Tin khắp nơi – 29/04/2020
Virus corona: Tổng thống Trump yêu cầu các nhà máy chế biến thịt duy trì hoạt động
Ông đã viện dẫn một luật từ thời Chiến tranh Triều Tiên để ra lệnh cho các nhà máy tiếp tục hoạt động trong bối cảnh có nhiều cảnh báo về căng thẳng chuỗi cung.Tới nay ước tính có khoảng 3.300 nhân viên ngành chế biến thịt dương tính với virus corona và 20 người đã tử vong.
Covid-19: Bùng nổ biểu tình tại Mỹ
Virus corona: Trump khẳng định có ‘toàn quyền’ dỡ bỏ lệnh phong tỏa
Tháng trước, Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng cảnh báo tình trạng khẩn cấp đe dọa chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
Có tới 22 nhà máy chế biến thịt khắp vùng Trung Tây nước Mỹ đóng cửa khi dịch bệnh bùng phát.
Trong số này có những nhà máy giết mổ thuộc các công ty gia cầm, thịt heo và thịt bò lớn nhất nước Mỹ, như Smithfield Foods, Tyson Foods, Cargill và JBS USA.
Nhà Trắng nói gì?
“Việc đóng cửa đã đe dọa tính liên tục của chuỗi cung ứng thịt và gia cầm toàn quốc, làm tổn hại hạ tầng kỹ thuật khẩn yếu giữa lúc quốc gia đối mặt với tình trạng khẩn cấp,” theo mệnh lệnh hành chính được ban hôm thứ Ba, trong đó viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng 1950.
“Với thực tế nhiều cơ sở chế biến lượng lớn thịt và gia cầm, bất kỳ sự đóng cửa không cần thiết nào cũng sẽ tác động nhanh chóng trên diện rộng tới chuỗi cung ứng.”
Mệnh lệnh hành chính liệt các nhà máy chế biến thịt vào nhóm các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khẩn yếu của Mỹ.
Một quan chức Nhà Trắng nói với báo giới Mỹ là chính phủ sẽ làm việc với Bộ Lao động để ban hành hướng dẫn cho phép các công nhân dễ bị tổn thương, chẳng hạn nhóm người trên 65 tuổi và mắc bệnh mãn tính, được ở nhà.
Nghèo còn mắc cái eo?
Jessica Lussenhop, BBC News phân tích
Giới lãnh đạo các công ty chế biến thịt đối mặt với các câu hỏi liệu họ đã chuẩn bị đủ để đối phó dịch bệnh và bảo vệ công nhân hay chưa.
Vấn đề lớn đó là các dây chuyền sản xuất buộc công nhân phải đứng rất gần nhau, mà đa phần họ lại là người thu nhập thấp, được trả công theo giờ.
Nhiều người trong số họ là dân nhập cư với đồng lương ít ỏi, như trường hợp những người ở Sioux Falls, Nam Dakota chia sẻ với BBC rằng dù nguy hiểm nhưng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi làm nếu nhà máy mở cửa.
Một khi thiếu vắng sự thực hiện nghiêm ngặt quy định an toàn – vốn chưa được Cục Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp liệt vào nhóm “bắt buộc tuân thủ” – không khó để hình dung về những đợt bùng phát mới trong các nhà máy, hay sự lây lan trở lại trong các nhà máy đã đóng cửa nhưng lại vội vã mở cửa.
Tất cả những điều này khiến người làm thuê bị kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan như thời điểm virus corona bắt đầu lây lan tại các nhà máy hồi cuối tháng 3: mạo hiểm sức khỏe hay chấp nhận mất việc?
Ngành chế biến thịt nói gì?
John Tyson, Chủ tịch công ty Tyson Foods, đã chạy quảng cáo nguyên trang trên báo Washington Post và New York Times hôm chủ nhật để cảnh báo “chuỗi cung thực phẩm quốc gia đang bị đứt gãy”.
“Do các nhà máy sản xuất thịt heo, bò, gà bị buộc phải đóng cửa, dù chỉ trong thời gian ngắn, hàng triệu cân thịt sẽ biến mất trên chuỗi cung ứng,” ông viết.
“Điều này dẫn tới việc lượng cung tới các cửa hàng sẽ bị hạn chế cho tới khi chúng tôi có thể mở cửa trở lại các nhà máy hiện đang bị đóng cửa.”
Ông cho biết hàng triệu gia súc, heo, gà sẽ được trợ tử do các lò giết mổ bị đóng cửa, dẫn tới sự hạn chế nguồn cung tại các siêu thị.
Việc sản xuất thịt lợn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với sản lượng hằng ngày giảm ít nhất là 25%.
Tyson – công ty có khoảng 100.000 công nhân trên toàn quốc – đã ngưng các hoạt động tại nhà máy ở Waterloo, tiểu bang Iowa.
Smithfield Foods cũng đã ngừng hoạt động nhà máy tại Sioux Falls, Nam Dakota sau khi có hàng trăm công nhân nhiễm virus.
Nghiệp đoàn nói gì?
Nghiệp đoàn Đoàn kết Công nhân Thương mại và Thực phẩm (UFCW), tổ chức nghiệp đoàn ngành chế biến thịt lớn nhất ở Mỹ, yêu cầu chính quyền Tổng thống Trump buộc các nhà máy phải cung cấp trang bị bảo hộ thích hợp và phải thực hiện xét nghiệm virus corona hằng ngày cho công nhân.
“Chúng tôi chia sẻ mối lo ngại về chuỗi cung thực phẩm, nhưng mệnh lệnh hành chính hôm nay buộc các nhà máy chế biến thịt duy trì hoạt động cần phải đặt sự an toàn của công nhân ngành chế biến thịt của đất nước lên hàng đầu,” thông cáo của nghiệp đoàn nêu rõ.
Trump nói virus corona đã ‘vượt đỉnh điểm’ ở Mỹ
Hơn 50 ngàn tử vong, Trump đổ lỗi cho TQ, còn trách nhiệm của ông?
UFCW nói rằng Nhà Trắng cần có chỉ dẫn pháp lý cụ thể về trách nhiệm của các công ty trong trường hợp nhân viên bị nhiễm virus corona tại nơi làm việc.
“Chúng tôi đang làm việc với Tyson,” Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại phòng Bầu dục hôm thứ Ba. “Tôi tin là chúng tôi sẽ ký một mệnh lệnh hành chính trong hôm nay và điều đó sẽ giúp giải quyết bất cứ vấn đề khó khăn nào.”
Richard Trumka, Chủ tịch nghiệp đoàn AFL-CIO, nói: “Sử dụng quyền lực hành chính để buộc mọi người trở lại làm việc mà không có biện pháp bảo vệ thỏa đáng là hành động sai trái và nguy hiểm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52451407
Mỹ: Số người chết vì Covid-19 vượt qua
số quân nhân hy sinh trong chiến tranh VN
Chưa đầy 3 tháng kể từ ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 được chính thức ghi nhận ở Mỹ, đến tối 28/4/2020, số người Mỹ thiệt mạng vì đại dịch do virus corona chủng mới gây ra ở Hoa Kỳ đã cao hơn con số 58.220 người Mỹ chết trong gần 2 thập kỷ xung đột và chiến tranh ở Việt Nam.Theo Đại học Johns Hopkins, số ca tử vong của Mỹ vì Covid-19 lên đến 58.365 người vào đầu giờ tối 28/4, trong tổng số ca nhiễm virus là hơn 1 triệu người.
Tuy số người chết ở Mỹ vì đại dịch hiện nay và số người Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam gần bằng nhau, tính đến lúc này, song tỉ lệ tử vong vì Covid-19 ở Mỹ có mức cao hơn, hiện là 17,6 người chết trên 100.000 dân.
Trong năm 1968, năm có mức độ chết chóc cao nhất đối với Mỹ, tổng số người Mỹ thiệt mạng là 16.899, nhưng tỉ lệ tử vong chỉ bằng khoảng một nửa so với dịch bệnh hiện nay – 8,5 quân nhân Mỹ chết trên 100.000 người dân Mỹ.
Tháng 4 năm nay cũng đáng chú ý với thực tế được ghi nhận là có 6 ngày trong tháng chứng kiến số người Mỹ tử vong vì dịch lên đến hơn 2.000 người mỗi ngày. Trong khi đó, ngày có con số lính Mỹ thiệt mạng cao nhất trong Chiến tranh Việt Nam là 31/1/1968, khi 246 quân nhân Mỹ ngã xuống trong trận Tết Mậu Thân.
Trong những năm tháng Chiến tranh Việt Nam diễn ra, năm vị tổng thống cầm quyền lúc đó – từ Dwight Eisenhower cho đến Gerald Ford – chỉ thỉnh thoảng phát biểu trước quốc dân về cuộc chiến.
Nhưng nay, công chúng Mỹ thấy Tổng thống Trump tự xưng là nhà lãnh đạo thời chiến và chiếm phần lớn thời gian trong các cuộc họp báo kéo dài được truyền hình trực tiếp vào các buổi chiều tối từ Nhà Trắng.
Tổng thống Trump đã nhiều lần so sánh rằng việc chống đại dịch giống như cuộc chiến chống “kẻ thù vô hình”.
Những phát biểu của ông Trump về đại dịch – từ những nhận xét rằng chính quyền của ông đã kiểm soát “cực tốt” đối với virus, cho đến lời hứa rằng nó sẽ biến mất “một cách kỳ diệu”, cho đến cáo buộc là giới truyền thông cố “thổi bùng lên” dịch bệnh – đều không có nhiều tác dụng làm tăng uy tín của ông.
Chưa đến 1/4 số người được hỏi trong một cuộc thăm dò toàn quốc của AP-NORC ở Mỹ gần đây nói rằng họ dành sự tin tưởng cao cho Tổng thống Trump.
Tương tự như vậy, ngay từ năm 1966, Tổng thống Lyndon Johnson đã đưa ra những mô tả lạc quan về cuộc chiến ở Việt Nam dù nó ngày càng ít được ủng hộ. Những người chỉ trích nói rằng những mô tả của ông Johnson có một khoảng cách lớn với những gì đáng tin.
Khi đó, Thượng nghị sĩ Ernest Gruening (Dân chủ, bang Alaska) bình luận rằng đó là “một uyển ngữ về những gì thực sự diễn ra – tức là người dân Mỹ đang bị các quan chức chính phủ lừa dối”.
Nếu đem đại dịch hiện nay đặt cạnh Chiến tranh Việt Nam bị xem là khập khiễng, thì có thể so nó với dịch cúm 2017-2018, được xem là mùa dịch chết chóc nhất trong thập kỷ trước. Lúc đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Mỹ (CDC) thống kê có 61.000 người chết liên quan đến cúm trong vòng 8 tháng.
Cách nửa vòng trái đất, Việt Nam không ghi nhận bất cứ trường hợp tử vong nào vì Covid-19, và tính đến sáng 29/4, đã có 270 ca được xác nhận dương tính với virus ở đất nước 95 triệu dân này.
Sau 3 tháng kể từ ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận, Việt Nam dường như đã đánh bại virus, ít nhất tính đến lúc này.
Đất nước Đông Nam Á đã tiến hành các biện pháp quyết liệt, trong đó có việc cách ly ít nhất 45.000 người trong các cơ sở của nhà nước, hay “đóng cửa” cả một vài xã dù chỉ có một số nhóm người nhỏ bị nhiễm mầm bệnh.
Tới 23/4, hàng quán, các cơ sở kinh doanh, v.v… đã bắt đầu mở cửa trở lại sau khi chính phủ Việt Nam nới lỏng quy định hạn chế đi lại áp dụng trong 3 tuần trước đó.
Vốn đã đứng đầu danh sách những nước được các hãng chế tạo cân nhắc sẽ chuyển đến nếu họ rút ra khỏi Trung Quốc, đến nay việc ứng phó với dịch của Việt Nam sẽ càng làm tăng độ tín nhiệm của đất nước, theo nhận xét của Julien Brun, một lãnh đạo điều hành của hãng CEL có văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh. CEL chuyên tư vấn cho các công ty đa quốc gia về đầu tư ở các thị trường đang nổi lên.
(NPR, The Hill, Wall Street Journal)
https://www.voatiengviet.com/a/thang-tu-den-covid-19-giet-nhieu-nguoi-my-hon-chien-tranh-vn/5397095.html
Hạ Viện từ chối
kế hoạch quay lại làm việc vào tuần tới
Tin Washington DC – Hạ Viện Hoa Kỳ đã hủy kế hoạch nhóm họp vào tuần tới như lịch trình ban đầu, theo Lãnh đạo đa số Hạ Viện, Dân Biểu Dân Chủ Steny Hoyer, thông báo hôm thứ Ba, 28 tháng 4, với lý do các ca nhiễm Covid-19 vẫn đang tăng tại khu vực DC. Trong khi đó, Thượng Viện do đảng Cộng Hòa lãnh đạo vẫn dự kiến sẽ quay lại điện Capitol vào tuần sau.Dân Biểu Hoyer cho biết ông quyết định hoãn lịch làm việc sau khi hỏi ý kiến bác sĩ trưởng tại điện Capitol. Ông Hoyer cũng thêm rằng, các dự luật kế tiếp để đối phó với ảnh hưởng kinh tế từ Covid-19 ít có khả năng sẽ sẵn sàng để bỏ phiếu trong tuần sau. Ông Hoyer nói văn phòng bác sĩ tin rằng rủi ro đối với các dân biểu vẫn còn cao, và các nhà lập pháp nên tránh nguy cơ này.
Các thành viên Hạ Viện và Thượng Viện được cố vấn y tế bởi cùng một văn phòng bác sĩ. Dân Biểu Hoyer thêm rằng, các thành viên Hạ Viện sẽ được thông báo bằng email về thời điểm họ có thể quay lại thủ đô Washington DC.
Trong khi đó, Lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell vào thứ Hai nói rằng Thượng Viện sẽ quay lại vào ngày 4 tháng 5, để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp về việc đưa ra thêm các đạo luật mới đối phó dịch bệnh.
Ông McConnell nói Thượng Viện sẽ điều chỉnh cách nhóm họp để bảo đảm an toàn, và các thượng nghị sĩ cần hoàn thành trách nhiệm của họ đối với người dân Mỹ. Ông McConnell thêm rằng, nếu các nhân viên y tế, tài xế xe tải, nhân viên cửa hàng, vẫn có thể tiếp tục làm việc, vậy các thượng nghị sĩ cũng có thể tiếp tục làm việc để tìm cách hỗ trợ người dân. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ha-vien-tu-choi-ke-hoach-quay-lai-lam-viec-vao-tuan-toi/
Chính khách Hoa Kỳ tuyên bố
trừng phạt Trung Quốc cho đến khi đạt được 3 điều
Phụng MinhTrung Quốc sẽ phải gặp khó khăn trong việc kinh doanh với Hoa Kỳ, tài sản của các quan chức có trách nhiệm thông báo bùng phát dịch bệnh sẽ bị thu giữ cùng nhiều biện pháp khác.
Vào hôm 27/4, trong chương trình “Câu chuyện (The Story)” của hãng Fox News, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, ông Lindsey Graham tuyên bố sẽ trừng phạt Trung Quốc cho đến khi nước này hợp tác toàn diện với bất kỳ cuộc điều tra nào về nguồn gốc của virus Vũ Hán, đóng cửa thị trường động vật hoang dã và giải phóng những người ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã bị bỏ tù kể từ khi virus Vũ Hán bùng phát.
Ông Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ trong chương trình của hãng Fox News hôm 27/4 (ảnh: chụp từ video của Fox News).
Ông Graham cho biết có ba điều Trung Quốc phải làm. Một là, hợp tác hoàn toàn với bất kỳ cuộc điều tra nào về bắt nguồn của virus từ phía Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Hai là, đóng cửa tất cả các thị trường phục vụ động vật hoang dã kỳ lạ như dơi và khỉ, nơi là cái ổ của các loại virus. Và ba là, giải phóng tất cả những người ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã bị bỏ tù kể từ khi virus bắt đầu bùng phát.
“Chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc cho đến khi họ thực hiện ba điều đó”, ông Graham khẳng định.
Ông nói thêm rằng các lệnh trừng phạt sẽ thu giữ tài sản của các quan chức Trung Quốc có trách nhiệm không báo cáo về đại dịch.
“Chúng tôi sẽ cắt Trung Quốc khỏi các tổ chức tài chính Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ đóng cửa du lịch visa vào Hoa Kỳ cho sinh viên Trung Quốc. Chúng tôi sẽ đóng cửa Mỹ với Trung Quốc – nền kinh tế Trung Quốc”.
“Và chúng tôi sẽ làm cho họ khó khăn trong việc kinh doanh tại Hoa Kỳ cho đến khi họ hợp tác hoàn toàn, đóng cửa các thị trường động vật hoang dã và giải phóng những người ủng hộ dân chủ Hồng Kông”, ông Graham cho biết.
Theo Breitbart
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-khach-hoa-ky-tuyen-bo-trung-phat-trung-quoc-cho-den-khi-dat-duoc-3-dieu.html
Jetblue bắt buộc hành khách
phải đeo khẩu trang trên các chuyến bay
bắt đầu từ ngày 04/05/2020
JetBlue trở thành hãng hàng không đầu tiên của Hoa Kỳ yêu cầu hành khách đeo khăn che mặt trên các chuyến bay để giúp ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Chính sách mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 04/05/2020 và được đưa ra sau khi hãng hàng không bắt đầu yêu cầu tất cả các nhân viên phi hành đeo khẩu trang trên các chuyến bay.Hành khách phải đeo khăn che mặt và mũi của họ trong khi làm thủ tục, lên phi cơ, trong khi đang bay và xuống phi cơ. Hãng hàng không cũng nói rằng họ cũng đã yêu cầu hành khách tuân theo các hướng
dẫn của CDC trong phi trường. Trẻ em không thể duy trì việc che mặt được miễn yêu cầu này. JetBlue không nói rõ liệu hãng có cung cấp đồ bảo hộ cho hành khách của họ hay không.
Trước đó một ngày, American Airlines thông báo sẽ cung cấp khẩu trang và khăn lau khử trùng cho hành khách. Tuy nhiên, hãng không yêu cầu mọi hành khách phải đeo khẩu trang.
Delta Air Lines cũng sẽ phát khẩu trang cho hành khách và yêu cầu nhiều nhân viên đeo khẩu trang, bắt đầu từ thứ Ba (28/04/2020). Gần đây, một hành khách của American Airlines chia sẻ rằng cô đã bay một chuyến từ Miami đến LaGuardia, nhưng chỉ có một nửa số hành khách trên chuyến bay đeo khẩu trang. (BBT)
https://www.sbtn.tv/jetblue-bat-buoc-hanh-khach-phai-deo-khau-trang-tren-cac-chuyen-bay-bat-dau-tu-ngay-04-05-2020/
Kinh tế Mỹ suy giảm mạnh trong quý một
Kinh tế Hoa Kỳ suy giảm mạnh trong quý một vì virus Corona, chấm dứt thời kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử Mỹ.Việc suy giảm GDP phản ánh sự sụt giảm hoạt động kinh tế trong hai tuần cuối cùng của tháng Ba, khiến hàng triệu người Mỹ phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Thông tin về GDP trong quý một mà Bộ Thương mại công bố hôm 29/4 củng cố dự đoán của các nhà phân tích rằng nên kinh tế Mỹ đang suy thoái mạnh.
GDP quý một của Mỹ giảm 4,8% vì sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng cũng như mức giảm đầu tư của các doanh nghiệp.
Đây là mức giảm GDP mạnh nhất kể từ quý tư năm 2008.
Các kinh tế gia Mỹ mà Reuters thăm dò ý kiến từng dự báo mức GDP giảm 4,0%.
Bộ Thương mại Mỹ nói rằng cơ quan này không thể định lượng được ảnh hưởng toàn diện của dịch bệnh, nhưng nói rằng virus Corona góp phần nào đó vào việc suy giảm GDP trong quý một.
https://www.voatiengviet.com/a/kinh-t%E1%BA%BF-m%E1%BB%B9-suy-gi%E1%BA%A3m-m%E1%BA%A1nh-trong-qu%C3%BD-m%E1%BB%99t/5397470.html
Mỹ siết xuất khẩu,
ngăn TQ lợi dụng để củng cố quân sự
Các công ty Mỹ sẽ phải xin cấp phép trước khi xuất khẩu các sản phẩm, công nghệ có thể bị Trung Quốc lợi dụng trong nâng cao năng lực quân sự.Tờ South China Morning Post ngày 29.4 đưa tin cơ quan chức năng Mỹ vừa siết chặt quy định nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu các sản phẩm, công nghệ có thể giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự.
Các quy định mới do Bộ Thương mại công bố bổ sung nhiều sản phẩm buộc phải được các cơ quan về an ninh quốc gia thông qua trước khi xuất khẩu sang nước ngoài.
Danh mục mới gồm các sản phẩm có thể được sử dụng để hỗ trợ, đóng góp cho các chiến dịch quân sự và việc lắp đặt, duy tu, sửa chữa, đại tu, trùng tu, phát triển hoặc sản xuất trong lĩnh vực quân sự. Việc xuất khẩu các sản phẩm này giờ đây buộc phải có giấy phép.
Bộ Thương mại giờ đây có nhiều quyền hạn hơn trong việc ngăn chặn xuất khẩu trong lĩnh vực vật liệu bán dẫn, máy bay, cảm biến và các lĩnh vực khác có thể dùng để năng cao năng lực quân sự của các nước.
Việc xuất khẩu sang bất cứ công ty Trung Quốc nào có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng bị cấm. Quy định giới hạn cũng áp dụng đối với việc xuất khẩu từ Mỹ sang Nga và Venezuela.
“Một số tổ chức ở Trung Quốc, Nga và Venezuela tìm cách phá hỏng việc kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và lợi ích của Mỹ nói chung. Do đó, chúng tôi sẽ cảnh giác nhằm đảm bảo công nghệ Mỹ không bàn giao sai đối tượng”, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross thông báo.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34429-my-siet-xuat-khau-ngan-tq-loi-dung-de-cung-co-quan-su.html
Bất chấp TQ phản đối,
Mỹ tái khẳng định quan hệ thân thiết với Đài Loan
Nhân dịp kỷ niệm 41 năm Mỹ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan (10/4/ 1979), cơ quan đại diện của Mỹ tại Đài Loan đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác với Đài Loan trong nhiều năm tới.Bất chấp sự phản đối và thái độ cay cú của Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan đang có nhiều động thái cho thấy hai bên sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ đồng minh trong thời gian tới. Mới đây nhất, nhân dịp kỷ niệm 41 năm Mỹ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, cho phép nước này duy trì các mối quan hệ kinh tế và cam kết cung cấp vũ khí để giúp Đài Loan phòng vệ, Viện Hoa Kỳ tại Đài Bắc cho biết, Mỹ tại Đài Loan đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác với Đài Loan trong nhiều năm tới, đồng thời nhấn mạnh Đạo luật này là nền tảng của mối quan hệ đối tác Mỹ – Đài đang diễn ra và phát triển.
Được biết, Đạo luật Quan hệ Đài Loan đã được ký kết sau khi Washington chuyển sự công nhận ngoại giao chính thức sang Bắc Kinh. Trung Quốc coi Đài Loan là 1 phần lãnh thổ của mình và sẽ đưa hòn đảo này trở về với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh cũng đã cảnh báo Washington không tham gia bất kỳ hình thức quan hệ nào với Đài Loan.Tuy nhiên, những cảnh báo này phần lớn đã bị bỏ qua kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 2017 và áp dụng chính sách cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Ngoài việc phê duyệt hơn 12,4 tỷ USD bán vũ khí cho Đài Loan kể từ năm 2017, ông đã ký thành luật Đạo luật Đi lại tới Đài Loan, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng và các luật khác để tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi và quân sự cấp cao. Mới đây nhất, Tổng thống Trump (27/3/2020) đã ký Đạo luật Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Quốc tế cho Đài Loan (TAIPEI) năm 2019 thành luật trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ Quốc hội và thậm chí cả con trai ông về việc công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao. Đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ tăng cường cam kết kinh tế, ngoại giao và an ninh với các quốc gia nâng cấp quan hệ với Đài Loan hoặc giảm bớt cam kết với các quốc gia thực hiện các hành động làm suy yếu nghiêm trọng Đài Loan. Đạo luật này cũng kêu gọi Washington hỗ trợ Đài Loan có tư cách thành viên hoặc tư cách quan sát viên trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và trong bối cảnh nhà lãnh đạo Đài Loan tích cực tìm kiếm độc lập, Bắc Kinh đã không ngừng thuyết phục các đảo quốc Thái Bình Dương quay lưng với Đài Loan. Sự thay đổi như trên sẽ là phần thưởng đối với Trung Quốc trong chiến dịch của nước này lôi kéo các đồng minh của Đài Loan về phía mình. Hiện nay chỉ có 15 quốc gia công nhận Đài Loan, trong đó phần lớn những quốc gia nhỏ và nghèo ở châu Mỹ Latin, vùng Caribe và Thái Bình Dương. Kể từ khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nhậm chức hồi năm 2016, Đài Bắc mất 5 đồng minh ngoại giao. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch để thu hút các đồng minh có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Với chiến dịch trên, El Salvador tại Trung Mỹ cùng với Burkina Faso ở Tây Phi và Cộng hòa Dominica tại Caribbean đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan trong năm 2018. Trước đó, Costa Rica năm 2007, Gambia năm 2013, Sao Tomé năm 2016 và Panama năm 2017 đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để quay sang với Trung Quốc. Sau những nỗ lực tích cực trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp tài chính hai chiều lớn nhất ở Thái Bình Dương nhưng chỉ dành cho các quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh.
Theo giới chuyên gia, đang có nhiều đồn đoán cho rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để tiến hành các hoạt động quân sự nhằm vào Đài Loan. Vừa qua, không quân Trung Quốc tiến hành một số cuộc tập trận gần Đài Loan, buộc Đài Loan phải điều động chiến đấu cơ để bay chặn và cảnh báo máy bay Trung Quốc. Đài Loan cũng đã tiến hành tập trận quy mô lớn trong tuần này nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng chiến đấu và phản ứng trước cuộc xâm lược toàn diện. Tiến sỹ Swee Lean Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) nhận định: “Bắc Kinh tăng cường tập trận là nhằm ngăn chặn nguy cơ Đài Loan xem đại dịch Covid-19 là cơ hội để độc lập khỏi Trung Quốc, đồng thời chống lại việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan”.
http://biendong.net/bien-dong/34418-bat-chap-tq-phan-doi-my-tai-khang-dinh-quan-he-than-thiet-voi-dai-loan.html
Mỹ ủng hộ Australia điều tàu chiến đến Biển Đông
Theo Hải quân Mỹ, việc Australia điều tàu hộ vệ tập trận chung ở Biển Đông cho thấy những lợi ích và cam kết chung với khu vực.“Australia có cùng mối quan tâm trong việc đảm bảo tự do hàng hải và tuân thủ các quy tắc và tập quán được quốc tế chấp nhận liên quan đến luật biển. Australia rất chuyên nghiệp, hợp tác của chúng tôi cho thấy cam kết chung về mối quan hệ chặt chẽ và vững bền từ lâu giữa hai nước”, hạm trưởng tàu tuần dương USS Bunker Hill của hải quân Mỹ, Kurt Sellerberg cho biết.
Lời tán dương được đại tá Sellerberg đưa ra sau khi các tàu chiến Mỹ và tàu hộ vệ HMAS Parramatta của hải quân Australia diễn tập chung trên Biển Đông từ ngày 13/4.
Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tuần trước cho biết tàu chiến HMAS Parramatta di chuyển cùng với tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill, sau đó hội quân với tàu đổ bộ tấn công USS America và tàu khu trục USS Barry ngày 18/4.
“Chúng tôi mong muốn mọi cơ hội hợp tác trên biển với các đồng minh Australia. Sự hiện diện của nhiều tàu chiến uy lực trên Biển Đông đã chứng minh cho các đồng minh và đối tác trong khu vực rằng chúng tôi có cam kết sâu sắc với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở và tự do”, chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy Nhóm tác chiến Viễn chinh USS America, cho hay.
Tàu chiến Mỹ và HMAS Parramatta của Australia đã thực hiện các hoạt động diễn tập bắn đạn thật, vận hành trực thăng, diễn tập đội hình xuồng bảo vệ và hiệp đồng chỉ huy, kiểm soát. Hơn 3.000 thủy thủ hải quân và lính thủy quân lục chiến Mỹ đã tham gia đợt diễn tập.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ quốc phòng Australia cho biết, “tàu tuần dương HMAS Parramatta đã triển khai tại khu vực Nam và Đông Nam Á trong vòng 2 tháng nhằm củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực”.
Bộ Quốc phòng Australia cũng khẳng định “Australia đã duy trì một chương trình can dự quốc tế mạnh mẽ với các nước trong và xung quanh khu vực Biển Đông trong nhiều thập kỷ”.
Lầu Năm Góc trước đó thông báo tàu USS America và USS Bunker Hill đã được triển khai và hoạt động trên Biển Đông. Theo Reuters, nhóm chiến hạm Mỹ đã xuất hiện gần nơi tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành tại vùng biển gần Malaysia.
Bình luận về việc Mỹ và Australia điều tàu tới tập trận trên Biển Đông, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngô Toàn Thắng, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 23/4 cho biết:
“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ở khu vực Biển Đông được xác lập tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Hoạt động của các nước cần đóng góp vào mục tiêu chung này”.
http://biendong.net/bi-n-nong/34395-my-ung-ho-australia-dieu-tau-chien-den-bien-dong.html
Làn sóng mới kêu gọi kiện Chủ tịch TQ Tập Cận Bình
vì đã gây ra dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới
Mỹ, Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác đang có nhiều ý kiến lên tiếng chỉ trích, thậm chí đệ đơn kiện Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình lên Liên hợp quốc về việc chế tạo virus làm vũ khí sinh học, dẫn đến dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.Ai Cập: Quốc gia châu Phi đầu tiên khởi kiện ông Tập Cận Bình, đòi bồi thường 10.000 tỷ USD
Ngày 7/4, báo Arab News đưa tin ông Mohamed Talaat sống tại tỉnh Gharbia, Nile Delta, phía Nam Cairo, Ai Cập đãđệ đơn kiện Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc chế tạo virus làm vũ khí sinh học, căn cứ theo nhiều báo cáo của các kênh truyền thông. Cùng lúc đó, nhiều ý kiến khác cũng đồng loạt lên án, chỉ trích ông Tập Cận Bình. Quốc gia Châu Phi đầu tiên khởi kiện ông Tập Cận Bình, đòi bồi thường 10.000 tỷ USD do cho rằng Chính quyền Trung Quốc đã giấu giếm dịch bệnh vào thời kỳ đầu gây ra đại dịch toàn cầu, khiến cho hơn 100.000 người tử vong cho tới nay. Vài ngày trước, một luật sư người Ai Cập đã khởi kiện ông Tập Cận Bình và yêu cầu chính quyền Trung Quốc bồi thường tổn thất cho Ai Cập 10.000 tỷ USD. Bài báo viết: “Ngày 17/03, luật sư người Mỹ Larry Klayman đã khởi tố lên tòa án Federal (Texas), tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển vũ khí sinh học dẫn tới bùng phát dịch bệnh virus viêm phổi chủng mới trên toàn cầu, đồng thời yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường 20 nghìn tỷ USD.
Sự việc này đã thúc đẩy ông Mohamed Talaat tiến hành khởi tố. Ông cho biết, đây là hành động áp dụng luật pháp đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc để bảo đảm quyền lợi của Ai Cập, hơn nữa rất nhiều kênh truyền thông đều cho rằng virus viêm phổi Vũ Hán là do “Trung Quốc chế tạo”. Ông nói rằng, vụ việc này đã thông qua truyền thông để thúc giục Tổng thống Ai Cập Abdel Fattahal-Sisi yêu cầu các chuyên gia công pháp quốc tế thành lập một ủy ban để hỗ trợ đưa vụ kiện lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán nên các chuyến bay đều bị hủy bỏ, ông Talaat không thể tiến hành thêm bước nữa. “Đợi khi mọi thứ hồi phục lại như bình thường, các chuyến bay hoạt động trở lại, tôi sẽ có thể đi tới các nơi khác trên thế giới để thúc đẩy vụ kiện này, và tiến hành truy tố pháp luật đối với chính phủ Trung Quốc”. Ông nhấn mạnh: “Hiện tại chỉ có thể làm được bước đầu tiên”.
Công ty luật ở Mỹ đệ đơn kiện chính quyền Trung Quốc vì gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán
Tại thời điểm khởi kiện, Ai Cập xác nhận có 1.699 ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán, trong đó có 118 ca tử vong. Đảng Cộng sản Trung Quốc giấu giếm dịch bệnh, Mỹ yêu cầu bồi thường 20 nghìn tỷ USD. Ngày 17/3, Larry Klayman, một luật sư hoạt động cánh hữu người Mỹ đã đệ trình đơn kiện lên tòa án Federal tại Texas, tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiên cứu vũ khí sinh học, dẫn tới bùng phát dịch bệnh viêm phổi chủng mới trên toàn cầu. Ông Klayman viết trong tờ tuyên bố: “Thuế mà người Mỹ nộp không có lý do gì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại to lớn do chính phủ Trung Quốc gây ra. Người dân Trung Quốc là những người tốt, nhưng chính phủ của họ thì không, nó (Đảng Cộng sản Trung Quốc) nhất định phải trả giá đắt cho dịch bệnh này”. Ông kêu gọi tất cả những ai bị thiệt hại bởi virus viêm phổi Vũ Hán, không kể thân phận và quốc tịch, đều có thể đăng ký trên trang Freedom Watch USA, trở thành một phần của vụ kiện tập thể để cùng đấu tranh đòi bồi thường. Bị cáo trong vụ kiện bao gồm: Chính phủ và quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc, chuyên gia vũ khí sinh học quân đội Trần Vi (Chen Wei), Viện Virus học Vũ Hán, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và giám đốc Vương Duyên Dật (Wang Yanyi), và nhà nghiên cứu Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli). Đơn kiện yêu cầu Bồi thẩm đoàn Tòa án Federal tiến hành xét xử, bồi thường số tiền “ít nhất là 20 nghìn tỷ USD”.
Ấn Độ kiện TQ lên Liên hợp quốc vì lây lan dịch Covid-19
Cho đến nay, vụ kiện đã được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas. Hiệp hội Luật sư Ấn Độ khiếu nại lên Tòa án quốc tế, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm. Mấy ngày trước, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) và Hiệp hội luật sư toàn Ấn Độ (All India Bar Association) đã đệ đơn khiếu nại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (United Nations Human Rights Council) về sự bùng phát virus viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu, gây tổn thương tâm lý và thân thể nghiêm trọng cho người dân thế giới, gây tổn thất rất lớn đến kinh tế và xã hội, từ đó yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc che giấu dịch bệnh gây ra đại dịch toàn cầu.
Chủ tịch Hiệp hội Luật sư toàn Ấn Độ kiêm Chủ tịch ICJ, ông Adish C.Aggawala trong đơn khiếu nại nói: “Xét trên việc Đảng Cộng sản Trung Quốc bí mật nghiên cứu vũ khí sinh học có tính sát thương nhân loại trên quy mô lớn, chúng tôi khiêm tốn khẩn cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc yêu cầu và ra lệnh cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, bồi thường cho cộng đồng quốc tế và các quốc gia thành viên, đặc biệt là Ấn Độ”. Ông Aggarwala trong đơn khiếu nại còn nhắc về những ảnh hưởng của đại dịch tới nền kinh tế Ấn Độ, bao gồm việc cung cầu hàng hóa không cân bằng và tác động của việc di dời dân cư. Ông viết: “Hoạt động kinh tế của Ấn Độ bị ngừng trệ, hơn nữa còn là đòn tấn công nặng nề vào nền kinh tế bản địa cũng như toàn cầu”.
Đơn khiếu nại còn chỉ rõ: Đảng Cộng sản Trung Quốc dày công trù tính một “âm mưu”, ý đồ phát tán virus viêm phổi chủng mới trên phạm vi toàn thế giới, hành động này trái với các điều khoản trong “Điều lệ Y tế quốc tế”, vi phạm nghiêm trọng “Luật Nhân đạo quốc tế” và “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”. Do đó, Ấn Độ đệ đơn khiếu nại lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc che giấu dịch bệnh gây ra đại dịch toàn cầu. Dù đơn khiếu nại này không đề cập đến số tiền bồi thường thực tế, nhưng theo thống kê của Acuite Rating & Research Ltd, dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn Ấn Độ khiến nước này ở trong tình trạng phong tỏa chưa từng có trước đây, bao gồm đóng cửa doanh nghiệp, tạm dừng các chuyến bay và ngưng toàn bộ các hoạt động vận tải, việc này khiến nền kinh tế Ấn Độ tổn thất mỗi ngày gần 4,64 tỷ USD.
http://biendong.net/bien-dong/34424-lan-song-moi-keu-goi-kien-chu-tich-tq-tap-can-binh-vi-da-gay-ra-dich-benh-covid-19-tren-toan-the-gioi.html
Đại dịch sẽ làm thay đổi mối quan hệ
giữa phố Wall với Trung Quốc?
Thiện LanVào ngày 17/4, trong chương trình “Tư duy lãnh đạo Hoa Kỳ” (American Thought Leaders) của The Epoch Times, ông Kyle Bass, nhà quản lý quỹ phòng hộ của Mỹ cho biết, việc mất lòng tin ngày càng tăng đối với cách xử lý sự bùng phát virus của chính quyền Trung Quốc khiến Phố Wall phải suy nghĩ lại về các giao dịch với quốc gia này.
Một người Mỹ bình thường cũng bắt đầu hiểu rằng “chính phủ Trung Quốc không đáng tin cậy, họ không phải là bạn của chúng ta và có thể coi họ là kẻ thù không đội trời chung”, ông Kyle Bass cho biết.
Theo ông Kyle Bass, sắp tới, mối quan hệ của Phố Wall với chính phủ Trung Quốc “sẽ phải thay đổi. Và tôi nghĩ rằng nó đang xảy ra ngay bây giờ”.
Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành khiến thế giới phải trả giá đắt cho tính mạng và thiệt hại kinh tế, ngày càng nhiều quốc gia và khu vực đang đánh giá lại mối quan hệ của họ với Bắc Kinh. Ngoài ra, sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu đã buộc các công ty phải xem xét giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, khi nhiều nhà máy của các công ty này đặt tại đây.
Tuy nhiên, sau khi đại dịch giảm sự hoành hành, vẫn còn phải xem liệu các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ có bắt đầu rời bỏ Trung Quốc.
Tách rời về tài chính?
“Phố Wall luôn luôn hợp tác với Trung Quốc, cấp thêm năng lượng cho nền kinh tế Trung Quốc”, ông Frank Xie, phó giáo sư tại Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Nam Carolina cho biết.
Theo ông Xie, những động thái gần đây của Bắc Kinh nhằm mở cửa ngành tài chính trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gia tăng kể từ cuộc chiến thương mại 2018, có nghĩa là Phố Wall khó có thể rời Trung Quốc sớm. Ví như, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley và Goldman Sachs vào tháng 3 đã trở thành các ngân hàng nước ngoài mới nhất nhận được sự chấp thuận theo quy định của Trung Quốc để có cổ phần đa số trong công ty liên doanh chứng khoán của họ tại Trung Quốc.
Ngoài ra, mặc dù chính quyền Trung Quốc đã không thực hiện cam kết mở cửa ngành ngân hàng khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, nhưng theo ông Xie, các ngân hàng nước ngoài “vẫn làm việc chăm chỉ để giành được một miếng bánh từ thị trường Trung Quốc”.
Ông Xie cho biết, các ngân hàng Phố Wall đã giúp nhiều công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Theo Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung, tính đến tháng 9/2019, đã có 172 công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn của Mỹ với vốn hóa thị trường hơn 1 nghìn tỷ USD.
Đồng thời, theo ông Xie, một số công ty phương Tây đã tuyển dụng người thân của các quan chức Trung Quốc trong nỗ lực giành chiến thắng trong kinh doanh tại quốc gia này. Ví như, JPMorgan Chase năm 2016 đã đồng ý nôp phạt 264 triệu USD sau khi tuyển dụng người thân và bạn bè của các quan chức cấp cao Trung Quốc để có quyền tiếp cận với các giao dịch ngân hàng – một hành vi vi phạm luật hối lộ của Mỹ. Credit Suisse và Deutsche Bank cũng đã phải trả khoản tiền phạt lớn cho các cơ quan quản lý của Mỹ cho các hoạt động tương tự.
Ông Xie cho biết, các vụ gian lận kế toán tại các công ty Trung Quốc, với vụ bê bối cao cấp mới đây nhất của công ty Luckin Coffee được niêm yết tại Mỹ, cũng không ngăn cản được các công ty đầu tư.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng họ biết rất nhiều công ty [Trung Quốc] là lừa đảo, rằng rất nhiều công ty không tuân thủ các quy tắc tài chính, quy tắc báo cáo và quy tắc kế toán. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ tiếp tục đầu tư trừ khi có những công ty…. tiết lộ những hành động sai trái của họ”.
Mắt nhắm mắt mở
Ông Bass đã lên án các công ty tài chính và các doanh nghiệp Mỹ về việc họ đã phớt lờ các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc khi theo đuổi thị trường của đất nước này.
“Bạn có thể tưởng tượng nếu bạn giải thích với ai đó rằng bạn đang kinh doanh với một chế độ có hơn một triệu tù nhân lương tâm bị giam giữ, và đang thực hiện việc mổ cướp nội tạng trực tiếp trên quần thể tù nhân chính trị này hàng ngày?”, ông hỏi, đề cập đến việc chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn cho hành vi giết hại các tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, để thu hoạch nội tạng của họ và bán trên thị trường cấy ghép.
“Thế mà những công ty như Blackstone lại không thể chờ đợi được để đầu tư thêm một đô-la nữa vào Trung Quốc”, ông Bass nói tiếp.
“Bạn biết tại sao không? Bởi vì họ đã để đồng tiền làm họ mù quáng… trước những vi phạm nhân quyền trắng trợn của một trong những chế độ độc tài nhất từng tồn tại. Thật là điên rồ”.
Hành động của Mỹ
Theo ông Bass, bước đầu tiên để khắc phục tình trạng này là làm cho các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ phải mở sổ kiểm toán của họ cho các cơ quan quản lý của Mỹ. Hiện tại, chính quyền Trung Quốc đang ngăn chặn SEC (Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ) hoặc các cơ quan quản lý của Mỹ kiểm tra các giấy tờ làm việc kiểm toán của các công ty Trung Quốc, nói rằng chúng có chứa “bí mật nhà nước”.
Tháng 6 năm ngoái, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã giới thiệu các dự luật cho Thượng viện và Hạ viện để buộc các công ty Trung Quốc và các công ty nước ngoài niêm yết tại Mỹ cần phải tuân thủ các quy định công khai tài chính của Mỹ, hoặc nếu không thì sẽ không được niêm yết nữa.
Các quỹ hưu trí công của Hoa Kỳ cũng đang được tăng cường kiểm tra các khoản đầu tư vào các công ty Trung Quốc, bao gồm cả các quỹ đang hỗ trợ cho quân đội, gián điệp và vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu như MSCI và FTSE đã thêm chứng khoán Trung Quốc vào các chỉ số thị trường toàn cầu và mới nổi của họ, cho phép hàng tỷ đô la đầu tư của Hoa Kỳ chảy vào các cổ phiếu Trung Quốc.
Một trong số các công ty có trong chỉ số của MSCI là nhà sản xuất thiết bị giám sát Công nghệ kỹ thuật số Hàng Châu Hikvision của Trung Quốc, được đưa vào danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ năm ngoái vì công nghệ của nó đã được sử dụng để đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương nằm ở phía tây Trung Quốc.
“Thật là điên rồ khi các nhân viên quân đội và liên bang của chúng ta lại đang gián tiếp đóng góp cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc – và điều tồi tệ hơn là gần như tất cả họ hoàn toàn chẳng biết gì về tình huống này”, dân biểu Hoa Kỳ, Mike Waltz cho biết trong một tuyên bố vào ngày 24/4.
Theo The Epoch Times
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-dich-se-lam-thay-doi-moi-quan-he-giua-pho-wall-voi-trung-quoc.html
Chuyện du lịch vòng quanh thế giới bằng thuyền,
bị từ chối lên bờ mới biết dịch bệnh bùng phát
Vũ DươngTheo Epoch Times, một đôi vợ chồng ở Manchester nước Anh đi du lịch vòng quanh trái đất bằng thuyền và hiếm khi liên lạc với thế giới bên ngoài. Mãi đến tháng trước cả hai bị từ chối lên bờ, họ mới biết dịch viêm phổi Vũ Hán đã bùng phát trên khắp thế giới.
Theo hãng tin BBC, đôi vợ chồng Ryan Ostern và Elena Manighetti đã từ bỏ công việc vào năm 2017, mua một du thuyền và bắt đầu theo đuổi giấc mơ du lịch vòng quanh thế giới.
Cặp đôi yêu cầu người nhà giữ liên lạc với họ, nhưng họ cũng nói rằng họ không muốn nhận bất kỳ tin xấu nào trong chuyến đi du lịch của mình.
Cô Elena Manighetti có quê mẹ ở Lombardy nước Ý, cho biết cô đã nghe nói Trung Quốc xuất hiện virus vào tháng 2, nhưng trong tình huống thông tin hạn chế, họ ước tính trong thời gian 25 ngày, khi họ đến vùng biển Caribe dịch bệnh sẽ biến mất.
Tuy nhiên, Ryan Ostern nói thêm rằng khi họ đến nơi, hai người mới biết, dịch bệnh đã không biến mất, mà trái lại đã lan ra khắp thế giới.
Hai vợ chồng ban đầu dự tính sẽ lên bờ ở đảo Saint Vincent vào giữa tháng 3, nhưng khi họ đến đó, họ thấy rằng mình không được phép lên đảo.
Khi đó họ tưởng rằng, đó chỉ là một biện pháp phòng ngừa được thực hiện bởi hòn đảo, để ngăn chặn khách du lịch từ bên ngoài tràn vào, lây nhiễm dịch bệnh cho cư dân hòn đảo trong mùa du lịch cao điểm. Họ vẫn chưa biết tính nghiêm trọng của dịch bệnh lần này.
Sau khi liên lạc với một người bạn trên đảo, họ mới biết rằng vì Elena Manighetti vốn là một công dân của Ý nên đã bị từ chối lên bờ, ngay cả khi cô ấy đã không đến Ý trong vài tháng qua.
May mắn thay, họ đã sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để theo dõi lộ trình của con tàu và thông tin về lộ trình này có thể chứng minh rằng họ đã cách ly trên biển trong 25 ngày. Cuối cùng họ đã được lên bờ.
Elena Manighetti nói rằng sau khi cô lên bờ và gọi điện cho cha mình, cô mới biết dịch bệnh lần này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quê hương và gia đình cô như thế nào. Vào thời điểm đó, quê hương của cô đã bị phong tỏa trong vài tuần và có những người cô quen biết nhiều năm đã qua đời.
Cô nói: “Đây là một cuộc trò chuyện khiến người ta không khỏi đau lòng. Ông ấy bảo tôi đừng hoảng sợ, nhưng thị trấn của chúng tôi đã trở thành một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới”.
Cặp đôi hiện đang chờ đợi trên đảo Saint Vincent, không thể tiếp tục chuyến hành trình tiếp theo. Họ hy vọng sẽ được nhìn thấy nhiều cảnh đẹp hơn của biển Caribe, nhưng họ cũng lo lắng rằng họ sẽ bị mắc kẹt khi mùa bão vào tháng Sáu kéo đến.
Theo Epoch Times,
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-du-lich-vong-quanh-the-gioi-bang-thuyen-bi-tu-choi-len-bo-moi-biet-dich-benh-bung-phat.html
Điểm tin COVID
Mỹ: 1 triệu người nhiễmSố người nhiễm virus corona tại Mỹ lên tới 1 triệu hôm 28/4, tức tăng gấp đôi trong vòng 18 ngày, chiếm 1/3 tổng ca nhiễm trên toàn thế giới, theo dữ liệu của Reuters.
Hơn 56.500 người Mỹ đã thiệt mạng trong đại dịch COVID, trung bình khoảng 2 ngàn ca mỗi ngày trong tháng này.
Khoảng 30% số ca bệnh là ở bang New York, tâm dịch tại Mỹ, tiếp sau là New Jersey, Massachusetts, California và Pennsylvania.
Trên toàn cầu, virus corona làm 3 triệu người bị nhiễm.
Mỹ, quốc gia có dân số đông hàng thứ ba trên thế giới, có số ca nhiễm cao gấp 5 lần so với các nước tiếp theo trong danh sách bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì corona như Ý, Tây Ban Nha, và Pháp.
Tổng số tử vong vì COVID tại Mỹ nay đã vượt quá tổng số người Mỹ bị thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953 – 36.516 người.
Khoảng một chục tiểu bang đã bắt đầu nới lỏng lệnh ‘ở nhà’ bất chấp khuyến cáo của giới chuyên môn rằng hành động quá sớm có thể khiến số ca nhiễm lại tăng lên.
Phân nửa lao động Mỹ thu nhập ‘thất nghiệp’ cao hơn lương đi làm
Khoảng phân nửa trong số hàng triệu người lao động Mỹ bị mất việc vì đại dịch corona có thể rốt cuộc sẽ có thu nhập ‘thất nghiệp’ cao hơn lương đi làm, theo các cuộc phân tích mới về trợ cấp thất nghiệp.
Trong nỗ lực phục hồi kinh tế, chính phủ Mỹ hiện cấp thêm 600 đô la/tuần cho các lao động bị mất việc cho tới cuối tháng 7.
Trung bình các tiểu bang trả cho nhân công bị thất nghiệp 45% lương của họ, nhưng với các khoản trợ cấp thêm vì virus corona, Bộ Lao động nói trong vài tuần tới, các khoản chu cấp sẽ tăng lên từ mức trung bình là 377 đô/tuần của cuối năm ngoái lên thành 978 đô/tuần.
Tới nay, 26 triệu lao động Mỹ bị mất việc vì corona, tình trạng thất nghiệp ‘thê thảm’ chưa từng thấy tại Mỹ kể từ cuộc Đại Suy thoái trong thập niên 30.
Anh: Tử vong tăng
Anh đang trên đà trở thành một trong những nơi có số tử vong cao nhất vì virus corona tại Châu Âu, sau khi dữ liệu công bố hôm 28/4 cho thấy tổng số người chết trên toàn quốc lên tới 24.000 cách đây 9 ngày.
Nga gia hạn ‘phong toả’
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/4 gia hạn lệnh phong toả vì virus corona thêm hai tuần nữa trong khi ra lệnh bắt đầu chuẩn bị dần nới lỏng các hạn chế từ giữa tháng 5.
Dù thông báo số ca nhiễm đang dần ổn định nhưng ông Putin khuyến cáo người dân rằng những ngày tệ hại nhất vẫn còn phía trước.
Số ca nhiễm mới tại Nga tăng lên 6.411 hôm 28/4, nâng tổng số trên toàn quốc lên thành 93.558 người. Số tử vong hiện là 867.
Nga hiện xếp thứ 8 trên thế giới về số người nhiễm virus corona.
Tây Ban Nha dần nới lỏng các hạn chế
Tây Ban Nha ngày 28/4 loan báo kế hoạch bốn giai đoạn dỡ bỏ một trong những lệnh phong toả nghiêm ngặt nhất tại Châu Âu để phục hồi sinh hoạt đời sống trước cuối tháng 6 trong lúc tử vong hằng ngày giảm xuống còn 301 ca so với mức cao kỷ lục 950 ca mỗi ngày hồi đầu tháng.
Thủ tướng Pedro Sanchez nói việc nới lỏng phong toả sẽ bắt đầu ngày 4/5 và khác nhau tuỳ từng địa phương.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid/5396302.html
Khoa học gia Oxford tăng tốc
trong cuộc đua tìm vaccine COVID
Các nhà khoa học Trường đại học Oxford đang chạy đua tìm vaccine ngừa COVID-19 trước thời hạn tiêu chuẩn.Họ tin tưởng có thể nhanh chóng làm việc này, nâng cao hy vọng trên toàn cầu là vaccine không phải chờ đến sang năm mới có.
Vaccine do Viện Jenner của Oxford được tiêm cho người lần đầu tiên trong tuần qua. Các nhà khoa học đang dự tính cho thử nghiệm chích vaccine hàng loạt trong hơn một tháng, khung thời gian nhanh hơn những nỗ lực phát triển vaccine khác.
Tờ New York Times ngày 27/4 loan tin nhóm khoa học gia này tính thử nghiệm lên hơn 6.000 người vào cuối tháng 5.
Toán Oxford nói mục tiêu của họ là nhằm sản xuất một triệu liều vaccine, nếu vaccine tỏ ra hữu hiệu, vào tháng 9, nhiều tháng trước thời hạn tiêu chuẩn là từ 12 đến 18 tháng thường được ngành y trên toàn thế giới nhắc đến.
Giáo sư Sarah Gilbert, trưởng toán của chương trình, nói bà “tin tưởng 80%” vaccine sẽ thành công.
Thử nghiệm đầu tiên đầy hứa hẹn
Với niềm tin này, Anh đã bắt đầu tài trợ cho việc phát triển rộng lớn, một hành động rủi ro về tài chánh nếu vaccine không hiệu nghiệm.
“Chúng tôi sẽ yểm trợ cho họ hết mình và trao cho họ những nguồn lực cần thiết để tạo cho họ cơ hội tốt nhất thành công,” Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nói.
Niềm tin của nhóm nghiên cứu một phần dựa trên hiểu biết rằng những thành phần căn bản của vaccine đã được thay đổi về gen để không làm hại đến con người và đã chứng tỏ an toàn trong những cuộc thử nghiệm lâm sàng trước đây.
Các cuộc thử nghiệm sơ khởi cũng cho thấy là vaccine hữu hiệu, trong đó có những thử nghiệm cho thấy vaccine có thể tạo ra đáp ứng miễn nhiễm trên loài khỉ rhesus macaque.
Vaccine được chế tạo từ virus cúm thông thường được biến cải để không thể tăng trưởng trong người. Các nhà khoa học đã thêm vào những protein từ virus corona mà họ hy vọng sẽ kích thích hệ thống miễn nhiễm của con người tạo ra kháng thể chống protein, kháng thể này sau đó sẽ bảo vệ con người chống virus.
Thử nghiệm về những thành phần căn bản của virus đã tiến hành trong nhiều năm trong khuôn khổ nỗ lực tìm ra vaccine chống bệnh sốt rét. Bà Gilbert dùng loại virus được điều chỉnh tương tự để chế tạo vaccine chống một virus gây bệnh MERS trước đây. Thử nghiệm lâm sàng loại vaccine đó tỏ ra đầy hứa hẹn.
Một lý do chính để vaccine Oxford có thể nhanh chóng qua giai đọan thử nghiệm là những yếu tố căn bản của vaccine đã được thử nghiệm mạnh mẽ trên người.
Những thách thức
Để cho dữ liệu vaccine được hữu hiệu, những người được thử nghiệm phải chứng tỏ không lây nhiễm vaccine từ môi trường chung quanh. Tuy nhiên, nếu bệnh không lây lan tự nhiên chung quanh họ, thì thử nghiệm có thể chứng tỏ liệu vaccine có tạo ra sự khác biệt hay không, hay phải mất nhiều thời gian hơn để đạt được kết luận.
Các nhà nghiên cứu nói nếu không thể đạt được kết quả thuyết phục tại Anh, họ có thể phải bắt đầu thử nghiệm tại nơi khác trên thế giới nơi virus lây lan nhanh chóng hơn.
Hướng dẫn về đạo đức thường cấm các nhà khoa học tiêm vào những người khỏe mạnh một mầm bệnh nguy hiểm.
Có hơn 100 nỗ lực trên toàn thế giới để chế tạo vaccine ngừa virus corona nhưng chỉ có một số ít bắt đầu thử nghiệm trên người.
Công ty Moderna tại Mỹ là công ty đầu tiên bắt đầu những cuộc cuộc thử nghiêm lâm sàng nhỏ vào tháng 3, nhưng những cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn hơn trên người chưa bắt đầu.
Những nỗ lực khác do công ty Trung Quốc CanSino, và một đối tác giữa công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech và công ty dược Pfizer của Mỹ thực hiện.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết cách đây nhiều năm từng tiến gần đến việc chế tạo một vaccine chống virus corona để ngừa hội chứng hô hấp trầm trọng, hay SARS, nhưng việc tài trợ cạn kiệt khi SARS biến mất sau khi giết chết hơn 770 người trên toàn thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/khoa-h%E1%BB%8Dc-gia-oxford-t%C4%83ng-t%E1%BB%91c-trong-cu%E1%BB%99c-%C4%91ua-t%C3%ACm-vaccine-covid/5396358.html
Trẻ em tại Anh và Pháp bị tấn công bởi dịch bệnh lạ,
có thể liên quan đến virus corona
Bình luậnDu MiênBệnh viện Necker ở Paris vừa đưa ra cảnh báo sau khi ghi nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ phải nhập viện tại đây vì các hội chứng viêm nghiêm trọng. Trước đó, hiện tượng này cũng đã xuất hiện và được báo cáo tại Anh, Le Figaro đưa tin.
Trong ngày 28/4, bệnh viện Necker đã đưa ra cảnh báo về một loại bệnh xuất hiện gần đây ở trẻ nhỏ, với những triệu chứng tương tự như bệnh Kawasaki – một hội chứng tim mạch ảnh hưởng tới trẻ nhỏ tuy nhiên chưa thể xác định nguyên nhân. Đã có khoảng 20 trường hợp tương tự được xác định ở thành phố Paris.
Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Matt Hancock cho biết, các cơ quan y tế Anh đang cố gắng tìm hiểu về căn bệnh nghiêm trọng gần đây đang tấn công một số trẻ em, với câu hỏi đặt ra là liệu có mối liên hệ nào giữa đại dịch virus Corona Vũ Hán và bệnh Kawasaki?
Các bệnh nhân nhỏ tuổi khi mắc bệnh này thường có triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, và viêm tim. 20 trường hợp nhiễm bệnh này tại Pháp hầu hết là trẻ nhỏ từ 2 đến 10 tuổi, không có tiền sử bệnh tật nào đáng chú ý, cũng như không có bệnh lý nền.
Giáo sư Alexandre Belot, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp và bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Phụ nữ, Mẹ và Trẻ em ở Lyon cho biết chưa thể đưa ra mối liên hệ cụ thể giữa bệnh Kawasaki và chủng virus corona, tuy nhiên ông phát hiện các ca dương tính với viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) ở trẻ nhỏ thường đi kèm với các triệu chứng của bệnh Kawasaki như: chứng căng thẳng không ổn định, và các dạng viêm cơ tim có tính nghiêm trọng.
Hiện tại, ngoài trường hợp 1 trẻ nhỏ tử vong tại Anh, các ca bệnh nhi khác đều có sự cải thiện lâm sàng nhờ vào các biện pháp chăm sóc y tế nhanh chóng và phù hợp.
Khi chia sẻ với đài phát thanh LBC, Bộ trưởng Hancock cho biết: “Đây là một căn bệnh mới, mà theo chúng tôi thấy, có thể do virus corona gây nên. Chúng tôi không chắc chắn 100% vì một số ca có biểu hiện bệnh không có kết quả xét nghiệm dương tính (với virus corona). Vì vậy, hiện thời chúng tôi đang làm rất nhiều nghiên cứu. Nhưng đây là điều chúng tôi quan tâm hàng đầu”.
Trong cuộc họp báo hàng ngày về virus Corona Vũ Hán của chính phủ hôm thứ Hai (27/4), Giám đốc Dịch vụ Y Tế Chris Witty đã nói: “Đây là một căn bệnh rất hiếm gặp, nhưng tôi nghĩ khá hợp lý [để khẳng định] là do virus corona gây ra, ít nhất là trong một số trường hợp nhất định”.
Được biết, hiện tại ngoài đại dịch viêm phổi Vũ Hán, còn có thêm các loại dịch bệnh khác đang hoành hành, mà đa phần đều tập trung ở Trung Quốc.
Một loạt các tài liệu nội bộ chính phủ từ khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc, tiết lộ rằng chính quyền địa phương đã cố tình che giấu quy mô bùng phát của virus Corona Vũ Hán tại khu vực này. Trong khi đó, tại đây cũng đang hứng chịu trận dịch hạch bùng phát có nguồn gốc lây truyền từ các loài gặm nhấm trong khu vực. Bệnh dịch hạch có thể lây lan sang người nếu họ bị bọ chét mang mầm bệnh cắn hoặc khi tiếp xúc gần với động vật đã mang bệnh.
Ngoài dịch viêm phổi Vũ Hán thì dịch tả lợn Châu Phi, dịch hạch, bệnh brucella (bệnh lây truyền giữa động vật và người do vi khuẩn brucella gây ra), cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao… đang theo nhau kéo tới Trung Quốc. ‘Họa vô đơn chí’, giờ đây lại có thêm dịch bệnh ngựa Châu Phi, như một đòn nguy hiểm chí mạng đang đe dọa nền kinh tế nước này. Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tỷ lệ tử vong của loài ngựa khi nhiễm dịch bệnh này có thể lên tới 95%.
Du Miên
https://www.ntdvn.com/the-gioi/tre-em-tai-anh-va-phap-bi-tan-cong-boi-dich-benh-la-co-the-lien-quan-den-virus-corona-33929.html
Covid-19: Thủ tướng Pháp
công bố kế hoạch dần dần ra khỏi phong tỏa
Tú AnhKể từ ngày 11/05/2020, từng địa phương cấp vùng ở Pháp sẽ từng bước tái lập sinh hoạt bình thường, tùy theo ”ba điều kiện y tế”. Chợ búa, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, dần dần mở lại. Khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng, 700.000 xét nghiệm mỗi tuần, cách ly những trường hợp dương tính… là một số các biện pháp chủ yếu.
Kế hoạch do thủ tướng Edouard Philippe trình bày tại Quốc Hội, ngày thứ Ba 28/04/2020, được đại đa số dân biểu ủng hộ (368 phiếu thuận trên 100 phiếu chống và 103 phiếu trắng).
Thủ tướng Edouard Philippe khẳng định nước Pháp sẽ phải sống chung với dịch, với nguy cơ đương đầu với đợt thứ hai, và kế hoạch tái lập sinh hoạt bình thường sẽ được thực hiện theo từng bước và từng vùng, dựa trên ”ba điều kiện”. Thứ nhất là trường hợp lây nhiễm có gia tăng trong 7 ngày liên tiếp hay không, thứ hai là khả năng tiếp nhận của bệnh viện cấp vùng có cho phép hay không và thứ ba là liệu hệ thống xét nghiệm có sẵn sàng hay chưa.
Nói cách khác nước Pháp sẽ có hai loại địa phương: ”xanh” và ”đỏ”. Loại ”xanh” sẽ được mở sớm, còn loại ”đỏ” thì phải chờ. Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ có một cuộc họp tổng kết tình hình trước khi quyết định.
Về y tế, các biện pháp của chính phủ dựa trên ba trục chính: bảo vệ, xét nghiệm và cách ly.
Khẩu trang là yếu tố quan trọng để tự bảo vệ mình và bảo vệ người. Cùng với khẩu trang là việc tuân thủ việc giữ khoảng cách giữa các cá nhân, trong các phương tiện giao thông công cộng, cũng như các không gian đông người khác. Về xét nghiệm, Nhà nước bảo đảm từ nay đến 11/05 sẽ có khả năng thực hiện 700.000 xét nghiệm mỗi tuần. Người có dương tính sẽ tự cách ly tại nhà hay được đưa vào khách sạn dành riêng trong vòng 14 ngày.
Riêng về việc đi lại của mỗi cá nhân, kể từ ngày 11/05, mọi di chuyển dưới 100 km không cần tờ khai danh dự như trước. Người trên 65 tuổi cũng được tự do đi lại, nhưng được khuyến cáo thận trọng ở nhà thì tốt hơn. Các sinh hoạt hay tụ điểm đông người như bóng đá, quán ăn, rạp hát, bảo tàng phải chờ đến cuối tháng 06. Không được phép tập hợp quá 10 người tại các nơi công cộng, cũng như không gian tư.
Biện pháp chống dịch qua điện thoại có định vị gây tranh cãi, vì đe dọa tự do cá nhân, đã được tạm gác qua một bên để chờ hoàn chỉnh các kỹ thuật an toàn. Biện pháp này sẽ được thảo luận tại Quốc Hội.
Lộ trình của chính phủ Pháp được công bố vào lúc đại dịch Covid 19 vẫn tiếp tục gây tang tóc, cho dù số ca tử vong và cấp cứu giảm. Báo cáo chiều hôm qua ghi nhận có thêm 367 bệnh nhân từ trần trong 24 giờ qua. Tổng cộng tại Pháp có 129.859 ca lây nhiễm, 23.660 ca tử vong tính đến chiều ngày 28/04.
Đại dịch còn làm cho 11,3 triệu dân Pháp bị thất nghiệp bán phần.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200429-covid-19-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%A1p-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-d%E1%BA%A7n-d%E1%BA%A7n-ra-kh%E1%BB%8Fi-phong-t%E1%BB%8Fa
Covid-19: Thủ tướng Pháp thổi còi
chấm dứt sớm mùa giải thể thao chuyên nghiệp
Anh Vũ« Mùa giải 2019-2020 của thể thao chuyên nghiệp sẽ không thể nối lại », quyết định của chính phủ Pháp đã đóng lại hy vọng cứu vãn mùa bóng của các câu lạc bộ bóng đá Pháp, mà lịch trình thi đấu cũng như nguồn thu bị đảo lộn vì dịch Covid-19.
Điều mà bà bộ trưởng Thể Thao Roxana Maracineaunu thông báo cách đây ít hôm đã được thủ tướng Edouard Philippe khẳng định: Thể thao không phải là ưu tiên trong cuộc chiến chống dịch virus corona. Trong kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa đọc trước Quốc Hội ngày hôm qua, 28/04/2020, lãnh đạo chính phủ Pháp tuyên bố dứt khoát: « Mùa giải thể thao chuyên nghiệp 2019-2020, nhất là bóng đá, sẽ không nối lại. » Thông báo này đã chấm dứt hy vọng của chủ tịch các câu lạc bộ bóng đá và Liên đoàn Bóng đá Chuyên nghiệp (LFP), từ vài ngày qua đang rất tích cực chuẩn bị các phương án để nhanh chóng nối lại
tập luyện và các cuộc thi đấu đang dở dang từ giữa tháng 3, vì lệnh phong tỏa phòng chống dịch virus corona.
Thủ tướng Edouard Philippe khẳng định chi tiết: « Để các nhà tổ chức sự kiện hiểu rõ, tôi muốn nói cụ thể là các cuộc trình diễn thể thao (….), tất cả các sự kiện tập hợp hơn 5000 người tham dự sẽ không diễn ra trước tháng 9 ».
Như vậy là chính phủ Pháp đã thổi còi chấm dứt các giải đấu thể thao chuyên nghiệp. Trước tiên là giải vô địch quốc gia bóng đá hạng nhất, hạng hai (Ligue 1 và Ligue 2), giải vô địch quốc gia Top 14 và Pro D2 của môn rugby đã đi được quá nửa mùa bóng. Tiếp đến các giải bóng rổ, bóng ném, bóng chuyền v.v… cũng chính thức phải khai tử mùa thi đấu 2019-2020. Chỉ có giải đua xe đạp quốc tế Tour de France, ngay khi dịch bùng phát đã lên lịch lùi ngày khai cuộc từ 29/08 đến 20/09, là còn chút hy vọng.
Với bóng đá và rugby thì tháng 9 là thời điểm để các câu lạc bộ chuẩn bị bước vào mùa bóng mới, việc nối lại giải trở nên vô nghĩa, và còn nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống thi đấu quốc tế.
Sau thông báo của thủ tướng, bộ trưởng Thể Thao Pháp tuyên bố rõ kể cả « thi đấu kín » cũng sẽ không thể diễn ra được trước cuối tháng 7. Một chút khả năng cho một số trận đấu tổ chức vào tháng 8. Điều này có thể cho phép các câu lạc bộ bóng đá Lyon hay Paris Saint-Germain kết thúc hành trình thi đấu ở cúp châu Âu Champions League, đã được UEFA lui lịch đến tháng 8.
Nhưng bế tắc nhất vẫn là giải quốc gia Ligue 1. Trước đó Liên Đoàn Bóng Đá Pháp dự trù sẽ ưu tiên cho giải đấu chuyên nghiệp này, với việc nối lại từ ngày 17/06 để kết thúc mùa giải vào ngày 25/07 bằng các trận đấu không khán giả. Giải pháp này giờ cũng không thể thực thi được. Không kết thúc được giải đấu, một loạt vấn đề liên quan được đặt ra, từ xếp hạng cho đến tài chính, bản quyền truyền hình….
Ngừng thi đấu, mất nguồn thu
Trước mắt, làng bóng Pháp phải giải quyết vấn đề phân chia danh hiệu vô địch, các đội lên hạng xuống hạng, cũng như là suất được dự các cúp châu Âu mùa bóng sau. Nhưng dựa vào tiêu chí, hệ số nào để có thể xếp hạng thành tích. Các nhà quản lý bóng đá Pháp sẽ họp vào giữa tháng 5 đển bàn về vấn đề này. Đến thời điểm ngừng Ligue 1, Paris Saint-Germain đang xếp đầu bảng.
Không thể có được viễn cảnh công bằng trong việc phân bổ xếp hạng thể thao mà không qua kết quả thi đấu. Rồi sẽ lại có chuyện các câu lạc bộ kiện cáo nhau. Nhưng vấn để lớn hơn là kinh tế của làng bóng đá Pháp bị đe dọa.
Trả lời AFP, một chủ tịch câu lạc bộ trong Ligue1 tỏ ra lo lắng nói : « Nếu bắt buộc phải trở lại thi đấu trong tháng 8, thì có mùa bóng có thể chấm dứt từ bây giờ, vì nếu không người ta sẽ bóp chết mùa bóng tới. Sáu tháng không thu nhập, làm thế nào đây ? Cũng giống như hàng không và du lịch, chúng tôi cũng là lĩnh vực bị nạn, chính thức là từ bây giờ ».
Giải mới đi được ba phần tư quãng đường, như vậy 1/3 thu nhập từ tiền bản quyền truyền hình nguồn thu chính của các câu lạc bộ bóng đá bị mất. Trung bình theo ước tính của các nhà kinh tế thể thao, thu nhập từ bản quyền truyền hình chiếm 40% doanh thu của các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Pháp.
Tổng thể, theo bộ Thể Thao Pháp, thiệt hại với 6 môn thể thao chuyên nghiệp chủ yếu gồm bóng đá, ruby, xe đạp, bóng ném, bóng chuyền, bóng rổ có thể lên tới 1,45 tỷ euros trong trường hợp giải vô địch quốc gia bị hủy hẳn. Trong đó, riêng bóng đá chuyên nghiệp chiếm 1,16 tỷ euro.
Mặc dù vậy, các giới chức thể thao và những người làm bóng đá chuyên nghiệp đều nhận thấy quyết định của chính phủ là « có trách nhiệm » khi hiểu rằng những bức bách về kinh tế không thể lấn sân, sức khỏe cộng đồng còn cấp thiết hơn.
Không chỉ có Ligue 1 mà thứ Sáu tuần trước giải vô địch quốc gia bóng đá Hà Lan cũng đã tuyên bố chấm dứt mùa bóng. Các giải lớn của châu Âu, như Premier League của Anh, La Liga Tây Ban Nha, Seria ở Ý, những nước châu Âu đang bị Covid-19 tàn phá nặng nề, đều đang đứng trước nguy cơ không thể cứu vãn được mùa bóng năm nay. Trong khi đó Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA vẫn hy vọng kết thúc các giải châu lục trong tháng 8, cho dù dưới hình thức tổ chức hay lịch thi đấu thế nào.
Tour de France vẫn còn hy vọng
Với môn bóng bầu dục, Liên đoàn rugby Pháp đã quyết định trở lại thi đấu vào tháng 9, vì dù gì với môn bóng đòi hỏi sự va chạm thể lực lớn thì vẫn cần từ 4 đến 8 tuần khởi động thể lực cho các vận động viên trước khi chính thức thi đấu. Vì đặc thù của môn, một mùa giải của rugby phải kéo dài vì cần thời gian nghỉ ít nhất từ 5 đến 7 ngày giữa hai trận đấu.
Môn đua xe đạp, thông báo của chính phủ ấn định tối đa 5000 người cho một sự kiện chỉ tác động trực tiếp đến cuộc đua Dauphiné và khởi đầu Tour de France. Dauphiné là vòng đua mang tính khởi động cho các vận động viên tham gia Tour de France, theo lịch của Liên Đoàn Đua Xe Đạp Quốc Tế (UCI)
sẽ rơi vào trong tháng 8. Tour de France sẽ chính thức khởi phát vào ngày 29/08 tại Nice và chỉ có 3 chặng đầu là có liên quan đến giới hạn 5000 người. Vấn đề này cũng có thể giải quyết được.
Dù chưa được tổ chức thi đấu, nhưng sau ngày 11/05, các vận động viên có thể trở lại tập luyện, nhưng vẫn là theo từng bước. Ở đây lại nảy sinh một vấn để đau đầu khác là các hoạt động này buộc phải tuân thủ các quy định vệ sinh rất ngặt nghèo.
Liên Đoàn Bóng Đá Pháp dự trù phục hồi hoạt động qua bốn giai đoạn : Đầu tiên, các cầu thủ phải qua kiểm tra sức khỏe (thử máu, tim mạch, tâm lý và xét nghiệm Covid-19), trước khi trở lại luyện tập cá nhân, tiếp đến luyện tập theo nhóm nhỏ, rồi mới trở lại luyện tập tập thể.
Các quy định y tế, vệ sinh phòng dịch để trở lại hoạt động khá phức tạp, không dễ triển khai. Thí dụ, các vận động viên phải đeo khẩu trang trong thời gian ở trại huấn luyện, trừ trong các bài tập thể lực. Các vận động viên, cũng như các nhân viên phục vụ, phải tôn trọng khoảng cách an toàn 2 mét trong giờ nghỉ và 4 mét trong luyện tập cường độ cao. Các máy móc, thiết bị luyện tập phải được tẩy trùng, sau khi mỗi vận động viên sử dụng, khuyến khích các bài tập ngoài trời. Cuối cùng, tài liệu hướng dẫn y tế quy định nhân viên y tế của mỗi câu lạc bộ phải mặc áo bảo hộ, đeo găng, kính, khẩu trang và tẩy trùng toàn bộ dụng cụ y tế, sau mỗi lần vận động viên sử dụng.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200429-covid-19-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%A1p-th%E1%BB%95i-c%C3%B2i-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-s%E1%BB%9Bm-m%C3%B9a-gi%E1%BA%A3i-th%E1%BB%83-thao-chuy%C3%AAn-nghi%E1%BB%87p
Covid-19 : Miễn dịch cộng đồng tại Pháp,
mục tiêu còn xa vời
Thanh PhươngTừ ngày 11/05/2020, nước Pháp dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa đã được ban hành từ 17/03. Nhưng sau gần hai tháng giới hạn tối đa mọi tiếp xúc và nhờ vậy mà đã góp phần kềm chế được đà lây lan của Covid-19, người dân Pháp sẽ phải đối diện với một dấu hỏi lớn: làm sao để tránh một làn sóng thứ hai của dịch virus corona, một khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ?
Trước một kẻ thù còn rất bí hiểm này và trong khi còn lâu mới có được một loại vác-xin ngừa Covid-19, cơ quan y tế đang trông chờ rất nhiều vào sự miễn dịch cộng đồng của dân Pháp, nhưng đây vẫn là một mục tiêu xa vời. Theo các nhà dịch tễ học, để sự miễn dịch đủ mạnh, tránh được một đợt dịch thứ hai, phải có ít nhất 70% dân số đã bị lây nhiễm. Thế mà tỷ lệ này ở Pháp còn rất thấp.
Ngày 23/04 vừa qua, Viện Pasteur Paris đã công bố một công trình nghiên cứu do viện này thực hiện tại một trong những ổ dịch đầu tiên tại Pháp, đó là một trường trung học ở thị trấn Crépy-en-Valois, tỉnh Oise, phía bắc Paris. Đây là nơi có người Pháp đầu tiên, một giáo viên trung học, thiệt mạng vì Covid-19 vào cuối tháng 2. Trong khoảng thời gian từ 30/03 đến 03/04, các nhà khoa học của Viện Pasteur đã xét nghiệm hơn 600 người để xem những người này có đã từng bị nhiễm virus corona chủng mới ( tên khoa học là SARS-CoV-2 ) hay không. Chỉ đạo cuộc điều tra nghiên cứu này là nhà dịch tễ học Arnaud Fontanet của Viện Pasteur.
Theo lời ông Fontanet, dịch Covid-19 ở Crépy-en-Valois dường như đã bùng phát từ tuần lễ thứ ba của tháng 1, đã tiếp diễn cho đến kỳ nghỉ mùa đông, bắt đầu từ 15/02, rồi sau đó đã tiếp tục giảm sau khi các biện pháp phong tỏa được ban hành ở tỉnh Oise ngày 01/03.
Kết quả nghiên cứu cho thấy là chỉ có 26% học sinh, giáo viên và thân nhân của họ có mang trong người kháng thể chống virus corona. Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 23/04, nhà nghiên cứu Fontanet giải thích :
« Có hai nhóm được xét nghiệm. Nhóm đầu tiên, gồm 320 người, là những người có đến trường trong khoảng thời gian đó: học sinh, giáo viên, các nhân viên phục vụ ở trường. Tỷ lệ lây nhiễm của nhóm này là 41%. Nhóm thứ hai, gồm 341 người, là gia đình của các học sinh, có tỷ lệ lây nhiễm là 11%. Như vậy ta thấy là virus lây lan rất nhiều trong trường và lây nhiễm ít hơn giữa các thành viên trong gia đình học sinh.
Qua nghiên cứu này ta thấy trường học là một môi trường rất đặc biệt, nơi mà virus hoạt động rất mạnh, còn gia đình của các học sinh mới phản ánh đúng hơn tình hình chung của dân số Pháp, nhất là tình hình người dân ở Crépy-en-Valois. Tỷ lệ lây nhiễm 11% này còn rất thấp so với mức 70% dân số mà chúng ta cần để có sự miễn dịch cộng đồng giúp bảo vệ chúng ta ».
Từ kết quả nghiên cứu ở trường trung học tại Crépy-en-Valois, ông Fontanet thẩm định, tỷ lệ nhiễm virus của dân Pháp hiện chỉ là khoảng từ 3 đến 10%.
Trước nghiên cứu nói trên, ngày 21/03, Viện Pasteur cũng đã công bố kết quả một nghiên cứu khác, với thẩm định là hiện chưa có tới 6% dân Pháp bị nhiễm virus gây bệnh Covid-19. Nghiên cứu do viện này thực hiện cùng với cơ quan Y tế Công cộng Pháp và Viện Quốc gia Y tế và Nghiên cứu Y Khoa ( INSERM ). Họ đã sử dụng các công cụ toán học và thống kê để phân tích, so sánh các dữ liệu về các ca tử vong và khả năng tử vong của bệnh nhân Covid-19, để đi đến thẩm định là tỷ lệ dân Pháp bị nhiễm hiện chỉ mới là 5,7%.
Ở đây tình hình như đang trong một cái vòng luẩn quẩn : tỷ lệ miễn dịch cộng đồng thấp như vậy chính là do lệnh phong tỏa được tuân thủ, khiến cho số người trung bình bị lây từ một ca nhiễm nay đã xuống còn 0,5, so với 3,3 trước khi có lệnh phong tỏa. Mục đích của việc phong tỏa chính là tránh cho các bệnh viện bị quá tải, do số bệnh nhân đổ đến quá đông, bằng cách kềm hãm đà lây lan của virus. Nhưng mục đích này hóa ra lại đi ngược hướng với mục tiêu miễn dịch cộng đồng!
Cho tới nay, chính phủ Pháp về mặt chính thức vẫn theo đuổi mục tiêu hạn chế sự lây lan của virus. Trong cuộc họp báo thường ngày hôm 23/04, giáo sư Jérôme Salomon, tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp, nói :
« Mục tiêu của nước Pháp không phải là đạt đến miễn dịch cộng đồng chẳng hạn như bằng cách tạo điều kiện cho việc bùng phát đợt dịch thứ hai, rồi đợt dịch thứ ba, rồi mỗi đợt dịch lại có được thêm 5% dân số bị nhiễm. Điều này là rất nguy hiểm. Vì sao ? Bởi vì chúng ta không thể tự cho phép mỗi đợt dịch lại có thêm hàng ngàn người chết, hàng ngàn bệnh nhân phải vào phòng hồi sức. Đó không phải là mục tiêu của chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là tránh sự lan truyền của virus và giới hạn tối đa áp lực đối với hệ thống bệnh viện và các viện dưỡng lão, để kềm chế tốc độ lây lan của virus ở mức thấp nhất, tranh thủ thời gian trong khi chờ các thuốc điều trị hiệu quả và các vác-xin. »
Trả lời hãng tin AFP, tác giả chính của công trình nghiên cứu, nhà nghiên cứu về dịch tễ học Simon Cauchemez nhấn mạnh : « Để cho miễn dịch cộng đồng đủ mạnh nhằm tránh đợt dịch bệnh thứ hai, phải có ít nhất 70% dân số đã bị lây nhiễm. Chúng ta hãy còn ở mức thấp hơn rất nhiều. Cho nên, sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, để tránh một đợt dịch lớn thứ hai, các biện pháp ngăn ngừa phải được duy trì ».
Nhà nghiên cứu Fontanet cũng có cùng nhận định :
« Ngay cả tại một vùng mà dịch hoành hành dữ dội nhất, có thiệt hại nhân mạng nặng nhất, mức độ miễn dịch trong dân chúng vẫn không đủ để chúng ta lơ là các biện pháp phòng ngừa khi lệnh phong tỏa bắt đầu được dỡ bỏ.
Chúng ta gần giống như là vẫn đang ở điểm khởi đầu như trước khi ban hành lệnh phong tỏa và như vậy là việc dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện theo rất nhiều bước và một cách rất thận trọng. Nói cách khác, chúng ta không thể trở lại ngay cuộc sống bình thường, mà phải thay thế các quy định phong tỏa bằng những quy định phù hợp với đời sống kinh tế và xã hội trong hoàn cảnh mới. Những quy định đó sẽ vẫn phải mang tính hạn chế chặt chẽ để ngăn chận sự lây lan của virus. »
Vấn đề miễn dịch cộng đồng lại càng rắc rối hơn nữa vì cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn là khi một người đã bị nhiễm virus corona rồi, thì kháng thể tự nhiên được tạo ra có đủ để giúp người này tránh bị lây nhiễm lần thứ hai hay không và nếu có, thì khả năng miễn dịch này kéo dài bao lâu ?
Với tỷ lệ miễn dịch cộng đồng còn quá thấp và trước nguy cơ sẽ có một làn sóng dịch bệnh thứ hai, chính phủ Pháp buộc phải tiến hành dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo rất nhiều giai đoạn. Thủ tướng Edouard Philippe đã từng báo trước là phải rất lâu dân Pháp mới trở lại cuộc sống bình thường như trước khi có dịch. Có nghĩa là trong nhiều tháng nữa, nếu không muốn nói là trong vài năm nữa, chúng ta phải sống chung với con virus corona, tức là lúc nào cũng phải tuân thủ những quy định về ngăn ngừa dịch bệnh. Toàn bộ cuộc sống sẽ tiếp tục bị đảo lộn trong một thời gian dài, cho đến khi các nhà khoa học tìm ra thuốc điều trị hoặc vác-xin ngừa Covid-19.
Trong tình hình như vậy, có nên cho mở lại các trường kể từ ngày 11/05, như quyết định của chính phủ Pháp hay không ? Đây là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi, nhất là qua nghiên cứu của Viện Pasteur, người ta thấy là các học sinh trường trung học ở Crépy-en-Valois đã mang virus về nhà. Về vấn đề này, trả lời RFI, nhà nghiên cứu Arnaud Fontanet, Viện Pasteur, nói :
« Tôi nghĩ là phải tương đối hóa tình hình. Trước hết, các học sinh trung học gần như là những người lớn, tức là khi bị nhiễm virus, các em này sẽ có cùng những triệu chứng của bệnh Covid-19 như người lớn, trong khi những em nhỏ hơn thì hầu như không có triệu chứng. Về mức độ lây nhiễm sang người
khác, học sinh trung học rất có thể cũng gần giống như người lớn. Những gì xảy ra tại một trường trung học rất có thể sẽ không xảy ra trong một trường cấp tiểu học.
Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, đến ngày 11/05, khi các trường dần dần được mở lại, virus sẽ lan truyền chậm hơn so với giai đoạn mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại trường trung học ở Crépy-en-Valois. Ngoài ra, lúc đó mọi người đã quen với những động tác ngăn ngừa dịch bệnh, quen với việc giãn cách xã hội. Cho nên chúng ta có thể hy vọng là với việc mở lại các trường, dĩ nhiên là một cách rất thận trọng, dịch bệnh sẽ không tái bùng phát. Nhưng chúng ta cần có một cơ chế giám sát rất chặt chẽ để bảo đảm là không có ổ dịch mới xuất hiện trong các trường.
Mặt khác, hơn bao giờ hết, phải cấp tốc tìm hiểu là các trẻ em đã bị lây nhiễm với mức độ như thế nào trong đợt dịch đầu tiên vừa qua tại Pháp. Nay chúng tôi đã có những công cụ tốt hơn, như công cụ vừa được sử dụng trong nghiên cứu ở Crépy-en-Valois để nắm được những gì vừa diễn ra trong hai hoặc ba tháng vừa qua. Chúng tôi chỉ mới có những công cụ này từ hai, ba tuần qua mà thôi. Nghiên cứu này đã được thực hiện khá gấp gáp. Còn hai nghiên cứu khác đang được dự trù. »
Ngoài Pháp, các nước châu Âu khác cũng đang trên đường tìm kiếm một sự miễn dịch cộng đồng với Covid-19. Vào tuần trước, các cuộc xét nghiệm huyết thanh quy mô lớn đã được tiến hành tại Ý, nhằm tìm các kháng thể trong dân chúng, qua đó xác định được mức độ miễn dịch cộng đồng của người dân nước này. Đợt xét nghiệm quy mô này bắt đầu tại Lombardia, bởi vì vùng có 10 triệu dân này từng là tâm chấn của dịch Covid-19 tại Ý, là nơi đã có đến hơn 69.000 ca lây nhiễm và 13.000 ca tử vong, tức là phân nửa tổng số ca tử vong ở nước này.
Lãnh đạo Hội đồng Y tế cao cấp của Ý, ông Franco Locatelli, giải thích : qua việc « lập bản đồ » lây nhiễm, các xét nghiệm huyết thanh sẽ cung cấp « những thông tin rất chính xác về miễn dịch cộng đồng ». Ông cho biết thêm là những người được xét nghiệm huyết thanh nếu cho kết quả dương tính sẽ được xét nghiệm thêm mẫu dịch trong cuống họng hoặc trong mũi, vì người ta không loại trừ khả năng virus vẫn nằm trong cơ thể sau khi xuất hiện kháng thể. Chính quyền vùng Lombardia dự trù tiến hành 20 ngàn xét nghiệm mỗi ngày và đề ra mục tiêu là đến ngày 29/04 sẽ phổ quát hoá việc xét nghiệm.
Cho dù vẫn còn nghi vấn về tính chính xác, hai nước Đức và Thụy Sĩ cũng đã bắt đầu tiến hành các cuộc xét nghiệm huyết thanh trên cấp độ toàn quốc, còn Phần Lan và Anh Quốc cũng có ý định làm như vậy.
Trong khi nhiều nước đang lo lắng về khả năng miễn dịch cộng đồng, thì chính quyền Thụy Điển khẳng định là họ sắp đạt đến mục tiêu này. Khác với nhiều nước trên thế giới, Thụy Điển chỉ khuyến khích người dân « cách ly xã hội » chứ không phong tỏa toàn quốc. Nhưng chính quyền Stockholm khẳng định như vậy có quá sớm hay không ? Thời gian sẽ trả lời.
Trước mắt, mỗi ngày, giới khoa học lại biết thêm một chút về virus corona chủng mới. Nghiên cứu của Viện Pasteur được công bố ngày 21/04 cũng cho thấy tỷ lệ tử vong nơi những người bị nhiễm Covid-19 là 0,5%, nhưng theo lời ông Cauchemez, tác giả chính của nghiên cứu, khả năng tử vong còn khác biệt tùy theo tuổi tác và giới tính : « Khi bị lây nhiễm, đàn ông có nhiều nguy cơ tử vong hơn phụ nữ ( nguy cơ tử vong cao hơn 50% so với phụ nữ ) và sự cách biệt tăng theo cùng với tuổi tác. Tỷ lệ tử vong nơi các bệnh nhân nam trên 80 tuổi là 13%. Nghiên cứu của Viện Pasteur còn cho thấy là nguy cơ phải nhập viện của những người bị nhiễm Covid-19 là 2,6%, nhưng tỷ lệ này nơi đàn ông trên 80 tuổi là 13%.
http://www.rfi.fr/vi/c%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%93ng/20200429-covid-19-mi%E1%BB%85n-d%E1%BB%8Bch-c%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%93ng-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-m%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-c%C3%B2n-xa-v%E1%BB%9Di
Covid-19: Kế hoạch giảm phong tỏa 4 giai đoạn
của Tây Ban Nha
Trọng NghĩaTrong bối cảnh rất nhiều nước trên thế giới lục tục tìm cách dỡ bỏ các lệnh phong tỏa để chống dịch Covid-19, Tây Ban Nha, nước bị tác hại nặng nề nhất châu Âu, vào hôm qua, 28/04/2020, đã lên một kế hoạch giảm nhẹ phong tỏa độc đáo mang tên “Kế hoạch chuyển tiếp đến thời kỳ bình thường mới”.
Không giống như nhiều quốc gia khác, Tây Ban Nha không chọn mốc ngày cho kế hoạch bắt đầu dỡ bỏ, mà chọn giai đoạn. Tất cả bao gồm 4 giai đoạn. Từ Madrid, thông tín viên RFI François Musseau giải thích:
“Việc giải tỏa sẽ tuân theo 4 giai đoạn thật khác biệt, và sẽ kéo dài trong 2 tháng, có nghĩa là cho đến cuối tháng Sáu, và các biện pháp sẽ thay đổi tùy theo tình hình cụ thể tại 50 tỉnh Tây Ban Nha”. Đây là
phần chủ yếu trong thông báo của thủ tướng Pedro Sanchez, sau nhiều giờ thương lượng và cân nhắc. Một kế hoạch dỡ bỏ, mà theo từ ngữ chính thức, “dần dần, phi đối xứng và được phối hợp”.
Nói cách khác, chính quyền trung ương, một mặt rất thận trọng trên bình diện y tế, muốn việc lây nhiễm tiếp tục giảm, nhưng một mặt khác, muốn đất nước đỡ bị nghẹt thở về mặt kinh tế. Đặc biệt là ngành du lịch và khách sạn, rất quan trọng và bảo đảm đến 12% GDP. Các nhà hàng chẳng hạn, bước đầu được khuyến khích chỉ nhận tối đa 30% khách hàng.
Có điều không ai biết các bãi biển và khách sạn sẽ mở cửa lại vào ngày nào. Thủ tướng Pedro Sanchez chỉ thông báo là một tình trạng bình thường nào đó có thể sẽ bắt đầu vào thượng tuần tháng 7, nhưng vẫn phải dè chừng. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta đang đi mà không có hệ thống định vị GPS”, vì “virus vẫn rình rập”.
Tây Ban Nha, nước bị nặng nhất châu Âu về ca nhiễm
Theo bộ Y Tế Tây Ban Nha, số người chết trong 24 giờ vì Covid-19 tiếp tục giảm xuống còn 301 người vào hôm qua, 28/04, thấp hơn nhiều so mức 950 ca tử vong/ngày hồi đầu tháng Tư. Tuy vậy, tổng số ca nhiễm đã lên đến mức 232.128 trường hợp tính đến hôm qua, Tây Ban Nha hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu, và đứng thứ hai châu Âu về ca tử vong với 23.822 trường hợp.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200429-covid-19-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-gi%E1%BA%A3m-phong-t%E1%BB%8Fa-4-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-t%C3%A2y-ban-nha
Nghị sĩ Nga bác bỏ
những suy đoán về sức khỏe Kim Jong Un
Triệu HằngHai nghị sĩ Nga đã bác bỏ những đồn đoán về sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nói rằng họ đã liên lạc với các nhà ngoại giao Bình Nhưỡng, hãng tin Yonhap ngày 29/4 dẫn truyền thông Nga.
Ông Kazbek Taysayev, nghị sĩ thuộc Hạ viện Nga, đồng thời là người đứng đầu nhóm phụ trách quan hệ với quốc hội Triều Tiên, nói hôm thứ Ba (28/4), rằng ông Kim Jong Un “tiếp tục làm việc” như trong các báo cáo về hoạt động của ông, theo thông tấn Tass.
Trước đó, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên KCNA đã công bố thư đề ngày 27/4 do lãnh đạo Kim Jong-un gửi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa để chúc mừng Ngày Tự do, ngày lễ được tổ chức hằng năm tại Nam Phi vào 27/4.
Chủ tịch Ủy ban chính sách khu vực thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Oleg Melnichenko cũng hạ mức quan trọng của những suy đoán về sức khỏe Kim Jong Un sau cuộc hội đàm với Đại sứ Triều Tiên tại Nga Sin Hong-chol.
Ông Melnichenko nói rằng “không có căn cứ” để đánh giá Kim Jong Un có vấn đề về sức khỏe, hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) đưa tin hôm thứ Ba (28/4).
Ông cho rằng, nếu Kim bị bệnh nặng, Bình Nhưỡng dứt khoát sẽ thông báo cho Nga.
Kim Jong Un đã vắng bóng trước công chúng sau khi ông ta tham dự một cuộc họp của bộ chính trị đảng Lao động vào ngày 11/4.
Rộ lên tin đồn về sức khỏe của Kim sau khi ông ta dường như vắng mặt trong chuyến viếng thăm Cung điện Mặt trời Kumsusan nhân dịp ngày sinh ông nội của ông ta – cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) vào ngày 15/4.
Những suy đoán về sức khỏe của Kim Jong Un vẫn tiếp diễn, bất chấp phía Hàn Quốc quả quyết “không có gì bất thường” ở Triều Tiên.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-nga-bac-bo-nhung-suy-doan-ve-suc-khoe-kim-jong-un.html
Virus Vũ Hán 29/4: Putin cảnh báo người dân
những ngày khó khăn nhất vẫn ở phía trước
Hải LamTheo cập nhật của Worldometers lúc 6h16 ngày 29/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 3.134.199 ca nhiễm, trong đó 217.596 người đã tử vong và 951.518 người khỏi bệnh.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật:
Khu vực châu Âu
Reuters đưa tin, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hôm 28/4 bảo vệ quyết định dỡ lệnh phong tỏa một cách chậm rãi và thận trọng trước những chỉ trích của các quan chức và cộng đồng, cho rằng kế hoạch của ông có thể gây tổn hại đến nền kinh tế đất nước. Ông Conte nói rằng mối quan tâm hàng đầu của ông là ngăn chặn làn sóng nhiễm bệnh thứ hai.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm 28/4 cho biết, ông sẽ đề nghị Quốc hội kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 23/7, cho phép chính phủ hạn chế tự do di chuyển, tụ tập và hoạt động kinh doanh. Cùng ngày, ông Philppe nói rằng chính phủ đặt ra mục tiêu thực hiện ít nhất 700.000 ca xét nghiệm Covid-19 mỗi tuần, bắt đầu từ ngày 11/5, khi các lệnh hạn chế dần được nới lỏng.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis hôm 28/4 thông báo hầu hết các hạn chế người dân di chuyển sẽ được dỡ bỏ vào ngày 4/5. Một số cửa hàng bán lẻ, bao gồm cửa hàng sách và tiệm làm tóc, sẽ được mở trở lại vào ngày 4/5 và những cửa hàng khác được mở lại vào cuối tháng. Các trường học sẽ dần mở lại, bắt đầu từ ngày 11/5.
Tây Ban Nha hôm 28/4 công bố kế hoạch dỡ lệnh phong tỏa gồm 4 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, các tiệm làm tóc, các doanh nghiệp hoạt động theo lịch hẹn sẽ mở cửa, trong khi các nhà hàng có thể cung cấp dịch vụ mang đi. Giai đoạn tiếp theo sẽ bắt đầu vào 11/5, các quán bar được mở lại nhưng phải giới hạn số lượng khách. Từ giai đoạn này, những người khỏe mạnh không có bệnh lý nền sẽ được phép tụ tập nhóm nhỏ, các thành viên trong gia đình được tham dự đám tang. Giai đoạn cuối của kế hoạch là vào cuối tháng 6, các bãi biển có thể mở lại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/4 thông báo kéo dài các biện pháp phong tỏa thêm hai tuần, đến hết 11/5, đồng thời ra lệnh cho các quan chức bắt đầu chuẩn bị cho việc dỡ bỏ lệnh hạn chế từ ngày 12/5. “Hiện tại, chúng tôi đang tiến gần đến một giai đoạn mới, có lẽ là giai đoạn khốc liệt nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch”, ông Putin nói, dù các ca nhiễm mới ở Nga hiện đã ổn định.
Khu vực châu Mỹ
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới. Số ca nhiễm tại nước này đã vượt quá 1 triệu. Theo hãng tin AP, Tổng thống Mỹ Donald Trum hôm 28/4 cho biết ông đang xem xét phương án yêu cầu khách du lịch trên các chuyến bay quốc tế đến từ những khu vực chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh phải đo thân nhiệt và xét nghiệm nCov. Tuy nhiên, ông chưa xác nhận chính phủ liên bang hay các hãng hàng không sẽ phụ trách việc xét nghiệm này.
Reuters cho biết, giới chức tỉnh bang Quebec ở Canada, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19, hôm 28/4 cho biết họ sẽ dần mở cửa lại nền kinh tế vào tháng 5 trong khi vẫn áp đặt một số hạn chế xã hội để ngăn dịch bệnh lây lan. Quebec, tỉnh đông dân thứ hai ở Canada, chiếm 58% số ca tử vong vì Covid-19 và 51% ca bệnh trên toàn quốc.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Số ca nhiễm virus Vũ Hán tại Ấn Độ vượt quá 30.000, đứng thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc. Hơn 1.000 người đã tử vong.
Đông Nam Á ghi nhận gần 42.000 ca nhiễm nCov, gần 1.500 người đã tử vong. Singapore vẫn là vùng dịch lớn nhất khu vực. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào là những nước chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Khu vực Trung Đông và châu Phi
Reuters cho biết, một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28/4 cho biết nước này có kế hoạch bắt đầu khôi phục nền kinh tế vào cuối tháng 5 sau khi bị suy giảm mạnh do dịch Covid-19, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh thứ hai. Tại một diễn biến khác, người đứng đầu tổ chức các trung tâm thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có kế hoạch dần mở lại từ ngày 11/5, tùy thuộc vào nhu cầu của các nhà bán lẻ và sự phê duyệt từ ban cố vấn y tế.
Tổng thống Hassan Rouhani hôm 28/4 nói rằng người dân Iran nên thận trọng nhưng không sợ virus corona. Iran hiện là vùng dịch lớn thứ hai ở khu vực Trung Đông, sau Thổ Nhĩ Kỳ.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-29-4-putin-canh-bao-nguoi-dan-nhung-ngay-kho-khan-nhat-van-o-phia-truoc.html
Covid-19: Chính quyền Nga kéo dài “cách ly”,
dân biểu tình trên mạng
Tú AnhTại Nga, dịch siêu vi corona đã lây lan cho gần 94.000 người và làm 867 người chết, nhưng chưa lên đến đỉnh. Các biện pháp hạn chế đi lại sẽ kéo dài ít nhất cho đến ngày 12/05/2020, tổng thống Putin thông báo quyết định này vào hôm qua, thứ Ba 28/04/2020. Đây là một tin xấu đối với giới doanh nghiệp và những người đang khốn khổ do khủng hoảng Covid-19 tác hại nền kinh tế.
Đối lập Nga đả kích chính quyền Nga không phản ứng đúng mức để hậu thuẫn nền kinh tế. Do biện pháp nhà ai nấy ở, hôm qua, giới phản kháng tổ chức ” biểu tình trên mạng internet”. Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :
“Trên màn hình, xuất hiện người phát biểu đầu tiên, nhưng không có âm thanh. 15 phút sau, trục trặc kỹ thuật được giải quyết. Cuộc biểu tình, được Youtube và các mạng xã hội loan tải, bắt đầu.
Ngồi trong phòng khách, cựu dân biểu Dmitri Goudkov, bị cấm tái tranh cử hồi mùa hè 2019, yêu cầu chính quyền phải trợ cấp thất nghiệp cho mọi công dân Nga mất việc vì khủng hoảng siêu vi. Ông nói: Ngày nay, đây là biện pháp chung trên khắp thế giới. Hoa Kỳ, Châu Âu, nơi nào cũng chi ra hàng trăm triệu đôla để hỗ trợ cho người dân. Chỉ có nước Nga là ngược lại. Chế độ của chúng ta không có khả năng đáp ứng nhu cầu dân chúng, cho dù có trữ lượng tài chính khổng lồ. Chính quyền bỏ rơi dân chúng, thay vì giúp đỡ họ.
Bên trái của màn hình, lần lượt hết người này đến người kia lên tiếng. Bên phải, khẩu hiệu và thông điệp cổ vũ tiếp nối nhau hiện lên.
Tatiana Ousmanova, thành viên phong trào đối lập Open Russia, giải thích: Vì biện pháp hạn chế đi lại, biểu tình trên mạng là cách hay nhất để kết hợp mọi người lại với nhau. Công dân của đất nước chúng ta phải được quyền phát biểu, phải được quyền lắng nghe những nhân vật bất đồng ý kiến với chính phủ. Tại Nga, đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình trên mạng với quy mô lớn như thế này được tổ chức.
Cũng theo người phụ nữ này, khó có hy vọng trong những tháng tới, chính quyền cho phép dân chúng xuống đường biểu tình, cho dù không còn biện pháp hạn chế đi lại. Dù bước đầu gặp khó khăn về kỹ thuật, nhưng phương pháp động viên tranh đấu trên mạng internet chắc chắn sẽ còn tiếp diễn với những ngày tươi sáng trước mặt“.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200429-covid-19-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-nga-k%C3%A9o-d%C3%A0i-c%C3%A1ch-ly-d%C3%A2n-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-tr%C3%AAn-m%E1%BA%A1ng
Iran từng dự định tấn công 400 mục tiêu của Mỹ
nếu bị đáp trả vụ phóng tên lửa hồi tháng 1
Thiện LanMột vị tướng hàng đầu Iran tiết lộ kế hoạch tấn công 400 mục tiêu của Mỹ nếu Mỹ đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hồi tháng 1 vào căn cứ không quân Iraq, theo The Epoch Times.
“Ngày chúng tôi tấn công Ain al-Asad, chúng tôi nghĩ rằng lực lượng Mỹ sẽ đáp trả sau 20 phút vì vậy chúng tôi đã sẵn sàng tấn công 400 mục tiêu của Mỹ”, Tư lệnh lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh phát biểu với kênh truyền thông nhà nước Iran Mehr News tuần trước.
“Kế hoạch của chúng tôi là tấn công 400 mục tiêu của Mỹ nếu họ có động thái đáp trả”, ông Hajizadeh nói. Tuy nhiên ông không tiết lộ bất kỳ mục tiêu nào.
Vào ngày 7 tháng 1, Iran đã phóng khoảng hai chục tên lửa vào căn cứ không quân al-Asad ở Iraq, gây thương tích nhẹ cho hơn 100 tiểu đoàn lính Mỹ đồn trú ở đây. Iran sau đó xác nhận họ đứng sau vụ tấn công, tuy nhiên hai tuần sau chính quyền này thừa nhận đã nã hai quả tên lửa, hạ bệ một máy bay của Ukraine, giết chết hơn 150 người. Trong cùng đêm Iran đã phóng hàng loạt tên lửa vào lãnh thổ Iraq.
Nước này cho biết các tên lửa đã được phóng đi sau khi Mỹ giết chết chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Qds thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) – Tướng Qassem Soleimani gần Baghdad.
Các quan chức hàng đầu Lầu Năm Góc mô tả ông này là một tên khủng bố, tố cáo Solemani đứng sau một số vụ tấn công gần đây vào tài sản của Mỹ trong khu vực và đang âm mưu thực hiện những vụ mới.
Căng thẳng Mỹ-Iran hiện có dấu hiệu leo thang trở lại sau khi hải quân Mỹ đăng hình ảnh 11 xuồng cao tốc Iran không ngừng “khiêu khích, áp sát nguy hiểm” tàu hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó chỉ thị cho hải quân Mỹ “phá hủy mọi xuồng cao tốc Iran có hành động thách thức tàu chiến Mỹ trên biển”.
Đáp lại, Thiếu tướng Hossein Salami thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã đe dọa sẽ tấn công bất kỳ tàu chiến nào của Mỹ gây nguy hiểm đối với tàu Iran hoặc quân đội của họ.
“Chúng tôi cũng đã ra lệnh cho các đơn vị hải quân, rằng nếu một tàu hoặc nhóm tàu của lực lượng hải quân khủng bố Mỹ tìm cách đe dọa an ninh tàu dân sự hoặc tàu chiến Iran, thì phải nhắm vào các mục tiêu đó”, ông nói trên kênh truyền thông nhà nước vào tuần trước, đồng thời bổ sung thêm rằng “chúng tôi hoàn toàn quyết tâm và nghiêm túc trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới hàng hải, lợi ích hàng hải, an ninh hàng hải và an ninh của lực lượng quân đội trên biển của chúng tôi”.
Trong một diễn biến liên quan, vào ngày 21/4 Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thông báo phóng thành công vệ tinh quân sự đầu tiên của nước này lên quỹ đạo. Vệ tinh Noor (Ánh sáng) được phóng bằng tên lửa đẩy 2 tầng và đi vào quỹ đạo cách trái đất 425 km, theo hãng tin AP.
Chính quyền Mỹ cho rằng các vụ phóng vệ tinh này là cách để Iran che giấu việc phát triển chương trình tên lửa đạn đạo, qua đó vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Iran tuyên bố nước này không phát triển vũ khí hạt nhân và các vụ phóng vệ tinh không sử dụng công nghệ quân sự.
Theo The Epoch Times
Thiện Lan dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/iran-tung-du-dinh-tan-cong-400-muc-tieu-cua-my-neu-bi-dap-tra-vu-phong-ten-lua-vao-thang-1.html
Nhật: Không thể tổ chức Olympics
nếu Corona chưa được khống chế
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 29/4 nói rằng Thế vận hội không thể diễn ra ở Tokyo vào năm tới nếu virus Corona chưa được khống chế, trong khi lãnh đạo thành phố này kêu gọi kéo dài tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và chính phủ Nhật Bản tháng trước hoãn Olympics cho tới tháng Bảy năm 2021 vì virus Corona.
Trong khi tình hình dịch bệnh lan khắp thế giói và các chuyên gia cho rằng còn lâu mới có vaccine ngăn ngừa Corona, hiện có nhiều hoài nghi về khả năng tổ chức một sự kiện lớn như vậy vào năm tới.
“Chúng tôi từng nói rằng Olympics và Paralympic Games (dành cho người khuyết tật) cần phải được tổ chức với sự tham gia an toàn của tất cả các vận động viên và khán giả. Thật khó có thể tổ chức một cách toàn diện trừ khi dịch virus Corona được khống chế”, ông Abe phản hồi trước một nhà lập pháp đối lập.
Chủ tịch IOC Thomas Bach sau đó “đồng ý với quan điểm của Thủ tướng Abe”.
Tới ngày 29/4, Tokyo xác nhận 47 trường hợp nhiễm virus Corona.
Theo NHK, con số nhiễm COVID-19 trên toàn quốc là gần 14 nghìn và có 413 ca tử vong.
https://www.voatiengviet.com/a/nh%E1%BA%ADt-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-olympics-n%E1%BA%BFu-corona-ch%C6%B0a-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BB%91ng-ch%E1%BA%BF/5397388.html
Tập đoàn Nhật Bản
sẽ cung cấp vệ tinh quan sát cho Việt Nam
Dự kiến Tập đoàn điện tử NEC của Nhật sẽ cung cấp vệ tinh, bao gồm cả chi phí phóng, thiết bị mặt đất và tập huấn cho kỹ sư, nhân viên vận hành.Tờ Nikkei Asian Review ngày 22.4 đưa tin Tập đoàn điện tử NEC của Nhật Bản vừa đạt thỏa thuận cung cấp vệ tinh cho Việt Nam trị giá 20 tỉ yen (4.384 tỉ đồng).
Dự kiến sẽ sớm được công bố, đây là thỏa thuận đầu tiên trong lĩnh vực xuất khẩu vệ tinh quan sát của một công ty Nhật, bao gồm cả chi phí phóng, thiết bị mặt đất và tập huấn cho các kỹ sư và nhân viên vận hành tại Việt Nam.
Theo NEC, trạm mặt đất sẽ được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội. Toàn bộ dự án ước tính trị giá 50 tỉ yen lấy từ nguồn vốn ODA dưới hình thức vay lãi thấp.
Dự kiến vệ tinh sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023 bằng tên lửa Epsilon của Tập đoàn hàng không IHI (Nhật). Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết thời điểm phóng có thể sẽ dời lại nếu dịch Covid-19 kéo dài gây trở ngại cho các kỹ sư Nhật và Việt Nam triển khai dự án.
Các chuyên gia cho rằng NEC đang muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài do ngân sách trong lĩnh vực không gian tại Nhật ít tăng trưởng, trong khi Việt Nam là đối tác chiến lược.
Vệ tinh sẽ được giao cho Việt Nam nặng 570 kg và sẽ được đưa lên quỹ đạo tầm thấp ở độ cao khoảng 500 km nhằm quan sát tác động của biến đổi khí hậu nhằm hỗ trợ công tác ứng phó với thảm họa thiên nhiên.
Thỏa thuận về cung cấp vệ tinh trên đánh dấu bước phát triển mới của NEC, tập đoàn thiết bị viễn thông và nhà thầu quốc phòng có bề dày 120 năm hoạt động. Lĩnh vực không gian chiếm khoảng 2% trong doanh thu 3.000 tỉ yen hằng năm của NEC.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34430-tap-doan-nhat-ban-se-cung-cap-ve-tinh-quan-sat-cho-viet-nam.html
Kim Jong Un đang tái diễn kịch bản ‘giả chết’?
Triệu HằngTrong quá khứ, người cha và người ông quá cố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un từng bị cho là đã chết, sau đó họ bất ngờ xuất hiện trước công chúng, liệu Kim có lặp lại kịch bản “chết đi sống lại” như cha, ông của ông ta.
Sự vắng mặt 2 tuần của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khiến dấy lên những đồn đoán rằng ông bị bệnh nặng. Tuy nhiên Kim không phải là người đầu tiên của giới cầm quyền Triều Tiên từng biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng lâu ngày.
Một số người vắng mặt do những nguyên nhân có thật, bao gồm tử vong, đau yếu, hoặc bị thanh trừng. Nhưng theo một bài viết đăng trên tờ AP ngày 28/4, thường thì những vụ mất tích đó đơn giản là nhằm ngăn chặn sự tò mò thái quá về những gì xảy ra bên trong quốc gia vũ khí hạt nhân cô lập và được bao phủ bằng một chiếc áo choàng dày che đậy những bí mật bao quanh nhà lãnh đạo của họ.
Kim Il Sung (Kim Nhật Thành)
Trước khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Il Sung qua đời vào năm 1994, người ta cho rằng không có ai vừa ghét vừa sợ người sáng lập Triều Tiên hơn là người Hàn Quốc. Các lực lượng của ông đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc tháng 6/1950, gây ra một cuộc chiến tàn khốc khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc phải can thiệp. Cuộc chiến đã làm chết và bị thương hàng triệu người trước khi hai miền đình chiến 3 năm sau đó.
Ông cũng từng phái biệt kích ám sát tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee vào năm 1968 nhưng vụ việc bất thành, và cử các điệp viên đến ném bom làm 21 người chết, trong đó có một số bộ trưởng nội các Hàn Quốc, trong chuyến thăm Myanmar năm 1983 của tổng thống Hàn Quốc khi đó là Chun Doo-hwan.
Vào tháng 11/1968, báo chí Hàn Quốc đưa tin ông Kim Il Sung đã chết, công chúng vô cùng phấn khích, ít nhất trong vài giờ, nhưng sự hoảng loạn và bất ổn cũng xảy ra ở biên giới.
Các báo cáo bắt đầu lưu hành vào ngày 16/11 khi tờ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo xuất bản một bản tin ngắn từ phóng viên của họ ở Tokyo, người này đã báo cáo rằng ở Nhật lúc đó có tin đồn Kim Il Sung đã chết. Mọi thứ trở nên lạ lùng khi vào ngày hôm sau phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc thông báo rằng nhiều người Triều Tiên đã sử dụng loa phóng thanh ở biên giới loan báo rằng nhà lãnh đạo đã bị bắn chết.
Tờ Chosun đã phát hành một phiên bản bổ sung để báo cáo câu chuyện vào thứ Hai, ngày 17/11, là ngày mà thông thường tờ báo này không xuất bản, trước khi họ dành tới 7 trang để mô tả vụ ám sát Kim Il Sung vào ngày 18/11, dưới tiêu đề vẫn nổi tiếng cho tới hôm nay, ngay trên trang nhất rằng “Kim Il Sung bị bắn chết”.
Các tờ báo khác đã viết các câu chuyện tương tự tiếp nhiệt cho sự phấn khích đó và nó đột ngột kết thúc nhiều giờ sau khi Kim Il Sung xuất hiện “còn sống và khỏe mạnh” tại một sân bay ở Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên, để chào đón một phái đoàn Mông Cổ đến thăm.
Tờ Chosun, tờ báo lớn nhất của Hàn Quốc, không bao giờ công bố đính chính nào về vụ việc. Nhưng tờ báo đã chính thức xin lỗi về câu chuyện kể trên vào tháng trước, khi họ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tờ báo.
Kim Jong Il (Kim Chính Nhật)
Kim Jong Il, người cha ẩn dật nổi tiếng của Kim Jong Un, cũng là chủ đề của vô số báo cáo và những lời đồn đại về sự sụp đổ của ông ta.
Vào năm 2004, một vụ nổ lớn tại một nhà ga xe lửa của Triều Tiên ở biên giới Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho những tin đồn về một vụ ám sát khi con tàu chở ông ta đi qua đó hàng giờ trên hành trình trở về từ Bắc Kinh.
Có báo cáo rằng hai đoàn tàu chở nhiên liệu đã va chạm vào nhau khiến làm chết và làm bị thương hàng ngàn người, nhưng có liên quan tới chuyến tàu của nhà lãnh đạo hay không thì câu chuyện đó không bao giờ được xác nhận.
Những câu chuyện về cái chết của Kim Jong Il theo sau vụ ông ta đột quỵ năm 2008 nhiều đến nỗi khiến các cơ quan quản lý tài chính Hàn Quốc năm 2009 phải điều tra xem liệu những tin đồn này có cố tình được lan truyền để thao túng thị trường chứng khoán hay không.
Khi Kim Jong Il qua đời vào tháng 12/2011, sau nhiều năm sức khỏe sa sút và cũng giảm tần xuất suất hiện trước công chúng, thế giới bên ngoài không có manh mối nào, cho đến khi truyền thông nhà nước Triều Tiên thông báo tin tức sau đó hai ngày.
Người em gái quyền lực một thời của ông Kim Jong Il, bà Kim Kyong Hui (Kim Kính Cơ), cũng chung nỗi niềm về những bài báo đăng tin bà đã chết trước đó. CNN vào tháng 5/2015 đã trích dẫn một người đào thoát Triều Tiên báo cáo rằng Kim Jong Un đã đầu độc bà Kim đến chết. Khoảng 6 năm sau, người phụ nữ 73 tuổi này xuất hiện trước công chúng, ngồi gần cháu trai trong một buổi hòa nhạc.
Kim Jong Un (Kim Chính Ân)
Các báo cáo mâu thuẫn trong những tuần qua đã nói rằng Kim không “nguy kịch” tính mạng thì cũng “sống thực vật” hoặc “rất ổn” theo sau một cuộc phẫu thuật tim có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra.
Năm 2014, Kim biến mất khỏi công chúng trong gần 6 tuần trước khi tái xuất với một cây gậy. Cơ quan tình báo Hàn Quốc nói rằng ông ta được phẫu thuật loại bỏ u nang khỏi mắt cá chân.
Trong 2016, truyền thông Hàn Quốc dẫn lời các quan chức tình báo cho biết ông Kim đã có một chỉ huy quân sự bị xử tử vì tham nhũng và các cáo buộc khác. Nhưng nhiều tháng sau, truyền thông Triều Tiên cho thấy ông Ri Yong Gil còn sống và được phục chức.
Kim Jong Un được nhìn thấy lần cuối trước công chúng vào ngày 11/4 khi chủ trì một cuộc họp của đảng cầm quyền về phòng chống virus corona. Ông ta thậm chí bỏ lỡ dịp kỷ niệm ngày sinh người ông quá cố Kim Nhật Thành vào ngày 15/4, lần đầu tiên kể từ khi ông ta lên nắm quyền trong năm 2011.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên từ đó đã đưa tin về các hoạt động hằng ngày của Kim Jong Un, nhưng không phải là các hoạt động công khai. Họ nói ông ta gửi lời chào đến lãnh đạo các nước như Syria, Cuba và Nam Phi và bày tỏ sự đánh giá cao đối với công dân, bao gồm cả công nhân xây dựng các cơ sở du lịch ở thị trấn ven biển Wonsan, nơi mà một số suy đoán rằng ông ta đang ở đó.
Nhiều khả năng Kim có thể tái xuất bất kỳ lúc nào, tiếp nối truyền thống của gia đình về sự “chết đi sống lại”. Một số chuyên gia cho rằng sức khỏe của Kim sẽ có vấn đề trong vài năm tới, căn cứ vào cân nặng, thói quen hút thuốc và các vấn đề sức khỏe được cho là nếu có.
Theo AP
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/kim-jong-un-dang-tai-dien-kich-ban-gia-chet.html
Kim Jong Un
và cắt nghĩa sự sùng bái lãnh tụ ở Triều Tiên
Triệu HằngSự sùng bái cá nhân đã thấm vào mọi khía cạnh cuộc sống của Triều Tiên, theo bài viết của Louis Casiano đăng trên tờ Fox News ngày 28/4.
Trong khi suy đoán gia tăng về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Kim Chính Ân) ở đâu, thì những tin đồn lại tiếp tục xoáy vào vấn đề sức khỏe của ông và ai có thể lãnh đạo quốc gia ẩn dật này nếu như có sự chuyển đổi quyền lực ở đó.
Người dân Triều Tiên chỉ được hiểu rằng gia tộc Kim là những người cai trị họ.
Cha của Kim Jong Un là Kim Jong Il (Kim Chính Nhật), người nắm quyền cai trị đất nước trước ông ta.
Ông nội của Kim Jong Un là Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), người đã thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hơn 7 thập niên về trước.
Trong một nỗ lực nhằm kiểm soát, chế độ triều đại và đảng Lao động Triều Tiên đã niêm phong đất nước với thế giới bên ngoài thông qua những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc đi lại, Internet và bất cứ điều gì khác được coi là mối đe dọa với hệ tư tưởng cực tả của họ, ngoài ra còn đàn áp tự do ngôn luận và biểu đạt.
Phần nào trong công cuộc giữ chặt quyền lực còn có việc nuôi dưỡng một sự sùng bái cá nhân, tô vẽ gia tộc Kim như những vị “thánh sống” nhằm thống trị người dân.
Bên cạnh đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên liên tục đưa ra những câu chuyện tích cực về Kim Jong Un và yêu cầu các bé thiếu nhi phải học về gia đình ông ta thông qua các bài hát và các bài giảng ngay trên ghế nhà trường.
Dựng tượng khắp mọi nơi
Hình ảnh của Kim Il-Sung xuất hiện trên những tấm biển quảng cáo lớn, các tòa nhà, công sở, lớp học và dưới dạng một bức tượng lớn bên cạnh con trai ông đặt ở một nơi, mà người Triều Tiên ghé thăm hàng ngày để đặt hoa và cúng bái. Ngay cả tàu hỏa cũng có hình ảnh của cả hai người này.
Hơn 500 bức tượng như vậy trên khắp Triều Tiên tôn vinh Kim Il-Sung, và những bức chân dung của ông ta cũng như chân dung con trai của ông ta gần như khắp mọi nhà. Người dân cũng được yêu cầu ghim biểu tượng thể hiện yêu nước trên áo của họ.
Hình ảnh của các nhà lãnh đạo ở khắp mọi nơi và gần như không thể tránh khỏi.
Tẩy não ngay khi còn nhỏ
Học sinh Triều Tiên được dạy về lòng nhân từ của các nhà lãnh đạo ngay từ khi còn thơ ấu. Đồng thời, những đứa trẻ được truyền bá tinh thần ghét bỏ Hoa Kỳ.
Một người đàn ông đào thoát khỏi Triều Tiên đã chia sẻ với tờ Bưu điện Washington rằng, ngay cả những vật phẩm thông thường hay sự kiện tích cực nhất cũng được liên hệ đến gia tộc nhà họ Kim để gợi nhớ lòng biết ơn đối với gia tộc này.
Ví như, “Các thầy cô giáo sẽ nói: Các em có biết sữa là từ đâu mà có không? Là từ Lãnh tụ kính yêu. Nhờ có sự yêu thương và quan tâm của ông, ngày nay chúng ta mới có sữa để uống”, theo lời kể của Lee Hyun-ji, một người đào thoát Triều Tiên.
Học sinh trung học được dạy hàng giờ các khóa học riêng về Kim Il Sung và Kim Jong Il. Bộ máy tuyên truyền của Triều Tiên mô tả gia tộc Kim như những vị “thánh sống” nhằm thống trị người dân nước họ.
Các chương trình truyền hình được cài đặt cố định và do các kênh nhà nước quản lý, bất kỳ ai bị bắt với đĩa DVD hoặc thiết bị nước ngoài đều bị trừng phạt. Hầu hết người dân không có quyền truy cập Internet và chính quyền kiểm soát chặt chẽ luồng thông tin.
Kỳ tích
Sự sùng bái cá nhân được chắp cánh bay xa bằng những bài hát ca ngợi gia tộc Kim.
Hơn cả thế là những tuyên bố phi lý. Một giáo trình được cấp cho các giáo viên Triều Tiên trong năm 2015 đã tuyên bố rằng, Kim Jong Un lần đầu tiên lái xe hơi vào năm 3 tuổi và ông ta đã đua với giám đốc điều hành của một công ty du thuyền nước ngoài khi mới 9 tuổi. Ông ta cũng đã vẽ nên những kiệt tác và sáng tác ra những bản nhạc vượt bậc.
Và trong những tuyên bố khác, nếu như chúng có thật, rằng Kim Jong Il và Kim Il Sung không bao giờ đi đại tiện hay tiểu tiện. Trong lĩnh vực thể thao, Kim Jong Il được tung hô là đã khiến cho người khác phải ngả mũ bởi là một người chơi hoàn mỹ, khi đánh trúng 11 lỗ trong một trận đấu golf.
Những tuyên truyền khác nói rằng ông ta được sinh ra dưới một cầu vồng đôi và ngày ông ta chào đời xuất hiện một ngôi sao mới. Truyền thông nhà nước cũng nói rằng ông ta đã viết hơn 1.500 cuốn sách, và khi còn là nhũ nhi, ông bắt đầu đi bước đầu tiên lúc 3 tuần tuổi.
Hội trường hữu nghị
Phòng triển lãm Hữu nghị Quốc tế ở Myohyangsan, Triều Tiên, nơi lưu trữ một bộ sưu tập quà tặng được trao cho Kim Il Sung và con trai của ông ta từ các nhà lãnh đạo nước ngoài. Hội trường được nhiều người Triều Tiên ghé thăm và được coi là một địa điểm du lịch lớn cho người nước ngoài được các quan chức Triều Tiên hộ tống khắp mọi nơi mọi lúc.
Theo các nhà phân tích Triều Tiên, bảo tàng có ý nghĩa truyền tải thông điệp rằng, chính quyền nhận được sự ủng hộ trên toàn thế giới. Hội trường có hơn 100.000 món quà tặng bao gồm một chiếc xe lửa của nhà độc tài Xô Viết Joseph Stalin, một chiếc xe tăng USSR từ Đông Đức, cũng như những món quà từ những chính quyền chuyên chế khác.
Kim Il Sung
Sự tôn sùng gia tộc Kim xoay quanh Kim Il Sung, người thành lập Triều Tiên, nơi về mặt cơ bản vẫn còn chiến tranh với quốc gia dân chủ giàu có Hàn Quốc.
Ông ta thường được miêu tả là một anh hùng cách mạng chống Nhật và mãi mãi là chủ tịch của đất nước, thậm chí hơn hai thập niên sau khi ông qua đời. Thế giới đã chứng kiến mức độ tôn sùng khi Kim Jong Il qua đời trong năm 2011, lúc đó người dân Triều Tiên đổ ra đường than khóc không tài nào ngăn nổi.
Nhiều người đã chế giễu sự kiện đó và cho rằng người dân khóc giả nhằm xoa dịu chính quyền vì họ sợ bị trả thù nếu không thương tiếc nhà lãnh đạo khi ông ta qua đời.
Theo Fox News
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/kim-jong-un-va-cat-nghia-su-sung-bai-lanh-tu-o-trieu-tien.html
Kim Jong Un đi tránh COVID-19 ở biệt thự ven biển?
Hình ảnh vệ tinh về di chuyển gần đây của các tàu bè sang trọng thường được lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và đoàn tùy tùng sử dụng gần Wonsan là các dấu hiệu nữa cho thấy ông hiện có mặt tại một khu nghỉ dưỡng ven biển, theo các chuyên gia theo dõi chính quyền Bình Nhưỡng.Các đồn đoán về tình hình sức khỏe cũng như việc di chuyển của ông Kim bùng lên sau khi ông bất ngờ vắng mặt trong buổi lễ kỷ niệm ngày sinh của người ông quá cố và cũng là người sáng lập Triều Tiên, Kim Il Sung.
Hôm 28/4, trang web theo dõi tình hình Triều Tiên, NK PRO, công bố hình ảnh vệ tinh, cho thấy các tàu bè thường được ông Kim sử dụng đã có các di chuyển dẫn tới nhận định rằng lãnh tụ này hoặc đoàn tùy tùng của ông đang ở vùng Wonsan.
Tuần trước, một dự án ở Mỹ, theo dõi tình hình Triều Tiên, có tên gọi 38 North, công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy đoàn tàu riêng của ông Kim đỗ tại một nhà ga dành cho ông sử dụng gần một biệt thự ở Wonsan.
Các quan chức ở Hàn Quốc và Mỹ nhận định rằng có cơ sở để tin là ông Kim đang ở đó để tránh bị phơi nhiễm virus Corona.
Họ cũng bày tỏ sự dè dặt trước các tin tức nói rằng ông lâm bệnh nặng.
Tuy nhiên, các quan chức này cũng khuyến cáo rằng tình hình sức khỏe cũng như việc di chuyển của ông Kim là thông tin được Triều Tiên giữ bí mật tuyệt đối và rằng khó có thể tiếp cận được các thông tin đáng tin cậy ở Triều Tiên.
https://www.voatiengviet.com/a/kim-jong-un-%C4%91i-tr%C3%A1nh-covid-19-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%87t-th%E1%BB%B1-ven-bi%E1%BB%83n-/5397243.html
Bắc Triều Tiên:
Em gái Kim Jong Un có thể là « người kế nghiệp »
Thu HằngTruyền thông phương Tây từng đề cập đến khả năng em gái của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, bà Kim Yo Jong, 33 tuổi, được chỉ định làm « người kế nghiệp ». Cơ quan nghiên cứu của Quốc Hội Hàn Quốc (NARS), ngày 29/04/2020, cũng đưa ra một số phân tích theo hướng này.
Theo báo cáo phân tích của NARS, được hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap trích dẫn, về phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Quốc Hội Bắc Triều Tiên mới nhất (ngày 12/04), « việc Kim Yo Jong được bầu lại làm ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị đảng Lao Động sẽ giúp tăng cường quyền lực của dòng dõi Paektu (tức gia tộc họ Kim) ». Dấu hiệu thứ hai là các hoạt động của Kim Yo Jong từ đầu năm, như thay thế anh trai Kim Jong Un soạn các tuyên bố gửi đến Mỹ và Hàn Quốc, cho thấy « vai trò trung tâm trong đảng » của bà Kim Yo Jong.
Đọc thêm : Bắc Triều Tiên: Em gái Kim Jong Un có khả năng kế nhiệm anh trai ?
Em gái của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên được chú ý nhiều hơn từ khi xuất hiện các tin đồn về lãnh đạo tối cao Kim Jong Un lâm bệnh nặng. Bộ phận nghiên cứu của Quốc Hội Hàn Quốc dự báo, nếu có chuyện kế nhiệm, thì việc này không xảy ra ngay lập tức, mà sẽ diễn ra một quá trình bổ nhiệm chính thức, « sau khi chủ tịch (Hội đồng Nhà nước) Kim Jong Un trở về » Bình Nhưỡng.
Trước đó, ngày 28/04, bộ Thống Nhất Hàn Quốc bác những tin đồn về sức khỏe của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, cho rằng đó là những « thông tin sai lệch » và « bị bóp méo » và nhấn mạnh không có dấu hiệu bất thường nào ở Bắc Triều Tiên. Hàn Quốc cho rằng có lẽ ông Kim Jong Un đi Wonsan để tránh virus corona.
Hồi năm ngoái 2019, từng có tin đồn về việc bà Kim Yo Jong bị kỷ luật, sau khi em gái Kim Jong Un không xuất hiện trước công chúng trong hai tháng liền, tiếp theo thượng đỉnh Hà Nội Trump – Kim tháng 2/2019.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200429-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-em-g%C3%A1i-kim-jong-un-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A0-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-k%E1%BA%BF-nghi%E1%BB%87p
Truyền thông quốc tếchỉ trích
TQ hung hăng ở Biển Đông
Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây khiến giới quan sát lo ngại. Đa phần mô tả hành động “hung hăng” của Bắc Kinh và liên hệ thái độ này với thời điểm toàn cầu đang căng mình chống dịch COVID-19.Trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19), tạm tính từ đầu năm 2020 đến nay, Trung Quốc đã có hàng loạt động thái gây quan ngại, đặc biệt ở vấn đề Biển Đông.
Sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục áp đặt các yêu sách chủ quyền phi pháp như xây “trạm nghiên cứu” ở Trường Sa, đặt tên các khu vực quản lý hành chính ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Mỹ và Philippines đã nhiều lần lên tiếng về cách thức Trung Quốc ứng xử giữa đại dịch COVID-19. Lập luận về việc Trung Quốc tận dụng đại dịch đang ngày càng được ủng hộ và chia sẻ rộng rãi hơn.
Nhật báo Ấn Độ Times of India ngày 26-4 giật tít: “Sự hung hăng của Bắc Kinh giữa đại dịch khiến Mỹ và Ấn Độ lo lắng”.
Tờ báo này cho rằng khi dịch bệnh diễn ra, Trung Quốc đã đẩy mạnh chủ nghĩa bành trướng ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương, gây lo ngại không chỉ cho các nước láng giềng nhỏ hơn, mà còn cho Mỹ và Ấn Độ.
“Đại dịch, theo nguồn tin quan sát diễn biến này, đã không ngăn Trung Quốc theo đuổi các mục tiêu chiến lược trong khu vực, một số quan chức an ninh Ấn Độ giấu tên cho biết”, Times of India viết.
Tương tự, tờ Irish Times ngày 26-4 cũng bình luận về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định mối lo ngại đang gia tăng trên khắp châu Á cho tới Washington D.C (Mỹ) khi Bắc Kinh thúc đẩy sự hiện diện ở Biển Đông, trong khi các nước khác phải tập trung xử lý vấn đề COVID-19.
Tờ báo của CH Ireland cũng chỉ ra hàng loạt động thái gây căng thẳng của Trung Quốc như đâm chìm tàu cá Việt Nam, triển khai hoạt động tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8, xây dựng phi pháp trên biển, và ngó lơ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) năm 2016.
Báo chí quốc tế cũng trích lời bình luận của những nhà quan sát tình hình Biển Đông như Richard Heydarian, Greg Poling, Bonnie Glaser, Bill Hayton… trong đó đều chỉ ra mưu đồ của Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông và lợi dụng tình hình dịch bệnh.
Ông Hayton, tác giả cuốn “Biển Đông và Việt Nam”, cho rằng thật khôi hài khi chứng kiến Trung Quốc duy trì các tuyên bố chủ quyền nực cười đồng thời cố gắng viết lại luật pháp quốc tế.
http://biendong.net/bi-n-nong/34390-truyen-thong-quoc-te-chi-trich-tq-hung-hang-o-bien-dong.html
Nghĩa vụ của nước lớn:
TQ cần tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân
Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (17/4) yêu cầu các cuộc đối thoại trong tương lai về việc kiểm soát vũ khí hạt nhân phải dựa trên đề xuất của Tổng thống Donald Trump về một hiệp ước 3 bên trong đó có Mỹ, Nga và cả Trung Quốc.Tại cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, mọi cuộc đàm phán trong tương lai về kiểm soát vũ khí đều phải dựa vào tầm nhìn của Tổng thống Donald Trump về một thỏa thuận 3 bên có sự tham gia của cả Nga và Trung Quốc. Được cho là có khoảng 300 đầu đạn hạt nhân, ít hơn nhiều so với của Nga và Mỹ, Trung Quốc đã từ chối đưa ra bình luận về tuyên bố này của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ.
Trong khi đó, kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ hoàn toàn vượt trội so với của Trung Quốc, song có thể thấy việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang khiến các đồng minh của Mỹ và các nhà hoạch định chính sách tại nước này lo ngại. Tổng thống Trump hồi năm 2019 đề xuất Mỹ, Nga và Trung Quốc đàm phán một hiệp ước mới để thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START năm 2010. Thế nhưng Trung Quốc đã bác bỏ sáng kiến của ông Donald Trump với lập luận rằng lực lượng hạt nhân nhỏ bé của nước này chỉ mang tính phòng thủ và không đe dọa ai. Ngay cả một số chuyên gia và nghị sĩ Mỹ cũng nghi ngờ đề xuất của chủ nhân Nhà Trắng, cho rằng việc đặt điều kiện Trung Quốc phải tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí chẳng qua chỉ là cái cớ, thậm chí là “chiến lược liều thuốc độc” nhằm sớm kết liễu Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược để thúc đẩy tham vọng hạt nhân riêng.
Được biết, Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) là hiệp ước lớn cuối cùng nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga và sẽ hết hạn vào đầu năm 2021. Vì vậy, năm 2020 sẽ là năm đóng vai trò nòng cốt đối với các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga. Nếu Hiệp ước bị “khai tử”, đây là sẽ là lần đầu tiên trong 50 năm qua không có một hiệp ước nào giới hạn vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Theo thống kê, các quan chức Mỹ-Nga đã gặp nhau 3 lần bàn về số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới. Giới chức Mỹ và Trung Quốc cũng đã có cuộc đối thoại tương tự. Tuy nhiên, chưa có cuộc gặp 3 bên Mỹ-Nga-Trung cho vấn đề này. Nga trước đây phản đối, nhưng nay đã tỏ ý ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Donald Trump kêu gọi sự tham gia của Trung Quốc. Trong thông cáo đưa ra cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga một lần nữa nhắc lại nhập trường sẵn sàng làm việc về các thỏa thuận mới có thể về kiểm soát vũ khí hạt nhân, song điều quan trọng là phải duy trì Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược trong giai đoạn chuẩn bị.
Trước đó, phát biểu khai mạc tại Hội thảo kiểm soát vũ khí quốc tế Bắc Kinh lần thứ 16 (16/10/2019), Vụ trưởng Phó Thông cho biết, Trung Quốc lấy làm tiếc trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), đồng thời cho rằng động thái của Mỹ sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với ổn định và cân bằng chiến lược toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hòa bình và an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu cũng như đối với hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế; nhấn mạnh Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bố trí tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cảnh báo, Trung Quốc sẽ không ngồi yên và có biện pháp đáp trả thích đáng. Theo ông Phó Thông, chỉ sau hai tuần rút khỏi INF, Mỹ đã thử tên lửa hành trình cho thấy ý đồ “tháo khỏi ràng buộc”, nhằm tìm kiếm ưu thế quân sự vượt trội của Mỹ. Về đề xuất đàm phán kiểm soát vũ khí ba bên Trung – Mỹ – Nga, ông Phó Thông cho biết, Trung Quốc đã nhiều lần phản đối, đồng thời khẳng định tương quan sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc không cùng cấp độ với Nga và Mỹ, do đó Trung Quốc sẽ không tham gia vào đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa hai nước Nga – Mỹ. Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (6/5/2019) cho biết, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không thể sánh với Nga hay Mỹ, nên Bắc Kinh không có ý định tham gia bất cứ đàm phán nào về kho hạt nhân bởi không cần thiết, đồng thời cho rằng các nước có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất cần có trách nhiệm “cắt giảm lượng vũ khí này một cách có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”.
Thực tế, Trung Quốc được cho là hiện sở hữu 280 đầu đạn hạt nhân, đứng thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga và Pháp. Trong số vũ khí hạt nhân Trung Quốc đang sở hữu, có nhiều loại đủ khả năng tấn công tới cả Mỹ và Nga, gây ra mối đe dọa an ninh toàn cầu. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đã tăng số đầu đạn hạt nhân của nước này lên 280, tức nhiều hơn 10 đầu đạn so với năm 2017. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống phóng vũ khí
hạt nhân, một phần trong chiến lược cải thiện năng lực tác chiến và khả năng răn đe của lực lượng hạt nhân.
Với việc sở hữu 280 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc hiện có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga và Pháp. Mỹ và Nga hiện là hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Nga hiện có 6.850 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.600 thiết bị đã được triển khai. Mỹ có tổng cộng 6.450 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.750 đầu đạn ở trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa. Cả Nga và Mỹ hiện tập trung phát triển các loại vũ khí hạt nhân loại nhỏ với độ chính xác cao. Tuy nhiên, SIPRI cũng cho biết Trung Quốc hiện chưa lắp đặt các đầu đạn hạt nhân của nước này vào tên lửa hoặc triển khai tại các bệ phóng sẵn sàng khai hỏa. Các đầu đạn của Trung Quốc phần lớn được bảo quản tại các cơ sở lưu trữ. Những năm qua, Trung Quốc liên tục mở rộng ngân sách quốc phòng nhằm cải thiện sức mạnh của lực lượng vũ trang nước này. Trung Quốc chi 228 tỷ USD cho quốc phòng năm 2017, tăng 5,6% so với năm 2016. Các chuyên gia nhận định dù Trung Quốc về tổng thể vẫn ở phía sau so với Mỹ trong nấc thang hạt nhân, Bắc Kinh dường như đã đạt được một số bước tiến đáng kể, đặc biệt về công nghệ vũ khí hạt nhân loại nhỏ. Trung Quốc hiện tập trung phát triển các loại vũ khí chiến thuật tác chiến trong phạm vi gần, có khả năng xóa sổ hoàn toàn một nhóm tàu sân bay.
Với việc Trung Quốc là cường quốc về quân sự, đứng thứ 4 thế giới về vũ khí hạt nhân, nhưng nước này luôn từ chối tham gia các Hiệp ước cắt giảm, kiểm soát vũ khí hạt nhân cho thấy âm mưu, dã tâm của Trung Quốc. Là một trong năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng quốc tế, nhất là trong việc kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Trung Quốc cần phát triển hòa bình, chấm dứt ngay những tham vọng bá quyền và sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong quan hệ quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/34422-nghia-vu-cua-nuoc-lon-tq-can-tham-gia-hiep-uoc-kiem-soat-vu-khi-hat-nhan.html
TQ: Còn quá sớm để đưa ra kết luận
về nguồn gốc SARS-CoV-2
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm 27/4 cho biết, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.Phát biểu trong buổi họp báo hôm 27/4 tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, nguồn gốc của virus gây ra đại dịch covid-19 là vấn đề mang tính khoa học và mất nhiều thời gian để đi đến kết luận cuối cùng về vấn đề này.
“Việc tìm ra nguồn gốc của virus là một vấn đề khoa học đòi hỏi các nhà khoa học, chuyên gia y tế phải nghiên cứu nó. Các nghiên cứu về nguyên nhân của virus chỉ có thể được thực hiện bằng cách thu thập và sâu chuỗi những thông tin sinh học và bằng chứng dịch tễ học. Đây là một vấn đề có chuyên môn cao. Đây cũng là một thách thức đối với khoa học vì nó có thể mất nhiều thời gian để đi đến kết luận rõ ràng, nhưng ngay cả khi có kết luận, vẫn có những điều không chắc chắn có thể xảy ra”, ông Cảnh Sảng nói.
Ông Cảnh Sảng cho biết thêm, nhiều căn bệnh trong lịch sử loài người, các nhà nghiên cứu đã mất nhiều thập kỷ hoặc thậm chí lâu hơn để tìm hiểu về nguồn gốc của chúng. Một số nghiên cứu có thể đạt một số tiến bộ nhưng không đưa ra được kết luận cuối cùng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi tất cả các quốc gia tập trung vào cuộc chiến chống lại đại dịch thay vì chính trị hóa vấn đề nguồn gốc virus khi đại dịch đang lan rộng trên toàn thế giới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34397-tq-con-qua-som-de-dua-ra-ket-luan-ve-nguon-goc-sars-cov-2.html
Trung Quốc: Cả nhà bị đe dọa
chỉ vì hai quyển kinh Thánh
Vũ DươngCũng giống như những người dân Trung Quốc khác bị kìm kẹp tư tưởng trong xã hội đại lục, Từ Nặc chẳng mấy quan tâm đến sự công bằng xã hội, những quyền lợi cơ bản mà một người dân bình thường đáng được hưởng nhưng không thể có trong xã hội Trung Quốc, mà chỉ để tâm đến việc làm giàu cho bản thân. Nhưng giờ đây khi dịch bệnh bùng phát, cô đã thấy được thảm cảnh đen tối không ánh mặt trời dưới sự cai trị của ĐCSTQ, cộng thêm việc bị buộc phải ở lại Hoa Kỳ do lệnh phong tỏa đã giúp cô biết được thêm rất nhiều sự thật, theo NTDTV.
Từ Nặc (Xu Nuo), một nhân viên công chức của thị trấn Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, cho biết cô là một “tiểu phấn hồng” (ám chỉ thế hệ thứ hai của hồng vệ binh, những người có tinh thần dân tộc cực đoan), người từng chịu ảnh hưởng sâu đậm trong tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vào ngày 28 tháng 4, cô Từ nói với đài truyền hình “Tân Đường Nhân” rằng cả gia đình cô sau khi chịu nhận sự tuyên truyền trong văn hóa của ĐCSTQ đều có chung một tư tưởng: yêu Trung Quốc, hận Mỹ. Cả nhà cô đều nghe và tin theo ĐCSTQ một cách mù quáng. Đầu năm nay cô du lịch đến Mỹ và đã bị mắc kẹt ở nơi đây vì dịch bệnh.
Trong thời gian ở Hoa Kỳ, cũng chính là thời điểm dịch bệnh ở Trung Quốc bùng phát mạnh, cô trở thành một trong những “tiểu phấn hồng” gửi khẩu trang Mỹ về Trung Quốc – một chiến dịch thu gom ổ ạt khẩu trang trên toàn cầu của Trung Quốc nhằm dùng cho mình đồng thời trục lợi khi bán lại cho thế
giới với giá cao, một thủ đoạn đã bị nhiều chính khách các nước lên án. Nhưng vì trong khẩu trang cô gửi có kèm theo hai cuốn Kinh thánh, kết quả khiến cha cô bị cảnh sát gọi lên đồn thẩm vấn.
Cô nói: “Sau khi họ gọi cha lên đồn thẩm vấn, cha trở về đã hỏi tôi thứ đó là gì, mà khiến cảnh sát nói tôi là thế lực tôn giáo chống Trung Quốc ở nước ngoài. Cha đã mắng tôi một trận thậm tệ, khiến tôi cảm thấy rất uất ức”.
Cô Hứa nói rằng cả gia đình cô đều là những người vô thần. Ở Mỹ, cô có dịp tiếp xúc với tôn giáo và cảm thấy rất ấn tượng. Cô muốn chia sẻ điều này với gia đình, nhưng không ngờ cô lại nhận được phản ứng thái quá như vậy. Cô nói đây là vu cáo hãm hại, nhưng cả nhà cô đều không tin điều này.
Cô nói: “Sau khi thẩm vấn cha tôi xong, họ yêu cầu cha tôi phải đi cách ly. Cha tôi nói môi trường ở nơi cách ly rất tệ hại. Ông không được phép chụp ảnh, điện thoại thì bị tịch thu, nên không thể liên lạc với thế giới bên ngoài. Cha tôi bị cách ly trong 14 ngày. Tôi thấy đây thật sự là hành vi xâm phạm quyền con người. Sao họ lại có thể vô duyên vô cớ đưa người ta đi cách ly như vậy”.
Cô Hứa tin rằng hành động của chính quyền đã tạo thành tổn hại to lớn về thể chất lẫn tinh thần cho cha cô. Cô chia sẻ thêm: “Họ đã nói với cha tôi rằng, khi nào tôi quay về, ông phải báo cho đồn cảnh sát biết. Hết thảy mọi hành tung của tôi phải được báo cáo cho họ kịp thời. Sau khi tôi về nước thì phải cách ly, rồi họ còn nói sẽ bắt giam tôi, ý của họ dường như muốn bỏ tù tôi vậy”.
Cô Hứa nói rằng cô chỉ là một người dân bình thường. Khi ĐCSTQ không đe dọa, cô cảm thấy cuộc sống của mình rất hạnh phúc và thoải mái. Bây giờ cô bị chính quyền Trung Quốc gắn cho một tội danh vô lý và còn muốn bắt giam cô. Đây là điều cô không thể chấp nhận.
Trong thời gian ở Hoa Kỳ, khi mạng internet không bị phong tỏa, cô đã có cơ hội biết được nhiều sự thật hơn và bắt đầu suy ngẫm lại những chuyện đã qua.
Theo Zhou Tian, NTDTV.com
Vũ Dương dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-ca-nha-bi-de-doa-chi-vi-hai-quyen-kinh-thanh.html
Chính quyền Trung Quốc bị tố cáo trừng phạt dân
bằng cách nhốt họ trong bệnh viện tâm thần
Thái HọcTờ Bitter Winter, một tạp chí nhân quyền có trụ sở tại Ý, cho biết chính quyền Trung Quốc cưỡng ép một số người vào viện tâm thần như một biện pháp để trừng phạt họ.
Trong một bài báo hôm 18/4, Bitter Winter chỉ trích việc Bắc Kinh đối xử với các nhà hoạt động nhân quyền, những người có đức tin và các nhà bất đồng chính kiến như bệnh nhân tâm thần, giam giữ họ trong các bệnh viện và ép họ sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Tờ Bitter Winter đã kể một câu chuyện về một người đàn ông nghèo khổ đi đến Bắc Kinh để xin chính phủ giúp đỡ nhưng đã bị đưa đến một bệnh viện tâm thần.
“Ba thế hệ của một gia đình sống cùng nhau trong điều kiện vô cùng nghèo khó tại một ngôi làng được quản lý bởi thành phố Truy Bác (Zibo), ở phía Đông tỉnh Sơn Đông. Vợ của chủ hộ là người khuyết tật, vì vậy ông đã nhiều lần nộp đơn xin chính quyền địa phương trợ cấp sinh hoạt nhưng đều bị từ chối. Năm 2018, người đàn ông quyết định đến Bắc Kinh để kiến nghị với chính quyền trung ương. Thay vì giải quyết các vấn đề cho gia đình ông, các nhân viên của Sở Công an đã bắt giữ ông và đưa đến bệnh viện tâm thần”, tờ Bitter Winter cho biết.
Người đàn ông đó kể với Bitter Winter rằng, trong bệnh viện, ông bị trói vào giường khi không chịu uống thuốc. Sau vài lần cố gắng chống cự, ông đã bỏ cuộc và quyết định tự uống thuốc để tránh bị trói. Sau khi được thả ra, tình trạng tâm thần của ông bị ảnh hưởng rõ rệt và ông trở thành mục tiêu giám sát của chính phủ. Vào tháng 9/2019, cảnh sát một lần nữa lại đến nhà ông và đe dọa sẽ cho ông một bản án nặng nếu tiếp tục đi kiến nghị.
Một nhân viên tại một bệnh viện tâm thần ở thành phố Đức Châu (Dezhou) của tỉnh Sơn Đông nói với Bitter Winter rằng, đa số bệnh nhân được đưa đến bệnh viện mà người này làm việc đều bị còng tay và bị trùm túi trên đầu.
“Nếu đã bị gửi đến đây, bệnh viện sẽ điều trị cho họ bất kể họ có bị bệnh hay không”, nhân viên này cho biết. “Nếu họ từ chối dùng thuốc, chúng tôi sẽ ép buộc họ. Chính phủ không tha thứ cho người đi
kiện, chính phủ gọi họ là bị ‘bệnh tâm thần’. Khi họ được gửi đến đây, tình trạng tâm thần của họ là bình thường, nhưng nó sẽ xấu đi sau khi điều trị”.
Nhân viên này kể rằng, anh nhớ có một người đàn ông lớn tuổi đã bị đưa đến bệnh viện này ba lần vì đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh. Gia đình người đàn ông này đã phải trả tất cả các chi phí y tế của ông. Lần thứ ba, người đàn ông này chỉ được thả sau khi gia đình ông viết một tuyên bố hứa rằng người đàn ông sẽ không đi kiến nghị nữa.
“Rất ít người được đưa tới đây thực sự bị bệnh”, nhân viên bệnh viện cho biết. “Có thể nó trông như một bệnh viện, nhưng thực tế nó không khác gì một nhà tù. Cổng được bảo vệ bằng xích sắt lớn, vì vậy không có cách nào để trốn thoát. Để cho bệnh nhân yếu đi, bệnh viện chỉ cung cấp cho họ ít thức ăn”.
Một trường hợp khác, cô Đổng Dao Quỳnh (Dong Yaoqiong), 28 tuổi, được biết đến với biệt danh “cô gái mực” khi vào mùa hè năm 2018, cô đã đăng một video lên Twitter quay cảnh cô hất mực lên ảnh ông Tập Cận Bình. Sau đó, cô đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần.
Hơn 1 năm sau, khi cô ra khỏi viện, cha cô nói rằng cô đã hoàn toàn trở thành một người khác khi có triệu chứng sa sút trí tuệ do tác dụng phụ từ thuốc chống loạn thần nặng.
Theo tờ Breitbart, Trung Quốc có một hệ thống các bệnh viện tâm thần do Bộ Công an quản lý với tên gọi “An Khang”, có nghĩa là bình an và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trái với tên gọi, nơi này liên tục bị cáo buộc vi phạm nhân quyền kể từ khi nó bắt đầu hoạt động vào cuối những năm 1980.
Tờ Breitbart cho biết, các bệnh viện tâm thần ở Trung Quốc thường được che giấu, nhưng các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng hàng trăm người bị bắt giữ có thể bị đưa vào đây vào bất kỳ lúc nào, và thường sẽ không được xét xử hay tuyên án công khai.
Vào cuối năm 2017, nhiều người đã đặt câu hỏi khi dữ liệu công khai từ ngành y tế xã hội ở Trung Quốc cho thấy số lượng người bị rối loạn tâm thần ở nước này rất cao, khoảng 243.264.000 người, chiếm 17,5 % dân số.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-bi-to-cao-trung-phat-dan-bang-cach-nhot-ho-trong-benh-vien-tam-than.html
Cựu Cố vấn Tổng thống Mỹ:
Người dân Trung Quốc là nạn nhân,
họ sẽ chống lại ĐCSTQ khi biết được sự thật
Vũ DươngCựu Cố vấn Tổng thống Mỹ: Người dân Trung Quốc là nạn nhân, họ sẽ chống lại ĐCSTQ khi biết được sự thật
Ngày 25 tháng 4, Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng, đã góp mặt trong chương trình truyền hình “Watters’ World” trên đài Fox News. Ông cho rằng, dựa trên những gì đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm trong đại dịch, nó phải đối mặt với hậu quả, theo NTDTV.
Ông Steve Bannon nói rằng chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến này. Đây là cuộc chiến vì tự do. ĐCSTQ sụp đổ sẽ mang lại sự thịnh vượng và hòa bình cho thế giới.
“Hãy nhớ rằng: Người dân Trung Quốc là những nạn nhân vô tội”, ông nói: “Đây là một chế độ toàn trị (ám chỉ ĐCSTQ), tàn ác và máu lạnh như Đức quốc xã trong những năm 1930.” Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ hiện đang tham gia vào “cuộc chiến thông tin và kinh tế” với ĐCSTQ.
“Họ (ĐCSTQ) phải đối mặt với hậu quả,” ông nói tiếp.
Cựu quan chức Nhà Trắng này mạnh mẽ lên án chính quyền Trung Quốc che giấu nhiều thông tin quan trọng về virus viêm phổi Vũ Hán.
Ông Bannon nói: “Cuối tháng 12 ĐCSTQ đã biết rằng virus này có thể lây từ người sang người cũng như trong cộng đồng, nhưng họ đã che giấu. Họ đã lợi dụng tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để bưng bít sự thật, và WHO sau đó đã làm ra những điều thật tồi tệ”.
“Ngày 14/1, Tổ chức Y tế Thế giới đã đăng một đoạn tweet: ‘Sau khi tham khảo ý kiến với các quan chức y tế cao cấp (ĐCSTQ) và tiến hành trao đổi với chính phủ Trung Quốc, không có trường hợp lây nhiễm nào từ người sang người’. ĐCSTQ vốn biết rõ điểm này (có thể lây nhiễm từ người sang người)”, ông Bannon nói.
ĐCSTQ thu gom vật tư y tế và dùng nó trục lợi từ đại dịch
Ông Bannon còn cáo buộc ĐCSTQ thu gom đồ bảo hộ cá nhân (PPE) vì biết rằng sẽ đến lúc cần đến nó, đồng thời trong lúc đại dịch bùng phát còn lợi dụng số đồ thu gom được để trục lợi từ các nước khác khi bán lại với giá cắt cổ.
Ông nói thêm rằng ĐCSTQ đã cho người vơ vét tất cả các thiết bị bảo vệ cá nhân trên khắp thế giới, và sau đó họ có thể sử dụng các sản phẩm bảo hộ này để uy hiếp các nước khác.
Vào ngày 19 tháng 4, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng cũng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng, ĐCSTQ đã lũng đoạn thị trường thiết bị bảo hộ cá nhân trong đợt dịch bệnh bùng phát để kiếm lợi nhuận khổng lồ.
Ông Navarro nói: “Họ (ĐCSTQ) đã gom sạch hầu hết tất cả các thiết bị bảo hộ cá nhân trên thế giới. Chúng tôi (trong những ngày đầu) xuất phát từ cơ sở nhân đạo đã chia sẻ thiết bị bảo hộ cá nhân với họ (Trung Quốc), nhưng kết quả là khi người dân ở New York, Milan và những nơi khác cần đến chúng thì lại không thể kiếm được. Họ không có gì để phòng hộ cho bản thân trước dịch bệnh”.
Ông nói tiếp: “Bây giờ, điều đáng lo ngại không kém chính là ĐCSTQ đang độc quyền thị trường thiết bị bảo hộ cá nhân và đang thu được lợi nhuận khổng lồ.”
“Tôi có rất nhiều hộp nhỏ trên bàn làm việc, bên trong chúng là những chiếc khẩu trang do Trung Quốc sản xuất với mức giá trước đó là 0,5 đô-la Mỹ, nhưng hiện nay lại được bán cho các bệnh viện ở Mỹ với giá 8 đô-la”, ông Navarro nói.
Trung Quốc đã mua 2,2 tỷ khẩu trang từ khắp nơi trên thế giới trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 1 đến cuối tháng 2. Trong hơn một tháng này ĐCSTQ đã gom góp được tổng lượng khẩu trang bằng với Trung Quốc sản xuất trong suốt nửa năm 2019.
Bannon: Một khi người Trung Quốc biết được sự thật, họ sẽ đứng lên lật đổ ĐCSTQ
Ông Steve Bannon nói tiếp: “Đây là tiếng gọi định mệnh của thế hệ này. Chúng ta phải đối mặt với trận chiến này và chúng ta phải chiến thắng nó (ĐCSTQ)”. Ông muốn nói rằng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán là cơ hội để cả thế giới nói không với chính quyền ĐCSTQ.
Ông Bannon cũng trích dẫn một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew mới đây cho thấy, tuyệt đại đa số cử tri đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ không hài lòng với ĐCSTQ.
Ông nói thêm rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ thấy người dân Mỹ đoàn kết cùng nhau.
“Đây là một cuộc chiến mới vì tự do, vì tự do của người dân Trung Quốc, phá vỡ bức tường lửa của chế độ độc tài. Một khi người dân Trung Quốc được tự do, họ sẽ lật đổ chế độ độc tài này. Tôi phải nói với bạn điều duy nhất mang lại hòa bình và thịnh vượng cho thế giới, chính là ĐCSTQ phải bị lật đổ”, ông Bannon nói.
Hãng Mediaite cho biết ông Bannon cũng đã bày tỏ quan điểm này với nhiều chính trị gia đảng Cộng hòa, họ kêu gọi Hoa Kỳ cần phải thay đổi chính sách đối với Trung Quốc.
Theo Ye Ziwei, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/cuu-co-van-tong-thong-my-nguoi-dan-trung-quoc-la-nan-nhan-ho-se-chong-lai-dcstq-khi-biet-duoc-su-that.html
Dịch bệnh ở Bắc Kinh nghiêm trọng,lan truyền
thông tin một bác sĩ cùng con gái 5 tháng tuổi nhảy lầu
Bình luậnMinh ThanhQuận Triều Dương ở Bắc Kinh đã được xếp vào khu vực có nguy cơ cao do bùng phát lây nhiễm dịch bệnh theo cụm vào ngày 14/4. Ngoại giới nghi ngờ rằng dịch bệnh ở quận Triều Dương hoàn toàn không đơn giản. Một người dân Bắc Kinh đã chỉ trích chính quyền không cứu giúp dân chúng trong thời kỳ dịch bệnh, và cho biết một nữ bác sĩ cùng con gái 5 tháng tuổi đã nhảy lầu tự sát.
Được biết, hầu hết các khách sạn cao cấp ở Bắc Kinh đều được chính phủ trưng dụng làm điểm cách ly. Tất cả những người trở về Bắc Kinh đều phải ở trong khách sạn cách ly và phải tự trả chi phí, họ không được phép cách ly ở nhà. Khách sạn có hạng cao cấp, trung bình và bình dân để lựa chọn. Trên mạng tiết lộ các tài liệu cho thấy dịch viêm phổi Vũ Hán hiện đang rất nghiêm trọng ở quận Triều Dương, Bắc Kinh. Vào ngày 19/4, số người bị cách ly hoặc theo dõi chặt chẽ ở quận này lên tới 3.357.
Nhiều người dân Bắc Kinh đã chia sẻ với các phóng viên của SOH về tình hình địa phương.
Một người phụ nữ tên Cúc cho biết: “Virus này thực sự lây lan rất nguy hiểm, tất cả đều phải đeo khẩu trang, hiện giờ đeo khẩu trang hơi nóng, về cơ bản không nên ra ngoài nếu không có việc gấp. Một số nơi yêu cầu mã sức khỏe (kiểm tra acid nucleic, thân nhiệt). Trong siêu thị đều yêu cầu đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, và không kiểm tra mã sức khỏe. Khi tới các văn phòng chính phủ, bạn đều phải quét mã sức khỏe, để xem bạn có tới khu vực khác trong vòng 15 ngày không. Có quy định: nếu bạn từ khu vực khác quay trở về sẽ phải cách ly 14 ngày. Nếu bạn không đi ra ngoài trong 15 ngày, thì mã sẽ hiện lên là bạn ở Bắc Kinh trong vòng 15 ngày, thường sẽ không cần phải kiểm tra nữa. Nếu bạn đã từng đến khu vực khác, nói chung bạn sẽ không được phép vào tòa nhà. Mã theo dõi rất lợi hại trong việc truy tìm tung tích. Nói chung, bạn trở về từ nơi khác sẽ bị cách ly, bạn trở về từ vùng dịch, đều phải làm xét nghiệm acid nucleic. Một số trường hợp phải làm xét nghiệm acid nucleic như trường học, quay trở lại làm việc, tiếp xúc gần với bệnh nhân… Dù sao đi nữa, chúng tôi sẽ không đi ra ngoài để tránh tai họa, trừ khi đi siêu thị mua đồ, còn không đều không đi đâu hết, hiện đã xui xẻo thế này rồi lại còn rước thêm rắc rối thì thật khó lường”.
Một người đàn ông họ Lý nói: “Bây giờ từ nước ngoài hay khu vực khác quay về Bắc Kinh bị cách ly là quy định bình thường. Trên thực tế, chúng tôi được tự do ra vào, mua sắm. Tiểu khu kiểm tra dựa vào chứng nhận ra vào, ở khu vực bên ngoài sẽ không được phép vào. Trên xe công cộng phải đeo khẩu trang. Hai ngày trước có một người từ khu vực bên ngoài trở về và lây nhiễm cho một số người. Những người từ khu vực bên ngoài đến Bắc Kinh đều phải làm xét nghiệm acid nucleic”.
Trong đó, bà Ngô đề cập rằng chính quyền đã không cấp tiền cho người dân trong thời gian dịch bệnh, vật giá vẫn tăng và gần đây đầu tư thua lỗ, một nữ bác sĩ đã cùng cô con gái 5 tháng tuổi đã nhảy lầu.
Bà Ngô nói: “Rất nhiều người mới tới cách ly ở khách sạn Bắc Kinh, mỗi huyện đều có bệnh viện, từ lâu đã sẵn sàng chuẩn bị cho cách ly rồi, (bây giờ) người trở lại nhiều hơn nên đã mở rộng thêm”.
Bà nói: “Trong đại dịch, các nước phương Tây phát tiền cho dân chúng, chính quyền Trung Quốc không cấp tiền cho người dân, mà còn tăng giá gạo và thịt. Không có tiền tôi phải làm sao? Hai hôm trước tôi nghe nói có người bị thua lỗ 1 triệu NDT đã nhảy lầu tự tử. Dù sao, với số tiền ít ỏi này, không đi làm, thì ăn gì, uống gì? Một nữ bác sĩ đem theo đứa con 5 tháng tuổi cùng nhảy lầu, thật đáng thương. Nếu là người dân ở Bắc Kinh thì tốt hơn chút. Nếu họ là người ở tỉnh khác tới thì áp lực cuộc sống thực sự là không thể chịu đựng được”.
Trước đó, ngày 20/4, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh thành phố Bắc Kinh, ông Bàng Tinh Hỏa (Pang Xinghuo) cho biết, ngày 14/4 ở quận Triều Dương phát sinh một ca nhiễm virus Corona Vũ Hán khiến gia đình 3 người lây nhiễm cụm. Vì thế quận Triều Dương đã được liệt vào khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao.
Một số nhà quan sát đã chỉ ra, quận Triều Dương, một khu vực nội thành trung tâm lớn nhất ở Bắc Kinh bị đưa vào danh sách “khu vực có nguy cơ cao”, không phải là một vấn đề tầm thường. Thực tế dịch bệnh phát sinh có thể không hề đơn giản. Dịch bệnh ở các địa phương Cáp Nhĩ Tân và Quảng Châu được cho là nghiêm trọng hơn quận Triều Dương ở Bắc Kinh, cũng chỉ nâng mức độ nguy hiểm lên tới trung bình. Vì vậy, các nhà quan sát cho rằng cách giải thích của chính quyền Bắc Kinh về tình hình dịch bệnh ở quận Triều Dương rất có khả năng là cố tình tránh né và đánh lừa công chúng.
Minh Thanh
Theo SOH
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/dich-benh-o-bac-kinh-nghiem-trong-lan-truyen-thong-tin-mot-bac-si-cung-con-gai-5-thang-tuoi-nhay-lau-33814.html
Quốc hội Trung Quốc nhóm họp vào tháng Năm
Trung Quốc hôm 29/4 thông báo rằng quốc hội nước này sẽ khai mạc phiên họp thường niên quan trọng vào ngày 22/5, ra chỉ dấu cho thấy đất nước hoạt động bình thường trở lại sau khi gần như ngưng trệ nhiều tháng vì virus Corona.Phiên họp ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 5/3, nhưng đã bị hoãn lại vì virus Corona, vốn xuất phát từ Vũ Hán cuối năm ngoái và tới nay đã làm gần 83 nghìn người nhiễm bệnh và hơn 4.600 người chết ở đại lục.
Khi dịch bệnh lắng dịu, kinh tế và đời sống xã hội dần trở lại bình thường, nên quốc hội có thể nhóm họp, Tân Hoa Xã dẫn lời ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, vốn ra quyết định hàng đầu của quốc hội, cho biết.
Ủy ban này cũng bổ nhiệm Huang Runqiu làm tân bộ trưởng về sinh thái và môi trường, vốn là vị trí còn trống khi người tiền nhiệm Li Ganjie trở thành phó bí thư của tỉnh Shandon hồi đầu tháng này, theo Xinhua.
Tang Yijun cũng được bổ nhiệm làm tân bộ trưởng tư pháp, thay thế Fu Zhenghua đã tới tuổi nghỉ hưu.
Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan cố vấn cho quốc hội, đã đề xuất tiến hành cuộc họp thường niên một ngày trước phiên khai mạc của quốc hội.
Các nhà phân tích dự đoán rằng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích tài chính nhằm giảm tác động của COVID-19, hiện đã lây lan và gây suy thoái nghiêm trọng trên toàn cầu.
https://www.voatiengviet.com/a/qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-trung-qu%E1%BB%91c-nh%C3%B3m-h%E1%BB%8Dp-v%C3%A0o-th%C3%A1ng-n%C4%83m/5397072.html
Xuất khẩu bộ xét nghiệm virus corona,
chiến thuật mới của Trung Quốc
Thanh HàThế giới đang trong trạng thái vừa rất cần vừa rất hoài nghi về mức độ chính xác của các bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona « made in China ». Ngày càng có nhiều nước đòi trả lại những lô hàng vô dụng mua của Trung Quốc. Thay vì trấn an quốc tế, Bắc Kinh chọn giải pháp nới lỏng các biện pháp kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu với cả trăm công ty công nghệ sinh học, đã ký hợp đồng với gần như toàn thế giới.
Theo tiết lộ của tờ báo tài chính Nhật Bản, Nikkei Asian Review ngày 29/04/2020, kể từ đầu tuần, các tập đoàn công nghệ sinh học của Trung Quốc không còn phải đi qua cửa ải của cơ quan quản lý dược phẩm National Medical Products Administration (NMPA), hậu thân của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực Phẩm (CFDA), trước khi xuất khẩu hàng ra thế giới bên ngoài.
Quyết định mới được áp dụng cho tất cả các sản phẩm y tế xuất khẩu : từ khẩu trang, máy trợ thở, găng hay đồ bảo hộ cũng như các bộ xét nghiệm virus corona của Trung Quốc. Chủ trương của Bắc Kinh khiến giới phân tích vừa ngạc nhiên vừa lo ngại vào lúc ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới chỉ trích hàng Trung Quốc kém chất lượng.
Gần đây nhất, hôm 27/04/2020 Hội Đồng Nghiên Cứu Y Khoa Ấn Độ thông báo trả lại 650.000 bộ xét nghiệm mua của hai tập đoàn công nghệ sinh học Trung Quốc, do có mức độ chính xác quá thấp. New Delhi vốn kỳ vọng nhiều vào các chiến dịch xét nghiệm hàng loạt nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh tại nước đông dân thứ nhì thế giới và cũng là nơi lệnh phong tỏa không được áp dụng nghiêm ngặt.
Trước Ấn Độ, Philippines từng chê hàng Trung Quốc có mức độ chính xác chưa đầy 40 %, nhưng sau đó Manila đã rút lại lời phê bình này.
Tại châu Âu, Tây Ban Nha là nạn nhân đầu tiên của những lô xét nghiệm virus corona kém chất lượng của Trung Quốc. Là nước có số nạn nhân Covid-19 cao thứ nhì tại châu Âu, tháng 3/2020, Tây Ban Nha đánh giá 340.000 bộ dụng cụ xét nghiệm mua của tập đoàn Bioeasy, trụ sở tại Thâm Quyến là « vô dụng » với độ chính xác là chưa đầy 30 %. Kế tới, Anh Quốc đã trả giá đắt khi mua bán với Trung Quốc. Báo New York Times hôm 17/04/2020 tiết lộ chính quyền của thủ tướng Johnson đã chi ra 20 triệu đô la để mua vào 2 triệu bộ xét nghiệm của Trung Quốc. Có điều khi hàng đến tay, các phòng thí nghiệm uy tín của vương quốc Anh nhận thấy rằng, toàn bộ 2 triệu lô xét nghiệm đó không đáp ứng các chuẩn mực y tế như trong hợp đồng. Giáo sư Peter Openshaw, Đại học Imperial College of London nhận định là do chịu áp lực chính trị quá lớn, chính phủ Anh đã quá « hấp tấp ». Thậm chí vẫn theo báo New York Times, chính phủ Anh đang đòi Trung Quốc hoàn lại số tiền nói trên.
Tất cả các chỉ trích về hàng kém chất lượng của Trung Quốc dường như không làm Bắc Kinh nao núng. Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trang thiết bị y tế. Một mặt, các giới chức ngoại giao Trung Quốc- điển hình là đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ - cảnh báo là các đối tác chỉ nên mua hàng của những công ty có giấy chứng nhận của Bắc Kinh, đồng thời chỉ trích khách hàng không biết sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc.
Sau cùng, việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm tra chất lượng dược phẩm và trang thiết bị y tế xuất khẩu có thể do Bắc Kinh thừa biết đang ở thế thượng phong : các bộ xét nghiệm SARS-CoV2 là yếu tố quyết định cho phép thế giới dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa. Từ Hoa Kỳ đến Ấn Độ, hay những nền công nghiệp lớn của châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến các quốc gia kém phát triển như Philippines hay Iran đều đang có nhu cầu rất lớn về các bộ xét nghiệm.Trước mắt chỉ một mình Trung Quốc mới có sức sản xuất hàng loạt, cung ứng « hàng trăm ngàn » bộ xét nghiệm một ngày, như
ghi nhận của báo South China Morning Post và « hơn một trăm tập đoàn công nghệ sinh học Trung Quốc đã có những bước chuẩn bị từ cuối tháng Giêng vừa qua ».
Giờ đây đơn đặt hàng của những công ty này đang « đầy ắp », nhân viên làm việc 7 ngày trên 7 và 24 giờ một ngày. Trong bối cảnh đó, cho dù cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navaro, cách nay hai ngày trên đài truyền hình Fox News, có trực tiếp tố cáo Bắc Kinh lợi dụng đại dịch để bán các bộ xét nghiệm « giả » và « kém chất lượng », nhưng vào lúc quốc tế cần có từ 3 đến 4 triệu bộ xét nghiệm một ngày để bảo đảm làm chủ được đà lây nhiễm của virus corona, Bắc Kinh vẫn đang áp đặt luật chơi với phần còn lại của thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200429-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-b%E1%BB%99-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-virus-corona-chi%E1%BA%BFn-thu%E1%BA%ADt-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c
Bất chấp Trung Quốc đe dọa kinh tế,
Úc sẽ vẫn điều tra nguồn gốc nCoV
Lục DuBộ trưởng thương mại Úc, Simon Birmingham, cho biết dịch viêm phổi Vũ Hán là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn vì thế nhất thiết phải tìm hiểu nguồn gốc của nó. Ông cũng khẳng định việc này sẽ được thực hiện mà không thể bị cản trở “bởi sức ép hay mối đe dọa kinh tế nào” từ Bắc Kinh, theo The Epoch Times.
Trả lời phỏng vấn ABC Radio AM hôm 28/4, ông Birmingham nói rằng “Lập trường của Australia rất rõ ràng, chúng tôi tin rằng cần mở một cuộc điều tra để xác thực nguyên nhân gây ra dịch bệnh làm thiệt mạng hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới”.
Phát biểu của ông Birmingham được đưa ra sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye), hôm 26/4 tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Australian Financial Review (AFR) rằng nếu Úc tiếp tục điều tra nguồn gốc virus Vũ Hán thì có thể Úc sẽ mất đi lượng lớn khách du lịch tới từ Trung Quốc.
Không dừng ở đó, ông Nghiệp còn đe dọa rằng nếu quan hệ giữa hai nước trở nên ảm đạm thì Trung Quốc có thể sẽ ngừng nhập khẩu thịt bò và rượu vang từ Úc.
Birmingham nói rằng ông cảm thấy thất vọng với các phát biểu của ông Nghiệp, và nhắc lại quan điểm rằng cần phải điều tra nguồn gốc virus Vũ Hán để một đại dịch như thế này “không bao giờ lặp lại”.
Mặc dù vậy, ông Birmingham nói rằng Úc “vẫn hy vọng có một mối quan hệ tích cực với Trung Quốc”, nhưng nó cần phải được xây dựng “trên cơ sở tin cậy và minh bạch”, ngay cả khi cuộc điều tra diễn ra.
Trên Twitter cá nhân, thượng nghị sĩ Concetta Fierrabidei-Wells đã phản hồi trước nhận xét Đại sứ Trung Quốc rằng, “Điều đáng buồn là, việc làm vừa lòng chính quyền Trung Quốc đã trở thành điểm nhấn của chính sách đối ngoại “dựa trên khách du lịch TQ” của chúng ta. Ngay năm ngoái, ba tàu chiến Trung Quốc đã được phép ghé thăm Sydney đúng dịp kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn! Sẽ cần nhiều sự can trường chính trị hơn để nói không với TQ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bat-chap-trung-quoc-de-doa-kinh-te-uc-se-van-dieu-tra-nguon-goc-ncov.html
Nhận xét
Đăng nhận xét