Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Pháp có cùng quan điểm với Việt Nam về vấn đề Biển Đông


Trong cuộc gặp giữa tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery và Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, Đại sứ Pháp nhấn mạnh Pháp có cùng quan điểm với Việt Nam về vấn đề biển Đông là phải đàm phán đa phương dựa trên tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không.


Trong cuộc gặp, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đánh giá cao quan điểm của Pháp về Biển Đông, tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không, tôn trọng luật pháp quốc tế; đồng thời mong muốn Pháp và Liên minh châu Âu tiếp tục ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC)...

Trong khi đó, tân Đại sứ Pháp Nicolas Warnery nhấn mạnh Pháp có cùng quan điểm với Việt Nam về vấn đề Biển Đông là phải đàm phán đa phương dựa trên tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không. Về hợp tác song phương, ông Nicolas Warnery cho rằng quan hệ Pháp - Việt Nam đang phát triển ở tầm cao mới mà biểu hiện sinh động là nhiều dự án hợp tác giữa 2 nước đang được triển khai.

Pháp tuy không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song với tư cách là nước có vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai thế giới, việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Thái Bình Dương nằm trong lợi ích của nước Pháp. Ngoài ra, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng là một vùng biển mà Pháp có nhiều quyền lợi cần bảo vệ. Đây là nơi Pháp có 5 vùng lãnh thổ hải ngoại, 1,5 triệu công dân Pháp sinh sống và có 9 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế của Pháp. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Pháp đã có những tuyên bố, hành động cụ thể khẳng định quyết tâm bảo vệ hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Thời gian vừa qua, quan chức cấp cao của Pháp đã đưa ra nhiều tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, khẳng định Pháp sẽ tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực này. Trong đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (4/2018) đã đề ra mục tiêu “xây dựng trục Ấn Độ -Thái Bình Dương để các quyền tự do giao thông trên biển và trên không phải được tôn trọng” (ám chỉ ngăn ngừa mọi tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông). Trước đó, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (20/3/2017), cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố Pháp và Nhật ủng hộ tự do hàng hải ở châu Á - Thái Bình Dương. Tại Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết, mặc dù Pháp không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng việc tuần tra tự do hàng hải định kỳ như vậy cùng với “các đồng minh và bạn bè” sẽ góp phần củng cố một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế; cho rằng thông qua việc thực hiện quyền tự do hàng hải, Pháp kiên quyết phản đối bất kỳ hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo (ám chỉ hành động phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa); đồng thời tái khẳng định Pháp ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với sự ràng buộc pháp lý, toàn diện, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian (hiện là Ngoại trường Pháp) cho biết Hải quân Pháp đã nhiều lần triển khai hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, cho rằng Pháp sẽ tiếp tục cho tàu thuyền và máy bay hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Trong khi đó, Quốc vụ khanh Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean-Baptiste Lemoyne khẳng định, Pháp quan tâm thực thi nguyên tắc tự do, an toàn, an ninh hàng hải trong khu vực với tư cách là một tác nhân quan trọng tại Thái Bình Dương - châu Đại dương; kêu gọi các bên liên quan cần thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, tránh các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng trong khu vực; khẳng định các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary nhấn mạnh việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Thái Bình Dương nằm trong lợi ích của Pháp; khẳng định là một trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Pháp có quyền và trách nhiệm trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định trên các vùng biển quốc tế; cho rằng châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng hưởng lợi từ việc đảm bảo dòng chảy thương mại được tự do và ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương.

Đáng chú ý, từ đầu năm 2019 đến nay, Pháp cũng tích cực tăng cường hiện diện trong khu vực, cũng như đưa ra các cam kết sẽ tiến hành tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, cụ thể:

Pháp (6/4) đã điều tàu hộ vệ Vendemiaire đi qua eo biển Đài Loan nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực. Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự nhận định, việc tàu chiến Pháp đi qua eo biển Đài Loan là dấu hiệu cho thấy các đồng minh của Mỹ đang tăng cường thực thi quyền tự do đi lại tại những vùng biển quốc tế gần Trung Quốc.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 18, Bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly (1/6) đã công bố chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình Dương”, đồng thời khẳng định Pháp sẽ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông tối thiểu hai lần mỗi năm. Tại Đối thoại, Bộ trưởng Quân Lực Florence Parly công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp với 5 điểm nhấn: Thứ nhất, “bảo vệ quyền lợi về chủ quyền, của các công dân, bảo vệ lãnh thổ và các vùng đặc quyền kinh tế” của nước Pháp. Để hoàn thành những mục tiêu đó Paris đã huy động 7.000 lính đến khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương. Nhiệm vụ của những người lính này rất rõ ràng: “chống khủng bố, các tổ chức tội phạm, và chống lại mọi hành vi thù nghịch nhắm vào chủ quyền quốc gia của nước Pháp”. Thứ hai, trong chiến lược an ninh được bộ trưởng Pháp, Florence Parly đề cập đến là “đóng góp duy trì ổn định khu vực qua việc tăng cường các hoạt động hợp tác an ninh và quân sự. Ấn Độ và Australia là hai đối tác then chốt” của Pháp. Thứ ba, cùng với các đối tác trong vùng, bảo vệ tự do lưu thông hàng hải. Pháp sẽ “tiếp tục tuần tra Biển Đông tối thiểu mỗi năm hai lần”. Bà Parly cũng tuyên bố không chấp nhận việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và lên án chủ trương “sự đã rồi” của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế. Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng bộ trưởng Quân Lực Florence Parly bồi thêm “Pháp không để bất cứ một quốc gia nào uy hiếp”. Bà gián tiếp nhắc đến sự cố hồi tháng 4/2019 khi Trung Quốc đã uy hiếp chiến hạm Vendémiaire của Pháp đi ngang qua eo biển Đài Loan. Thứ tư, liên quan hạt nhân Bắc Triều Tiên, Pháp “ủng hộ những nỗ lực ngoại giao” để đạt được đến mục đích “giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên một cách không thể đảo ngược” và những cam kết trên hồ sơ này sẽ phải được tôn trọng. Thứ năm, bà Florence Parly cho rằng, phòng chống thiên tai, giải quyết khủng hoảng do biến đổi khí hậu gây nên trong vùng châu Á Thái Bình Dương cũng là một ưu tiên của Pháp.

Ngay sau khi Tổng thống Philippines Duterte đưa ra tuyên bố thách thức Mỹ, Anh, Pháp và một số nước đồng minh tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Quốc vụ khanh Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean-Baptiste Lemoyne (28/6) tuyên bố hải quân nước này sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông để đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này. Theo ông Jean-Baptiste Lemoyne, Pháp quyết thúc đẩy và bảo vệ luật pháp quốc tế. Đó là lý do hải quân của chúng tôi thường tuần tra ở Biển Đông và chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động này; đồng thời nhấn mạnh Pháp là một phần thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì Paris có 7.000 binh sĩ ở khu vực này và đó là bằng chứng cho cam kết của Pháp đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này. Trước đó, Pháp (6/4) đã điều tàu hộ vệ Vendemiaire đi qua eo biển Đài Loan nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực. Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự nhận định, việc tàu chiến Pháp đi qua eo biển Đài Loan là dấu hiệu cho thấy các đồng minh của Mỹ đang tăng cường thực thi quyền tự do đi lại tại những vùng biển quốc tế gần Trung Quốc.

Tư lệnh Hải quân Pháp Barshe Prazuck (10/10) cho biết, trong thời gian tới, hải quân Pháp và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các nhiệm vụ tuần tra chung, cũng như các hoạt động diễn tập quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo thông tin trên, Chính phủ Pháp mới đây khẳng định, nước này sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo an toàn hàng hải tại các vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trong thời gian tới quân đội nước này sẽ phối hợp cùng đối tác  tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong khu vực này.Tư lệnh Hải quân Pháp Barshe Prazuck cho biết, trong thời gian tới, hải quân Pháp và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các nhiệm vụ tuần tra chung, cũng như các hoạt động diễn tập quân sự, trong đó có sự tham gia của tàu sân bay hạt nhân Charles De Gaulle.Ngoài ra, hải quân hai nước thống nhất sẽ trao đổi để không tuần tra trên cùng một vùng biển, thực hiện các nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay, tập trận chống ngầm và đổ bộ, trao đổi binh sĩ trên các tàu ngầm của hai nước. Trong năm 2020, hải quân Pháp sẽ cùng hải quân Mỹ, Nhật Bản và Australia tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài khơi New Caledonia. Đô đốc Prazuck khẳng định, Pháp quan ngại mỗi khi luật biển bị đe dọa. Mỗi quốc gia có chương trình nghị sự và mục tiêu riêng, nhưng điều quan trọng là cùng chia sẻ thông điệp cần bảo vệ luật biển. Việc Pháp đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại khu vực Biển Đông thời gian gần đây là nhằm khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải tại các vùng biển mở.

Nhìn chung, việc Pháp tích cực tham gia tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là hành động đóng góp lớn cho hòa bình, ổn định ở khu vực, cũng là hành động bảo vệ thiết thực bảo vệ lợi ích của Pháp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thông qua hoạt động của Pháp ở Biển Đông có thể thấy được cộng đồng quốc tế đang ủng hộ chủ trương, chính sách của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, cũng như quan tâm, lo ngại về hoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trong khu vực.

Các tin khác



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?