Tin Việt Nam – 30/10/2019

Tin Việt Nam – 30/10/2019

Công an Bắc Ninh bắt giữ 24 người Trung Quốc

đang tổ chức đánh bạc

Công an tỉnh Bắc Ninh vừa tạm giữ hơn 20 người mang quốc tịch Trung Quốc cùng hàng trăm triệu đồng trên địa bàn tỉnh này khi tiến hành kiểm tra 5 tụ điểm cờ bạc núp bóng cửa hàng trò chơi điện tử.
Theo tin truyền thông trong nước loan tin hôm 30/10 thì lực lượng cảnh sát hình sự công an tỉnh Bắc Ninh vào ngày 28/10 phối hợp cùng với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra 5 cửa hàng trò chơi điện tử tại khu vực huyện Thuận Thành, thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh và phát hiện 24 người mang quốc tịch Trung Quốc đang tổ chức đánh bạc tại đó.
Các đối tượng người Trung Quốc đang đánh bạc dưới hình thức chơi trò chơi bắn cá và trò chơi thú, lực lượng chức năng tạm giữ tang vật tại hiện trường gồm hơn 200 triệu đồng, hơn 16.000 Nhân dân tệ, 540 đô la, 500 won, 4 máy trò chơi bắn cá, 12 thẻ nạp và cùng nhiều tang vật liên quan.
Cơ quan cảnh sát Bắc Ninh cho hay, 5 cửa hàng trò chơi điện tử đều hoạt động “chui” không có giấy phép kinh doanh và do người Trung Quốc quản lý kết hợp với người Việt Nam đứng tên thuê các địa điểm này. Ngoài ra, lượng khách hàng của 5 điểm này đa phần là người Trung Quốc, chỉ mở cửa cho khách quen và có trang bị nhiều thiết bị giám sát để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh vẫn đang tiến hành điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bac-ninh-police-arrest-24-chinese-in-raid-on-gambling-dens-10302019083220.html

17 người Việt nhập lậu vào Đức bị bắt

Chiều ngày 28/10 cảnh sát Đức đã bắt giữ tổng cộng 17 người Việt bị nhét trong 3 chiếc xe ô tô đưa lậu vào nước Đức.
Cụ thể, một chiếc xe Minivan biển số Séc do người đàn ông Ukraine lái chở 7 người Việt gồm 4 nam, 3 nữ đã bị bắt vào khoảng 4:50 chiều ở bãi đậu xe Am Heidenholz gần biên giới Đức – Séc.
Khoảng 1 tiếng sau, một chiếc xe Ford Focus do tài xế Hungary cầm lái chở 5 người đàn ông Việt không có giấy tờ cư trú cũng bị bắt tại chỗ.
Đến khoảng 11:45 tối, cũng tại bãi đậu xe Am Heidenholz, nam tài xế người Ukraine lái chở 5 người Việt gồm 2 nam, 3 nữ không có giấy tờ tùy thân cũng bị cảnh sát bắt.
Hiện cảnh sát Liên bang Đức đang điều tra đường dây các vụ đưa người lậu này. Tuy nhiên không rõ 3 vụ này có liên quan nhau không.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/17-vietnamese-smuggled-into-germany-were-arrested-10302019084628.html

Vũ Nhôm bất ngờ bảo vệ

kẻ lừa 150 ngàn Mỹ kim để làm quốc tịch Mỹ

Tin Saigon.- Báo Vietnamnet loan tin, trong phiên toà ngày 30 tháng 10 năm 2019 do Toà án tại Sài Gòn, luật sư đại diện theo uỷ quyền của Phan Anh Vũ  (Vũ Nhôm) bất ngờ bảo vệ cho hai bị cáo đã lừa trong vụ làm passport Mỹ giả.
Tại phiên tòa, lúc Vũ được mời lên thẩm vấn thì luật sư đại diện đã khẳng định rằng, Hoàng Hữu Châu không lừa đảo, và số tiền 150,000 Mỹ kim là số tiền Vũ cho Châu.
Theo cáo trạng, vào ngày 20 tháng 7 năm 2018, tại trại tạm giam T16 Vũ Nhôm đã làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra về việc Hoàng Hữu Châu, 56 tuổi, ở Sài Gòn đã lừa Vũ, hứa hẹn sẽ làm sổ thông hành quốc tịch Mỹ cho Vũ để chiếm đoạt số tiền 700,000 Mỹ kim. Trước đó, vào năm 2017, Thanh Minh Hùng, 56 tuổi, ở Sài Gòn đã khoe với Châu là có mối quan hệ có thể làm sổ thông hành quốc tịch Mỹ cho người Việt chỉ trong vòng một tháng với giá 700,000 Mỹ kim, và phải đặt cọc trước 50% số tiền.
Vào đầu tháng 5 năm 2017, Châu thông báo với Vũ đã tìm được nơi làm sổ thông hành quốc tịch Mỹ cho gia đình Vũ với giá 2,2 triệu Mỹ kim. Trong thời gian này, Vũ đã đưa cho Châu số tiền 700,000 Mỹ kim, và nhận được lời hứa đến tháng 8 năm 2017 sẽ có. Đến tháng 12 năm 2017, Châu thông báo cho Vũ sang Singapore để nhận sổ vì đang để ở Đại sứ quán Mỹ tại đây. Tuy nhiên, khi Vũ sang đến nơi thì không nhận được. Đến ngày 27 tháng 12 năm 2017, Vũ bị nhà chức trách Singapore bắt giữ, trục xuất về Việt Nam.
Sau khi bị Vũ tố cáo, Châu khai chỉ nhận của Vũ số tiền 150,000 Mỹ kim đã đã đưa hết cho Hùng.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/vu-nhom-bat-ngo-bao-ve-ke-lua-150-ngan-my-kim-de-lam-quoc-tich-my/

Lao động xuất khẩu VN vỡ mộng ở xứ người

Mỹ HằngBBC, Bangkok
Nhiều người bỏ ra số tiền lớn để đi lao động ở nước ngoài với mộng đổi đời. Nhưng thực tế khắc nghiệt ở xứ người khiến họ vỡ mộng.
Vỡ mộng
Cách đây ba năm, tôi tình cờ gặp Quỳnh (tên nhân vật đã được thay đổi), chủ một hiệu làm móng ở một thị trấn nhỏ phía Bắc Anh Quốc.
Một lần khi tôi ghé thăm, Quỳnh nói muốn nhờ giúp đỡ cho một người bạn của mình là An (tên nhân vật đã được thay đổi) mới sang. Người này bỏ một khoản tiền để sang Anh theo diện du lịch nhưng muốn trốn ở lại để đi làm. Quỳnh nghĩ rằng tôi có thể giúp ‘môi giới’, tìm cho An một khóa học nào đó và nhân đó may ra được ở lại lâu hơn.
Lời kể của phụ nữ Việt ‘mua vé xe tải’ vào Anh
Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành
“Nhưng nó không có tiền đâu. Có bao nhiêu tiền đã chi hết cho chuyến bay và mấy tuần đầu ăn ở đây,” Quỳnh nói.
Theo Quỳnh, nếu giúp được An ở lại lâu hơn thì Quỳnh có thể tạo điều kiện cho An làm ở tiệm móng. Nhưng vấn đề là An không biết tiếng, và tiền cũng đã hết sạch thì không hiểu sẽ học được khóa học nào.
Tôi còn chưa kịp hiểu ai có thể giúp được An trong những điều kiện như vậy thì mấy ngày sau, Quỳnh thông báo rằng An đã bỏ trốn ‘biệt tung tích’ khỏi nơi ở trọ.
Những trường hợp như An không phải hiếm. Họ tìm mọi đường sang Anh, như thăm người thân, đi du lịch, hoặc đi học ngắn hạn, nhưng sau đó không về. Chưa biết có kiếm được việc làm không nhưng tương lai bấp bênh và họ luôn sống trong sợ hãi bị cảnh sát bắt. Nhiều trường hợp sau một thời gian trốn chui lủi đã bị bắt, bị giam, rồi trục xuất về nước. Tiền mất tật mạng.
Một trường hợp khác là Mai (tên nhân vật đã được thay đổi), đang thất nghiệp ở Việt Nam thì có người giới thiệu sang Hàn Quốc hái nho kiếm khá tiền, lại không vất vả gì. Mỗi tháng ít nhất kiếm được 30 triệu, theo lời tư vấn. Thêm nữa, người tư vấn nói cảnh ở Hàn Quốc đẹp, đồ ăn ngon, như thế vừa đi làm vừa kết hợp du lịch luôn… Mai liền mua vé máy bay rồi đi luôn, nhưng sang đó thì vỡ mộng.
Nói chuyện với BBC News Tiếng Việt hôm 29/10, Mai cho hay tưởng sang đó ‘sướng lắm’, hóa ra phải làm hùng hục từ sang sớm tới chiều. Làm luôn tay, chỉ nghỉ vài phút giữa các ca rồi lại làm. Mỗi ngày lương tính ra khoảng một triệu đồng tiền Việt. Nhưng tháng đầu phải nộp cho người môi giới bảy ngày lương. Nhà thuê không rẻ, nên để tiết kiệm phải thuê ở chung với nhiều người rất bất tiện. Làm không có ngày nghỉ thì mới mong kiếm được chút tiền tiết kiệm.
Nếu ốm hay muốn nghỉ thứ Bảy Chủ nhật thì sẽ không có lương những ngày nghỉ. Mang tiếng ở Hàn Quốc nhưng Mai chỉ biết mỗi ruộng nho chứ không có thời gian và cũng không đủ tiền để đi chơi ở đâu. Ngày mùa hè phơi nắng ngoài ruộng cả ngày rát mặt. Nếu làm mùa đông thì mưa tuyết lạnh thấu xương. Đó là chưa kể cứ ba tháng lại phải ra khỏi Hàn Quốc để gia hạn visa rất tốn kém. Tính ra số tiền để dành được chẳng là bao. Mai thấy quá cô đơn và chán nản nên bỏ về Việt Nam.
‘Nhiều hệ lụy ở quê nhà’
Đi làm ở xứ người đã vất vả, lại để lại ‘nhiều hệ lụy ở quê nhà’, như lời ông Trần Trung Thực, 47 tuổi, quê Bắc Giang, hiện đang lao động ở Đài Loan.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 29/10 về cuộc sống ở xứ người, ông Thực nói:
“Tôi tham gia vào đội quân được gọi mỹ miều là xuất khẩu lao động, thực chất là đi làm ‘cu li’ (lao động chân tay) ở Đài Loan,.. từ năm 2016. Trước đó, tôi là nông dân. Nhưng ruộng ít quá, cấy cầy hay nuôi gà vịt thu nhập ít, lại bấp bênh, nên tôi cùng nhiều người trong xóm đã ra đi.”
Trước khi đi, ông Thực phải vay ngân hàng 160 triệu đồng trả tiền môi giới. Sau khi sang Đài Loan, ông nhận mức lương 23.100 Đài tệ, trừ mọi khoản chi phí chỉ còn 12.000 Đài tệ, tương đương 8 triệu đồng một tháng.
“Như vậy, sau ba năm đi làm, tiết kiệm lắm tôi để dành được gần 300 triệu VNĐ. Nhưng lại phải trừ tiền gốc 160 triệu vay mượn lúc đi (chưa tính lãi suất), nên còn vỏn vẹn 128 triệu VNĐ.”
Để có hơn 100 triệu đồng ấy gửi về nuôi vợ con ở quê, hơn hai năm trời ông Thực phải làm công việc mạ kim loại rất độc hại. Ngày làm tám tiếng liên tục không nghỉ, chỉ thay phiên nhau nhau ăn cơm rồi lại làm tiếp. Ông Thực sau hai năm đã mắc bệnh đau bao tử, đã có lần phải nhập viện. Mãi gần đây ông Thực mới được chuyển sang làm ở xưởng làm trống, đỡ độc hại hơn.
Để dành dụm được số tiền ấy trong ba năm không phải dễ, theo lời ông Thực. Vì đó là chưa nói tới lúc ốm đau, bệnh tật, “anh em bạn bè cũng có lúc phải chén rượu, chén trà… Ngoài ra, còn những khó khăn khác như bị chủ soi xét, ghét bỏ, bị trù dập và những va vấp khác trong cuộc sống…,” ông Thực tâm sự.
Ông Thực cho hay ông không mơ mộng gì làm giàu, và trước khi đi, ông cũng tiên liệu được những khó khăn để chuẩn bị tâm thế đón nhận, nhưng nhiều lúc vẫn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Vụ 39 tử thi: Các câu hỏi chưa có trả lời
Những người Việt liều chết để vào Anh
“Tôi gặp vô vàn những anh em lao động di công như tôi. Họ đều nói, phải đi ‘ba cuốc’ (tức là đi ba lần, tổng cộng là chín năm) mới mong tiết kiệm để cất được gian nhà, gian cửa.”
“Với những người chấp nhật bỏ quê hương ra đi lâu như vậy để kiếm tiền cho tương lai, thì cũng có vô số hệ lụy như vợ chồng xa cách, không chung thủy, con vắng tình yêu thương của cha mẹ. Có gia đình đã tan nát vì thế.”
“Chưa kể, nhiều đêm, đi qua các nhà ga ở Đài Loan, tôi thấy các thanh niên Việt Nam ôm hộp giấy xin tiền bố thí, hảo tâm để giúp đỡ đồng hương bị tai nạn chết. Những cái chết của công nhân di công Việt Nam ở Đài Loan nhiều lắm, nào là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chết do kiệt sức, do cảm… không thể kể hết được.”
Riêng trong xóm của ông Thực đã có khoảng 30 người đi xuất khẩu lao động, còn riêng trong toàn xã thì rất nhiều, ông Thực nói ông không thể thống kê.
“Với tư cách là người trong cuộc, tôi mong các bạn trẻ trước khi ký vào hợp đồng xuất khẩu lao động sang Đài Loan hay bất cứ nước nào hãy cân nhắc để không vỡ mộng,” ông Thực cảnh báo.
Gần đến hạn hết hợp đồng lao động, ông Thực nói ông quyết định sẽ về, dù chưa biết sẽ làm gì ra tiền ở quê nhà. “Con cái tôi đã đến tuổi dậy thì, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Vợ chồng lâu ngày xa cách cũng thiếu gắn kết. Tôi rất lo lắng. Tôi sẽ về.”
Tuy vậy, ông Thực nhận định rằng trong tình cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn như hiện nay, “dòng chảy lao động xứ người sẽ không ngừng tại đây”, ông Thực nói với BBC từ Đài Loan.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50230551
TRANG CHÍNH | THỜI SỰ

Làng quê miền Trung

sau vụ 39 người chết ở Anh, có còn yên ả?

Chuyến xe định mệnh
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2019, cảnh sát Anh đã phát hiện 39 người thiệt mạng trong thùng một xe tải tại khu công nghiệp Waterglade, thuộc hạt Essex, phía Đông Bắc London, Anh. Cho đến ngày 26/10, cảnh sát hạt Essex, Anh, nơi phát hiện container, vẫn rất thận trọng trong việc đưa ra các suy đoán về quốc tịch của các nạn nhân.
Reuters hôm 26/10 trích lời linh mục Đặng Hữu Nam ở Yên Thành, Nghệ An, cho rằng có nhiều khả năng phần đông những người được tìm thấy trên chiếc container là người Việt Nam khi một vài gia đình khi hay tin vụ việc đã báo họ mất liên lạc với người thân đang từ Pháp sang Anh. 2 ngày sau đó, càng nhiều gia đình có người thân mất tích ở Anh trình báo tin nhắn, cuộc gọi sau cùng của người thân, nghe có vẻ trùng khớp với chuyến xe chở 39 người.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 29/10 (6 ngày sau đó), có tổng cộng 18 gia đình trong tỉnh báo có người thân tại Anh không thể liên lạc được. Hà Tĩnh có 10 gia đình trình báo; Quảng Bình có một trường hợp trình báo con mất tích ở Anh Quốc và Sở Ngoại Vụ Huế cũng đưa thông tin về một người Huế nghi là nạn nhân trong vụ 39 người chết cóng trong xe tải đông lạnh ở Anh.
Như vậy, tính đến ngày 29/10/2019, tổng cộng có 30 trường hợp trình báo có người thân mất tích tại Anh.
Kể từ khi các gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trình báo có người thân mất liên lạc và họ tin rằng con, cháu họ nằm trong 39 người chết trong chuyến xe đến Anh, nhiều phóng viên trong và ngoài nước đã đến tận nơi để hỏi thăm và tìm hiểu thêm thông tin, trong đó có phóng viên Reuters, AFP, BBC và nhiều cơ quan truyền thông quốc nội.
Làng quê ảm đảm
Theo mô tả của phóng viên Reuters, nhiều vùng quê nơi có con em mất tích ở Anh, không khí trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Nhiều người dân địa phương tỏ ra lo lắng lẫn tiếc thương cho người thân.
Ông Nguyễn Đình Gia ở huyện Cần Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, có con trai là Nguyễn Đình Lượng 20 tuổi, hiện mất tích ở Anh, nói với AFP hôm 29/10:
“Con tôi chưa gọi lại, tôi đã lập bàn thờ để cầu nguyện cho linh hồn con, bởi vì chúng tôi là người Công giáo. Tôi sẽ hạnh phúc hơn bất cứ điều gì khác nếu tôi có thể gặp lại con, không có gì quý giá hơn, không cần tiền. Tôi chỉ ước con sống lại, đó là điều tốt nhất. Tôi đã nói với con rằng nó không phải đi đâu (ngoài Pháp), ở lại (ở Pháp) và làm bồi bàn, thế là đủ. Nếu nó làm việc ngoài trời, nó sẽ phải đối mặt với thời tiết nắng và mưa, làm việc cho nhà hàng đáng lẽ không sao. Tôi nói với con rằng nó không nên đi.”
Anh Nguyễn Đình Lượng là một trong 8 người con của ông Nguyễn Đình Gia, anh Lượng đã sang Pháp từ năm 2018, và làm bồi bàn tại đó. Vài tuần trước, anh Lượng đã gọi về nhà để nói rằng anh sẽ tới nước Anh tìm công việc khác để làm.
Một địa phương khác là xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nơi được biết xưa nay thuần nông, nhưng theo mô tả của người dân địa phương hiện nay nhà cửa khang trang như phố thị. Nhưng những ngày này cũng mang không khí ảm đạm không kém, khi người dân nơi đây lo lắng, tiếc thương cho hai bạn trẻ đã mất liên lạc nhiều ngày nay. Họ cũng gọi điện với gia đình vào ngày 23/10 báo tin họ sang Anh để tìm việc làm. Hai bạn trẻ đó là Nguyễn Đình Tứ sinh năm 1993 và Bùi Thị Nhung sinh năm 2000.
Hôm 29/10, Ông Nguyễn Đình Sát là Cha của Anh Nguyễn Đinh Tứ, nói với Reuters:
“Tôi biết con trai tôi (anh ta) ở trong chiếc xe tải đó vì tôi có người thân đang làm việc ở đó, đã gọi cho tôi và nói với tôi. Họ định đến đón anh ta tại điểm thả nhưng sau đó họ gọi và nói với tôi rằng anh ta đang ở trong chiếc xe tải đó. Họ biết lộ trình, thời gian và điểm thả của xe tải, vì vậy nếu họ nói như vậy, thì đó phải là sự thật. Và tôi nghĩ đó là sự thật vì tôi chưa nghe thấy gì từ con trai mình.”
“Chúng tôi đói và nghèo. Con trai tôi đi lính. Sau đó, khi được giải ngũ, anh đã vay vài trăm triệu đồng tiền Việt Nam để bắt đầu kiếm sống, lập gia đình và xây nhà. Anh mắc nợ nên ra nước ngoài tìm việc. Xung quanh đây ở vùng nông thôn, chúng ta không thể làm gì để kiếm tiền.”
Cùng nỗi buồn và lo lắng như những gia đình trình báo có người nhà mất liên lạc, nhưng có những gia đình ngoài lo lắng, ngóng đợi tin con, họ còn đứng ngồi không yên vì nợ nần vay mượn cho con làm chi phí đi nước ngoài kiếm việc làm.
Bà Hoàng Thị Ái ở huyện Điện Châu, tỉnh Nghệ An, có con mất tích ở Anh tên Hoàng Văn Tiệp, cay đắng cho Reuters biết:
“Tôi thấy rằng con trai tôi đã bị lừa đảo. Nó tin rằng họ sẽ đưa đi theo lựa chọn ‘VIP’, chúng tôi không biết họ đưa nó đến Anh bằng cách đưa nó vào một chiếc xe tải. Nếu tôi biết nó sẽ ở trong một chiếc xe tải, tôi sẽ không cho phép nó đi, tôi sẽ giữ con ở đây, và nói với anh em của nó không cho nó mượn số tiền mà nó cần cho chuyến đi.”
“Nếu con trai tôi sống sót trở về, tôi và chồng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để trả nợ, với sự hỗ trợ của anh em. Chúng tôi giờ già và yếu đi nên không thể trả được khoản nợ lớn. Bây giờ ngay cả khi chúng tôi đang cố gắng rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ có thể trả tiền lời hàng ngày thôi.”
Theo AFP, sau khi Tiệp bỏ học từ lớp chín, anh nói với gia đình rằng anh muốn làm việc ở nước ngoài thay vì trở thành ngư dân ở tỉnh quê nhà ven biển. Một năm trước, anh đã tới Pháp, nơi Tiệp làm công việc rửa chén cho nhà hàng. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2019, anh ta đã viết thư cho gia đình, yêu cầu lấy 13.000 đô la để trả cho những những người “hứa lo lót” cho chuyến đi của anh đến Vương quốc Anh, đó là lần cuối gia đình nghe được tin tức từ Tiệp.
Theo gia đình, anh Hoàng Văn Tiệp không mang theo gì ngoài 500 euro trong ví và quần áo, rồi lên xe tải với người anh họ, là người cũng đang mất tích.
Mưu cầu hạnh phúc
Theo thống kê sơ bộ được truyền thông trong nước ghi nhận từ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Thành, Nghệ An, toàn huyện hiện có khoảng 500 người đang làm ăn, sinh sống ở nước Anh.
Riêng ở xã Đô Thành có khoảng 1.500 người đang làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là châu Âu. Trong số đó, có khoảng 1.000 người thuộc địa phương này đang sinh sống ở Anh và Đức.
Khi trả lời báo chí trong nước về việc, vì sao nhiều con em địa phương rời quê, sang Anh làm việc, ông Lê Thanh Ngọc, Xóm trưởng xóm Phú Xuân, xã Đô Thành giải thích, thu nhập tính theo đầu người ở địa phương khoảng 32 triệu đồng/năm. Trong khi theo thông tin từ những người đi trước, thông thường khi sang Anh làm việc tại các nhà hàng, tiệm nail, thì thu nhập hơn 30 triệu đồng mỗi tháng, đã bao ăn ở, còn tại các nước châu Âu thì khoảng 1.000 USD mỗi tháng.
Ông Ngọc cũng cho biết, để đi sang được nước Anh, mỗi lao động người Việt phải bỏ gần 1 tỷ đồng cho đường giây môi giới.
Liệu sau vụ việc này, có thức tỉnh ước mơ xuất ngoại của người dân thôn quê, liệu khi hiểu rõ sự nguy hiểm, họ có đánh đổi để hy vọng đổi đời?
Anh Nguyễn Đình Tài, em trai của anh Nguyễn Đình Lượng, hiện đang mất tích ở Anh nói với Reuters:
“Tôi cảm thấy rất buồn sau sự cố này. Trước đây, tôi muốn đến Vương quốc Anh với tư cách là một du học sinh, vì anh tôi sẽ ở đó để chăm sóc tôi. Nhưng bây giờ tôi rất buồn và tôi không muốn đi nữa. Trong tương lai tôi muốn có thể kiếm tiền ở đây và ở nhà để hỗ trợ bố mẹ tôi với những gì tôi có thể.”
Cho đến chiều ngày 29 tháng 10 năm 2019, trước thông tin nhiều gia đình trình báo người thân mất tích ở Anh, Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Tô Lâm cho rằng việc mất tích hay chết trong vụ ở Anh chưa xác định được nên mọi thông tin đều là dự đoán. Ông cho rằng những tin tức đưa lên nếu không chính xác sẽ gây hoang mang.
Cũng trong ngày 29/10, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh cũng cho báo giới biết rằng Bộ Ngoại giao Hà Nội đã tiếp nhận và trao đổi thông tin 14 gia đình trình báo để phía Anh kiểm tra xem có trùng khớp với hồ sơ 39 nạn nhân trong chiếc container đông lạnh hay không.
Ông Phạm Bình Minh cho rằng hiện vẫn chưa thể khẳng định điều gì mà phải gửi cho phía Anh Quốc các mẫu vật cần thiết để đối chiếu. Sau khi các thông tin hai phía đưa ra trùng khớp với nhau thì mới xác định được danh tính các nạn nhân. Theo lời ông Phạm Bình Minh thì công tác này cần rất nhiều nhiều thời gian. Cũng theo ông Phạm Bình Minh thì các thông tin đối chiếu bao gồm cả yếu tố sinh trắc học, kiểm tra bằng ADN.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-village-life-after-the-death-of-39-people-in-the-uk-10292019150734.html

Việt Nam đẩy nhanh ‘xác minh quốc tịch’

 nạn nhân chết trong xe tải ở Anh

Việt Nam đang cố đẩy nhanh việc xác định quốc tịch và danh tính của các công dân nghi là nằm trong số những người đã chết trong container của chiếc xe tải được phát hiện gần London vào tuần trước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong một bản tin ngày 28/10, nói Bộ “đã làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, yêu cầu phối hợp, thông báo đến các cơ quan chức năng Anh đẩy nhanh công tác xác minh quốc tịch và danh tính của các nạn nhân.”
Thông tin từ một phiên xử tại một tòa án ở Anh hôm 28/10 hé lộ một đường dây toàn cầu đã tham gia hoạt động buôn người liên quan tới nhóm 39 người, theo Reuters. Tài xế của chiếc xe tải nói trên đang đối mặt với các cáo trạng về tội ngộ sát và buôn người.
“Quốc tịch của các nạn nhân chưa được xác nhận chính thức,” Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nói với Reuters hôm 29/10 bên lề một hội nghị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Theo ông Cường, dù Việt Nam và Anh đang cố tăng tốc tiến trình nhận dạng các thi thể, nhưng không có thời hạn nào được đặt ra.
Hôm 28/10, chính phủ Việt Nam cho biết cảnh sát Anh đã gửi tài liệu liên quan đến bốn nạn nhân tới Hà Nội để xác minh lý lịch những người này.
Vụ phát hiện các thi thể trong một xe tải đông lạnh tại một khu công nghiệp gần London vào tuần trước đã gây chú ý tới các hoạt động buôn người bất hợp pháp, thường đẩy nhiều người nghèo ở châu Á, châu Phi và Trung Đông vào những chuyến đi mạo hiểm đầy gian nguy sang các nước phương Tây.
XEM THÊM:
Vụ 39 người chết đông lạnh ở Anh: Cha ‘cầu nguyện’ cho con trai mất tích
Tại Việt Nam, triển vọng xin việc không sáng sủa, sự khuyến khích của chính quyền, các băng đảng buôn lậu, thảm họa môi trường và áp lực của chính phủ đối với người Công giáo là các yếu tố nội tại đằng sau làn sóng di cư, theo nhận định của Reuters.
Ước nguyện ra nước ngoài đã tạo ra một thị trường ngầm ngày càng lớn ở Việt Nam cho những kẻ buôn lậu, nhiều người hứa hẹn những chuyến đi an toàn và thậm chí “đặc biệt” để bí mật lẻn vào châu Âu, theo các chuyên gia chống buôn người, người di cư và các thành viên gia đình cho Reuters biết.
Theo truyền thông trong nước, Công an tỉnh Nghệ An hôm 26/10 đã khởi tố vụ án tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài. Cơ quan chức năng của Nghệ An, nơi có ít nhất hai người bị nghi là nạn nhân chết trên xe tải ở Anh, đang làm rõ hành vi người phụ nữ tên Loan (người địa phương) bị phát hiện sử dụng thị thực giả để đưa người khác qua Pháp lao động bằng đường du lịch.
Ông Nguyễn Thanh Lễ hôm 28/10 cho VOA biết con trai của ông, Nguyễn Văn Hùng, đã mất tích trên đường từ Pháp sang Anh vào tuần trước. Gia đình ông Lễ đã gặp một số đại diện sứ quán Anh ở Việt Nam và đưa thông tin cũng như mẫu ADN để xác minh danh tính nạn nhân.
Những tin tức xoay quanh thảm kịch này đã đẩy nhiều gia đình tại các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vào cảnh tuyệt vọng, nhiều gia đình đang lo sợ người thân có thể nằm trong số người chết.
Nhà chức trách ở Nghệ An kêu gọi các thành viên gia đình liên quan hãy gửi các bản sao ảnh và giấy tờ tùy thân tới Ủy ban Nhân dân địa phương để xác minh, theo một bản sao mà Reuters được xem.
Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong một tuyên bố vào cuối ngày 28/10, cho biết đến nay bộ đã nhận được thông tin từ 14 gia đình đang tìm kiếm người thân mất tích ở Anh.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-day-nhanh-xac-minh-quoc-tich-nan-nhan-chet-trong-xe-tai-o-anh/5144100.html

Hào nhoáng của những làng quê Trung Bộ:

sự đánh đổi đầy can đảm?

Sau khi sự việc 39 người được phát hiện chết trong xe tải ở London được tuyền thông trong và ngoài nước loan tin rộng rãi, nhiều gia đình ở khu vực miền Trung đã trình báo mất liên lạc với con, cháu họ khi trùng hợp những người này cũng cho biết đang trên đường sang Anh lao động. Tin vào những tin nhắn gửi vội về nhà từ Anh và tin vào trực giác của những người làm cha làm mẹ, nhiều gia đình đã lập bàn thờ vọng cho con, em họ…mặc dù giới chức ở Anh và cả VN đều chưa loan tin chắc chắn về danh tính của 39 nạn nhân xấu số đó.
Những đánh đổi cho sự hào nhoáng
Hình ảnh từ những video được các hãng thông tấn trong và ngoài nước loan tải mấy ngày qua tại các làng quê được cho là của những người mất tích ở Anh cho thấy những ngôi nhà cao tầng, khang trang và màu sắc, mặc dù sự ảm đạm, tang thương gần như bao gồm cả xóm làng…
Số người từ miền Trung đi các nơi khác để làm ăn là rất đông so với nơi khác trong nước. Đây cũng thể hiện một điều rất rõ là kinh tế miền Trung vẫn còn chậm phát triển, công ăn việc làm vẫn còn hiếm hoi, cuộc sống người dân vẫn còn vất vả quá nên người ta phải bỏ quê hương mà đi nơi khác làm. - Phạm Chi Lan
Trong thực tế, có nhiều làng, xã miền Trung ngày nay đang trở nên khang trang, sầm uất hơn nhờ những người trẻ đăng ký đi xuất khẩu lao động. Điển hình như sự chuyển mình từ một huyện nghèo thành ‘huyện tỉ phú’ như ở Yên Thành thuộc tỉnh Nghệ An do có 20.000 người đi xuất khẩu lao động tính đến năm 2015.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn cách chính thống đi xuất khẩu lao động hợp pháp.
Sau sự việc 39 người chết trên xe tải sang Anh, nhiều người trong số họ có thể là người trẻ ở làng quê miền Bắc Trung Bộ hào nhoáng ấy. Tại sao các gia đình để người thân mình ra đi, đó là câu hỏi được đặt ra suốt mấy ngày qua khi số phận của những người mất tích được gia đình chia sẻ trên truyền thông?
Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn Văn Phòng Thủ Tướng trước đây đưa ra nguyên nhân:
“Điều này phản ánh một thực tế là ở miền Trung cuộc sống, công ăn việc làm còn rất khó khăn. Nếu ngay ở Việt Nam, có dịp đi vào các vùng kinh tế ở miền Nam chẳng hạn như Bình Dương, Đồng Nai hay Sài Gòn, hoặc các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, kể cả vùng Tây Nguyên thì có thể thấy rất nhiều người quê gốc miền Trung đi về các nơi đó làm việc. Số người từ miền Trung đi các nơi khác để làm ăn là rất đông so với nơi khác trong nước. Đây cũng thể hiện một điều rất rõ là kinh tế miền Trung vẫn còn chậm phát triển, công ăn việc làm vẫn còn hiếm hoi, cuộc sống người dân vẫn còn vất vả quá nên người ta phải bỏ quê hương mà đi nơi khác làm.”
Còn theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương thuộc viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam lại cho rằng do vấn đề tâm lý vì người dân nhìn thấy những người đi trước có môt cuộc sống tốt hơn nên họ tiếp tục đi.
“Họ là những người rất căn bản, rất có nghị lực. Rõ ràng người dân tự biết được những gì tốt cho người ta, họ vẫn vươn lên làm cho cuộc sống của mình tốt hơn chứ không bằng lòng với hiện tại. Những người đi như vậy đem lại tiền cho gia đình xây nhà cửa, mua đồ đạc để cuộc sống tốt hơn, con cái được học hành tốt hơn. Tôi thấy đó là lựa chọn đúng đắn và tôi tôn trọng họ, đánh giá cao quyết tâm của họ vì dám vượt qua những khó khăn, những trở ngại. Nhưng họ lại mạo hiểm quá, đánh cược cả sinh mạng của mình thì tôi thấy quá rủi ro. Thực sự thế hệ trước, thuyền nhân ra đi như thế thì quá rủi ro. Cái đấy thì suy nghĩ một chút, mình không lên án họ nhưng họ nên nghĩ lại, bây giờ không như trước nữa, không phải đến mức như thế nữa. Có rất nhiều cách như xuất khẩu lao động thì hãy đi bằng cách an toàn hơn.”
Phong trào đổi đời?
Miền Trung Việt Nam được đánh giá là vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi vì khí hậu khô hạn và thường xuyên gánh chịu thiên tai, bão lũ.
Người dân nơi đây chủ yếu làm nông và đánh bắt cá. Tuy nhiên, tình trạng hải sản ngày càng cạn kiệt do đánh bắt quá nhiều, cộng thêm việc chính quyền bán đất ruộng của dân để làm đường khiến người dân đã nghèo nay còn khó khăn hơn.
Để cải thiện kinh tế gia đình, nhiều hộ dân đã cho con em mình ra nước ngoài mưu sinh, đặc biệt kể cả việc lao động bất hợp pháp.
Hết lớp người này đi thành công thì sẽ có lớp khác đi theo, cứ như vậy, phong trào ‘lao động chui’ mang đến cơ hội giúp họ đổi đời. Mặc dù họ biết rằng ra đi và sinh sống bất hợp pháp tại xứ người sẽ có những hậu quả khắc nghiệt nhưng nhiều thanh niên vẫn chọn con đường ra đi. Liệu giấc mơ đổi đời có đáng để họ đánh đổi?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nguyện vọng đổi đời là nguyện vọng chính đáng đối với bất cứ ai. Bà nhận định:
“Không ai là người cứ muốn mình sống trong điều kiện nghèo khổ, khó khăn, cực nhọc mãi nên đổi đời là nguyện vọng rất chính đáng của tất cả mọi người. Đối với người Việt Nam, tâm lý chung là muốn sống ở quê hương, gắn bó với quê hương mình. Thành ra đi ra khỏi quê hương để đi nơi khác sinh sống làm ăn như ngày xưa vẫn gọi là tha phương thì không ai muốn cả. Nên những người phải bỏ đi xa, càng xa hơn, những điều kiện khắc nghiệt hơn, khó về hơn lại càng là điều bất đắc dĩ hơn đối với họ. Tuy nhiên tìm con đường như thế nào để đi tìm những công việc tốt hơn để cải thiện cuộc sống cho mình lại là sự chọn lựa khác nhau của rất nhiều người.”
Đồng tình với quan điểm của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương phân tích sẽ có 2 trường hợp xảy ra: người dân chấp nhận hoàn cảnh sống và tìm cách vươn lên. Tuy nhiên 2 trường hợp này sẽ cùng song hành, không cái nào vượt trội hơn cái nào.
Số người từ miền Trung đi các nơi khác để làm ăn là rất đông so với nơi khác trong nước. Đây cũng thể hiện một điều rất rõ là kinh tế miền Trung vẫn còn chậm phát triển, công ăn việc làm vẫn còn hiếm hoi, cuộc sống người dân vẫn còn vất vả quá nên người ta phải bỏ quê hương mà đi nơi khác làm. - Phạm Chi Lan
Giải thích rõ hơn, bà cho biết:
“Một khía cạnh là rõ ràng cuộc sống người dân ngày nay tốt hơn so với ngày xưa nhưng người ta vẫn tiếp tục đi vì vẫn muốn phải tốt hơn nữa. Tôi rất chia sẻ với những người dân trong làn sóng di cư trước đây, gọi là thuyền nhân, đó là sự lựa chọn của họ mặc dù đánh đổi sinh mạng của bản thân, nhiều khi của cả gia đình, nhưng họ vẫn quyết định ra đi. Tôi thấy họ rất dũng cảm và can đảm. Có lẽ sự can đảm đấy vẫn tiếp tục cho đến làn sóng di cư bây giờ, truyền tiếp cho thế hệ hiện nay ở Việt Nam. Tôi thấy ảnh hưởng tâm lý ấy là vẫn có trong những người dân Việt Nam bây giờ.”
Vẫn theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nguyên nhân có thể còn do ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, khiến người dân cảm thấy bất an và chấp nhận ra đi.
Vì thế, qua vụ việc 39 người tử nạn trong container khi đang trên đường nhập cảnh lậu vào Anh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng các cơ quan có trách nhiệm ở Việt Nam cần xem xét lại hướng giải quyết để tránh tình trạng đau lòng này:
“Chắc chắn về góc độ kinh tế, góc độ công ăn việc làm, góc độ về làm thế nào để phát triển, cân bằng hơn giữa các nơi, các vùng miền, giữa các nhóm người khác nhau, mang lại cơ hội đồng đều hơn cho tất cả mọi người dân trong xã hội còn là điều cả các nhà làm chính sách cũng như những người làm nghiên cứu ở Việt Nam sẽ phải suy nghĩ rất nhiều để đóng góp và cải thiện.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/flashy-of-the-central-villages-brave-trade-off-10292019145442.html

Người Việt bỏ tiền nhập cư trái phép vào Anh

để được gì?

Thanh Trúc
Hôm 28 tháng Mười , Anh đã chuyển cho Việt Nam 4 hồ sơ đầu tiên trong số 39 người, chết cóng trong một chiếc xe tải đông lạnh ở vùng Essex của Anh quốc.
Hé lộ đường dây buôn người
Ngay lập tức vụ việc được hiểu là có những đường dây nhập lậu người vào Anh quốc, người đi phải bỏ ra một số tiền không nhỏ, có lúc lên tới 30.000 Bảng Anh, chuyển qua nhiều chặng trước khi vào Anh là nơi họ sẽ trở thành những lao động bất hợp pháp.
Được biết trong 39 người xấu số trên chiếc container đông lạnh ở Essex có người Việt Nam trong độ tuổi thanh niên, ra đi từ Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Đắc Vinh, bí thư ỉnh ủy Nghệ An, nói với báo giới bên hành lang Quốc Hội ngày 28/10 rằng đây là sự việc đáng tiếc.
Đây cũng không phải lần đầu tiên có thông tin về  người Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh, nhưng sự việc  39 thi thể phát hiện được trên chiếc xe tải ở Essex hôm 23 tháng Mười  đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước.
Đi  như thế thì điều chắc chắn là không có giấy tờ  hợp pháp. Đối với những người thiệt mạng trong xe container ở Essex, như cô gái đã text về cho cha mẹ, thì thật là thương tâm. Đi một đoạn đường xa như vậy, trả một số tiền lớn như vậy, trả từng chặng một, tới  Pháp rồi, tới Đức rồi, tới Bỉ rồi, vậy thì tại sao phải đi qua Anh mới được, cái này là bị gạt.
-Diệp Vương, Pacific Links
Bước sang ngày 29, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh cho hay Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tiếp nhận cũng như trao đổi thông tin về 14 gia đình trình báo để phía Anh kiểm tra xem có trùng khớp với hồ sơ 39 nạn nhân trong chiếc xe thùng  đông lạnh ở Essex hay không.
Một cư dân dấu tên ở Nghệ An, cho đài Á Châu Tự Do biết tình hình tại nơi ông ở lúc này:
Tình hình bây giờ coi như là xáo trộn vấn đề của Nghệ An đấy, đặc biệt đông nhất là ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, hiện công an lấy vân tay coi như lấy mẫu AND để cử người  sang Anh thống kê số người chết.
Còn tình hình dân coi như rất đáng buồn, ai nấy mong ngóng chờ đợi nghe thông tin của con mà không có hy vọng gì cả. Ai cũng thấy buồn cả vì nghe đó là cái xe bị chết toàn bộ 39 người thì 18, 20 tuổi có cả. Đã có một số nhà lập bàn thờ hương khói đầy đủ cả rồi, bảo là không còn hy vọng gì nữa. Chủ tịch tỉnh Nghệ An đề nghị xác minh lại, giám định cụ thể thông tin những người con của họ, coi như chính quyền cũng có ý hỗ trợ cho vấn đề những người có con bị chết ở nơi đó.
Tin cho hay tại Nghệ An đến lúc này đã có 18 người được gia đình trình báo với chính quyền từ hôm 26 tháng Mười.
Theo truyền thông trong nước thì Tổng Đài Bảo Hộ Công Dân thuộc Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã tiếp nhận thông tin vừa nêu.
Tuy nhiên theo phó thủ tướng kiêm bộ trường ngoại giao Phạm Bình Minh thì hiện vẫn chưa thể khẳng định điều gì mà phải gởi qua Anh các mẫu vật cần thiết để đối chiếu. Điều này có nghĩa khi các dữ kiện và mẫu vật hai phía đưa ra trùng khớp với nhau thì mới xác định được danh tính nạn nhân và việc này cần rất nhiều thời gian. Cũng vậy, ông nói tiếp, đối với hồ sơ về 4 trường hợp đầu tiên mà phía Anh chuyển cho cơ quan chức năng Việt Nam hôm 28/10 thì cũng cần phải kiểm chứng, đối chứng.
Sở dĩ vẫn còn sự thấp thỏm mong ngóng của thân nhân từ Nghệ An là vì  trước đó có tin là không chỉ  một mà tới 3 chiếc xe tải đưa người nhập lậu vào Anh trong thời điểm đó. Nhà báo Lê Trung Khoa từ Đức cho biết:
Ba chiếc xe tải sang tới Bỉ và chạy sang Anh, 2 chiếc kia dường như đã thoát, chỉ chiếc này cả 39 người bị đóng băng kinh khủng như vậy. cho đến nay cũng chưa có thông tin chi tiết 39 người đấy là toàn bộ người Việt Nam, nhưng qua báo chí Anh và một số nước chung quanh thì có người Việt Nam trong số đó.
Rõ ràng đường đi của họ như vậy là bất hợp pháp, theo như ở Đức và Châu Âu người ta vẫn nói đây là những di dân lậu. Trong quá trình tìm hiểu, điều tra về vụ 39 người chết, mà rất nhiều được cho là từ Việt Nam sang Anh, thì con đường đi của các bạn thực sự quá nguy hiểm, quá may rủi. Nếu được thì xin gia đình, thân nhân và cả những bạn trẻ đang có ý định nhập cư lậu vào Đức vào Châu Âu hãy suy nghĩ lại, tìm  một cách đầu tư khác có thể cho mình cuộc sống bền vững ổn định hơn.
Nhà báo Lê Trung Khoa cũng xác nhận nguồn tin là ngoài 39 người chết trên chiếc xe tải thứ ba thì cảnh sát Anh cũng phát hiện thêm 10 người nhập lậu trên một chiếc xe tải khác.
Đánh cược cuộc đời
Thực tế chưa có con số chính xác về số lượng người Việt nhập cư trái phép vào Anh bao năm qua. Tuy nhiên, theo ước tính của Salvation Army UK, tổ chức thiện nguyện chi nhánh Anh Quốc, số liệu mới nhất về người Việt nhập cư trái phép vào Anh từ tháng Bảy 2018 đến tháng Bảy 2019, mà Salvation Army tiếp cận được,  đã tăng kỷ lục ở mức 248% so với những năm trước đó.
Về phía ECPAT UK,  tổ chức hỗ trợ làm việc với nạn nhân bị buôn bán, nhất là trẻ em, thì  số nạn nhân Việt từ 135 trường hợp năm 2012 tăng lên thành 740 ca năm 2018.
Giám đốc ECPAT UK, Debbie Biddle,  cho biết phần lớn người Việt nhập cư bất hợp pháp được chuyển sang Anh trên những xe tải  tương tự như chiếc xe thùng với 39 người chết cóng hôm 23 tháng Mười .
Hầu hết những người nhập lậu theo kiểu này, giám đốc Debbie Biddle của ECPAT nói tiếp, đều nói rằng đó là trải nghiệm kinh khủng nhất trong cuộc đời họ.
Tháng Ba năm nay, một bản phúc trình có tên Precarious Journey, Hành Trình Hiểm Nghèo, được công bố cho thấy số phận bi thảm của những người tìm đường sang Anh và Âu Châu, bên cạnh những bấp bênh gian khổ của người lao động bất hợp pháp ở nước ngoài như thế nào.
Tổng quan thì đây là bằng chứng cho thấy đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam chưa làm đủ cho công dân của mình, chưa thể giữ chân thế hệ trẻ lại để họ có thể phục vụ quê hương mà cuối cùng phải bỏ rất nhiều tiền thậm chí cả tính mạng để tìm cuộc sống với hy vọng có thu nhập tốt hơn cho mình và gia đình mình.
-Nhà báo Lê Trung Khoa
Đây là phúc trình có sự đóng góp phối hợp giữa ECPAT với  Anti Slavery International và Pacific Links Vòng Tay Thái Bình, là tổ chức hoạt động phòng chống và hỗ trợ nạn nhân buôn người ở Việt Nam gần 2 thập niên qua. Bà Diệp Vương, chủ tịch Pacific Links Vòng Tay Thái Bình, cho biết phúc trình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của chính phủ Anh trước tệ trạng người Việt nhập cư trái phép vào lãnh thổ Anh:
Trong vòng 2 năm chúng tôi hợp tác với 2 tổ chức,  Anti Slavery International là tổ chức chống buôn người lâu đời nhất của thế giới, có mặt tại Anh 130 năm nay. Tổ chức thứ hai là ECPAT UK, chúng tôi đã được sự hỗ trợ của Home Office UK tức Bộ Nội Vụ Anh quốc, để nghiên cứu và hoàn tất bản phúc trình này.
Thực sự con số mình biết được là vì mình giúp người ở bên Anh như thế nào, rồi mình đã gặp rất nhiều người trong các trung tâm giam giữ bên Pháp, mình cũng gặp những người đi dọc đường trong Vietnam City (ở Pháp, đã bị giải tỏa) vân vân… nói chuyện với những người ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức  là những nước trên đường họ đi đó.
Tại Việt Nam, chúng tôi thu thập thông tin về những người bị trả trở lại Việt Nam, hoặc về những người đang suy nghĩ là họ nên đi như thế nào. Đây là lần đầu tiên có một bản phúc trình gọi là end to end mapping đến đầu đến đũa về câu chuyện và bối cảnh khiến người ta ra đi cho tới khi đến Anh quốc và những chuyện gì sẽ xảy ra.
Trở lại những vụ người Việt nhập cư lậu vào Anh mà chừng như chính phủ Anh ý thức rất rõ tệ trạng này, điển hình qua bài viết hồi tháng Chín 2019 của đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward, cảnh báo về nạn mua bán người sang Anh quốc, rằng đừng đánh cược tương lai vào những cuộc phiêu lưu bất trắc, biến mình thành tội phạm trên xứ người.  Bà Diệp Vương nhận định:
Bài chia sẻ của ông đại sứ Anh đã có nhưng đương nhiên tới tai ai, để dân của mình có thể hiểu được, để những người trẻ muốn đi có thể biết được thì đòi hỏi phải có những chương trình, những sự vận động, những công tác truyền thông mạnh hơn nữa thì mới tới tai những người quyết định đánh cược đời của họ như thế này.
Đi như thế thì điều chắc chắn là không có giấy tờ  hợp pháp. Đối với những người thiệt mạng trong xe container ở Essex, như cô gái đã text về cho cha mẹ, thì thật là thương tâm. Đi một đoạn đường xa như vậy, trả một số tiền lớn như vậy, trả từng chặng một, tới  Pháp rồi, tới Đức rồi, tới Bỉ rồi, vậy thì tại sao phải đi qua Anh mới được,  cái này là bị gạt.
Tha phương cầu thực
Đó là chưa nói tới cái hệ lụy đeo đẳng những người bỏ tiền ra khỏi nước và nhập cư bất hợp pháp vào một nước khác, bà Diệp Vương phân tích tiếp:
Ở nước ngoài mình sẽ là bất hợp pháp suốt đời cho tới khi nào mình mua một tờ giấy giả để mà trở về Việt Nam. Như vậy thì suốt đời mình chỉ có chơi được với những người làm việc bất hợp pháp thôi. Đây là một điều rất kinh khủng.
Theo nhà báo Lê Trung Khoa, trước giờ đã có nhiều người Việt đi Nga, Cộng Hòa Séc, nói chung một số nước Đông Âu và cả Đức, để đi làm thuê, buôn bán và đã chứng tỏ có thu nhập cao hơn bên nhà.
Tuy nhiên do kinh tế khó khăn và công việc trở nên ít ỏi tại những nước này, người Việt nhập cư lậu nhắm vào Anh quốc như mảnh đất hứa hẹn. Nhiều người sang Anh làm trong nghề nails tức nghề làm móng tay, nhiều người khác đi làm thuê. Một số khác nữa được thuê hoặc tự đứng ra trồng cần sa khiến ảnh hưởng ít nhiều đến bộ mặt của cộng đồng người Việt ở vương quốc này.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, thường trợ giúp pháp lý cho công nhân Việt tại Đài Loan, cho biết người nhập cư lậu và làm việc trái phép ở Đài Loan phần nhiều đi từ miền Trung. Vì là lao động bất hợp pháp nên đời sống của họ ở Đài Loan cũng rất là vất vả:
Họ ở trên những vùng núi, chừng 8 người trong không phải là cái nhà mà là cái chòi, đời sống rất kham khổ. Nếu có khả năng làm việc thì có tiền gởi về. Nếu trời mưa lạnh không đi làm thì không có tiền và họ phải đi vô rừng. Tôi đã đi thăm các trại tù, tôi gặp rất nhiều lao động Việt đi chặt cây bất hợp pháp trên rừng, có người bị tù tới 11, 12 năm vì đi làm những công việc vừa nguy hiểm vừa vi phạm pháp luật của Đài Loan như vậy.
Những người đi đánh cá xa bờ mà khi có cơ hội vào bờ thì họ bơi vào và trốn lên những khu trồng rau hoặc trồng trà trên núi. Họ ở đó họ làm và không dám đi đâu cả vì sợ bị bắt.
Người Việt ở nông thôn Việt Nam tìm đủ cách vay tiền để đi nước ngoài vì không tìm được việc làm trong nước mà cũng không được chính phủ cung cấp hỗ trợ công ăn việc làm, là nhận định của linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan.
Còn theo Nhà báo Lê Trung Khoa thì ông cho rằng:
Tổng quan chung thì đây là bằng chứng cho thấy đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam chưa làm đủ cho công dân của mình, chưa thể giữ chân thế hệ trẻ lại để có thể phục vụ quê hương mà cuối cùng phải bỏ rất nhiều tiền thậm chí cả tính mạng để tìm cuộc sống với hy vọng có thu nhập tốt hơn cho mình và gia đình mình.
Sau vụ việc 39 thi thể chết cóng trong xe tải ở Anh mà trong đó có người Việt Nam, thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, ủy viên thường trực Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh nói với báo chí ngày 28/10 vừa qua rằng người có hành động đi nước ngoài “chui” sẽ mất hết quyền công dân, không được ra ngoài xã hội cũng không được làm việc trong các công xưởng.
Một điểm quan trọng được ông tướng này nhấn mạnh ở đây,  là người đi chui sẽ khó có điều kiện quay trở lại Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-to-uk-why-a-precarious-journey-10302019080305.html

Hệ thống thông tin của cơ quan chính phủ Việt Nam

bị tấn công quy mô lớn

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) hôm 30/10 cho biết một chiến dịch tấn công mạng có tổ chức và chủ đích (APT) với máy chủ đặt bên ngoài lãnh thổ Việt Nam đã phát tán mã độc quy mô lớn nhắm vào những hệ thống thông tin của cơ quan chính phủ Việt Nam quản lý thông tin hạ tầng quan trọng.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày trích lời ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin, cho biết đây là một chiến dịch tấn công có chủ đích từ một nhóm tin tặc nước ngoài tổ chức.
Tin nói Cục An toàn thông tin đã xác định hơn 400 ngàn địa chỉ IP bị lây nhiễm với hơn 16 biến thể mã độc trong chiến dịch APT này.
Cục An toàn thông tin đã phát lệnh điều phối, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gấp rút rà quét, bóc gỡ các tệp tin mã độc của chiến dịch đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.
Lệnh điều phối, ứng cứu sự cố được gửi tới các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin của các cơ quan đảng, Chính phủ, chính quyền, các tổ chức tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp hạ tầng Internet, viễn thông, điện lực, hàng không, giao thông vận tải và các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia.
Báo trong nước cho biết mã độc được phát tán vào Việt Nam chủ yếu lây nhiễm qua đường email, đánh lừa người dùng nhấn vào file Word (.doc) đính kèm. Mã độc này được nói dùng để đánh cắp thông tin và huy động tạo thành mạng máy tính tấn công vào hệ thống lớn.
Mới hôm 16/10, Cục An toàn thông tin công bố số liệu cho thấy có gần 1.470 cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin tại Việt Nam trong quý 3 năm 2019, giảm gần 40% so với thời gian cùng kỳ năm 2018.
Tuy nhiên trước đó hôm 1/10, Công ty Công nghệ Nền tảng An ninh mạng CyStack lại cho rằng các vụ tấn công mạng ở Việt Nam đang gia tăng với 113% so với năm 2018.
CyStack cũng xếp Việt Nam ở vị trí thứ 10 các nước bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới trong quý III/2019.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/information-systems-of-vietnamese-government-agencies-attacked-10302019083916.html

Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT

trong gian lận thi cử cần được làm rõ

Có 28 địa phương trên cả nước kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc xảy ra gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018.
Thông tin vừa nêu là một nội dung quan trọng trong Báo cáo tóm tắt của Ban Dân nguyện của Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Ngoài ra, trong báo cáo cũng cho biết, làm thế nào để đảm bảo nghiêm túc, công bằng trong các kỳ thi tiếp theo là những vấn đề được cử tri cả nước quan tâm.
Theo Ban Dân nguyện, đối với những kiến nghị liên quan đến khắc phục những bất cập, xử lý vi phạm chung… chưa nêu kết quả xử lý đối với sai phạm cụ thể mà cử tri đề cập. Chẳng hạn, khi trả lời cử tri cả nước, Bộ GD&ĐT nêu, Bộ chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật gồm Phần mềm chấm thi, quy chế thi, thanh tra… Bộ đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề ra giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, phần trả lời không nêu rõ có cá nhân, đơn vị nào vi phạm hay không, mức độ vi phạm và xử lý như thế nào?
Tuy vậy, các cử tri cũng nhìn nhận, vụ gian lận thi cử năm 2018 vừa qua, nhìn chung các địa phương đặc biệt là Hòa Bình và Sơn La đã xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với cán bộ, đảng viên có vi phạm.
Năm 2018, Việt Nam áp dụng việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học làm tiêu chí để xét tuyển vào đại học thay vì tổ chức một kỳ thi vào đại học riêng như trước kia. Tuy nhiên, ngay trong kỳ thi năm 2018, các cơ quan chức năng đã phát hiện một loạt vụ gian lận điểm thi tại nhiều tỉnh trên cả nước. Những tỉnh có nhiều gian lận bị điều tra là Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/28-localities-proposed-to-clarify-the-responsibilities-of-the-ministry-of-education-and-training-10302019082118.html

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm

sai phạm của dự án Đường sắt Cát Linh

Bộ Giao thông-Vận tải (GT-VT) phải phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm những sai phạm trong dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông theo quy định của pháp luật; đồng thời xem xét đưa vào sử dụng nếu đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra yêu cầu như vừa nêu, tại cuộc họp về tình hình thực hiện một số dự án giao thông cấp bách của Bộ GT-VT và được truyền thông quốc nội loan đi trong ngày 30/10/19.
Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ trình Quốc hội, Bộ GT-VT cho biết tổng thầu của dự án Đường sắt Cát Linh là Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc (EPC) đề xuất ngày 31/12/19 là mốc thời gian hoàn thành nghiệm thu và chuyển giao dự án. Tuy nhiên, Bộ GT-VT cho rằng mốc thời gian này không thể khả thi vì tiến độ mà Công ty tổng thầu EPC đề xuất có nhiều nội dung chưa chi tiết cũng như không đủ các điều kiện ràng buộc kèm theo.
Bộ GT-VT cho biết thêm vướng mắc chủ yếu nhất của dự án Đường sắt Cát Linh là Công ty tổng thầu EPC chưa giải quyết dứt điểm về bảo đảm an toàn trước khi dự án được đưa vào vận hành, bao gồm hai yếu tố đánh giá an toàn đoàn tàu và đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống.
Liên quan các dự án giao thông trọng điểm của Việt Nam bị chậm tiến độ, Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thể, tại phiên thảo luận kinh tế xã hội vào chiều ngày 30/10/19, đưa ra hai nguyên nhân chính là do tình trạng giải ngân chậm trong năm 2019  và liên quan đến nguồn vốn ODA.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết cụ thể năm 2019, Bộ được giao nguồn ngân sách lớn lên đến 26 ngàn tỷ đồng cho 11 dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông và 14 dự án khác mà Quốc hội đã thông qua hồi năm 2017, tuy nhiên tình trạng giải ngân bị chậm. Đồng thời, nguyên nhân thứ hai là do liên quan đến khỏang 10 ngàn tỷ đồng vốn ODA cho một số dự án được giao mới từ Lai Châu kéo dài đến Tây Nguyên…
Ông Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh rằng các dự án giao thông trọng điểm tuy có kinh phí rất lớn nhưng được thông qua Quốc hội chậm, ghi danh mục chậm, triển khai chậm và còn tình trạng một số dự án được triển khai nhưng bị vướng mắc thủ tục.
Người đứng đầu Bộ GT-VT khẳng định tại buổi giải trình trước Quốc hội rằng Bộ này sẽ giải ngân trong vòng 2 tháng cuối năm 2019 ở mức 90-95% do nhiều công trình cuối năm mới được khởi công.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-pm-requests-to-resolve-strictly-the-wrong-doing-in-cat-linh-project-10302019081914.html

Video Nguyễn Phú Trọng tập tễnh bước

sau 6 tháng bị đột quỵ

Tin Vietnam.- Vừa qua, đài Nhân dân TV loan tải đoạn clip ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng cộng sản, kiêm chủ tịch nước Việt Nam bước đi một cách khó khăn để tiếp ông Bounhang Vorachith, tổng bí thư, chủ tịch nước Lào tại trụ sở Trung ương đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 28 tháng 10 năm 2019.
Theo hình ảnh trên clip, ông Trọng bước vài bước một cách khó khăn rồi đứng lại ôm ông Bounhang Vorachith. Sau đó, ông Trọng chỉ đứng yên một chỗ, và đưa tay ra để bắt tay những đại biểu cấp cao của phía Lào.
Theo báo Chính phủ, Tổng bí thư và đoàn đại biểu cấp cao của Lào sang dự kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống lực lượng Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào.
Như vậy, sau hơn 6 tháng kể từ khi ông Trọng bị đột quỵ trong chuyến thăm tỉnh Kiên Giang vào tháng 4 năm 2019, đây là lần đầu tiên người dân Việt Nam được chứng kiến bệnh tật của ông Trọng một cách rõ ràng nhất. Ông Trọng không hề xuất hiện trong bất kỳ sự kiện nào của đất nước trong vài tháng. Sau đó, ông Trọng mới xuất hiện theo kiểu “lúc ẩn, lúc hiện”. Các chuyến thăm Trung Cộng, và Mỹ của ông theo dự trù đều không được thực hiện do sức khoẻ yếu.
Với bệnh tình của ông Trọng, theo quy định của CSVN, ông Trọng đã không đủ tiêu chuẩn để giữ vị trí trong Ban chấp hành Trung ương, trong bộ Chính trị, và Ban bí thư cai quản. Với thế lực mạnh, cộng với sự tham quyền cố vị, không biết đến khi nào ông Trọng mới chịu dời bỏ các chức danh quyền lực mà ông đang có.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/video-nguyen-phu-trong-tap-tenh-buoc-sau-6-thang-bi-dot-quy/

Luật sư: Người dân có khả năng thắng

 nếu kiện nhà máy Nước sạch Sông Đà

Cao Nguyên
Liên quan đến vụ “đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà”, một Đại biểu Quốc Hội, ông Nguyễn Thanh Hồng lên tiếng ủng hộ người dân khởi kiện công ty nước sạch Sông Đà, yêu cầu được bồi thường.
Báo nhà nước dẫn lời đại biểu Hồng rằng “Tôi ủng hộ phương án đưa doanh nghiệp này ra tòa. Bây giờ người dân có thể khởi kiện về dân sự. Hội Bảo vệ người tiêu dùng Hà Nội phải đứng ra khởi kiện, giống như vụ Vedan xả thải gây ô nhiễm ở Đồng Nai trước đây”.
Tóm tắt diễn biến vụ việc như sau: Từ ngày 10/10/2019, nhiều người phát hiện có hiện tượng mùi hắc, cháy khét trong nước của công ty Nước sạch sông Đà ở nhiều quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm…
Ngày 14/10, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà thừa nhận có xảy ra việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào đầu nguồn nước của Nhà máy nước sạch sông Đà.
Ngày 15/10, Hà Nội thông báo nước bị nhiễm độc, và khuyến cáo “chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống”.
Chiều 17/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn (Hoà Bình) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi Gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235, Bộ luật Hình sự.
Ngày 23/10, Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố, bắt tạm giam 3 người về tội Gây ô nhiễm môi trường với hành vi đổ trộm 10m3 dầu thải xuống đầu nguồn nước của nhà máy cấp nước Sông Đà.
Dân chưa tin nước đã an toàn
Chiều 22-10, UBND TP Hà Nội thông tin kết quả xét nghiệm mẫu nước sạch sông Đà đạt quy chuẩn, đảm bảo theo quy chuẩn để người dân sử dụng sinh hoạt, ăn uống.
Ba ngày sau khi Hà Nội công bố thông tin rằng nước sông Đà cấp cho người dân sử dụng đã an toàn trở lại, người dân chịu ảnh hưởng từ vụ việc này vẫn chưa thể tin tưởng vào kết quả xét nghiệm của Bộ Y tế đưa ra. Nhiều người phải bỏ tiền nhiều hơn mua nước uống đóng chai để sử dụng.
Bà Phạm Thị Lân, đang sinh sống tại khu Hạ Đình, Hà Nội cho biết từ khi xảy ra vụ việc “đổ dầu vào nguồn nước sông Đà”, cuộc sống gia đình bà gặp rất nhiều bất tiện:
Mấy ngày quần áo không giặt được, gọi cơm về ăn, không nấu nướng được. Tôi phải mang can đi chở nước về, cũng không dám giặt giũ gì.”
Ngoài ra, gia đình bà và nhiều gia đình khác ở cùng chung cư đến nay vẫn chưa dám ăn uống từ nguồn nước máy:
Nhà tôi vẫn chưa dám, vẫn mua nước. Chỉ có rửa ráy với tắm giặt thôi, còn vẫn ăn nước bình, nấu nướng vẫn bằng nước bình.
Người ta cũng chẳng tin đâu, người ta vẫn đề phòng. Người ta mua nước ăn chứ không dám ăn cái nước này đâu. Người ta bảo dù sao thì nó vẫn còn dính ở đường ống. Đường ống nước từ sông Đà về thì làm sao mà súc rửa hết được.
Thấy truyền thông nói là đơn vị bộ đội đã tẩy rửa rồi, nó đã trở lại bình thường, còn nó ảnh hưởng như thế nào, mình không nhìn thấy được.”
Ông Quốc Khánh, một người dân khác cũng đang sống tại Hà Nội cho biết không chỉ bây giờ mới xảy ra trường hợp nước cấp không đảm bảo chất lượng:
Có một thời kì do chất lượng kém, đường ống nước bị vỡ, nước cống chảy cả vào trong. Khi họ bơm nước thì nước cống theo đường ống chảy vào. Các gia đình phải lắp thêm một đầu lọc. Chất lượng nước rất kém.”
Sợ cảnh “con kiến đi kiện củ khoai”
Theo mạng báo VnExpress, Sự việc Nhà máy Nước sông Đà bị ô nhiễm đã gây thiệt hại, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ của hơn 250.000 hộ gia đình ở nhiều quận nội thành Hà Nội.
Cũng theo bà Lân chia sẻ, sau vụ cháy nhà máy Phích nước Rạng Đông hồi đầu tháng 9 vừa qua khiến một lượng lớn thuỷ ngân bị phát tán vào không khí, bây giờ lại đến ô nhiễm nguồn nước sông Đà. Chính vì vậy mà giá mua bán, cho thuê nhà ở khu vực Hạ Đình nơi bà đang ở bị rớt giá rất nhiều:
Nói chung ở khu này trước kia cho thuê nhà dễ dàng, rất là đắt nhưng bây giờ thì rao với giá cho thuê rẻ hơn nhiều, người ta vẫn sợ lắm.”
Tuy nhiên, dù có chịu nhiều thiệt hại thì nhiều nạn nhân vẫn không muốn kiện công ty nước sạch sông Đà vì lo sợ tình cảnh “con kiến đi kiện củ khoai”, vừa mất thời gian, tiền bạc mà không có kết quả gì:
Có là dư luận là sẽ kiện thôi chứ còn kiện như thế nào thì cũng chưa hình thành. Thực ra thì một cá nhân thì không thể làm được, mình thì cũng chưa đủ sức để làm.
Người ta cũng muốn kiện lắm nhưng ai đứng lên mới là quan trọng. Dân thì bức xúc lắm nhưng nói đến chuyện kiện thì người ta cũng chẳng hy vọng.
Bởi vì chính quyền này đòi công lí khó lắm, mất thời gian, tiền bạc mà chẳng biết có đòi được không. Kiện ở đất nước Việt Nam này khó lắm nên rất ít người nghĩ tới chuyện kiện. Người ta cứ nói là con kiến mà kiện củ khoai.”
Bà Lan Lê, một cư dân cũng đang sinh sống tại Hà Nội nhận thấy sau sự việc lần này, người dân vô cùng thờ ơ, cam chịu trước sự đe doạ đến sức khoẻ của chính mình.
Hàng trăm ngàn hộ gia đình chịu ảnh hưởng vì vụ ô nhiễm nguồn nước vừa rồi họ không lên tiếng, không nói, họ cứ lặng lẽ đi xách nước.
Thái độ của người dân là chưa quan tâm, vẫn còn thơ ơ lắm. Bây giờ mà bảo xuống đường biểu tình vì ô nhiễm môi trường thì khó lắm.”
“Người dân có khả năng thắng kiện”
Luật sư Nguyễn Duy Bình bình luận với RFA rằng nếu người dân Hà Nội muốn đưa công ty Nước sạch Sông Đà ra toà yêu cầu bồi thường thiệt hại thì hoàn toàn có khả năng thắng kiện:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự cũng như Bộ luật Tố tụng dân sự thì trường hợp này được xem là tranh chấp quan hệ dân sự do người dân bị thiệt hại trong lĩnh vực mà công ty Sông Đà cấp nước cho người dân không đảm bảo được tiêu chuẩn sử dụng. Chính vì vậy người dân có quyền kiện công ty này ra tòa.
Nếu kiện thì hoàn toàn có cơ sở ở để được pháp luật công nhận nói đơn giản là thắng kiện.
Mỗi người dân có quyền kiện bằng một vụ án độc lập. Nếu kiện thì kiện ra Tòa án nhân dân nơi có địa chỉ của trụ sở của công ty cấp nước sông Đà.
Thực tế đã xảy ra là nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải thì không đảm bảo việc sử dụng, có thể gây ra các loại bệnh tật, vệ sinh an toàn không đảm bảo.
Tuy nhiên mức độ thiệt hại của người dân đến thời điểm này thì mới chỉ biết là thiệt hại chung chung, ảnh hưởng chung chung. Còn thiệt hại cụ thể như thế nào cần có một cơ quan chức năng giám định về thiệt hại sức khỏe, bị cúp nước trong vòng bao nhiêu ngày, gây thiệt hại gì về kinh tế…
Nói về nỗi lo ngại của người dân rằng kiện tụng sẽ mất nhiều thời gian, tiền của mà không có kết quả, luật sư Bình nhận định rằng:
Còn lo lắng của người dân, cũng có thể họ nghĩ rằng là “con kiến đi kiện củ khoai”, họ nghĩ rằng đi kiện là phức tạp.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Hanoi-residents-may-win-if-suing-song-da-water-company-10302019105033.html

Đại biểu Quốc hội yêu cầu công khai

những vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam cần công khai thật chi tiết các vi phạm của Trung Quốc tại Biển Đông và đưa ra tòa án quốc tế.
Đây là yêu cầu được đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Lân Hiếu, đưa ra trong ngày 30 tháng 10 và truyền thông trong nước loan đi. Theo vị đại biểu thuộc đơn vị tỉnh An Giang này thì các phương pháp mà Việt Nam sử dụng trong thời gian qua với phương châm ‘vừa hợp tác vừa đấu tranh, kiên quyết, kiên trì xử lý hanh vi xâm phạm chủ quyền bằng biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu còn cho biết nhiều cử tri đề nghị đưa vi phạm của Trung Quốc ra tòa án quốc tế, không chỉ kiện Bắc Kinh về vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở phía nam Biển Đông ở khu vực Bãi Tư Chính, mà phải kiện toàn bộ các hoạt động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, xây công trình phi pháp, quân sự hóa Biển Đông trong suốt thời gian qua.
Theo ông Nguyễn Lân Hiếu thì Việt Nam có chính nghĩa, dư luận quốc tế và ngay cả người dân Trung Quốc sẽ hiểu sự phi lý của chính quyền Bắc Kinh trong những vi phạm của họ.
Cũng trong ngày 30 tháng 10, Trung tướng Trần Việt Khoa, Ủy viên Quân Ủy Trung ương, Giám đốc Học Viện Quốc phòng, lên tiếng rằng tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tap, ảnh hưởng an ninh, an toàn khu vực biển có tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, đe dọa an ninh khu vực và an ninh các nước có chung khu vực Biển Đông.
Trung tướng Trần Việt Khoa nhắc lại kể từ tháng 5 vừa qua, khi Việt Nam có các hoạt động dầu khí trên biển, đặc biệt từ đầu tháng 7 và cuối tháng 10, nước ngoài đã đưa lực lượng xuống hết sức phi lý. Vị trung tướng này không nói thẳng tên Trung Quốc mà chỉ gọi ‘họ’ khi nêu ra rằng có thời điểm có đến 35-40 tàu xuống, trong đó có tàu khảo sát và thăm dò.
Vào sáng ngày 28/10 Quốc hội họp kín về tình hình đối ngoại để nghe Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019.
Theo truyền thông trong nước, tại phiên họp, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề bãi Tư Chính dù nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hôm 24/10.
Trước đó, vào ngày 21/10 thay mặt Chính phủ Hà Nội, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo Quốc hội, cử tri cả nước những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế-xã hội trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Cũng trong buổi báo cáo công khai này, ông Nguyễn Xuân Phúc nêu những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có nhắc đến những vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam.
Từ đầu tháng 7/2019, Trung Quốc điều tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát Hải Dương 8 vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 4 lần lên tiếng chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam, thế nhưng trong suốt thời gian đó, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng không hề lên tiếng.
Tuy nhiên, tại buổi khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ 11 sáng 7/10/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi phân tích tình hình Biển Đông để có quyết sách phù hợp. Đây được xem là phát biểu đầu tiên của người đứng đầu nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam sau hơn 3 tháng đội tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về luật biển 1982.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/congressman-calls-for-open-information-of-china-s-violation-in-the-scs-10302019082734.html

Quốc hội VN có dám đưa vụ 39 người chết ở Anh

 ra nghị trường?

Khánh An-VOA
Một nhà phản biện xã hội vừa lên tiếng thách thức Quốc hội Việt Nam có dám thảo luận, phân tích và tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc nhiều người Việt Nam bất chấp sinh mạng để ra nước ngoài một cách bất hợp pháp hay không, giữa lúc dư luận Việt Nam vẫn đang chấn động về thông tin có thể có nhiều người Việt Nam trong số 39 người chết trong xe tải đông lạnh ở Anh.
Ngay vào thời điểm hơn 500 đại biểu QH đang thảo luận, xem xét những vấn đề “quan trọng của đất nước” trong kỳ họp thứ 8 (diễn ra từ ngày 21/10 đến 27/11), Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, người đã quyết định từ bỏ Đảng Cộng sản vào năm 2016, nói với VOA rằng ông đã “Đề nghị Quốc hội tạm dừng những việc chưa quan trọng lắm để thảo luận xem vai trò của chính quyền trong chuyện này như thế nào”.
Trong bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân, vị giáo sư hay lên tiếng phản biện về những vấn đề thời sự nhắc lại câu nói của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gần đây rằng “chưa bao giờ
đất nước đẹp như bây giờ” và đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến trách nhiệm quản lý xã hội của chính quyền.
“Làm sao lại có thể để cho người dân của mình phải bôn ba, liều mạng đi nước ngoài một cách bất hợp pháp như thế? Nếu tình hình trong nước yên ổn, làm ăn tuy không dễ dàng nhưng cũng sống được thì ai dại gì liều mạng như thế?”, GS-TS. Nguyễn Đình Cống nói với VOA.
Theo GS-TS. Nguyễn Đình Cống, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bi thảm hiện nay là từ “thế chế chính trị, từ sự vô trách nhiệm và quá yếu kém trong công tác quản trị xã hội của Đảng và chính quyền”.
Ông nói giữa lúc các tổ chức tuyên truyền và lý luận chính thống “không dám phân tích và tìm nguyên nhân cơ bản của tai họa”, thì liệu Quốc hội “có dám làm không?”
Mặc dù đưa ra đề nghị và thách thức trên, nhưng GS-TS. Nguyễn Đình Cống thừa nhận ông không mong đợi nhiều ở Quốc hội, ngay cả khi đề nghị của ông được đáp ứng.
“Chắc là người ta cũng sẽ thảo luận, cũng sẽ chỉ nói đến chuyện khắc phục hậu quả như thế nào, chứ còn trách nhiệm của chính quyền, trách nhiệm của nhà nước trong quản lý xã hội như thế nào trong chuyện này thì chắc người ta không thảo luận đến đâu”, GS-TS. Nguyễn Đình Cống nói thêm.
Ông dự đoán “Rồi đây công an sẽ điều tra, tìm ra một vài manh mối trong đường dây tội phạm, chúng nó bị xét xử và kết tội, còn công an sẽ được ca ngợi và khen thưởng. Rồi những gia đình nạn nhân được thăm hỏi và giúp đỡ cùng với việc họ bị một số kẻ trách cứ là vì tham lam và ngu muội nên mới để xảy ra việc bị lừa. Rồi mọi việc sẽ qua đi”.
Liên quan đến vụ 39 thi thể phát hiện đã chết trong một xe tải chở hàng đông lạnh ở Essex, Anh, cho đến nay phía Việt Nam vẫn chưa có thông tin chính thức xác nhận có người Việt trong số các nạn nhân, mặc dù đã có hàng chục gia đình ở Nghệ An ra trình báo với chính quyền về việc mất đã liên lạc với người thân đang trên đường sang Anh vào cùng thời điểm xảy ra vụ việc trên.
Vào chiều 30/10, chính quyền Nghệ An thông báo triển khai “phương án xấu nhất” là tiếp nhận thi thể các nạn nhân, nếu có người Nghệ An nằm trong số 39 người tử vong, báo chí Việt Nam cho hay.
https://www.voatiengviet.com/a/qh-vn-co-dam-dua-vu-39-nguoi-chet-o-anh-ra-nghi-truong/5145589.html

‘Cán bộ chiến lược’ thế này thì mạt rồi!

Trân Văn
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vừa tổ chức bế giảng “Lớp Bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN.
Cán bộ quy hoạch cấp chiến lược là những cá nhân được lựa chọn để làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN trong giai đoạn từ 2021 đến 2026. Những cá nhân này cũng đã được lựa chọn để làm lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể tầm quốc gia, hoặc lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở các tỉnh, thành phố.
Báo chí chính thức dẫn lời của ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HV CTQG HCM), cho biết, năm nay, nơi này mới tổ chức hai lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN cho 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược”.
Điều đó có nghĩa là sẽ còn một số lớp nữa. Những lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN dạy gì?
Ông Thắng bảo rằng, “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13 ” được học 44 chuyên đề về: Nền tảng tư tưởng – lý luận của đảng CSVN, Xây dựng đảng – hệ thống chính trị, Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội – Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo – quản lý. Sau đó được đưa đi thực tế tại sáu tỉnh trong… sáu ngày rồi làm đề án tốt nghiệp. Đề tài xoay quanh những vấn đề có tính thời sự, thiết thực đang cần phải giải quyết ở lĩnh vực, ở địa phương mà học viên đang phụ trách hoặc công tác. Cuối cùng, học viên phải bảo vệ “đề án tốt nghiệp” trước một hội đồng là các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN và các nhà khoa học đầu ngành.
Ông Thắng khoe là 100% học viên của hai lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN đạt loại “giỏi và xuất sắc”. Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức của BCH TƯ đảng CSVN thì cho rằng, việc tổ chức thành công hai lớp này sẽ là “mẫu” cho công tác đào tạo cán bộ quản lý các cấp (1).
***
Không biết trong số 44 chuyên đề mà HV CTQG HCM dạy cho 95 học viên của hai lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” của đảng CSVN có bao nhiêu chuyên đề liên quan tới Nền tảng tư tưởng – lý luận của đảng CSVN, Xây dựng đảng – hệ thống chính trị?
Kẻ viết bài này không dám lạm bàn về những chuyên đề kiểu đó, tuy nhiên những chuyên đề liên quan tới các lĩnh vực còn lại (Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội – Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo – quản lý) rõ ràng không phải là dễ dàng, đơn giản.
Ở đâu dưới gầm trời này cũng có rất nhiều người học hành, nghiên cứu cả đời về từng lĩnh vực cụ thể trong chuỗi đa lĩnh vực mà HV CTQG HCM tổ chức “bồi dưỡng” cho “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” nhưng có bao nhiêu người dám thừa nhận họ “giỏi” và bao nhiêu nơi dám khẳng định họ “xuất sắc” trong lĩnh vực ấy?
Chỉ “bồi dưỡng” trong hai tháng (từ 6 tháng 8 đến 28 tháng 10) mà khẳng định 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược” là “giỏi và xuất sắc” cả về Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế lẫn về Văn hóa – Xã hội – Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo – quản lý thì quả là đáng… ngỡ ngàng!
Chẳng lẽ “kiến thức mới” trong tất cả các lĩnh vực liên quan tới “quốc kế, dân sinh” có thể “đóng gói” và “chuyển giao” trong vòng hai tháng? Chưa kể cần xem xét nơi nào “đóng gói”, “chuyển giao” “kiến thức mới” và những cá nhân giữ vai trò thẩm định chất lượng của 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” vừa được “bồi dưỡng”.
Chỉ nhìn ở góc độ… chính thức, từ trước đến nay, có “gương mặt” nào mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam ngưng tô vẽ, để cho… “mốc” rồi đem làm… “củi”, chưa… mài đũng quần trên ghế HV CTQG HCM? Có thể đặt niềm tin vào một cơ sở đào tạo mà tất cả những kẻ đã được xác định là “ăn tàn, phá hại” đều… từ đó mà ra?
Ngoài HV CTQG HCM, những ai tham gia thẩm định – xác định: Sau hai tháng được “bồi dưỡng”, 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” trở thành “giỏi và xuất sắc” đa lĩnh vực? Đó là các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN và các nhà khoa học đầu ngành!
Cứ nhìn hiện trạng quốc phòng – an ninh – đối ngoại, kinh tế, văn hóa – xã hội – môi trường của Việt Nam là có thấy hiểu biết và kỹ năng lãnh đạo – quản lý của các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN như thế nào. Với hiểu biết và kỹ năng như thế, thẩm định – nhận định ai đó “giỏi và xuất sắc” có đáng… ngờ không?
Cần phải xét đến một đối tượng khác cũng tham gia thẩm định chất lượng của 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” vừa được “bồi dưỡng”: “Các nhà khoa học đầu ngành”! Có nhà khoa học đúng nghĩa nào đủ tự tin và thiếu tự trọng đến mức công nhận ai đó chỉ cần “bồi dưỡng” trong hai tháng là trở thành “giỏi và xuất sắc” đa lĩnh vực? Còn nếu đó là “các nhà khoa học đầu ngành” về… chủ nghĩa cộng sản, về… xây dựng đảng, về… lịch sử đảng thì thôi… khỏi bàn để bàn sang chuyện khác!
***
Năm tới, các cơ sở đảng cấp thấp nhất, chẳng hạn từ thôn, ấp, mới tổ chức đại hội để lựa chọn đại biểu đi dự đại hội của đảng ở cấp cao hơn. Tại đại hội đảng cấp cao hơn (ví dụ phường, xã), các đại biểu sẽ vừa bầu lãnh đạo tổ chức đảng tương ứng (như Bí thư xã), vừa lựa chọn đại biểu tham dự đại hội đảng ở cấp cao hơn nữa… Cứ thế cho đến khi những đại biểu thay mặt đảng viên trong toàn quốc chọn xong các Ủy viên BCH TƯ, các thành viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư mới của đảng CSVN.
Nói cách khác, năm 2021, phải sau vô số đại hội đảng, đảng CSVN mới có BCH TƯ mới và từ đó mới có các thành viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư mới. Song đó là… lý thuyết! Trên thực tế, chưa cử, chưa bầu thì giới lãnh đạo đảng hiện nay đã lựa chọn và sắp đặt xong các cá nhân lãnh đạo đảng ở đủ mọi cấp.
Việc lựa chọn – sắp đặt như thế được gọi là… qui hoạch. Những cá nhân được lựa chọn – sắp đặt vào những vị trí cao nhất được gọi là… “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược”. Những “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược” cho BCH TƯ đảng khóa 13 để lãnh đạo đảng từ 2021 đến 2026 vừa hoặc sắp được… “bồi dưỡng”.
Nhìn một cách tổng quát, chẳng phải dân, ngay cả đảng viên cũng chỉ là con rối trong tay một số “đồng chí” của mình. Những quy hoạch nhân sự, lớp “bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” chính là ví dụ minh họa: Các đại hội đảng là những vở kịch và dù muốn hay không, các đảng viên cũng phải diễn cho tròn vai.
Lẽ ra người Việt không cần bận tâm đến chuyện nội bộ đảng CSVN nếu họ không phải gánh chi phí cho vô số vở kịch như thế. Chưa kể họ phải gánh thêm cả chi phí cho việc bầu đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu quốc hội cho dù lãnh đạo các cơ quan dân cử, cơ quan công quyền cũng đã được… quy hoạch xong về nhân sự lãnh đạo.
Tuy chẳng có bao nhiêu người biết 95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” vừa được “bồi dưỡng kiến thức mới” gồm những ai nhưng xét cho đến cùng, chắc chắn không có “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” nào có thể được xem là vô can trước những vấn nạn ở địa phương họ lãnh đạo hoặc ngành họ công tác tạo ra.
95 “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” vừa được “bồi dưỡng kiến thức mới” và những “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” sắp được “bồi dưỡng kiến thức mới” sẽ tiếp tục thực hiện hoặc đề ra những “chủ trương lớn”, chỉ đạo soạn – thực hiện những dự án giống như những cá nhân lựa chọn – sắp đặt họ làm “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13” và nếu không có gì thay đổi, họ sẽ tiếp tục lựa chọn – sắp đặt chính mình hoặc những cá nhân khác làm “cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa… 14,15, 16,…”.
Bội chi? Nợ nần gia tăng từ trăm ngàn lên cả triệu tỉ? Phúc lợi công cộng suy giảm? Đồng bào lầm than, oán thán?… Không phải là chuyện đáng bận tâm vì đó là những hậu quả mà đảng không phải chịu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm vì lựa chọn – sắp đặt những cá nhân kiểu như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn,…
Nếu dân chủ xã hội chủ nghĩa không ưu việt như thế, đảng ta sẽ không thèm dốc toàn lực để giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, không… qui hoạch nhân sự như đang thấy!
Chú thích
(1) https://vnexpress.net/thoi-su/95-can-bo-quy-hoach-cap-chien-luoc-duoc-boi-duong-kien-thuc-moi-4003656.html
https://www.voatiengviet.com/a/can-bo-chien-luoc-the-nay-thi-mat-roi/5145468.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù