Tin Việt Nam – 28/07/2019
Amnesty kêu gọi trả tự do
cho nhà hoạt động chống BOT bẩn Hà Văn Nam
Tin từ Bangkok, ngày 28/7/2019: Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã ra thông cáo báo chí thúc giục nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh rút lại cáo buộc và trả tự do cho anh Hà Văn Nam, một người hoạt động chống tiêu cực.
Lời kêu gọi này được đưa ra chỉ 2 ngày trước phiên toà xử anh Nam, dự kiến vào ngày 30/7. Toà án cộng sản huyện Quế Võ sẽ đem anh và 6 người khác ra xử với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng “theo Điều 318 của Bộ luật hình sự. Cả 7 người có khả năng phải đối mặt với án tù từ 2 đến 7 năm tù cho mỗi người nếu bị kết tội.
Theo tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Anh quốc, thì Nam bị giam giữ nhiều tháng trong điều kiện bị hạn chế quyền tiếp cận luật sư. Tổ chức này nói Việt Nam nên trả tự do cho anhNam ngay lập tức và vô điều kiện, bởi anh chỉ đơn thuần thực hành các quyền công dân và quyền con người một cách ôn hoà.
AnhNam là một nhà hoạt động chống bất công và tham nhũng. Trước khi bị bắt vào ngày 05/3, anh cùng với nhiều nhà hoạt động xã hội khác thực hiện nhiều hoạt động nhằm phản đối của nhiều trạm thu phí, vì những trạm này không được đặt đúng vị trí. Chính vì các hoạt động này của họ mà các chủ trạm thu phí rất tức giận, và sử dụng côn đồ hay cấu kết với công an để đánh đập, sách nhiễu.
Việt Nam hiện nay có gần 100 trạm thu phí BOT trên khắp cả nước. Rất nhiều trong số này đượcđặt sai vị trí một cách cố tình nhằm giúp chủ đầu tư thu được nhiều tiền phí, kể cả từ những xe không sử dụng dịch vụ. Tất cả các trạm thu phí BOT đều có quan chức cao cấp của nhàcầm quyền cộng sản chống lưng.
Quốc Tuấn
Chính quyền hèn với giặc, ác với dân-
người dân quay lưng lại với lời kêu gọi đoàn kết
Tin Vietnam.- Trang Bnews ngày 28 tháng 7 năm 2019 loan tin, về vấn đề tranh chấp với Trung Cộng ở khu vực Bãi Tư Chính, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng- người phát ngôn của bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam- nói phía nhà cầm quyền sẻ bảo vệ chủ quyền một cách hòa bình.
Trong khi đó, phía Trung Cộng liên tục đưa tiêm kích SU-35s ra khu vực Biển Đông để tập trận, và đưa nhiều lực lượng dân quân biển ra khu vực gần Bãi Tư Chính. Trước các hành động trên, ngoài việc phản đối bằng miệng, trao công hàm thì CSVN vẫn chưa dám kiện “bạn vàng, bốn tốt” của mình ra Tòa trọng tài Quốc tế.
Ngược lại với chính sách giành cho quân xâm lược Trung Cộng, đối với người dân trong nước, nhà cầm quyền sử dụng bạo lực một cách dã man. Nhiều người dân đấu tranh đòi quyền tự do, chủ quyền của đất nước đã bị lực lượng an ninh đánh đập dã man, phải chịu án tù nặng nề. Chính vì cách đối xử trên, mà những ngày qua, nhiều người dân Việt Nam đã quay lưng với lời kêu gọi dân tộc đoàn kết “để bảo vệ chủ quyền quốc gia” trên các trang truyền thông nhà đảng.
An Nhiên
Công an ập vào khu đô thị Triệu Đô
chỉ có người Trung cộng ở
Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 28 tháng 7 năm 2019 loan tin, vào chiều ngày 27 tháng 7 năm 2019, công an thành phố Hải Phòng đã phong tỏa khu đô thị Our City, quận Kinh Dương, thành phố Hải Phòng.
Tại đây, công an phát hiện nhiều thiết bị phục vụ cho hoạt động đánh bạc qua internet. Công an đã thẩm vấn hơn 300 người Trung Cộng được cho là có liên quan đến hoạt động đánh bạc. Một số người giúp việc tại khu đô thị trên cho biết, những người Trung Cộng đã chia từ 5 đến 10 người để ở trong một phòng tại các biệt thự của khu đô thị, ngồi liên tục trên máy tính, và liên tục thay người. Đến thời điểm hiện tại, phía công an vẫn chưa có phát ngôn chính thức về sự việc, đồng thời đã phong tỏa khu vực trên, không cho người dân qua lại, cũng như tiếp cận khu đô thị.
Theo báo Thanh niên khu đô thị Our City do công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Phong Việt Nam, thuộc tập đoàn Hiệp Phong Hồng Kông, bắt đầu xây dựng vào tháng 5 năm 2010, với diện tích 43ha, và 85 triệu Mỹ kim tiền vốn. Khu đô thị trên gồm các căn hộ cao cấp, biệt thự, trường học, bệnh viện và nhiều ngôi nhà công năng khác đạt chuẩn quốc tế, tuy nhiên, sống trong khu đô thị trên chủ yếu là người Trung Cộng chứ không phải người Việt.
An Nhiên
Cư dân mạng bất mãn vì nhà cầm quyền
bắt trẻ em ngồi cạnh mộ liệt sĩ ban đêm
Tin Vietnam.- Ngày 28 tháng 7 năm 2019, trên trang facebook cá nhân mang tên Do Nguyen Mai Khoi đã đăng tải một số hình ảnh cho thấy hàng trăm em học sinh đeo khăn quàng đỏ đang ngồi ở nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Hải Dương vào đêm tối. Trên hình ảnh, mỗi em học sinh phải ngồi dưới đất bên cạnh một ngôi mộ, và hàng chục em phải đứng sau những ngôi mộ. Ở một khu vực cạnh đó, quan chức địa phương ngồi trên ghế và dưới mái che.
Hình ảnh trên diễn ra vào ngày 27 tháng 7 năm 2019, tức ngày Tri ân các liệt sĩ cộng sản Việt Nam tại Hải Dương. Facebooker bình luận, nghĩa địa là nơi chứa nhiều âm khí độc hại, thế nhưng các em học sinh cấp 1 lại bị bắt ngồi cạnh các ngôi mộ giữa đêm hôm. Hành động trên là sự ngu ngốc, và tàn ác vượt xa sức tưởng tượng của loài người. Cô hỏi ai là người đã nghĩ ra ý tưởng trên? Cha mẹ của các em đã ở đâu mà không ai dám phản đối?
Nhà hoạt động Hoàng Dũng bình luận về sự kiện này “Không thể mô tả hết nổi mức bệnh hoạn của những kẻ tổ chức ra buổi lễ kinh hoàng này…Mỗi ngày, cộng sản lại đem đến cho mọi người một sự sửng sốt ngoài mức tưởng tượng thông thường của loài người.”
Với mục đích tuyên truyền, nhà cầm quyền cộng sản ở nhiều địa phương và cả trung ương sẵn sàng đưa các cháu học sinh ra sử dụng, bất chấp sức khoẻ và điều kiện thời tiết.
An Nhiên
CSVN đối phó với Trung Cộng
bằng cách “biểu tình trong hội trường”
Tin từ Hà Nội, ngày 27/7/2019: Để đối phó với sự hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đối phó bằng cách phát cờ cho ngư dân và tổ chức nhiều buổi biểu tình trong hội trường.
Theo một số nguồn tin trên mạng, nhà cầm quyền ở một số địa phương đã huy động quan chức và thành viên một số tổ chức ngoại vi của đảng cầm quyền như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, cựu chiến binh để tổ chức nhiều buổi “biểu tình” phản đối Trung Cộng trong hội trường, với hình thức rất loè loẹt. Song song với việc đó, nhà cầm quyền một số địa phương ven biển và lực lượng biên phòng, hải quân đã tổ chức nhiều buổi tặng cờ đỏ sao vàng và hộp thuốc cứu trợ cho ngư dân để khuyến khích họ ra biển đánh bắt hải sản và khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Trong một số ngày gần đây, sau khi được Ban tuyên giáo của đảng cộng sản cho phép, nhiều tờ báo lề đảng đã lên tiếng phản đối Trung Cộng gây hấn ở bãi Tư Chính, và có những bài viết với nội dung “huy động toàn dân để bảo vệ chủ quyền quốc gia, phẩm giá dân tộc” ngụ ý muốn kêu gọi dân chúng xuống đường biểu tình phản đối Bắc Kinh.
Cho đến nay, gần 1 tháng sau khi Trung Cộng đưa tàu nghiên cứu với sự hộ tống của nhiều tàu bán quân sự và hàng nghìn tàu cá vào khu vực bãi Tư Chính, nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội mới chỉ dám gửi công hàm cho Toà đại sứ của Trung Cộng để phản đối. Chưa có quan chức cao cấp nào có phát biểu phản đối.
Nhiều nhà bất đồng chính kiến và hoạt động xã hội tuyên bố sẽ không tham gia biểu tình ngoài đường phố vì không muốn bị nhà cầm quyền lợi dụng. Họ nói rằng lực lượng an ninh sẵn sàng đàn áp nếu thấy biểu tình vượt ra ngoài khuôn khổ. Họ nói nếu thực tâm chống Trung Cộng, nhà cầm quyền cần phải phóng thích tất cả tù nhân lương tâm và thông qua luật Biểu tình để hiến định quyền của người dân, cải tổ thể chế, tôn trọng nhân quyền thì mới có thể làm cho đất nước phát triển, đủ sức đối phó với sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Từ năm 2007 đến nay, hàng trăm người biểu tình chống Trung Cộng đã bị bắt bớ và đánh đập, hàng chục người hiện đang bị giam giữ với án tù dài hạn ở nhiều nhà tù ở Việt Nam.
Quốc Tuấn
Asanzo kiện báo Tuổi Trẻ
vì ‘làm những gì pháp luật không cấm’
Ben NgôBBC Tiếng Việt
Ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo xác nhận với BBC hôm 25/7 rằng đã khởi kiện báo Tuổi Trẻ và “là một doanh nghiệp, chúng tôi làm những gì pháp luật không cấm”.
Trong khi đó, một luật sư nói với BBC rằng nếu công ty Asanzo tự tin mình trung thực trong kinh doanh và tuân thủ đúng pháp luật “thì nên kiện báo Tuổi Trẻ đến cùng”.
Sau loạt bài nói công ty cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam “nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam” gây xôn xao công luận hồi tháng 6/2019, báo Tuổi Trẻ nay tiếp tục đăng tiếp loạt bài khác về việc hải quan “có đủ cơ sở pháp lý vụ công ty con của Asanzo giả mạo xuất xứ hàng hóa”.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25/7 dẫn lời ông Nguyễn Văn Cẩn, tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: “Đối với nhãn hiệu Asanzo, chúng tôi đã khởi tố vụ án và chuyển cho cơ quan công an, về các hành vi thuộc công ty con, nhập khẩu, giả mạo xuất xứ Việt Nam để mà đưa hàng vào tiêu thụ, giả mạo nhãn mác. Và tiếp tục xác minh, điều tra sâu.”
Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn gốc linh kiện Trung Quốc và lắp ráp thủ công nhưng pháp luật Việt Nam vẫn cho phép ghi xuất xứ Việt Nam thì pháp luật cần phải thay đổi để bảo vệ người tiêu dùng được tốt hơn.luật sư Phùng Thanh Sơn
‘Văn minh và cần khuyến khích’
Hôm 25/7, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC:
“Trước giờ, người dân đặc biệt là doanh nghiệp rất ngại đụng chạm với cơ quan báo chí. Việc một doanh nghiệp khởi kiện một tờ báo yêu cầu đính chính và bồi thường thiệt hại vì đăng tải thông tin không đúng sự thật là việc làm văn minh và cần khuyến khích. Việc này sẽ góp phần thay đổi suy nghĩ và hành vi ứng xử của người dân và doanh nghiệp khi đối diện với hành vi sai trái của cơ quan báo chí.”
“Theo tôi, Asanzo yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này cũng không phải đơn giản, trừ khi toàn bộ nội dung mà báo Tuổi Trẻ đăng là bịa đặt. Rất khó xác định thiệt hại đó đến từ chi tiết bị đăng tải sai sự thật hay đến từ các thông tin chính xác khác. Bởi nếu người tiêu dùng, nhà phân phối trước giờ họ mua, nhận phân phối sản phẩm của Asanzo vì họ nghĩ rằng sản phẩm được dán logo hàng Việt Nam chất lượng cao và ghi xuất xứ Việt Nam thì hàng hóa đó phải được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam.”
“Nay sự thật không phải vậy. Asanzo mua linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc về và lắp ráp thủ công lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh bán ra thị trường. Chính sự thật này làm người tiêu dùng, nhà phân phối quay lưng với sản phẩm của Asanzo chứ không phải vì lý do sản phẩm của Asanzo có được ghi xuất xứ Việt Nam hay không. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn gốc linh kiện Trung Quốc và lắp ráp thủ công nhưng pháp luật Việt Nam vẫn cho phép ghi xuất xứ Việt Nam thì pháp luật cần phải thay đổi để bảo vệ người tiêu dùng được tốt hơn. Pháp luật về ghi nhãn hàng hóa phải có sự phân biệt giữa một sản phẩm sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam với sản phẩm nhập các bộ phận rời về lắp ráp thủ công.”
“Não trạng của đại đa số người tiêu dùng hiện nay là thấy logo “Hàng Việt Nam Chất lượng cao” và ghi xuất xứ Việt Nam thì họ mặc nhiên hàng đó phải được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Do đó, việc báo giật tít “Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt” để chỉ những trường hợp nhập khẩu các bộ phận về Việt Nam lắp ráp thủ công thành một sản phẩm hoàn chỉnh bán ra thị trường và ghi xuất xứ Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với thực tế xã hội.”
“Nếu báo Tuổi Trẻ đã phản ánh đúng thực trạng, không đưa ra nhận định hay kết luận gì, thì khó mà quy trách nhiệm cho báo Tuổi Trẻ. Tôi nghĩ cần phải phân biệt ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ pháp lý. Nếu báo Tuổi Trẻ kết luận rằng Asanzo sản xuất, buôn bán hàng giả thì lúc đó mới thực sự là vấn đề tranh cãi vì nó không còn là hiện tượng xã hội nữa mà là một vấn đề pháp lý.”
Luật sư Sơn phân tích thêm:
“Tôi nghĩ vấn đề của Asanzo hiện nay không nằm ở chỗ hàng hóa của Asanzo có được ghi xuất xứ Việt Nam hay không mà là ở nguồn gốc linh kiện và quy trình để sản xuất ra sản phẩm có thuyết phục được người tiêu dùng hay không. Muốn chứng minh hàng Trung Quốc có đội lốt hàng Việt hay không theo tôi thì không quá khó. Cơ quan chức năng cứ truy dòng tiền; đường đi của hàng hóa, phụ tùng, linh kiện; dây chuyền sản xuất; chất lượng lao động; mối liên hệ giữa Asanzo với các công ty “ma”… là có thể biết được.”
“Nếu Asanzo kiện báo Tuổi Trẻ thì báo Tuổi Trẻ đương nhiên phải đưa ra các chứng cứ, lập luận, căn cứ pháp lý để bảo vệ quan điểm của mình. Trong trường hợp cần thiết, báo Tuổi Trẻ có thể đề nghị cơ quan chức năng cung cấp chứng cứ hoặc đề nghị tòa thu thập chứng cứ. Lúc đó các “góc khuất” của Asanzo có thể bị càng phơi bày.”
“Việc này sẽ gây bất lợi hơn cho Asanzo trong mắt của người tiêu dùng dù Asanzo có thắng kiện báo Tuổi Trẻ, trừ khi Bởi bản án phản bác lại toàn bộ thực trạng về nguồn gốc linh kiện và quy trình lắp ráp thủ công mà báo đã đăng tải. Theo tôi, Asanzo không nên chỉ có “bẻ chữ” các quy định pháp luật để cho rằng mình không vi phạm pháp luật và đi kiện báo Tuổi Trẻ mà phải nhìn thẳng vào bản chất và tính trung thực trong kinh doanh của mình rồi từ đó quyết định có nên kiện báo Tuổi Trẻ hay không.”
“Nếu Asanzo tự tin mình hoàn toàn trung thực trong kinh doanh và tuân thủ đúng quy định pháp luật và tinh thần của pháp luật thì nên kiện báo Tuổi Trẻ đến cùng.”
‘Làm những gì pháp luật không cấm’
Hôm 25/7, trả lời BBC, ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo, nói:
“Chúng tôi đã nộp đơn kiện báo Tuổi Trẻ theo luật Báo chí vào hôm 25/7/2019 tại Tòa án Nhân dân quận 11, TP.Hồ Chí Minh, với yêu cầu giải quyết tranh chấp bồi thường ngoài hợp đồng.”
“Về loạt bài của báo Tuổi Trẻ xoay quanh vụ việc này, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi không làm giả xuất xứ hàng hóa. Chúng tôi làm chủ thiết kế TV, từ tính năng sản phẩm đến thiết kế bảng mạch và đặt hàng về lắp ráp chứ không phải chỉ ráp bốn mảnh linh kiện như mô tả của báo Tuổi Trẻ.”
“Chúng tôi cũng chưa hề sử dụng logo “Hàng Việt Nam Chất lượng cao” trên sản phẩm điện tử của mình, do đó, mô tả Asanzo sử dụng logo này để củng cố cáo buộc giả xuất xứ là mang tính ác ý.”
Ông Tam nói thêm: “Là một doanh nghiệp, chúng tôi làm những gì pháp luật không cấm. Sự trung thực trong kinh doanh phải căn cứ vào một tiêu chuẩn duy nhất là thượng tôn pháp luật.”
“Chúng tôi không “bật” lại Tuổi Trẻ, mà chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chúng tôi chờ đợi sự công tâm của các cơ quan chức năng và sự công bằng của hệ thống tư pháp.”
“Asanzo là một doanh nghiệp nhỏ đang lớn, bắt đầu chuyển đổi mô hình sản xuất từ lắp ráp sang đầu tư sản xuất linh kiện; nhà máy mới đã lắp đặt máy móc phục vụ việc này.”
‘Động cơ tuyên truyền’
Trả lời BBC hôm 28/7, bà Vũ Kim Hạnh, người khởi xướng chương trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao, nói:
“Về việc Asanzo sử dụng logo Hàng Việt Nam Chất lượng cao lừa người tiêu dùng, tiếp tay đưa hàng Trung Quốc vào, tấn công các nhà sản xuất chân chính.
Sự thực là: Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài điều tra, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã đi khảo sát lại thị trường xem tình hình “lợi dụng” danh hiệu và hậu quả ra sao. Cần nói rõ, Hội cấp chứng nhận cho Asanzo ngành hàng điện tử gia dụng, cụ thể là cái TV và một thiết bị nhỏ khác nên
theo điều 7.7 của Quy chế sử dụng danh hiệu mà doanh nghiệp ký cam kết với Hội, doanh nghiệp chỉ được dùng logo trên sản phẩm được chứng nhận thôi.”
“Rất bất ngờ, tất cả cửa hàng bán TV, người kinh doanh chuyên nghiệp mặt hàng này đều cho biết: họ chưa bao giờ thấy có cái tivi nào của Asanzo có dán logo Hàng Việt Nam Chất lượng cao lưu hành trên thị trường. Chúng tôi đã mời ông Phạm văn Tam đến trụ sở Hội làm việc về nhiều vấn đề. Chính ông Tam cũng cho biết rằng Asanzo có chủ trương và không hề sử dụng logo Hàng Việt Nam Chất lượng cao dán trên sản phẩm TV hay dùng trong chiến dịch truyền thông nào, vì Asanzo “muốn tự xây dựng thương hiệu riêng thay vì dựa vào một thương hiệu chung”. Asanzo cũng cho rằng, với mặt hàng điện tử thì người tiêu dùng quan tâm tới “công nghệ Nhật” hơn.”
“Ông Tam còn nhấn mạnh “có nói rõ với phóng viên báo Tuổi Trẻ về điều này.
Vậy với ý định và động cơ nào, Tuổi Trẻ tiến hành tuyên truyền về “tác dụng ” của danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao trong vụ Asanzo?”
“Thực tế đã quá rõ, “huyền thoại” Asanzo lợi dụng danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao lừa người tiêu dùng hay logo nêu trên tiếp tay cho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt trong vụ này là một sự tưởng tượng, bịa đặt đến trắng trợn.”
“Tôi kết luận phần báo cáo với Ban chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rằng tôi đồng tình với lập luận là nếu dựa trên pháp luật hiện nay thì Asanzo không vi phạm về xuất xứ hàng hóa.”
Trên phương diện khác, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao sau khi làm việc với ba nhóm luật sư, đang thấy cần làm cho rõ trắng đen việc đưa tin sai sự thật gây thiệt hai cho chương trình cũng như uy tín của Hội và niềm tin của người tiêu dùng. Quyết định này rất quan trọng và sẽ được thông báo sớm.”
Mạng xã hội VN
nay đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Đảng CS
Hoàng TrúcGửi tới BBC News Tiếng Việt từ TP HCM
Ý kiến nói chính phủ Việt Nam thấy mạng xã hội như hiện nay đã ngoài tầm kiểm soát khi bàn luận về phát ngôn của giới chức và tất nhiên “không thích vậy”.
Mới đây tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp phía Nam, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh Việt Nam cần có mạng xã hội và công cụ tìm kiếm riêng, khác biệt với Google, Facebook.
“Việt Nam muốn hùng cường, phát triển thì phải dựa vào công nghệ. Trọng trách này đặt lên vai các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Sự chuyển đổi này mang sứ mạng cho hàng nghìn năm. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng trên bản đồ thế giới thì phải đi nhanh, đi đầu để có lợi thế”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi gặp mặt.
Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt nhấn mạnh việc cần có mạng xã hội và công cụ tìm kiếm “made in Vietnam”.
“Mạng xã hội Facebook vận hành nhờ vào sự đóng góp từ người dùng. Vì vậy, họ phải được tham gia quyết định luật chơi trên nền tảng đó. Mạng xã hội phản ánh đời sống thực nên những giá trị đạo đức cơ bản của con người phải được tôn trọng. Đồng thời, nền tảng mạng xã hội cũng phải tuân thủ pháp luật nước sở tại,” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích.
Đã đến lúc chúng ta viết một mạng xã hội mới, nhân văn hơn, thực sự coi trọng khách hàng hơn và đưa người dân làm chủ thể tri thức. Đồng thời người dùng cũng phải được chia sẻ giá trị khi tham gia cuộc chơi đó”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Ông kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tạo ra mạng xã hội đối trọng, khác biệt Facebook.
Tôi dẫn chứng khá dài dòng như vậy để nói rằng chính phủ Việt Nam thấy được, mạng xã hội như hiện nay đã ngoài tầm kiểm soát và tất nhiên chính phủ Việt Nam không thích vậy.
Giả thuyết là nếu Việt Nam có mạng xã hội riêng đủ mạnh, kể cả công cụ tìm kiếm theo kiểu “Một câu hỏi-một kết quả” thì có thể làm thay đổi tình hình không?
Cốt lõi là lợi ích
Có vẻ như phát biểu mới đây của ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch Đà Nẵng không hề liên quan nhưng thật ra rất liên quan.
Ngày 11/7, chủ tịch Thơ phát biểu rằng Đàng Nẵng đang “vật lộn” với kết luận của Thanh tra Chính phủ.
“Hai năm nay chúng ta phải vất vả, có thể nói là vật lộn với kết luận 2852 của Thanh tra Chính phủ. Trong kết luận này, có vài chục dự án với hàng ngàn lô đất mắc kẹt. Chúng ta đã tập trung tháo gỡ và tìm mọi cách, vận dụng tất cả những quy định đang có nhằm khơi thông nguồn vốn đầu tư nhưng thực sự không được bao nhiêu,” ông Thơ chia sẻ.
“Đầu năm nay, thành phố khởi công dự án của Nhật hơn 120 triệu đô la, rất đáng mừng. Nhưng nhìn lại thì hàng loạt dự án lớn đều nằm im bất động, rêu mốc phủ đầy”.
Dù có nhiều khó khăn, nhưng theo Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, thành phố đã cố gắng để thực hiện các kết luận và nhận được sự đánh giá cao của trung ương.
“Chúng ta liên tục kiến nghị với các bộ ngành, với Chính phủ và thủ tướng, mục đích là nhanh chóng kết thúc các kết luận thanh tra của cơ quan trung ương với thành phố nhằm giúp môi trường kinh tế, chính trị của thành phố ổn định”, ông Thơ nói.
Những cây bút trên mạng xã hội cũng đã bày tỏ thái độ đồng tình với phát biểu của chủ tịch Thơ, dù ông Thơ là đối tượng thường xuyên bị họ chỉ trích.
Qua rồi cái thời “quân lệnh như sơn” hay nhân danh những điều tốt đẹp để xoay chuyển xã hội, lợi ích đẻ ra trực tiếp từ giới tư sản mới được ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu là bản chất phía sau, mà ông Thơ chỉ là người phát biểu thay họ, nhà nước địa phương tồn tại hay không tồn tại, phát triển hay dậm chân tại chỗ không từ những mệnh lệnh nữa mà phải tuân theo các quy luật kinh tế.
Luật chơi từ nay có thêm người chơi mới.
Chủ tịch Thơ là người quá am hiểu điều đó nhưng ông phát biểu rất khéo.
Sự liên quan là ở đây, cho dù kiểm soát được mạng xã hội nhưng chính phủ Việt Nam vẫn phải lệ thuộc vào những tay chơi mới.
Sự ổn định hay lộn xộn, không phải từ mạng xã hội mà từ sự cân đối quyền lực của những nhóm lợi ích.
Hình ảnh chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng dùng xe điện chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các vị lãnh đạo khác trong một sự kiện mang tính biểu tượng rất cao về sự cân bằng này.
Kinh tế tư nhân đang đóng góp 40% cho GDP và các nhà doanh nghiệp cam kết nếu chính phủ Việt Nam tạo điều kiện, kinh tế tư nhân có thể đóng góp đến 80% GDP, đó là một sức mạnh, nội lực quốc gia, mọi chính sách có liên quan đều phải cân nhắc.
Thứ đến là những bất ổn ở khắp các địa phương liên quan đến đất đai. Cái này không phải do mạng xã hội hoặc Facebook đẻ ra mà chính từ những yếu kém trong quản trị và chính từ Luật Đất đai, ai cũng thấy cần sửa đổi điều cốt lõi là “aở hữu toàn dân”, nhưng đến giờ nó vẫn vậy.
Phát biểu rất thận trọng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về Biển Đông cũng như những bài báo thận trọng của báo giới Việt Nam cho thấy vấn đề này nhạy cảm và khó kiểm soát như thế nào, mạng xã hội không thể làm thay đổi quan hệ Việt Nam-Trung Quốc mà chỉ nói lên cảm xúc của người dân.
Chìm sâu trong những phát ngôn thiếu nhạy cảm đối với mạng xã hội thật ra là thái độ lo ngại của chính phủ với sự phát triển khó kiểm soát của những giai tầng mới, vấn đề mới.
Đã có những người chơi mới trong “Trò chơi vương quyền”.
Công an tiếp tục bao vây
‘sào huyệt’ đánh bạc quốc tế tại Hải Phòng
TTO – Ngày 28-7, hàng chục cán bộ chiến sĩ vẫn tiếp tục chốt chặn, kiểm soát vòng ngoài khu đô thị Our City tại Hải Phòng để lực lượng chức năng đấu tranh làm rõ đường dây tổ chức đánh bạc quốc tế qua mạng tại đây.
Công an bao vây, phá đường dây đánh bạc của người Trung Quốc
Triệt phá đường dây đánh bạc trên Internet gần 4.000 tỉ đồng
Phá đường dây đánh bạc online khủng gần 4.000 tỉ
Công an tiếp tục bao vây sào huyệt đánh bạc quốc tế tại Hải Phòng – Ảnh 1.
Đến chiều 28-7, sau hơn một ngày bất ngờ đột kích, lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an và Công an TP Hải Phòng vẫn đang kiểm tra, khám xét “đại bản doanh” và phân loại các nghi phạm.
Đây là những kẻ nằm trong đường dây tổ chức đánh bạc quốc tế qua mạng đặt trong khu đô thị Our City (tại km6 đường Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành, quận Dương Kinh).
Trước đó, ngày 27-7, hàng trăm cán bộ chiến sĩ của Bộ Công an và Công an TP Hải Phòng bất ngờ đột kích vào khu đô thị Our City do Công ty TNHH Hiệp Phong Việt Nam thuộc Tập đoàn Hiệp Phong tại Hong Kong đầu tư.
Qua quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hơn 200 người Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động liên quan đến việc vận hành các thiết bị đánh bạc quốc tế qua mạng.
Tại khu vực tầng 2 và 3 của tòa nhà trung tâm trong khu đô thị này phát hiện lắp đặt khoảng 10 máy chủ và hàng trăm máy tính thành phần được đặt rải rác tại các tòa nhà khác trong khu đô thị.
Những nghi phạm vận hành hệ thống thiết bị đánh bạc qua mạng này phần lớn là người Trung Quốc còn trẻ tuổi, trong đó có cả nam và nữ.
Công việc vận hành hệ thống máy móc được hoạt động liên tục và chia thành các ca trong ngày. Hết mỗi ca làm việc lại được thay thế người mới nhưng gần như tuyệt đối không ai được ra ngoài, việc sinh hoạt chỉ giới hạn trong khu đô thị.
Bước đầu lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra và phát hiện lượng tiền liên quan đến hoạt động cờ bạc lên đến nhiều tỉ đồng.
TIẾN THẮNG
Nhận xét
Đăng nhận xét