barr được đưa ra dựa vào một vụ án liên quan đến một người đàn ông Mexico đang xin tỵ nạn, vì gia đình ông gặp nguy hiểm, sau khi cha của ông từ chối một băng đảng ma túy sử dụng cửa hàng của ông để kinh doanh. Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định này, nhưng những người ủng hộ tỵ nạn ước tính hàng ngàn người sẽ chịu tác động. Theo ông Victoria Neilson,
luật sư của Mạng lưới di trú hợp pháp Công giáo, quy định của ông Barr đã phá vỡ tiền lệ suốt nhiều năm qua. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-ngung-xet-ty-nan-doi-voi-nguoi-di-dan-bi-de-doa-vi-quan-he-gia-dinh/

Ngoại trưởng Mỹ

hy vọng sớm thảo luận với Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ ngày 29/7 tuyên bố ông hy vọng các cuộc đàm phán ở cấp làm việc nhằm vực dậy các cuộc thương thuyết phi hạt nhân hóa vớiTriều Tiên sẽ sớm diễn ra, nhưng ông nhấn mạnh rằng chưa có kế hoạchcho một thượng đỉnh Mỹ-Triều kế tiếp.
“Chúng tôi hy vọng có thể sớm có các cuộc thảo luận cấp làm việc,” ôngPompeo phát biểu một ngày trước chuyên công du châu Á.
Đáp câu hỏi về khả năng diễn ra thượng đỉnh kế tiếp giữa Tổng thốngMỹ Donald Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Ngoạitrưởng Pompeo nói “Chưa có gì được lên kế hoạch.”
Người ta từng kỳ vọng là ông Pompeo sẽ gặp Ngoại trưởng Triều TiênRi Yong Ho bên lề cuộc họp an ninh Đông Nam Á tại Bangkok tuần này.
Tuần trước, một nguồn tin ngoại giao cho Reuters biết ông Ri hủychuyến đi nhưng ông Pompeo dường như vẫn hy vọng tiến tới mộtđường hướng ngoại giao bất chấp chuyện Bình Nhưỡng bắn thử hai phi đạn đạn đạo tầm ngắn mới hôm 25/7.
https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-hy-vong-som-thao-luan-voi-trieu-tien-/5020230.html

Capital One: Nữ kỹ sư bị bắt

vì đánh cắp dữ liệu 100 triệu người

Dữ liệu cá nhân của khoảng 106 triệu cá nhân trên khắp Hoa Kỳ và Canada đã bị đánh cắp trong một vụ tấn công nhắm vào ngân hàng Capital One, doanh nghiệp này tiết lộ.
Thông báo được đưa ra sau khi nghi can hacker bị bắt hôm 29/7.
Telegram bị tấn công mạng từ Trung Quốc
Huawei và cuộc tấn công mạng ‘bí hiểm’ ở châu Phi
Tin tặc tấn công hệ thống y tế Singapore
Đài Loan cáo buộc TQ tấn công mạng
Theo Capital One, dữ liệu bao gồm danh tính, địa chỉ và số điện thoại của những người đăng ký các sản phẩm thẻ tín dụng của ngân hàng này.
Nhưng hacker không chiếm được quyền truy cập vào số tài khoản thẻ tín dụng.
Có bao nhiêu người bị ảnh hưởng?
Capital One là ngân hàng phát hành thẻ tín dụng lớn ở Mỹ và cũng vận hành các ngân hàng bán lẻ.
Thông cáo của doanh nghiệp nói rằng vụ này ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu cá nhân ở Mỹ và 6 triệu người ở Canada.
Thông cáo nói thêm rằng khoảng 140.000 số an sinh xã hội và 80.000 số tài khoản ngân hàng liên quan đã bị xâm phạm ở Mỹ.
Tại Canada, khoảng một triệu số an sinh xã hội thuộc về khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Capital One cũng bị xâm phạm.
Vụ tấn công được xác định ngày 19/7.
Capital One cho biết hacker có thể “khai thác” một “lỗ hổng bảo mật” trong cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp này.
Bên cạnh danh tính và ngày sinh, hacker cũng tiếp cận được điểm tín dụng, định mức tài khoản, số dư, lịch sử thanh toán và thông tin liên lạc.
Capital One phản ứng thế nào?
Capital One cho biết không có khả năng dữ liệu bị mất được dùng để lừa đảo nhưng họ sẽ tiếp tục điều tra vụ việc.
Ngân hàng sẽ thông báo cho những người bị ảnh hưởng và sẽ cung cấp cho họ công cụ giám sát tín dụng và bảo vệ danh tính miễn phí.
Thông cáo dẫn lời Chủ tịch Richard Fairbank: “Tôi chân thành xin lỗi vì sự cố này khiến những người bị ảnh hưởng phải lo lắng và tôi cam kết sẽ khắc phục.”
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xác nhận một cựu kỹ sư phần mềm của công ty công nghệ ở Seattle bị bắt liên quan đến vụ này.
Paige Thompson, 33 tuổi, bị bắt hôm 29/7 với cáo buộc gian lận và lạm dụng máy tính. Bà này đã phải ra trình diện lần đầu tại tòa liên bang ở Seattle.
Phiên tới dự kiến diễn ra ngày 1/8.
Tài liệu của tòa cho hay bà Thompson khoe khoang về vụ vi phạm dữ liệu trên một forum.
Nếu bị kết tội, bà phải đối mặt với mức án tối đa là 5 năm tù và khoản phạt 250.000 đôla.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49160768

Nổ súng ở siêu thị Walmart Mississippi,

2 người chết, cảnh sát bị thương

Hôm 30/7, một vụ nổ súng xảy ra tại siêu thị Walmart ở bang Mississippi khiến hai người thiệt mạng và một cảnh sát bị thương.
Đài CNN loan tin súng nổ bên trong siêu thị ở thành phố Southaven, thành phố lớn thứ ba của bang Mississippi.
Cả nghi phạm và một cảnh sát ứng phó chạy tới hiện trường ngay sau vụ nổ súng, đều bị thương và đang được điều trị tại các bệnh viện địa phương, Cảnh sát trưởng Quận DeSoto Bill Rasco nói với CNN.
NBC News cho biết vụ nổ súng bắt đầu vào khoảng 6:32 sáng – giờ địa phương, bên trong siêu thị rộng lớn này và một nhân viên cảnh sát đã bắn trả làm tay súng bị thương.
Một viên cảnh sát Southaven nói với NBC News rằng nghi phạm đang bị tạm giữ chờ điều tra.
https://www.voatiengviet.com/a/no-sung-walmart-mississipi/5021830.html

Brazil : Nổi loạn trong nhà tù,

hơn 50 người thiệt mạng

Mai Vân
Vào hôm qua, 29/07/2019, một vụ nổi loạn ở nhà tù Altamira, bang Para, bắc Brazil, đã làm ít nhất 57 người thiệt mạng, trong đó có 16 người bị chặt đầu. Đây là hậu quả của một cuộc thanh toán giữa các băng đảng.
Thông tín viên RFI tại Brazil, Sarah Cozzolino tường thuật :
Đó là vào lúc 7 giờ sáng. Một toán người đã xông vào khu giam giữ những người trong băng đảng thù nghịch. Vụ thảm sát đẫm máu diễn ra trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Hình ảnh video lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy tầm vóc sự kiện với những cảnh ghê rợn : người ta thấy nóc nhà bốc cháy, thi thể, đầu người chồng chất lên nhau. Có 16 người đã bị chặt đầu, những người khác chết vì ngạt thở hay chết cháy trong đám cháy do các tù nhân gây ra, tổng cộng 57 người chết.
Đây là vụ thảm sát lớn thứ nhì trong năm nay tại một nhà tù Brazil. Vào tháng 5, có 55 người chết ở bang Amazon, cũng trong bối cảnh tương tự. Ở miền bắc Brazil các băng đảng buôn lậu ma túy đối đầu nhau dữ dội và cuộc chiến tiếp tục diễn ra trong tù.
Vụ thảm sát ở Altamira một lần nữa đặt ra vấn đề quá tải trong các nhà tù Brazil cũng như vấn đề quản lý. Một báo cáo của Hội Đồng Tư Pháp Quốc Gia, công bố vào hôm qua, thứ Hai, nêu con số tù nhân tại Altamira là 343 người, tức là gấp đôi khả năng đón nhận của nhà tù, và chỉ có 33 người canh giữ.
Báo cáo còn nêu bật những điều kiện giam cầm « rất tồi tệ », « không bảo đảm được an toàn cho tù nhân ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190730-brazil-noi-loan-trong-mot-nha-tu-hon-50-nguoi-thiet-mang

Tân Thủ tướng Anh:

Thỏa thuận Brexit cũ ‘đã chết’

Trong chuyến thăm Scotland, ông Boris Johnson nói thỏa thuận rời khỏi EU hiện nay vốn được đàm phán với các nhà lãnh đạo châu Âu đã “chết” và “phải ra đi”.
Tuy nhiên, ông nói rằng ông muốn nước Anh “rất hướng ngoại” và nói thêm rằng có “mọi cơ hội để chúng ta có thể có được một thỏa thuận”.
Việc chuẩn bị cho một Brexit không có thỏa thuận đang được tăng cường, với ông Johnson nói rằng nước Anh phải rời khỏi EU trước ngày 31/10/2019.
Tân thủ tướng Boris Johnson: ‘Tôi rất thân TQ’
Học giả Bill Hayton bình luận về Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson
Cách tiếp cận của tôi là rất hướng ngoại, tôi không muốn nước Anh khép kín hoặc tụt lại, tôi muốn chúng ta tham gia, vươn ra ngoài, để đi xa thêm ngàn dặmThủ tướng Anh Boris Johnson
Quan hệ Anh – Mỹ sẽ “đặc sắc” với tân Thủ tướng Johnson
Trong khi ở Scotland, ông cũng gặp Thủ hiến Nicola Sturgeon và lãnh đạo đảng Bảo thủ Scotland, Ruth Davidson – cả hai đều có lập trường chống lại một Brexit không có thỏa thuận.
Hai ủy ban đã được thành lập khi chính phủ Anh tăng cường chuẩn bị cho việc rời EU không có thỏa thuận, bao gồm một “ủy ban hoạt động hàng ngày” với nhiều thành viên cao cấp nội các hàng thứ, bộ trưởng tham dự.
Trong khi đó, đồng bảng Anh giảm giá xuống mức thấp nhất trong 28 tháng so với đồng dollar, rõ ràng là do lo ngại về Brexit.
Phát biểu tại căn cứ hải quân Faslane gần Glasgow, ông Johnson nói rằng giả định của ông là “chúng ta có thể có một thỏa thuận mới”, nhưng ông nói rằng ” bất kỳ chính phủ nào đều phải có trách nhiệm để chuẩn bị cho việc không có thỏa thuận, nếu chúng ta bắt buộc phải như thế”.
‘Thỏa thuận đã chết’
Tân Thủ tướng Anh nói tiếp: “Cách tiếp cận của tôi là rất hướng ngoại, tôi không muốn nước Anh khép kín hoặc tụt lại, tôi muốn chúng ta tham gia, vươn ra ngoài, để đi xa thêm ngàn dặm, và những gì chúng tôi muốn làm là làm cho tường minh rằng backstop (điều khoản thỏa thuận về đường biên giới trên đất liền với cộng hòa Ireland) là không tốt, nó đã chết, và nó phải ra đi.
FB Live: Boris Johnson đắc cử lãnh đạo đảng Bảo Thủ và bình luận
Trump chê ‘Brexit mềm’ và khen Boris Johnson
Tôi không nghĩ rằng chính phủ nên theo đuổi Brexit không thỏa thuận và, nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ không ủng hộ nóBà Ruth Davidson
Brexit: EU sẽ có ‘mùa thu nóng’ vì Thủ tướng Anh?
Thỏa thuận rời EU đã chết, nó phải ra đi. Nhưng có viễn vọng mới để chúng ta thực hiện một thỏa thuận mới.
“Chúng ta sẽ nói rõ với bạn bè – hôm nay chúng ta đang nói chuyện người Ireland – những giới hạn là gì và chúng ta muốn làm gì. Chúng ta rất tin tưởng rằng với thiện chí của cả hai bên, hai thực thể chính trị trưởng thành, Vương quốc Anh và EU, có thể hoàn thành việc này. “
Ông Johnson cũng nói ông nghĩ rằng “Brussels có chút bối rối trước lập trường thực sự của nước Anh” trong các cuộc đàm phán Brexit trước đây, và rằng các thỏa thuận sắp xếp “backstop” để tránh biên giới cứng trên hòn đảo Ireland như trước đó sẽ cho thấy nước Anh “được điều hành bởi liên minh châu Âu”.
Ông nói rằng một thỏa thuận mới có thể được ký kết nếu có “thiện chí và lương tri” ở cả hai bên, đưa đến “một thỏa thuận thương mại tự do mới cho phép chúng ta lấy lại quyền kiểm soát thuế quan và các quy định và làm những điều khác biệt ở đây nếu chúng ta muốn “.
Tuy nhiên, ông Johnson đang phải đối mặt với sự giám sát từ các đồng nghiệp và đối thủ của ông về chiến lược Brexit trong chuyến thăm Scotland.
Vào Chủ nhật, bà Davidson nói rằng ông Johnson có “sự hậu thuẫn đầy đủ” trong nỗ lực bảo đảm thỏa thuận rời khỏi EU, nhưng bà cũng nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng chính phủ nên theo đuổi Brexit không thỏa thuận và, nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ không ủng hộ nó. “
Sau cuộc họp tại Holyrood, nhà lãnh đạo của đảng Bảo thủ ở Scotland nói hai bên đã thảo luận về “quyết tâm chung của họ để củng cố liên minh”, và nói rằng ông Johnson đã “nói rõ rằng ưu tiên của chính phủ là rời khỏi EU với một thỏa thuận”.
Trong khi đó, ông Johnson cho biết ông là một người “hâm mộ số một” của bà Davidson.
‘Đã bị phớt lờ’
Còn Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon – người đã tiếp đón ông Johnson tại trụ sở Bute House của bà – cũng đã cam kết đấu tranh chống lại một Brexit không có thỏa thuận, nói rằng nó sẽ phải trả giá với việc mất 100.000 việc làm và “đẩy nền kinh tế vào suy thoái”.
Bà Sturgeon nói: “Người dân Scotland đã không bỏ phiếu cho chính phủ Tory này, họ đã không bỏ phiếu cho Thủ tướng mới này, họ đã không bỏ phiếu cho Brexit và họ chắc chắn đã không bỏ phiếu cho một Brexit không có thỏa thuận thảm họa mà Boris Johnson hiện đang lên kế hoạch.
“Scotland đã bị phớt lờ trong suốt quá trình Brexit và giờ là lúc tất cả mọi người quan tâm đến tương lai của Scotland sẽ cùng nhau lập lộ trình của chính chúng ta và nói với những người của đảng Bảo thủ rằng họ hãy ngừng đẩy đất nước chúng ta tới chỗ thảm họa.”
Scotland đã bị phớt lờ trong suốt quá trình Brexit và giờ là lúc tất cả mọi người quan tâm đến tương lai của Scotland sẽ cùng nhau lập lộ trình của chính chúng taThủ hiến Scotland Nicola Sturgeon
Trong khi đó, ông Johnson sử dụng chuyến đi tới Scotland để công bố tài trợ mới cho các kế hoạch đầu tư “thỏa thuận tăng trưởng” ở Scotland, Wales và Bắc Ireland.
Ông nói rằng “điều quan trọng là chúng ta phải làm mới các mối quan hệ ràng buộc vốn đoàn kết Vương quốc Anh.”
Thủ tướng cũng có kế hoạch đến xứ Wales để gặp gỡ các thành viên của cộng đồng nông nghiệp ở đây và tới Bắc Ireland để thảo luận về những nỗ lực đang diễn ra nhằm khôi phục sự ủng hộ tại đây.
Các ngân quỹ sẽ được công bố vào thứ Hai, 29/7, sẽ dành cho các dự án để thúc đẩy nền kinh tế ở Falkirk, hòn đảo này và Argyll cùng Bute ở Scotland, cũng như đến các vùng của Bắc Ireland và xứ Wales.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Scotland Derek Mackay tuyên bố 300 triệu bảng “không phải là tài trợ mới” và đã được đàm phán trước khi ông Johnson trở thành thủ tướng.
Đảng Lao động ở xứ Wales cũng công kích các kế hoạch tài trợ, gọi chúng là “rất mỏng” và không đủ bù đắp cho “sự thiếu đầu tư kinh niên”.
Tuy nhiên, chính phủ Anh khẳng định số tiền này là mới, với Bộ trưởng Alister Jack của Scotland ca ngợi các thỏa thuận ở thành phố là “giúp tạo việc làm và thúc đẩy nền kinh tế địa phương”.
Bộ trưởng Bắc Ireland Julian Smith nói ông mong muốn “tận dụng tối đa” các nguồn tài trợ, trong khi Bộ trưởng Wales Alun Cairns cho biết ông và ông Johnson cam kết xây dựng dựa trên “những thành công” của các thỏa thuận tăng trưởng đã diễn ra trên khắp xứ Wales.
Kế hoạch thỏa thuận tăng trưởng được đưa ra sau khi ông Johnson công bố khoản tài chính trị giá 3,6 tỷ bảng vào cuối tuần, ban đầu sẽ hỗ trợ 100 địa phương ở Anh.
Là một phần của chuyến thăm Scotland, Thủ tướng cũng đã công bố kế hoạch cho một Văn phòng Cựu chiến binh mới trong chính phủ Anh, để phối hợp điều trị và đào tạo y tế và “đảm bảo không có cựu chiến binh nào bị thiệt thòi khi tham gia phục vụ quân ngũ”.Tân Thủ tướng Anh cam kết “đạt được một thỏa thuận Brexit mới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49159220

Chiến hạm Anh đến Trung Đông

để bảo vệ eo biển Hormuz

Tin London, Anh quốc – Các nỗ lực quốc tế để bảo vệ an toàn cho eo biển Hormuz đang gia tăng, sau khi Anh quốc cho biết một chiến hạm thứ 2 đã đến khu vực. Và Nam Hàn có thể sẽ điều động một đơn vị quân đội tham gia lực lượng quốc tế.
Căng thẳng đã gia tăng tại eo biển Hormuz trong những tuần gần đây, sau khi Iran bắt giữ tàu dầu Stena Impero của Anh. Chính quyền London đã điều tàu HMS Duncan, một trong các khu trục hạm Type 45 của nước này, đến Trung Đông để hộ tống mọi tàu hàng cắm cờ Anh đi ngang qua eo biển, theo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết hôm Chủ Nhật 28/07. Tàu HMS Duncan sẽ hoạt động cùng khu trục hạm hạng nhẹ HMS Montrose Type 23 cho tới cuối tháng 8.
Eo biển Hormuz là tuyến hàng hải quan trọng trong ngành nhiên liệu, là đường đi của khoảng 1 phần 3 lượng dầu, và 1 phần 4 lượng khí đốt được vận chuyển trên toàn thế giới. Cả Hoa Kỳ và Anh quốc đều đang soạn thảo các kế hoạch an ninh cho eo biển Hormuz. London vào tuần trước nói rằng sẽ có thêm hành động để đối phó với Iran.
Trong khi đó, Nam Hàn đang cân nhắc điều đơn vị Hải quân Cheonghae của nước này tới eo biển Hormuz, để gia nhập cùng liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu, theo tờ Maeil của Nam Hàn cho biết hôm thứ Hai, 29 tháng 7, dẫn một nguồn tin ẩn danh trong chính phủ. Đơn vị Cheonghae của Nam Hàn bao gồm khu trục hạm Dae Jo-yeong, một trực thăng chống tàu ngầm, và 3 tàu tốc độ cao. Đơn vị này đã
đóng quân tại Vịnh Aden từ năm 2009 để tham gia nhiệm vụ chống hải tặc, và đã được điều động trong những năm gần đây để giúp di tản công dân Nam Hàn khỏi Libya và Yemen. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/chien-ham-anh-den-trung-dong-de-bao-ve-eo-bien-hormuz/

Tân thủ tướng Anh đến Scotland

để thuyết phục về Brexit

Mai Vân
Tân thủ tướng Boris Johnson đã đến Scotland vào hôm qua, 29/07/2019, trong chuyến đi thăm các quốc gia cấu thành Liên Hiệp Vương Quốc Anh, sẽ tiếp đến đưa ông đến xứ Wales và Bắc Ireland. Hai buổi gặp hôm qua với hai nhân vật chủ chốt của Scoltland khá căng thẳng : Nữ thủ tướng Scotland Nicola Sturgeon và nữ lãnh đạo phe bảo thủ Ruth Davidson đều là hai người từng chống đối mạnh mẽ ông Boris Johnson.
Thông tín viên RFI tại Luân Đôn Marina Daras giải thích rõ hơn về quan điểm của nữ thủ tướng Scotland :
Đối với thủ tướng Scotland, ông Boris Johnson đang đưa đất nước đến “thảm họa”. Bà nhắc lại với tân thủ tướng Anh là người dân Scotland đã không bỏ phiếu tán đồng Brexit, tức là việc nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, và nhất là ra đi trong hỗn loạn.
Bà nói : “Ông ta tuyên bố là muốn đúc kết một thỏa thuận, nhưng thật ra ông ta đang tích cực tìm cách ra khỏi Liên Âu không thỏa thuận vì điều đó phù hợp với đường lối cứng rắn của ông ta, và tôi nghĩ điều đó rất nguy hiểm đối với Scotland cũng như đối với cả Vương Quốc Anh. Qua những gì mà chúng tôi đã làm, chúng tôi biết rõ là điều đó sẽ tác động đến mọi khía cạnh trong xã hội Scotland. Và trách nhiệm của chúng tôi là làm mọi cách để điều đó không xẩy ra”.
Trong trường hợp Anh Quốc rời Liên Âu không thỏa thuận, thủ tướng Sturgeon cho biết sẽ không ngần ngại yêu cầu trưng cầu dân ý lần thứ hai về nền độc lập của Scotland, nếu bị buộc phải ra khỏi Châu Âu.
Bà Sturgeon giải thích : “Dĩ nhiên là ông Johnson và chúng tôi có trao đổi ý kiến về sự độc lập của Scotland. Và tôi đã nói rất rõ là theo tôi, chính người dân Scotland, chứ không phải bản thân tôi hay ông ấy có quyền quyết định về tương lai của Scotland. Việc thay đổi bối cảnh do trưng cầu dân ý về Brexit đã buộc Scotland phải một lần nữa quyết định có muốn trở thành một quốc gia độc lập hay không. Rõ ràng là Boris Johnson có một quan niệm khác trên vấn đề này, nhưng theo tôi không phải là dân chủ khi cản trở quyền chọn lựa của nhân dân Scotland, và tôi đã nói rõ điểm này với ông ấy”
Đối với bà Sturgeon, Nghị Viện Anh đã làm lơ Scotland từ sau cuộc bỏ phiếu về Châu Âu, và bây giờ lại bị lôi cuốn vào một kịch bản tồi tệ mà thất bại được thấy trước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190730-anh-tan-thu-tuong-boris-johnson-den-scotland-de-thuyet-phuc-ve-brexit

Nga – TQ trở thành bạn thân vì… Mỹ?

Quan hệ Nga-Trung có thể trở nên nồng ấm vì cùng một mục tiêu đối phó với Mỹ song điều ấy không có nghĩa là hai nước này sẽ mãi là “bạn” với nhau.
Kẻ thù của kẻ thù là bạn
Trung Quốc và Nga đang xích lại gần nhau khi có cùng một đối thủ chung là Mỹ. Trong suốt chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Nga hồi tháng 6/2019, hai nước đã ký một tuyên bố chung cam kết thắt chặt tình hữu nghị cũng như ký kết khoảng 30 thỏa thuận kinh tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích Mỹ khi áp các lệnh trừng phạt kinh tế và công nghệ lên Trung Quốc, đồng thời khẳng định Moscow sẽ hợp tác với Bắc Kinh để hạn chế sức ép từ phía Mỹ. Hai quốc gia cũng không nhất trí với các mục tiêu của Mỹ xoay quanh vấn đề Triều Tiên và Iran.
Giới phân tích đánh giá rõ ràng Nga và Trung Quốc hiện cần nhau hơn bao giờ hết.
Dưới sức ép của các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ và EU, tăng trưởng kinh tế Nga được dự báo sẽ giảm 1% trong năm nay. Điều này khiến Moscow sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Trong khi đó, với ông Tập, Nga là một công cụ hữu ích để đối trọng với chính sách ngày càng cứng rắn của Washington với Bắc Kinh.
Năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea và bị phương Tây trừng phạt, Trung Quốc không hề thể hiện bất kỳ phản ứng công khai nào về vụ việc. Thay vào đó, Bắc Kinh tìm cách cải thiện quan hệ với Moscow
trên những phương diện khác. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với kim ngạch thương mặt hơn 100 tỷ USD năm 2018. Sự nồng ấm trong quan hệ 2 nước khiến các chuyên gia đặt ra triển vọng về việc 2 nước sẽ có “các lực lượng chung”. Bản thân Bắc Kinh và Moscow cũng miêu tả quan hệ hai bên là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa bối cảnh hợp tác quân sự Nga – Trung luôn ở mức cao, cả trong các hợp đồng mua bán vũ khí lẫn trong các cuộc tập trận chung.
Zbigniew Brezinski – người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Jimmy Carter thậm chí đã cảnh báo liên minh Nga – Trung có thể là “viễn cảnh nguy hiểm nhất” cho những tính toán chiến lược của Mỹ.
Hợp tác nhưng không thể là đồng minh
Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu tích cực, quan hệ Nga – Trung vẫn còn nhiều khác biệt cần giải quyết.
Theo một chuyên gia quân sự Nga, Moscow luôn “cảm thấy mối đe dọa tiềm tàng” từ Trung Quốc. Sự khác biệt giữa 2 quốc gia này vẫn tiếp tục mở rộng khi GDP của Trung Quốc gấp 8 lần của Nga và dân số Trung Quốc gấp 10 lần dân số Nga. Moscow cũng đặc biệt lo ngại về khả năng Trung Á sẽ rơi vào tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Điều này đang xảy ra trên lĩnh vực kinh tế. Năm 2018, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Uzbekistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan. Bắc Kinh cũng soán ngôi nhà đầu tư lớn thứ 4 của Nga ở Kazakhstan.
Nga có thể chấp nhận sự ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc ở Trung Á bởi nước này cũng nhận được những lợi ích nhất định từ dòng chảy đầu tư của Bắc Kinh. Tuy nhiên, an ninh lại là một vấn đề khác và Nga không muốn bị Trung Quốc “soán ngôi” trong lĩnh vực này.
Ở Uzbekistan, vào giữa tháng 6/2019, các bộ trưởng, các quan chức cấp cao và các chuyên gia từ Mỹ, EU và các nước láng giềng đã tập trung lại để thảo luận về tình hình khu vực. Các hoạt động của Trung Quốc đã chiếm phần lớn nội dung cuộc họp.
Theo các chuyên gia tại khu vực này, môi trường chiến lược ở đây bắt đầu thay đổi cách đây 1 vài năm khi Trung Quốc bắt đầu bí mật triển khai quân đội ở Tajikistan dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận việc này.
Căn cứ quân sự lớn nhất của Nga bên ngoài lãnh thổ là ở Tajikistan. Căn cứ này dự kiến sẽ tiếp tục duy trì cho tới năm 2042 theo một thỏa thuận song phương giữa hai bên. Với khoảng 8.000 quân Nga tại căn cứ, khó mà nói trước được rằng các lực lượng của Nga và Trung Quốc sẽ “sóng yên biển lặng” với nhau nếu cả 2 cùng đóng quân tại Tajikistan trong thời gian dài, một chiến lược gia về an ninh ở Trung Á nhận định.
Mục tiêu của Trung Quốc là đóng vai trò lớn hơn về an ninh ở Trung Á như một phần trong chiến lược chống khủng bố mà không “đụng” đến Nga. Tuy nhiên, nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Nga vẫn luôn lo lắng về những tham vọng của Trung Quốc và lo ngại nước này sẽ đẩy Nga khỏi khu vực ảnh hưởng truyền thống này.
Cuộc tập trận Vostok 2018 có thể minh chứng rõ cho việc Nga khẳng định khả năng quân sự của mình với thế giới và gửi đi 1 thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung thường niên với Nga. Trái với những nhận định cho rằng cuộc tập trận này đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ đối tác quân sự Nga – Trung thì thực chất nó giống như một sự phòng thủ của Nga hơn trong việc chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc sang vùng Viễn Đông và Trung Á. Giữa bối cảnh vùng Viễn Đông Nga đang vô cùng cần các dự án đầu tư và dòng vốn của Trung Quốc thì cũng cùng lúc đó, Moscow ngày càng lo ngại về ảnh hưởng lâu dài của Bắc Kinh trong khu vực.
Nga và Trung Quốc có chung đường biên giới hơn 4.000 km và mặc dù quan hệ 2 nước đang “nồng ấm” hơn khi cùng có một mục tiêu đối phó với Mỹ song trên thực tế, Bắc Kinh và Moscow sẽ không bao giờ có thể thành lập một liên minh chính thức bởi những khác biệt về lịch sử, tốc độ phát triển kinh tế, hệ tư tưởng và một số yếu tố khác. Đó còn là chưa kể tới việc cả hai đều đang cạnh tranh ảnh hưởng không chỉ tại Trung Á mà còn cả Bắc Cực. “Kẻ thù của kẻ thù là bạn” song điều ấy không có nghĩa là Nga – Trung sẽ mãi là “bạn” với nhau.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29613-nga-tq-tro-thanh-ban-than-vi-my.html

Ghana ‘xuất khẩu bất hợp pháp

 6 triệu cây gỗ cẩm lai sang TQ’

Khoảng sáu triệu cây gỗ cẩm lai đã bị đốn ở Ghana để xuất khẩu lậu sang Trung Quốc kể từ 2012 tới nay, một nhóm bảo vệ môi trường nói.
Loài gỗ hiếm này, vốn cần đến 100 năm để phát triển, chủ yếu được dùng để sản xuất đồ nội thất theo phong cách xa hoa thời phong kiến ở Trung Quốc.
Bản phúc trình quy trách nhiệm cho các quan chức tham nhũng ở Ghana đã làm giả giấy tờ để cho phép gỗ này được chuyển ra khỏi đất nước.
Hàng triệu cây bị chặt ra sao trên thế giới?
Việt Nam nhập gỗ lậu từ Campuchia?
Bộ Thông tin Ghana chưa phản hồi các câu hỏi của BBC.
Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) nói trong một bản phúc trình rằng tình trạng buôn bán lậu và chặt đốn gỗ cẩm lai bất hợp pháp vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh cấm đã được ban hành kể từ 2012.
Ghana và các quốc gia Tây Phi khác là nạn nhân của nhu cầu tham lam vô độ và không bị kiểm soát của Trung Quốc đối với gỗ hồng mộc, EIA nói.
“Kể từ 2012, trên 540 ngàn tấn gỗ cẩm lai, tương đương với 23.478 công-ten-nơ lớn loại dài 21 feet, hoặc 6 triệu cây, đã bị đốn chặt bất hợp pháp và nhập khẩu từ Ghana vào Trung Quốc trong khi đã có các lệnh cấm thu hoạch và kinh doanh loại cây này,” nhóm này nói thêm.
Các cuộc điều tra cho thấy “một chương trình buôn lậu, thông đồng ở cấp cao,” EIA nói.
Nhóm vận động này nói việc đốn hạ gỗ đang góp phần vào cuộc khủng hoảng sa mạc hóa tại Ghana.
EIA kêu gọi việc buôn bán gỗ cẩm lai phải bị dừng lại trên toàn bộ khu vực Tây Phi, và Trung Quốc phải tuân thủ các thỏa thuận quốc tế trong việc bảo vệ các loài khẩn nguy.
Cẩm lai là loài cây thuộc danh sách cần bảo vệ của Cites, tức Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Tuy nhiên, EIA nói việc bảo vệ như vậy là chưa đủ.
Hồi tháng Năm, Gabon đã sa thải phó tổng thống và bộ trưởng lâm nghiệp sau khi các công-ten-nơ chứa gỗ kevazingo, còn được gọi là cẩm lai châu Phi, bị biến mất.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49159018

Căng thẳng Biển Đông, chiến tranh thương mại

Mỹ-Trungsẽ là chủ đề chính tại hội nghị ASEAN

Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Theo tin từ BLOOMBERG, căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ -Trung Cộng rất có thể sẽ trở thành chủ đề chính trong các cuộc đàm phán trong tuần này, khi các nhà ngoại giao hàng đầu hội tụ tại Bangkok cho một hội nghị thượng đỉnh quan trọng ở Đông Nam Á.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo sẽ tham dự cuộc họp của các Ngoại trưởng Asean cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị, ngay sau các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước tại Thượng Hải vào hôm thứ ba (30 tháng 7). Các cuộc họp này sẽ diễn ra khi Việt Nam và Philippines đang cáo buộc rằng Trung Cộng đã trở nên hung hăng hơn trong việc tuyên bố chủ quyền đối với các vùng rộng lớn của Biển Đông – một hành động được Hoa Kỳ gọi là “hành vi bắt nạt” hồi tuần trước.
Vào hôm thứ Hai (29/7), một viên chức Indonesia cho biết Trung Cộng vẫn sẽ tìm cách thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử hàng hải được dự đoán từ lâu với Asean – khối 10 quốc gia Đông Nam Á – sau khi hai bên đồng ý về một dự thảo sơ bộ.
Hãng tin Yonhap News cho biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Hàn Ri Yong Ho sẽ không tham dự, và hủy bỏ mọi cuộc đàm phán với các viên chức Hoa Kỳ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cang-thang-bien-dong-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-se-la-chu-de-chinh-tai-hoi-nghi-asean/

Hong Kong, quân đội TQ và tin giả trên mạng xã hội

Sau khi Bắc Kinh tuyên bố có thể dùng quân đội trấn áp, mạng xã hội tuần qua tràn ngập tin tức nói lính Trung Quốc đã kiểm soát Hong Kong, nhưng là tin giả.
Hong Kong nay đang trong tháng thứ ba có các cuộc biểu tình rộng khắp phản đối dự luật dẫn độ, trong đó có những vụ xô xát, đụng độ bạo lực giữa người biểu tình với cảnh sát.
TQ đe dọa đưa quân đội tới kiểm soát Hong Kong
Lý Bằng, người đàn áp Thiên An Môn, chết ở tuổi 90
Biểu tình Hong Kong: Giới vận động VN nghĩ gì?
Học viện BBC: Đối phó nạn tin giả
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Ngô Khiêm hôm 24/7 cảnh báo rằng quân đội nước này có quyền vãn hồi trật tự tại Hong Kong nếu như chính quyền địa phương có yêu cầu.
Dùng hình ảnh cũ và bịa tin
Ngay sau khi Bộ Quốc phòng ra tuyên bố trên, trên mạng xã hội đã lan truyền một đoạn video ngắn, chỉ 39 giây, được cho là cho thấy cảnh xe tải quân sự Trung Quốc chạy trên đường phố Hong Kong.
Đoạn video được đăng tải, chia sẻ tràn ngập trên các mạng xã hội khác nhau như Facebook, YouTube, Twitter, Weibo, làm dấy lên nỗi sợ hãi về sự can thiệp của Trung Quốc vào cuộc khủng hoảng hiện thời ở Hong Kong.
Đoạn video này được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội với lời giải thích đi kèm là binh lính Trung Quốc đang chiếm quyền kiểm soát thành phố: “Siêu nhạy cảm! Tại Jotun, Hong Kong, binh lính PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) đang đi qua. Cảnh sát Hong Kong đang dẹp đường cho họ!”
Một số ‘post’ chia sẻ tuyên bố được cho là từ giới chức Hong Kong đưa ra hôm 24/7, kêu gọi người dân ở trong nhà “để đảm bảo an toàn cá nhân” trong lúc quân đội đang triển khai việc nắm quyền kiểm soát tình hình.
Tuy nhiên, hãng tin AFP nói rằng họ đã tiến hành kiểm chứng thông tin, và xác nhận đó là các thông tin sai.
Trên thực tế, AFP nói nội dung đoạn video trên đã được lan truyền trên mạng kể từ 11/2018 với độ dài 1 phút 24 giây, còn giới chức Hong Kong thì không hề ra tuyên bố trên.
Trong một tin được đăng trên Twitter, phần text đi kèm đoạn video 39 giây viết: “Xe tải quân sự Trung Quốc chạy quanh thành phố để theo dõi các công dân Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ. Tất cả chúng ta cần ủng hộ người dân Hong Kong dân chủ, yêu hòa bình. Okinawa và Đài Loan cần cẩn thận. Họ đang sau lưng các bạn. #hãycứuhongkong.”
AFP nói dựa trên kết quả từ công cụ tìm kiếm hình ảnh đảo của Google (Google reverse image search), họ xác định được rằng tất cả các nội dung trên đều là tin giả, và đoạn video 39 giây có nội dung trùng khớp tới từng khung hình với một đoạn video dài 1 phút 24 giây đã được đăng trên YouTube từ 9/11/2018, và nội dung gốc là cảnh xe tải quân sự Trung Quốc chạy trên khu vực Cửu Long của Hong Kong hồi 2018.
Tương tự, AFP nói trên trang web chính thức của chính quyền Hong Kong cũng không hề ra thông cáo báo chí nào hôm 24/7 về hoạt động kiểm soát thành phố của quân đội Trung Quốc.
Tin giả, tin giả, tin giả
Không chỉ có đoạn video và thông cáo giả nêu trên, còn có rất nhiều tin giả khác được tung ra trong tuần qua.
Trong một tin được đăng trên Twitter chỉ vài giờ sau khi ông Ngô Khiêm phát biểu, nội dung được chia sẻ là hình ảnh binh lính quân đội Trung Quốc đi bộ tại một bến tàu và lời giải thích họ đang “tiến vào Hong Kong”. AFP nói họ xác minh được rằng đoạn video đó thực ra được quay tại Trung Hoa lục địa.
Một video khác với cảnh các xe bọc thép chạy trên đường phố khu vực Cửu Long được chia sẻ hôm 24/7 với lời giải thích kèm theo, “quân đội của Đảng Cộng sản tiến vào và đóng tại Hong Kong”. AFP nói đây là video có từ 2012, và thật ra đó là cảnh luân chuyển quân của quân đội Trung Quốc.
Một video nữa với cảnh cảnh sát mặc thường phục trấn áp một người vẫy cờ. AFP nói đó là đoạn video cũ quay cảnh một buổi tập huấn của cảnh sát chống bạo động Nam Hàn.
Một video nghiệp dư cảnh binh lính Trung Quốc mặc đồng phục rằn ri đi bộ qua một bến ga cuối rất lớn, được chia sẻ với lời bình ngạt thở: “Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến vào Hong Kong.” AFP nói việc xác minh vị trí địa lý cho thấy đoạn video này thật ra được quay tại một nhà ga xe lửa ở tỉnh Quảng Đông.
Lực lượng đồn trú
“Quân đồn trú Trung Quốc tại Hong Kong, khác với quân đồn trú của Anh tại đây thời trước 1997, không phải là để tượng trưng, làm cảnh hay mang tính biểu tượng,” ông Lương Chấn Anh, cựu trưởng quan hành chính Hong Kong được Financial Times dẫn lời.
Hiện lượng quân đồn trú Trung Quốc tại Hong Kong có khoảng từ 6.000 đến 10.000 người.
Tuy nhiên, lực lượng này thường duy trì hoạt động kín đáo và hiếm khi xuất hiện trước công chúng trong trang phục quân đội.
Việc Trung Quốc hôm 24/7 tuyên bố có thể dùng quân đội để kiểm soát tình hình Hong Kong lập tức đã gây những phản ứng mạnh mẽ từ người dân vùng đặc khu hành chính này.
Giới chức Hong Kong luôn bác bỏ việc binh lính Trung Quốc đã được triển khai trong thành phố, tuy nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Hong Kong đã lên tiếng tỏ thái độ giận dữ đối với người biểu tình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49159013

Người biểu tình

làm gián đoạn các tuyến tàu điện ở Hong Kong

Sáng hôm 30/7, hàng trăm người biểu tình ở Hong Kong đã chặn các tuyến tàu điện trong giờ cao điểm gây hỗn loạn cho người đi lại, theo Reuters.
Đây là diễn biến mới nhất trong chiến dịch phản đối chính quyền xuất phát từ tranh cãi chống dự luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc để xử phạt, đã bắt đầu cách nay 3 tháng.
Các cuộc biểu tình diễn ra gần như hàng ngày, đôi khi không có thông báo trước, làm gián đoạn việc kinh doanh, gây áp lực lên chính quyền thành phố và khiến cảnh sát phải tăng cường lực lượng để đối phó.
Các nhà hoạt động đã chặn cửa xe điện, không cho hành khách lên tàu và buộc hàng trăm người phải ra khỏi nhà ga để tìm phương tiện giao thông thay thế.
Những người khác hô khẩu hiệu: “Giải phóng Hong Kong,” “Cách mạng thời đại của chúng ta.”
Bộ trưởng Giao thông Frank Chan kêu gọi người biểu tình ngừng cản trở mạng lưới đường sắt mà hàng ngày có tới năm triệu người sử dụng, đài truyền hình RTHK đưa tin.
Hôm 29/7, Trung Quốc lên tiếng tái ủng hộ nhà lãnh đạo Hong Kong, Carrie Lam, và cảnh sát và đồng thời kêu gọi người dân phản đối bạo lực.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-bieu-tinh-lam-gian-doan-cac-tuyen-tau-dien-o-hong-kong/5021666.html

Biểu tình Hong Kong:

Trung Quốc lên án ‘sự cố kinh hoàng’

Trung Quốc đã lên án các cuộc biểu tình chống chính phủ gần đây tại Hong Kong là “những sự kiện khủng khiếp” đã gây ra “thiệt hại nghiêm trọng cho chế độ pháp trị”.
Một phát ngôn viên của văn phòng chính sách hàng đầu của Trung Quốc tại Hong Kong nhấn mạnh rằng “ưu tiên hàng đầu” của Hong Kong là “khôi phục trật tự xã hội”.
Bình luận trên đánh dấu sự can thiệp hiếm hoi của Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao [HKMAO].
Hong Kong đã chứng kiến sự chống đối của người dân trong liên tiếp tám cuối tuần biểu tình chống chính phủ.
Chủ nhật vừa qua xảy ra những cuộc đụng độ dữ dội vào khi cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình. Rào chắn cũng được dựng lên tại một số địa điểm khác nhau trong thành phố.
Trung Quốc ‘vào cuộc’ giải quyết bất ổn ở Hong Kong
Biểu tình Hong Kong: Người dân bất tuân cảnh sát, vẫn xuống đường
Hong Kong: ‘Côn đồ áo trắng’ tấn công ở trạm MTR
Mặc dù nhà chức trách ở Bắc Kinh đã lên án các cuộc biểu tình và nhiều lần nhắc lại sự ủng hộ của họ đối với Đặc khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam, sự can thiệp hôm thứ Hai được xem là truyền đạt quan điểm chính thức của lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc về tình trạng bất ổn dân sự.
Trung Quốc nói gì?
Người phát ngôn của HKMAO, Yang Guang, lên án những gì ông gọi là “hành vi xấu xa và tội phạm được thực hiện bởi các phần tử cực đoan” ở Hong Kong.
“Chúng tôi kêu gọi công chúng Hong Kong nhận thức được bản chất nghiêm trọng của tình hình hiện tại”, ông nói trong cuộc họp báo.
Bản quyền hình ảnhEPAImage captionPhát ngôn viên của HKMAO Yang Guang (trái) và Xu Luying
Nữ phát ngôn viên Xu Luying nói thêm: “Chúng tôi cũng tin rằng ưu tiên hàng đầu của Hong Kong … là trừng phạt các hành vi bạo lực và bất hợp pháp theo đúng luật pháp, để khôi phục trật tự xã hội càng sớm càng tốt và duy trì môi trường kinh doanh tốt.”
Văn phòng HKMAO cũng:
• Nhắc lại rằng chính phủ Trung Quốc “mạnh mẽ” ủng hộ lãnh đạo ở Hong Kong.
• Kêu gọi người dân Hong Kong “phản đối và dứt khoát chống lại bạo lực”.
• Bày tỏ sự ủng hộ đối với lực lượng cảnh sát thành phố.
• Đổ lỗi cho căng thẳng leo thang vào “những nhân vật vô trách nhiệm ở các nước phương Tây”, những người đang mong “kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”.
Sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc được đưa ra một tuần sau khi những người biểu tình phỉ báng biểu tượng quốc gia mang tính biểu tượng cao trên văn phòng liên lạc của chính phủ Trung Quốc tại Hong Kong, khiến cho Bắc Kinh giận dữ.
Nhà chức trách hiện đã cài đặt một vỏ bảo vệ xung quanh dấu hiệu.
Là một thuộc địa cũ của Anh, Hong Kong có hệ thống pháp lý và tư pháp riêng, và đã được hứa hẹn “một mức độ tự trị cao” từ chính phủ Trung Quốc, ngoại trừ trong các vấn đề đối ngoại và quốc phòng.
Claudia Mo, một nhà lập pháp Hong Kong ủng hộ phong trào phản kháng, cho biết những bình luận mới nhất của Bắc Kinh có thể gây thêm bất ổn.
“Tôi rất lo lắng những gì đã xảy ra ở Bắc Kinh hôm nay [sẽ] đổ dầu vào lửa”, cô nói với BBC. “Cách họ nói họ kiên quyết … ủng hộ Carrie Lam và lực lượng cảnh sát. Họ đang cố chia rẽ Hong Kong.”
Bruce Lui, một giảng viên báo chí cao cấp tại Đại học Baptist Hong Kong, cho biết ông không thể nhớ lại một cuộc họp báo về Hong Kong do HKMAO tổ chức.
“Bắc Kinh đang lặp lại những gì họ đã nói trước đó. Nó lên án bạo lực, ủng hộ Carrie Lam và cảnh sát Hồng Kông, “ông nói với BBC.” Nhưng khi được hỏi về việc triển khai quân đội Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), người phát ngôn đã tỏ một thái độ khá xa cách.”
Mặc dù quân đội PLA đóng quân ở Hong Kong, nhưng giới phân tích không dự trù là họ sẽ can thiệp vào các vấn đề địa phương. Nhưng luật pháp cho phép chính phủ Hong Kong yêu cầu hỗ trợ từ PLA cho mục đích duy trì trật tự công cộng hoặc cứu trợ thảm họa.
Chiến lược hai mũi của Trung Quốc
Phân tích của Celia Hatton, BBC News, Bắc Kinh
Bắc Kinh dường như đang cố gắng làm ổn định tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông bằng một chiến lược hai mũi.
Bắc Kinh một mặt chia sẻ quan điểm của mình về lý do tại sao cư dân Hong Kong phản đối, đổ lỗi cho một số ít “người cực đoan” chịu ảnh hưởng của các lực lượng nước ngoài. Nhưng mặt khác cũng đang cố gắng duy trì khoảng cách bằng cách tái khẳng định sự hỗ trợ của mình cho chính quyền ở đó.
Người phát ngôn của Trung Quốc liên tục ca ngợi hành động “can đảm” của cảnh sát. Một câu hỏi được bác bỏ nhanh chóng trong cuộc họp báo là nghi vấn có sự can thiệp của các lực lượng Trung Quốc.
Có lúc giọng điệu của Bắc Kinh nghe có vẻ hòa giải. Họ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với thanh niên đang bất mãn của Hong Kong, lưu ý rằng chính quyền cần phải làm nhiều hơn để cung cấp việc làm và nhà ở giá cả phải chăng.
Nhưng cuộc họp báo dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào lập luận của Bắc Kinh cho những gì họ gọi là ‘đã đi quá sai’. Các quan chức liên tục đổ lỗi cho “những người số vô trách nhiệm” ở phương Tây. Họ cũng nói rằng nhiều người ở Hồng Kông ủng hộ Đặc khu Trưởng Carrie Lam, mặc dù họ nói rằng những cá nhân đó “tương đối im lặng”.
Bắc Kinh Dường như thậm chí không thèm thuyết phục những người hoài nghi ở Hong Kong. Thay vào đó, cuộc họp báo này lặp đi lặp lại quan điểm đã được phổ biến trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc. Kiểu tiếp cận truyền thông này mới – nhưng quan điểm dường như không thay đổi.
Bối cảnh
Biểu tình bắt đầu khi chính phủ Hồng Kông đưa ra một dự luật gây tranh cãi có thể cho phép dẫn độ bị cáo sang Trung Quốc đại lục.
Dự luật này đã gây ra những cuộc biểu tình lớn khi các nhà phê bình lo ngại dự luật này sẽ làm suy yếu các quyền tự do của Hồng Kông và được sử dụng để nhắm vào các nhà hoạt động chính trị.
Phong trào chống đối dự luật trở nên căng thẳng hơn khi cảnh sát bị cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức đối với người biểu tình.
Căng thẳng gia tăng hơn nữa Chủ nhật tuần trước, khi có nghi vấn các thành viên Hội Tam hoàng xuống ga tàu điện ngầm ở Yuen Long, đánh đập người biểu tình, người qua đường và nhà báo bằng gậy.
Người biểu tình cáo buộc cảnh sát thông đồng với Hội Tam hoàng – một tuyên bố bị cảnh sát phủ nhận.
Chính quyền cho biết họ đã bắt giữ 12 người trong vụ tấn công, trong đó có 9 người có liên kết với Hội Tam hoàng.
Các cuộc biểu tình chống luật dẫn độ giờ đã biến thành một phong trào rộng lớn hơn.
Trong khi chính phủ đã tạm dừng việc thảo luật dự luật dẫn độ, những người biểu tình vẫn đòi dự luật này phải được hoàn toàn hủy bỏ, cũng như đòi một cuộc điều tra độc lập về việc dùng bạo lực của cảnh sát và cải cách dân chủ.
Họ muốn lãnh đạo của Hong Kong, bà Carrie Lam, người không được cử tri trực tiếp bầu và việc xử lý khủng hoảng đã bị chỉ trích rộng rãi, phải từ chức.
Một số người biểu tình cũng bày tỏ sự tức giận đối với chính phủ Trung Quốc đại lục, nơi họ nói đã làm xói mòn các quyền tự do ở Hồng Kông.
Theo dòng sự kiện 2019
3 tháng 4 - Chính phủ Hong Kong đưa ra tại cơ quan lập pháp các sửa đổi đối với luật dẫn độ cho phép nghi phạm hình sự bị dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.
9 tháng 6 - Lần biểu tình đầu tiên trong một loạt những cuộc biểu tình chống lại những thay đổi này, ước tính một triệu người tuần hành đến trụ sở chính phủ.
12 tháng 6 - Những người biểu tình dự luật chống dẫn độ chặn đường và cố gắng xông vào các tòa nhà chính phủ – cảnh sát bắn hơi cay, đạn cao su và đạn đậu vào người biểu tình, trong vụ bạo lực tồi tệ nhất mà Hong Kong đã chứng kiến trong nhiều thập kỷ.
15 tháng 6 - Trong một quyết định đảo ngược đầy kịch tính, Đặc khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam trì hoãn dự luật ‘vô thời hạn.’
16 tháng 6 - Khoảng hai triệu người xuống đường yêu cầu hoàn toàn hủy bỏ dự luật cũng như một cuộc điều tra về cáo buộc bạo lực của cảnh sát và sự từ chức của Carrie Lam.
21 tháng 6 - Khi sự tức giận tăng lên đối với cảnh sát, các cuộc biểu tình phong tỏa trụ sở cảnh sát trong 15 giờ. Bây giờ người biểu tình muốn những người biểu tình đã bị bắt được miễn tội.
1 tháng 7 - Vào ngày kỷ niệm 22 năm bàn giao Hồng Kông từ Anh sang Trung Quốc, những người biểu tình đột nhập tòa nhà Hội đồng Lập pháp (LegCo).
21 tháng 7 - Người biểu tình phá bảng tên của Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hong Kong. Cũng trong đêm đó, đám đông những người đàn ông mặc áo sơ mi trắng tấn công người biểu tình và người đi lại ở nhà ga Yuen Long, gần Trung Quốc đại lục, trong một cuộc leo thang bạo lực mới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49160776

TQ nêu ba ‘lằn ranh’

với phong trào biểu tình Hong Kong

Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau hôm nay họp báo, yêu cầu người biểu tình không gây tổn hại an ninh quốc gia, thách thức chính phủ, phá hoại Trung Quốc.
Ba đại diện của Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau (HKMAO), trong đó có hai phát ngôn viên Yang Guang và Xu Luying,  tổ chức họp báo ở Trung tâm Thông tin Nhà nước tại Bắc Kinh lúc 15h hôm nay (14h giờ Hà Nội) về tình hình ở Hong Kong. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức họp báo về Hong Kong kể từ khi đặc khu này được Anh trao trả năm 1997.
Mở đầu họp báo, ông Yang giải thích về dự luật dẫn độ gây tranh cãi ở Hong Kong, cho biết vụ giết người ở Đài Loan là động lực thúc đẩy chính quyền đặc khu đưa ra dự luật này. “Nhiều người Hong Kong không quen với hệ thống luật pháp Trung Quốc nên họ bày tỏ lo ngại”, ông Yang nói.
Yang nói rằng chính quyền trung ương Bắc Kinh “hiểu và tôn trọng” quyết định không thúc đẩy dự luật dẫn độ của chính quyền Hong Kong sau các cuộc biểu tình gần đây.
Theo ông Yang, bất ổn ở Hong Kong đã “gây ra tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với Hong Kong về khía cạnh kinh tế. Điều này gây thấy vọng cho những người yêu Hong Kong”. Ông cũng đề cập đến các cuộc đụng độ bạo lực và cảnh sát phát hiện các thiết bị nghi là để chế tạo bom.
“Chính quyền trung ương ủng hộ mạnh mẽ Trưởng đặc khu Carrie Lam và cảnh sát thực thi luật pháp. Chính quyền Hong Kong phải tìm cách thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết những bất bình của thanh niên về chất lượng cuộc sống và triển vọng nghề nghiệp”, Yang cho hay.
Phát ngôn viên của HKMAO cho rằng mô hình “một quốc gia, hai chế độ” là cách tốt nhất để quản lý Hong Kong và chính phủ trung ương không thay đổi đường hướng này.
“Thượng tôn pháp luật là điều người Hong Kong tự hào. Bạo lực là bạo lực, hành vi trái pháp luật là trái pháp luật. Điều đó không thay đổi, bất kể mục tiêu là gì. Chính quyền trung ương ủng hộ các cơ quan liên quan và cảnh sát bảo vệ thượng tôn pháp luật”, Yang nói.
Yang nói rằng chính quyền trung ương có ba kỳ vọng đối với Hong Kong là các tầng lớp ở đặc khu kiên quyết phản đối bạo lực, mọi người thượng tôn pháp luật và xã hội Hong Kong có thể thoát khỏi xung đột chính trị càng sớm càng tốt.
Khi được hỏi Bắc Kinh sẽ làm gì để đảm bảo Hong Kong duy trì mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Yang nói điều này phục thuộc vào cách họ hiểu tình hình, nhấn mạnh rằng đó là “ý thức hệ toàn diện”.
Ông cũng nêu ra ba “lằn ranh” đối với phong trào biểu tình Hong Kong là không gây tổn hại an ninh quốc gia, không thách thức quyền lực của chính quyền trung ương và Luật Cơ bản, cũng như không sử dụng Hong Kong làm bàn đạp để phá hoại Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi về năng lực của bà Carrie Lam, Yang nói rằng những đóng góp của trưởng đặc khu cho phúc lợi cộng đồng và sự phát triển kinh tế của Hong Kong đã được công nhận rõ ràng.
“Chúng tôi lưu ý rằng chính phủ đã thực hiện đánh giá kỹ lưỡng về những thiếu sót. Chính phủ sẽ bao quát hơn và lắng nghe những ý kiến khác. Bắc Kinh kiên quyết tiếp tục hỗ trợ chính quyền của bà Lam”, Yang nói.
Yang bỏ qua câu hỏi của các phóng viên về việc người biểu tình đề xuất tiến hành một cuộc điều tra độc lập về các hành động của cảnh sát, nhắc lại rằng việc lập lại trật tự vẫn là ưu tiên hàng đầu của Hong Kong.
Một phóng viên hỏi liệu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đồn trú ở Hong Kong có khả năng được triển khai để đối phó người biểu tình hay không, Yang nói rằng Luật Đồn trú và Luật Cơ bản đã quy định rõ ràng và ông không có bình luận gì thêm.
HKMAO tiếp tục chỉ trích sự can thiệp của các nước phương Tây vào Hong Kong. “Một số người vô trách nhiệm từ các nước phương Tây đã đưa ra những bình luận vô trách nhiệm. Họ có logic kỳ lạ: họ mong đợi bạo lực và những hành động trái pháp luật, nhưng khi cảnh sát làm việc để duy trì luật pháp, trật tự và ổn định xã hội, người biểu tình tin rằng các cảnh sát phải chịu trách nhiệm và phải bị lên án. Điều này thật nực cười”, Yang nói. “Hong Kong là của Trung Quốc. Các vấn đề nội bộ của Hong Kong là của Trung Quốc. Các chính trị gia phương Tây chỉ có mục đích biến Hong Kong thành rắc rối của Trung Quốc và gây khó khăn cho sự phát triển của Trung Quốc”.
Buổi họp báo kết thúc lúc 15h51 (14h51 giờ Hà Nội). Hai phát ngôn viên rời đi và không trả lời thêm bất cứ câu hỏi nào.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong bùng nổ từ ngày 9/6 nhằm phản đối dự luật dẫn độ sửa đổi, cho phép dẫn độ tội phạm sang các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, trong đó có Trung Quốc. Biểu tình đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia và đôi khi, họ đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
Trưởng đặc khu Carrie Lam sau đó tuyên bố dự luật dẫn độ “đã chết”, nhưng điều này không thể xoa dịu người biểu tình. Họ tiếp tục tuần hành trong những tuần qua và tuyên bố sẽ hành động cho đến khi toàn bộ yêu cầu của họ được đáp ứng.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29612-tq-neu-ba-lan-ranh-voi-phong-trao-bieu-tinh-hong-kong.html

Chiến hạm TQ âm thầm

đi vào vùng nội thuỷ Philippines

Bộ Quốc phòng Philippines cho biết tàu chiến Trung Quốc trong năm đã nhiều lần đi qua vùng biển nội thủy mà không thông báo cho Manila.
“Trong năm nay các tàu chiến Trung Quốc đã ít nhất 4 lần đi qua vùng biển giữa vịnh Bongao và eo biển Sibutu ở tỉnh Tawi-Tawi của Philippines”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 25/7 tuyên bố trong lễ bàn giao và ban phúc cho các tàu cảnh sát biển mới của nước này.
Theo ông Lorenzana, đây là nơi có lượng lưu thông lớn với khoảng 150 tàu, chủ yếu là tàu thương mại, đi qua mỗi ngày. Tuy nhiên, theo luật, Trung Quốc cần phải thông báo cho Philippines nếu điều các tàu chiến đi qua vùng biển nội thủy của Manila.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết đội hình tàu Trung Quốc đi qua eo biển Sibutu gồm những chiến hạm cỡ nhỏ và không có tàu sân bay Liêu Ninh. Ông Lorenzana cũng tiết lộ Đại sứ Trung Quốc ở Philippines đã cam kết trong tương lai sẽ thông báo với chính quyền Manila trước khi có hành động tương tự.
“Những gì tôi nói là họ cần thông báo cho chúng tôi nếu tàu chiến đi qua eo biển Sibutu. Nhưng đối với các tàu thương mại, không cần phải xin phép đi qua bởi vì các tàu đó được phép đi qua vô hại”, Lorenzana nhấn mạnh.
Thông tin về hoạt động của tàu chiến Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh nội bộ giới chức Philippines đang có những phát biểu mẫu thuẫn về hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng không thể đưa lực lượng cảnh sát biển xua đuổi tàu cá Trung Quốc đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế nước này ở Biển Đông vì “Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và đang sở hữu vùng biển đó”. Ông chỉ đang thực hiện “hành động cân bằng tinh tế” trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, sẽ thực thi phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực nhưng “vào thời điểm thích hợp”.
Phát biểu này của Duterte vấp phải phản ứng của nhiều quan chức cấp cao Philippines. Phó chánh án tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cho rằng Trung Quốc đang chiếm trái phép 7 đảo nhân tạo cùng bãi cạn Scarborough vốn có diện tích chưa tới 7% Biển Đông, nên không thể nói Trung Quốc “sở hữu” vùng biển này.
Phát ngôn viên phủ Tổng thống Philippines Salvador Panelo sau đó giải thích rằng ông Duterte chỉ muốn ám chỉ đến vị trí các tiền đồn quân sự Trung Quốc chiếm trái phép ở Biển Đông. Đây được coi là lợi thế để Bắc Kinh có thể kiểm soát vùng biển này.
Tổng thống Duterte từng nhiều lần bị các nghị sĩ đối lập và cả quan chức trong chính quyền chỉ trích vì lập trường mềm mỏng trước yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông bằng “đường 9 đoạn” do nước này đơn phương vẽ ra, dù nó đã bị Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ trong phán quyết năm 2016.
http://biendong.net/bi-n-nong/29609-chien-ham-tq-am-tham-di-vao-vung-noi-thuy-philippines.html

TQ thông báo tập trận gần Đài Loan

Trung Quốc tuyên bố cấm các phương tiện đi vào khu vực phía tây và bắc đảo Đài Loan ngày 29/7-2/8 để thực hiện hoạt động quân sự.
Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (CMSA) hôm nay ra thông báo cấm các phương tiện di chuyển vào khu vực ngoài khơi tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, phía tây đảo Đài Loan từ 6h ngày 29/7 đến 18h ngày 2/8 để phục vụ hoạt động quân sự. Vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, phía đông bắc đảo Đài Loan cũng bị cấm để tổ chức diễn tập quân sự.
CMSA không công bố các lực lượng sẽ tham gia và thời điểm tổ chức tập trận. Thông tin được đưa ra sau khi Mỹ điều tàu tuần dương USS Antietam đi qua eo biển Đài Loan hôm 24/7 “nhằm thể hiện cam kết đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Phát ngôn viên lực lượng phòng vệ Đài Loan cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình để bảo đảm an toàn và ổn định khu vực. Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông báo tập trận của Trung Quốc.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Dù công nhận chính sách “một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và bán vũ khí cho hòn đảo, nhưng thường không bán những khí tài hiện đại nhất để tránh gây căng thẳng với Bắc Kinh.
Trong sách trắng quốc phòng công bố hôm 24/7, Bắc Kinh tuyên bố không ngồi yên nếu bên nào có động thái chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, thậm chí dùng mọi biện pháp quân sự cần thiết để đánh bại “phe ly khai” Đài Loan. Tài liệu cũng cáo buộc Mỹ “kích động cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng và tăng cường năng lực trong lĩnh vực hạt nhân, vũ trụ, không gian mạng và phòng thủ tên lửa, gây bất ổn chiến lược toàn cầu”.
http://biendong.net/bi-n-nong/29608-tq-thong-bao-tap-tran-gan-dai-loan.html

‘Quân đội TQ bị các cường quốc quân sự bỏ xa’

Lời nhận định trên được nhiều chuyên gia quân sự đưa ra, sau khi Bắc Kinh hôm 24/7 công bố sách trắng quốc phòng năm 2019.
Cụ thể, trong sách trắng “An ninh Quốc phòng Trung Quốc trong thời đại mới” công bố hôm 24/7, chính phủ Trung Quốc đã chỉ ra việc quân đội nước này vẫn chưa thực hiện được nhiệm vụ cơ bản của việc ‘cơ khí hóa’, trong khi quân đội nhiều nước trên thế giới đã áp dụng rất nhiều công nghệ thông tin tinh vi hơn.
“Phương thức chiến tranh đã phát triển hướng sang chiến tranh thông tin, và chiến tranh tình báo là điển hình mới nhất. An ninh quân sự Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ tới từ khoảng cách phát triển giữa các thế hệ công nghệ đang ngày càng gia tăng. Những nỗ lực lớn nhằm đầu tư cho việc hiện đại hóa quân đội đang đòi hỏi những yêu cầu từ vấn đề an ninh quốc gia. Quân đội Trung Quốc vẫn đang bị các cường quốc quân sự khác bỏ xa”, trích đoạn trong sách trắng quốc phòng 2019 của Trung Quốc.
Theo chuyên gia hải quân Li Jie, hiện quân đội Trung Quốc mới chỉ hiện đại hóa thiết bị quân sự trong 10 năm qua và hiện vẫn còn một chặng đường dài để vượt qua. “Có thể lấy ví dụ như về tàu sân bay của Trung Quốc, hiện đang lạc hậu hơn tàu sân bay Mỹ ít nhất là 2 thế hệ, cũng như tàu ngầm hạt nhân chiến lược và máy bay ném bom chiến thuật”, ông Li cho biết.
“Trung Quốc chỉ mới vừa học được cách vận hành và bảo dưỡng một tàu sân bay. Trong khi Hải quân Mỹ đã đưa vào hoạt động nhiều tàu sân bay trong hàng thập kỷ qua, và Mỹ vẫn đang tối ưu hóa và nâng cao khả năng tác chiến tốt nhất của họ. Trung Quốc đã xây dựng nhiều tàu chiến gần đây, nhưng lực lượng hải quân Trung Quốc vẫn thiếu kinh nghiệm trên biển và việc hỗ trợ tác chiến yếu”, chuyên gia quân sự Song Zhongping nhận định.
Nhiều nhà quan sát chỉ ra rằng, khoảng cách rõ rệt nhất của quân đội Trung Quốc chính là ở vấn đề thông tin liên lạc, khi việc chiến đấu và chiến thắng trong chiến tranh hiện đại thường dựa vào khả năng phối hợp giữa nhiều lực lượng khác nhau.
“Quân đội Trung Quốc đang cải thiện tình trạng thiếu trang thiết bị vũ khí, nhưng vấn đề lớn nhất ở đây là nằm trong mảng phần mềm công nghệ, khi vấn đề này liên quan đến chuyên môn của người lính. Ngoài ra, học thuyết quân sự cũng là điều mà Bắc Kinh cần học hỏi từ các nước khác”, ông Song nói thêm.
Chính tài liệu sách trắng quốc phòng vừa được Bắc Kinh công bố đã vạch ra hướng đi cho các kế hoạch của quân đội nước này trong nhiều năm tới, cụ thể về việc phát triển vũ khí tàng hình có thể hoạt động tầm xa, và nhất là áp dụng những công nghệ thông minh. Ngoài ra, Trung Quốc hiện cũng đang đi trước các nước khác trong những lĩnh vực vũ khí siêu thanh, súng điện từ, vũ khí laser, tên lừa tầm ngắn và tầm trung,…
Đồng thời tài liệu này cũng chỉ ra rằng, quân đội nước này cũng đang bắt kịp những ứng dụng công nghệ quân sự tiên tiến khác như trí tuệ nhân tạo, thông tin lượng tử, điện toán đám mây và nhiều ứng dụng Internet.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29569-quan-doi-tq-bi-cac-cuong-quoc-quan-su-bo-xa.html

Bắc Kinh không thể đi quá xa

trong việc trấn áp Hồng Kông

Anh Vũ
Đã hai tháng đầy biến động ở Hồng Kông kể từ khi dự luật dẫn độ được đề xuất, dù sau đó đã được chính quyền đặc khu rút lại. Làn sóng phản kháng chưa từng có của phong trào dân chủ ở đặc khu bán tự trị ngày càng sôi sục cùng với bạo lực gia tăng. Bắc Kinh nhận thấy cần phải mạnh tay chấm dứt nhanh chóng cuộc khủng hoảng Hồng Kông, nhưng với khuôn khổ hành động nào để can thiệp trấn áp người biểu tình dân chủ ?
Chính quyền đặc khu bán tự trị, theo quy chế “một đất nước hai chế độ”, ở Hồng Kông đang bị đặt dưới sức ép lớn của Bắc Kinh. Từ trước tới nay, bề ngoài Bắc Kinh vẫn để cho chính quyền Hồng Kông tự xử lý các vụ việc liên quan đến phong trào phản kháng, đòi dân chủ ở vùng đất thuộc địa cũ của Anh này theo nguyên tắc đặc thù và cam kết khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông, dù do Bắc Kinh dựng lên và đứng sau giật dây, cho đến giờ vẫn chưa dám thẳng tay dùng vũ lực trấn áp các phong trào biểu tình.
Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh hôm qua, phát ngôn viên Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc tại đặc khu, bà Từ Lộ Dĩnh (Xu Luying) tuyên bố : “Chúng tôi cho rằng, hiện tại, nhiệm vụ ưu tiên của chính quyền Hồng Kông là trừng phạt các hành động bạo lực và bất hợp pháp, theo pháp luật, nhanh chóng tái lập trật tự và duy trì môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh”.
Tuyên bố trên được hiểu như là chỉ thị đối với chính quyền đặc khu hành chính, cụ thể là lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, dường như bị cho là bất lực trước làn sóng phản kháng. Đồng thời đó cũng là một cảnh cáo với người biểu tình rằng Bắc Kinh có thể sẽ vào cuộc. Điều này khiến giới quan sát lo ngại Bắc Kinh sẽ can thiệp để lập lại trật tự, nhất là khi cách đây không lâu, Hoa Lục đã đánh tiếng, cũng qua văn phòng liên lạc, rằng họ sẵn sàng đưa quân đội để dập tắt biểu tình nếu chính quyền Hồng Kông yêu cầu.
Một khi Bắc Kinh ra tay trấn áp phong trào phản kháng, thì đó chỉ có thể là những biện pháp rất mạnh tay, nếu không muốn nói là khốc liệt, như họ vẫn áp dụng ở Tân Cương, Tây Tạng hay đâu đó ở Hoa Lục mỗi khi nhen nhóm có phong trào đấu tranh ly khai, đòi dân chủ hay phản kháng chế đố. Câu hỏi được đặt ra là phạm vi hành động của Bắc Kinh sẽ thế nào ở vùng đất vốn đã có 155 năm sống dưới thể chế dân chủ với người Anh này ?
Trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Les Echos, ông Jean François Huchet, chủ tịch Viện Ngôn Ngữ Phương Đông của Pháp (INALCO), cho rằng quyết tâm của Bắc Kinh muốn tái lập trật tự nhanh chóng ở Hồng Kông có những mâu thuẫn trong phạm vi hành động. Theo ông Huchet, ”Một mặt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không thể tỏ ra quá yếu. Mặt khác ông cũng không thể đi quá xa trong việc trấn áp khiến có thể làm tổn hại đến hình ảnh của chế độ Bắc Kinh, cũng như chế độ ở Hồng Kông”.
Bốn mươi năm sau, hình ảnh một chế độ độc tài tàn ác sẵn sàng điều chiến xa vào quảng trường Thiên An Môn dìm người biểu tình ôn hòa trong bể máu vẫn còn chưa phai trong tâm trí người dân Trung Quốc, cũng như cả thế giới.
Việc đưa quân đội vào làm nhiệm vụ trấn áp biểu tình là một hạ sách chỉ có thể coi như là một giả thiết, dù Hiến Pháp của đặc khu bán tự trị này cho phép làm điều đó. Theo chuyên gia Jean-François Huchet, “điều chiến xa vào Hồng Kông để đè bẹp phong trào phản kháng sẽ dẫn đến một thảm họa kinh khủng. Bắc Kinh chỉ có thể dùng để răn đe”.
Hăm dọa không thôi thì chưa chắc gì làm phong trào lùi bước. Cứ nhìn quyết tâm của những người biểu tình họ trước vũ lực của cảnh sát trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật vừa qua thì thấy. Còn một khả năng khác, theo ông Huchet, đó là can thiệp trong hậu trường, trấn áp từ trong trứng nước, tức là xác định những người tổ chức rồi cho bắt bớ hàng loạt…Nhưng điều này chỉ có thể làm được với hệ thống luật pháp mù mờ không rõ rằng ở Hoa Lục, chứ khó có thể áp dụng với Hồng Kông, nơi ít nhiều vẫn còn có tự do ngôn luận và truyền thông cũng như hệ thống tư pháp tương đối độc lập.
Còn hai tháng nữa đến ngày 1/10, Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Thật khó có thể tưởng tượng được Bắc Kinh có thể tổ chức linh đình ngày lễ trọng đại của chế độ Cộng sản, trong khi mà ở Hồng Kông, người dân vẫn đấu tranh đòi dân chủ. Đó có thể là lý do giải thích vì sao mà Bắc Kinh nôn nóng muốn giải quyết sớm khủng hoảng Hồng Kông qua những thông điệp cứng rắn. Nhưng dùng vũ lực thái quá để trấn áp biểu tình sẽ chỉ càng làm cho người Hồng Kông cảm thấy bị áp bức từ Bắc Kinh và càng có thêm thiện cảm với phong trào dân chủ ở vùng đất thuộc địa cũ của Anh này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190730-bac-kinh-khong-the-di-qua-xa-trong-tran-ap-phong-trao-phan-hong-kong

Trung Quốc bãi bỏ một số giới hạn

về đầu tư nước ngoài

Mai Vân
Trong một cử chỉ được cho là nhằm tỏ ý muốn hòa hoãn, Bắc Kinh bãi bỏ kể từ hôm nay, 30/07/2019, một số hạn chế về đầu tư nước ngoài. Đây là điều mà Hoa Kỳ đã đòi hỏi từ lâu.
Thông tín viên RFI tại Trung Quốc, Angélique Forget cho biết thêm chi tiết :
Ở Trung Quốc có một danh sách 48 lãnh vực công nghiệp mà đầu tư nước ngoài bị hạn chế, thậm chí bị nghiêm cấm.
Danh sách này giờ đây giảm xuống còn 40 lãnh vực. Ví dụ như các lãnh vực biểu diễn, một số dịch vụ viễn thông, thăm dò dầu khí, sẽ ra khỏi danh sách. Cách đây hai năm danh sách này còn bao gồm 63 lãnh vực.
Việc thực hiện biện pháp này diễn ra trong lúc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington được nối lại ở Thượng Hải. Trung Quốc như muốn chứng tỏ thiện chí của mình. Ở thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, vào tháng qua, Donald Trump và Tập Cận Bình đều đảm bảo muốn giảm căng thẳng.
Đây không phải là nhượng bộ đầu tiên của Trung Quốc. Vào tháng Ba vừa qua, Quốc Hội Trung Quốc đã thông qua một đạo luật về cách đối xử công bằng hơn giữa các nhà đầu tư nước ngoài và Trung Quốc.
Câu hỏi được đặt ra là liệu các nhà đàm phán Mỹ có hài lòng về cử chỉ hòa hoãn này hay không ? Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, thu hút đầu tư cũng là điều cần thiết đối với Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190730-trung-quoc-ba%CC%83i-bo-mot-so-gioi-han-ve-dau-tu-nuoc-ngoai

Cambodia mua 40 triệu USD vũ khí Trung Cộng

Tin Phnom Penh, Cambodia – Thủ Tướng Cambodia Hun Sen hôm thứ Hai, 29 tháng 7, tuyên bố sẽ chi thêm 40 triệu Mỹ kim để mua vũ khí của Trung Cộng, nhằm hiện đại hóa quân đội quốc gia.
Ông Hun Sen nói số tiền 40 triệu Mỹ kim sẽ do Cambodia chi trả, cộng thêm với khoản viện trợ quân sự 290 triệu Mỹ kim của Trung Cộng trước đây để Phnom Penh hiện đại hóa quân đội. Các thông tin này được Thủ Tướng Hun Sen công bố trong chuyến thăm một sân thể thao do Trung Cộng tài trợ, tại thủ đô Phnom Penh. Ông Hun Sen nói các vũ khí được mua sẽ bao gồm hàng chục ngàn khẩu súng để thay thế các vũ khí cũ, và các vũ khí này hiện đang trên đường vận chuyển tới Cambodia.
Trong diễn văn được chiếu trực tiếp trên Facebook, ông Hun Sen nói ông muốn tăng cường sức mạnh quân đội. Thủ Tướng Hun Sen một lần nữa cũng bác bỏ bản tin của tờ Wall Street Journal vào tuần trước, nói rằng Bắc Kinh và Phnom Penh đã đạt một thỏa thuận bí mật, cho phép Trung Cộng được đóng quân tại một phần của căn cứ Hải quân Ream. Bản tin của Wall Street Journal dẫn nguồn là các viên chức Hoa Kỳ và đồng minh. Thủ Tướng Hun Sen nói rằng thông tin này là bịa đặt, bởi Hiến Pháp Cambodia không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ.
Quân đội Cambodia hồi cuối tuần trước đã mời khoảng 30 ký giả trong và ngoài nước đến thăm căn cứ Ream, để chứng minh rằng nơi này không có sự hiện diện của Trung Cộng. Bắc Kinh hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho Cambodia trong những năm gần đây. Ngoài các khoản viện trợ quân sự, Bắc Kinh trong năm 2017 đã hỗ trợ Phnom Penh 11 triệu Mỹ kim để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/cambodia-mua-them-vu-khi-trung-cong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?