“Liên Minh Nga-Tàu” đối đầu Hoa Kỳ?

28/04/2020

Đại Dương: – Vào năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã long trọng tuyên bố đến năm 2020 thì GDP của Trung Cộng (TC) sẽ tăng gấp đôi đang bị Virus Vũ Hán quét sạch làm lộ ra khuôn mặt ác quỷ.

Chiến dịch rửa mặt của Tập đã thất bại thê thảm khi nhân loại rọi kính chiếu yêu vào nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (PRC).

Tờ Hoàn cầu Thời Báo, chiếc loa tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Hoa, đăng bài “China: U.S. a ‘Primitive Society, American Democracy Is Dying’” ngày 20/04/2020 để chê hệ thống y tế sơ khai của Mỹ không bằng TC khi đối diện với đại dịch. Và “một số người tin rằng nền dân chủ Mỹ đang chết dần … sự hỗn loạn chứng minh sự suy tàn”. TC là một siêu cường về sức khoẻ cộng đồng. Cách viết “chủ nghĩa tư bản đang giãy chết” trong thời kỳ Chủ nghĩa Cộng sản thịnh hành không cản được toàn bộ Đệ tam Quốc tế sụp đổ dễ dàng vào năm 1991. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC, Cảnh Sảng đánh đồng vụ sụp đổ tài chính Lehman Brothers và Virus Vũ Hán. Hoa Kỳ không che dấu mà công khai cho toàn thế giới từ ngày đầu cho tới khi kết thúc. Ngược lại, TC cố tình che giấu mà cho tới nay vẫn không cho phép chuyên gia y tế thế giới vào tìm hiểu nguyên nhân phát sinh dịch.

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc

Cộng đồng quốc tế đang quyết tâm phá vỡ chủ trương thống trị nền kinh tế toàn cầu của Bắc Kinh và loại trừ mô hình chính trị độc tài đảng trị kiểu TC bằng cách rút vốn đầu tư, dời hãng xưởng khỏi Hoa Lục. Bắt đầu tự sản xuất các nguồn hàng hoá chiến lược an ninh quốc phòng và an toàn y tế cộng đồng. Siết chặt an ninh mạng, chống ăn cắp, cướp đoạt tài sản trí tuệ.

Vì thế, Tập Cận Bình mở mặt trận thứ hai tại Đông Nam Á với hai mục đích chính: (1) Thống trị kinh tế, chính trị bằng áp lực quân sự dưới chiêu bài chống sự can thiệp từ bên ngoài. (2) Liên minh quân sự với Nga để loại Hoa Kỳ ra khỏi Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Thứ nhất, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đứng trước một sự chọn lựa khó khăn: bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hoặc phát triển kinh tế dưới sự điều khiển của Bắc Kinh và cộng đồng người Hoa hoặc gốc Hoa. AEC nên coi chừng bị mất thị trường béo bở Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (EU) lẫn quy chế tối huệ quốc.

Thứ hai, Liên minh với Nga để đối phó với Hoa Kỳ tại Đông Á nhằm “tống” Mỹ ra khỏi Châu Á là một dấu hỏi to tướng.

Liên Minh Nga-Tàu khó bền vững khi chiến tranh xảy ra: (1) Tây Bá Lợi Á (Siberia) sẽ khó tồn tại trước tham vọng của Bắc Kinh. Nếu hạ được Mỹ thì Nga là mục tiêu kế tiếp của Bắc Kinh. (2) Lực lượng Hải Quân và Không Quân của Nga và TC chưa phải là đối thủ cân sức với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, NATO, Úc Đại Lợi. (3) Mạc Tư Khoa không thể để hở sườn phía Tây khi phải tập trung nguồn lực vào Đông Á. (4) Mạc Tư Khoa có thể bán “hệ thống báo động sớm”, oanh tạc cơ và hoả tiễn đạn đạo chiến lược cho Bắc Kinh, nhưng, chắc chắn thuộc loại ít hiện đại hơn.

Có thể Tổng thống Nga, Vladimir Putin chỉ muốn tung “đòn giả” để làm hoà với Hoa Kỳ. Căng thẳng với NATO chẳng lợi gì cho Mạc Tư Khoa trên các phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Đồng thời, Putin sợ NATO chỉa hoả tiễn đạn đạo tầm trung đe doạ Nga sau khi Trump rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF). Phe Dân Chủ Mỹ hùa với Tây Âu muốn Hoa Kỳ duy trì INF để EU an ninh mà không muốn Tổng thống Trump dồn lực lượng bảo vệ Châu Á. Hoa Kỳ đang đòi TC phải tham gia vào Hiệp ước Tài giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sắp hết hạn vào tháng 2-2021.

Tập không muốn Hoa Kỳ đưa Hoả tiễn Tầm trung (500-5,500 km) vào Châu Á vì (1) Mất độc quyền chế tạo các loại hoả tiễn đạn đạo và hành trình như DF-21D (diệt HKMH), DF-26D tấn công chiến hạm lẫn căn cứ cách xa 1,000 km. Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris nói với Quốc hội năm 2017 “TC kiểm soát lực lượng hỏa tiễn lớn và đa dạng nhất trên thế giới mà 95% vi phạm INF nếu đã ký”. (2) Tạo điều kiện cho các quốc gia duyên hải Đông Bắc Á và Đông Nam Á tăng cường tiềm lực phòng thủ và tấn công. (3) Giảm khả năng Chống tiếp cận và Chống xâm nhập (A2/AD) của Bắc Kinh làm mất ưu thế chiến lược.

Mỹ so tên lửa Sarmat Nga với bom nguyên tử - Báo Đất Việt

Bắc Kinh từ chối tham gia New START với luận điểm chỉ có 300 đầu đạn nguyên tử so với 6,000 của Nga và 5,500 của Mỹ để toàn quyền bố trí Hoả tiễn Đạn đạo Liên lục địa DF-41 mang 10 đầu đạn nguyên tử phủ bóng toàn bộ Mỹ Quốc; DF-17 vũ khí Siêu âm. Tình báo Mỹ cho biết Bắc Kinh đang đào đường hầm để thử nghiệm nguyên tử,  tức vi phạm Hiệp ước Cấm thử hạt nhân Toàn diện (CNTBT) dù đã ký mà chưa phê chuẩn.

Thứ ba, từ lúc lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã cương quyết chống lại Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội bằng hành động sau khi tuyên cáo tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019.

(1) Gia tăng gấp bội các hoạt động Tự do Hàng hải (PONOPs) trên Biển Nam Trung Hoa đúng theo quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

(2) Thiết đặt Hệ thống Phòng thủ Hoả tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) tại Đại Hàn và Hệ thống Chiến đấu Aegis Trên bờ (AABMDS) ở Nhật Bản.

(3) Chuyển nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại vào Tây Thái Bình Dương, triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở nhằm khoá chặt hải lộ vận chuyển huyết mạch của TC khi xảy ra chiến tranh.

(4) Thúc giục và giúp đỡ các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tăng cường khả năng phòng thủ, phối hợp tác chiến.

(5) Chặn đứng đà phát triển quân sự của TC bằng cách chặt đứt các đường dây ăn cắp tài sản trí tuệ của Bắc Kinh. Chiếc Hàng không mẫu hạm nguyên tử tự đóng vẫn dậm chân tại chỗ do thiếu kỹ năng hạt nhân. Chiếc HKMH tự đóng từ A đến Z vẫn chẳng khá hơn chiếc Liêu Ninh bao nhiêu nên giới chuyên gia quốc tế xếp vào loại tàu huấn luyện.

(6) Mỹ sẽ giảm lực lượng xung kích HKMH còn 9 thay vì 11 để tăng cường các chiến hạm nhỏ và đa năng hơn như Hộ vệ hạm (Frigate), Hộ tống hạm (Covette) Tự hành hạm (unmanned vessel).

(7) Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ đang tổ chức thành các Trung đoàn Thủy quân Lục chiến bố trí trên các hải đảo và lập căn cứ tiền phương để sử dụng hoả tiễn chống hạm hoặc chống đất hầu đánh hoả tiễn vào Hoa Lục.

Trên phương diện thực tế, Liên Minh Nga-Tàu không mạnh vì: (1) Nga và TC bằng mặt mà chẳng bằng lòng. (2) Nga-Tàu khó bảo vệ lộ trình tiếp liệu vì Hải quân và Không quân Hoa Kỳ và đồng minh cùng các đối tác thừa sức khoá chặt trong chiến tranh. (3) Dư luận thế giới đang ghê tởm tấm lòng độc ác, nham hiểm, bất lương, lừa dối của Tập Cận Bình nên sẽ xa lánh. (4) Nhân loại cần nền hoà bình, không bị bắt nạt, chèn ép trong cuộc sống. Tiếc thay, những điều đương nhiên đó chẳng hề có khi giao dịch với Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Hoa.

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Abe’s right-hand man wants a Japan less reliant on China (Nikkei)

China: U.S. a ‘Primitive Society,( Xã hội nguyên thủy ’) ‘American Democracy Is Dying’

China: U.S. a ‘Primitive Society, ‘American Democracy Is Dying’ (Breitbart)

China-Russia alliance on horizon as nuclear arms treaties crumble (Nikkei)

A Nine Carrier US Navy? In 2020? (Diplomat)

China and North Korea Cheer: Why Are U.S. Bombers Leaving Guam? (National Interest)
https://baotgm.net/lien-minh-nga-tau-doi-dau-hoa-ky/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?