Tin khắp nơi – 27/08/2020
Chương trình tái tranh cử của ông Trump tiếp tục ưu tiên ‘nước Mỹ trên hết’
Khi Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng Hòa bắt đầu vào ngày 24/8, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã công bố chương trình nghị sự nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống.
Việc làm là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Ông Trump cam kết tạo ra 10 triệu việc làm trong 10 tháng, cũng như 1 triệu doanh nghiệp nhỏ mới, tiếp tục tập trung định hình lại các thỏa thuận thương mại và mở rộng các vùng cơ hội, đồng thời hướng tới giảm thuế tiền lương.
Quan hệ với Trung Quốc sẽ tiếp tục được siết chặt, với động lực mang lại việc làm trong lĩnh vực sản xuất cho Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp dược phẩm và lĩnh vực tự động hoá. Ông Trump cam kết cấm các hợp đồng cấp liên bang đối với các công ty sử dụng dịch vụ thuê ngoài ở Trung Quốc.
Chương trình nghị sự của tổng thống phù hợp với chủ đề bao quát của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng Hòa (RNC), “Honoring the Great American Story” (tạm dịch: “Tôn vinh câu chuyện của Hoa Kỳ vĩ đại”), và đặt trọng tâm vào “Hoa Kỳ là trên hết”.
“TT Trump có một tầm nhìn lạc quan, tích cực về việc đất nước Hoa Kỳ đến từ đâu, hiện tại đang ở đâu và sẽ đi về đâu”, một nguồn tin của chiến dịch tranh cử cho biết vào ngày 24/8. “Đây sẽ là một sự tương phản thực sự mạnh mẽ so với Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Dân Chủ vào tuần trước. Ông Joe Biden và các đồng minh đã vẽ nên một bức tranh vô cùng đen tối và ảm đạm về đất nước Hoa Kỳ”.
Chương trình nghị sự của TT Trump bao gồm phần “Drain the Swamp” (tạm dịch: “Tát cạn đầm lầy”), yêu cầu giới hạn nhiệm kỳ của quốc hội, giải quyết vấn đề các tổ chức toàn cầu “làm tổn thương công dân Hoa Kỳ”, phơi bày nạn tham nhũng ở thủ đô, và trao lại quyền lực cho các tiểu bang và công dân Hoa Kỳ.
“Chúng ta sẽ nói nhiều về sự tự do ở Hoa Kỳ so với chủ nghĩa xã hội, cách TT Trump thực sự là người duy nhất đứng giữa Hoa Kỳ và con đường hướng về chủ nghĩa xã hội mà chúng ta thấy từ chương trình nghị sự của Đảng Dân Chủ”, nguồn tin từ chiến dịch tranh cử cho biết.
Phái đoàn Missouri chuẩn bị chụp ảnh vào ngày đầu tiên của Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng Hòa ở Charlotte, N.C., vào ngày 24/8/2020. (Ảnh Getty Images)
Phái đoàn Missouri chuẩn bị chụp ảnh vào ngày đầu tiên của Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng Hòa ở Charlotte, N.C., vào ngày 24/8/2020. (Ảnh Getty Images)
TT Trump có kế hoạch tiếp tục tập trung vào việc kiềm chế nhập cư bất hợp pháp và chống tội phạm xuyên biên giới, bao gồm buôn người và buôn lậu ma túy. Ông sẽ tiếp tục thực thi quy tắc gánh nặng xã hội để ngăn người nhập cư bất hợp pháp nhận các khoản phúc lợi từ nguồn đóng thuế của công dân Hoa Kỳ. Ông cho biết sẽ tiếp tục trừng phạt các “thành phố trú ẩn”, nơi che chắn những người nhập cư bất
hợp pháp khỏi các quan chức nhập cư của liên bang và hỗ trợ trục xuất bắt buộc đối với các thành viên băng đảng.
Tổng thống nhấn mạnh việc tài trợ hoàn toàn cho các sở cảnh sát, đồng thời tăng hình phạt đối với các vụ hành hung nhân viên thực thi pháp luật. Ông muốn ngăn chặn việc bảo lãnh không dùng tiền mặt, truy tố các vụ [tội phạm] lái xe xả súng như hành vi khủng bố trong nước, và “đưa các nhóm cực đoan bạo lực như Antifa ra trước công lý”.
Các vấn đề như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đổi mới cũng được nhấn mạnh.
Chương trình nghị sự của ông Trump khác hẳn với Đảng Dân Chủ, vốn tập trung vào việc củng cố tổ chức công đoàn, đưa ra mức lương tối thiểu 15 USD/một giờ trên toàn liên bang, và tăng thuế. Chương trình nghị sự của ông Biden sẽ áp dụng các chính sách môi trường một cách chung chung, bao gồm cả việc tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris. Ông sẽ hủy bỏ hầu hết các chính sách nhập cư của TT Trump và cung cấp con đường trở thành công dân cho hầu hết tất cả những người nhập cư bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.
Ông Biden hứa sẽ tạo 5 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ mới. Ông Biden cũng nói sẽ tiếp tục thực hiện Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe giá cả phải chăng, hay còn gọi là Obamacare. Trước đó, ông cho biết sẽ khởi động lại chương trình trách nhiệm cá nhân, vốn buộc những người dân Hoa Kỳ không có bảo hiểm y tế phải đóng thuế.
TT Trump đã ghé qua trung tâm hội nghị RNC ở Charlotte, North Carolina, để nói chuyện với các đại biểu trong lúc điểm danh.
“Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta. Đừng để họ [Đảng Dân Chủ] lấy mất cơ hội của chúng ta”, ông Trump nói. Ông cảnh báo các đại biểu về việc Đảng Dân Chủ thúc đẩy bỏ phiếu bầu qua thư một cách rộng rãi, điều mà ông Trump cho là “không công bằng, không đúng và sẽ không thể lập bảng, theo ý kiến của tôi. Chúng tôi đã bắt gặp họ làm một số điều thực sự tồi tệ vào năm 2016… Những điều tồi tệ đã xảy ra lần trước với việc theo dõi chiến dịch của chúng tôi, điều đó gắn liền với Joe Biden và điều đó gắn liền với Obama”.
“Chúng tôi đã bắt gặp họ làm một số điều thực sự tồi tệ vào năm 2016.… Những điều tồi tệ đã xảy ra lần trước với việc theo dõi chiến dịch của chúng tôi, điều đó đến với Biden và điều đó đến với Obama”.
Bài phát biểu dài gần một giờ của TT Trump tập trung vào các chủ đề chiến dịch tranh cử thông thường, bao gồm phục hồi kinh tế, chăm sóc sức khỏe, thực thi pháp luật và chống chủ nghĩa xã hội.
Phó TT Mike Pence đã phát biểu khoảng một giờ trước đó và ủng hộ mạnh mẽ TT Trump tái đắc cử, và Đảng Cộng Hòa chiếm đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện.
Ông Pence nói rằng, “Sự lựa chọn trong cuộc bầu cử này chưa bao giờ rõ ràng hơn, và sự ủng hộ cũng chưa bao giờ cao như thế. Nền kinh tế nằm trên lá phiếu, luật pháp và trật tự xã hội nằm trên lá phiếu, những ý tưởng ấp ủ nhất của chúng ta đều nằm trong lá phiếu, đó là lý do tại sao chúng ta lại cần phải bầu lại TT Donald J. Trump”.
Phó TT Pence cho biết, chiến dịch tranh cử dự định thu hút 2 triệu tình nguyện viên trước ngày bầu cử.
Cả Tổng thống và Phó tổng thống đều được chính thức đề cử tái tranh cử trong các vai trò tương ứng của họ.
Phó TT dự kiến sẽ phát biểu vào tối ngày 26/8 tại Fort McHenry trong sự kiện “Vùng đất Anh hùng”, và TT Trump sẽ phát biểu vào ngày 27/8 từ Tòa Bạch Ốc.
Các diễn giả vào ngày 24/8 bao gồm con trai tổng thống Donald Trump Jr., cựu Đại sứ Liên Hợp Quốc Nikki Haley, Herschel Walker, Mark và Patricia McCloskey, Hạ nghị sĩ Jim Jordan (Cộng Hòa-Ohio), Hạ nghị sĩ Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida), Hạ nghị sĩ Steve Scalise (Cộng Hòa-Louisiana), Hạ nghị sĩ bang Georgia Vernon Jones, và Thượng nghị sĩ Tim Scott (Cộng Hòa-South Carolina).
Các diễn giả của ngày 25/8, bao gồm Đệ nhất phu nhân Melania Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Thượng nghị sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky), Thống đốc Iowa Kim Reynolds, Eric Trump và Nicholas Sandmann.
Các diễn giả khác của ngày 26/8 bao gồm Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Cộng Hòa-Tennessee), Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem, Kellyanne Conway và Lara Trump.
Các diễn giả vào ngày 27/8 bao gồm Bộ trưởng Gia cư và Phát triển Đô thị Ben Carson, Thượng nghị sĩ Tom Cotton (Cộng Hòa-Arkansas), Ivanka Trump, Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), Lãnh đạo phe Thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-Calif.), Cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani và Chủ tịch công ty giải trí võ thuật Ultimate Fighting Championship Dana White.
Tác giả: Charlotte Cuthbertson
Biên dịch: Hướng Dương
https://etviet.com/us/chuong-trinh-tai-tranh-cu-cua-ong-trump-tiep-tuc-uu-tien-nuoc-my-tren-het.html
Phó Tổng Thống Mike Pence là diễn giả chính trong đêm thứ 3 của Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa. Các diễn giả đều ca ngợi Tổng Thống Trump là luôn luôn hậu thuẫn các vị “anh hùng”, gồm nhân viên thi hành công lực, quân đội và đội ngũ các nhân viên y tế. Sau đây là 4 điều đáng chú ý trong ngày thứ 3 Đại hội Đảng Cộng hòa:
Quy cho đối thủ Joe Biden là thuộc cánh tả cực đoan
Trong suốt đại hội, phe Cộng hòa đã tìm cách phác họa Joe Biden, ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ, như một cảm tình viên của thành phần cánh tả theo chủ nghĩa xã hội, hoặc như là ‘bộ mặt của thành phần cánh tả cực đoan’.
Phó Tổng Thống Mike Pence nói:
“Ông Biden chỉ là con ngựa Thành Troa của cánh tả cực đoan.”
Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn tố cáo ông Biden và người đứng phó trong liên danh Đảng Dân Chủ, bà Kamala Harris, là ‘tấn công vào nhân viên thi hành công lực’.
Tuy nhiên hiện không rõ những lời tố cáo đó của phe Cộng hòa có tính thuyết phục hay không bởi vì trong cuộc đua để được Đảng Dân Chủ đề cử, ông Biden được coi là một nhân vật trung dung cạnh tranh với các ứng viên nghiên về cánh tả như hai Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Elizabeth Warren, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc y tế, dù ông có xích về cánh tả hơn trong một số vấn đề để đoàn kết Đảng Dân Chủ, từ khi được chọn đại diện cho Đảng ra tranh chức với Tổng Thống Donald Trump.
Sự vắng mặt của đại đa số các nghị sĩ Đảng Cộng hòa có nguy cơ mất chức
Các nghị sĩ bị coi là có nguy cơ mất chức trong các cuộc bầu cử sắp tới như Cory Gardner của bang Colorado, Susan Collins của bang Maine, Thom Tillis của North Carolina và Thượng nghị sĩ Martha McSally từ Arizona, đều lánh mặt, có thể vì họ lo ngại sẽ bị vạ lây vì mức ủng hộ dành cho Tổng Thống Trump suy giảm, theo Reuters.
Trong nhóm này, chỉ có Thượng nghị sĩ Joni Ernst, đại diện bang Iowa, đang cạnh tranh ngang ngửa với ứng cử viên Đảng Dân Chủ Theresa Greenfield, xuất hiện trong vai diễn giả hôm thứ Tư. Bài diễn văn của bà tập trung nêu bật sự giúp đỡ của chính quyền Tổng Thống Trump cho nông dân trong đại dịch Covid-19 và sau các trận bão lớn.
Bản tin Reuters nói sự góp mặt của TNS Joni Ernst nổi bật vì sự vắng mặt của các nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong các vùng ngang ngửa, phải cân bằng giữa việc duy trì khoảng cách với một Tổng Thống không được đa số ủng hộ, trong khi tránh gây phẫn nộ cho thành phần ủng hộ viên nòng cốt của ông.
Phụ nữ ủng hộ TT Trump
Phát biểu trong ngày thứ ba của đại hội, hai phụ nữ nổi trội nhất trong chính quyền của Tổng Thống Trump, Cố vấn cấp cao Kellyanne Conway và phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany, nói về mối quan hệ với Tổng Thống Trump nhằm nêu bật khả năng đồng cảm của ông Trump trong vòng riêng tư, xoa dịu hình ảnh của ông Trump trong mắt nhiều người, là một người ‘vô cảm’.
Sắp từ nhiệm để tập trung vào chuyên gia đình, bà Conway phác họa Tổng Thống Trump là một người ủng hộ quyền lợi của phụ nữ, bà đơn cử trường hợp cá nhân bà nhờ Tổng Thống Trump mà trở thành phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một chiến dịch tranh cử Tổng Thống thành công tại Hoa Kỳ.
Luật pháp và Trật tự
Chủ đề chính trong ngày thứ ba đại hội Đảng Cộng hòa là vấn đề ‘luật pháp và trật tự’, thông điệp mà Tổng Thống Trump đã nhiều lần nêu bật trong những tháng bất ổn tiếp theo sau cái chết của George Floyd, một người da đen ở Minneapolis. Ông Trump thường gọi những người đi biểu tình là ‘côn đồ’ hoặc thành phần ‘vô chính phủ’, đồng thời triển khai cảnh sát liên bang tới các thành phố để tái vãn trật tự, bất chấp sự chống đối của lãnh đạo địa phương.
Nhiều diễn giả, kể cả Phó Tổng Thống Mike Pence, tố cáo một cách sai trái rằng ông Biden chủ trương ‘không tài trợ cho cảnh sát’, trong khi ông Biden khẳng định ông chống đối việc này,
Reuters dẫn lời Phó TT Mike Pence nói:
“Bạo động phải chấm dứt, bất kể là ở Minneapolis, Portland hay Kenosha,” ông Pence nói. “Chúng ta sẽ tái vãn luật pháp và trật tự trên các đường phố của đất nước này vì tất cả mọi người Mỹ- thuộc mọi sắc tộc, tín ngưỡng, màu da.”
Kenosha, thuộc bang Wisconsin, là nơi một người đàn ông da đen tên Jacob Blake, bị cảnh sát bắn nhiều phát sau lưng hôm Chủ nhật vừa rồi, dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối và tình trạng bất ổn sau đó.
Trong ngày thứ 3 của đại hội Đảng Cộng hòa hôm thứ Tư, tên George Floyd không hề được nhắc tới, và những bài diễn văn của các thành viên Đảng Cộng hòa tương phản hẳn với các bài diễn văn đọc trong đại hội Đảng Dân Chủ tuần trước, khi nhiều diễn giả nhắc đến phong trào ‘Black Lives Matter’ và cần có hành động chống nạn kỳ thị có hệ thống đối với người da đen.
Quan chức Đảng Cộng hòa ở Utah:
Bỏ phiếu qua thư là an toàn
Trong khi hình thức bỏ phiếu qua thư đang là tranh cãi chính trị nóng bỏng tại Mỹ giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ giữa bối cảnh đại dịch Covid-19, quan chức giám sát bầu cử theo Đảng Cộng hòa ở Utah khẳng định bỏ phiếu qua thư là an toàn và thành công ở bang này.
Một số tiểu bang dưới sự lãnh đạo của các thống đốc theo Đảng Dân chủ những tuần gần đây cho biết họ sẽ gửi phiếu bầu đến tất cả các cử tri có đăng ký để mọi người có thể thực hiện quyền công dân một cách an toàn mà không phải tụ tập đông người ở các điểm bỏ phiếu vào Ngày Bầu cử 3 tháng 11 này, do những lo ngại về Covid.
Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất hình thức bỏ phiếu này. Trong một loạt những dòng tweet đăng trên Twitter vào tháng trước, ông gọi việc bỏ phiếu qua thư là “thảm họa tệ hại,” cáo buộc phe Dân chủ biết rằng việc này “là cách dễ dàng cho nước ngoài can thiệp,” và gợi ý trì hoãn cuộc bầu cử.
“Với hình thức bỏ phiếu qua thư toàn dân (không phải bỏ phiếu khiếm diện, một điều tốt), 2020 sẽ là cuộc bầu cử KHÔNG CHÍNH XÁC & GIAN LẬN nhất trong lịch sử,” ông Trump viết trên Twitter hôm 30 tháng 7. “Đó sẽ là một sự bẽ mặt lớn cho nước Mỹ. Hoãn Bầu cử cho tới khi người dân có thể bỏ phiếu đúng cách, an ninh và an toàn???”
Utah, tiểu bang do phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát, là một trong số năm bang ở Mỹ – cùng với Colorado, Hawaii, Oregon và Washington – tiến hành các cuộc bầu cử qua thư là chính. Và các quan chức bầu cử ở Utah nói gần 8 năm áp dụng hình thức bỏ phiếu này sẽ giúp Utah tổ chức cuộc bầu cử 2020 an toàn và đáng tin cậy, theo tờ báo địa phương Deseret News.
“Chúng tôi dẫn đầu cả nước về việc này,” quan chức bầu cử Quận Utah, Amelia Powers Gardner, được báo này dẫn lời nói.
Tờ báo trích lời bà Gardner, người theo Đảng Cộng hòa giám sát các cuộc bầu cử tại một trong những quận hạt bảo thủ nhất của bang, và các quan chức bầu cử khác nói rằng cuộc tranh luận toàn quốc về việc bỏ phiếu qua thư, về Cơ quan Bưu chính và về lo ngại gian lận đã làm cho tình hình tệ hơn vì bỏ phiếu bằng thư không phải là một khái niệm mới ở Utah.
Bà Gardner e rằng những bình luận của Tổng thống có thể làm xói mòn niềm tin của công chúng vào quá trình bầu cử khi các bang như Utah trong nhiều năm đã tiến hành bầu cử qua thư thành công.
“Bất cứ lúc nào bạn làm suy yếu niềm tin của mọi người vào kết quả bầu cử mà không có bằng chứng dựa trên dữ liệu thực tế, bạn thực sự đang làm suy yếu tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử của chúng ta,” bà Gardner nói.
Ông Gary Thành Nguyễn, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở Utah, cho VOA biết phần đông người Việt ở bang này bỏ phiếu trực tiếp tại phòng phiếu trong các cuộc bầu cử trước, song cũng có những người bỏ phiếu qua thư. Ông nói ông chưa từng nghe trường hợp gian lận bầu cử nào với hình thức này kể từ khi ông sinh sống ở đây từ năm 1981.
“Nói chung tiểu bang này hiền hòa, ít có những vụ như vậy lắm so với những tiểu bang lớn. Ở đây chỉ có hơn ba triệu dân thôi.”
Bỏ phiếu qua thư không phải là một vấn đề chính trị ở Utah, khác với bầu không khí chính trị quốc gia, theo báo Deseret News. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ ở bang Utah đều ủng hộ phương pháp này.
Các nghiên cứu chưa bao giờ cho thấy rằng việc bỏ phiếu dễ dàng hơn thông qua hình thức bỏ phiếu sớm, đăng ký cùng ngày hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện lại làm lợi cho đảng này hơn đảng khác, nhưng nghiên cứu xác nhận rằng việc gửi phiếu bầu đến cho tất cả cử tri sẽ làm tăng tỉ lệ cử tri tham gia bầu cử bất kể đảng phái.
Các nghiên cứu về gian lận cử tri đến nay không phát hiện việc bỏ phiếu qua thư gây ra vấn đề trên quy mô lớn. News21, một dự án tường trình tin tức quốc gia tại Trường Báo chí Walter Cronkite của Đại học Arizona State, ghi nhận trong mười hai năm, từ 2000 đến 2012, có 491 trường hợp gian lận phiếu bầu khiếm diện trên toàn quốc (một hình thức bỏ phiếu qua thư) trong số hàng tỉ lá phiếu được bỏ trong khoảng thời gian này.
Dù vậy tin tức về những vụ gian lận phiếu bầu qua đường bưu điện có phần chắc sẽ tăng cường những chỉ trích nhắm vào việc mở rộng hình thức bỏ phiếu này trong khi tranh cãi chính trị liên quan tới vấn đề chưa có dấu hiệu suy giảm và cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần.
Một người đàn ông ở bang California gần đây bị truy tố về tội gian lận phiếu bầu qua thư khi bỏ phiếu cho người mẹ quá cố trong ba cuộc bầu cử khác nhau, Fox News đưa tin.
Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 11 năm 2014, Caesar Peter Abutin đã bỏ phiếu cho thân mẫu dù bà đã qua đời vào năm 2006, ngoài việc bỏ phiếu cho chính mình, Văn phòng Biện lý Quận Los Angeles cho biết hôm 18 tháng 8 năm nay. Ông này đối mặt với bản án lên tới 3 năm tù.
Hillary Clinton khuyên Joe Biden không chấp nhận
thua cuộc ‘trong bất kỳ hoàn cảnh nào’
Bình luậnNguyễn Minh
“Tôi tin rằng ông ấy sẽ giành chiến thắng, nếu chúng tôi không nhường bộ một chút nào và nếu chúng tôi tập trung và không ngừng nghỉ như bên kia”, bà Clinton nói.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 25/8, bà Hillary Clinton đã đưa ra cảnh báo cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, thúc giục vị cựu phó tổng thống không được chấp nhận thất bại vào đêm bầu cử ngày 3/11 trong bất kể hoàn cảnh nào.
Bà Clinton nói: “Joe Biden không nên nhượng bộ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bởi vì tôi nghĩ rằng điều này sẽ bị nhắc đến lâu dài. Tôi tin rằng ông ấy sẽ giành chiến thắng, nếu chúng tôi không nhượng bộ một chút nào và nếu chúng tôi tập trung và không ngừng nghỉ như bên kia”.
Bà Clinton là ứng cử viên của đảng Dân chủ năm 2016, nhưng đã thất bại trước Tổng thống Trump. Tổng hợp các cuộc thăm dò của RealClearPolitics cho thấy, ông Biden đang dẫn trước ông Trump hơn 7% điểm trên toàn quốc.
Bà Clinton gợi ý rằng kết quả của cuộc bầu cử sẽ “sát sao”, và cáo buộc Đảng Cộng hòa cố gắng làm xáo trộn kết quả bằng cách “làm rối tung việc bỏ phiếu qua bưu điện” nhằm đảm bảo lợi thế sít sao trong cuộc bầu cử.
“Chúng ta phải chuẩn bị tình huống là [kết quả bầu cử được quyết định] qua các hành động pháp lý phức tạp. Và tôi biết chiến dịch tranh cử của Biden đang chuẩn bị cho tình huống đó”, bà Clinton nói.
Bà Clinton là cựu ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Barack Obama, đã đưa ra nhận xét trong cuộc phỏng vấn trên chương trình “The Circus” của Showtime.
Do đại dịch virus Vũ Hán, hàng triệu công dân Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu qua đường bưu điện vào tháng 11 này. Điều này có thể dẫn đến việc không thể kiểm phiếu kịp và công bố người chiến thắng trong cuộc đua tổng thống ngay vào đêm bầu cử.
Các quan chức bầu cử của bang ở một số bang “chiến trường” quan trọng đã cảnh báo có thể mất nhiều ngày để kiểm phiếu, do một lượng phiếu bầu vắng mặt và được gửi qua đường bưu điện.
Kết quả cuộc bầu cử là một cuộc chiến giữa các đảng phái. Một số đảng viên Dân chủ quan ngại thái quá về những thay đổi trong hoạt động của Bưu điện Hoa Kỳ do Tổng đốc Bưu điện Louis DeJoy thực hiện. Ông Louis DeJoy là một người gây quỹ lâu năm của Đảng Cộng hòa.
Ông DeJoy thực hiện những thay đổi trong hoạt động bưu điện nhằm cắt giảm chi phí, bao gồm cấm làm thêm giờ, tắt máy phân loại sớm và yêu cầu các hãng vận chuyển để lại thư khi cần thiết để tránh tăng chuyến hoặc giao thư trễ trên các tuyến đường. Tuy nhiên ông đã thay đổi kế hoạch, nói rằng những thay đổi đối với dịch vụ bưu điện sẽ được tạm dừng cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11.
Ông Trump đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về gian lận liên quan đến bỏ phiếu qua đường bưu điện. Ông nói: “Những gì họ đang làm là sử dụng COVID để đánh cắp một cuộc bầu cử. Họ đang sử dụng COVID để lừa dối người dân Mỹ, tất cả nhân dân của chúng ta, về một cuộc bầu cử công bằng và tự do. Chúng tôi không thể làm điều đó”.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đã cáo buộc Nhà Trắng cố gắng cản trở việc chuyển thư và can thiệp các cuộc bỏ phiếu.
Cuối tháng 7, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng các cuộc tấn công của ông Trump vào việc bỏ phiếu qua thư nằm trong một nỗ lực lớn hơn, đó là để gây ra sự nhầm lẫn và ngăn chặn số cử tri đi bầu cử.
“Lý do ông ấy [Tổng thống Trump] làm như vậy là vì càng nhiều người nghe thấy điều gì đó tương tự, họ càng chán nản với việc bỏ phiếu. Đó là một cách để can thiệp vào cuộc bỏ phiếu”, bà Pelosi nói trong một cuộc phỏng vấn với Brianna Keilar của CNN.
Cho đến nay, 9 bang – phần lớn do các thống đốc thuộc Đảng Dân chủ điều hành – cho biết, họ dự định gửi phiếu bầu cho tất cả cử tri qua đường bưu điện.
Nguyễn Minh
Theo Fox News
Chuyên gia: Kém xa TT Trump, ông Biden
‘nhìn không thấu’ mối đe dọa của Trung Quốc
Tâm Thanh
Về việc nhìn thấu mối đe dọa của ĐCSTQ, ông Joe Biden không bằng được cố Tổng thống Richard Nixon, và càng không thể so với Tổng thống Trump hiện thời.
Đó là nhận định của nhà bình luận chính trị Đường Khắc trên trang Secret China.
Tổng tuyển cử Hoa Kỳ đang đến gần, Tổng thống Trump và Cựu Phó tổng thống Joe Biden đều đưa ra nhiều ngôn luận cứng rắn đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là trong lịch sử mấy chục năm trở lại đây của Hoa Kỳ, ông Trump là Tổng thống Mỹ có nhiều động thái cứng rắn nhất trong việc chống lại chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Và nếu so sánh Joe Biden của hiện tại với Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon của năm 1967, ông Biden thật sự còn kém rất xa. Một mặt, Cựu Tổng thống Richard Nixon có tầm nhìn chiến lược xuyên suốt và năng lực kết nối tuyệt vời, ông có thể tự mình sáng tác văn chương và đọc thuộc lòng nó. Còn ông Joe Biden thì thiếu hụt tính chân thực và tín niệm cá nhân, mặc dù ông có kinh nghiệm tham chính mấy chục năm, nhưng lại không có một bộ nguyên tắc cốt lõi nào.
Trang “The National Interest” (Lợi ích quốc gia) cho hay, ông Nixon đã lập ra lộ trình cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu tương lai của mình, đó là thay đổi “Trung Quốc đỏ” và đưa nó hội nhập vào “đại gia đình xã hội quốc tế”. Còn ông Biden chỉ đưa ra một loạt các tuyên bố sáo rỗng, nhạt nhẽo và rập khuôn.
Từ sớm 50 năm trước, ông Nixon đã chỉ ra rằng, thế giới đang đứng trước nguy hiểm do chủ nghĩa cộng sản của Trung Quốc mang đến. James Clapper, giám đốc Tình báo Quốc gia của chính phủ tiền nhiệm Obama gọi Trung Quốc là “Mối đe dọa chí mạng lớn nhất đối với nước Mỹ”. Suy xét đến loại “địa chính trị” thực tế này, ông Biden có rất ít phương sách để ứng phó với hiện thực này. Điều này từ sớm đã được thể hiện rõ qua thái độ ban đầu của ông Biden đối với những thách thức an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ: “Được rồi, mọi người ạ, họ (Bắc Kinh) không phải kẻ xấu, Trung Quốc nào có ăn mất bữa trưa của chúng ta”.
Thái độ của Tổng thống Trump lại trái ngược hoàn toàn. Ông đã nhìn thấy một Trung Quốc cộng sản tham lam, dưới sự cai trị qua các đời Tổng thống Mỹ tiền nhiệm, Trung Quốc đã không ngừng “cướp đoạt” lợi ích của nước Mỹ. Ông Trump đã không ngừng cố gắng khiến Trung Quốc trở thành một đối tác thương mại công bằng. Tại một thời điểm nào đó, Tổng thống Trump đã nhận ra rằng, buộc Trung Quốc thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến cải cách chính trị, điều này sẽ uy hiếp đến sự sinh tồn của chính quyền cộng sản Trung Quốc, và tất nhiên, ông Tập Cận Bình – người mà Tổng thống Trump coi như người bạn, sẽ không chấp nhận điều này.
Tổng thống Trump có lẽ không phải là một nhà cải cách chính trị bí mật khi mà Phó Tổng thống, Ngoại trưởng, cố vấn an ninh quốc gia cho đến những quan chức chủ chốt khác phụ trách các vấn đề châu Á của ông đều là những người khởi xướng thúc đẩy Trung Quốc phải thay đổi. Tổng thống Trump đã bật đèn xanh cho họ, bất luận là vấn đề Hồng Kông, trại tập trung Duy Ngô Nhĩ, các vấn đề về nhân quyền ở Trung Quốc đều như vậy cả.
Những gì Cựu Tổng thống Richard Nixon nói vào nửa thế kỷ trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “Mối đe dọa chung do ĐCSTQ mang đến hiện đang chuyển dời tâm điểm chú ý của chính phủ các nước châu Á. Mối đe dọa này là rõ ràng, ngay trong hiện tại, nó được lặp đi lặp lại, hơn nữa sẽ kéo dài mãi. Thông điệp được truyền tải tới các nhà lãnh đạo châu Á không hề bị mai một. Họ nhận ra rằng phương
Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, không phải là kẻ áp bức, mà là người bảo hộ. Họ cũng nhận ra rằng họ cần được bảo hộ … và họ sẽ có được nhận thức sâu sắc về mối đe dọa từ Trung Quốc”.
Đối với mối đe dọa từ Trung Quốc, ông Biden thường tự tâng bốc kinh nghiệm tham chính lâu năm của bản thân mình. Ông nói: “Trung Quốc đại biểu cho một thách thức đặc biệt. Tôi đã dành nhiều thời gian tiếp xúc với những người lãnh đạo bên họ, và tôi hiểu những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Trong dài hạn, Trung Quốc đang khuếch đại sức ảnh hưởng của nó trên toàn cầu, mở rộng mô thức chính trị của nó và đầu tư cho các công nghệ trong tương lai”.
Lối làm việc “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình trước đó nay đã được ông Tập Cận Bình thay thế bằng “Giấc mộng Trung Hoa” thực hiện cải cách triệt để.
Tuy nhiên, Biden hoàn toàn phớt lờ khía cạnh nguy hiểm nhất về phần thách thức của Trung Quốc, mà chỉ một mực đề cập đến chức trách với tư cách Tổng tư lệnh tối cao của Hoa Kỳ là “Bảo vệ người dân Mỹ, trong đó bao gồm cả việc sử dụng vũ lực khi cần thiết…”.
Khi ông Biden thay đổi khẩu hiệu kêu gọi nước Mỹ “cần phải cứng rắn với Trung Quốc”, các ví dụ mà ông nêu ra là Trung Quốc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và các khoản trợ cấp chính phủ không công bằng, chứ không phải chỉ trích hành vi xâm lược quân sự ở biển Đông, biển Hoa Đông hoặc hành vi khiêu khích quân sự với Đài Loan của Trung Quốc.
Ông Biden nói rằng ông sẽ “cùng với các đồng minh của chúng tôi và các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc cùng triển khai hoạt động để thúc đẩy mục tiêu chung phi hạt nhân hóa Triều Tiên”. Tuy nhiên, đây vừa khéo lại là cách mà chính quyền Tổng thống Trump vẫn luôn sử dụng để ứng phó với Bình Nhưỡng.
Có điều, mọi người đã nhận thức được rằng, không giống như Biden, Trung Quốc vốn không quan tâm đến chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Trên thực tế, Triều Tiên là một phương tiện hữu hiệu để chuyển hướng chú ý của phương Tây khỏi chủ nghĩa bành trướng đang không ngừng lan rộng của Trung Quốc. Đây là lý do tại sao Tổng thống Trump áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế cấp độ 2 đối với Trung Quốc vì đã phá hoại các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên, và tại sao Tổng thống Trump cần mở rộng các lệnh trừng phạt.
Mặt khác, ông Biden không muốn mọi người nhớ đến thành tựu ngoại giao của ông dưới thời của chính quyền tiền nhiệm Obama, và cũng như không muốn ghi nhận những tiến triển đạt được trong lĩnh vực ngoại giao của chính quyền Trump. Bởi điều này khiến hình ảnh ông Biden trở nên khá mờ nhạt trong việc đối phó với các mối đe dọa mang tính sống còn do ĐCSTQ mang đến.
Đây là bài bình luận của tác giả Đường Khắc trên trang Secret China hôm 20/8. Bài viết không nhất định phản ánh quan điểm của DKN News.
https://www.dkn.tv/the-gioi/kem-xa-tt-trump-ong-biden-nhin-khong-thau-moi-de-doa-cua-trung-quoc.html
Carl Thayer: ‘TQ sẵn sàng
đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ’
Tina Hà Giang
Được hỏi ông là cử tri ghi danh đi bầu cho đảng nào, GS Carl Thayer trả lời là ”chưa bao giờ là thành viên đã ghi danh của bất kỳ đảng phái chính trị nào”.
GS Carl Thayer: Tôi dự định sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Ngoại trừ năm 2016, tôi đã bỏ phiếu trong tất cả các cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ kể từ năm 1972. Theo luật, tôi đủ điều kiện bỏ phiếu ở tiểu bang cuối cùng mà tôi đã làm việc, đó là tiểu bang Ohio. Trước đây tôi đã bỏ phiếu ở Hawaii và trước đó là Massachusetts. Lá phiếu của tôi được gửi cho tôi qua đường bưu điện và tôi nộp nó tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Canberra, Úc.
BBC:Xin giáo sư cho biết việc bỏ phiếu kỳ này có nghĩa gì đối với ông?
GS Carl Thayer: Đây là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có hậu quả nhất mà tôi từng bỏ phiếu. Như Joe Biden nói, “linh hồn của nước Mỹ” đang bị đe dọa. Kể từ bài phát biểu nhậm chức của Donald Trump vào tháng 1/2017, tôi đã cảm thấy bị gạt ra ngoài cộng đồng Mỹ bởi chủ nghĩa dân túy hẹp hòi của Trump. Trump đã làm trầm trọng thêm sự phân cực của Hoa Kỳ và cô lập Hoa Kỳ trên bình diện quốc tế. Đã đến lúc đòi lại Hoa Kỳ cho tất cả người Mỹ, giảm sự phân cực và khôi phục quyền lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn cầu.
BBC:Ông sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống nào, và tại sao?
GS Carl Thayer: Tôi sẽ bỏ phiếu cho Joe Biden. Tôi đã xem tất cả các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên chạy đua để được Đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng. Joe Biden có vẻ là người có năng lực nhất trong nhóm và là người có nhiều khả năng đánh bại Trump nhất.
BBC:Giới chỉ trích cho rằng cử tri không nhiệt tình lắm với ông Joe Biden. Ông có hào hứng với việc bỏ phiếu cho ông Biden không, hay đây là quyết định bỏ phiếu cho một người đỡ tệ hơn người kia?
GS Carl Thayer: Joe Biden không phải là người đỡ tệ hơn trong hai ứng cử viên, mà là trường hợp đúng người, đúng lúc. Nước Mỹ cần 4 năm ổn định và thời gian để hàn gắn những chia rẽ hiện nay trong xã hội cũng như đại dịch COVID-19.
BBC:Giáo sư có nghĩ nước Mỹ đang đi đúng hướng, và ông mong gì ở cuộc bầu cử này?
GS Carl Thayer: Hoa Kỳ, theo tôi, đang không di chuyển theo bất kỳ hướng nào. Nó đang bị đình trệ giữa đại dịch virus corona do sự kém cỏi của Donald Trump và chìm đắm trong sự tự thương hại và cáo buộc lẫn nhau.
Trump đã ném vào thùng rác tất cả thiết chế, cơ quan của Hoa Kỳ – truyền thông, Quốc hội, Tòa án, các cơ quan chính phủ – và làm gián đoạn việc kiểm tra và cân bằng giữa chúng. Trump đã làm suy yếu các giá trị dân chủ, sự văn minh và lòng khoan dung và tôn trọng lẫn nhau.
Trump đã thoái vị khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ đến mức nước Mỹ không còn là “ngọn hải đăng trên ngọn đồi” như trước.
Nếu Trump tái đắc cử, tình hình nước Mỹ sẽ y như vậy. Nếu Biden được bầu, tôi mong đợi sự trở lại bình thường khi ông ấy nhận trách nhiệm để ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.’
BBC: Ủng hộ Trump hay chống Trump, và dồn phiếu cho ai có là chủ đề nóng trong gia đình ông không? Và phản ứng của gia đình với quan điểm của ông là gì?
GS Carl Thayer: Tôi ít giao tiếp với những người Mỹ khác sống ở Úc. Vợ tôi không phải là người Úc nhưng cô ấy có cùng quan điểm với tôi. Những người bạn của tôi ở Canberra rất kinh ngạc về Trump nhưng chúng tôi không quan tâm đến các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Chúng tôi không có những cuộc tranh luận nảy lửa.
Nhưng có những chia rẽ chính trị rõ ràng giữa anh trai với chị và em gái tôi. Chúng tôi tránh xa đề tài chính trị trong email và các thư từ khác gửi cho nhau. Nếu chúng tôi gặp mặt trực tiếp và tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị, nó sẽ nhanh chóng suy thoái.
BBC: Đặc biệt trong cuộc bầu cử này, nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc giữa giới ủng hộ và chống đối Trump. Ông giải thích hiện tượng này như thế nào?
GS Carl Thayer: Sự phân cực của xã hội Mỹ không phải là một phát triển mới; nó tăng cường kể từ thời chính quyền Clinton và đặc biệt là sau khi xuất hiện Tea Party trong chính quyền Obama. Trump là kẻ thao túng chủ nghĩa dân túy và khiến nhóm này chống lại nhóm khác. Hành vi gây hấn của Trump đã ảnh hưởng đến Đảng Cộng hòa và dẫn đến tình trạng gia tăng những người bợ đỡ chính trị.
Bởi vì Trump đang thua Biden trong một loạt các cuộc thăm dò, bao gồm cả tại các tiểu bang chiến địa, đây sẽ là một cuộc bầu cử cực kỳ gây tranh cãi. Trump sẽ đưa ra tất cả các mánh khóe vi phạm sự đứng đắn chính trị để tái đắc cử. Lời chỉ trích của ông về việc bỏ phiếu qua thư đã tạo tiền đề cho các quyết định pháp lý sau ngày 3/11.
BBC: Mạng xã hội kháo nhau rằng có đến 90% người Mỹ gốc Việt và người Việt ở Việt Nam ủng hộ ông Trump. Với kinh nghiệm làm việc của ông với người Việt , ông nghĩ gì về con số giả định và hiện tượng này?
GS Carl Thayer: Người Việt sống ở Mỹ rời Việt Nam sau năm 1975 đều chịu thiệt thòi trong cuộc chiến kéo dài. Họ bị mất tài sản và chỗ đứng trong xã hội. Họ đã bị người cộng sản chiến thắng đối xử tệ. Kinh nghiệm và tinh thần chống cộng của họ đã được truyền lại cho con cái. Con cái họ lớn lên trong một xã hội dân chủ, ít liên quan đến hệ thống độc đảng và đàn áp nhân quyền cũng như tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Những chính quyền Dân chủ liên tiếp (Carter, Clinton và Obama) đã chịu trách nhiệm giao tiếp với Việt Nam. Quan điểm ủng hộ Trump của người Mỹ gốc Việt có thể được giải thích bởi lập trường chống giới chính trị gạo cội của ông, đặc biệt là đối với Hillary Clinton (vợ của một tổng thống đảng Dân chủ và ngoại trưởng của một tổng thống khác), cũng như chiến tranh thuế quan của Trump với Trung Quốc. Nhiều người Mỹ gốc Việt coi chính phủ Hà Nội là yếu kém trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Các cuộc thăm dò được thực hiện giữa các nhà lãnh đạo dư luận Việt Nam tại Việt Nam cho thấy mức độ ủng hộ Trump cao chỉ đứng sau Philippines. Những người Việt Nam này ngưỡng mộ biểu tượng của Trump, khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
BBC: Là một người Mỹ, ông nghĩ gì khi thấy người Việt và người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump nhiều như vậy?
GS Carl Thayer: Tôi hiểu tình cảm của họ và tôn trọng quan điểm của họ. Bởi vì tư cách của tôi là Giáo sư, các cuộc trò chuyện của chúng tôi không được đánh dấu bởi sự tức giận, mà là những trao đổi quan điểm thực sự. Ví dụ, trong các cuộc trò chuyện, tôi dùng ví dụ về Úc là một quốc gia dân chủ có đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc. Tôi cố gắng khuyến khích thảo luận về cái giá phải trả và lợi ích của việc đưa ra lập trường chống Trung Quốc. Tôi cũng cố gắng giải thích Trump đã gây rối như thế nào đối với Úc, một đồng minh, bằng cách rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, rút khỏi Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu và làm suy yếu Tổ chức Y tế Thế giới. Tôi cũng lưu ý rằng Hoa Kỳ rất muốn thắt chặt Việt Nam vào quan hệ đối tác chiến lược chống Trung Quốc.
BBC: Một số học giả Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn trước đây từng nói rằng Trung Quốc muốn ông Trump tái đắc cử, trong khi tình báo Mỹ gần đây có tin ngược lại. Ông nghĩ sao về sự kiện này?
GS Carl Thayer: Tôi bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các báo cáo trên phương tiện truyền thông về các cuộc họp giao ban của các quan chức tình báo Hoa Kỳ về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ. Bốn quốc gia được nêu tên – Nga, Iran, Triều Tiên và Trung Quốc. Cho đến nay không có bằng chứng công khai nào cho thấy Trung Quốc đang thực hiện “các biện pháp tích cực” để can thiệp trực tiếp vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ.
Giả định của tôi là khả năng dự đoán cao hơn là Trung Quốc muốn quan hệ với Hoa Kỳ ổn định hơn chứ không muốn có sự gián đoạn lớn trong quan hệ giữa hai nước, với do đó sẽ thích Joe Biden hơn Donald Trump. Trung Quốc đã không ngần ngại chỉ trích Chính quyền Trump trước công chúng và nhắm mục tiêu tuyên truyền của nhà nước vào cộng đồng nông dân Mỹ ở miền Trung-Tây Hoa Kỳ.
BBC:Ông còn điều gì muốn nói thêm về đề tài này?
GS Carl Thayer: Tập Cận Bình sẵn sàng để đối phó với bất kỳ ai được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 này. Ông Tập coi Trung Quốc có ưu thế hơn Hoa Kỳ vì nước này đang phục hồi kinh tế sau đại dịch virus corona và vì Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò lãnh đạo trong các thể chế đa phương.
GS Carl Thayer là nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế. Ông đến Úc tháng 11/1971 để nghiên cứu Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Úc và quyết định định cư luôn ở đó. Ông cũng đã làm việc ở Hawaii từ năm 1999-2002 tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương với tư cách là nhân viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
BBC News Tiếng Việt luôn ủng hộ những ý kiến đa chiều. Độc giả muốn đóng góp ý kiến về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi tại email: Vietnamese@bbc.co.uk
Đáp lại phát biểu của ông Tập, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ nói: Quân đội Mỹ đã sẵn sàng
Bình luậnMinh Thanh
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng trở nên gay gắt. Ngày 24/8, trong bài viết của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói rằng thế giới đã bước vào một thời đại mới của cuộc cạnh tranh vũ trang giữa hai thể chế: một là trật tự quốc tế tự do và cởi mở của phương Tây, và một là chế độ chuyên quyền độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Esper sẽ đến Hawaii, Palau và Guam trong tuần này để gặp gỡ các quan chức đối tác và các nhà lãnh đạo cấp cao khác từ các nước trong khu vực.
“Thế giới đã bước vào thời đại mới của cuộc đối đầu giữa hai thể chế”
Vào ngày 24/8, ông Esper có một bài viết với tiêu đề “Lầu Năm Góc đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó với ĐCSTQ” đăng trên Wall Street Journal.
Ông nói rằng vào ngày 1/8 khi ĐCSTQ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập “Quân đội”, Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa hô hào sẽ đưa quân đội của ĐCSTQ thành quân đội hàng đầu trên thế giới và có khả năng thúc đẩy hơn nữa chương trình nghị sự của đảng ở nước ngoài.
“Bài phát biểu của ông ấy nhắc nhở chúng ta rõ ràng rằng chúng ta đã bước vào một thời đại mới của cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa trật tự quốc tế tự do và cởi mở với hệ thống độc tài của Bắc Kinh”, ông Esper nói.
Quân đội ĐCSTQ không phục vụ nhân dân, mà phục vụ đảng
Bài báo nói rằng quân đội ĐCSTQ không phục vụ đất nước giống như quân đội Hoa Kỳ, càng không nói đến việc phục vụ Hiến pháp, mà là phục vụ ĐCSTQ. Một quân đội mạnh sẽ giúp ĐCSTQ hiện thực hóa dã tâm đảo ngược hệ thống quốc tế với các chính sách kinh tế và đối ngoại không có lợi cho Hoa Kỳ và các đồng minh.
Xã hội phương Tây phải kiềm chế quân đội ĐCSTQ
Ông nói rằng, theo quan điểm trên, khi quân đội của ĐCSTQ (đối với các quốc gia khác) đề xuất yêu cầu được tiến nhập vào, đào tạo, học hỏi công nghệ…, tất cả các quốc gia hy vọng vào trật tự tự do cởi mở mang lại thịnh vượng và an ninh cần phải suy nghĩ kỹ.
Bài báo nói rằng thế giới (phương Tây) phải tiến hành nghiên cứu về việc hiện đại hóa quân đội của ĐCSTQ và chuẩn bị tốt để ứng đối. Điều này giống như việc Hoa Kỳ và phương Tây đã nghiên cứu và phản ứng với các lực lượng vũ trang của Liên Xô trong thế kỷ 20.
Quân đội ĐCSTQ tuyên bố công khai rằng họ sẽ hoàn thành hiện đại hóa quân đội vào năm 2035 và xây dựng một quân đội hàng đầu thế giới vào năm 2049. Kế hoạch hiện đại hóa toàn diện của họ bao gồm một kho vũ khí tên lửa đạn đạo quy mô lớn cùng một loạt các năng lực chiến đấu điện tử và không gian, mạng Internet tiên tiến. Nó cũng bao gồm việc triển khai trí tuệ nhân tạo để tăng cường kiểm soát khống chế đối với người dân của mình.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra ứng phó toàn diện với ĐCSTQ
Bài báo nói rằng, việc ĐCSTQ nhấn mạnh vào việc truyền bá tư tưởng, hiện đại hóa và tăng cường kiểm soát quân đội, cho thấy rằng các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ coi quân đội là cốt lõi để đạt được các mục tiêu của họ. Mục tiêu quan trọng nhất trong đó là định hình lại trật tự quốc tế, phá hoại các quy tắc được công nhận trên toàn cầu, đồng thời bình thường hóa chủ nghĩa chuyên chế, giúp ĐCSTQ buộc các nước khác tạo điều kiện để phá hoại chủ quyền của họ.
Những hành động này của ĐCSTQ đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra các phản ứng toàn diện và đẩy nhanh việc thực hiện Báo cáo Chiến lược Quốc phòng. “Báo cáo Chiến lược Quốc phòng” định hướng Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình, và ĐCSTQ là mục tiêu chính trong cuộc cạnh tranh vũ trang của Mỹ.
Quân đội Hoa Kỳ triển khai đối phó với ĐCSTQ trên 3 phương diện
Ông Esper đã thảo luận về cách quân đội Hoa Kỳ có thể kiềm chế ĐCSTQ trên 3 phương diện. Đó là: Thứ nhất, có một lực lượng có khả năng cạnh tranh, răn đe và chiến thắng trong tất cả các lĩnh vực trên biển, đất liền, trên không, vũ trụ và không gian mạng.
Lầu Năm Góc hiện đầu tư vào các năng lực quy mô tiên tiến và thay đổi cuộc chơi công nghệ, chẳng hạn như vũ khí siêu thanh, liên lạc 5G, phòng không và chống tên lửa tích hợp, trí tuệ nhân tạo – tất cả đều sẽ rất quan trọng để Hoa Kỳ duy trì ưu thế của mình trong những thập kỷ tới.
Thứ hai là mở rộng và củng cố mạng lưới các đồng minh và đối tác của Mỹ, điều này mang lại cho Mỹ một lợi thế phi đối xứng mà các đối thủ không thể sánh bằng.
Thứ ba là thiết lập một mạng lưới rộng lớn hơn gồm các đối tác có năng lực và cùng chí hướng. Ví dụ, Hoa Kỳ đã cung cấp khoảng 394 triệu USD viện trợ để tăng cường khả năng hàng hải của các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Cuối cùng, ông Esper nói rằng, không giống như ĐCSTQ, Hoa Kỳ ủng hộ một hệ thống toàn cầu tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia có thể đạt được sự thịnh vượng dựa trên các giá trị chung và các quy tắc cũng như chuẩn mực lâu đời.
Ông Esper kêu gọi các quốc gia coi trọng tự do, nhân quyền và pháp trị đoàn kết và đối đầu với các hành vi của ĐCSTQ nhằm gây hấn, phá hoại chủ quyền của các quốc gia.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
Bộ Trưởng Esper: Mỹ quyết
‘không nhượng bộ một tấc’ ở Thái Bình Dương
Hải Lam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper hôm 26/8 cho biết Hoa Kỳ có trách nhiệm với khu vực Thái Bình Dương và sẽ “không nhượng bộ một tấc” lãnh thổ của khu vực này cho quốc gia khác.
Phát biểu trong chuyến thăm Hawaii, ông Esper nói rằng Trung Quốc đã không thực hiện những lời hứa tuân thủ luật pháp, quy tắc và chuẩn mực quốc tế, đồng thời muốn phô trương sức mạnh của mình ra toàn cầu.
“Để thúc đẩy chương trình nghị sự của ĐCSTQ, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiếp tục tích cực theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa để vươn tới quân đội đẳng cấp thế giới vào giữa thế kỷ này”, ông Esper phát biểu. “Điều này chắc chắn sẽ liên quan đến hành vi khiêu khích của PLA ở Biển Đông, Hoa Đông và bất kỳ nơi nào khác mà chính phủ Trung Quốc cho là quan trọng đối với lợi ích của họ”.
Tuy nhiên, ngoài mục đích ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ cũng “hy vọngt iếp tục làm việc với Trung Quốc để đưa họ trở lại quỹ đạo phù hợp hơn với trật tự dựa trên luật lệ quốc tế”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mô tả khu vực Ấn Độ Dương là tâm điểm của “cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc”. Ông nói thêm rằng, cùng với Nga, Trung Quốc đã hiện diện trên toàn thế giới và Mỹ cần có khả năng đối phó với cả hai quốc gia này trên phạm vi toàn cầu.
“Mỹ có trách nhiệm dẫn đầu. Chúng tôi là một quốc gia ở Thái Bình Dương, ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong một thời gian khá dài”, ông Esper phát biểu.
“Chúng tôi sẽ không nhượng bộ ở khu vực này, kể cả một tấc đất, cho bất kỳ quốc gia nào khác nghĩ rằng thể chế chính trị của họ, quan điểm của họ về nhân quyền, chủ quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tất cả những điều này ở một mức độ nào đó, vượt trội hơn cả những giá trị mà nhiều nước chúng tôi chia sẻ”, ông Esper nói.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập
Mỹ trừng phạt 24 công ty Trung Quốc
xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Ngày 26/8, Hoa Kỳ đã có hành động trừng phạt 24 công ty nhà nước của Trung Quốc, cũng như các cá nhân liên quan đến hành động xâm lược quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong bối cảnh chính quyền TT Trump gia tăng phản ứng trước các mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã đưa thêm hơn 20 công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại vì “giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo vốn bị quốc tế lên án ở Biển Đông”. Chỉ thị này cấm các công ty Hoa Kỳ làm ăn với những công ty nêu trên trừ khi họ có được giấy phép đặc biệt.
Bộ Ngoại giao cũng thông báo họ sẽ bắt đầu áp dụng các hạn chế về thị thực đối với công dân Trung Quốc “chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa” với việc xây dựng hoặc quân sự hóa các đảo nhân tạo này, hoặc với việc “sử dụng biện pháp cưỡng bức của chính quyền Bắc Kinh đối với các quốc gia có tranh chấp ở Đông Nam Á để ngăn cản họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi”. Các cá nhân sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ; đồng thời cho biết thêm rằng điều này cũng có thể áp dụng cho các thành viên gia đình của cá nhân đó.
Các hành động này diễn ra một tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức bác bỏ các yêu sách lãnh thổ “bất hợp pháp” của Bắc Kinh ở Biển Đông và lên án “chiến dịch bắt nạt” của họ trong khu vực. Chính quyền TT Trump cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông đã tham gia vào các vụ vi phạm nhân quyền ở các khu vực Tân Cương và Hồng Kông.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với hầu hết các tuyến đường thủy bao quanh Biển Đông, vốn đã bị tòa án quốc tế phán quyết là trái pháp luật trong phán quyết năm 2016. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan có các tuyên bố tranh chấp chủ quyền trên các tuyến đường thủy. Biển Đông là nơi có ngư trường phong phú và các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị tiềm năng; đây cũng là một trong những tuyến đường vận chuyển chính của thế giới.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình trên tuyến đường thủy chiến lược bằng cách xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo và rạn san hô nhân tạo. Ngoài ra, Trung Quốc đã khai triển các tàu tuần duyên và tàu đánh cá của mình để uy hiếp các tàu nước ngoài, chặn đường vào các tuyến đường thủy, và chiếm giữ các bãi cạn và đá ngầm.
Tuần này, Bắc Kinh đã tiến hành sáu ngày tập trận ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là lần tập trận thứ hai trong khu vực này của Bắc Kinh trong vòng hai tháng.
Trung Cộng đã phóng hai tên lửa tầm trung vào Biển Đông hôm sáng thứ Tư, South China Morning Post đưa tin. Hành động này diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh phản đối việc máy bay do thám của Hoa Kỳ bay qua trong cuộc diễn tập hải quân bắn đạn thật của Trung Quốc ở Biển Bột Hải ngoài khơi bờ biển phía bắc của nước này.
Bộ thương mại Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh đã sử dụng các công ty nhà nước để nạo vét và xây dựng hơn 3,000 mẫu đất nhân tạo ở Biển Đông, bao gồm các hệ thống phòng không và tên lửa chống hạm.
Trong số các công ty được thêm vào “danh sách pháp nhân” của Bộ Thương mại có năm công ty con của Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC), một công ty khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố rằng CCCC đã dẫn đầu việc nạo vét các tiền đồn, và cũng là một trong những nhà thầu hàng đầu được Bắc Kinh sử dụng trong chiến lược “Vành đai và Con đường” – một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Cộng ra toàn thế giới. Washington đã chỉ trích dự án này là một “bẫy nợ” đối với các nước đang phát triển, những nước có thể phải gánh những gánh nặng nợ nần chồng chất mà họ không thể trả được.
Ông Pompeo nói: “CCCC và các công ty con của mình đã tham gia vào các hoạt động tham nhũng, tài trợ có tính chất mồi nhử, phá hủy môi trường và các hành vi lạm dụng khác trên khắp thế giới”.
“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không được phép sử dụng CCCC và các doanh nghiệp nhà nước khác làm vũ khí để áp đặt một chương trình nghị sự theo chủ nghĩa bành trướng”, ông nói thêm.
Tác giả: Cathy He
Biên dịch: Bảo Trân
‘Thỏa thuận hòa bình giữa Israel và UAE
là thành quả lớn về mặt đối ngoại
của Tổng thống Trump ở Trung Đông’
Bình luậnNguyên Hương
Jared Kushner, cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump, cho rằng Thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Israel và UAE là thành công lớn [trong chính sách đối ngoại] của Tổng thống Trump. Dưới đây là ý kiến của ông Kushner về thỏa thuận có tính lịch sử này được đăng trên tờ The Washington Post.
Cách đây không lâu, Tổng thống Trump đã chốt một thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Theo thỏa thuận, hai quốc gia này sẽ bình thường hóa quan hệ ngoại giao và xây dựng các thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm an ninh, chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Kể từ khi hiệp ước hòa bình Israel-Jordan được ký kết năm 1994, ngoài Tổng thống Trump, không có vị tổng thống Hoa Kỳ nào đứng ra để dàn xếp một Hiệp định hòa bình ở Trung Đông có ý nghĩa quan trọng như thế này.
Thỏa thuận là một bước đột phá cho những người Hồi giáo mong muốn được đến cầu nguyện trong hòa bình tại Nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa ở Jerusalem, thánh địa linh thiêng thứ ba của cộng đồng người Hồi giáo. Các chuyến bay thẳng giữa hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tín đồ hành hương đến al-Aqsa. Đây là một chiến thắng cho chính sách đa tôn giáo và bác bỏ tin tức sai sự thật của những kẻ cực đoan, rằng nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa đang bị tấn công.
Thỏa thuận này là kết quả của các cuộc đàm phán giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, được Hoa Kỳ tạo điều kiện và dẫn dắt. Nhưng chính sự thay đổi chiến lược do Tổng thống Trump thực hiện cách đây 3 năm rưỡi đã đặt nền tảng cho sự đột phá mà toàn thế giới vừa được chứng kiến. Nếu không có sự đột phá của một tổng thống đối với những gì các vị tiền nhiệm của ông đã làm, thì sẽ không thể có thỏa thuận này”.
Khi Tổng thống Trump nhậm chức, tình hình ở Trung Đông đang vô cùng hỗn loạn, thậm chí bởi những tiêu chuẩn thấp của khu vực đã từ lâu liên tục bị đe dọa bởi nguy hiểm và bạo lực. Những kẻ khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã kiểm soát một khu vực ở Iraq và Syria có diện tích xấp xỉ tiểu bang Ohio. Tiến trình hòa bình giữa Israel và thế giới Ả Rập đã bị đình trệ. Iran đang gieo rắc sự bất ổn thông qua các cuộc chiến ủy nhiệm ở Yemen, Iraq và Syria. Chính tại khu vực này, Tổng thống Trump đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị tổng thống. Tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Tổng thống Hoa Kỳ đã đưa ra tầm nhìn của mình về một Trung Đông hòa bình, an ninh và thịnh vượng hơn. Ông mô tả với các nhà lãnh đạo của hàng chục quốc gia Ả Rập và Hồi giáo rằng Trung Đông là một khu vực có tiềm năng rộng lớn, bị chủ nghĩa cực đoan bắt làm con tin và gây ra các cuộc xung đột trong quá khứ.
Tổng thống Trump nhận ra rằng, để khai thác tiềm năng này, khu vực này cần phải tái cơ cấu có tính chiến lược. Ở Trung Đông mới, các quốc gia phải tự mình vạch ra chiến lược của mình dựa trên lợi ích chung và giá trị chung, chứ không phải là hận thù và ganh đua như trước. Tổng thống Trump cũng thừa nhận rằng việc xây dựng tương lai này sẽ đòi hỏi Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách đối với khu vực mà từ lâu Hoa Kỳ đã chấp nhận và thậm chí nuôi dưỡng những thù hận lịch sử này.
Đó là lý do tại sao thay vì khen thưởng kẻ thù của Hoa Kỳ, chúng tôi cam kết thu hút các đối tác của mình lại gần hơn. Thay vì thuyết phục những người bạn của Hoa Kỳ, chúng tôi cam kết thực hiện hành động mạnh mẽ chống lại sự xấu xa của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố. Cuối cùng, chúng tôi quyết tâm theo đuổi những mục tiêu này dựa trên thực tế của ngày hôm nay, chứ không phải bóng ma của quá khứ.
Ba năm rưỡi sau, sự tái cơ cấu chiến lược này tiếp tục mang lại hiệu quả. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị tiêu diệt, thủ lĩnh tàn bạo Abu Bakr al-Baghdadi đã bị giết. Iran vẫn là một quốc gia cô lập nhưng bị hạn chế hơn bao giờ hết. Và nhờ sự can đảm của các nhà lãnh đạo Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Trung Đông đã có một bước tiến dài hướng tới một tương lai trong đó mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và sắc tộc có thể chung sống trên tinh thần hợp tác và hòa bình.
Cuối cùng, người dân Trung Đông quyết định tương lai mà họ muốn cho con cái của họ. Hoa Kỳ không thể và không nên lựa chọn cho họ. Nhưng những tiến bộ vượt bậc trong nhiều năm qua là bằng chứng rõ ràng cho thấy người dân Trung Đông cuối cùng cũng đang trên con đường hướng tới một tương lai tươi sáng. Và ngày nay, hơn bao giờ hết, họ có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trên từng bước đi.
Nguyên Hương
Theo The Washington Post
Tổng Thống Trump có thể hành động đơn phương
để cứu ngành hàng không
Tin Washington DC – Tổng Thống Trump đang cân nhắc ban hành một sắc lệnh để tránh tình trạng sa thải hàng loạt trong ngành hàng không, nếu Quốc Hội không thể thông qua dự luật hỗ trợ kinh tế kịp thời, theo Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows cho biết vào thứ Tư, 26 tháng 8.
Thông báo của ông Meadows được đưa ra vào 1 ngày sau khi American Airlines cho biết hãng này sẽ cắt giảm 40,000 nhân viên, bao gồm cả 19,000 trường hợp bị sa thải không tự nguyện, vào tháng 10 năm nay, nếu chính phủ không gia hạn quỹ hỗ trợ ngành hàng không.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Politico, ông Meadows nói, nếu Quốc Hội không làm việc, tổng thống sẽ hành động và cố gắng giải quyết một số vấn đề, với hy vọng giúp một số người lao động trong ngành hàng không tránh được việc phải nghỉ làm. Tuy nhiên, ông Meadows thêm rằng sự hỗ trợ dài hạn sẽ vẫn phải cần đến cơ quan lập pháp.
Theo đạo luật CARES Act ban hành vào đầu năm nay, các hãng hàng không đã được cấp 25 tỷ Mỹ kim để tiếp tục trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ kéo dài đến cuối tháng 9 và ngành hàng không đang vận động để được cấp thêm 25 tỷ Mỹ kim nữa, để có thể duy trì số nhân viên hiện tại đến hết tháng 3 năm sau, thời điểm được cho là nhu cầu di chuyển sẽ tăng lên.
Ông Mewdows cho biết đã nói chuyện với giám đốc của các hãng American Airlines, United, và Delta Air Lines, nhằm tìm giải pháp kịp thời. Trước đó, cuộc đàm phán về dự luật cứu trợ kinh tế đã kết thúc vào cuối tháng 8, trong bối cảnh chính phủ và các lãnh đạo Dân Chủ vẫn còn rất nhiều khác biệt về cách phân chia ngân sách. (Ngô Bảo)
Vaccine Moderna
cho đáp ứng miễn nhiễm tương tự ở già lẫn trẻ
Công ty Moderna ngày 26/8 loan báo phân tích dữ liệu giai đoạn đầu thử nghiệm vaccine chống COVID cho thấy đáp ứng miễn nhiễm ở những người trưởng thành cao tuổi tương tự như ở những người trẻ.
Hãng dược này là một trong những ứng viên hàng đầu trong cuộc chạy đua bào chế một vaccine chống virus corona an toàn và hữu hiệu. Vaccine ứng viên của Moderna đang trong giai đoạn 3 thử nghiệm trên người.
Moderna đang báo cáo dữ liệu lâm thời từ cuộc nghiên cứu giai đoạn 1.
Cuộc phân tích xem xét một liều 100-microgram được chọn cho thử nghiệm giai đoạn 3 trên quy mô lớn. Moderna nói đáp ứng miễn nhiễm trong những người tuổi từ 56 đến 70, trên 70, và những người trong nhóm tuổi từ 18 đến 55 giống nhau.
Dữ liệu được trình bày tại cuộc họp của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Miễn nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ hôm 26/8.
Cho tới nay, công ty đã tuyển mộ được 13.000 người tham dự trong giai đoạn chót của cuộc nghiên cứu.
Hiện tại, vaccine của Moderna phải được giữ ở âm 20 độ C để chuyển vận và tồn trữ lâu dài đến 6 tháng, nhưng có thể giữ ở độ lạnh trung bình từ 2 đến 8 độ C trong 10 ngày. Vaccine sẽ được phân phối trong những ống 10 liều không cần chất bảo quản.
Công ty đang nỗ lực làm cho vaccine có thể ổn định ở nhiệt độ cao hơn.
Moderna đã nhận được gần một tỉ đô la từ chính phủ Mỹ theo chương trình Operation Warp Speed. Công ty cũng ký một thỏa thuận cung cấp trị giá 1,5 tỉ đô la với Hoa Kỳ.
CDC âm thầm giảm yêu cầu xét nghiệm
coronavirus đối với người không có triệu chứng
Tin Washington DC – Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh CDC đã điều chỉnh một số hướng dẫn về Covid-19, nói rằng cơ quan này không còn đề nghị xét nghiệm đối với tất cả mọi người có nguy cơ tiếp xúc với coronavirus, và những người không có triệu chứng sẽ không cần thiết phải xét nghiệm.
CDC vào thứ Hai, 24 tháng 8, đã lẳng lặng sửa hướng dẫn về việc xét nghiệm đối với người không có triệu chứng, khuyên người dân chỉ nên đi xét nghiệm nếu họ có hệ miễn nhiễm yếu, và đứng trong vòng 6 feet gần 1 người bệnh trong ít nhất 15 phút.
Trong hướng dẫn trước đây, CDC từng đề nghị xét nghiệm đối mọi người có tiếp xúc hoặc nghi đã tiếp xúc với nguồn virus, cho dù họ không có triệu chứng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng người nhiễm bệnh có khả năng làm lây lan virus, bất kể là họ là người không có triệu chứng, hay đang trong giai đoạn vài ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.
Tuy nhiên, hướng dẫn mới trên trang web CDC nói rằng, người có tiếp xúc gần với người bệnh trong ít nhất 15 phút, nhưng không có triệu chứng, sẽ không cần phải xét nghiệm, trừ khi họ là người có hệ miễn nhiễm yếu, là nhân viên y tế, hoặc được viên chức địa phương yêu cầu xét nghiệm. Dù vậy, CDC vẫn thừa nhận là người nhiễm virus vẫn có thể làm căn bệnh lây lan, dù họ không có triệu chứng và cảm thấy khỏe mạnh.
Trả lời phóng viên vào thứ Tư, phụ tá Bộ Trưởng Y Tế Brett Giroir, người lãnh đạo chương trình xét nghiệm của chính phủ Trump, nói rằng các thay đổi của CDC là nhằm tăng thêm quyền hạn cho các cơ quan y tế địa phương. Ông Giroir cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng Bộ Y Tế và CDC đã nhượng bộ trước áp lực chính trị từ chính phủ Trump. (Ngô Bảo)
Bị Bắc Kinh ‘trở mặt’ trong đại dịch,
liệu New York có dám ‘chia tay’?
Thái Học
Kể từ tháng 3/2020, New York đã trở thành tâm dịch tại Hoa Kỳ.
Việc ĐCSTQ che giấu và phạm sai lầm trong kiểm soát dịch bệnh tại đại lục đã để lộ ra những chiêu trò lừa đảo của nó.
Điều này dẫn đến việc một số quốc gia và các tổ chức quốc tế đang xem xét lại mối quan hệ với Bắc Kinh.
Vậy New York có thể làm điều tương tự, khi mối quan hệ chính trị móc ngoặt với Bắc Kinh đang rất chặt?
New York luôn là mục tiêu mà chính quyền Trung Quốc khao khát thao túng. Từ tài chính đến bất động sản, giải trí đến truyền thông, từ tổ chức Ivy League (8 trường đại học hàng đầu nước Mỹ) cho đến hội đồng các trường ĐH, từ chính quyền nhà nước đến các tổ chức cộng đồng, ĐCSTQ đã sử dụng cách tiếp cận chung để mở rộng ảnh hưởng của mình đến mọi kết cấu xã hội Mỹ.
Dưới đây, chúng ta hãy xem xem ảnh hưởng của Bắc Kinh tại tất cả các cấp chính quyền New York đang diễn ra như thế nào.
Đầu tư – hợp tác trên mọi lĩnh vực
Báo cáo thường niên của Ủy ban An ninh và Tình báo Canada công bố năm 2019 cho biết:
“Với ngân sách dồi dào, cùng sự tiếp tay của giới chóp bu phương Tây, ĐCSTQ đã sử dụng tiền bạc, thay vì hệ tư tưởng cộng sản, nhằm tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ, tạo ra các mối quan hệ ký sinh mang tính phụ thuộc trong dài hạn”.
Cuối năm 2015, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 9,5 tỷ USD vào 95 dự án tại New York. Đến cuối năm 2016, con số này đã tăng lên 15,5 tỷ USD với 120 dự án. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của New York, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của bang này.
Từ năm 2016, chính quyền New York đã tích cực thiết lập mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với sáu tỉnh và thành phố Trung Quốc gồm: Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây, Vân Nam, Bắc Kinh và Thượng Hải. Cựu thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul, nhấn mạnh “quy mô nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc, đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa”.
Ngoài ra, có 10 thành phố Trung Quốc đã kết nghĩa anh em với New York tính đến năm 2015.
Những kẻ tiếp tay cho ĐCSTQ
Một mối quan hệ như vậy sẽ không thể tồn tại nếu không có “sự trợ giúp từ bên ngoài”, bao gồm từ nhóm những tổ chức thân Bắc Kinh hoặc các doanh nghiệp do Bắc Kinh tài trợ ở Mỹ. Điển hình là:
Phòng Thương mại Trung Quốc (CGCC), đứng đầu là Xu Chen, kiêm Chủ tịch và Giám đốc điều hành Bank of China chi nhánh Mỹ.
China Construction America (CCA) có trụ sở tại New Jersey, là công ty con của Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc (China State Construction Engineering Corp Ltd. – CSCEC) thuộc sở hữu nhà nước. Người đứng đầu là Nguyên Ninh.
Học viện Trung Quốc (China Institute), phục vụ một nhóm lớn các thành viên doanh nghiệp bằng cách cung cấp quyền truy cập “các hướng dẫn chuyên gia trong việc xây dựng thương hiệu tại thị trường Trung Quốc”, bên cạnh những quyền lợi khác. Nó cũng giúp thiết lập Viện Khổng Tử tại New York từ năm 2006.
Tổ chức “Asian American Community Empowerment (Thúc đẩy Cộng đồng người Mỹ gốc Á)”, một tổ chức thành lập năm 2013. Thành viên hội đồng quản trị bao gồm các nhà lãnh đạo cộng đồng, chủ tịch hiệp hội và các doanh nghiệp thương mại khác, với tổng số thành viên lên đến gần 10.000.
Ngoài ra, hiệp hội “Sino-American Friendship Association (Hiệp hội Tình bạn Trung Mỹ)” đã mời Bắc Kinh tham gia lễ đón giao thừa tại Quảng trường Thời đại từ năm 2011. Các nhóm biểu diễn nghệ thuật tại Trung Quốc và các thành viên lãnh sự quán Trung Quốc tham gia đã góp phần thể hiện hình ảnh tích cực về chính quyền Trung Quốc trong con mắt quốc tế.
Các nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh
Kể từ năm 2017, quốc tế ngày càng quan tâm đến các hoạt động gián điệp công nghiệp và đầu tư ra nước ngoài của ĐCSTQ, bao gồm sáng kiến Vành đai và Con đường; việc xây dựng quân đội ở Biển Đông; và các hoạt động thương mại bất công.
Tất cả những điều này nhằm nâng cao hình ảnh Bắc Kinh ở nước ngoài, đặc biệt tại bang New York.
Sự điều chuyển bất ngờ
Tháng 11/2018, Đại sứ Trung Quốc tại Zimbabwe lúc đó là ông Hoàng Bình, đã bất ngờ được điều chuyển đến lãnh sự quán Trung Quốc tại New York để trở thành Tổng lãnh sự.
Tờ South China Morning Post dẫn lời Robert Kapp, cựu chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung cho biết, động thái này nhằm chống lại lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. “Đây là thời kỳ khủng hoảng trong quan hệ Trung-Mỹ”, ông Kapp nói.
Phòng thương mại Trung Quốc (CGCC) đã tổ chức sự kiện chào mừng ông Hoàng Bình hồi cuối năm 2018. Hơn 100 lãnh đạo doanh nghiệp địa phương đã tham dự, bao gồm Andy Purdy, cựu giám đốc bộ phận an ninh mạng quốc gia của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, hiện đang là giám đốc an ninh tại Huawei chi nhánh Mỹ. Ngoài ra còn có Ed Amoroso, cựu Giám đốc An ninh AT&T (một trong những nhà mạng lớn nhất nước Mỹ); và Tony Scott, cựu Giám đốc Thông tin tại Microsoft và Walt Disney.
Chủ tịch Xu Chen cam kết CGCC sẽ “hợp tác với Tổng lãnh sự quán để hỗ trợ các công ty Trung Quốc hoạt động tại 10 bang ở bờ đông nước Mỹ, nhằm tạo ra kỷ nguyên mới trong thương mại Mỹ-Trung”.
Hội họp, hội họp và hội họp
Tháng 3/2019, ông Hoàng Bình đã gặp gỡ các nhà lập pháp ở thành phố Albany và đến thăm một số văn phòng hội đồng thành phố.
Ông Hoàng kêu gọi chính quyền bang New York hỗ trợ trao đổi và hợp tác với Trung Quốc.
Đáp lại, một phái đoàn các nhà lập pháp tại tiểu bang, dẫn đầu là Toby A. Stavisky, phó chủ tịch Hội nghị đa số Thượng viện, đã đến thăm ông Hoàng tại lãnh sự quán Trung Quốc ở New York hồi tháng 5. Tại cuộc gặp ông Hoàng đã yêu cầu cơ quan lập pháp New York “xử lý các vấn đề nhạy cảm một cách đúng đắn”, theo một bài đăng trên trang web của lãnh sự quán Trung Quốc.
Nghị quyết về ‘ngày Trung Quốc’
Chính sách ngoại giao như vậy dẫn đến việc khởi xướng nghị quyết của thượng viện New York về “Ngày Trung Quốc (China Day)”, theo đó New York sẽ là bang đầu tiên trong cả nước Mỹ kỷ niệm ngày 1/10 – 70 năm ngày ĐCSTQ giành quyền kiểm soát Trung Quốc khỏi tay Trung Hoa Dân Quốc – chính phủ Đài Loan hiện tại.
Ngày 18/6/2019, các đại diện lãnh sự quán Trung Quốc và các tổ chức thân Bắc Kinh đã được mời đến để chứng kiến việc thông qua nghị quyết này tại Thượng viện New York.
Các tổ chức thúc đẩy nghị quyết này là Hiệp hội Thương mại Trung Quốc Hoa Kỳ, Cộng đồng Người Mỹ gốc Á (viết tắt BRACE) và Trung tâm Phát triển Trung Quốc – Hoa Kỳ.
Các nhóm này đã tổ chức lễ kỷ niệm “Nghị quyết Ngày Trung Quốc” tại Brooklyn vào ngày 20/7/2019. Các nghị sĩ Thượng Viện, Hạ viện và thành viên hội đồng thành phố đã tham dự. Thượng nghị sĩ James Sanders là nhà tài trợ cho nghị quyết.
Ông Sanders nói rằng đó là mong muốn của ông, thông qua nghị quyết, tiểu bang New York sẽ trở thành lãnh đạo trong hợp tác giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, theo bài đăng trên trang web của BRACE.
Một lễ kỷ niệm khác được tổ chức bởi 17 tổ chức ủng hộ Bắc Kinh địa phương diễn ra một tháng sau đó tại nhà hát David H. Koch ở Trung tâm Lincoln. Tại sự kiện, Sanders đã ca ngợi Trung Quốc, nói rằng: “người Mỹ gốc Hoa đã xây dựng nên nước Mỹ, còn Trung Quốc xây dựng thế giới”.
Chủ tịch của BRACE, John S. Chan, nói với tờ báo thân Bắc Kinh China Press rằng nhóm đã làm việc trong nhiều năm để thông qua nghị quyết này.
Những chuyến viếng thăm Trung Quốc
Tháng 4/2017, BRACE đã tổ chức phái đoàn “quan hệ hữu nghị kinh tế New York” gồm 18 người đến thăm Bắc Kinh và Thượng Hải. Phái đoàn gồm năm nhà lập pháp New York.
Các nhà lập pháp được chào đón bởi các quan chức hàng đầu tại Bắc Kinh.
Ngày 15/9/2019, Phái đoàn hữu nghị quan hệ kinh tế New York được tài trợ bởi BRACE cùng Hiệp hội thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ – Hồng Kông đã tổ chức chuyến viếng thăm thứ hai kéo dài hai tuần tới Trung Quốc. Chuyến viếng thăm dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Sanders, sẽ có lịch trình di chuyển qua 8 thành phố. Theo China Press, họ đã thảo luận về sự hợp tác giữa New York và Trung Quốc trong các lĩnh vực như thương mại, giáo dục và công nghệ internet.
Sự ủng hộ của Bloomberg
Michael Bloomberg, thị trưởng thành phố New York từ năm 2002 đến 2013, là người ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và các dự án khác của Trung Quốc.
Hai tuần sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vào tháng 6/2017, ông Bloomberg đã có bài phát biểu tại buổi gặp mặt quy tụ các chức sắc cấp cao của Trung Quốc và nước ngoài, bao gồm Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải, Cựu Đặc khu trưởng Hồng Kông Đổng Kiến Hoa, Chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á và cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, cùng Chủ tịch Hiệp hội Châu Á Josette Sheeran.
Trong bài phát biểu, ông Bloomberg đã ca ngợi các sáng kiến biến đổi khí hậu của Trung Quốc, nói rằng: “Trung Quốc xứng đáng nhận được sự tín nhiệm cho vai trò lãnh đạo của mình, là hình mẫu thuyết phục cho các quốc gia khác”.
Trên phương diện tài chính, Bloomberg Philanthropies – tổ chức từ thiện của ông Bloomberg – đã tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Mỹ-Trung cấp cao đầu tiên vào tháng 4/2017. Tại diễn đàn, ông Bloomberg phát biểu:
“Trong năm qua (2016), tôi đã điều hành nhóm làm việc để giúp giao dịch đồng nhân dân tệ tại thị trường Hoa Kỳ”.
Ông kể về những cột mốc trong ngành tài chính Trung Quốc – Mỹ.
“Năm ngoái, ngân hàng Trung Quốc chi nhánh New York đã trở thành ngân hàng thanh toán (clearing bank) đầu tiên tại Mỹ phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng đồng nhân dân tệ. Ngân hàng này cũng phát hành giấy phép đầu tiên để giao dịch cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc tại Mỹ. Vào tháng 3, ông Bloomberg đã trở thành nhà cung cấp dữ liệu tài chính đầu tiên cung cấp trái phiếu Trung Quốc và các chỉ số thu nhập cố định”.
Ông tiếp tục bàn về BRI: “Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là cách tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Công ty chúng tôi đã tổ chức một loạt các sự kiện trên khắp thế giới gọi là, ‘Trung Quốc điều hướng con đường tơ lụa mới’. Năm nay, sự kiện được tổ chức tại Geneva, Hồng Kông, Frankfurt, London với sự tham dự của Đại sứ Trung Quốc tại các khu vực này”.
Các công trình của Trung Quốc tại New York
Mặc dù Hoa Kỳ không tham gia BRI, nhưng Trung Quốc lại có nhiều khoản đầu tư xây dựng công trình tại Mỹ.
Tháng 2/2019, Tổng lãnh sự New York Hoàng Bình đã đến thăm trụ sở của China Construction America (CCA) tại New Jersey.
CCA là công ty con của Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc. Theo một bài viết trên trang web của Phòng Thương mại Trung Quốc (CGCC), CCA “chịu trách nhiệm chính trong việc toàn cầu hóa tài sản xây dựng của Trung Quốc, trở thành kẻ hoạt động tích cực cho chiến lược Vành đai và Con đường của ĐCSTQ”.
Ông Hoàng chia sẻ với Chủ tịch CCA Yuan Ning rằng, “Mặc dù có những khó khăn do chiến tranh thương mại gây ra, nhưng CCA vẫn nên tiếp tục tận dụng cơ sở hạ tầng lâu đời ở Mỹ để mở rộng thị trường của mình”.
CCA có mối liên hệ mật thiết với lãnh sự quán Trung Quốc và các nhóm thân Bắc Kinh tại New York. Năm 2017, Giám đốc điều hành CCA, Yuan Ning đã được nhận giải thưởng Blue Cloud từ Viện Trung Quốc về những đóng góp quan trọng của ông cho mối quan hệ Mỹ-Trung.
Trong hai nhiệm kỳ, Yuan là chủ tịch của Phòng thương mại TQ (CGCC). Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã ca ngợi Yuan do “công lao xây dựng cây cầu quan trọng nhất – CGCC – một nền tảng hoàn hảo cho giao dịch và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ”.
Một nhân vật đoạt giải Blue Cloud đáng chú ý khác năm 2017 là Thống đốc bang New York Andrew Cuomo.
Một số dự án của CCA đã hoàn thiện ở New York bao gồm việc thay thế cây cầu đường sắt đầu tiên của dự án mở rộng LIRR (đường sắt ở Long Island). Cựu thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul đã đến thăm nhóm dự án trong quá trình xây dựng.
CCA cũng xây dựng một tòa nhà cho thuê sang trọng bên sông Hudson ở thành phố Yonkers. Yuan Ning, Tổng lãnh sự Hoàng Bình và Thị trưởng Yonkers là Mike Spano đã có mặt tại lễ cắt băng khánh thành vào tháng 5/2019. Ông Hoàng cũng nhân cơ hội này để đề cao sự hợp tác giữa hai nước: “Dự án này đã tiếp tục chứng minh rằng, việc hợp tác song phương sẽ tạo ra kết quả đôi bên cùng có lợi”.
Tháng 6/2019, các quan chức từ Yonkers do thị trưởng Spano và phó thị trưởng Jim Cavanaugh dẫn đầu đã đến thăm Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, “để thúc đẩy hơn nữa và tăng cường quan hệ thương mại và trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Thành phố Yonkers. China Construction America và các doanh nghiệp có vốn đầu tư khác của Trung Quốc cũng được khuyến khích tham gia các dự án địa phương và đóng góp hơn nữa cho sự phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ”, trích bài viết trên trang web Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York .
Các nghị quyết ủng hộ Bắc Kinh
Ngày 7/3/2017, Thượng viện và Hội đồng bang NY đã thông qua một nghị quyết chào đón Tổng lãnh sự Trung Quốc lúc đó là Chương Khởi Nguyệt và các thành viên phòng thương mại TQ (CGCC).
Trước khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình lên kế hoạch thăm Hoa Kỳ vào tháng 9/2015, Thượng viện bang New York đã thông qua hai nghị quyết để chào đón ông Tập đến Mỹ; và một bên khác để khẳng định lại cam kết tăng cường mối quan hệ giữa New York và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hạ viện bang New York cũng đã thông qua một nghị quyết tương tự.
Các sự kiện thúc đẩy sự hợp tác với Bắc Kinh
Tháng 12/2018, BRACE, một tổ chức thân Bắc Kinh, đã tổ chức buổi dạ tiệc kỷ niệm 5 năm tại Brooklyn. Năm thượng nghị sĩ bang, hai thành viên hội đồng thành phố và đại diện lãnh sự quán Trung Quốc đã tham dự buổi dạ tiệc này.
Tháng 6/2017 đã diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại Trung Quốc (Quý Châu)-US. Hội nghị này nhằm thúc đẩy hợp tác trong sản xuất cao cấp, dữ liệu lớn và ngành y tế. Phó chủ tịch tỉnh Quý Châu Lu Yongzheng, Tổng lãnh sự lúc đó là Zhang và các nhà lập pháp bang New York đã tham dự sự kiện.
Tháng 7/2017, một diễn đàn thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và tiểu bang New York đã được tổ chức tại thành phố Buffalo. Zhang, Jeff Janiszewski – giám đốc phát triển kinh tế bang New York, và thị trưởng Buffalo Byron Brown đã tham dự cuộc họp.
Tháng 7/2014, Thống đốc Cuomo đã đưa ra một sáng kiến du lịch toàn cầu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp New York đến thị trường du lịch Trung Quốc. Ông Cuomo tuyên bố hợp tác với hãng máy bay China Southern Airlines vào ngày 6/8/2014, với chuyến bay khai trương thẳng từ Quảng Châu, Trung Quốc đến Sân bay Quốc tế JFK ở New York.
Các thống đốc được cảnh báo trước sự xâm nhập của Trung Quốc
Trong cuộc họp của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia hồi đầu tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói: “Chính phủ Trung Quốc rất có sách lược trong việc phân tích hệ thống của chúng ta … TQ đánh giá các điểm yếu và quyết định khai thác các quyền tự do ở đất nước chúng ta, để đạt được lợi thế ở cấp liên bang, cấp tiểu bang và cấp địa phương”.
“Thật ra, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu hầu hết mọi người không bị Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp vận động”, ông Pompeo nói.
Ông Pompeo đã cảnh báo các thống đốc nên cảnh giác trước sự xâm nhập của Trung Quốc, trích dẫn một lá thư từ một nhà ngoại giao tại lãnh sự quán Trung Quốc ở New York gửi cho người phát ngôn một cơ quan lập pháp tiểu bang giấu tên, yêu cầu các quan chức Mỹ kiềm chế không giao thiệp độc lập với Đài Loan.
“Vậy là chúng ta có một nhà ngoại giao từ Trung Quốc được phân công đến đây, một đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại thành phố New York, đã gửi thư kêu gọi một quan chức dân cử Mỹ không nên thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình”, ông Pompeo nói.
Tính đến ngày 16/10/2019, các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các cuộc họp với đại diện của chính phủ các tiểu bang, địa phương và thành phố; hay thăm quan các cơ sở giáo dục hoặc các tổ chức nghiên cứu.
Trở thành trung tâm đại dịch virus ĐCSTQ
Ngày 22/1, Tổng lãnh sự Hoàng Bình đã rung chuông bế mạc thị trường chứng khoán NASDAQ để chào đón tết Nguyên đán Trung Quốc. Lúc này, thành phố Vũ Hán đã tiến hành phong toả nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, thế giới đã không được thông báo đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Trung Quốc, cũng như khả năng lây lan của virus từ người sang người, trong khi mọi sinh hoạt thường lệ vẫn tiếp diễn.
Ngày 1/3, Thống đốc Cuomo của New York đã xác nhận trường hợp nhiễm Covid đầu tiên ở tiểu bang. Thời điểm đó, hơn 70 trường hợp đã được báo cáo ở Hoa Kỳ, hầu hết ở Bờ Tây. Tuy nhiên, trong vài tuần kế tiếp, Tiểu bang New York đã trở thành tâm dịch ở Hoa Kỳ và Thành phố New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại thời điểm đó, có hơn 353.000 trường hợp được xác nhận tại tiểu bang, với hơn 27.000 trường hợp tử vong.
Khi virus lây lan sang các quốc gia khác, ĐCSTQ đã nhanh chóng chuyển sang chính sách “ngoại giao mặt nạ” nhằm che đậy sự thật, rồi tự tuyên dương bản thân là cứu tinh của thế giới bằng cách bán các đồ bảo hộ cá nhân bị lỗi cho các nước. Không chỉ vậy, Bắc Kinh còn mong đợi thế giới bày tỏ lòng biết ơn.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York đã hợp tác với Jack Ma, người sáng lập tập đoàn công nghệ Alibaba để quyên tặng 1.000 máy thở cho các bệnh viện ở New York. Ông Cuomo đã ca ngợi Trung Quốc vì sự giúp đỡ này. Tháng 4, Thượng viện bang đã thông qua quyết định “bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với chính phủ Trung Quốc vì món quà chu đáo của họ”.
Trên là bài bình luận của tác giả Kelly Song trên tờ The Epoch Times hôm 15/5. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của DKN News.
3 tiểu bang sẽ chi trả thêm 400 USD mỗi tuần
cho gói trợ cấp thất nghiệp bổ sung
Ba tiểu bang sẽ được nhận gói trợ cấp thất nghiệp bổ sung đầy đủ của chính phủ TT Trump trong khi những người thất nghiệp ở hơn hai chục tiểu bang khác sẽ nhận được 300 USD/người mỗi tuần.
Vào ngày 8/8, TT Donald Trump đã ký một sắc lệnh phê chuẩn việc kéo dài gói hỗ trợ thất nghiệp với mức 400 USD/người/tuần. Tuy nhiên, nhiều thống đốc đã chỉ trích mức phân chia 75-25 được đề xuất, khiến chính phủ đưa ra một phương án khác.
Phương án này cho phép các bang chi trả 300 USD/người mỗi tuần cho những người thất nghiệp. Toàn bộ số tiền được cung cấp bởi chính phủ liên bang.
28 tiểu bang đã nộp đơn và được chấp thuận cho khoản trợ cấp theo phương án này.
Ba tiểu bang khác đã lựa chọn phương án ban đầu, đóng góp 25% và cấp cho những công nhân đang thất nghiệp số tiền trợ cấp cao nhất có thể.
Thống đốc bang West Virginia, ông Jim Justice, một đảng viên Đảng Cộng Hòa, nói với các phóng viên hồi đầu tháng này rằng, “Việc này dễ thôi, West Virginia sẽ đóng góp phần tiền đó. Chúng tôi rất sẵn lòng.”
Khoản đóng góp của West Virginia có thể sẽ được trích ra từ số tiền đã cấp cho tiểu bang này thông qua đạo luật CARES, một gói cứu trợ được quốc hội thông qua để hỗ trợ nền kinh tế trong đợt suy thoái do đại dịch gây ra. Số tiền này vẫn để đó chưa được sử dụng.
“Mặc dù vẫn còn một số điểm chưa được chắc chắn trong chương trình mới này, nhưng điều cấp thiết hơn cả là phải mang số tiền này tới tay những hộ gia đình của chúng ta”, Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear, một đảng viên Đảng Dân Chủ, nói với các phóng viên ngày 19/8.
“Tôi tin rằng khoản tăng thêm 100 USD là cực kỳ quan trọng”, ông Beshear nói thêm, và cho biết ông sẽ sử dụng số tiền từ Đạo luật CARES.
Tiểu bang Montana cũng đã nộp đơn và nhận được sự chấp thuận cho gói hỗ trợ 400 USD vào tuần trước.
“Tôi rất biết ơn Thống đốc và đội ngũ của ông đã nhanh chóng đánh giá được nguồn lực của tiểu bang để kết hợp với nguồn tài trợ của liên bang, và hành động ngay lập tức để đảm bảo rằng những người thất nghiệp ở Montana nhận được lợi ích tối đa từ chương trình tạm thời này”, Ủy viên Lao động Brenda Nordlund phát biểu trong một tuyên bố.
Các tiểu bang phải nộp đơn lên chính phủ liên bang để nhận được khoản viện trợ tăng cường, cho dù đó là khoản tài trợ bổ sung 300 USD/người/tuần hay là 400 USD/người/tuần.
Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang (FEMA) thông báo hôm 21/8 rằng tiểu bang Kentucky đã được chấp thuận. Tiểu bang Montana đã được phê duyệt vào ngày 18/8, trong khi tiểu bang West Virginia vẫn chưa được phê duyệt.
Một số tiểu bang đã được phê duyệt vào hôm 17/8, nâng tổng số tiểu bang được chấp thuận cho khoản trợ cấp 300 USD/người/tuần lên đến 28 tiểu bang.
Thông điệp được viết bằng phấn trên cửa sổ của một chiếc xe đang tham gia sự kiện “Drive and March” (tạm dịch, “Lái Xe và Diễu Hành”) do We…The Entertainment Community of Las Vegas (WE/EC) (tạm dịch, Chúng Tôi là Cộng đồng Giải Trí của Las Vegas) tổ chức ở Las Vegas Strip để ủng hộ ngành công nghiệp giải trí Las Vegas đã bị tàn phá bởi những sự hạn chế do đại dịch gây ra, ở Las Vegas, Nev., vào ngày 19/8/2020. (Ảnh: Ethan Miller/Getty Images)
Những tiểu bang này bao gồm Alabama, Alaska, Arizona, California, Colorado, Connecticut, Georgia, Idaho, Indiana, Iowa, Louisiana, Maryland, Massachusetts, Michigan, Mississippi, Missouri, New Hampshire, New Mexico, New York, North Carolina, Oklahoma, Pennsylvania, Rhode Island, Tennessee, Texas, Utah, Vermont, và Washington.
6 tiểu bang khác đã nộp đơn hoặc đang lên kế hoạch để nộp đơn, bao gồm Arkansas, Delaware, Maine, Ohio, Nam Carolina, Virginia.
Vào tuần trước, South Dakota là tiểu bang đầu tiên chính thức từ chối đề nghị [nhận khoản trợ cấp tăng cường] này.
“Chính phủ của bang South Dakota rất biết ơn về sự linh hoạt mà nỗ lực này sẽ mang lại, nhưng South Dakota may mắn được ở vào một vị thế cho phép chúng tôi không cần phải nhận nó. Nền kinh tế của South Dakota chưa bao giờ bị đóng cửa, hơn nữa đã khôi phục được gần 80% số việc làm bị mất”, Thống đốc Kristi Noem, một đảng viên Đảng Cộng Hòa, cho biết trong một tuyên bố.
Các quan chức ở 12 tiểu bang vẫn không chắc liệu họ sẽ nộp đơn cho FEMA hay không.
Các tiểu bang này gồm Florida, Hawaii, Illinois, Kansas, Nebraska, Nevada, New Jersey, North Dakota, Minnesota, Oregon, Wisconsin và Wyoming.
Tác giả: Zachary Stieber
Biên dịch: Hồng Vũ
Tiểu bang California
được chính quyền liên bangphê duyệt ngân sách
trả trợ cấp thất nghiệp 300 Mỹ kim/tuần
Tin từ Sacramento, California – Hàng triệu lao động thất nghiệp ở tiểu bang California sẽ sớm nhận được trợ cấp thất nghiệp mới 300 Mỹ kim/tuần.
Thông báo được đưa ra sau khi chính quyền liên bang chấp thuận đơn xin tài trợ ngân sách Chương trình Hỗ trợ Tiền lương bị mất. Theo một thông cáo báo chí, khoản trợ cấp bao gồm cho những tuần thất nghiệp kể từ ngày 01/08/2020.
Tòa Bạch Ốc cho biết họ hy vọng sẽ quyết định được mốc thời gian để mọi người có thể nhận được tiền trong tuần này. Trong khi đó, cơ quan thất nghiệp của tiểu bang California không thể trả lời 60% số cuộc gọi xin giúp đỡ mà họ nhận được, khi tiểu bang này đang phải vật lộn giải quyết hơn 1 triệu đơn xin trợ cấp tồn đọng.
Hôm thứ Hai (24 tháng 8), giám đốc Phát triển Việc làm Sharon Hilliard nói với một hội đồng lập pháp tiểu bang rằng California đang gia tăng tốc độ để có 3,700 nhân viên trực đường dây nóng của mình vào tháng 01/2021, so với chỉ 350 nhân viên trước khi có đại dịch.
Theo bà Hilliard, tiểu bang đang nhận được khoảng 6.7 triệu cuộc gọi mỗi tuần. Tiểu bang California đã giải quyết 10.6 triệu đơn xin thất nghiệp kể từ tháng 03/2020 và trả hơn 67 tỷ Mỹ kim tiền trợ cấp.
Covid-19: Khi hãng “phim siêu anh hùng”
buộc phải sa thải
Tuấn Thảo
Những hình ảnh đầu tiên của Batman, phiên bản mới với ngôi sao Robert Pattinson trong vai Người Dơi đã tràn ngập trên mạng nhân sự kiện ‘‘DC FanDome’’ dành cho giới hâm mộ cuối tuần qua. Người Dơi có thể là vị cứu tinh cuối cùng của thành phố Gotham đầy tội lỗi, nhưng chưa chắc gì sẽ cứu giới nhân viên của tập đoàn WarnerMedia tránh khỏi các đợt sa thải.
Dịch Covid-19 đã buộc ban tổ chức dời lại hội chợ Comic-Con tại thành phố San Diego. Thay thế vào đó, WarnerMedia đã tổ chức liên hoan trực tuyến dành cho những người hâm mộ các siêu anh hùng trong tủ truyện tranh DC Comics. Hàng trăm người đã tham gia sự kiện này, trong đó có các đạo diễn cũng như diễn viên nổi tiếng như Gal Gadot, Dwayne Johnson, Matt Reeves hay Zack Snyder đến giới thiệu các dự án điện ảnh có tầm cỡ.
Ngoài Batman, phiên bản mới của đạo diễn Matt Reeves, giới hâm mộ đã khám phá nhiều thông tin về Biệt đội cảm tử ‘‘The Suicide Squad’’, Shazam tập nhì ‘‘Fury of the Gods’’, Người hùng Tia chớp ‘‘The Flash’’, Hải vương ‘‘Aquaman 2’’. Ngoài ra, còn có thêm các đoạn phim quảng cáo mới về ‘‘Black Adam’’ với Dwayne Johnson trong vai chính, tập nhì của Nữ thần chiến binh ‘‘Wonder Woman 1984’’ hay là Liên Minh Công Lý ‘‘Justice League’’ phiên bản chính gốc của đạo diễn Zack Snyder.
Tuy nhiên, bầu không khí lễ hội cũng như niềm vui của các fan trung thành, vẫn không che giấu được nỗi lo âu của giới nhân viên làm việc cho WarnerMedia, nhất là trong bối cảnh công ty này đang tổ chức lại cơ cấu. Dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến các tập đoàn truyền thông nói riêng, toàn bộ ngành điện ảnh nói chung. Về phía WarnerMedia, nhóm này tập hợp hãng phim Warner Bros, kênh truyền hình HBO và nhà xuất bản truyện tranh DC Comics. Việc đóng cửa đại đa số các rạp chiếu phim ở Hoa Kỳ đã khiến cho WarnerMedia bị nhiều thất thu, hầu hết các dự án phim đều bị lùi lại, trong khi các tác phẩm đã hoàn thành vẫn nằm yên trong kho, không thể được khai thác hay phổ biến rộng rãi.
Chính cũng vì thế mà WarnerMedia chờ đợi rất nhiều đến doanh thu của các rạp chiếu phim nhân Ngày lễ Lao Động (Labor Day) vào đầu tháng 9. Nhân dịp này, bộ phim gián điệp pha trộn với một chút khoa học viễn tưởng ‘‘Tenet’’ của đạo diễn Christopher Nolan do hãng phim Warner Bros sản xuất sẽ được cho ra mắt khán giả Mỹ. Sự thành công trong quá trình khai thác bộ phim này khá quan trọng đối với
các tác phẩm đã hoàn tất nhưng vẫn tồn kho (Wonder Woman 1984) hay là các dự án còn đang ở trong khâu tiền kỳ hoặc hậu kỳ.
Nếu như bộ phim ‘‘Tenet’’ có thể đem lại một luồng dưỡng khí cần thiết cho WarnerMedia, nhưng tập đoàn này vẫn còn có một số nhược điểm cần phải khắc phục, càng sớm càng tốt. Để gia tăng sức cạnh tranh của mình trước hai đối thủ đáng gờm là Netflix và Disney+, tập đoàn WarnerMedia ngoài việc tổ chức lại cơ cấu còn phải phát triển thêm các dịch vụ cũng như hệ thống điều hành mạng phim trực tuyến HBO Max.
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng ? Trước mắt, tập đoàn này không thể tránh khỏi việc sa thải nhân viên. Vào trung tuần tháng 8, tập đoàn WarnerMedia đã cho thôi việc khoảng 900 người, trong đó có hơn hai phần ba (650) nhân viên làm việc cho hãng phim Warner Bros, phần còn lại thuộc về phía kênh truyền hình HBO. Đây có thể chỉ mới là đợt đầu tiên, do tổng số nhân viên làm việc cho tập đoàn truyền thông giải trí này lên tới khoảng 25.000 người, cho nên có nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều đợt sa thải khác.
Tình hình tại công ty xuất bản truyện tranh DC Comics, một chí nhánh của tập đoàn WarnerMedia, cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Theo tuần báo chuyên ngành giải trí Variety, tủ truyện DC Comics đã cho ra đời nhiều nhân vật siêu anh hùng như Batman, Superman, Wonder Woman. Đó cũng là quê hương xứ sở của các nhân vật DeathStroke, Cyborg, Hawkman, Cyclone hay là Doctor Fate. Theo tin nhắn của ông Neil Gaiman trên các mạng xã hội, trong suốt 33 năm làm việc với DCComics, ông chưa bao giờ chứng kiến cảnh nhiều nhân viên bị sa thải như hiện giờ. Điều đó làm cho ông cảm thấy đau lòng. Và một số nhân vật thuộc ban điều hành được nhiều người hâm mộ biết đến, như trường hợp của giám đốc ban biên tập Bob Harras, lần này cũng bị mất việc.
Ngoài việc cắt giảm số nhân viên, WarnerMedia còn đang nỗ lực phát triển mạng phim HBO Max cũng như các dịch vụ trực tuyến hầu bù đắp những khoản thất thu do các rạp chiếu phim đã buộc phải đóng cửa trong vòng nhiều tháng. Được cho ra mắt vào cuối tháng 05/2020 tại Hoa Kỳ, mạng này theo dự kiến sẽ được triển khai tại châu Âu vào năm 2021. Thông qua kênh HBO Max, WarnerMedia nuôi tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Netflix, Amazon Prime hoặc là Disney+.
Tuy nhiên, theo báo Los Angeles Times, trong những bước phát triển đầu tiên, HBO Max đã gặp khá nhiều khó khăn. Cho tới tháng 6, HBO Max chỉ có 4,1 triệu người đăng ký. Trong khi đó, số thành viên tại các mạng khai thác phim trực tuyến khác cao hơn rất nhiều. Disney+ với 60 triệu người đăng ký, cao gấp 15 lần so với HBO Max. Riêng Netflix với 190 triệu thành viên, có thể nói đã bỏ xa các đối thủ, và dần dần vươn tới thế bá chủ, vì theo khảo sát của công ty Integral Ad Science, cứ trên ba thành viên mới đăng ký dịch vụ xem phim trên mạng, là có đến hai người chọn mạng Netflix.
Mặc dù tân giám đốc điều hành WarnerMedia, ông Jason Kilar tìm cách trấn an giới nhân viên, khi cho biết tập đoàn này vẫn tiếp tục hỗ trợ việc phát hành phim lẻ ở rạp, nhưng rõ ràng là WarnerMedia đành phải đi theo xu hướng hiện thời tại Hollywood. Đó là phát triển các dịch vụ phim trực tuyến và đồng thời rút ngắn thời gian giữa việc phát hành phim ở các rạp hát và phim được chiếu trên mạng.
Có lẽ cũng vì thế mà một trong những dự án được triển khai ngay tức khắc mà không tốn kém quá nhiều, đó là dựng lại bộ phim ‘‘Justice League’’ Liên Minh Công Lý. Phim này từng được phát hành vào năm 2017 nhưng đã không thành công nhiều như mong đợi. Giờ đây, bộ phim lẻ ‘‘Liên Minh Công Lý’’ (Justice League) sẽ được dựng lại thành 4 tập phim, dài tổng cộng 4 tiếng đồng hồ, đúng theo kịch bản chính gốc của đạo diễn Zack Snyder. Hy vọng rằng những nỗ lực ấy sẽ giúp cho chàng khổng lồ WarnerMedia tăng thêm sức đề kháng, tránh cho các siêu anh hùng bị siêu vi corona quật ngã.
USCIS bỏ kế hoạch cho hàng loạt nhân viên
nghỉ không lương vì có thể làm tê liệt hệ thống di dân
Hôm thứ Ba (25 tháng 8), Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) thông báo bỏ kế hoạch cho hơn 13,000 nhân viên nghỉ không lương vào tuần tới, tạm thời ngăn chặn khả năng gây làm tê liệt hệ thống giải quyết đơn xin thẻ xanh, giấy phép lao động, quốc tịch Hoa Kỳ và các quyền di dân khác.
Theo CBS News, phó giám đốc chính sách của USCIS Joseph Edlow cho hay vì tình hình tài chính đã “cải thiện phần nào” kể từ mùa xuân, thời điểm số đơn xin giảm mạnh do đại dịch coronavirus. Không giống như hầu hết cơ quan liên bang khác, phần lớn ngân sách hoạt động của USCIS đến từ các khoản đóng phí của người nộp đơn.
Mặc dù các đơn ghi danh đã tăng lên trong những tuần gần đây, ông Edlow nói họ vẫn dự báo thiếu hụt ngân sách vào năm tài chính 2021, bắt đầu vào tháng 10/2020 và tiếp tục yêu cầu Quốc hội viện trợ. Ngoài ra, ông nói khả năng cho nhân viên nghỉ không lương trong tương lai vẫn còn đó.
USCIS lần đầu thông báo với Quốc hội về tình trạng tài chính của mình vào giữa tháng 05/2020, yêu cầu tài trợ khẩn cấp 1.2 tỷ Mỹ kim và hứa trả bằng cách áp dụng phụ phí 10% cho các đơn ghi danh. Tuy nhiên, trong những tháng tiếp theo, sự bất đồng giữa Quốc hội và chính quyền tổng thống Trump khiến hy vọng này đổ vỡ.
Mặc dù hồi tháng 05/2020, USCIS dự đoán số đơn ghi danh sẽ giảm 61% tính đến cuối tháng 9, nhưng lượng đơn ghi danh và doanh thu đã tăng vào mùa hè. Theo hội đồng kiểm soát USCIS, cơ quan này đã kiếm được hơn 800 triệu Mỹ kim doanh thu và hoàn vốn so với dự đoán ban đầu vào tháng 05/2020. (BBT)
Hai người thiệt mạng trong cuộc biểu tình
vụ cảnh sát bắn người da đen ở Wisconsin
Tin từ Kenosha, Wisconsin – Cảnh sát cho biết cuộc biểu tình về vụ cảnh sát bắn người da đen ở thành phố Kenosha, Wisconsin đã biến thành vụ bạo lực súng đạn, khiến hai người chết và một người bị thương vào khuya thứ Ba (25 tháng 8), sáng sớm thứ Tư (26 tháng 8).
Thành phố với 100,000 dân cư đã có tình trạng bất ổn từ hôm Chủ nhật (23 tháng 8) khi cảnh sát bắn anh Jacob Blake, người da đen 29 tuổi. Sự việc được ghi lại và đăng tải trên mạng xã hội đã châm ngòi các cuộc biểu tình phản đối kỳ thị chủng tộc và vũ lực của cảnh sát ở Hoa Kỳ.
Đêm biểu tình thứ ba liên tiếp ban đầu đã lắng xuống sau khi cảnh sát dùng hơi cay và đạn cao su giản tán người biểu tình vi phạm giờ giới nghiêm. Nhưng căng thẳng nhanh chóng bùng lên trở lại khi còn những người biểu tình đi lang thang, trong đó có cả dân quân mang súng trường hỗn loạn bỏ chạy và la hét giữa nhiều tiếng súng nổ.
Cảnh sát Kenosha thông báo rằng một nghi can 17 tuổi, tên là Kyle Rittenhouse, cư dân Antioch, Illinois đã bị bắt. Nghi can Rittenhouse bị buộc tội cố ý giết người cấp độ một. Cảnh sát cho biết những người thiệt mạng bao gồm một thanh niên 26 tuổi đến từ Silver Lake gần đó và một cư dân Kenosha 36 tuổi. Một cư dân West Allis 26 tuổi bị thương.
Trong một video về cuộc biểu tình của Storyful, mọi người có thể nghe thấy âm thanh giống như tiếng súng khi mọi người la hét và một người đàn ông da trắng với áo chemise màu xanh ô liu và đội mũ lưỡi trai đội ngược xuất hiện để bắn mọi người sau khi bị các thành viên của đám đông đuổi theo. (BBT)
Mỹ : Vụ Jacob Blake
khuấy động chiến dịch tranh cử tổng thống
Thu Hằng
Đêm thứ tư liên tiếp, phong trào phản đối bạo lực cảnh sát vẫn tiếp tục ở thành phố Kenosha, ở bang Wissconsin, nơi Jacob Blake, một thanh niên Mỹ gốc Phi, 29 tuổi, bị thương nặng hôm 23/08/2020 do cảnh sát bắn 7 phát đạn từ sau lưng.
Ba đêm biểu tình trước đó đã biến thành bạo động, buộc tổng thống Mỹ Donald Trump phải thông báo trên Twitter điều lực lượng hỗ trợ Liên bang đến Kenosha từ ngày 26/08 để « tái lập luật pháp và trật tự » và « không dung thứ cho nạn hôi của, đốt phá, bạo lực và tình trạng vô chính phủ ».
Trong khi đó, ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ Joe Biden cho biết đã nói chuyện với gia đình nạn nhân. Giới thể thao Mỹ, đứng đầu là vận động viên của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA), đã tẩy chay các trận thi đấu để bày tỏ phẫn nộ và « yêu cầu thay đổi ».
Trước đó, các vụ xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát Kenosha đã khiến hai người thiệt mạng và 1 người bị thương nặng. Tuy nhiên, người biểu tình vẫn tiếp tục xuống đường, ôn hòa hơn, vào tối 26/08, theo phóng sự của đặc phái viên RFI Anne Corpet :
« Những người biểu tình hô vang : « Đừng bắn » và sải bước trên đường phố, bất chấp lệnh giới nghiêm. Mặt tiền các tòa nhà đều được rào chắn để tránh cướp phá. Nhưng trái với hôm trước, không có một thường dân nào có vũ khí di chuyển trong thành phố.
Adam, xuống đường biểu tình đêm thứ tư liên tiếp, nói : « Chúng tôi đã biết là những người có vũ khí sẽ đến nhưng chúng tôi không biết là họ sẽ bắn vào đám đông. Người ta phải đối mặt với những thiếu niên da trắng mang súng bán tự động bắn vào người biểu tình trên phố, điều này thật là điên rồ ».
Nhân viên cảnh sát đã bắn sau lưng Jacob Blake đã bị đình chỉ công tác. Chính điều này lại khiến Varneo Petterson, một thanh niên Mỹ gốc Phi ở Kinosha, giận dữ : « Tại sao không buộc tội viên cảnh sát đó ? Tình trạng này xảy ra đối với cộng đồng của chúng tôi từ quá lâu rồi và chưa bao giờ, một ai đó phải chịu trách nhiệm. Chính vì thế mà tôi có mặt ở đây, sau giờ giới nghiêm ».
Trên đại lộ Sheridan, những chiếc xe hơi bị cháy đen cho thấy tình trạng bạo lực những đêm trước. Jim, một người nghỉ hưu dẫn chó đi dạo trước nhà, không có vẻ sốc về tin có hai người biểu tình thiệt mạng vào đêm trước.
Ông nói : « Có những kẻ ngu ngốc phá hoại thành phố của tôi, họ không sống ở đây và tôi nghĩ rằng tất cả những người dân Kenosha phải mang súng ra bắn hạ những người không sống ở thành phố của chúng tôi ! »
Lực lượng vệ binh quốc gia vẫn ở trên những chiếc xe bọc thép. Hai máy bay trực thăng bay lượn trên bầu trời Kenosha, thành phố biểu tượng cho một nước Mỹ bị chia rẽ ».
Siêu bão Laura vào Louisiana gây lũ quét
Bão Laura là một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.
Siêu bão Laura vào bang Louisiana của Hoa Kỳ, gây ra lũ quét và khiến hàng trăm nghìn ngôi nhà bị mất điện.
Các cơ quan dự báo thời tiết trước đó đã cảnh báo rằng cơn bão cấp độ 4 khi vào bờ biển với sức gió lên tới 240 km/h, có nguy cơ gây ra triều cường “không thể sống sót”.
Siêu bão Laura là một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.
Nửa triệu cư dân đã được thông báo rời khỏi một số vùng của Texas và Louisiana.
Bão Laura vào tới đất liền ngay sau nửa đêm theo giờ địa phương, gần quận Cameron, bang Louisiana và đã được hạ cấp thành bão cấp độ ba, với sức gió lên đến 208km/h.
Cơn bão sau đó đã được hạ cấp thêm, xuống cấp độ hai, và dự kiến sẽ tiếp tục suy yếu khi nó di chuyển sâu trong đất liền.
Trang web theo dõi nguồn điện bị mất là PowerOutage của Mỹ cho biết hơn 370.000 ngôi nhà ở Louisiana đã bị mất điện trong những giờ đầu ngày thứ Năm. Tại Texas, hơn 85.000 ngôi nhà bị cắt điện.
Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ (NHC) trước đó đã cảnh báo bất kỳ người dân nào còn ở lại trong hoặc gần đường đi của cơn bão “thảm khốc” này cần “hành động ngay để bảo vệ mạng sống của mình”.
NHC cho biết: “Hãy chui xuống gầm bàn hoặc những đồ nội thất chắc chắn khác, đồng thời cho biết thêm: “Hãy sử dụng đệm, chăn hoặc gối để che đầu và cơ thể”.
Cảnh trên truyền hình cho thấy mưa lớn và gió mạnh đang tấn công thành phố ven biển Hồ Charles ở tây nam Louisiana. Các tòa nhà đã bị hư hại và cây cối bị bật gốc.
Siêu bão Laura và một cơn bão khác, Marco, trước đó đã quét qua Caribe, làm thiệt mạng 24 người. Marco vào tới Louisiana vào thứ Hai với gió mạnh và mưa lớn.
Siêu bão Katrina – từng tàn phá New Orleans năm 2005, với hơn 1.800 người thiệt mạng- là cơn bão cấp độ 5 trước khi suy yếu xuống cấp 3 khi vào đất liền ở Hoa Kỳ.
Các con đê bị vỡ đã dẫn đến lũ lụt thảm khốc ở thành phố New Orleans, nơi nằm dưới mực nước biển khoảng 2 mét, khiến nơi đây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi bão.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với những người có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơn bão rằng “hãy lắng nghe giới chức địa phương” vì cơn bão “rất nguy hiểm và mạnh lên nhanh chóng”.
‘Cháy rừng chưa lan tới, nhưng tôi cảnh giác và sẵn sàng’
Một người Việt sinh sống gần nơi cháy rừng đang hoành hành ở miền bắc bang California nói với VOA anh luôn theo dõi chặt chẽ tình hình và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng di tản nếu đám cháy lan nhanh đến nhà anh.
Tới thời điểm này, hơn 7.000 đám cháy thiêu rụi 1,4 triệu mẫu đất (acre) ở California, Thống đốc bang Gavin Newsom được New York Times dẫn lời cho biết trong cuộc họp báo hôm 24/8. Cùng thời điểm này vào năm ngoái chỉ có 4.292đám cháy trên khắp bang, thiêu đốt 56.000 mẫu đất, cũng theo ông Newsom.
Hàng chục ngàn lính cứu hỏa khắp tiểu bang California và ở cả những bang xa xôi như Kansas đã được triển khai để giúp kiểm soát các đám cháy vốn đã khiến bảy người thiệt mạng cho đến nay.
‘Mịt mù’
Anh Nguyễn Thanh Ngọc sống gần thành phố San Jose ở bắc California cho biết dù ở xa các đám cháy nhưng anh bị ảnh hưởng bởi khói bay ra che phủ bầu trời.
“Từ trưa đến tối thấy mịt mù luôn. Mấy ngày trước tôi còn cảm thấy khó thở,” anh chia sẻ với VOA.
“Chúng tôi có thể nhìn thấy nguyên vòng tròn mặt trời màu đỏ rực bằng mắt thường,” anh Ngọc nói thêm và cho biết hiện tượng khói mù này đã kéo dài được một tuần lễ.
Về nguyên nhân cháy, anh cho là ‘nhiều khả năng là do sét khô’. “Vừa rồi ngay lúc bắt đầu trước khi vụ cháy mình nghe thấy tiếng sét rất lớn, rất rõ,” anh giải thích.
Mặc dù trời có sấm sét nhưng không có mưa. Khí hậu hanh khô cộng với gió càng khiến cho các đám cháy lan rộng, anh Ngọc nhận định.
“Những vụ cháy năm nay ác ở chỗ là sấm sét đánh vào những chỗ không có người ở, như ở trên núi cao rất gập ghềnh nên người ta không phát hiện kịp,” anh nói thêm. “Đến lúc cháy lớn và người ta phát hiện được thì đã quá trễ rồi.”
Anh cũng chỉ ra thách thức của việc chữa cháy những khu rừng trên núi khi không có cách nào cho lính cứu hỏa đi lên đó chữa cháy mà chủ yếu chỉ cho máy bay trực thăng thả nước hay chất giảm cháy, ‘nhưng không có hiệu quả nhiều lắm’.
‘Lo lắng’
“Nếu khí hậu nó ác liệt, vẫn khô rang, không có mưa, có gió lớn thì vụ cháy sẽ lan nhanh chóng đến các khu dân cư rất là mau lẹ,” cư dân này bày tỏ lo lắng và cho biết mỗi ngày đều theo dõi sát tin tức về di tản.
“Cháy đã được 5-6 ngày nay mà chỉ mới khống chế được 10% thôi,” anh nói.
Tuy nhiên, anh khen ngợi cách xử lý của chính quyền bang California là ‘rất hữu hiệu’, với thông tin cảnh báo liên tục gửi qua điện thoại mỗi người.
Hai mức độ cảnh báo mà chính quyền đưa ra để người dân biết đường ứng phó: mức vàng nghĩa là khu vực có thể bị cháy lan tới trong vài ngày, mức đỏ là vùng nguy hiểm và cư dân phải rời đi ngay lập tức. Chính quyền San Jose đã yêu cầu các khách sạn trong vùng giảm giá cho những ai phải di tản.
“Tôi đã lên danh sách những món đồ cần mang theo trong trường hợp cần di tản,” anh Ngọc cho biết. “Hiện khu tôi ở vẫn tương đối an toàn, chứ tôi có bạn bè đã di tản hoặc đã gói ghém đồ đạc sẵn hết rồi.”
Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành, cháy rừng lan rộng khiến cư dân cảm thấy ‘căng thẳng và mệt mỏi,’nhưng anh Ngọc nói anh ‘phải giữ bình tĩnh, phải ý thức được tình hình đến đâu, theo dõi tin tức và biết tin tức nào là chính xác để biết cách phòng bị và ứng phó.’
Tự do toàn cầu đang gặp nguy hiểm
vì luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh
Mọi việc càng thêm sáng tỏ hơn sau khi luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh được ban hành, bất kỳ ai ở bất cứ địa khu nào trên toàn cầu, đều có thể trở thành mục tiêu [của luật này]. Đây là một mối đe dọa mà các chuyên gia cho rằng chưa từng có tiền lệ và là sự xuất khẩu mô hình đàn áp của Trung Cộng.
Một đạo luật mở rộng có hiệu lực vào ngày 1/7, cho phép Trung Cộng toàn quyền nhắm mục tiêu vào các cá nhân được cho là có các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố hoặc thông đồng với các thế lực nước ngoài. Mức án cao nhất cho các hành vi phạm tội này là tù chung thân.
Ban đầu, bộ luật này làm dấy lên lo ngại rằng Hồng Kông sẽ trở nên giống như các thành phố khác ở Trung Quốc đại lục, đều đang nằm dưới sự kìm kẹp độc tài của Trung Cộng. Nhưng đến nay mối đe dọa đã lan rộng ra ngoài Hồng Kông.
Sau khi luật an ninh quốc gia được thực thi, một công dân Hoa Kỳ đồng thời là nhà hoạt động dân chủ, ông Samuel Chu, cùng 5 người khác đã bị chính phủ Hồng Kông phát lệnh bắt giữ.
Trong một bài viết nêu quan điểm của bản thân, ông Chu cho hay: “Mọi điều khoản của luật này đều được soạn thảo tại Bắc Kinh và được ban hành không thông qua cơ quan lập pháp của Hồng Kông, áp dụng cho mọi người ở bên ngoài Hồng Kông. Không một ai nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ luật này, bao gồm cá nhân tôi ở Hoa Kỳ, và tất nhiên bao gồm cả khoảng 85,000 công dân Hoa Kỳ đang sống và làm việc tại Hồng Kông.”
Vào ngày 7/8, để đáp lại đạo luật từ Bắc Kinh, chính phủ TT Trump đã ban hành lệnh trừng phạt Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam cùng 10 quan chức Hồng Kông và Trung Quốc khác. Lệnh trừng phạt đóng băng tất cả những tài sản tại Hoa Kỳ của các quan chức nói trên [sở hữu] và mở rộng lệnh cấm công dân [và công ty] Hoa Kỳ giao dịch với họ. Ngay sau đó, Trung Cộng cũng đã phản ứng lại bằng lệnh trừng phạt không cụ thể nhắm tới 11 chính trị gia Hoa Kỳ và những người đứng đầu các tổ chức thúc đẩy các mục tiêu dân chủ, bằng với số lượng quan chức của Trung Cộng bị Hoa Kỳ nhắm đến lúc đầu.
Một trong số 11 người là mục tiêu của Bắc Kinh là ông Michael Abramowitz, chủ tịch của Freedom House, một tổ chức phi lợi nhuận do chính phủ tài trợ có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Bà Annie Boyajian, giám đốc vận động của tổ chức Freedom House, nói luật an ninh quốc gia này là ví dụ mới nhất về việc Trung Cộng “tìm đường xuất khẩu mô hình đàn áp” của họ.
“Thật nực cười khi Trung Cộng tuyên bố luật này áp dụng rộng rãi như thế nào trước tần suất các quan chức Trung Cộng đưa ra các nguyên tắc về không can thiệp và về chủ quyền quốc gia”, bà Boyajian nói với The Epoch Times, và mô tả rằng điều này là “thái quá”.
Ông Chu, nằm trong số 5 người bị phát lệnh bắt giữ, bị truy nã vì nghi ngờ có hành vi ly khai hoặc thông đồng với các thế lực nước ngoài. Mức án tù mà ông phải đối diện là chung thân.
“Nói rõ hơn thì [ông Chu] đang thực hiện việc vận động hành lang đó ở Hoa Kỳ, cho chính phủ của riêng ông ấy!”, bà Boyajian nói thêm.
Lệnh trừng phạt chống lại chủ tịch tổ chức Freedom House đã theo sau các lệnh trừng phạt nhắm tới tổ chức này vào tháng 12 năm ngoái. Bà Boyajian cho biết hành động mới nhất này là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức Hồng Kông và Trung Cộng.
‘Hiệu ứng sợ hãi’ (Chilling effect)
Luật an ninh quốc gia là “hoàn toàn chưa từng có tiền lệ”, ông Scott Watnik cho hay. Ông Watnik là đối tác tranh tụng tại Hoa Kỳ của công ty luật Wilk Auslander và là đồng chủ quản bộ phận an ninh mạng của công ty. Ông nhấn mạnh rằng luật này áp dụng với tất cả mọi người trên thế giới “không có các biện pháp bảo vệ về pháp lý hay các cách phòng vệ đối với những người nước ngoài không phải công dân thường trú”.
“Trung Cộng đang nhắm tới việc gieo rắc nỗi sợ hãi cho những ai chỉ trích nó trên khắp thế giới và kiểm soát các bài viết về nó, vì thế các ký giả và quan chức chính phủ sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi muốn chỉ trích Trung Cộng”, ông Watnik nói với The Epoch Times. “Ít nhất ở một mức độ nào đó, Trung Cộng dường như đạt được một số thành công trong việc tạo ra ‘hiệu ứng sợ hãi’ này.”
Bất cứ ai bình luận về các vấn đề ở Hồng Kông đều sẽ ở vào thế nguy hiểm vì có nguy cơ vi phạm luật này, ông cho hay.
Luật an ninh quốc gia là phản đòn của Trung Cộng sau khi người dân Hồng Kông thực hiện biểu tình ủng hộ dân chủ trong nhiều tháng từ đầu năm 2019.
Ông Donald Kendal, nhà nghiên cứu và đồng lãnh đạo của Dự án Stopping Socialism tại Viện The Heartland, nói với The Epoch Times rằng, “Thực tế là những câu chuyện này đang nhận được rất ít sự quan tâm của quốc tế, nên tất cả chúng ta đều sợ hãi.”
Văn bản của bộ luật được viết rộng rãi rằng tất cả quyền diễn giải và thực thi đều “nằm trong tay Bắc Kinh, mà không có bất kỳ cơ quan tư pháp hoặc cơ quan nào khác kiểm tra chính quyền Trung Cộng”.
“Bộ luật này không có tính giới hạn; điều đó nghĩa là bất cứ điều gì Bắc Kinh nói nó có nghĩa như nào thì là như thế”, ông Kendal nói thêm.
Theo bà Boyajian, có nhiều hành động mà Hoa Kỳ có thể thực hiện để chống lại luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, chẳng hạn như mở rộng lệnh trừng phạt đối với các tổ chức liên quan đến vi phạm nhân
quyền ở Hồng Kông, hối thúc các quốc gia dân chủ khác áp đặt lệnh trừng phạt tương ứng, và chào đón những người Hồng Kông buộc phải rời bỏ quê hương của họ.
Việc biến Hồng Kông thành một chính quyền độc tài đang diễn ra với “tốc độ gần như chóng mặt”, bà nói. Thay vì các quan chức Bắc Kinh coi Hồng Kông là một trong những tài sản lớn nhất của họ, thì họ lại mở một chiến dịch đàn áp nhằm “gây tổn hại cho chính họ”.
Sự tương phản giữa hai lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Trung Cộng nói lên rằng: “Mục đích của Hoa Kỳ là trừng phạt các hành vi vi phạm nhân quyền, còn mục đích của Trung Cộng là trừng phạt những người lên tiếng về những vi phạm nhân quyền đó”, ông Abramowitz viết trong một bài viết đăng trên mục thư gửi tòa soạn.
Những bất tiện đối với nhân viên của Freedom House, do những hành động mới nhất của Bắc Kinh, là “không đáng kể so với những hy sinh của người dân ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục vẫn đang tìm cách bảo vệ, thúc đẩy các quyền và tự do”, bà Boyajian nói. “Đây là vinh hạnh của chúng tôi khi được sát cánh cùng họ”.
Trong tháng kể từ khi luật có hiệu lực, chính quyền Hồng Kông đã leo thang nỗ lực hạn chế các quyền tự do của thành phố. Các nhà chức trách đã hoãn cuộc bầu cử lập pháp, dự kiến diễn ra vào tháng 9 năm nay, trong 1 năm với lý do lo ngại về virus Trung Cộng, vốn đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán hồi cuối năm 2019. Tiếp đến, họ loại bỏ 12 ứng cử viên ủng hộ dân chủ đã giành được phiếu bầu trong một cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức.
Các khẩu hiệu biểu tình phổ biến cũng bị nằm ngoài vòng pháp luật cho phép.
Ông Watnik, cũng như nhiều chuyên gia khác, tin rằng cuối cùng luật an ninh có thể sẽ phản tác dụng đối với Trung Cộng, bởi vì chế độ cộng sản hiện đang là trung tâm [chú ý của thế giới]. Ông gọi những biện pháp trừng phạt trả đũa của Trung Cộng chống lại các nhà lập pháp Hoa Kỳ là “yếu ớt và trống rỗng, vì chúng không có tác dụng thực tế”. Ông nói, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Cộng, như Hoa Kỳ đã làm, có thể gây tổn hại cho các công ty Hoa Kỳ trong ngắn hạn, nhưng tấn công vào Trung Cộng về mặt tài chính như vậy “có thể là con đường duy nhất để chấm dứt chế độ độc tài này ở Trung Quốc”.
Các quan chức Trung Quốc tuyên bố rằng luật an ninh quốc gia chỉ nhắm đến một bộ phận nhỏ trong xã hội, nhưng những sự kiện gần đây đã cho thấy điều ngược lại.
Trung Cộng đã tạo ra “một kế hoạch chi tiết cho cuộc bức hại bao gồm nhận dạng, theo dõi và trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến”, ông David Curry nói với The Epoch Times. Ông Curry là Giám đốc điều hành của Open Doors USA, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ những tín đồ Cơ Đốc bị đàn áp trên toàn cầu. Ông cũng lưu ý đến lịch sử kéo dài trong việc đàn áp tôn giáo và các nhóm dân tộc thiểu số của Trung Cộng.
Ông Eward Bourke, giám đốc điều hành của nhóm hành động chính trị bảo thủ Victoria Forward có trụ sở tại Úc, nhận định rằng luật mới của Bắc Kinh cũng nhấn mạnh cách đảng sẵn sàng “bỏ qua những thỏa thuận mà họ đã cam kết trước đó để tăng thêm lợi ích đế quốc của chính họ”.
Ông Bourke nói với The Epoch Times rằng Trung Cộng chỉ phản ứng trước sức mạnh, và nhấn mạnh rằng cộng đồng toàn cầu phải có lập trường kiên quyết và thống nhất chống lại Trung Cộng bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt thích hợp.
Eva Fu, Cathy He và The Associated Press đã đóng góp vào bài báo này.
Biên dịch: Đinh Nguyệt
EU nhắm tiêm vaccine chống COVID sơ khởi
cho 40% dân số
Các nước Liên hiệp châu Âu, Anh và các đối tác EU nhất trí một kế hoạch tiêm chủng vaccine chống COVID cho ít nhất 40% dân số của họ, động thái có thể ảnh hưởng kế hoạch tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới.
Mục tiêu tiêm chủng sớm của EU cao gấp hai lần mục tiêu do WHO đề ra. Mục tiêu của WHO nhắm sơ khởi mua vaccine cho 20% dân số thế giới dễ bị tổn thương qua một kế hoạch mua bán toàn cầu.
EU ước tính nếu có vaccine, ít nhất 40% dân số của họ cần được tiêm chủng sơ khởi. Điều này giảm đáng kể khả năng có được những liều vaccine tại các nước kém phát triển.
Cho tới nay, chưa có vaccine chống COVID nào được chấp thuận, trừ một vaccine được chuẩn thuận tại Nga trước khi được thử nghiệm rộng rãi.
Việc cung cấp loại vaccine thành công dự kiến sẽ giới hạn trong một thời gian dài vì khả năng sản xuất có hạn.
Mục đích đề ra là đạt được miễn nhiễm cộng đồng cho dân chúng EU, điều này có thể đạt được với những chiến dịch tiêm chủng thêm nữa sau khi đạt được mục tiêu 40%.
Chưa biết sẽ mất bao lâu đạt được mục tiêu này, nhưng những vấn đề về hậu cần đang được lưu ý từ việc chuyên chở bằng xe đông lạnh cho đến việc cung cấp kim tiêm và thiết lập những địa điểm tiêm chủng.
Châu Âu trước?
Ủy ban Châu Âu, cánh hành pháp của EU, nhiều lần nói ủng hộ khuynh hướng tiêm chủng COVID toàn cầu nhằm mang lại sự tiếp cận vaccine bình đẳng cho mọi người trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, Ủy ban đang thực thi điều có thể được xem tương đương như chiến lược “Châu Âu trước tiên”, trong đó dân chúng châu Âu được ưu tiên và việc này có thể gây phương hại cho sự tiếp cận toàn cầu.
Ủy ban yêu cầu 27 nước thành viên EU chớ mua vaccine qua kế hoạch mua bán do WHO chỉ đạo mà thay vào đó sử dụng kế hoạch thay thế của EU được xem là nhanh hơn và rẻ hơn.
Khuynh hướng này có thể làm suy yếu việc mua bán vaccine toàn cầu mà tuần tới là thời hạn chót cho những cam kết tài chánh.
Ủy ban từng nói có thể hỗ trợ tài chánh cho kế hoạch của WHO và hiến tặng vaccine qua kế hoạch của EU. Tuy nhiên, với mục tiêu tiêm chủng cao như vừa kể, khả năng khối này có những liều vaccicne thặng dư đang ngày càng sụt giảm.
Hội đồng toàn châu Âu
khuyến khích Belarus tổ chức đối thoại quốc gia
Thu Hằng
Belarus cần khẩn cấp tổ chức đối thoại quốc gia cùng với xã hội dân sự để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay một cách hòa bình. Theo Hội đồng toàn châu Âu ngày 26/08/2020, đây là giải pháp hữu hiệu nhất cho tình hình hiện nay ở Belarus vì « tính chính đáng không thể đến từ sự trấn áp ».
Cụ thể, theo thông cáo chung của Hội đồng toàn châu Âu, hiện do Hy Lạp làm chủ tịch luân phiên, đối thoại quốc gia sâu rộng và bao gồm cả xã hội dân sự còn cho phép mở cánh cửa cải cách cần thiết, có lợi cho toàn bộ người dân Belarus.
Ngoài ra, Hội đồng toàn châu Âu cũng yêu cầu « trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người biểu tình bị bắt giam, chấm dứt tình trạng đối xử tồi tệ và nhanh chóng mở điều tra minh bạch về các hành động bạo lực của cảnh sát ».
Trong một thông cáo chung khác, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borell và ngoại trưởng Canada François-Philippe Champagne nhấn mạnh đến « những nghĩa vụ quốc gia » của Belarus, như « tổ chức bầu cử dân chủ, bảo vệ nhân quyền và những nguyền tự do cơ bản », với tư cách là một thành viên của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE).
Tuy nhiên, dường như chính quyền Belarus vẫn bỏ ngoài tai những lời kêu gọi trên. Ngày 26/08, khoảng 20 người biểu tình phản đối tổng thống Loukachenko tái đắc cử đã bị bắt thẩm vấn, trong đó có giải Nobel Văn học Svetlana Alexievitch. Khoảng 1.000 người vẫn tập trung vào tối cùng ngày trên Quảng trường Độc lập ở thủ đô Minsk. Theo hãng tin RIA ngày 27/08, tổng thống Loukachenko từng yêu cầu Nga tăng viện cảnh sát nhưng hứa chỉ sử dụng khi tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tổng thống Putin cho rằng Nga không cần can thiệp vì tình hình đang được cải thiện.
Chính quyền Minks tiếp tục trấn áp đối lập, thậm chí lấy cớ là Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) « có những hành động quan trọng ở sát biên giới Belarus », theo cáo buộc của tổng thống Loukachenko. Ngày 26/08, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh cáo mọi mưu đồ của chính quyền Belarus nhằm « đánh lạc hướng dư luận về chuyện nội bộ » và « sử dụng yếu tố bên ngoài làm cớ để dùng vũ lực trấn áp chính người dân của họ là điều phí lý, không thể chấp nhận được ».
NATO, công cụ gây áp lực thương mại
của Donald Trump với Đức ?
Minh Anh
Ngày 29/07/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper thông báo rút khoảng 12.000 lính Mỹ khỏi Đức để tái bố trí tại nhiều nước khác trong khối NATO nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho các mục tiêu chiến lược trung tâm. Giới quan sát cho rằng tổng thống Mỹ Donald Trump đang dùng NATO như là một công cụ đối ngoại để gây áp lực thương mại với Đức.
Lãnh đạo quốc phòng Mỹ khẳng định thông báo này nằm trong khuôn khổ dự án « tái triển khai chiến thuật ». Theo đó, trong số 34.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Đức, khoảng 6.400 binh sĩ sẽ được hồi hương, số 5.600 quân còn lại sẽ được tái bố trí tại nhiều quốc gia thành viên khác như Bỉ, Ý và Ba Lan (1.000 quân).
Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Âu hiện đóng tại Stuttgart (Đức), sẽ di dời sang Mons tại Bỉ và Bộ chỉ huy quân sự cho châu Phi (Africom) cũng tại Stuttgart rất có thể cũng sẽ bị di dời. Ngoài ra, số 2.500 quân nhân Mỹ thuộc lực lượng US Air Force đồn trú tại Mildenhall, vương quốc Anh, và lẽ ra sẽ phải được tái triển khai ở Đức, vẫn sẽ tiếp tục ở lại nước Anh.
Gần 70 năm đối tác quân sự
Nhìn vào những con số nêu trên, người ta không khỏi thắc mắc : Vì sao có đến ngần ấy lính Mỹ đồn trú tại Đức, trong khi mà NATO có đến 30 nước thành viên ? Sự hiện diện của lính Mỹ ở Đức đã có từ gần 70 năm qua, vì sao lại thông báo rút quân vào lúc này ?
Trang mạng Deutsche Welle của Đức nhắc lại tuy gia nhập khối NATO muộn (1955), sáu năm sau ngày thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949), Đức là nơi tập trung đông đảo và hầu hết các cơ sở quân sự của Mỹ nhiều nhất tại châu Âu. Trong những năm 1960, thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, số lính Mỹ trú đóng tại Đức có khi lên đến 275 ngàn người.
Chiến Tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, nước Đức hợp nhất, nhưng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO vẫn còn đó. Một kế hoạch phòng thủ chung giữa các nước có ký kết hiệp ước, trong đó có Mỹ và Đức đã được dự kiến. Chính trong khuôn khổ này mà lính Mỹ vẫn được lưu giữ lại trên lãnh thổ Đức cho đến ngày hôm nay.
Từ 21 căn cứ quân sự tại Đức, chủ yếu đóng tại các vùng Tây Nam, bang Bayern hay Hessen, Mỹ có thể tiến hành các chiến dịch quân sự ngoài lãnh thổ Mỹ như cuộc chiến tại Irak. Nhiều loại vũ khí chiến lược như bom nguyên tử hay các loại drone cũng được cất trữ và điều khiển từ Đức. Bệnh viện quân đội ngoài lãnh thổ lớn nhất của Mỹ cũng nằm tại nước này…
Với Mỹ và Đức, trong mối quan hệ đối tác này đôi bên cùng có lợi : Hoa Kỳ bảo đảm an ninh cho nước Đức, đổi lại, nước Mỹ được quyền sử dụng các cơ sở hạ tầng tại Đức để có thể lập các căn cứ quân sự ngoài lãnh thổ.
Thâm hụt thương mại : Nỗi bất bình của Donald Trump
Thế nhưng, mối quan hệ hữu hảo này đang dần bị sứt mẻ. Những năm gần đây, nước Mỹ thời Donald Trump không ngừng chỉ trích nước Đức của bà Angela Merkel là chậm trễ trong việc đóng góp ngân sách cho NATO. Chủ nhân Nhà Trắng không ngần ngại dùng những lời lẽ « đao to búa lớn » để phê phán một cách công khai đồng minh thân cận, điều chưa từng thấy trong ngành ngoại giao.
Theo giới quan sát, việc thông báo tái triển khai chiến thuật chỉ là đòn tung hỏa mù, nhằm cảnh cáo nước Đức về việc đóng góp ngân sách cho NATO và những chính sách kinh tế hiện nay của bà Angela Merkel, vốn dĩ không làm cho tổng thống Mỹ Donald Trump cảm thấy hài lòng.
Về điểm này, ông Gerard Olivier, Viện Triển Vọng và An Ninh Châu Âu – IPSE, chuyên gia về Hoa Kỳ, khi trả lời kênh truyền hình RT (Russia Today) đưa ra bốn nguyên nhân gây căng thẳng giữa Mỹ và Đức.
« Vấn đề chính mà Donald Trump gặp phải với Đức nằm ở việc Đức chậm trễ trong việc đóng góp vào ngân sách của khối NATO. Như chúng ta đã biết, 30 nước thành viên NATO đã thống nhất là dành 2% GDP cho đóng góp quân sự. Hoa Kỳ đóng đến 4%, Đức thì chỉ từ 1,1 – 1,2%. Như vậy là Đức chậm trễ trong việc thực hiện các cam kết của mình. Trong khi đó, Donald Trump lại là một doanh nhân, thế nên, ông không ngừng nhấn mạnh đến sự chậm trễ này. Đây chính là vấn đề rắc rối thứ nhất Donald Trump có với Đức.
Vấn đề thứ hai là việc Đức có thặng dư mậu dịch với Mỹ. Trong trao đổi mậu dịch với Đức, Hoa Kỳ bị thâm hụt đến 50 tỷ đô la. Ông Trump lại không thích nền ngoại thương đất nước bị thâm hụt bất kể là với quốc gia nào. Thế nên, ông ấy muốn là Đức mua hàng Mỹ nhiều hơn. Nếu ông ấy có thể gây áp lực bằng cách này hay cách khác thì ông ấy sẽ làm.
Điểm thứ ba, chính là việc Đức mua khí đốt của Nga. Cả hai phía ký kết hợp đồng Nordstream từ gần 20 năm qua. Giờ đây, 2/3 khí ga nhập khẩu tại Đức là do Nga cung cấp. Donald Trump cảm thấy khó hiểu làm sao một nước có nhu cầu được bảo vệ để chống Nga lại có thể thông qua một hợp đồng cực kỳ quan trọng với Nga về năng lượng. Hợp đồng Nordstream gần đây trị giá đến hơn 10 tỷ đô la, đó là những khoản tiền cực kỳ lớn.
Ông Trump lấy làm bực bội vì phải chi trả để bảo vệ một đất nước chống lại một kẻ thù được cho là Nga, trong khi nước này lại có những hợp đồng năng lượng với Nga. Nhất là kể từ năm 2018, thời điểm ông Trump đã bước vào Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu, do vậy Donald Trump rất muốn Đức mua khí ga tự nhiên của Mỹ chứ không phải của Nga nữa. Do vậy, nếu ông ấy có thể gây áp lực bằng cách đe dọa rút quân đương nhiên ông ấy sẽ làm.
Cuối cùng, Donald Trump và Angela Merkel chưa bao giờ thấu hiểu nhau cả. Đây cũng là một điểm căng thẳng trong cuộc đọ sức mà hai bên đưa ra từ nhiều năm qua. »
Đức : Đồng minh hay là đối thủ ?
Vẫn theo giới quan sát, Trung Quốc không là đối thủ công nghệ duy nhất của Mỹ, mà giờ đây còn có cả nước Đức. Cũng trên kênh truyền hình RT, ông Xavier Moreau, giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị – Chiến lược (Stratpol), giải thích.
« Thực tế nằm ở điểm kể từ giờ đối với Washington, Berlin còn là một đối phương, một đối thủ cạnh tranh hơn là một đồng minh. Bởi vì, nước Đức là một hình ảnh đối lập của nước Mỹ. Là một quốc gia được quản lý tốt và rất công nghiệp hóa, Đức đã duy trì thành công cỗ máy công nghiệp rất hiệu quả khi sử dụng đến công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản xuất, trái với nền sản xuất công nghiệp Mỹ, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, vốn dĩ có tầm quan trọng khá lớn. Tôi lưu ý là các nòng pháo xe tăng Mỹ đều do một hãng luyện kim của Đức chế tạo. Tổ hợp công nghiệp quân sự Đức là cần thiết cho nước Mỹ.
Giờ đây, Washington xem Đức như là một đối thủ cạnh tranh, nhất là trong ngành công nghiệp. Chính trong vòng xoáy các đòn trừng phạt và dọa dẫm mà Hoa Kỳ đưa ra để gây áp lực, giờ không chỉ nhắm vào kẻ thù mà còn dành cho cả các đồng minh, đã làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Đức. »
Với thông báo chuyển quân sang những nước khác, đâu là hệ quả cho mối quan hệ giữa Washington và Berlin ? Liệu Hoa Kỳ có thực sự biến đe dọa thành hiện thực hay không ? Chuyên gia Gerard Olivier nhận định :
« Cần phải hiểu là chúng ta đang trong giai đoạn đàm phán. Donald Trump lúc nào cũng trong trạng thái thương lượng. Mỗi một cử chỉ, một dòng tweet hay một lời tuyên bố trên thực tế là một hình thức thương thảo. Mối quan hệ vốn dĩ đã căng thẳng, tôi tin rằng đến một lúc nào đó cũng cần phải xác định lại.
Nhưng ở đây chúng ta nên thoát ra khỏi khuôn khổ mối quan hệ song phương Mỹ và Đức, và nên đi vào khuôn khổ tái xác định lại nhiệm vụ thật sự của NATO. Nếu như chúng ta còn nhớ khi Donald Trump còn trong quá trình vận động tranh cử năm 2016, khi ấy ông có từng nói rằng NATO đã ʺlỗi thờiʺ, cần phải được cải cách.
Theo lập luận của ông, NATO là một tổ chức phòng thủ được thiết lập dưới thời Chiến Tranh Lạnh nhằm bảo vệ phương Tây trước đà bành trướng của Xô Viết. Nhưng Liên Xô đã tan rã vào năm 1991, vậy trong năm 2016 này, sự tồn tại của NATO phải biện bạch thế nào ? Và câu hỏi này không ai thật sự đáp được.
Chỉ có điều Donald Trump vấp phải sự phản đối của tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ về một chủ đề mà không nên đụng chạm đến NATO. Từ đó, người ta chợt nhận thấy là ông ấy lại trở thành một người bạn tốt của khối quân sự này, và ông J. Stoltenberg – tổng thư ký NATO hiện nay – lấy làm rất hài lòng về cách quản lý của ông Donald Trump, bởi vì chính nhờ Trump mà ông ấy hoàn thành việc lấp đầy hòm tiền. Nhờ vào sự đe dọa của Donald Trump, rất nhiều nước bắt đầu chịu đóng góp thêm.
Giờ thì mối quan hệ giữa Washington và Berlin có xấu đi thật, nhưng tôi cho rằng Đức hiện đang chạy đua với thời gian. Họ đang chờ xem liệu đến tháng 11 này có sự thay đổi nào không ở Nhà Trắng. Nếu có, thì càng tốt, bằng không, họ buộc phải thích ứng với một nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump. »
Một điều chắc chắn là căng thẳng giữa Mỹ và Đức đang đẩy khối NATO lâm vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Sự việc lại làm dấy lên một câu hỏi muôn thuở kể từ ngày Liên Xô sụp đổ : NATO để làm gì ? Nhất là trong bối cảnh giữa các thành viên của khối ngày càng có nhiều bất đồng trong các hồ sơ lớn. Căng thẳng quan hệ giữa Mỹ và Đức không là trường hợp duy nhất. Tranh chấp lãnh hải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cùng với những phản ứng của Pháp đang làm cho nội bộ của khối thêm bị chia rẽ.
Hình ảnh lá cờ mầu xanh biển có in hình biểu đồ gió được bao bọc bằng vòng tròn mầu trắng biểu tượng cho tình đoàn kết của khối ít nhiều đang bị hoen ố. Câu nói NATO « lỗi thời » của Donald Trump hay NATO trong trạng thái « chết não » từ nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron giờ vẫn còn mang tính thời sự !
Tranh chấp Địa Trung Hải :
Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đối thoại
Trọng Thành
Tối hôm qua, 26/08/2020, tổng thống Mỹ có hai cuộc điện đàm riêng với nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ và thủ tướng Hy Lạp, về chủ đề căng thẳng giữa Ankara-Athens tại vùng đông Địa Trung Hải.
Theo phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên thủ Recep Tayyip Erdogan và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump đã trao đổi qua điện thoại về nhiều vấn đề song phương và khu vực, trong đó có căng thẳng tại Địa Trung Hải. Nhà Trắng cũng ra một thông cáo cho biết tổng thống Trump có cuộc điện đàm với thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, trong đó ông Trump bày tỏ quan ngại về các căng thẳng giữa hai láng giềng Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là hai thành viên khối NATO, và kêu gọi hai bên đối thoại.
Thông tín viên Joel Bronner tường trình từ Athens :
« Cần đối thoại để tránh rơi vào xung đột, đó là một trong những thách thức chính trong những ngày gần đây giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến công du hôm thứ Ba (25/08) của ngoại trưởng Đức Heiko Mass đến Athens và Ankara, trong hiện tại, chưa cho phép hai bên bắt đầu thảo luận. Tối hôm qua, thứ Tư 26/08, tổng thống Mỹ trong cuộc điện đàm với thủ tướng Hy Lạp, rồi với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi đối thoại, tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai bên có thể ngồi vào bàn đàm phán.
Về phần mình, Hy Lạp tuyên bố sẵn sàng chấp nhận xuống thăng thẳng quân sự, với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ phải đình chỉ ngay lập tức « các hành động khiêu khích », cụ thể là ngừng việc thăm dò khí đốt tại vùng biển của Hy Lạp. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ bất cứ điều kiện tiên quyết nào cho việc khởi sự đàm phán ngoại giao.
Cội rễ của mâu thuẫn là các nguồn tài nguyên khí đốt ở phía đông Địa Trung Hải, mà hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ không có cơ hội tiếp cận, vì vậy, căng thẳng dâng cao tại vùng ranh giới trên biển giữa hai quốc gia. Cụ thể là Ankara muốn vẽ lại bản đồ quyền chủ quyền trên biển, bất lợi cho Hy Lạp, khiến Athens có phản ứng dữ dội ».
Cũng hôm qua, 26/08, bộ Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo Hải Quân Thổ Nhĩ Kỳ tập trận với một tàu chiến Mỹ tại khu vực phía đông Địa Trung Hải. Cuộc tập trận diễn ra vào lúc Hải Quân Hy Lạp cũng có cuộc tập trận hai ngày, 25 và 26/08, với các tàu chiến Pháp, Đức và Chypre.
Covid-19 : Hơn 5.400 ca dương tính tại Pháp trong 24h
Trọng Thành
Nguy cơ làn sóng đại dịch Covid-19 thứ hai ám ảnh nước Pháp. Trong vòng 24 giờ, tính đến tối hôm qua, 26/08/2020, theo cơ quan Y Tế Pháp, đã có thêm 5.429 ca dương tính với virus corona chủng mới, mức cao nhất kể từ khi ra khỏi phong tỏa, đầu tháng 5/2020.
Theo bộ Y Tế Pháp, do vấn đề kỹ thuật, chưa có số liệu về người mới nhập viện và số người tử vong trong 24 giờ qua.
Trước đó, tính đến hôm thứ Ba, 25/08, tổng cộng có 4.600 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại bệnh viện, trong đó có 410 người trong các khoa hồi sức cấp cứu.
Đối diện với làn sóng lây nhiễm gia tăng mạnh, chính phủ Pháp đã quyết định tăng nhanh số lượng xét nghiệm, để đạt mức 1 triệu xét nghiệm/tuần, so với mức 840.000 xét nghiệm/tuần hiện nay. Thông tin do bộ trưởng Y Tế Olivier Véran đưa ra trong cuộc họp báo hôm nay, 27/08.
Vẫn theo ông Véran, ngành y đang hướng tới các phương pháp xét nghiệm mới, thuận tiện hơn. Hiện tại, các xét nghiệm kháng nguyên RT-PCR, lấy dịch mũi, tại Pháp cho kết quả trung bình sau khoảng 36 giờ, trong khi đó, một số phương pháp xét nghiệm mới đang được khảo sát, như qua nước bọt, sẽ đơn giản hơn, dễ chịu hơn, cho kết quả mau hơn.
Chính quyền Trump : Không có triệu chứng không cần xét nghiệm
Về nước Mỹ, theo AFP, trước đây các cơ quan y tế khuyến khích người không có triệu chứng Covid-19 đi xét nghiệm, nếu từng tiếp xúc với một bệnh nhân Covid-19, để chủ động có các biện pháp phòng ngừa phù hợp, thì thứ Hai, 24/08, Trung tâm phòng chống bệnh tật quốc gia (CDC) lại thay đổi chính sách đưa thông báo hoàn toàn ngược lại, không còn khuyến khích người không có triệu chứng làm xét nghiệm, sau khi tiếp xúc với một bệnh nhân Covid.
Cơ quan nói trên không đưa ra bất cứ giải thích nào về sự thay đổi đột ngột này. Thay đổi xuất hiện một cách kín đáo trên trang nhà của CDC. Theo nhiều cơ quan truyền thông, đây là một sự can thiệp của chính quyền Donald Trump vào hoạt động của ngành y tế. Trước đó, tổng thống Trump đã nhiều lần khẳng định nước Mỹ cần làm ít xét nghiệm hơn, xét nghiệm khiến số lượng người dương tính với virus tăng cao gây tổn hại cho hình ảnh Hoa Kỳ.
Trước đó, theo CDC Hoa Kỳ, khoảng từ 40 đến 50% người dương tính với virus không có triệu chứng, vì vậy việc xét nghiệm đúng lúc là rất cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh. Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện các bệnh lây nhiễm quốc gia, cho CNN biết đã không được tham vấn về thay đổi mới này. Ông lo ngại khuyến cáo mới sẽ gây tâm lý mất cảnh giác, trước nguy cơ lây nhiễm từ những người « không có triệu chứng ».
Dominique Seux :
Châu Âu có nên mong ông Joe Biden đắc cử ?
Thụy My
Trên Les Echos ngày 25/08/2020, tác giả Dominique Seux đã « đi ngược chiều gió », nhận định rằng nếu ông Donald Trump tái đắc cử sẽ có lợi cho châu Âu hơn là việc ông Joe Biden bước vào Nhà Trắng, trong khi đa số dư luận châu Âu có xu hướng ủng hộ phe Dân Chủ. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài viết.
Tất cả đã sẵn sàng, với việc đảng Cộng Hòa chính thức đề cử ông Donald Trump hôm thứ Hai 24/08. Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11/2020, ông Trump đối mặt với Joe Biden, người bị đặt biệt danh là « Joe ngủ gục ».
Tuổi tác của hai đối thủ không phải là điểm độc đáo duy nhất của cuộc song đấu này : Joe Biden sẽ 78 tuổi vào tháng Giêng tới, còn Donald Trump 74 tuổi. Cần nhớ là ông Barack Obama rời quyền lực vào năm 56 tuổi, và trước đó ông Georges W.Bush ra đi ở lứa tuổi khoảng 60.
Đại dịch Covid-19 tất nhiên bao trùm lên kỳ bầu cử tổng thống lần này. Với gần 180.000 người đã tử vong vì con virus, bản tổng kết của Hoa Kỳ nằm trong số những bức tranh đen tối nhất thế giới, nếu so sánh với dân số. Tỉ lệ lây nhiễm trong những ngày gần đây đã giảm xuống, nhưng tình hình vẫn rất tương phản theo từng bang.
Điều nghịch lý là thị trường chứng khoán Wall Street lại tăng cao, dù nền kinh tế đang mất phương hướng. Lý do ? Cổ phiếu các công ty công nghệ, đang hưởng lợi nhiều nhất trong đại dịch, được săn lùng hơn bao giờ hết.
Đây không phải là tin « giựt gân » : trái tim của đa số người dân và chính phủ châu Âu nghiêng về phía ứng cử viên của đảng Dân Chủ. Tính cách của ông Donald Trump, những lời nói dối của ông, cái cách ông coi đa số đồng minh cũ của Hoa Kỳ là kẻ thù, việc xử lý tiền hậu bất nhất về đại dịch, hoài nghi về biến đổi khí hậu…tất cả đều gây bất bình đối với châu Âu vốn chừng mực.
Tuy nhiên, nếu giữ cái đầu lạnh để phân tích một cách khách quan, thì có ba điều cần suy ngẫm.
Thứ nhất : Thái độ chống châu Âu của tổng thống Mỹ giúp 27 nước Liên Hiệp Châu Âu siết chặt đoàn kết. Nước Đức, vốn luôn không muốn làm mất lòng Chú Sam, đã lãnh cú đá xoáy và rồi chấp nhận đóng góp nhiều hơn cho châu Âu. Sự đối địch Mỹ-Trung hiện nay khiến cựu lục địa phải đoàn kết với nhau để hiện hữu.
Nếu đảng Dân Chủ Mỹ quay lại với quyền lực, Berlin (và Vacxava) sẽ lại hướng về Washington.
Với sai lầm của mình, ông Donald Trump là một đồng minh giúp cho châu Âu hành động như một tập thể hòa hợp, bảo vệ cho một mô hình chung : nền kinh tế thị trường mang tính xã hội.
Thứ hai : Ông chủ Nhà Trắng hiện nay có quan hệ trắc trở với đa số GAFA. Văn hóa California không phải là gu của ông Trump. Khi Joe Biden cầm quyền, các tập đoàn kỹ thuật số sẽ lại cảm thấy thoải mái như cá tung tăng bơi lội trên dòng sông Potomac.
Một tổng thống Dân Chủ không từ chối họ bất kỳ điều gì, và có thể còn hỗ trợ cho GAFA trong cuộc chinh phục toàn cầu, nhân danh quyền lực mềm của lá cờ sao. Châu Âu, do không có các nhân tố tương xứng, sẽ rất vất vả trước « chủ nghĩa thực dân kỹ thuật số ».
Thứ ba : Cần phải nhìn nhận rằng ông Donald Trump đã làm được cái công việc hết sức khó khăn, khi cố gắng ngăn chận Trung Quốc trở thành bá chủ thế giới. Ông có được một ít thành công, nhưng Trump đã tạo được ý thức là cần phải kìm hãm Bắc Kinh. Châu Âu, riêng việc nói rằng Bắc Kinh là « đối thủ mang tính hệ thống » đã phải run rẩy, có thể hy vọng đi dây giữa hai cường quốc. Còn ông Joe Biden sẽ làm gì được ?
Những bất lợi nếu ông Donald Trump tái đắc cử, chủ yếu là mối quan hệ giữa sự thật và dối trá. Nhưng theo tác giả, châu Âu cũng không nên tỏ ra quá ngây thơ.
Thụy Điển: Hàng nghìn kết quả dương tính
với virus Vũ Hán vì bộ xét nghiệm lỗi của Trung Quốc
Bình luậnNguyễn Minh
Các kết quả xét nghiệm không chính xác đã ảnh hưởng đến 9 khu vực ở Thụy Điển trong khoảng 5 tháng, từ tháng Ba đến giữa tháng Tám. Trong thời gian đó, những người có biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào đều nhận được kết quả dương tính giả.
Ngày 25/8, Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển thông báo, hơn 3.700 người Thụy Điển đã bị thông báo nhiễm virus Corona Vũ Hán do bộ xét nghiệm sản xuất tại Trung Quốc bị lỗi.
Cơ quan này cho biết: Bộ dụng cụ xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase), do công ty giải trình tự gen BGI Genomics có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc sản xuất, không phân biệt được lượng virus thấp và không có virus.
Người đứng đầu bộ phận vi sinh của cơ quan Karin Tegmark Wisell cho biết: “Nhà cung cấp phải điều chỉnh hiệu suất cần thiết thì bộ xét nghiệm này mới sử dụng được. Phát hiện này đã một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc cần có kiểm tra kiểm soát chất lượng để phát hiện những sai sót như vậy”.
Các kết quả xét nghiệm không chính xác đã ảnh hưởng đến 9 khu vực trong cả nước trong khoảng 5 tháng, từ tháng Ba đến giữa tháng Tám. Trong thời gian đó, những người có triệu chứng biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng nào đều nhận được kết quả dương tính giả.
Cơ quan này cũng cho biết, các bộ dụng cụ thử nghiệm tương tự đã được chuyển đến nhiều quốc gia khác ngoài Thụy Điển, đồng thời cho biết họ đã thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan ở châu Âu và Tổ chức Y tế Thế giới.
Các quan chức không công bố tổng số lượng xét nghiệm đã được thực hiện bằng bộ xét nghiệm bị lỗi của Trung Quốc, nhưng cho biết họ đang loại bỏ các trường hợp dương tính giả khỏi số liệu thống kê người nhiễm virus Corona Vũ Hán quốc gia. Đồng thời, giới chức cũng sẽ liên lạc với những người đã được thông báo là bị nhiễm và cung cấp xét nghiệm lại miễn phí cho họ.
Giới chức cho biết, các kết quả sai lệch không ảnh hưởng nhiều đến thống kê quốc gia và không thay đổi đánh giá tổng thể Thụy Điển trong thời gian mùa hè; tất cả các số liệu thống kê sau ngày 15/8 vẫn chính xác.
Thụy Điển đã báo cáo tổng cộng 86.891 trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán và 5.814 ca tử vong.
Hai công ty trực thuộc tập đoàn BGI là Xinjiang Silk Road BGI và Beijing Liuhe BGI, đã bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ trừng phạt vào ngày 20/7 với cáo buộc tiến hành phân tích gen nhằm hỗ trợ hoạt động vi phạm nhân quyền đối với các nhóm thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Hai công ty này bị liệt vào danh sách đen của Hoa Kỳ, theo đó bị hạn chế quyền tiếp cận hàng hóa và công nghệ của Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố vào ngày 26/8, BGI Genomics cho biết, “bộ xét nghiệm của họ tương đối nhạy hơn và cho đến nay đã nhận được những đánh giá lâm sàng tích cực”.
BGI phân phối bộ xét nghiệm virus corona Vũ Hán cho hơn 80 quốc gia trên thế giới, với năng lực sản xuất khoảng 2 triệu bộ, theo trang web của công ty.
Trước đây, các thiết bị y tế bị lỗi từ Trung Quốc, chẳng hạn như khẩu trang và bộ xét nghiệm virus Corona Vũ Hán đã bị chỉ trích dữ dội từ các quốc gia nhận chúng, bao gồm Phần Lan, Anh, Ireland, Canada và Tây Ban Nha.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Trung Quốc không cản được
Chủ tịch Thượng viện Séc thăm Đài Loan
Đại Nghĩa
Sự phản đối quyết liệt từ chính quyền Trung Quốc đã không ngăn được chuyến thăm 5 ngày của Chủ tịch Thượng viện Séc đến Đài Loan vào 30/08.
Hãng tin Taiwan news cho biết, ngày 25/08 có 70 nhà lãnh đạo từ Nghị viện châu Âu, Mỹ, Canada và Úc đã ra tuyên bố ủng hộ chuyến thăm Đài Loan của phái đoàn Séc và tố cáo áp lực của Trung Quốc trong việc phá hỏng chuyến đi.
Bộ Ngoại giao Đài Loan ra thông cáo hôm thứ Ba (25/8) hoan nghênh Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milos Vystrcil và phu nhân. Thông cáo nêu rõ, chuyến thăm sẽ “tăng cường trao đổi và hợp tác kinh tế và thương mại giữa quốc hội hai nước”
Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của một quan chức đương nhiệm của cộng hòa Séc, kể từ Cách mạng Nhung năm 1989.
Chủ tịch Thượng viện sẽ được tháp tùng bởi một phái đoàn gồm 90 người, bao gồm Thị trưởng Praha thân Đài Loan Zdenek Hrib, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Pavel Fischer, và một số chính trị gia khác. Cùng tham gia sẽ có các học giả Séc, doanh nhân, đại diện văn hóa, truyền thông và giám đốc của Dàn nhạc Prague Philharmonic.
Theo thông cáo báo chí, trong thời gian ở Đài Bắc, ông Vystrcil và các thành viên khác của nhóm sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn, Thủ tướng Lại Thanh Đức và các bộ trưởng Ngoại giao, Khoa học & Công nghệ, Văn hóa và Bộ trưởng Y tế & Phúc lợi.
Chủ tịch Thượng viện Séc Vystrcil sẽ được mời phát biểu tại Viện Lập pháp (Quốc hội Đài Loan – PV). Ông dự kiến cũng có bài phát biểu tại Đại học Chính trị Quốc gia vào ngày 31/08. Nhà lập pháp của Đảng Dân chủ Công dân, dự kiến sẽ chia sẻ quan điểm của mình không chỉ về quan hệ kinh tế và kinh doanh mà còn về dân chủ, tự do, và các vấn đề xã hội.
Người tiền nhiệm của ông, cựu chủ tịch Thượng viện Jaroslave Kubera, đã bị một cơn đau tim gây tử vong vào tháng Giêng ngay trước chuyến đi Đài Loan. Vợ và con gái của ông đã đổ lỗi cho đại sứ quán Trung Quốc ở Praha liên quan tới cái chết của chính trị gia, vì đã gửi những bức thư đe dọa tới về chuyến đi dự kiến tới Đài Bắc của ông.
Chủ tịch Vystricil nói với hãng tin Đài Loan CNA hồi đầu tháng rằng, ông đã chịu áp lực từ phe thân Trung Quốc của Cộng hòa Séc, bao gồm cả Tổng thống Milos Zeman. Ông nói, ông “tin rằng điều kiện để đạt được sự thịnh vượng kinh tế là sự gìn giữ các giá trị của chúng ta.”
Cũng trong ngày 25/08/2020, 70 nhà lập pháp từ Hoa Kỳ, Canada, Úc và Nghị viện Châu Âu đã ban hành một lá thư chung, phản đối các nỗ lực của chính quyền Trung Quốc ngăn cản chuyến đi của phái đoàn:
“Cộng hòa Séc có quyền phát triển hợp tác kinh tế và văn hóa với Đài Loan”, trong đó nói thêm rằng, với tư cách là quan chức cấp cao thứ hai của quốc gia mình, ngài Vystrcil không cần phải tìm kiếm sự chống lưng của chính quyền Trung Quốc.
Theo hãng tin Séc CTK, ngày 07/10/2019 Thủ đô Prague đã chính thức quyết định chấm dứt mối quan hệ kết nghĩa “thành phố chị em” với thủ đô Bắc Kinh.
Theo Taiwan News,
Đại Nghĩa dịch & biên tập
Dịch bệnh hoành hành, bão áp sát,
Kim Jong Un bàn kế sách ứng phó
Hương Thảo
Reuter dẫn tin từ hãng thông tấn nhà nước KCNA của Triều Tiên cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Tư (26/8) đã kêu gọi các nỗ lực phòng dịch Covid-19 mới và các biện pháp ứng phó với cơn bão Bavi (còn gọi là Ba Vì) đang tới gần.
Một cuộc họp mở rộng của Bộ chính trị Đảng Công nhân diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây thêm áp lực lên nền kinh tế Triều Tiên, vốn chịu tác động của việc đóng cửa biên giới gần đây và thiệt hại do lũ.
Cuộc họp đánh giá “một số khiếm khuyết trong công tác chống dịch khẩn cấp của nhà nước để kiểm tra những cách thức virus ác tính xâm nhập đất nước này”, KCNA cho biết trong một tuyên bố.
Triều Tiên chưa báo cáo bất kỳ trường hợp nhiễm Covid-19 mới được xác nhận nào, nhưng ông Kim cho biết hồi tháng trước loại virus này “có thể đã xâm nhập” vào đất nước và áp đặt lệnh phong tỏa sau khi một người đàn ông xuất hiện các triệu chứng bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Trong tháng, ông Kim đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài ba tuần ở thành phố Kaesong sau khi phát hiện một trường hợp nghi nhiễm virus corona.
KCNA đưa tin, cuộc họp đã thảo luận về các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn thiệt hại mùa màng và thương vong do bão Bavi, dự kiến sẽ đổ bộ vào Triều Tiên trong vòng vài ngày tới. Mưa lớn và lũ lụt làm dấy lên lo ngại nguồn cung lương thực sẽ bị đe dọa ở đất nước cô lập này.
Đảng cầm quyền cho biết họ sẽ tổ chức đại hội vào năm tới để quyết định kế hoạch 5 năm mới, sau khi một cuộc họp trong đảng ghi nhận sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc cải thiện nền kinh tế quốc gia và mức sống của người dân.
Theo Reuters
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-benh-hoanh-hanh-bao-ap-sat-kim-jong-un-hop-ban-ke-sach-ung-pho.html
Đài Loan yêu cầu
Taobao của Alibaba đăng ký lại hoặc rời đi
Ngày 24/8, Đài Loan đã ra hạn 6 tháng cho chi nhánh nội địa của trang thương mại điện tử Taobao của Alibaba Group Holding Ltd để đăng ký lại với tư cách là công ty đầu tư của Trung Quốc thay vì là một công ty đầu tư nước ngoài, hoặc họ sẽ phải rời đi. Đây là phát súng mới nhất của chính phủ Đài Loan chống lại các công ty Trung Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng giữa 2 nước, Đài Loan đã tăng cường giám sát các khoản đầu tư từ Trung Quốc và hoạt động của các công ty công nghệ Trung Quốc trên hòn đảo này.
Tuần trước, Đài Loan cho biết họ có kế hoạch ngừng bán các dịch vụ phát trực tuyến truyền hình internet của Trung Quốc, mặc dù họ không có kế hoạch chặn chúng.
Ủy ban đầu tư của Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết, công ty Taobao Đài Loan được điều hành bởi một công ty có đăng ký tại Anh Quốc, có tên là Claddagh Venture Investment, một công ty đầu tư do Alibaba kiểm soát.
Ủy ban cũng lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin khi dữ liệu người dùng được gửi trở lại Trung Quốc. Họ cũng cho biết thêm rằng, Taobao Đài Loan đã bị phạt 410.000 Đài tệ và có 6 tháng để rút vốn đầu tư hoặc đăng ký lại.
Phát ngôn viên của ủy ban là ông Su Chi-Yun nói với Reuters rằng: “Chúng tôi không coi công ty này là đầu tư nước ngoài. Họ sẽ phải quyết định xem nên bỏ đầu tư hay điều chỉnh lại khoản đầu tư của mình”.
Công ty này lẽ ra phải đăng ký với tư cách là một khoản đầu tư của Trung Quốc, nhưng thay vào đó lại [đăng ký] là đầu tư nước ngoài vì “nó thuận tiện hơn”, ông nói thêm.
Đài Loan đối xử với đầu tư từ nước ngoài khác với đầu tư từ Trung Quốc, với các quy tắc nghiêm ngặt hơn nhiều đối với dạng đầu tư thứ 2.
Ông Su cho biết, ngay cả khi Taobao chọn đăng ký là khoản đầu tư của Trung Quốc tại Đài Loan, nó vẫn có thể vi phạm các quy tắc cấm các công ty Trung Quốc tham gia vào các lĩnh vực quan trọng đối với mô hình kinh doanh của mình, chẳng hạn như thanh toán hoặc quảng cáo từ bên thứ 3.
Văn phòng của công ty Claddagh tại Đài Loan bày tỏ sự tiếc nuối trước hành động này, và cho biết họ không nhận được thông báo chính thức nào từ chính phủ, nhưng họ tôn trọng quyết định và sẽ “tiến hành cải chính càng sớm càng tốt”. Bản thông báo không cho biết thêm chi tiết.
Taobao Đài Loan được ra mắt vào năm ngoái, và trước đây từng tuyên bố đây là một nền tảng hoàn toàn khác với Taobao Trung Quốc.
Alibaba cho biết họ “không có tư cách để bình luận”.
Công ty Claddagh được đăng ký tại thị trấn Altrincham của Anh.
Tác giả: Yimou Lee và Ben Blanchard (Theo Reuters)
Biên dịch: Nhật Hạ
Cảnh sát Hong Kong bị cáo buộc
’viết lại lịch sử’ vụ tấn công Yuen Long
Cảnh sát Hong Kong bị cáo buộc đang viết lại lịch sử về vụ tấn công người biểu tình năm 2019, khi hai nhà lập pháp đối lập bị bắt.
Năm ngoái, những người đàn ông đeo mặt nạ bị nghi ngờ là thuộc nhóm Hội Tam Hoàng đã tấn công người biểu tình ủng hộ dân chủ và người qua đường ở Yuen Long, khiến hàng chục người bị thương và gây chấn động thành phố.
Tuy nhiên, cảnh sát hiện giờ nói rằng các cuộc đụng độ này là “giữa hai đối thủ ngang tài ngang sức” và phủ nhận rằng họ đã phản ứng chậm.
Một nhà lập pháp bị thương trong cuộc đụng độ hiện đã bị buộc tội gây “bạo loạn”.
Một nguồn tin cảnh sát nói với BBC rằng tổng cộng 16 người, gồm cả hai nhà lập pháp, đã bị bắt hôm thứ Tư.
Các nhà lập pháp, Lam Cheuk-ting và Ted Hui Chi-Nấm từ Đảng Dân chủ, cũng bị bắt tại nhà sáng sớm thứ Tư.
Điều gì đã xảy ra ở Yuen Long năm ngoái?
Một cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào người biểu tình ủng hộ dân chủ và một số người qua đường ngày 21/7, tại một nhà ga xe lửa ở Yuen Long, tây bắc Hong Kong, đã được các nạn nhân và những người xung quanh ghi lại bằng điện thoại di động. Một số người biểu tình đã trở về nhà sau cuộc biểu tình vào đầu ngày hôm đó.
Đoạn phim được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các nhóm đàn ông mặc áo sơ mi trắng và bị nghi là thuộc nhóm Hội Tam Hoàng đánh hành khách bằng gậy.
Cảnh sát đã đến hiện trường muộn, và việc này góp phần khiến sự mất niềm tin vào cơ quan công lực gia tăng giữa lúc Hong Kong đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng.
Cảnh sát cho đến nay đã bắt giữ 44 người bị tình nghi liên quan đến vụ tấn công của đám đông Yuen Long, 7 người trong số đó bị buộc tội bạo loạn, theo Reuters.
Cảnh sát hiện giờ nói gì?
Trong một cuộc họp báo, giám đốc Chan Tin-chu cho biết hôm thứ Tư rằng các luồng trực tiếp về vụ việc không hiển thị hình ảnh đầy đủ của sự kiện.
Ông nói, sự việc này không phải là một “cuộc tấn công bừa bãi” mà là kết quả cuộc đụng độ giữa hai nhóm đối thủ “ngang tài ngang sức”.
Ông cũng nói rằng cảnh sát đã đến hiện trường trong vòng 18 phút – trái ngược với báo cáo của cảnh sát trước đó rằng họ mất 39 phút mới đến nơi.
Ông Chan nói thêm rằng ông Lam, người phát hình trực tiếp vụ tấn công và đã phải nhập viện sau khi bị đánh vào mặt, bị bắt vì bị tình nghi có hành vi bạo loạn, vì sự có mặt của ông tại nhà ga xe lửa đã làm trầm trọng thêm sự việc.
Ông Lam và ông Hui cũng đã bị bắt vì một cuộc biểu tình vào ngày 6/7 năm ngoái. Ông Lâm bị cáo buộc âm mưu làm hư hỏng tài sản và cản trở công lý, trong khi các viên chức cho biết họ đã buộc tội ông Hui với hành vi cản trở công lý, truy cập vào máy tính với mục đích phạm tội hoặc không trung thực và gây thiệt hại hình sự.
Đã có những phản ứng gì?
Các nhà hoạt động và các chính trị gia ủng hộ dân chủ phản ứng với sự phẫn nộ trước các vụ bắt giữ và báo cáo mới của cảnh sát về vụ tấn công năm ngoái.
Một tuyên bố từ một số ủy viên hội đồng huyện Yuen Long nói: “Họ [cảnh sát] đã sửa đổi lịch sử và xóa sự thật để thay đổi ý kiến của công chúng, nâng cao tinh thần của lực lượng và để tự an ủi.”
Trong khi đó, một luật sư đã tường trình các cuộc biểu tình, Anthony Dapiran nói cảnh sát đang “cố gắng viết lại tường thuật về một trong những sự kiện được ghi lại và phát trực tiếp nhất của năm ngoái”, gọi hành động này là “sự thao túng tận cùng nhất”.
Tuy nhiên, một số chính trị gia ủng hộ Bắc Kinh hoan nghênh vụ bắt giữ. Một người tên là Junius Ho, nói rằng điều này sẽ đưa Hong Kong “trở lại con đường đúng đắn”, và rằng “công lý có thể muộn nhưng không bao giờ vắng mặt”.
Hôm thứ Tư, người dùng trên Twitter phản ứng mạnh bằng cách bày tỏ sự phẫn nộ trước việc ông Lam bị bắt giữ.
“Chúng tôi biết bạn đã bảo vệ người dân trên tàu vào ngày hôm đó”, một người viết. Một người khác viết rằng động thái này của cảnh sát giúp “những kẻ chủ mưu thực sự vẫn sống ung dung ngoài vòng pháp luật”.
Những vụ bắt giữ mới nhất này diễn ra hai tuần sau khi cảnh sát bắt giữ Jimmy Lai, ông trùm truyền thông và người lớn tiếng chỉ trích Bắc theo luật an ninh quốc gia gây tranh cãi mà Trung Quốc áp đặt gần đây đối với Hong Kong.
Ông Lai bị còng tay khi diễu hành qua tòa soạn Apple Daily do mình làm chủ khi khoảng 200 cảnh sát đột kích vào văn phòng trong chiến dịch càn quét khiến 9 nhà hoạt động khác bị bắt, trong đó có Agnes Chow, một nhà hoạt động trẻ nổi tiếng.
Hé lộ ĐCSTQ xung đột nội bộ
thông qua động thái của báo giới Trung Quốc
Bình luậnDu Miên
Sự chậm trễ bất thường của phương tiện truyền thông Trung Quốc trong việc đưa tin về các hoạt động công khai của các quan chức hàng đầu ĐCSTQ hé lộ những đấu đá nội bộ ẩn sâu của chính quyền này.
Từ 20/8 đến 21/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm thành phố Trùng Khánh, nơi bị ngập lụt nghiêm trọng sau đợt mưa lớn kéo dài. Nhưng mãi đến ngày 23/8, truyền thông nhà nước mới đưa tin về chuyến đi của ông. Đây là một sự chậm trễ bất thường đối với các phương tiện truyền thông Trung Quốc vốn thường cung cấp thông tin liên tục về các hoạt động công khai của các quan chức hàng đầu.
Các tin bài truyền thông cũng tập trung vào phát triển kinh tế – khác với thông tin về chuyến đi của ông Lý đã được đăng trên trang web chính thức của chính quyền trung ương Trung Quốc từ ngày 20/8 đến ngày 25/8. Trang web nhấn mạnh rằng ông Lý đã xem xét ảnh hưởng của lũ lụt và khuyến khích người dân địa phương đoàn kết trong thời điểm thiên tai thảm họa.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng sự mâu thuẫn này cung cấp thêm bằng chứng về những bất đồng giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với Thủ tướng Lý, và cho thấy mâu thuẫn nội bộ trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Các phương tiện truyền thông nhà nước cố ý không đưa tin về chuyến đi tới Trùng Khánh của ông Lý, nhưng có một bức ảnh gây sốc của ông Lý tại một cánh đồng ngô được đăng trên trang web của chính phủ trung ương Trung Quốc. Bức ảnh đã buộc [đài truyền hình nhà nước] CCTV phải đưa tin về chuyến đi của ông ấy vào tối ngày 23/8”, nhà bình luận các vấn đề chính trị Trung Quốc tại Hoa Kỳ Zhong Yuan viết trong một bài bình luận được đăng bởi The Epoch Times tiếng Trung.
Bức ảnh được chụp tại một cánh đồng ngô bị ngập lụt ở làng Shuangba, huyện Đồng Nam, Trùng Khánh vào ngày 20/8, cho thấy hình ảnh ông Lý đang kiểm tra một vựa ngô bị lũ lụt phá hủy. Không giống như các bộ ảnh chính thức điển hình cho thấy những hình ảnh nguyên sơ, trong ảnh ông Lý đang đứng trong nước bùn với đôi ủng đi mưa bẩn thỉu.
Nhà bình luận Zhong viết: “[ĐCSTQ] không muốn phơi bày bất kỳ tình huống thảm khốc thực sự nào cho công chúng, bởi vì cuộc sống bi thảm mà người dân Trung Quốc phải gánh chịu sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của chế độ và đe dọa sự cầm quyền của nó”.
Đó là lý do tại sao truyền thông nhà nước của Trung Quốc không đưa tin về chuyến thăm, “ngay cả đối với một quan chức cấp cao như Thủ tướng”, ông nói thêm.
Chín nhà Kinh tế học của ông Tập thay thế ông Lý?
Theo xếp hạng của ĐCSTQ, với tư cách là Thủ tướng, ông Lý chịu trách nhiệm giám sát các chính sách kinh tế của đất nước.
Trong hội nghị thường niên của cơ quan lập pháp của ĐCSTQ vào tháng Năm, ông Lý đã nói về những tác động kinh tế của dịch virus Corona Vũ Hán và sự cần thiết phải phục hồi sau thời kỳ suy thoái.
Nhưng trong một cuộc hội thảo kinh tế do ông Tập tổ chức tại Trung Nam Hải – trụ sở chính của ĐCSTQ – vào ngày 24/8, ông Lý lại hiển nhiên vắng mặt.
Truyền thông nhà nước Tân Hoa xã đưa tin, ông Tập đã mời 9 nhà kinh tế hàng đầu của Trung Quốc tham dự hội thảo. Cùng đi với ông Tập có ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning), người đứng đầu Ban Bí thư Đảng và lãnh đạo hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc, cùng ông Hàn Chính (Han Zheng), Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề Hong Kong và Ma Cao.
“Ông Tập muốn chứng tỏ rằng ông ấy là ông chủ thực sự của nền kinh tế Trung Quốc, bằng cách tổ chức hội thảo này mà không có ông Lý. Ông ấy muốn nói với mọi người rằng ông Lý không [thể] đưa ra bất kỳ quyết định nào”, nhà bình luận Tang Jingyuan tại Hoa Kỳ cho biết.
Kể từ tháng Năm, ông Tập và ông Lý đã đưa ra những bình luận trái ngược nhau về tình hình kinh tế Trung Quốc.
Ông Tập nhấn mạnh rằng, mục tiêu của ông đối với Trung Quốc là trở thành “một xã hội thịnh vượng vừa phải”, và tuyên bố rằng Trung Quốc đang dần tiến tới mục tiêu đó với “400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu”.
Trong bài phát biểu tại phiên họp ngày 28/5 của cơ quan lập pháp, ông Lý tiết lộ rằng 600 triệu người Trung Quốc chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ (hơn 3,3 triệu VNĐ) mỗi tháng, không đủ để trả tiền thuê hàng tháng cho một căn hộ một phòng ngủ ở một thành phố Trung Quốc cỡ vừa.
Ông Lý cũng thúc đẩy ý tưởng thành lập “nền kinh tế bán hàng rong” để giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do hậu quả của đại dịch. Nhưng các kênh thông tấn quốc gia như Tân Hoa Xã sau đó đã chỉ trích ý tưởng chính sách này, nói rằng những người bán hàng rong sẽ làm hỏng hình ảnh của một đô thị hiện đại.
Chuyến thăm vùng lũ lụt của ông Tập và ông Lý
Miền Trung và miền Nam Trung Quốc đã hứng chịu trận lụt lịch sử kể từ tháng Sáu. Vào ngày 18/8, ông Tập đã đến thăm các khu vực của tỉnh An Huy, nơi bị ngập lụt sau khi mực nước dâng cao tại các con sông địa phương. Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Tập đến vùng thiên tai trong năm nay.
Ông Tập Cận Bình đã xuất hiện tại An Huy vào ngày 18/8 để thị sát lũ lụt. (Ảnh weibo)
Nhưng trong các bức ảnh được đăng trên các phương tiện truyền thông nhà nước, người ta thấy ông Tập chỉ đến thăm các khu vực chưa bị ngập lụt.
Một nhân vật thuộc chính quyền thành phố Phụ Dương ở tỉnh An Huy nói với The Epoch Times rằng, tất cả các khía cạnh trong chuyến đi của ông Tập đều được lên kế hoạch kỹ lưỡng, bao gồm cả việc ông ấy đi đâu, gặp ai và những người địa phương nào sẽ nói chuyện với ông ấy.
Người này đã chia sẻ các tài liệu do chính quyền địa phương chuẩn bị, trong đó tiết lộ rằng người dân địa phương đã được lựa chọn trước để xuất hiện trên phương tiện truyền thông nhà nước. Những gì họ nói cũng đã được chuẩn bị trước, ví dụ như khi họ giải thích cách chính quyền giúp đỡ hoàn cảnh của mình.
Chuyến đi tới Trùng Khánh của ông Lý là chuyến đi thứ 2 đến một vùng bị lũ lụt trong năm nay. Không giống như chuyến đi đầu tiên đến tỉnh Quý Châu vào tháng Bảy khi nước lũ đã rút, ông Lý đã đến thăm các ngôi làng và thị trấn vẫn đang chìm trong nước lũ trong chuyến đi thứ 2.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp,
thừa nhận 6 vấn đề lớn
Bình luậnMinh Thanh
Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì một hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Ông Tập đã thừa nhận rằng xã hội Trung Quốc phải đối mặt với 6 vấn đề lớn.
Các chuyên gia cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang đối mặt với sự tách rời hoàn toàn khỏi Hoa Kỳ và không thể đảo ngược. ĐCSTQ hiện đang bị thế giới phản đối, các nhân tố dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ đều đã chín muồi, và sự sụp đổ là không thể tránh khỏi.
Nhóm chuyên gia Kinh tế Quốc gia của ông Tập cho thấy Lý Khắc Cường bị gạt ra ngoài lề
Hội nghị chuyên đề được tổ chức tại Trung Nam Hải vào chiều ngày 24/8. Các kênh truyền thông ĐCSTQ cho biết nội dung hội nghị về “các vấn đề lớn liên quan đến tương lai của Trung Quốc”, hoạch định “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ và đưa ra một kế hoạch mới.
Những người tham gia này được coi là “các nhà chính sách cao cấp”, trong đó có 9 chuyên gia phát biểu tại hội nghị, được ngoại giới coi là “Nhóm Quốc sư Kinh tế” của ông Tập Cận Bình. Những người tham gia khác cũng gửi ý kiến bằng văn bản.
Trong số các diễn giả, có ông Lục Minh (Lu Ming) – là một giáo sư tiến sĩ giám sát ưu tú của Trường Cao đẳng Kinh tế và Quản lý An Thái, Đại học Giao thông Thượng Hải, và là hiệu trưởng điều hành trẻ tuổi nhất của Viện Nghiên cứu Phát triển Đại lục. Ngoài ra còn có ông Lâm Nghị Phu (Lin Yifu) người Đài Loan, ông Phàn Cương (Fan Gang) – Phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Cải cách Hệ thống Kinh tế Đại lục, ông Chu Dân (Zhu Min)- Hiệu trưởng Viện Tài chính Quốc gia, Đại học Thanh Hoa, ông Trương Vũ Yên (Zhang Yuyan), Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc… Họ được ngoại giới coi là “những Quốc sư về kinh tế” của ông Tập Cận Bình.
Điều đáng chú ý là Tân Hoa xã – kênh truyền thông của đảng đã đưa tin về sự kiện này với tiêu đề “Hội nghị chuyên đề của Tổng Bí thư”. Vì vậy, hội nghị được coi là được tổ chức dưới danh nghĩa của ông Tập Cận Bình. Từ các thành viên tham gia hội nghị, có thể thấy thiếu vắng sự có mặt của Thủ tướng Lý Khắc Cường, người phụ trách về kinh tế. Ngoại giới cho rằng ông Lý ngày càng bị gạt ra ngoài lề.
6 vấn đề lớn trong nền kinh tế Trung Quốc
Tại hội nghị chuyên đề, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng có 6 vấn đề kinh tế và xã hội lớn trong ĐCSTQ.
Sáu vấn đề chính bao gồm những nguy cơ và cơ hội do những thay đổi sâu sắc của môi trường trong nước và quốc tế mang lại. Khả năng nhận biết chính xác những thay đổi, ứng biến một cách khoa học và chủ động tìm kiếm thay đổi là những vấn đề được đặt ra để có thể tìm thấy cơ hội trong khủng hoảng và mở ra những cuộc chơi mới.
Năm khía cạnh còn lại là xây dựng mô hình phát triển mới dựa trên sự lưu thông thông suốt của nền kinh tế quốc dân; tạo động lực phát triển mới thông qua đổi mới công nghệ; khơi dậy sức sống phát triển mới thông qua cải cách sâu rộng; tạo lợi thế mới trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế thông qua mở cửa ở mức độ cao; đồng xây dựng, đồng quản trị và chia sẻ để mở rộng cục diện phát triển xã hội mới.
Tại hội nghị chuyên đề, ông Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh đến mô hình kinh tế vòng tròn kép.
Bản báo cáo cũng phải thừa nhận rằng trong cơn sóng gió kinh tế thế giới, liệu có thể chèo lái tốt con tàu lớn nền kinh tế hay không là một thách thức lớn đối với đảng cầm quyền.
ĐCSTQ phải đối mặt với sự phân tách Mỹ – Trung toàn diện
Nhà bình luận các vấn đề thời sự Lý Yến Minh (Li Yanming) trao đổi với phóng viên Epoch Times rằng cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước Trung Quốc hiện nay rất nghiêm trọng, chủ yếu là do tình trạng tháo chạy vốn ồ ạt và tình trạng thất nghiệp cao. Cuộc khủng hoảng kinh tế của ĐCSTQ cũng làm bùng phát các cuộc đấu đá trong nội bộ, liên quan đến sự phân chia quyền lực và tài sản, và đứng đằng sau đó đều là giới cao cấp quyền lực của ĐCSTQ.
Ông đưa ra một ví dụ: vụ việc Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin) ‘ngã ngựa’ gần đây, sau khi điều tra đã bị cưỡng chế truy nộp khối tài sản trị giá 1,8 tỷ nhân dân tệ. Sau khi cháu rể của Đặng Tiểu Bình là Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) bị tòa án tịch thu tài sản 10,5 tỷ nhân dân tệ, hai tháng sau phải truy nộp 75,2451 tỷ nhân dân tệ thu nhập bất hợp pháp.
Ông cho biết rằng gần đây Tổng thống Trump cũng đã nói rằng ông sẽ không loại trừ việc tách rời hoàn toàn kinh tế khỏi ĐCSTQ. Hiện Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vẫn đang mua số lượng lớn nông sản Mỹ để duy trì quan hệ. Tuy nhiên, lợi thế cơ bản nhất của Trung Quốc về nhân khẩu đã không còn. Vấn đề lão hóa ở Trung Quốc khá nghiêm trọng, đồng thời không có những nhân tài sáng tạo và công nghệ tốt để tạo ra của cải. Mặt khác, các nguồn lực tài nguyên của Trung Quốc đã cạn kiệt, việc phát triển trong vài thập kỷ qua đều là các mô hình lao động tàn phá sinh thái. Vì vậy, là một nước lớn, không thể đứng đầu thế giới nếu không có nhân lực và tài lực.
Ông nhấn mạnh rằng ĐCSTQ hiện đang phải đối mặt với cuộc tấn công toàn cầu, cấu trúc kinh tế và chính trị của nó đều đang thay đổi.
Ông Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing), một nhà hoạt động chính trị và luật gia tự do nổi tiếng ở Trung Quốc, nói với phóng viên Epoch Times rằng Hoa Kỳ hiện sẽ toàn diện chống lại chính quyền ĐCSTQ và sự xâm nhập của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế trong những năm qua. Tóm lại, Hoa Kỳ muốn hoàn toàn tách khỏi ĐCSTQ. Điều này phù hợp với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Ông Viên phân tích thêm: “Trong các chính quyền nhiệm kỳ trước của Mỹ, đặc biệt là chính sách ‘thỏa hiệp cầu an’ của chính quyền Obama, đã tạo điều kiện cho ĐCSTQ không ngừng thu lợi và bành trướng chủ nghĩa cực quyền, đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia và an ninh của Hoa Kỳ. Đồng thời, nó cũng khiến lợi ích của các nước dân chủ bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, Tổng thống Trump đã đề xuất một quốc sách tách rời hoàn toàn khỏi ĐCSTQ”.
Gần đây, ĐCSTQ, từ các nhà ngoại giao, tới lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả chính ông Tập Cận Bình, đều đang tuyên truyền một khái niệm rằng ‘ĐCSTQ sẽ không bao giờ tách khỏi Hoa Kỳ’, rằng hòa bình sẽ có lợi cho cả hai và đấu tranh sẽ dẫn đến bại trận. Ông Viên Hồng Thủy cho rằng đây là mong muốn của ĐCSTQ hòng tiếp tục duy trì quan hệ Mỹ-Trung như trong quá khứ, để ĐCSTQ vẫn được tiếp tục thu lợi và kéo dài cái gọi là thời cơ chiến lược của họ.
Ông mô tả rằng trong vài thập kỷ qua, dưới sự bảo vệ của ‘Bức màn Sắt’, ĐCSTQ đã tương tác với thế giới hoàn toàn mở và tự do, giống như một chiến binh mặc áo giáp đối đầu với một bên không trang bị gì. Điều này hoàn toàn không công bằng. Tất nhiên, chịu tổn hại chính là các lực lượng của nền dân chủ tự do phương Tây và đương nhiên có cả Hoa Kỳ.
Ông Viên Hồng Thủy nhấn mạnh: “Tổng thống Trump thấy rõ tình trạng này, vì vậy ông ấy phải nhanh chóng chấm dứt nó. Hoa Kỳ và Trung Quốc phải hoàn toàn tách rời. Việc tách rời không có nghĩa là bế quan tỏa cảng. Hoa Kỳ sẽ thay đổi hình thức qua lại với ĐCSTQ, tham gia đối thoại với chính quyền chuyên chế này theo cách mà nó hiểu”.
Ông Viên trước đây cũng nhiều lần cho rằng tất cả các nhân tố dẫn tới sụp đổ của ĐCSTQ đã chín muồi, chỉ cần có cơ hội sẽ bùng lên, lúc đó sẽ xuất hiện Trung Quốc tự do, và sự sụp đổ của ĐCSTQ là điều tất nhiên.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
Chuyên gia: Bắc Kinh sẽ nội loạn, lật đổ Tập Cận Bình
khi chế tài của Mỹ mở rộng trong tương lai
Hương Thảo
Nhà bình luận chính trị này cho biết Hoa Kỳ sẽ mở rộng chế tài hơn nữa và các quan chức Trung Quốc sẽ từng bước từng bước bị bức bách mà lật đổ Tập Cận Bình.
Tổng thống Mỹ ngày 7/8 đã tuyên bố rằng sẽ chế tài 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông bởi đã thông qua Luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Không phá hoại quyền tự trị, tự do và dân chủ của thành phố này. Các quan chức cấp cao của chính quyền Hồng Kông bị chế tài đã lên tiếng rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ “không làm họ bị tổn hại”.
Tuy nhiên, nhà bình luận chính trị Hồng Kông Lâm Bảo Hoa (bút danh Lăng Phong) chỉ rõ, bị Mỹ chế tài, các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông có tài sản chỉ còn con đường duy nhất, là trao nó về tay Tập Cận Bình. Nếu Hoa Kỳ khuếch đại chế tài trong tương lai, sẽ tạo thành nội loạn trong ĐCSTQ, và thậm chí lật đổ Tập Cận Bình, theo tờ Sound of Hope ngày 9/8.Nhà bình luận Lâm Bảo Hoa cho rằng chế tài của Mỹ lần này là một phần trọng yếu trong quan hệ Trung-Mỹ. Đây là mối quan hệ giữa hai quốc gia, không phải giữa quốc gia và cá nhân, do đó những quan chức Trung Quốc và Hồng Kông bị chế tài, bao gồm Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, bằng cách nói rằng mình không có tài sản ở Hoa Kỳ và không sợ bị trừng phạt, muốn hóa voi thành kiến, biến chế tài chính phủ trở thành một vấn đề cá nhân. Kiến thức loại này chỉ đơn giản là quá thiển cận!
[Ghi âm]: Chính vì các vị là thành viên nội các chủ yếu của chính phủ này, và đang chấp hành chính sách bức hại này. Nhưng quan trọng hơn, các vị đại diện cho chính phủ đặc khu và chính phủ quốc gia Trung Quốc. Đó là lý do tại sao tiến hành chế tài đối với các vị. Chế tài này có tác dụng rất lớn. Họ ban đầu không hiểu ý nghĩa của các chế tài, như thể các chế tài chỉ là đối với tài sản của họ ở Hoa Kỳ. Trên thực tế, nội dung của chế tài bao gồm tất cả các ngân hàng, tất cả các ngân hàng Mỹ, và thậm chí lệnh tác động đến cả thế giới, các ngân hàng nước ngoài không thể có bất kỳ liên hệ kinh tế nào với những quan chức này.
Lâm Bảo Hoa cho rằng cơn bão chế tài của Mỹ bắt đầu càn quét giới tài chính Hồng Kông. Một số ngân hàng đa quốc gia ở Hồng Kông đang hợp tác với lệnh trừng phạt của Mỹ và cắt đứt quan hệ với các quan chức cấp cao của Hồng Kông. Ví dụ, Trần Trí Tư, người triệu tập Hội đồng hành chính Hồng Kông, và là đại biểu quốc hội Trung Quốc, cùng với với các quan chức Hồng Kông khác, đã bị các ngân hàng nước ngoài từ chối giao dịch và đóng băng tài khoản. Tiền gửi của các quan chức bị chế tài này chỉ có thể tồn tại trong các ngân hàng tư nhân Trung Quốc trong tương lai.
[Ghi âm]: Vấn đề là các vị, những quan chức, từ mặt lợi ích cá nhân của các vị mà nói, tất cả tài sản và các khoản tiền gửi hiện có của các vị phải để ở các ngân hàng tư nhân Trung Quốc, cho chính phủ Trung Quốc nhìn thấy rõ tất cả các khoản tiền gửi của các vị. Điều này, đối với các vị mà nói, tâm lý cũng rất khó chịu. Thật tuyệt, toàn bộ huyết mạch của các vị sẽ bị… huyết mạch của các tập đoàn Hồng Kông của các vị đều bị Trung Quốc khống chế, các vị có thể làm gì đây? Nếu các vị chuyển tài sản đến Châu Âu hoặc Vương quốc Anh, các nước này sẽ hợp tác với Hoa Kỳ để chế tài các vị trong tương lai. Tôi thấy được người và tài sản của các vị sẽ đi về đâu. Cách duy nhất là quay về Trung Quốc, tức là chuyển tài sản của các vị về Trung Quốc, nghĩa là tất cả đều lạc vào tầm tay Tập Cận Bình. Các vị không bao giờ biết đến Nga và Châu Phi phải không? Liệu các vị có an toàn ở Nga và Châu Phi không?
Lâm Bảo Hoa nói thêm rằng các chế tài của Hoa Kỳ không chỉ là đối với danh sách các quan chức Hồng Kông. Trong toàn bộ mối quan hệ Trung-Mỹ, Hoa Kỳ cũng sẽ chế tài các quan chức chính phủ Trung Quốc vì các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, vì vậy tự nhiên sẽ bức bách các quan chức chính phủ Trung Quốc cắt đứt quan hệ với Tập Cận Bình, thậm chí lật đổ Tập Cận Bình, bây giờ tình huống này sẽ khuếch đại từng bước từng bước một.
[Ghi âm]: Bây giờ họ mới thông báo là 11 người trong số các vị, tương lai có thể mở rộng hơn nữa. Các vị còn đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và bức hại nhiều luật sư nhân quyền. Trong tương lai, danh sách chế tài có khả năng được mở rộng sang các quan chức khác của chính phủ Trung Quốc, vì vậy nó sẽ bức bách các quan chức đó, bởi các quan chức đó có rất nhiều người nhà và tài sản ở Hoa Kỳ, hoặc nếu không ở Hoa Kỳ, thì nó sẽ chạy sang một nước phương Tây. Con trai và tài sản của Tăng Khánh Hồng đang ở Úc. Liệu ông ta có dám chuyển tài sản về Trung Quốc? Không chuyển về Trung Quốc để bị Tập Cận Bình ‘ăn thịt’ chứ? Chắc chắn [ĐCSTQ] sẽ xảy ra nội loạn. Nó là từng bước từng bước một. Tài sản của các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc là bao nhiêu? Vì vậy, trong tương lai, thậm chí cả khi Hoa Kỳ bắt đầu chiến tranh với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng các tướng lĩnh cũng sẽ không bận tâm đến việc chiến đấu cho Tập Cận Bình, bởi vì con cái của họ ở Hoa Kỳ và tài sản của họ cũng đều ở Hoa Kỳ. Mà họ có thể đoàn kết để loại bỏ Tập Cận Bình. Đó là sự tiên đoán của Hoa Kỳ, phải không? (cười lớn).
Theo Wang Qian, Soundofhope
Hương Thảo biên dịch
Người dân Tân Cương bị ép
uống thuốc COVID-19 chưa qua kiểm định
Bình luậnDu Miên
Cư dân ở thành phố Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương hẻo lánh thuộc phía tây Trung Quốc cho biết, họ đang bị chính quyền cưỡng ép uống thuốc được cho là để ngăn ngừa nhiễm virus Corona Vũ Hán.
Thành phố này có tổng dân số vào khoảng 3,5 triệu người, đã bị phong tỏa trong hơn một tháng nay, sau khi có thông tin về một đợt tái bùng phát dịch bệnh vào giữa tháng Bảy. Giới chức đang thực hiện xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố và các cộng đồng cư dân địa phương phải chịu “sự quản lý phong tỏa” — nghĩa là không ai được phép ra vào.
Người dân cũng bị cấm rời khỏi thành phố Urumqi, trừ những trường hợp đặc biệt.
Không rõ quy mô thực sự của đợt tái bùng phát virus Corona Vũ Hán mới nhất ở Tân Cương lớn đến mức nào, vì các nhà chức trách cung cấp rất ít thông tin. Một số cư dân từng nói với The Epoch Times rằng họ nghi ngờ chính quyền đang che đậy mức độ nghiêm trọng của đợt tái bùng phát dịch bệnh.
Cưỡng chế uống thuốc COVID-19 tại Tân Cương
Mới đây, chính quyền thành phố Urumqi đã bổ sung một quy định mới. Một cư dân Urumqi tên Wang nói với The Epoch Times tiếng Trung rằng, gần đây người dân được yêu cầu uống thuốc định kỳ. Ba lần mỗi ngày, các tình nguyện viên làm việc cho chính quyền địa phương sẽ giao thuốc cho ông.
Ông nói: “Các tình nguyện viên xuất hiện, họ đo thân nhiệt của chúng tôi, xem chúng tôi uống thuốc và chụp ảnh chúng tôi… tụi trẻ con thì uống một nửa liều lượng thuốc. Chúng tôi hoàn toàn không biết liệu thuốc có hoạt động [để ngăn chặn virus] hay không”.
ĐCSTQ không chỉ áp dụng chế độ quản lý khép kín bắt buộc đối với Tân Cương, mà còn tăng cường kiểm soát ngôn luận, khiến thông tin thật bị che giấu. Hình ảnh chụp tại khu lấy mẫu xét nghiệm acid nucleic ở huyện Kuchar, địa khu Aksu, Tân Cương ngày 9/8. (Ảnh: The Epoch Times, Người được phỏng vấn cung cấp)
Ông nói thêm rằng các nhà chức trách không giải thích khi nào hoạt động này sẽ dừng lại.
Một cư dân khác ở Urumqi nói với The Epoch Times rằng anh ấy cũng được yêu cầu uống một số dạng thuốc thảo dược, nhưng bao bì không ghi tên thuốc.
Người này nói: “Các bác sĩ nói rằng loại thuốc này rất tốt để ngăn ngừa cảm cúm và thuốc được làm theo phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc. Họ nói rằng nó rất tốt cho khả năng miễn dịch của người. Và các giới chức cộng đồng đều cho lan truyền thuốc này”. Anh ấy cũng cho biết thêm rằng người dân ở các khu vực khác của Tân Cương cũng đang sử dụng loại thuốc này.
Cư dân này cho biết, các quan chức không nói rõ việc uống thuốc có bắt buộc hay không, nhưng họ vẫn lấy danh sách tên của những người đã dùng thuốc và những người từ chối dùng.
Một người dân khác cho biết anh ta biết một người bị ép phải dùng thuốc này.
Những người được phỏng vấn không muốn tiết lộ tên thật; họ sợ chính quyền Trung Quốc trả đũa vì đã nói chuyện với truyền thông.
Trong một cuộc họp báo ngày 23/7, người đứng đầu Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc Urumqi là ông Li Chongrui cho biết, một bệnh viện y học Trung Quốc ở châu tự trị Changji Hui (nằm ngay phía tây bắc của Urumqi) đã phân phát hơn 5.000 túi thuốc thảo dược cho các nhân viên y tế tuyến đầu.Theo phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, CSPC Ouyi Pharmaceutical – một nhà sản xuất thuốc có trụ sở tại tỉnh Hà Bắc thuộc miền Bắc Trung Quốc – đã vận chuyển hơn 210.000 viên thuốc kháng virus có tên Umifenovir theo đường hàng không đến Urumqi vào ngày 31/7. Thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh cúm.
Hiệu quả của thuốc COVID-19 không rõ ràng
Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thúc đẩy việc sử dụng thuốc y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) và thuốc Umifenovir trong điều trị bệnh nhân bị nhiễm virus Corona Vũ Hán, hiện vẫn còn mối nghi ngại về hiệu quả của cả 2 loại thuốc này.
Vào tháng 3, lời trích dẫn từ ông Edzard Ernst – một nhà nghiên cứu về thuốc bổ sung đã nghỉ hưu ở Anh – trên tạp chí khoa học Nature cho biết: “Đối với TCM, không có bằng chứng xác thực [đảm bảo hiệu quả của phương pháp này], và do đó việc sử dụng nó không chỉ là vô cớ mà còn nguy hiểm”.
Các bệnh viện Trung Quốc đều sử dụng rộng rãi Umifenovir để điều trị bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không phê duyệt việc sử dụng loại thuốc này để điều trị COVID-19. Ít nhất 2 bài báo khoa học đã kết luận rằng, việc sử dụng Umifenovir không liên quan đến việc cải thiện tình trạng của bệnh nhân bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Khiếu nại về chính quyền Tân Cương
Trên mạng xã hội, cư dân Urumqi đã đăng video những người bị ép uống thuốc trái với ý muốn của họ.
Một video được lan truyền rộng rãi trên mạng cho thấy, 15 người dân tại một cộng đồng địa phương tên là Ruishen đã được một phụ nữ yêu cầu uống từ cốc giấy của họ. Những chiếc cốc này được cho là có chứa thuốc thảo dược.
“Mau uống đi”, một người phụ nữ nói trong video, thời gian được cho là ngày 20/8. 15 người tập trung trong phòng buộc phải tuân theo.
Trong những bức ảnh chụp màn hình được lan truyền rộng rãi của một cuộc trò chuyện trực tuyến, một người dân đã phàn nàn với một nhân viên rằng cô ấy bị dị ứng sau khi uống thuốc và nổi phát ban trên da. Người nhân viên bảo cô phải tuân theo mệnh lệnh.
Một cư dân địa phương khác đã lên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc và nói rằng các quan chức địa phương xuất hiện lúc 3 giờ sáng để yêu cầu anh/cô ấy phải uống thuốc trước ống kính máy quay.
Ông Wang cũng đặt câu hỏi tại sao chính quyền địa phương lại đưa ra những quy định như vậy, vì họ đã không có thêm thông báo về bất kỳ trường hợp lây nhiễm mới nào tại địa phương kể từ ngày 16/8. Kể từ khi phong tỏa, đồ ăn được chuyển đến tận nhà của ông ấy và rác của ông được một công ty địa phương thu gom một lần trong ngày vào buổi trưa. Đây là cách để giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa mọi người.
Ông nói thêm rằng cả ông và gia đình được phép rời khỏi căn hộ của họ và di chuyển xung quanh khu dân cư bắt đầu từ ngày 25/8, nhưng mỗi hộ chỉ được phép có một người đi ra ngoài tại một thời điểm.
Vào ngày 24/8, hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã đưa tin rằng cư dân Urumqi sống trong một số cộng đồng không có ca nhiễm bệnh được phép thực hiện “các hoạt động cá nhân không tụ tập” trong khu vực sinh sống của họ.
Bà Liu cũng sống ở Urumqi cho biết, bà tin rằng chính quyền địa phương muốn áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt vì những lý do khác ngoài việc ngăn chặn sự lây lan của virus. Bà giải thích rằng các biện pháp này được thông qua để đạt được mục tiêu “duy trì sự ổn định xã hội”.
Nói cách khác, các quan chức địa phương có thể thực hiện việc vây bắt và bắt giữ những người bất đồng chính kiến hiệu quả hơn trong một thành phố đang bị phong tỏa, bà Liu nhận định.
Bà cho biết thêm rằng gần đây, rất khó để đưa ra thông tin liên quan đến Tân Cương. Nếu mọi người làm như vậy, họ sẽ có nguy cơ bị bắt hoặc bỏ tù, bà Liu nói. Một người có thể đột nhiên biến mất và không ai có thể biết họ đã đi đâu.
Bà Liu khẳng định, những người bị phát hiện sở hữu phần mềm để vượt tường lửa của Trung Quốc sẽ bị phạt tù nếu bị bắt.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Trung Quốc bắt 12 nhà hoạt động dân chủ
đang trên đường trốn sang Đài Loan
Lục Du
Hôm Chủ nhật (23/8), 12 nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ trên biển khi họ đang cố gắng trốn thoát sang Đài Loan, Taiwan News đưa tin.Cảnh sát biển Trung Quốc hôm thứ Tư (26/8) thông báo trên Weibo rằng vào Chủ Nhật (23/8) họ đã bắt giữ hàng chục người vượt biên trái phép trên một chiếc tàu cao tốc ở phía đông nam Hồng Kông.
Hôm thứ Năm (27/8), Đài Á Châu Tự do (RFA) đưa tin 12 người trên chiếc tàu bị bắt mà cảnh sát biển Trung Quốc đề cập là các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, trong đó có nhà hoạt động nổi tiếng Andy Li (Lý Vũ Hiên), sáng lập viên của nhóm dân chủ “Câu chuyện Hồng Kông”.
Cách đây chưa lâu, vào ngày 10/8, Andy Li đã bị an ninh đặc khu bắt giữ với cáo buộc “câu kết” với nước ngoài vi phạm Luật An ninh Quốc gia mới mà chính quyền Trung Quốc vừa cho áp dụng đối với Hồng Kông. Những người còn lại trong số 12 người bị bắt cũng từng tham gia các cuộc biểu tình yêu cầu dân chủ cho Hồng Kông, theo RFA.
Các nhà hoạt động này hiện đang bị Cảnh sát biển Trung Quốc giam giữ và điều tra. Theo Luật Hình sự của Trung Quốc, các công tố viên có thể cáo buộc họ tội danh di cư bất hợp pháp, và nếu bị kết án, họ có thể phải đối mặt với một năm tù trước khi bị trục xuất trở về Hồng Kông.
Trung Cộng vẽ đường lưỡi bò mới có 23 đoạn
chiếm gần hết biển Đông Việt Nam
Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 26 tháng 8 năm 2020 loan tin, nhà chức trách Úc vừa thu hồi một loạt sách dạy tiếng Trung ở nước này có bản đồ in “đường lưỡi bò” lên tới 23 đoạn, ăn sát vào đất liền Việt Nam chứ không phải là 9 đoạn như lâu nay.
Những cuốn sách này do nhà xuất bản Cengage Learning Aisa xuất bản, và đang được sử dụng ít nhất tại 11 trường ở bang Victoria của Úc. Phía Cengage giải thích đây là sai sót. Giáo sư Rory Medcalf, người đứng đầu trường cao đẳng An ninh quốc gia thuộc đại học Quốc gia Úc nói rằng, tấm bản đồ này xuất hiện trong sách giáo khoa Úc đã đi ngược lại luật pháp quốc tế và trái với quan điểm của chính phủ Úc về đường lưỡi bò phi pháp.
Trong một diễn biến khác cũng được báo Tuổi trẻ loan tin, tại hội thảo “Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam” do trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh tổ chức ở Hà Nội vào sáng 25 tháng 8, đã xuất hiện các tài liệu in bản đồ Việt Nam nhưng không có 2 quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa. Các tài liệu vi phạm chủ quyền quốc gia này đã được trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh phát cho những đại biểu tham dự. Giải thích cho sự việc trên, bà Nguỵ Thị Khanh, giám đốc trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh nói rằng, đây là sai sót ở những tập tài liệu truyền thông, nguyên nhân là do trung tâm đã sử dụng bản đồ “cũ”.
Sự giải thích của bà Khanh càng làm cho dư luận nghĩ rằng bà Khanh cũng như trung tâm này có những mờ ám. Vì hai quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa đã nằm trong lãnh thổ và bản đồ của Việt Nam từ rất lâu, nên nếu là bản đồ cũ thì càng phải có 2 quần đảo này.
An Nhiên
Lũ lụt tại Trung Quốc tàn phá nặng nề
các ngành công nghiệp đất hiếm và phân bón
Lũ lụt hoành hành ở lưu vực sông Trường Giang, làm tê liệt hoạt động của nhiều nhà máy sản xuất. Việc này gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã đang gánh chịu dịch bệnh virus Trung Cộng (virus corona).
Một loạt các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm đất hiếm, phân bón và ngành sản xuất đa tinh thể Polysilicon (nguyên liệu sử dụng cho ngành công nghiệp điện tử và điện quang mặt trời), v.v.
Mặc dù chính quyền ĐCSTQ không tiết lộ tổng số thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra kể từ tháng 6, nhưng số liệu tiết lộ bởi nhiều công ty sản xuất bị ngập lụt, và phải ngừng hoạt động đã đủ để phản ánh mức độ thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do lũ lụt gây ra.
Theo báo cáo của “Thời báo bình luận Á Châu” (Nikkei Asian Review) ngày 24/8, công ty “Thịnh Hoà Tư Nguyên” (Shenghe Resources), Tứ Xuyên, là một trong số ít các công ty sản xuất đất hiếm tại Trung Quốc. Hôm 19/8, công ty này cho biết lũ lụt đã làm hư hỏng tài sản cố định, bao gồm thiết bị và hàng tồn kho trong hai nhà máy.
Một trong những nhà máy bị hư hỏng đã sản xuất 28,227 tấn sản phẩm đất hiếm loại nước muối trong năm 2019, nó chiếm khoảng 8% doanh thu của “Shenghe Resources”. Vật liệu này là một trong 17 yếu tố hết sức quan trọng để sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác. Giá cổ phiếu của công ty này đã giảm xuống còn 7,90 Nhân dân tệ vào hôm 24/8, và đã giảm 11% so với tuần trước.
Theo ước tính ban đầu của công ty niêm yết ở sàn chứng khoán Thượng Hải này, thiệt hại do lũ lụt gây ra sẽ từ 3,9 tỷ đến 5,2 tỷ Nhân dân tệ (56 triệu USD đến 75 triệu USD), hiện vẫn chưa rõ con số chính xác. Do mưa lũ nên nhân viên công ty không thể vào nhà máy để đánh giá thiệt hại thực tế.
Theo số liệu từ chính phủ Trung Quốc, năm ngoái Trung Quốc đã sản xuất 132 nghìn tấn quặng đất hiếm, chiếm gần 2/3 sản lượng toàn cầu.
“Công ty TNHH cổ phần Công nghệ sinh học Hòa Bang Tứ Xuyên” sản xuất phân bón đã thông báo vào hôm 20/8, các nhà máy của công ty đã bị ngập lụt. Tổn thất sản xuất và hàng trong kho bị thiệt hại ước tính khoảng 350 triệu Nhân dân tệ. Các nhà phân tích tại công ty môi giới chứng khoán Everbright Securities cho biết, công ty “Hòa Bang Tứ Xuyên” và tập đoàn Phúc Hoa chiếm 24% sản lượng quặng Phosphorite tại Trung Quốc. Không biết lúc nào hoạt động sản xuất có thể hồi phục. Phosphorite là một khoáng chất được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón và thức ăn gia súc.
Nhà máy polysilicon tại Tứ Xuyên của công ty Vĩnh Tường, một công ty con của tập đoàn sản xuất năng lượng mặt trời Thông Uy Trung Quốc, cũng vì lũ lụt mà phải ngừng sản xuất. Tập đoàn cổ phần Thông Uy là công ty đứng thứ ba trên thế giới về sản xuất silicon, tất cả các thiết bị sản xuất polysilicon của công ty con Vĩnh Tường Tứ Xuyên đã ngừng hoạt động.
Tổng năng xuất polysilicon hàng năm của Công ty năng lượng mặt trời Thông Uy lên tới 80 nghìn tấn, chiếm 1/5 tổng công suất của Trung Quốc. Tạp chí về tài chính và nguồn năng lượng Bloomberg cho biết, nhà máy ở Tứ Xuyên của Thông Uy có thể sản xuất 20 nghìn tấn polysilicon hàng năm, chiếm 4% tổng sản lượng toàn cầu vào năm 2019.
Nạn lũ lụt này cũng ảnh hưởng đến công ty “TNHH Cổ phần Tứ Xuyên Chấn Tĩnh” chuyên sản xuất đồ da. Nhà máy rộng khoảng 157 nghìn mét vuông của nó đã bị ngập. Công ty này chuyên cung cấp hàng cho ngành ô tô và đóng giày đã cho biết, cần tốn ít nhất ba tháng mới có thể hoạt động trở lại.
Trận lũ hiếm gặp tại lưu vực sông Trường Giang ngày càng đáng lo ngại. Vào lúc 8h sáng ngày 20/8, Đập Tam Hiệp, xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất kể từ khi được xây, lưu lượng dòng chảy vào lên đến 75 nghìn m3/s, khi đó cơ quan chức năng đã cho mở 11 cửa xả nước lũ.
Người dân tại khu vực hạ du sông hàng ngày sống trong lo lắng. Các cơ quan chức năng đã cảnh báo vào hôm 22/8 rằng mực nước dọc theo các dòng nước chính vẫn đang rất cao, hơn nữa sẽ còn có nhiều trận mưa.
Theo báo cáo, lũ lụt năm nay đã ảnh hưởng đến hơn 63 triệu người, ít nhất có khoảng 4 triệu người đã được sơ tán.
Phóng viên: Trương Đình Tống
Biên dịch: Cửu Ngọc
Sông Hoàng Hà bất ngờ đón cơn lũ số 6,
lũ cuốn trôi xe cộ tại Cam Túc
Theo truyền thông Trung Quốc, do ảnh hưởng của lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Hoàng Hà, mực nước tại các trạm thủy văn chính ở Cam Túc, Sơn Tây và Thiểm Tây đã liên tục tăng cao. Ngày 25/8, xuất hiện trận lũ số 6 khiến lưu lượng tại trạm thủy văn Đồng Quan trên sông Hoàng Hà đạt tới 5.230 m3/s.
Báo cáo cho hay: 34 con sông gồm sông Lan Châu và Thạch Chủy Sơn trên thượng nguồn sông Hoàng Hà, sông Đồng Quan ở vùng trung lưu, Ngải Sơn ở hạ lưu, sông Thao ở Cam Túc và Sào Hồ ở An Huy… đã vượt mực nước cảnh báo.
Một đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy, vào ngày 23/8, do có mưa lớn nên lũ lụt lại xuất hiện tại huyện Khang, Tp. Lũng Nam, tỉnh Cam Túc. Nước sông tràn qua đê và chảy thẳng vào thành phố. Đường phố ngay lập tức biến thành sông, các vật phẩm, vật dụng trong nhà và ô tô trên đường phố bị lũ cuốn trôi. Mưa lớn kéo dài cũng gây ra các thảm họa địa chất như sạt lở đất và dòng đá bùn.
An Bình tổng hợp
Bão Bavi tấn công Sơn Đông,
nhiều nơi biến thành hồ nước mênh mông
Bình luậnMinh Thanh
Bị ảnh hưởng bởi bão Bavi, toàn bộ bán đảo Sơn Đông đã hứng chịu trận mưa lớn vào hôm 26/8. Nhiều thành phố ở tỉnh Sơn Đông đã đưa ra cảnh báo màu đỏ về mưa bão. Trong số đó, thành phố Thanh Đảo bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đường phố giống như một vùng biển mênh mông, nhiều ô tô trôi nổi trên đường phố. Ngoài ra, cơn bão Bavi dự kiến sẽ đổ bộ vào tỉnh Liêu Ninh vào ngày 27/8 và sẽ trở thành cơn bão mạnh nhất ở vùng Đông Bắc kể từ năm 1949.
Theo truyền thông Trung Quốc, do ảnh hưởng của cơn bão Bavi, tại bán đảo Sơn Đông và những nơi khác sẽ có mưa to đến rất to; Thanh Đảo, Chiêu Viễn, Lai Tây, Yên Đài và một số nơi đã phát tín hiệu cảnh báo màu đỏ đối với mưa bão. Hầu hết các danh lam thắng cảnh tạm thời đóng cửa, trường học tạm nghỉ, giao thông đường bộ gần như tê liệt, nhiều chuyến tàu bị hoãn hoặc tạm dừng.
Đoạn video do cư dân mạng đăng tải cho thấy toàn bộ Thanh Đảo đã trở thành một đại dương bao la.
Cư dân quận Nguyên Trang ở Thanh Đảo phải phá tường để xả nước.
Thậm chí, sân bay Thanh Đảo cũng thành nơi “ngắm biển”, nước tích tụ khoảng 20 cm.
Thanh Đảo bị ngập lụt. Một cư dân mạng Trung Quốc đã làm một video, đổ lỗi cho “cái cống do người Đức xây cách đây hơn 100 năm”, và đã bị các cư dân mạng phản đối.
Tính đến 11h sáng ngày 26/8, Sơn Đông đã ban hành 44 cảnh báo gió bão và 25 cảnh báo mưa.
Ngoài ra, theo Đài quan sát khí tượng Trung Quốc, bão Bavi dự kiến sẽ đổ bộ dọc bờ biển từ phía đông tỉnh Liêu Ninh đến phía tây Bắc Triều Tiên vào sáng ngày 27/8, với sức gió tối đa mạnh cấp 14.
Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết, nếu bão Bavi đổ bộ vào Liêu Ninh, nó sẽ trở thành cơn bão mạnh nhất xuất hiện tại tỉnh này kể từ năm 1949. Đồng thời, nó cũng phá kỷ lục chưa có cơn bão nào đổ bộ vào Đông Bắc Trung Quốc trong 15 năm kể từ năm 2005.
Cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Liêu Ninh trước đây là cơn bão số 10 Helen vào năm 1964. Khi đó, sức gió tối đa tại tâm bão là cấp 9.
Minh Thanh
Theo NTDTV
Trung Quốc kêu gọi hàn gắn quan hệ với Úc
Phó trưởng phái bộ Trung Quốc tại Úc, ông Vương Tây Ninh hôm 26/8, đã chỉ trích Úc can thiệp vào nội bộ nước này, mô phỏng có một bóng đen phủ lên quan hệ hai nước.
Ông gọi việc Úc đòi điều tra nguồn gốc Covid-19 là làm “tổn thương người dân Trung Quốc”. Đồng thời kêu gọi hàn gắn quan hệ hai bên: “Chúng ta không nên để trái tim lạnh lùng và đầu óc đen tối phủ bóng lên quan hệ đối tác của mình”.
Ông Vương cho biết ông hy vọng Úc sẽ “cung cấp một môi trường công bằng cho các nhà đầu tư Trung Quốc”, thêm rằng không dễ gì để duy trì mối quan hệ đối tác với Úc theo cách tốt đẹp. Bài phát biểu của ông Wang về tổng thể đều mang luận điệu chỉ trích Úc nhưng cuối cùng vẫn thể hiện rõ ý “kêu gọi hai bên hàn gắn quan hệ”.
Đây có thể coi là một trong những động thái mà Bắc Kinh đang thực hiện nhằm xoa dịu tình hình và lôi kéo sự ủng hộ hậu thuẫn của các ‘đối tác” khác. Vài ngày trước, Trung Quốc đã hứa hẹn hỗ trợ cho các nước ASEAN trong hội nghị Mê Kông Lan – Thương. Cùng lúc, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng có chuyến thăm châu Âu, nhằm kêu gọi chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy hợp tác, chống chủ nghĩa đơn phương và chiến tranh lạnh. Trước đó nữa thì Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nói rằng Bắc Kinh không muốn căng thẳng với Mỹ tiếp tục leo thang hơn nữa.
Bảo Trân
Trung Quốc dùng HSBC tại Hong Kong
để ‘bắt nạt’ Anh Quốc
Bình luậnDu Miên
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng “chiến thuật bắt nạt cưỡng bức” với Anh Quốc, trích dẫn hành vi được báo cáo của ngân hàng HSBC đối với các chủ tài khoản người Hong Kong.
Trong một tuyên bố ngày 26/8, ông Pompeo cho biết, ngân hàng HSBC Vương quốc Anh được cho là từ chối các giám đốc điều hành có trụ sở tại Hong Kong của nhà xuất bản ủng hộ dân chủ Next Media, khi không cấp quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng cá nhân và thẻ tín dụng của họ.
Ngoại trưởng Pompeo nói, việc cản trở quyền truy cập vào tài khoản HSBC chỉ là một ví dụ về việc Trung Quốc bắt nạt “những người bạn ở Vương quốc Anh” của Hoa Kỳ.
Ông cũng chỉ trích việc HSBC duy trì tài khoản ngân hàng của những người đã bị “trừng phạt” vì hủy hoại quyền tự do của người Hong Kong, đồng thời đóng tài khoản của những người ủng hộ dân chủ tự do.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã trích dẫn một trường hợp trước đó, khi HSBC đứng về phía Bắc Kinh trong việc đàn áp quyền tự do cho công dân Hong Kong.
“Chỉ vài tháng trước, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của HSBC đã ký một bản kiến nghị ủng hộ quyết định của Bắc Kinh trong việc hủy hoại quyền tự chủ của Hong Kong và các quyền tự do của người dân”, ông Pompeo nói.
“Các quốc gia tự do phải đảm bảo rằng các lợi ích doanh nghiệp không bị ĐCSTQ hạ bệ để hỗ trợ cho sự đàn áp chính trị của nó”, ông nói thêm.
Trong những tháng gần đây, HSBC đã phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn ở cả 2 bờ Đại Tây Dương, khi họ cố gắng cân bằng nhu cầu duy trì quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc, với việc xoa dịu các nhà lập pháp ở Hoa Kỳ và Anh đang phản đối việc Bắc Kinh xử lý phong trào dân chủ ở Hong Kong .
Tiền thưởng ngân hàng HSBC
Tháng trước, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã khiển trách HSBC và các ngân hàng khác vì đã ủng hộ luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc, nói rằng quyền của người dân Hong Kong không nên bị hy sinh vì tiền thưởng của các chủ ngân hàng.
Các chính trị gia cấp cao của Anh và Hoa Kỳ đã chỉ trích HSBC và Standard Chartered vào tháng Sáu, sau khi các ngân hàng này bày tỏ ủng hộ luật an ninh quốc gia của Trung Quốc tại Hong Kong.
Washington đã chỉ trích cuộc đàn áp của Bắc Kinh chống lại phe đối lập ủng hộ dân chủ ở đặc khu này, sau khi luật an ninh quốc gia mới áp đặt lên Hong Kong vào ngày 30/6 đã bị các quốc gia phương Tây đồng loạt lên án.
Ông trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng và là giám đốc điều hành hàng đầu của Next Digital, đã bị bắt hôm 10/8 theo luật an ninh mới. Sự kiện này làm dấy lên lo ngại về truyền thông và các quyền tự do khác được hứa hẹn cho Hong Kong khi Anh trao trả thành phố lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
YUEN / AFP qua Getty Images)
Ông Pompeo khẳng định, Hoa Kỳ sẽ giúp Anh chống lại các chiến thuật đàn áp của Trung Quốc.
Ông nói: “Chúng tôi sẵn sàng giúp chính phủ Anh và các công ty của họ chống lại sự bắt nạt của ĐCSTQ và bảo vệ tự do”.
Người phát ngôn của HSBC đã từ chối bình luận với The Epoch Times, và Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung của Anh chưa trả lời yêu cầu bình luận vào thời điểm đăng tin bài này.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Trung Quốc phô trương sức mạnh hải quân
để gây sức ép với Mỹ
Thanh Hà
Mỹ và Trung Quốc liệu có đang tiến gần đến kịch bản đọ sức về quân sự ? Lần đầu tiên, gần như cùng lúc, Bắc Kinh phô trương thanh thế của lực lượng hải quân dồn dập tập trận trên bốn mặt trận, Biển Đông, Hoàng Hải, Bột Hải và eo biển Đài Loan.
Theo giới phân tích đây là thông điệp rõ ràng thể hiện bất bình của Trung Quốc với Hoa Kỳ và nhất thái độ ngày càng thân thiện giữa Washington với chính quyền Đài Bắc.
Trong bài viết trên báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 25/08/2020, nhà nghiên cứu Richard Javad Heydarian, người thường xuyên cộng tác với các trung tâm nghiên cứu như CSIS hay CFR của Mỹ nhắc lại, tháng trước Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc tập trận vào lúc hải quân Hoa Kỳ cùng với Ấn Độ, Úc cũng có những hoạt động tương tự trong vùng Biển Philippines.
Đầu tháng 8/2020, đúng vào lúc bộ trưởng Y Tế Mỹ, Alex Azar đến Đài Bắc và được chính tổng thống Thái Anh Văn tiếp đón, cũng là lúc Trung Quốc huy động nhiều phương tiện quân sự cho một cuộc tập trận ngay tại eo biển Đài Loan.
Tình hình căng thêm một nấc khi quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Hải đồng thời mở một cuộc tập trận có thể kéo dài cho tới cuối tháng 9/2020 trong vịnh Bột Hải.
Còn đối với vùng biển được coi là nhậy cảm nhất hiện tại là Biển Đông, các hoạt động dồn dập được ghi nhật tại phía đông nam đảo Hải Nam và ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông … Theo tác giả bài viết, tổng cộng có đến 6 cuộc diễn tập do Trung Quốc tiến hành tại các vùng biển có tranh chấp.
Nếu như giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây là các hoạt động “bình thường” không nhằm khiêu khích các nước láng giềng lân cận, thì ngược lại trong mắt các nhà phân tích quốc tế các động thái vừa nêu không hơn không kém nhằm phô trương trương sức mạnh của hải quân Trung Quốc cả về phương tiện lẫn nhân sự.
Về mặt chiến lược, Bắc Kinh có ít nhất ba lý do để diễu võ dương oai : Thứ nhất là hù dọa Đài Bắc và thuyết phục Mỹ giữ khoảng cách với Đài Loan mà Trung Quốc luôn xem là một phần lãnh thổ không thể tách rời. Thứ hai là mạnh mẽ tỏ thái độ bất bình trước sự hiện diện ngày lớn của quân đội Mỹ trong khu vực mà Bắc Kinh luôn coi là sân sau của mình. Lý do thứ ba khiến Trung Quốc gia tăng các cuộc tập trận tại các vùng biển có tranh chấp chủ quyền, nhằm gia tăng sức ép với các đồng minh của Mỹ, chẳng hạn như với Philippines.
Tuần trước Manila gửi công hàm phản đối Trung Quốc “vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Philippines” qua việc uy hiếp ngư dân Philippines đang hoạt động tại bãi cạn Scarborough. Richard Javad Heydarian cho rằng, hành động Trung Quốc ngày càng quá đáng đến nỗi, đặt tổng thống Philippines, vốn có lập trường hòa hoãn với Bắc Kinh trong thế khó xử. Nhiều thành viên trong chính quyền Manila công khai đưa ra quan điểm trái ngược lại với lập trường của tổng thống Rodrigo Duterte.
Vào lúc nguyên thủ Philippines chủ trương cấm hải quân nước này tham gia tập trận chung với Mỹ thì bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzana mạnh mẽ lên án Bắc Kinh ỷ mạnh bắt chẹt các nước làng giềng nhỏ.
Chỉ huy hải quân nước này chuẩn đô đốc Giovanni Carlo Bacordo cho rằng Bắc Kinh cố tình khiêu khích Philippines với dụng ý đẩy Manila vào thế chẳng đặng đừng phải “rút súng ra trước” mà trên thế cờ trong khu vực hiện nay, vẫn theo viên tướng này, “kẻ bắn trước là kẻ thua”.
Biển Đông : Philippines sẽ cầu viện Mỹ
nếu bị Trung Quốc tấn công
Thu Hằng
Manila sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của Mỹ nếu Trung Quốc tấn công hải quân Philippines ở Biển Đông. Lần đầu tiên, dưới thời tổng thống Duterte, Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines được nhắc đến trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng sức ép ở Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Philippines ABS-CBN ngày 26/08/2020, ngoại trưởng Teodoro Locsin khẳng định quân đội Philippines vẫn tiếp tục tuần tra trên không ở quần đảo Trường Sa, thách thức lời đe dọa đáp trả của Bắc Kinh đối với « những hành động bất hợp pháp » trong vùng biển mà Trung Quốc đơn phương đòi gần như toàn bộ chủ quyền.
Một mặt, ông Teodoro Locsin bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh khi khẳng định rằng « họ (Trung Quốc) đã thua trong phán quyết » của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016. Mặt khác, ông nói : « Nếu xảy ra chuyện gì vượt quy mô xâm nhập, hoặc kiểu một cuộc tấn công nhắm vào một tầu của hải quân Philippines, tôi sẽ gọi điện cho Washington DC ».
Tuy nhiên, ngoại trưởng Philippines tránh đi sâu vào chi tiết, cũng như những điểm được đề cập trong cuộc hội đàm hồi tháng Tám với đồng nhiệm Mỹ sau khi Washington bác mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo nhà nghiên cứu Aaron Jed Rabena, thuộc tổ chức cố vấn đối ngoại Asia Pacific Pathways to Progress (APPFI) của Philippines, được báo mạng South China Morning Post trích dẫn, Bắc Kinh « có thể coi đây là một dấu hiệu của sự liên kết chiến lược tiếp tục giữa Manila và Washington ».
Trước đó, ngày 23/08, bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana tái khẳng định chính Trung Quốc « mới là bên gây hấn khi chiếm đóng trái phép một số khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Vì thế, họ không có quyền nói là họ áp dụng luật pháp ».
Chính quyền Indonesia
bị chỉ trích xử lý kém cỏi khủng hoảng y tế
Thanh Hà
Trong ngày 26/08/2020, Indonesia đã ghi nhận thêm hơn 2.300 ca dương tính với virus corona và thêm 86 bệnh nhân Covid-19 qua đời. Đại dịch lan rộng đến toàn bộ 34 tỉnh thành. Indonesia là quốc gia bị thiệt hại nghiêm trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bị chỉ trích mạnh mẽ trong chính sách đối phó với dịch bệnh, Jakarta chọn giải pháp kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và các trang mạng internet.
Thông tín viên của RFI tại khu vực Đông Nam Á, Gabrielle Maréchaux cho biết thêm :
“Màn hình đen với hàng chữ “Ngừng phao tin thất thiệt và nói dối người dân” trên nền nhạc những bài ca cổ vũ lòng yêu nước. Đó là những gì độc giả đã trông thấy khi truy cập vào trang mạng báo Tempo hôm Thứ Sáu tuần trước.
Kể từ khi một nhà dịch tễ học thống kê được có tới 1 triệu ca nhiễm virus corona, tức là cao gấp sáu lần so với con số chính thức, tài khoản mạng xã hội Twitter của ông đã bị tấn công. Ba cơ quan truyền thông khác cũng đã bị tin tặc thâm nhập. Cho đến giờ vẫn chưa biết ai là thủ phạm, nhưng các mục tiêu bị tấn công này đều có một điểm chung: đó hoài nghi bị quan về cách xử lý dịch Covid-19 của chính quyền Indonesia.
Từ đầu mùa dịch đến nay, chính phủ đã hứng chịu nhiều chỉ trích. Tháng 3/2020 tổng thống Indonesia đã cho biết ông cố tình không cho công bố một số thông tin nhằm tránh gây hoảng loạn trong dân chúng. Kế tới chính phủ liên tiếp đề xuất những liều thuốc trị liệu khó tin. Chẳng hạn như khuyến cáo mọi người nên cầu nguyện, đeo vòng cổ làm từ cây bạch đàn, hay uống nước sinh tố măng cụt.
Hiện tại Indonesia là một trong những quốc gia có số người được xét nghiệm Covid-19 thấp nhất, chỉ bằng 1/4 so với Ấn Độ hay thấp hơn đến 30 lần so với Hoa Kỳ. Indonesia dường như chưa sẵn sàng khép lại đợt dịch thứ nhất đã kéo dài này”.
Châu Á vẫn lao đao vì dịch
Việt Nam hôm nay ghi nhận đã có tổng cộng 30 bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng và 1.034 ca nhiễm virus corona. Tại Miến Điện, chính quyền ban hành lệnh phong tỏa toàn bộ bang Rakhin phía tây bắc. Trong khi đó Hàn Quốc báo động số ca nhiễm “tăng cao nhất kể từ tháng 3/2020″ với 441 bệnh nhân. Quốc Hội nước này tạm đóng cửa ngưng hoạt động trong ngày 27/08/2020 sau khi phát hiện ít nhất một ca dương tính với virus corona. Một nhóm đại biểu Quốc Hội tự cách ly.
Nhận xét
Đăng nhận xét