Tin khắp nơi – 29/08/2020

Tin khắp nơi – 29/08/2020

Tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng mạnh,

cử tri ‘bang chiến trường’ California ủng hộ

Phụng Minh
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói chuyện với các phóng viên trên Không lực Một khi ông từ New Hampshire trở về Washington, Hoa Kỳ ngày 28/8 (ảnh: Reuters).
Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Trump đã tăng lên mức kỷ lục 52%.
Một số lượng lớn người Mỹ gốc Phi và đảng viên Đảng Dân chủ đã quay sang ủng hộ Trump, và xếp hạng chấp thuận của sáu bang chủ chốt cũng tăng lên, theo Epoch Times.
Cử tri độc lập ủng hộ
Theo thống kê của chương trình truyền hình trực tiếp C-SPAN, lượt theo dõi Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa đêm đầu tiên là khoảng 440.000 người, gấp 6 lần lượt theo dõi đêm đầu của Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ (DNC) với 76.000.
Trong tuần qua, đông đảo cử tri gốc Hoa ở Nam Canada cũng bày tỏ quan điểm của mình trên mạng xã hội, trong đó thường xuyên đăng tải các bài viết “Chúa phù hộ nước Mỹ, ủng hộ Trump tái đắc cử”.
Cử tri độc lập của California, ông Lưu cho rằng mình thường có quan điểm tương đối trung lập về chính trị và ông ấy thẳng thắn thừa nhận, nhận thức về hội nghị hai bên là khác nhau. Ông cảm thấy rất khó chịu khi xem Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ.
Ông nói: “Tôi đã thật vất vả cuối cùng cũng xem xong hội nghị của Đảng Dân chủ đầy căm thù và u ám này. Nhiều người bày tỏ cảm xúc tại hội nghị. Họ ủng hộ bạo lực và căm ghét đối thủ. Điều quan trọng nhất là họ đã hạ thấp truyền thống và thành tựu của Mỹ, bỡn cợt nó không đáng một đồng”.
Tuy nhiên, sau khi xem Đại hội Đảng Cộng hòa, ông Lưu cảm thấy: “Tôi phải thừa nhận rằng Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa đã thể hiện phong cách mà Hoa Kỳ nên có. Mọi thứ đều rất tích cực. Trái tim của tất cả các nhóm sắc tộc đều liên kết và họ thực sự yêu mến Hoa Kỳ, họ tôn trọng lẫn nhau, có niềm tin và cũng đang duy trì Hiến pháp Hoa Kỳ, hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tốt đẹp hơn. Như Phó Tổng thống Pence đã nói, cuộc bầu cử này không còn là một cuộc tranh chấp lưỡng đảng, mà là liệu Hoa Kỳ có thể duy trì nền dân chủ Mỹ hay không“.
Một cử tri người Hoa khác, bà Lư, cho rằng ngày tổng tuyển cử đang đến gần và xuất phát điểm của chính sách hai đảng ngày càng rõ ràng, một là con đường dẫn tới nền dân chủ Mỹ mà Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa muốn duy trì, hai là con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng Dân chủ muốn đi. Bà tin rằng, như ông Trump đã nói, cuộc bầu cử tổng thống năm nay là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bà cũng tin rằng những cử tri Mỹ có tư duy độc lập sẽ có những lựa chọn sáng suốt.
ĐCSTQ là một chủ đề lớn trong lần tranh cử này của Hoa Kỳ
Trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay, quan hệ Mỹ – Trung cũng trở thành tâm điểm chú ý của thế giới bên ngoài. Vào một ngày trước đại hội của Đảng Cộng hòa, chiến dịch tái tranh cử của ông Trump đã ban hành mười chương trình nghị sự chính sách lớn cho nhiệm kỳ thứ hai của ông là “chiến đấu vì bạn”, bao gồm một chương riêng về chính sách đối với Trung Quốc.
Khi chấp nhận đề cử của Đảng Cộng hòa, Trump nói rằng ông sẽ không bao giờ quên việc ĐCSTQ đã che giấu tác hại của dịch bệnh gây ra cho Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã nhiều lần nhấn mạnh trong các bài phát biểu trước công chúng rằng Tổng thống Trump sẽ yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh, trục xuất các gián điệp ngoại giao và chấm dứt các thỏa thuận thương mại không công bằng để chống lại các mối đe dọa của ĐCSTQ.
Tuy nhiên, ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden và ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris chỉ đề cập đến Trung Quốc một lần trong bài phát biểu của họ, càng không đề cập đến việc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về việc che giấu dịch bệnh.
Lam Thuật, một nhà bình luận các vấn đề thời sự và chuyên gia về Trung Quốc sống ở California, nói rằng quan hệ Mỹ-Trung và các chính sách đối với ĐCSTQ là chủ đề không thể không có trong cuộc bầu cử lần này. “Mục tiêu của Trump khi nhậm chức là làm cho Hoa Kỳ hùng mạnh trở lại, nhưng sự tồn tại của ĐCSTQ lại trở thành trở ngại lớn nhất đối với sức mạnh của Hoa Kỳ. Chẳng hạn như thương mại không công bằng, đánh cắp thông tin tình báp của Mỹ, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, che giấu dịch bệnh,… Bạn phải biết rằng trước khi có dịch bệnh, chắc chắn nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở thời kỳ tốt nhất trong vòng 50 năm”.
ĐCSTQ thâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội ở Hoa Kỳ thông qua nhiều phương tiện khác nhau, xuất khẩu tư tưởng ý thức hệ của mình, đàn áp dân chủ và tự do, và đã bị chính quyefn Trump trừng phạt.
Lam Thuật nói: “Tất cả các biện pháp trừng phạt mà nhóm Trump áp đặt lên ĐCSTQ chỉ nhằm chống lại chế độ độc tài của ĐCSTQ. Các biện pháp trừng phạt như vậy không phải là ngắn hạn, càng không phải chỉ là khẩu hiệu tranh cử, mà đại diện cho sự nhận thức ra bản chất của ĐCSTQ từng bước một của toàn bộ giới học thuật và chính trị Hoa Kỳ. Để khắc phục bản chất bất hảo của ĐCSTQ, Trump đang điều chỉnh chính sách sai lầm của Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ đã kéo dài trong 30 năm qua“.
Ông tin rằng nếu Hoa Kỳ muốn vĩ đại trở lại thì phải đối phó với ĐCSTQ, nếu không ĐCSTQ sẽ tiếp tục đe dọa Hoa Kỳ. “ĐCSTQ vẫn còn ảo tưởng về cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Họ tưởng tượng rằng Biden sẽ có thể lên nắm quyền để xoa dịu quan hệ Mỹ-Trung và sẽ cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Một khi Biden lên nắm quyền, mọi chuyện có thể thực sự phát triển theo hướng mà ĐCSTQ mong đợi”.
Từ những hành động trong quá khứ của Biden với tư cách là thượng nghị sĩ và phó tổng thống, cũng như lịch sử bỏ phiếu tại Quốc hội, chuyên gia Lam Thục nói: “Có thể thấy rằng ông ấy vẫn chưa nhận ra bản chất của ĐCSTQ là một chế độ độc tài phản nhân đạo. Đây cũng là vấn đề lớn nhất mà nhóm vận động tranh cử năm nay phải đối mặt”.
Theo Linda Jiang, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch

Tướng hàng đầu của Mỹ:

Quân đội sẽ không giải quyết tranh chấp bầu cử

Vị tướng hàng đầu của Mỹ nói với các nhà lập pháp rằng ông không dự kiến quân đội sẽ đóng một vai trò nào đó trong tiến trình bầu cử hoặc giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, Reuters đưa tin, dẫn ra một văn bản được công bố ngày thứ Sáu.
Phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Mark Milley phần lớn nhắc lại quan điểm phi chính trị của quân đội nhưng được đưa ra trong khi có những câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra nếu có tranh chấp kết quả bầu cử.
Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những cáo buộc nói rằng tiến trình bỏ phiếu sẽ bị gian lận và từ chối cho biết liệu ông có chấp nhận kết quả bầu cử chính thức nếu ông thua cuộc hay không.
“Trong trường hợp có tranh chấp về một số khía cạnh của cuộc bầu cử, theo luật, các tòa án Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ phải giải quyết mọi tranh chấp, không phải quân đội Hoa Kỳ,” ông Milley nói với hai nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Elissa Slotkin và Mikie Sherrill trong một văn bản trả lời các câu hỏi mà Reuters có được.
“Tôi dự kiến quân đội Hoa Kỹ sẽ không có vai trò nào trong tiến trình này … Chúng tôi sẽ không quay lưng lại với Hiến pháp Hoa Kỳ.”
Đầu tháng này, Lầu Năm Góc cho biết hiến pháp không định ra vai trò nào cho quân đội “với tư cách là trọng tài của tranh chấp chính trị hoặc bầu cử.”

Âm nhạc trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Gia Trình
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đang nóng lên từng ngày. Truyền thông là phương tiện bản lề trong chiến dịch tranh cử, trong đó, âm nhạc không thể nằm ngoài chiến lược truyền thông. Ý tưởng cốt lõi là truyền tải thông điệp chính trị qua các ca khúc và tận dụng lượng fan trung thành bỏ phiếu. Hãy cùng điểm lại các danh sách nhạc đã và đang được lựa chọn trong vòng 30 năm qua.
Nguyên tắc “Không tắm hai lần trên cùng dòng sông”
Mọi thứ đều có tính thời điểm và một bài hát được ưa thích, hâm mộ đều có lý do riêng. Vì thế, mỗi ca khúc thường chỉ sử dụng một lần duy nhất trong chiến dịch tranh cử, rất hiếm để “tua lại” trong đợt tái tranh cử. Mỗi chiến dịch đều cần những thông điệp mới mẻ, phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội diễn biến phức tạp như xứ sở Cờ Hoa.
Năm 2008, chiến dịch của tổng thống Barack Obama gắn với bản nhạc soul Signed, Sealed, Delivered I’m Yours của nam danh ca da màu Stevie Wonder. Một ca khúc vui nhộn, hào hứng với ca từ “Signed, sealed, delivered, I’m yours. Here I am, baby. You got my future in your hands.” (Hãy ký, niêm phong, và chuyển nó đi và tôi đã thuộc về bạn. Cả tương lai của tôi nằm trong tay bạn).
Hết nhiệm kỳ đầu tiên của Obama, cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn từ Mỹ năm 2008 đã lan rộng toàn cầu, gây ra suy thoái nghiêm trọng. Ca khúc vui nhộn của Stevie Wonder giờ không còn phù hợp với bối cảnh xã hội lúc này. Khi tái tranh cử năm 2012, đảng Dân Chủ của ông Obama sử dụng ca khúc sâu sắc hơn We Take Care of Our Own (Chúng ta tự chăm lo bản thân) của ngôi sao rock Bruce Springsteen. Bài hát khắc họa con người trở nên khô khan, lạnh lùng hơn và không còn sẵn lòng giúp đỡ nhau sau những năm tháng kinh tế trở nên khó khăn : “I’ve been stumblin’ on good hearts turned to stone. The road of good intentions has gone dry as a bone” (Tôi đã từng ngã vào những trái tim nhân hậu giờ đã hóa đá. Những con đường mang tên thiện chí đều khô cạn như những bộ xương khô).
Tuy nhiên, phần điệp khúc lại có phần lạc quan, tươi sáng hơn với giấc mơ Mỹ “Wherever this flag is flown/We take care of our own” (Bất cứ khi nào quốc kỳ tiếp tục tung bay, Chúng ta sẽ tự chăm lo cho bản thân mình). Thông điệp này khá phù hợp, khơi gợi với trọng tâm cải cách hệ thống y tế Obamacare do đảng ông Obama đề xuất. Phải chăng hiệu ứng lan tỏa của âm nhạc sẽ nâng tầm thông điệp tranh cử của các ứng viên?
Ngoài ra, chuyện “cũ người, mới ta” được xem khá bình thường khi hai ứng viên khác nhau có thể khai thác cùng một ca khúc, miễn là khác thời điểm. Đơn cử như ca khúc Only in America (Chỉ có ở nước Mỹ) do bộ đôi country Brooks & Dunn’s thể hiện lọt vào mắt xanh của ông George W. Bush, lúc đó trong chiến dịch năm 2000. Ca khúc này cũng được ứng cử viên Dick Cheney chọn năm 2004, và thậm chí cả chiến dịch tổng thống Barack Obama sử dụng năm 2008 (dù không phải là ca khúc chủ đạo).
Lựa chọn nào cho đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa?
Các chính trị gia Hoa Kỳ khá ưa thích các ca khúc rock với thể loại đa dạng: từ folk-rock nhẹ nhàng của Fleetwood Mac đến punk-rock, rock and roll như nhóm Rolling Stones, Neil Young. Cho dù thể loại nào thì nội dung bài hát phải hợp tông, cùng màu với thông điệp tranh cử của các chính trị gia.
Tuy nhiên, một số ứng viên có những lựa chọn khác thường. Ví dụ như ứng cử viên đảng Cộng Hòa, John McCain, người qua đời năm 2008 vì bệnh ung thư não, đã chọn ca khúc của ABBA Take a Chance on Me năm 2008. Ông tự nhận mình là fan ruột của nhóm ABBA với ca từ vui nhộn hơn là thông điệp chính trị : “Honey, I’m still free. Take a chance on me. Gonna do my very best.” (Em yêu, Anh vẫn còn tự do, hãy trao cho anh một cơ hội, anh sẽ làm tốt nhất có thể). Ca khúc này khiến ông trở nên nhẹ cân trước các đối thủ tiềm năng với câu hỏi xoáy “Anh có gì để mất không?”
Ở một khía cạnh khác, sinh ra trong gia đình giàu có, nghị sỹ John Kerry tham gia tranh cử năm 2004 với ca khúc Fortunate Son (Chàng trai may mắn) của nhóm rock CCR thập niên 70. Đây là một ca khúc phản chiến vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, điệp khúc nhấn mạnh “It ain’t me, it ain’t me, I ain’t no millionaire’s son, no.” (Không phải là tôi, tôi không phải là con nhà triệu phú). Sự thất bại của John Kerry, đảng Dân Chủ, trước ứng cử viên nặng ký của đảng Cộng Hòa, George W. Bush, có thể lý giải phần nào từ việc lựa chọn không hợp lý với phần âm nhạc. Bài hát nhấn mạnh vào thành tích quá khứ tham gia quân ngũ của Kerry hơn là thông điệp hành động cho tương lai.
Ở góc độ thú vị khác, các chính trị gia nước Mỹ dường như đều yêu mến nghệ sỹ Tom Petty và các ca khúc của ông. Tom Petty là nhạc sỹ-ca sỹ, kiêm guitar chính của nhóm rock Tom Petty and the Heart Breakers.Ông sinh năm 1950 và qua đời năm 2017 do sử dụng thuốc kê đơn quá liều. Âm nhạc của Tom Petty có giai điệu giản dị nhưng cuốn hút, tiết tấu vừa phải, đặc biệt tính nội dung sâu sắc.
Không quá ngạc nhiên, khi ứng viên Đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton sử dụng ca khúc American girl (Cô gái Mỹ) trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Về phía đảng Cộng Hòa, George W.Bush (con) và kể cả tổng thống đương nhiệm Donald Trump cũng khá mê nhạc bản nhạc I won’t back down (Tôi sẽ không lùi bước). Âm nhạc Tom Petty vẫn tiếp tục vang lên trong chiến dịch tranh cử của Bush và Trump sau 4 năm.
Well, I know what’s right ; I got just one life ; In a world that keeps on pushin’ me around ; But I’ll stand my ground ; And I won’t back down.
Tôi hiểu rõ đúng sai ; Tôi chỉ có một cuộc đời ; Thế giới này đẩy tôi đi xa khắp nơi ; Nhưng tôi vẫn đứng vững  ; Và sẽ không bao giờ lùi bước
Ồn ào quanh chuyện bản quyền
Vấn đề bản quyền trở nên khá căng thẳng nếu chiến dịch tranh cử sử dụng ca khúc thiếu sự đồng thuận của tác giả. Đơn cử như tổng Thống đương nhiệm Donald Trump đối mặt với liên tiếp các vụ kiện tụng liên quan tới bản quyền âm nhạc. Ông từng thành công trong chiến dịch tranh cử năm 2016 sử dụng ca khúc rock sôi động của Neil Young Rocking in the free world (Rung chuyển thế giới tự do).
Mới đây, Neil Young đã chính thức kiện Trump vì sử dụng bài hát trái phép, đòi bồi thường với số tiền 150.000 đô la Mỹ. Chi tiết khá thú vị là Neil Young phớt lờ việc kiện tụng trong quá trình đổi quốc tịch từ Canada sang Mỹ trong suốt 5 năm. Sau chiến dịch của ông Trump tại Tulsa, Oklahoma và núi Rushmore, Young, giờ đây trở thành công dân Mỹ, mới chính thức khởi kiện.
Không chỉ riêng Neil Young, nhóm rock lừng lẫy The Rolling Stones lên tiếng cáo buộc ông Trump sử dụng âm nhạc họ khi chưa được sự chấp thuận. Chiến dịch của ông Trump đã sử dụng bản hit lừng lẫy You Can’t Always Get What You Want (Bạn không dễ dàng có những thứ bạn muốn) tại Oklahoma và trước đó, trong đợt tranh cử năm 2016. Nhóm nhạc này không ủng hộ Trump. Kể cả gia đình nghệ sỹ Tom Petty cho rằng ca khúc của Petty không phù hợp với màu sắc chính trị của Trump.
Cuộc đua gay cấn giữa hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn chưa có hồi kết giữa hai ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump. Bên cạnh đó, cuộc đua về âm nhạc cũng tỏ ra không hề thua kém với nhiều bài học nhãn tiền về lựa chọn không phù hợp. Để giải bài toán khó về âm nhạc, luôn cần sự kiên nhẫn và giác quan nhạy bén.
(Theo BBCVariety)

Bộ Quốc phòng Mỹ thêm 11 công ty

của quân đội Trung Quốc vào danh sách đen

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 28/8 đã công bố bổ sung danh sách 11 công ty thuộc quân đội Trung Quốc vào danh sách đen của Mỹ, đưa danh sách số công ty thuộc quân đội Trung Quốc sẽ bị Mỹ trừng phạt lên con số 31 công ty bao gồm cả 20 công ty trong một danh sách được đưa ra vào tháng 6 vừa qua.
Trong số các công ty Trung Quốc vừa được bổ sung có những cái tên đáng chú ý như Công ty Xây dựng và Giao thông Trung Quốc (CCCC) là công ty chịu trách nhiệm chính trong việc nạo vét và xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Công ty này cũng vừa bị Bộ Thương mại Mỹ đưa vào danh sách đen bao gồm 24 công ty nhà nước Trung Quốc vào tuần qua. Ngoài ra còn có Tập đoàn China Three Gorges, Sinochem Group Co Ltd, và China Spacesat.
Theo một đạo luật vào năm 1999 của Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ có thể áp đặt các trừng phạt đối với những công ty nằm trong danh sách đen, bao gồm cả việc phong toả tài sản của các công ty này.
Hôm 26/8 vừa qua, Bộ Thương Mại Mỹ đã đưa ra một danh sách gồm 24 công ty thuộc nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm trong việc nạo vét, xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, và cản trở các nước khác thực hiện việc tìm kiếm, khai thác dầu khí ở vùng biển này. Những cá nhân thuộc các công ty liên quan và gia đình của họ cũng bị hạn chế visa vào Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ hôm 13/7 đã lần đầu tiên lên tiếng về lập trường của Mỹ đối với các đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo đó, Hoa Kỳ bác bỏ hoàn toàn các yêu sách này, và khẳng định cam kết đứng cùng với các đối tác và đồng minh trong khu vực để bảo đảo khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do, mở.
Trung Quốc hồi tuần qua đã lên tiếng phản đối việc Hoa Kỳ đưa 24 công ty nhà nước Trung Quốc vào danh sách đen. Hiện Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng nào đối với danh sách 11 công ty quân đội Trung Quốc được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra.

Lãnh sự quán TQ che giấu “gián điệp”,

lệnh hành pháp của Trump đánh trúng chỗ hiểm

Một số phương tiện truyền thông ở Mỹ tiết lộ rằng, Lãnh sự quán Trung Quốc đã giúp các quân nhân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Mỹ che giấu thân phận. Bởi vậy, lệnh hành pháp của Trump cấm quân nhân ĐCSTQ nhập cảnh vào Hoa Kỳ đã gây sốc cho Trung Quốc.
Tờ “Wall Street Journal” vào ngày 25/8 đưa tin, kể từ tháng 6, FBI đã thẩm vấn khoảng 50 nghiên cứu viên người Trung Quốc tại 30 thành phố. Họ tin rằng những người này thuộc quân đội của ĐCSTQ.
Bài báo tiết lộ, việc tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm quân nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ hồi cuối tháng 5 đã khiến ĐCSTQ lo sợ. Một quan chức Mỹ nói rằng, ĐCSTQ lập tức “bắt đầu khai chiến”. Các quan chức ngoại giao Trung Quốc bắt đầu hành động một cách khác thường, và sắp xếp để các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhanh chóng rời khỏi Hoa Kỳ.
Chỉ 2 ngày sau khi lệnh hành pháp của tổng thống Trump được ban hành, các quan chức ngoại giao Trung Quốc nói với các quan chức Mỹ rằng, vì việc đi lại bị hạn chế do virus Vũ Hán, nên họ dự định thuê máy bay để đưa sinh viên Trung Quốc về nước.
Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng, về sau họ mới nhận ra các nhân viên nghiên cứu quân sự của ĐCSTQ cũng là một phần trong nhóm hành khách này.
Vào cuối tháng 7, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Châu Á – Thái Bình Dương, ông Atul Keshap đã yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, ông cũng yêu cầu ĐCSTQ rút tất cả các nhân viên nghiên cứu quân sự về nước.
Một lý do khiến Hoa Kỳ nghi ngờ ĐCSTQ là khi Nhà Trắng quyết định hạn chế thị thực đối với các nhân viên nghiên cứu quân sự của ĐCSTQ, hành vi của các quan chức ngoại giao Trung Quốc là rất bất thường.
Khi FBI bắt đầu tiếp xúc và thẩm vấn một số nhân viên nghiên cứu của Trung Quốc, các quan chức ĐCSTQ ngay lập tức đưa các nhà nghiên cứu ra khỏi Hoa Kỳ, và chỉ đạo hành động cho họ.
Các quan chức Mỹ nói, việc các quan chức ngoại giao của Trung Quốc quyết định đưa các học giả về nước là một biểu hiện không bình thường.
Theo một phần đơn khởi tố của tòa án Mỹ, khi các nhân viên nghiên cứu Trung Quốc đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, đã được yêu cầu vứt bỏ hoặc cài đặt lại tất cả các thiết bị điện tử, vì chúng có thể sẽ bị các quan chức Mỹ kiểm tra tại sân bay.
Các quan chức ngoại giao của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago cũng đã cố ý đánh lừa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã từng đến bang Indiana để đích thân thông báo cho một nghiên cứu sinh về AI, nói rằng chính phủ Mỹ có thể sẽ liên hệ với anh ta vì bối cảnh của anh ta là quân nhân ĐCSTQ.
Quan chức ngoại giao của Trung Quốc đã nói chuyện với nghiên cứu sinh này ở công viên trong 45 phút. Sau khi về, vị nghiên cứu sinh này đã hủy hết các tập tin, vứt các thiết bị điện tử đi và xóa mọi thông tin có trên WeChat trước đó.
Sau đó, các quan chức ngoại giao Trung Quốc cố lừa Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng họ chỉ đi cung cấp vật dụng để các sinh viên chăm sóc sức khỏe.
Hành vi bất thường của các quan chức ngoại giao Trung Quốc khiến phía Mỹ đặt nghi vấn. Ngày 21/7, Mỹ đã ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston trong vòng 72 giờ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng hành động này là để bảo vệ người dân Hoa Kỳ, bảo vệ an ninh quốc gia và quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 1979, phía Mỹ có động thái lớn nhằm vào Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc.
Hãng truyền thông Mỹ “Axios” dẫn lời một cựu nhân viên tình báo của Mỹ, cho rằng việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston chỉ là động thái giết gà dọa khỉ của chính quyền Trump. Lãnh sự
quán Trung Quốc tại San Francisco mới là trung tâm gián điệp của ĐCSTQ. Một trung tâm gián điệp khác là Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York.
Vào tháng 6, Đường Quyên, một học giả người Trung Quốc bị nghi ngờ gian lận thị thực với lý lịch là quân nhân ĐCSTQ, đã trốn tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco trong hơn một tháng. Đường Quyên bị bắt vào ngày 23/7, công tố viên nói, các tài liệu quân sự của ĐCSTQ cho thấy Đường Quyên đang nghiên cứu “thuốc giải độc sinh học”.
Một lý do khác khiến chính quyền Trump đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc là Hoa Kỳ tin rằng, đây là nơi Bắc Kinh định hướng những hành động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và hiện thực hóa tham vọng công nghệ và quân sự của ĐCSTQ.
Trong một ví dụ, một nhà nghiên cứu sinh vật học người Trung Quốc ở San Francisco bị buộc tội vì đã che giấu danh tính là một quân nhân của ĐCSTQ. Anh ta nói với nhân viên FBI, anh ta được chỉ đạo đi nghiên cứu chính xác cách bố trí của phòng thí nghiệm ở Mỹ, để sau đó trở về nước khôi phục lại. Đơn khởi tố cũng nói, rằng Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco có một người được chỉ định liên lạc với anh ta.
Đối với các cân nhắc về an ninh quốc gia, Hoa Kỳ yêu cầu ĐCSTQ giảm số lượng các quan chức ngoại giao và số lượng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Tổng thống Trump cũng tuyên bố lúc nào ông cũng có thể ra lệnh đóng cửa thêm các Lãnh sự quán Trung Quốc ở Hoa Kỳ.
Gia Hưng (Theo NTDTV)

Mỹ bắt giữ nhà nghiên cứu TQ

 vì nghi chuyển giao phần mềm nhạy cảm

Một công dân Trung Quốc và là nhà nghiên cứu tại một trường đại học ở California đã bị bắt và buộc tội phá hủy ổ cứng máy tính trong một cuộc điều tra của FBI về việc anh ta có thể đã chuyển giao phần mềm nhạy cảm cho Trung Quốc, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ngày thứ Sáu.
Guan Lei, 29 tuổi, ở Alhambra bang California, một nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles, bị bắt sau khi người ta nhìn thấy anh ta ném một ổ cứng bị hư hại vào một thùng rác bên ngoài căn hộ của anh ta vào tháng 7, Bộ cho biết trong một thông cáo.
“Guan đang bị điều tra về việc có thể đã chuyển giao phần mềm hoặc dữ liệu kĩ thuật nhạy cảm của Mỹ cho Đại học Khoa Kĩ Quốc phòng của Trung Quốc” và phủ nhận sai trái sự liên kết của anh ta với quân đội Trung Quốc trong đơn xin visa và trong các cuộc phỏng vấn với các đặc vụ liên bang, Bộ Tư pháp nói.
Thông cáo không cho biết cuộc điều tra bắt đầu khi nào.
Guan đã ra hầu tòa lần đầu tiên vào ngày thứ Sáu và một phiên tòa được ấn định vào ngày 17 tháng 9, thông cáo cho biết. Tội tiêu hủy chứng cứ có mức án tối đa là 20 năm tù liên bang.

Mỹ – Nhật đồng thuận

chống lại tham vọng biển của Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Sơn
Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật sẽ bao trùm các đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono hôm 29/8 cho biết ông thống nhất với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper về chính sách với các vùng biển châu Á. Theo đó, cả hai nước đều phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng các tuyến đường thủy quan trọng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Ông Kono chia sẻ quan điểm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào thời điểm Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đối đầu nhiều vấn đề từ công nghệ, nhân quyền đến các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Một vấn đề trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản là yêu sách của Bắc Kinh đối với một nhóm các đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát.
Ông Kono nói: “Chúng tôi [Mỹ và Nhật] nhất trí rằng cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng kiên quyết trước bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng ở Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông”, theo hãng tin Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã nói chuyện trực tuyến từ Guam với các phóng viên sau cuộc gặp gỡ với ông Esper.
Ông Kono cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã xác nhận rằng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật bao trùm các đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông, được Nhật Bản gọi là đảo Senkaku và Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Về chính trường Nhật Bản, ông Kono cho biết ông sẽ suy nghĩ kỹ về việc tranh cử trong cuộc bầu cử chọn người kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe, người mới tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe.
Hoa Kỳ từ lâu đã phản đối yêu sách lãnh thổ bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và thường xuyên cử tàu chiến đi qua tuyến đường thủy chiến lược này.
Cùng ngày, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi các tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông là “lố bịch” và cho biết ông sẽ gặp Nhật Bản, Ấn Độ và Australia để tăng cường quốc phòng trong khu vực.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90% vùng biển giàu năng lượng ở Biển Đông. Vùng biển này cũng là tuyến vận chuyển đường thủy quan trọng với khoảng 3.000 tỷ đô la thương mại đi qua mỗi năm.

Hoa Kỳ muốn giảm 1 phấn 3 lượng binh sĩ tại Iraq

Tin Washington DC – Theo bản tin của tờ Wall Street Journal, Ngũ Giác Đài đang định giảm lực lượng Hoa Kỳ tại Iraq xuống còn khoảng 3,500 quân, tức giảm khoảng 1 phần 3 so với quân số 5,200 người hiện nay.
Việc rút quân này được Tổng Thống Trump gọi là bước đi nhằm đưa Hoa Kỳ rời khỏi cuộc chiến không hồi kết tại Iraq. Theo một số viên chức chính phủ, Ngũ Giác Đài sẽ rút quân dần dần khỏi Iraq trong vòng 2 đến 3 tháng tới. Lực lượng Mỹ sau đó sẽ giảm xuống tương đương với thời điểm năm 2015, khi Hoa Kỳ đang trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo.
Bộ Quốc Phòng trong thời gian qua đã tìm cách giảm hiện diện tại Trung Đông, nhằm tập trung lực chú ý vào Trung Cộng. Tuy vậy, một số chỉ huy quân đội vẫn lo lắng về việc rút quân, vì cho rằng việc giảm quân số trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến chiến lược gây áp lực tối đa lên Iran.
Ngoài ra, nhiều nhóm chiến binh Nhà Nước Hồi Giáo vẫn còn hoạt động mạnh tại Iraq và nước láng giềng Syria. Cả chính phủ Iraq và Ngũ Giác Đài đều không muốn lặp lại sai lầm năm 2011, khi việc Hoa Kỳ rút toàn bộ quân khỏi Iraq đã để lại chỗ trống tạo điều kiện cho Nhà Nước Hồi Giáo lợi dụng. Tuy nhiên, cả hai chính phủ đều đang đối mặt với nhiều áp lực chính trị trong nước, từ những người cho rằng Hoa Kỳ có lẽ đang mắc kẹt trong một cuộc chiến vô thời hạn.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ ngày càng gần, Tổng Thống Trump đang gấp gáp muốn chứng minh rằng ông đã đạt được nhiều tiến triển trong việc đưa binh sĩ Hoa Kỳ về nước, thông qua việc rút quân khỏi Iraq, Afghanistan, và Đức. (Ngô Bảo)

Gã khổng lồ đa cấp Herbalife trả 123 triệu USD

 để giải quyết vụ hối lộ Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Minh
Herbalife thừa nhận đã tham gia vào một kế hoạch kéo dài hàng thập kỷ để hối lộ các quan chức ĐCSTQ và làm giả sổ sách nhằm che giấu các khoản hối lộ đó, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết.
Ngày 28/8, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, gã khổng lồ tiếp thị đa cấp Herbalife Nutrition Ltd. đã chấp nhận trả 123 triệu USD để giải quyết các cáo buộc của liên bang về việc hối lộ các quan chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Herbalife là một công ty tiếp thị đa cấp có trụ sở tại Los Angeles chuyên bán thực phẩm chức năng, thừa nhận đã tham gia vào một kế hoạch kéo dài hàng thập kỷ để hối lộ các quan chức ĐCSTQ và làm giả sổ sách nhằm che giấu các khoản hối lộ đó, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết.
Công ty này đã ký một thỏa thuận tạm hoãn truy tố trong 3 năm, trong đó công ty thừa nhận âm mưu vi phạm quy định về sổ sách và hồ sơ theo Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) của Hoa Kỳ. Đây là một đạo luật chống hối lộ của Hoa Kỳ. Công ty này cũng đạt được một thỏa thuận với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Các công tố viên cho biết, từ năm 2007 đến năm 2016, Herbalife đã lên kế hoạch hối lộ các quan chức ĐCSTQ bằng tiền mặt, các cuộc giải trí, ăn uống và chuyến đi để có được giấy phép bán hàng trực tiếp cho công ty con ở Trung Quốc, giảm bớt sự giám sát của chính phủ Trung Quốc và loại bỏ các bài đưa tin tiêu cực về Herbalife trên các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc. Trong thời gian đó, Herbalife đã có được giấy phép bán hàng trực tiếp tại 28 tỉnh của Trung Quốc, theo các tài liệu của tòa án.
Các công tố viên cho biết, vào năm 2016, hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của Herbalife chiếm khoảng 20% ​​- tương đương 860 triệu USD – trong tổng doanh thu thuần hàng năm của công ty này.
“Herbalife đã phê duyệt các khoản hối lộ có hệ thống và quy mô lớn cho các quan chức ĐCSTQ trong thời gian 10 năm để thúc đẩy và mở rộng hoạt động kinh doanh của Herbalife ở Trung Quốc”, quyền Luật sư Hoa Kỳ tại Quận Nam New York Audrey Strauss cho biết trong một tuyên bố.
Ông Strauss cho biết: “Hơn nữa, trong nỗ lực che giấu âm mưu tham nhũng lan rộng này, Herbalife đã làm sai hồ sơ kế toán để kê khai các khoản hối lộ bất hợp pháp này là chi phí kinh doanh được phép”.
Công ty này sẽ trả khoản tiền phạt hình sự 55 triệu USD, và 67 triệu USD cho SEC trong một vụ án dân sự liên quan.
Tháng 11/2019, các công tố viên Hoa Kỳ đã đệ trình các cáo buộc tham nhũng liên quan chống lại Li Yanliang – lãnh đạo công ty con ở Trung Quốc của Herbalife và Yang Hongwei – lãnh đạo bộ phận đối ngoại của công ty này. Cả hai đều là công dân Trung Quốc và đang bị truy nã.
Sáu tuần trước, Herbalife đã đồng ý trả 20 triệu USD để giải quyết các cáo buộc của SEC rằng họ đã đánh lừa các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của mình.
Các tài liệu tòa án của vụ án này liệt kê nhiều trường hợp, trong đó Li, Yang, và các giám đốc điều hành người Trung Quốc khác được cho là đã xoay sở để hối lộ tiền mặt các quan chức ĐCSTQ – các khoản tiền được đặt trong “phong bì đỏ” hoặc dưới hình thức phiếu quà tặng.
Ví dụ, vào tháng 3/2007, Li và Yang thảo luận về việc có nên trả 35.000 nhân dân tệ (123 triệu VNĐ) cho các quan chức ĐCSTQ thuộc một cơ quan chính phủ Trung Quốc để giảm rủi ro bị phạt trong tương lai đối với Herbalife Trung Quốc hay không.
Trong cuộc trò chuyện đó, Li nói: “Tôi nghĩ thà tiêu tiền trước còn hơn tiêu tiền sau. Số tiền này dù sao cũng là một khoản tiền nhỏ, và nếu chúng ta bị phạt, con số sẽ lớn hơn nhiều”, theo tài liệu của tòa án.
Vào tháng 11/2007, một giám đốc điều hành cấp cao giấu tên nói với Li rằng cá nhân người này muốn sống ở Thượng Hải, nhưng “vì lý do pháp lý”, việc chuyển đi sẽ “quá rủi ro. Có một thứ gọi là FCPA – Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài và tất cả những đạo luật kiểu như thế”, theo các tài liệu của tòa án.
Cổ phiếu Herbalife giảm 0,32% xuống còn 49,52 USD vào cuối ngày 28/8.
Công ty này hiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Tổng thống Trump

dành sự tôn trọng ‘cao nhất’ cho ông Abe

Hồng Di
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu (28/8) cho biết ông coi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là một người bạn tuyệt vời và bày tỏ lo lắng đối với quyết định từ chức của ông Abe vì lý do sức khỏe, theo Reuters.
“Tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng cao nhất tới Thủ tướng Shinzo Abe, một người bạn tuyệt vời của tôi”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên. “Tôi cảm thấy lo lắng về thông tin này [ông Abe từ chức vì lý do sức khỏe]”.
Ông Trump nói rằng ông Abe là một người rất yêu nước và ông dự định sẽ gọi điện hỏi thăm thủ tướng Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang sắp xếp một cuộc gọi vào thứ Hai tới theo giờ Nhật Bản, để ông Abe thông báo trực tiếp cho tổng thống Trump về việc từ chức của mình.
Thủ tướng Shinzo Abe là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp mặt tổng thống Trump khi ông đắc cử tổng thống năm 2016, hai người đã củng cố mối quan hệ chặt chẽ thông qua sở thích chơi gôn và thường xuyên tham gia các cuộc hội họp cũng như nói chuyện qua điện thoại.
Thủ tướng Abe cũng cho biết trong thông báo từ chức của mình rằng, tăng cường liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản sẽ giúp tăng cường khả năng răn đe của Nhật Bản đối với các vấn đề tranh chấp trong khu vực và trên thế giới.
Ông Abe hôm thứ Năm nói rằng ông sẽ từ chức vì sức khỏe yếu. “Tôi không thể làm thủ tướng nếu không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân. Tôi đã quyết định từ chức”, người có thời gian giữ cương vị thủ tướng lâu nhất ở Nhật nói.
Theo CNN, ông Abe cũng gửi lời xin lỗi tới người dân Nhật Bản vì không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong đại dịch Covid-19.

Thống Đốc California công bố hướng dẫn

 để mở cửa lại cơ sở kinh doanh

Tin Sacramento, California – Thống Đốc California Gavin Newsom vào thứ Sáu, 28 tháng 8, thông báo một hướng dẫn mới để tái mở cửa các cơ sở kinh doanh, theo cách chậm hơn so với lần mở cửa trước đây vào đầu mùa hè.
Tiểu bang sẽ thiết lập một hệ thống 4 tầng, phân chia theo các màu tím, đỏ, cam, vàng, trong đó, các quận hạt sẽ di chuyển qua từng tầng dựa theo số ca nhiễm Covid-19 và tỷ lệ dương tính. Hệ thống mới sẽ trao thêm nhiều quyền hạn cho tiểu bang thay vì quận hạt.
Bắt đầu từ thứ Hai tới, các quận hạt ở tầng màu tím sẽ có thể mở cửa các trung tâm mua sắm ở mứa 25% sức chứa, và các tiệm cắt tóc sẽ được làm việc trong nhà. Các quận hạt miền nam California gồm Los Angeles, Orange, Riverside, San Berbardino, và Ventura, đều thuộc tầng màu tím, tức khu vực nơi coronavirus vẫn còn hoạt động mạnh, có số ca nhiễm mới mỗi ngày nhiều hơn 7 ca trên 100,000 dân, và tỷ lệ dương tính hơn 8%. Mọi hoạt động trong nhà của các cơ sở không thiết yếu tại khu vực này vẫn phải tiếp tục đóng cửa.
Mức nhẹ nhất trong các màu là màu vàng, áp dụng cho khu vực có coronavirus hoạt động ở mức tối thiểu, với chưa tới 1 ca bệnh mới 1 ngày trên 100,000 dân, và tỷ lệ dương tính dưới 2%. Quy định mới được ban hành vào 2 tháng sau khi Thống Đốc Newsom ra lệnh ngừng mọi hoạt động trong nhà tại nhiều cơ sở thương mại, do số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh sau đợt mở cửa đầu tiên.
Theo hệ thống mới, các quận hạt sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn của từng màu trong vòng 3 tuần trước khi có thể mở cửa thêm các loại cơ sở kinh doanh. (Ngô Bảo)

Bang Maryland khuyến nghị mở cửa lại trường học

Thống đốc bang Maryland – ông Larry Hogan đã thông báo hôm thứ Năm rằng tất cả các hệ thống trường học của quận hạt có thể mở cửa trở lại một cách an toàn trong học kỳ mùa thu, vì tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở Maryland đã xuống mức dưới 5% trong 63 ngày liên tiếp và dưới 4% trong 19 ngày.
“Điều tối quan trọng là chúng ta bắt đầu tiến hành đưa con em mình dần dần trở lại lớp học một cách an toàn”, ông Hogan nói vào chiều thứ Năm trong một cuộc họp báo với giới truyền thông, theo Washington Times. “Không có gì có thể thay thế cho việc giảng dạy trực tiếp”.
Vì các chỉ số về virus corona đã được cải thiện đáng kể, ông Hogan cho rằng việc một số trường học của quận không mở cửa trở lại là điều không thể chấp nhận được, và cho biết các kế hoạch mở cửa trường học nên sử dụng phương pháp kết hợp, bao gồm cả việc dạy học trực tiếp.
Tiến sĩ Jinlene Chan – Quyền Phó Giám đốc Sở y tế Maryland cũng nhận định các khu vực có tỷ lệ dương tính với Covid-19 dưới 5% có thể giảng dạy trực tiếp, miễn là phải tuân theo hướng dẫn về giãn cách vật lý và đeo khẩu trang.
Trước đó, TT Trump cũng đã yêu cầu các trường học ở Mỹ mở cửa trở lại, nhưng sau đó, kế hoạch đã bị cản trở khi xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 ở trường học.
An Bình tổng hợp

Phát hiện ca tái nhiễm COVID đầu tiên tại Mỹ

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên xác nhận một người tại Mỹ tái nhiễm virus corona. Khám phá này chưa được các chuyên gia độc lập bên ngoài phối kiểm lại.
Phúc trình, được công bố trên mạng, cho biết một thanh niên 25 tuổi sống tại Reno, Nevada, xét nghiệm dương tính với virus vào tháng 4 sau khi bị bệnh nhẹ. Ông bị tái nhiễm vào tháng 5 và bị bệnh nặng hơn.
Những ca nhiễm bệnh trở lại đã xuất hiện tại các nơi khác trên thế giới, nhưng câu hỏi được đặt ra về tính chính xác của xét nghiệm.
Trước đây trong tuần, các nhà nghiên cứu Trường đại học Hong Kong báo cáo chi tiết về trường hợp một người đàn ông 33 tuổi đã bình phục vào tháng 4 sau khi bị bệnh COVID-19 nặng và bốn tháng sau đó được chẩn đoán mắc một chủng khác của COVID.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y Reno, Đại học Nebraska và Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng Tiểu bang Nevada nói họ có thể chứng tỏ qua xét nghiệm tinh vi là virus liên hệ đến từng trường hợp lây nhiễm của người đàn ông Reno có những chủng di truyền khác nhau.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tái nhiễm với virus có lẽ hiếm, nhưng nói thêm là phát hiện này cho thấy là phơi nhiễm đầu tiên với virus không đưa đến kết quả là miễn nhiễm hoàn toàn đối với mọi người.

Diêm Lệ Mộng: Vắc-xin Covid của Trung Quốc

 đầy tác dụng phụ, chỉ dùng được cho động vật

Tâm Thanh
Nhà virus học đào tị người Hồng Kông Diêm Lệ Mộng cho biết, trên thực tế, ĐCSTQ hoàn toàn không có khả năng chế ra vắc-xin. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc chỉ thành công với vắc xin cho động vật, chứ chưa bao giờ thành công trong việc sản xuất hoặc nghiên cứu vắc-xin cho người.
Vào ngày 24/8, Thủ tướng Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Lý Khắc Cường đã cam kết rằng, trong tương lai sau khi vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán được đưa vào sử dụng, chính quyền Trung Quốc sẽ ưu tiên cung cấp cho các quốc gia khu vực sông Mekong sử dụng. Trước đó, ĐCSTQ cũng đã tuyên bố rằng “sau khi vắc-xin được nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng sẽ mang lại lợi ích cho các nước châu Phi đầu tiên”.
Cô Diêm Mộng Lệ, một nhà virus học người Trung Quốc đào tị sang Hoa Kỳ, gần đây đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Hoa Kỳ rằng, nhiều người Trung Quốc bị tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi được tiêm vắc-xin kháng virus Corona chủng mới (Covid-19) do Trung Quốc sản xuất và phải đến bệnh viện Bắc Kinh để điều trị. Trước đó, một loại vắc-xin được sản xuất ở Trung Quốc cũng đã được ĐCSTQ phê duyệt đưa vào dùng trong quân đội. Tạp chí nước ngoài “The Lancet” tiết lộ rằng, có gần một nửa số người thử nghiệm lâm sàng vắc-xin của Trung Quốc có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu và các tác dụng phụ khác.
Dịch bệnh do virus viêm phổi Vũ Hán (SARS-CoV-2) hiện vẫn đang hoành hành khắp thế giới. Các quốc gia có năng lực trên thế giới đều đang nỗ lực phát triển vắc-xin chống lại loại virus này. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Anh gần đây đã bước vào giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng vắc-xin.
Trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với kênh Bannon’s War Room vào ngày 25/8, cô Diêm Mộng Lệ nói rằng, ở Trung Quốc, dù giá vắc-xin của nước ngoài đắt hơn của Trung Quốc, nhưng miễn là người dân có đủ khả năng để mua, họ luôn sẵn sàng tiêm vắc-xin nhập khẩu từ nước ngoài cho con cái và bản thân mình chứ không phải vắc-xin sản xuất tại nội địa. Có thể thấy người dân Trung Quốc vốn không tin tưởng vào vắc-xin do chính quyền ĐCSTQ sản xuất đến mức nào.
Tiến sĩ Diêm cũng cho biết, chính phủ ĐCSTQ đã cố gắng cho thế giới thấy thứ mà họ gọi là vắc-xin thành công. ĐCSTQ muốn dẫn đầu thế giới về việc điều chế vắc-xin, nhưng chính họ lại đang cố tình che giấu những rủi ro nguy hiểm liên quan đến vắc-xin của chính họ.
Cô tiết lộ rằng, trên thực tế, ĐCSTQ hoàn toàn không có khả năng chế ra vắc-xin. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ thành công trong việc sản xuất hoặc nghiên cứu vắc-xin cho người. Trong thời kỳ dịch SARS năm 2003, ĐCSTQ đã cố gắng điều chế vắc-xin cho người dựa trên kỹ thuật nghiên cứu vắc-xin trên động vật, nhưng tất cả đều thất bại. Bây giờ họ vẫn sử dụng những kỹ thuật này trong việc nghiên cứu phát triển vắc-xin với virus viêm phổi Vũ Hán, chúng ta sao có thể mong đợi vắc-xin của họ sẽ hữu dụng đây?
Cô Diêm Mộng Lệ cũng cho biết, nhiều người Trung Quốc đã gặp phải những phản ứng có hại nghiêm trọng sau khi được tiêm vắc-xin virus do chính phủ sản xuất trong nước và phải đến bệnh viện Bắc Kinh để điều trị.
Trước đó, truyền thông nước ngoài đưa tin một số công nhân Trung Quốc trước khi ra nước ngoài đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 do Trung Quốc sản xuất, sau khi sang các nước khác, kết quả xét nghiệm cho thấy họ dương tính với dịch bệnh. Cô Diêm chỉ ra rằng tình hình này cho thấy vắc-xin của họ vốn không hiệu quả, hoặc Trung Quốc có quá nhiều loại virus, cho nên ngay cả khi tất cả mọi người đều được tiêm phòng, họ vẫn mang mầm bệnh trước khi được miễn dịch.
Ngày 22/5, một báo cáo trên trang “The Lancet” tiết lộ, đã có 108 người được tiêm loại vắc-xin này. Trong số đó, 70% đến 80% người thử nghiệm có phản ứng bất lợi; 54% bị đau tại chỗ tiêm; 46% có triệu chứng bị sốt; 44% cảm thấy mệt mỏi, mất sức; 39% bị nhức đầu và 17% bị đau cơ bắp. Vì vậy, báo cáo kết luận hiệu quả việc sử dụng “Ad5-nCoV” làm vắc-xin tái tổ hợp virus viêm phổi Vũ Hán cần được nghiên cứu thêm.
Tờ New York Times từng chỉ ra rằng, ngành công nghiệp vắc-xin vốn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, trước nay đã vấp phải nhiều vụ tai tiếng về vấn đề chất lượng và tác dụng phụ. Trong số đó, có hai công ty là viện nghiên cứu sinh học Vũ Hán và Công nghệ sinh học Khoa Hưng đều đã từng dính líu đến các phản ứng bất lợi của vắc-xin và các vụ hối lộ.
Ngày 17/8, Hà Phương Mỹ, một trong số các  phụ huynh có con nhỏ là nạn nhân của vụ bê bối vắc-xin ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nói với trang Epoch Times rằng, 2 năm trước, bé gái nhà cô đã bị liệt do tiêm vắc-xin hỗn hợp ho gà, bạch hầu, uốn ván của Viện nghiên cứu Sinh học Vũ Hán sản xuất. Cô cũng nghe nói một đứa trẻ khác cũng bị liệt do tiêm vắc-xin bại liệt.
Vì vậy, lần này cô kiên quyết không tiêm vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc sản xuất. Với cô, vắc-xin của Trung Quốc không đáng tin tưởng, không đảm bảo an toàn, sau khi phát sinh phản ứng bất lợi họ đều không chịu trách nhiệm, luật pháp cũng không đứng về phía người dân, và khi có vấn đề gì xảy ra, các nạn nhân đều không được phép lên tiếng.
Theo Nguyên Minh Thanh, Sound of Hope
Tâm Thanh biên dịch

Chính quyền Trump đầu tư hơn 1 tỷ USD

vào máy tính lượng tử, AI

Bình luậnVăn Thiện • 01:36, 29/08/20• 536 lượt xem
Hôm thứ Tư, chính quyền Trump công bố giải thưởng trị giá hơn 1 tỷ USD cho việc thành lập 12 viện nghiên cứu & phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học thông tin lượng tử (QIS) mới trên khắp Hoa Kỳ. Nhà Trắng cho biết họ đang hành động để đảm bảo sự lãnh đạo của Mỹ trong cái mà họ gọi là “các ngành công nghiệp của tương lai”, bao gồm 5G và các công nghệ quan trọng khác.
Với sự hỗ trợ của Nhà Trắng, các Viện Nghiên cứu AI của Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) và Trung tâm Nghiên cứu QIS của Bộ Năng lượng (DOE) sẽ đóng vai trò là trung tâm đổi mới, nghiên cứu & phát triển.
Giám đốc Công nghệ của Hoa Kỳ, Michael Kratsios cho biết trong một tuyên bố: “Hiện nay, chính quyền Trump đang đầu tư chưa từng có để củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực AI và lượng tử, đồng thời đảm bảo Quốc gia được hưởng lợi từ những công nghệ mới nổi này. Được xây dựng dựa trên cách tiếp cận thị trường tự do độc đáo của Mỹ đối với tiến bộ công nghệ, các viện này sẽ là trung tâm đẳng cấp thế giới để thúc đẩy sự đổi mới của Mỹ và xây dựng lực lượng lao động Mỹ trong thế kỷ 21”.
Ông nói rằng những công nghệ như vậy hiện đang được sử dụng để chống lại virus Corona Vũ Hán.
“Mỹ đang sử dụng mọi công cụ có thể để đánh bại loại virus Corona mới, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo”, Kratsios viết trong một bài viết nổi bật đăng trên Wall Street Journal vào ngày 27 tháng 5. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng công nghệ AI không chỉ được sử dụng để chống lại dịch bệnh.
Ông nói thêm: “Đồng thời, AI đang bị các chế độ độc tài lợi dụng để vi phạm nhân quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được cho là đang sử dụng AI để phát hiện và trừng phạt những người chỉ trích phản ứng đại dịch của chế độ và thiết lập một loại điểm tín dụng xã hội về virus Corona – gán cho mọi người mã màu để xác định ai được tự do ra ngoài và ai sẽ bị buộc phải cách ly”.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục dẫn đầu về công nghệ
Theo báo cáo Tổng quan Chiến lược Quốc gia về Khoa học Thông tin Lượng tử năm 2018 (pdf), Hoa Kỳ có thể khai thác khoa học thông tin lượng tử để “cải thiện cơ sở công nghiệp, tạo việc làm và cung cấp các lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia”. Báo cáo đã đề cập đến những ví dụ trước đây về thành tựu trong khoa học của người Mỹ đã đặt nền móng cho một loạt các công nghệ hiện đại quan trọng.
Báo cáo cho biết: “Các ví dụ trước về các công nghệ liên quan đến QIS bao gồm vi điện tử bán dẫn, quang tử, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và ảnh cộng hưởng từ (MRI). Những điều này làm nền tảng cho những phần quan trọng của cơ sở hạ tầng kinh tế và quốc phòng quốc gia. Những khám phá khoa học và công nghệ trong tương lai từ QIS có thể còn có tác động lớn hơn nữa”.
Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Dan Brouillette cho biết trong một tuyên bố: “Bộ Năng lượng là người ủng hộ nhiệt tình cho các nghiên cứu tiên tiến nhằm thúc đẩy khoa học thông tin lượng tử. Tôi tự hào lãnh đạo một Cơ quan cam kết phát triển các ngành công nghiệp của tương lai bằng cách đầu tư ngay hôm nay để đẩy nhanh sự đổi mới của Mỹ”.
Trong một tuyên bố chung từ Nhà Trắng, Kratsios và Phó Giám đốc Điều phối Chính sách, Chris Liddell, cho biết: “Việc thành lập các viện AI và QIS quốc gia mới này sẽ không chỉ thúc đẩy khám phá và đổi mới mà còn thúc đẩy tạo việc làm và phát triển lực lượng lao động. Các Viện Nghiên cứu AI của NSF và Trung tâm Nghiên cứu QIS của DOE sẽ chú trọng nhiều vào đào tạo, giáo dục và tiếp cận cộng đồng để giúp người Mỹ thuộc mọi thành phần, lứa tuổi và trình độ kỹ năng tham gia vào nền kinh tế thế kỷ 21 của chúng ta”.
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết chính quyền cũng coi các cơ sở nghiên cứu là biểu hiện của cách tiếp cận thị trường tự do của Hoa Kỳ đối với sự tiến bộ của công nghệ, vì chúng tận dụng những nỗ lực của chính phủ Liên bang, ngành công nghiệp Hoa Kỳ và viện nghiên cứu để cải thiện năng lực Quốc gia.
Kratsios và Liddel cho biết: “Như lịch sử đã chứng minh, Mỹ là một đất nước của những nhà tư tưởng, những người làm việc và sáng tạo. Hoa Kỳ là quê hương đáng tự hào của những đột phá công nghệ vĩ đại nhất mà thế giới từng biết, từ việc tạo ra Internet hiện đại đến việc đưa con người lên Mặt trăng. Các công nghệ mới nổi như AI và QIS sẽ mang lại những lợi ích chuyển đổi cho người dân Mỹ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, truyền thông, sản xuất, nông nghiệp, giao thông vận tải, an ninh và hơn thế nữa”.
Các quỹ tài trợ
Tổng cộng có 7 viện nghiên cứu AI sẽ nhận được khoản tài trợ trị giá 140 triệu USD trong vòng 5 năm từ NSF và các đối tác liên bang khác, và sẽ tập trung vào các lĩnh vực sản xuất tổng hợp, học máy, nông nghiệp chính xác và dự báo. Các nỗ lực nghiên cứu sẽ được thực hiện tại các trường đại học bao gồm Đại học Oklahoma, Texas, Colorado, Illinois, và California, và tại Học viện Công nghệ Massachusetts.
Là cơ quan tài trợ phi quốc phòng lớn nhất cho nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực AI, NSF có kế hoạch trao hơn 300 triệu USD giải thưởng trong những năm tới.
Để thành lập các trung tâm nghiên cứu QIS, Bộ Năng lượng sẽ trao 625 triệu USD trong vòng 5 năm tới cho Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, Argonne, Brookhaven, Fermi và Lawrence Berkeley. Ngoài ra, khu vực tư nhân sẽ cung cấp thêm 300 triệu USD tài trợ.
Văn Thiện
Theo The Epoch Times

Kyle Rittenhouse bị buộc tội giết người  sau vụ nổ súng

giết 2 người trong cuộc biểu tình ở Kenosha

Kyle Rittenhouse, thiếu niên 17 tuổi đã bắn chết hai người biểu tình và làm một người khác bị thương bằng súng trường AR-15 ở Kenosha, Wisconsin hôm tối thứ Ba (25 tháng 8) bị cáo buộc hai tội danh
giết người cấp độ một, một tội ngộ sát, gây nguy hiểm cho hai nạn nhân khác và sở hữu súng khi chưa đủ 18 tuổi.
Theo thông báo của tòa án quận Kenosha hôm thứ Năm (27 tháng 8), các điều tra viên xác định người thiệt mạng là Joseph Rosenbaum và Anthony Huber. Nạn nhân thứ ba sống sót sau khi bị bắn là Gaige Grosskreutz.
Thông báo cho hay cảnh hỗn loạn diễn ra vào khoảng 11 giờ 45 tối.  Video quay bằng điện thoại cho thấy ông Rosenbaum đi sau lưng Rittenhouse trước khi ném một túi nhựa vào nghi can. Khi họ đến gần một chiếc xe hơi thì một tiếng súng nổ ra.
Phóng viên McGinnis của tờ Daily Caller nói với điều tra viên rằng tại thời điểm xảy ra vụ nổ súng, ông Rosenbaum đang cố gắng đoạt súng của Rittenhouse thì bị bắn tiếp 4 phát đạn. Ông McGinnis liền đến cấp cứu ông Rosenbaum khi tiếng súng vẫn nổ ra.
Trong video được lan truyền rộng rãi có thể thấy có thời điểm nghi can bị ngã, khi đó ông Huber đã cố tước vũ khí của Rittenhouse. Rittenhouse lăn qua bên trái rồi chĩa súng bắn một băng đạn vào người ông Huber khiến ông thiệt mạng. Còn ông Grosskreutz đã cố tiếp cận Rittenhouse với khẩu súng lục nhưng bị nghi can bắn một phát vào cánh tay phải .
Trong các video khác, có thể thấy nghi can vẫn mang vũ khí, đi về phía xe cảnh sát đến hiện trường và giơ tay lên trời. Cảnh sát đã đi ngang qua nghi can, trước khi bỏ đi. Rittenhouse bị bắt ở Antioch, Illinois hôm thứ Tư (26 tháng 8).

Tuần hành chống kỳ thị sắc tộc tại thủ đô Mỹ

Hàng ngàn người tham gia cuộc tuần hành tại trung tâm thủ đô Washington của Mỹ hôm 28/8 lên án sự kỳ thị sắc tộc, đánh dấu cuộc tuần hành năm 1963 khi lãnh đạo đấu tranh cho dân quyền Martin Luther King Jr đọc bài diễn văn lịch sử ‘Tôi có một giấc mơ.’
Trong số các nhà hoạt động và các chính trị gia đọc diễn văn trong sự kiện 28/8/2020 có ứng viên Phó Tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris.
Cuộc tuần hành kéo dài nửa dặm từ Đài tưởng niệm Lincoln tới Đài tưởng niệm Martin Luther King diễn ra giữa bối cảnh đại dịch COVID đang tiếp diễn tại Mỹ, nhưng những người tham gia không phải ai cũng đeo khẩu trang.
Hai cuộc tuần hành khác cũng diễn ra cùng ngày ở thủ đô Washington, nhưng muộn hơn, bao gồm cuộc tuần hành kêu gọi thay các sở cảnh sát bằng các hệ thống an ninh công cộng và cuộc tuần hành vào buổi tối do một nhánh của Phong trào vì Mạng sống người Da đen tổ chức.

Bạo loạn gần Nhà Trắng:

8 người bị bắt giữ vì hành hung cảnh sát

Cảnh sát ở Quận Columbia đã bắt giữ 8 người trong tình trạng bất ổn liên quan đến cuộc biểu tình gần Nhà Trắng vào tối 28/8 và sáng sớm 29/8, hồ sơ bắt giữ cho thấy 5 nghi phạm bị cáo buộc hành hung các sĩ quan cảnh sát, Epoch Times đưa tin.
Theo dữ liệu từ Cảnh sát Thủ đô (MPD), các nghi phạm có độ tuổi từ 18 đến 37, bị cáo buộc với các tội danh bao gồm: hành hung một sĩ quan cảnh sát, chống lại việc bắt giữ và hủy hoại tài sản.
Tình trạng bất ổn dẫn đến các vụ bắt giữ đã bùng phát sau khi hàng trăm người biểu tình tập trung xung quanh Nhà Trắng vào hôm 28/8, nơi Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa sau khi chính thức nhận được đề cử của đảng để bước ra tái tranh cử.
Những người biểu tình đã có mặt ở đó, họ tụ tập la hét, gây ồn ào, tổ chức tiệc tùng, nhảy múa nhằm tìm cách lấn át lời phát biểu của Trump.
“Tôi hy vọng ông nghe thấy chúng tôi, Trump,” thủ lĩnh của ban nhạc địa phương TOB hét lên. Ban nhạc cố tình tạo gây ra các âm thanh inh ỏi trong khi tiến về phía Nhà Trắng, nơi một đám đông khoảng 1.500 người đang tập trung tại Bãi cỏ phía Nam để nghe tổng thống Mỹ phát biểu.
Trong bài phát biểu của mình, Trump đã cho thấy một tầm nhìn lạc quan và đầy thắng lợi về tương lai của nước Mỹ, nói rằng nếu tái đắc cử, chính quyền của ông sẽ “xây dựng lại nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử, nhanh chóng trở lại trạng thái toàn dụng, tăng vọt, thu nhập và thịnh vượng kỷ lục.”
Bằng việc gọi nước Mỹ là “ngọn đuốc soi sáng thế giới,” Trump thề sẽ bảo vệ đất nước “trước mọi mối đe dọa và bảo vệ nước Mỹ trước mọi nguy hiểm.”
“Chúng ta sẽ thắp sáng lại niềm tin mới vào các giá trị của chúng ta, niềm tự hào mới về lịch sử của chúng ta và một tinh thần đoàn kết mới chỉ có thể thực hiện được thông qua tình yêu đối với đất nước vĩ đại của chúng ta.”
Sau khi lãnh đạo Nhà Trắng kết thúc bài phát biểu của mình, một màn trình diễn pháo hoa khổng lồ đã nổ ra ở Đài tưởng niệm Washington, đánh dấu chiến dịch tranh cử “Trump 2020”.
Các cuộc giao tranh đã nổ ra sau khi đại hội kết thúc, những người biểu tình đã la hét và ném các chai nước vào cảnh sát tại St.John’s Church, gần khu Plaza Black Lives Matter Plaza, và dẫn đến vụ bắt giữ.
Một đám đông đã vây quanh Thượng nghị sĩ Rand Paul của bang Kentucky, và vợ ông sau khi họ rời hội nghị. Các video được đăng trực tuyến cho thấy hàng chục người đang giằng co với Paul và vợ ông, những người này sau đó đã bị cảnh sát vây bắt. Những người biểu tình đã hét lên: “Không có công lý, Không có hòa bình” và “Hãy nói tên của cô ấy”, trước khi một người xuất hiện, gây xung đột với một sĩ quan. Người này đã đẩy cảnh sát và xe đạp cảnh sát lùi lại, rồi tiếp tục đẩy viên cảnh sát va vào vai Paul.
Những người tham dự đại hội cũng xảy ra chạm trán với những người biểu tình sau khi rời khỏi sự kiện của Trump, video đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy.
Cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Trắng diễn ra trong bối cảnh các sĩ quan cảnh sát có mặt đông đúc, với quy mô nhỏ hơn đáng kể so với cuộc biểu tình làm rung chuyển thủ đô vào mùa xuân vừa qua, sau cái chết của George Floyd ở thành phố Minneapolis, làm dấy lên một làn sóng biểu tình, trong đó có nhiều cuộc biểu tình đầy bạo lực.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Bão Laura đổ bộ louisiana, khiến 6 người thiệt mạng

Tin từ Lake Charles, Louisiana – Vào thứ năm (ngày 27 tháng 8), Bão Laura đã đổ bộ Louisiana, khiến 6 người thiệt mạng và phá hủy nhiều căn nhà trên một khu vực rộng lớn của tiểu bang trước khi di chuyển vào Arkansas mang theo mưa lớn.
Những đợt gió giật mạnh của Bão Laura đã khiến nhiều cây bị bật gốc, trong đó 4 người đã thiệt mạng khi cây đổ vào nhà họ. Bộ y tế tiểu bang cho biết vào tối ngày thứ Năm rằng đã có thêm hai trường hợp tử vong được cho là do cơn bão – một người đàn ông chết đuối do mắc kẹt trên một chiếc thuyền bị chìm và một người đàn ông bị ngộ độc khí carbon monoxide do máy phát điện trong nhà của anh ta.
Ở Westlake, một nhà máy hóa chất đã bốc cháy do tác động từ Bão Laura, và đám cháy đã khiến khí chlorine bay vào không khí trong suốt 24 giờ. Mặc dù Bão Laura gây ít thiệt hại hơn dự đoán ban đầu, nhưng các viên chức cho biết nó vẫn là một cơn bão nguy hiểm và sẽ mất nhiều ngày để đánh giá thiệt hại. Ít nhất 867,000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở Louisiana, Texas và Arkansas vẫn bị mất điện vào chiều thứ Năm.
Thống đốc Louisiana John Bel Edwards cho biết đây là cơn bão mạnh nhất từng xuất hiện tại tiểu bang. Trung tâm Bão Quốc gia (NHC) cho biết tâm Bão Laura đã đi qua phía nam Arkansas vào chiều thứ Năm và đang hướng về phía đông bắc với tốc độ 15 dặm / giờ (24 km / h). Cơn bão có thể mang đến lượng mưa 7inch (178 mm) trên các khu vực của Arkansas, có khả năng gây ra lũ lụt.
Đến 10 giờ tối thứ năm, NHC cho biết Bão Laura đã hạ cấp thành áp thấp nhiệt đới, và các nhà dự báo thời tiết cho biết cơn bão sẽ di chuyển đến giữa Mississippi Valley vào cuối ngày thứ Sáu và sau đó đến các tiểu bang giữa Đại Tây Dương vào thứ Bảy (ngày 28 và 29 tháng 8).  (BBT)

Công tố viên quận Manhattan:

TT Trump phải giao nộp hồ sơ thuế

Công tố viên hàng đầu của quận Manhattan hôm 27/8 nói với một tòa án Mỹ rằng ông nên được tiếp cận hồ sơ thuế của Tổng thống Trump, và Tổng thống Trump không thể tự cho mình được miễn trừ nhằm
tránh một cuộc điều tra hình sự về cách làm ăn của ông bằng cách theo đuổi một tiến trình kháng án không hề có cơ may thành công.
Công tố viên Cyrus Vance, công tố viên quận Manhattan, hối thúc Tòa Phúc thẩm Liên Bang Hoa Kỳ Khu Vực 2 tại Manhattan hãy bác bỏ nỗ lực khẩn cấp của Tổng thống Trump để chặn trát đòi hầu tòa gửi đến Mazars USA, công ty phụ trách kế toán của ông Trump, để đòi công khai hồ sơ thuế trong 8 năm.
Tổng thống Trump có tới thứ Hai 31/8 để đáp lại bằng văn bản. Các lập luận trước tòa được lên kế hoạch cho ngày thứ Ba 1/9/2020.
Tổng thống Đảng Cộng hòa đã tìm cách ngăn chặn trát hầu tòa của công tố viên Cyrus Vance trong suốt một năm qua, kể cả tại Tòa án Tối cao. Tháng trước, Tòa tối cao Mỹ bác bỏ lập luận của ông Trump rằng ông được miễn trừ, không bị điều tra hình sự trong thời gian còn tại chức.

Nghiên cứu: COVID hiếm

gây bệnh nặng hay tử vong nơi trẻ em


Trẻ em và người trẻ ít bị bệnh nặng vì COVID-19 hơn người lớn, và số trẻ em chết vì đại dịch này cũng rất hiếm, theo cuộc nghiên cứu ở Anh được công bố ngày 27/8.
Cuộc nghiên cứu trên các bệnh nhân COVID điều trị tại 138 bệnh viện ở Anh cho thấy chưa tới 1% là trẻ em, và trong số này dưới 1% tử vong, tất cả đều đã bị bệnh nặng hay bị rối loạn về sức khỏe.
“Chúng tôi có thể hầu như chắc chắn rằng COVID tự nó không gây hại cho trẻ em trên một mức độ đáng kể,” giáo sư Malcom Semple thuộc đại học Liverpool ở Anh, người đồng chỉ đạo cuộc nghiên cứu, cho biết.
Ông nói thực sự là trẻ em nhiễm COVID bị nặng hay tử vong rất hiếm.
Dữ liệu toàn cầu về sự lây lan của đại dịch virus corona cho thấy là trẻ em và người trẻ chỉ chiếm từ 1% đến 2% các ca COVID trên thế giới. Đại đa số các ca trẻ em nhiễm COVID thường nhẹ hay không có triệu chứng, ít ca tử vong được ghi nhận.
Đối với cuộc nghiên cứu này, được đăng trên báo y học BMJ, toán của ông Semple xem xét dữ liệu từ 651 em bé và trẻ em dưới 19 tuổi nhập viện vì COVID trong giai đoạn từ 17/1 đến 3/7.
Sáu em trong số này thiệt mạng đều có “hai bệnh kinh niên nặng”, các nhà nghiên cứu nói. Đây là một tỉ lệ tử vong “rất thấp” so với tỉ lệ 27% ở mọi lứa tuổi- từ sơ sinh đến 106-trong số các bệnh nhân COVID nhập viện cùng thời gian.
Dù tổng thể nguy cơ trẻ em bị COVID nặng là nhỏ, nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý trẻ em da đen và béo phì bị ảnh hưởng không đồng đều, tương tự như phát hiện ở người trưởng thành trong các cuộc nghiên cứu trước đây.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em có thể có một chuỗi triệu chứng bao gồm đau cuống họng, buồn nôn, ói, đau vùng bụng, tiêu chảy, nổi ngứa cùng với những triệu chứng đã được biết của COVID-19 là sốt, khó thở và ho.

Belarus: Liên Âu muốn tránh

một kịch bản Ukraina thứ nhì

Thanh Hà
Tại cuộc họp không chính thức cấp ngoại trưởng 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu ngày 28/08/2020 tại Berlin, lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell kêu gọi Nga “tôn trọng nguyện vọng dân chủ của người dân Belarus”, tránh tái diễn kịch bản Ukraina. Trước đó một ngày tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng can thiệp nếu như phong trào phản kháng vượt ngoài tầm kiểm soát.
Trước mắt Liên Hiệp Châu Âu chủ trương duy trì đối thoại với chính quyền của tổng thống Loukachenko cho dù bác bỏ kết quả bầu cử tại Belarus và chuẩn bị các biện pháp trừng phạt nhắm vào chính quyền nước này. Theo ghi nhận của thông tín viên Laxmi Lota từ Bruxelles, hiện còn nhiều bất đồng về danh sách đen của Liên Âu :
“Cho đến giờ mọi người đề cập đến một danh sách đen bao gồm khoảng 20 nhân vật, nhưng con số này có thể sẽ tăng lên thêm nữa trong những ngày tới và bao gồm luôn cả “một số lãnh đạo cao cấp trong chính quyền”.
Tuy nhiên lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, Josep Borrell từ chối trả lời câu hỏi là tổng thống Alexandre Loukachenko có tên trong danh sách này hay không. Đây chính là điều gây chia rẽ 27 thành viên Liên Âu. Đối với ông Borrell, cần duy trì đối thoại với tổng thống Loukachenko cho dù Liên Âu không công nhận kết quả bầu cử tại Belarus vừa qua.
Danh sách đen của Liên Âu bao gồm nhiều nhân vật liên quan đến gian lận kết quả bầu cử hoặc đàn áp đối lập. Những người này bị cấm nhập cảnh vào Liên Hiệp Châu Âu, tài sản của họ bị phong tỏa. Bruxelles tiếp tục theo dõi tình hình Belarus. Ngoại trưởng các thành viên trong khối sẽ họp lại một lần nữa và Liên Âu sẽ họp thượng đỉnh vào tháng 9 tới đây”.

Pháp đình chỉ hoạt động bẫy chim sẻ hót gây tranh cãi

Tin từ PARIS, Pháp – Pháp đình chỉ hoạt động bẫy chim sẻ hót trong năm nay, nhưng không bãi bỏ hoạt động gây tranh cãi vốn bị những người yêu chim chỉ trích là man rợ và bị cấm theo quy định của Liên minh châu Âu.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm (27/8) sau cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Môi trường Barbara Pompili và chủ tịch liên đoàn săn bắn Willy Schraen, tổng thống Emmanuel Macron cho biết hạn ngạch săn bắt chim hoét và chim hoét đen bằng bẫy keo sẽ được đặt bằng con số 0 trong năm nay.
Pháp là quốc gia duy nhất vẫn cho phép đánh bắt chim bằng bẫy keo – và các phương pháp “truyền thống” khác như bẫy dây và lưới – bất chấp lệnh cấm năm 1979 của Liên minh Châu Âu. Theo một nghị định năm 1989 cho phép bẫy keo miễn là bẫy “có chọn lọc, được kiểm soát và số lượng hạn chế”, Pháp cho phép hoạt động này diễn ra hàng năm bất chấp sự phản đối của các tổ chức bảo vệ chim, những người tuyên bố rằng bẫy keo gây ra căng thẳng nghiêm trọng và các loài được bảo vệ cũng vướng vào bẫy.
Hiệp hội cho biết bẫy keo là một hành vi “tàn nhẫn và đáng ghê tởm” từ một thời đại xa xưa và Pháp nên tham gia cùng các quốc gia EU khác trong việc loại bỏ hoàn toàn hành vi này. Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ Chim Pháp Yves Verilhac cho biết ông Macron chỉ đơn thuần đáp lại lệnh của Liên minh châu Âu vào ngày 4 tháng 7 và lời đe dọa của EU về hành động pháp lý chống lại Pháp. (BBT)

Covid-19: Pháp bị trên 7.000 ca nhiễm trong một ngày

Thanh Hà
Số ca nhiễm tại Pháp tiếp tục tăng nhanh. Tổng Cục Y Tế Pháp chiều 28/08/2020 báo động: Đã có thêm 7.379 ca dương tính với virus corona trong vòng 24 giờ. Như vậy là trong nhiều ngày liên tiếp, Pháp đã vượt ngưỡng 4.000 ca mới trong một ngày.
Vẫn theo thống kê trong tuần, 3,9% những ca xét nghiệm đã dương tính với virus corona chủng mới. Tỷ lệ này tăng hơn 0,3 điểm so với hồi tuần trước.
Để tránh kịch bản lại phải ban hành các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc, nhiều thành phố lớn tại Pháp bắt đầu buộc dân chúng phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Sau Toulouse, Paris, đến lượt Strasbourg và Bordeaux áp dụng biện pháp này.
Tình hình dịch có dấu hiệu bùng phát trở lại đã khiến Hungary chọn giải pháp đóng cửa biên giới nhằm ngăn ngừa bệnh dịch lây lan.
Chính quyền Budapest thông báo kể từ ngày 01/09/2020, người nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Hungary. Các công dân Hung từ ngoại quốc trở về phải bị cách ly trong 14 ngày, hoặc phải chứng minh là đã vượt qua được hai lần xét nghiệm âm tính với virus corona.

Vòng đua xe đạp Tour de France

khởi phát trong đe dọa của Covid-19

Anh Vũ
Sau khi đã phải hoãn lại 2 tháng vì đại dịch Covid-19, cuộc đua xe đạp lớn nhất thế giới  Tour de France 2020, khởi phát hôm nay, 29/08/2020, tại thành phố Nice (tỉnh Alpes-Maritimes) vùng bờ biển Côte d’Azur đông nam nước Pháp, địa phương vừa bị đặt trong vùng đỏ có mức độ báo động lây lan virus corona.
Cuộc đua Tour de France – dự kiến sẽ tới đích Paris ngày 20/09 – có 176 vận động viên của 22 đội đua quốc tế tham dự. Trong bối cảnh Covid-19 tiếp tục xu hướng lây lan đáng lo ngại tại Pháp, với hơn 7.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua và Alpes-Maritimes là một trong 19 vùng từ hôm 27/08 bị đặt trong tình trạng báo động virus lây lan, các nghi thức truyền thống cũng như quy định của cuộc đua đã phải thay đổi hoàn toàn.
Lễ khai mạc cũng như ba chặng đầu của cuộc đua phải diễn ra gần như khép kín, không có khán giả. Các tay đua bị hạn chế tối đa trong các hoạt động trong khuôn khổ đội của mình. Ban tổ chức hôm nay quy định sẽ loại ra khỏi Tour de France đội nào có 2 thành viên dương tính với Covid-19 trong khoảng thời gian 7 ngày.
Chặng khởi phát từ Nice được giám sát đặc biệt về phòng dịch. Ở những nơi được phép, khán giả bắt buộc phải đeo khẩu trang. Truyền thông phải tinh giản nhân sự tác nghiệp đưa tin sự kiện và giữ giãn cách với vận động viên. Sẽ không còn cảnh người hâm mộ chụp ảnh selfi hay xin chữ ký với các tay đua.
Mục tiêu của các nhà tổ chức Tour de France 2020 là hạn chế tối đa khán giả ở các điểm xuất phát và đích đến mỗi chặng đua và đặc biệt ở những địa phương bị xếp trong danh sách báo động virus lây lan, cuộc đua phải diễn ra không khán giả. Những hoạt động hội hè truyền thống khi đoàn đua đi qua sẽ không được tổ chức.
Tour de France 2020, là giải đua lần thứ 107 của cuộc đua xe đạp quy mô và có uy tín lớn nhất thế giới. Ngoài khuôn khổ một hoạt động thể thao, Tour de France vẫn là sự kiện lễ hội văn hóa thu hút đông đảo dân chúng tham gia và cũng là dịp quảng bá hình ảnh các địa phương của nước Pháp mà Tour de France đi qua.

Đức: Giới chống khẩu trang và các cấm đoán

vì Covid-19 lại biểu tình ở Berlin

Hàng nghìn người phản đối việc đeo khẩu trang và các biện pháp hạn chế tự do để phòng chống đại dịch Covid-19 lại xuống đường tuần hành vào hôm nay 29/08/2020 tại Berlin, bất chấp chiều hướng tái phát bệnh dịch ở Đức. Đây là lần thứ hai trong vòng một tháng mà các thành phần này biểu tình rầm rộ tại Đức. Cuộc xuống đường đầu tiên ngày 01/08 đã quy tụ được 20.000 người.
Mang tên “Lễ hội của tự do và hòa bình”, cuộc biểu tình ở khu vực Cổng Brandenburg tập hợp những người tự nhận là “có tư tưởng tự do”, những nhà hoạt động chống vắc-xin, những thành phần theo xu hướng thuyết âm mưu, và cả các phần tử cực hữu.
Chính quyền Berlin thoạt đầu đã ra lệnh cấm cuộc biểu tình hôm nay với lý do bảo vệ “sức khỏe của cộng đồng”, cho rằng không thể giữ được khoảng cách an toàn ít nhất là 1,5 mét (theo quy định tại Đức) giữa những người tham gia. Tuy nhiên, sau khiếu nại của ban tổ chức sự kiện này, tòa án hành chính Berlin hôm qua (28/08) đã hủy bỏ lệnh cấm của thành phố.
Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut tường trình:
“Ngày trọng đại nhất trong lịch sử kể từ năm 1945”: Vào tối hôm qua, một diễn giả từng tham gia cuộc biểu tình đầu tiên, đã không ngần ngại dùng lời lẽ như trên để gọi cuộc xuống đường dự kiến vào hôm nay tại Berlin.
Bốn tuần sau cuộc biểu tình huy động được khoảng 20.000 người ở thủ đô nước Đức, những người phản đối việc đeo khẩu trang và các biện pháp hạn chế khác nhằm chống lại dịch Covid-19 lại rầm rộ xuống đường một lần nữa.
Họ vẫn rất tức giận vì lệnh cấm biểu tình của chính quyền thành phố Berlin ban hành hôm thứ Tư vừa rồi, cho dù lênh đó đã bị tòa án bác bỏ vào hôm qua.
Cuộc biểu tình vào hôm nay có nguy cơ biến thành cực đoan hơn vì các phần tử cực hữu đã khuyến khích nhau tham gia, từ đảng cực hữu AfD, các nhóm theo chủ nghĩa “bản sắc”, cho đến các thành phần Tân Quốc Xã.
Bên cạnh những nhóm này, một lần nữa sẽ có một đám đông đầy màu sắc, đoàn kết với nhau trong việc bác bỏ các biện pháp “vì virus corona” bị họ cho là xâm phạm quyền tự do của họ.
Và như vậy là các nhà hoạt động chống vác-xin, những người hippies yêu hòa bình và tình yêu, những kẻ theo thuyết âm mưu, và cả những người Đức hay lo, sẽ tuần hành bên cạnh những phần tử cực đoan hơn mà một số không ngần ngại so sánh mình với những người Do Thái bị đàn áp dưới thời Đức Quốc Xã.
Cuộc biểu tình nói trên diễn ra trong bối cảnh các cuộc thăm dò cho thấy là có đến 3/4 người Đức tán thành các biện pháp của chính phủ để chống lại đại dịch Covid-19, và nhìn chung đều tôn trọng các biện pháp này.
Việc đề cao cảnh giác rất cần thiết vào lúc số ca nhiễm virus corona tại Đức đang tăng đều đặn. Theo số liệu được viện Robert Koch (RKI) công bố sáng nay, trong 24 giờ qua, nước Đức có thêm gần 1.500 trường hợp lây nhiễm được xác nhận, đẩy tổng số ca nhiễm từ đầu dịch đến nay vượt ngưỡng 240.000 ca. Ngoài ra còn có thêm một người chết vì Covid-19, đưa số ca tử vong lên mức 9.289 người.

Họp với Trung Quốc, Ngoại trưởng Ý bày tỏ

lập trường cứng rắn về vấn đề Hồng Kông

Quý Khải
Khi Ý buông bỏ chính sách tăng cường quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc, người đồng cấp Ý Luigi Di Maio trong buổi hội đàm với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bày tỏ quan điểm cứng rắn đối với vấn đề Hồng Kông, theo tờ formiche.
Khi các quốc gia châu Âu ngày càng hoài nghi về mối quan hệ của họ với Trung Quốc vì vấn nạn nhân quyền, cạnh tranh bất bình đẳng và gián điệp, ngoại trưởng Vương Nghị đã tới châu Âu để rà soát lại các mối quan hệ đối tác.
Hôm thứ Ba (25/8) ông Vương đã gặp Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio – đại diện cho những nhân vật từng khá thân Bắc Kinh trong chính quyền Ý, mặc dù nước này gần đây đã thay đổi lập trường, quay lại tái lập mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, như có thể thấy trong bài phát biểu của chính ông trong cuộc họp báo sau buổi hội đàm.
“Mối quan hệ trong liên minh EU và NATO của chúng tôi đang vững chắc hơn bao giờ hết. Lập trường quốc tế của Ý là khá rõ ràng đối với tất cả”, ông Di Maio tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh tiền đề “thẳng thắn và minh bạch” sẽ cho phép đối thoại Trung – Ý phát triển trong tương lai.
Ông cũng tuyên bố rằng Ý sẽ “theo dõi chặt chẽ” việc Trung Quốc thực thi luật an ninh Hồng Kông gây tranh cãi. “Chúng tôi tin rằng việc duy trì mức độ tự chủ cao, các quyền và tự do cơ bản cho người dân Hồng Kông là điều phải được đảm bảo”.
Vị ngoại trưởng đã gián tiếp phản hồi trước yêu cầu của nhà hoạt động Hồng Kông Nathan Law (La Quán Trung), vốn đã phải rời thành phố đi tị nạn vì lo ngại Trung Quốc trả đũa. Trước đó, anh Law đã lên tiếng phản đối chính quyền Trung Quốc ngay bên ngoài cung điện nơi tổ chức cuộc hội đàm, chỉ trích ông Maio “không có hành động cụ thể” nào để giúp đỡ người dân Hồng Kông, đồng thời cảnh báo nước Ý cảnh giác trước các âm mưu bành trướng của Bắc Kinh.
Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ người Hồng Kông lưu vong Nathan Law cầm tấm biển biểu tình bên ngoài Bộ Ngoại giao Ý ở Rome, trước buổi hội đàm giữa Ngoại trưởng hai nước Trung Quốc và Ý hôm 25/8 (ảnh: Reuters).
Diễn biến này đã dội trực tiếp vào Vương Nghị, khiến ông này tỏ ra hơi khó chịu khi đề cập rằng ông và ông Di Maio đã bàn về Hồng Kông “trên tinh thần không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Do đó, ông cho rằng quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề này là chắc chắn và không cần phải đưa ra để thảo luận thêm.
Mặc dù hai người cũng đề cập đến lĩnh vực hợp tác kinh tế song phương, nhưng chủ đề chính – cho Trung Quốc thầu mạng 5G tại Italia – lại hoàn toàn không được đề cập, một phần là do lập trường chưa rõ ràng của Ý trong vấn đề này. Tuy vậy, điều đáng lưu ý là phạm vi và chiều sâu trong hợp tác Trung – Ý đã thu hẹp đáng kể so với năm ngoái.
Tháng 3/2019, ông Di Maio là người đóng vai trò chủ yếu trong bản ghi nhớ hợp tác Ý-Trung xoay quanh Sáng kiến ​​Vành đai Con đường (BRI), kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc vươn dọc khắp châu Á đến Tây Âu.
Điều này đã diễn ra với chính phủ nắm quyền trước đây của Ý và trong thời kỳ tiền đại dịch vốn rất khác hiện nay. Hiện Rome tỏ ra ít hào hứng hơn đối với việc gắn kết với nền kinh tế Trung Quốc, và dường như họ đang thực hiện việc tái kết nối đáng kể với Washington, và đến lượt mình Washington cũng đang gây sức ép với các đồng minh hạn chế quyền tiếp cận thị trường phương Tây của Trung Quốc.
Không phải ngẫu nhiên mà chuyến thăm Châu Âu của ông Vương Nghị diễn ra chỉ một tuần sau động thái tương tự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người đang thúc giục các đồng minh châu Âu mang quan điểm đối địch với Trung Quốc. Bắc Kinh và Washington đang ở trong một cuộc đối đầu toàn diện về thương mại, công nghiệp cũng như các hình thái ý thức chính trị  trên quy mô toàn cầu.
Chuyên gia Lucrezia Poggetti thuộc Viện Nghiên cứu Mercator về Trung Quốc nói với tờ SCMP rằng, chuyến đi của ông Vương đóng vai trò một “bài tập kiểm soát thiệt hại”. “Mục tiêu chính của Bắc Kinh là ngăn chặn việc tạo ra một mặt trận thống nhất xuyên Đại Tây Dương chống Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực 5G” – một xu thế đang xảy ra tại một số quốc gia châu Âu.
Một trong những lĩnh vực xung đột nóng nhất giữa hai siêu cường là mạng viễn thông 5G. Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành hoạt động gián điệp thông qua các linh kiện 5G (do các công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất). Đồng thời Mỹ đã gây áp lực buộc các đồng minh loại trừ chúng khỏi cơ sở hạ tầng 5G đang kiến lập.
Một số nước phương Tây, bao gồm cả Ý, đã độc lập nhận thức được nguy cơ gián điệp này. Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc và tìm cách gây áp lực buộc các nước phải mở cửa thị trường cho công nghệ của họ.
Về 5G, Rome đã chọn lập trường trung gian: không cấm hoàn toàn các công ty Trung Quốc, nhưng khiến các công ty nội địa hợp tác với họ trở nên cực kỳ khó khăn – nếu không phải là không thể – bởi phải tuân thủ các đánh giá an ninh cực kỳ chặt chẽ của Nhà nước.
Alberto Forchielli, nhà kinh tế và người sáng lập Mandarin Capital Partners lập luận: “Cần phải nói rõ ràng là từ 5G đến BRI, sẽ không có một kế hoạch nào của Trung Quốc thành công ở Ý. Ý sẽ không sử dụng công nghệ 5G của Huawei.  Với Trung Quốc, đất nước của chúng tôi nằm trong số những quốc gia mà cuộc chơi dành cho 5G của Trung Quốc đã kết thúc”.
Theo Formiche,
Đại Nghĩa dịch & biên tập

Ba Lan tái áp dụng lệnh cấm

các chuyến bay từ 46 quốc gia

Tin từ WARSAW, Ba Lan – Theo một quy định dự thảo được công bố vào hôm thứ Năm (27/8), Ba Lan sẽ cấm các chuyến bay từ 46 quốc gia, bao gồm cả Pháp và Tây Ban Nha, kể từ ngày 2 tháng 9, khi quốc gia này đối đầu với một đợt gia tăng đột biến số ca nhiễm coronavirus.
Hành động này tuân theo các biện pháp có mục tiêu nhằm giới thiệu các hạn chế đối với đời sống công cộng ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đất nước, khi chính phủ cố gắng giải quyết sự lây lan của virus mà không phải dùng đến lệnh phong tỏa hoàn toàn.
Vào tháng 3, Ba Lan đóng cửa biên giới và đình chỉ các chuyến bay để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Tuy nhiên, quốc gia này dần nới lỏng các hạn chế đối với đời sống công cộng, với các trung tâm mua sắm, khách sạn và nhà hàng đều mở cửa trở lại vào tháng Năm.
Hãng hàng không quốc gia PLL LOT của Ba Lan tiếp nối các chuyến bay quốc tế vào ngày 1 tháng 7, gần bốn tháng sau khi tạm dừng các chuyến bay này. Các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm là các điểm du lịch nổi tiếng Montenegro và Croatia, cũng như Romania, Hoa Kỳ, Israel, Mexico và Brazil. Ba Lan báo cáo 64,689 ca nhiễm coronavirus mới và 2,010 trường hợp tử vong. (BBT)

TT Belarus dọa cắt các tuyến

vận chuyển hàng hóa nếu bị cấm vận

Đối mặt với cuộc nổi dậy của quần chúng kéo dài gần ba tuần từ sau cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi, lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko hôm 28/8 đe dọa cắt các tuyến đường vận chuyển hàng hóa của châu Âu trên khắp nước ông nếu các lệnh trừng phạt được áp đặt.
Hãng tin Reuters trích lời ông Lukashenko cảnh báo ông sẽ chặn các nước láng giềng châu Âu vận chuyển hàng hóa sang Nga qua ngả Belarus, đồng thời đổi hướng hàng xuất khẩu hiện đang được vận chuyển qua các cảng ở Lithuania, một thành viên EU.
Hàng hóa từ Belarus, một quốc gia nằm sâu trong nội địa, chiếm gần một phần ba lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt và đường thủy qua các cảng của Lithuania. Belarus còn là một tuyến đường chính vận chuyển hàng hóa từ châu Âu sang Nga, và có hệ thống ống dẫn dầu để vận chuyển dầu lửa Nga sang châu Âu.
Ông Lukashenko bác bỏ cáo buộc của phe đối lập rằng ông đã có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử ngày 9/8 để kéo dài thời gian cầm quyền đã 26 năm nay.
Hàng nghìn người đã xuống đường đòi ông từ chức. Ông nói những người biểu tình được phương Tây tài trợ và cáo buộc NATO đang tập trung lực lượng ở biên giới Belarus, điều mà liên minh này phủ nhận.
Ông Lukashenko cho biết ông đã ra lệnh cho phân nửa quân đội phải trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và đồng ý với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng quân đội hai nước có thể hiệp lực trong trường hợp có mối đe dọa từ phương Tây.
Ông Lukashenko cảnh báo: “Nếu họ (lực lượng NATO) không nằm yên, chúng tôi cần dùng một nhóm lực lượng vũ trang chung, đặt trên nền tảng là quân đội Belarus. “Người Nga phải hậu thuẫn chúng tôi và theo chúng tôi.”
Theo bản tin Reuters, các nước láng giềng Lithuania, Ba Lan và Latvia đã thúc đẩy châu Âu có hành động mạnh mẽ hơn đối với ông Lukashenko. Lithuania cũng làm ông Lukashenko tức giận khi tiếp ứng cử viên tổng thống đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya, người đã chạy sang Lithuania trú ẩn sau cuộc bầu cử mà những người ủng hộ bà nói bà đã thắng.
Belarus là đồng minh thân cận nhất của Nga trong Liên Bang Xô-viết cũ, và lãnh thổ nước này là một phần trong chiến lược phòng thủ Âu châu của Moscow.
Tại Moscow, ông Lukashenko được coi là một người bạn nhưng hay gây rắc rối, và điện Kremlin phải quyết định liệu có nên hậu thuẫn ông hay không.
Hãng tin Reuters tường trình rằng trong dấu hiệu rõ nhất cho thấy Nga sẵn sàng can thiệp để giúp ông Lukashenko, hôm thứ Năm 27/8, ông Putin loan báo điện Kremlin đã thành lập một ‘lực lượng cảnh sát trừ bị’ theo lời yêu cầu của ông Lukashenko, mặc dù ông Putin nói thêm rằng lực lượng này chỉ được triển khai khi cần thiết mà thôi.
Phát biểu hôm thứ Sáu 28/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà hy vọng lực lượng này sẽ không được triển khai.
Cho tới nay, phương Tây đã hành động thận trọng, cân bằng giữa cảm tình họ dành cho phong trào thân dân chủ mới bùng ra tại Belarus, nhưng mặt khác, bày tỏ lo ngại về một hành động khiêu khích có thể khiến Nga nhảy vào can thiệp.

Mạng sống nhà chính trị đối lập Nga Navalny

không bị đe dọa, có dấu hiệu cải thiện

Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny, tuy vẫn trong tình trạng hôn mê do nghi ngờ bị đầu độc, nhưng sẽ không gặp nguy hiểm đến tính mạng và tình trạng của ông đang dần được cải thiện, phát ngôn viên của ông cho biết hôm thứ Sáu (28/8), theo Reuters.
Ông Navalny, 44 tuổi, đã được chuyển đến Đức hồi tuần trước sau khi ngã quỵ trong chuyến bay từ thành phố Tomsk đến Moscow. Hiện ông đang được điều trị tại một bệnh viện ở Berlin.
Theo Reuters,
Quý Khải dịch & biên tập

Nga chính thức công bố video

vụ thử bom hạt nhân mạnh nhất thế giới

Chính quyền Nga mới đây đã công bố một video dài 40 phút, tiết lộ nhiều chi tiết chưa được công bố trước đó về vụ thử bom hạt nhân lớn nhất lịch sử nhân loại, với sức công phá gấp 3.000 lần quả bom mà quân đội Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 – nỗi kinh hoàng mãi đeo đẳng cả thế giới.
Vào ngày 24/8, Sputnik cho biết, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngành công nghiệp hạt nhân, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom (Nga) đã công bố đoạn video dài 40 phút cho thấy những hình ảnh cực hiếm về khoảnh khắc mà Liên Xô đã thử Tsar Bomba (bom Sa hoàng) – quả bom hạt nhân có sức công phá 50 Megaton, tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ tại một hòn đảo ở Bắc Cực vào năm 1961.
Đoạn phim này tiết lộ nhiều chi tiết chưa từng được biết đến về vụ thử bom, từ việc vận chuyển bom cho tới đám mây hình nấm cao gần 10km…
Tsar Bomba là quả bom mạnh nhất lịch sử nhân loại từng được kích nổ, mạnh gấp 3.000 lần quả bom Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945, và mạnh hơn hai lần Castle Bravo – quả bom nguyên tử mạnh nhất từng được kích nổ của Mỹ vào năm 1952, với sức công phá lên tới 22 Megaton.
Đã 75 năm kể từ khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima của Nhật Bản, số người chết được ghi nhận chỉ là ước tính, nhưng người ta cho rằng khoảng 140.000 trong số 350.000 dân của Hiroshima thiệt mạng trong vụ nổ. Vụ thả bom đã mở ra chương đau thương và đen tối trong lịch sử nhân loại. Những gì đã xảy ra mãi mãi đeo đẳng nước Nhật và cả thế giới.
Rất may mắn là Tsar Bomba quá lớn để sử dụng trong thực tiễn vì những khó khăn trong việc vận chuyển cũng như lựa chọn mục tiêu, nên sau đó cũng không bao giờ được sử dụng trong chiến tranh, và cũng sẽ không bao giờ được chế tạo trở lại.
Ban đầu, Tsar Bomba được thiết kế với sức công phá 100 Megaton, nhưng sau đó đã được giảm xuống để giới hạn lượng phóng xạ phát tán ra ngoài môi trường.
Vào ngày 30/10/1961, quả bom được thả khỏi máy bay Tu-95V tại độ cao 10,5km và phát nổ khi còn cách mặt đất 4km. Sức mạnh của nó tạo ra một trận động đất 5,7 độ richter, và bán kính phá hủy lên tới 900km. Tsar Bomba tạo ra đám mây hình nấm cao tới 64km, và có thể nhìn thấy từ khoảng cách hơn 1000km.
Chấn động từ vụ nổ di chuyển quanh Trái Đất tới 3 lần. Sóng xung kích phát ra từ vụ nổ làm vỡ cửa kính và gây tiếng nổ lớn trên đảo Dikson, cách nơi thử nghiệm khoảng 800 km.
Ngay sau khi đoạn video về vụ thử bom hạt nhân được chính quyền Nga công bố, tạp chí The Drive của Mỹ đã dành riêng một bài báo đánh giá về bộ phim tài liệu này.
The Drive cho rằng, bộ phim tài liệu do Rosatom xuất bản cung cấp một “cái nhìn mới và thú vị” về các cuộc thử nghiệm này, vì trước đây chỉ có các video ngắn và ảnh chất lượng thấp về vụ nổ bom.
Lương Phong(t/h)

Lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ

đối với các công ty Trung Cộng

 có thể gây ảnh hưởng khắp châu Á

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo giới quan sát, lệnh trừng phạt mới đây của Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Cộng tham gia xây đảo trái phép tại biển Đông có thể gây ảnh hưởng lớn trên khắp châu Á, do mạng lưới hoạt động rộng lớn của các công ty này trải dài từ Sri Lanka đến Philippines.
Một số công ty Hoa Kỳ cũng có thể bị ảnh hưởng, do phải xin giấy phép trước khi bán sản phẩm cho các dự án tại châu Á có liên quan đến các công ty bị trừng phạt. Kế hoạch đường hỏa xa East Coast 10.5 tỷ của Malaysia, dự án Port City Colombo 1.4 tỷ của Sri Lanka, và dự án phi trường 10 tỷ tại thủ đô Manila của Philippines, đều thuộc nhóm dự án nước ngoài của công ty xây dựng viễn thông Trung Cộng CCCC, một trong các công ty bị Hoa Kỳ trừng phạt.
Dựa trên mức độ hiện diện của CCCC tại châu Á, giới quan sát dự đoán nhiều chính phủ và cơ quan địa phương hợp tác với CCCC trong vài ngày tới sẽ phải gấp rút tìm hiểu xem lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ được thực hiện như thế nào. CCCC cắm rễ rất sâu trong nền kinh tế châu Á do là thành viên của Sáng kiến Vành đai và Con đường, một chương trình hạ tầng trị giá nhiều tỷ Mỹ kim của Trung Cộng.
Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group vào giữa tuần này cho biết, CCCC hiện đang tham gia khoảng 923 dự án tại 157 quốc gia. Năm công ty con của CCCC đã bị đưa vào danh sách 24 công ty Trung Cộng bị Bộ Thương Mại Hoa Kỳ trừng phạt vào thứ Tư, 26 tháng 8, cấm mua hàng hóa từ Hoa
Kỳ nếu không có giấy phép. Theo lệnh của Washington, mọi dự án liên quan đến CCCC, ở hiện tại hay tương lai, đều sẽ không thể làm việc với các công ty Hoa Kỳ. (BBT)

Thủ tướng Shizo Abe từ chức:

 Sự nghiệp và câu hỏi cho Nhật Bản

Quốc Phương
Ý kiến của học giả từ Nhật Bản bình luận với BBC News Tiếng Việt về việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ‘từ chức’ vì lý do ‘sức khỏe’ cùng tác động, hệ lụy về nội trị và bang giao của Nhật Bản từ diễn biến này.
Hôm 28/8/2020, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, 65 tuổi, đã chính thức tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe.
Trong một cuộc họp báo tại thủ đô Tokyo được truyền thông, báo chí Nhật Bản đưa tin rộng rãi, nhà lãnh đạo nội các năm nay 65 tuổi tuyên bố “Tôi quyết định từ chức thủ tướng” và ông cho biết nguyên nhân là vì căn bệnh “đường ruột tái phát”.
Diễn biến này đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, cũng như tại Nhật Bản và được cho là một tin tức ‘chấn động’, mặc dù Thủ tướng Abe Shinzo nói ông sẽ tiếp tục điều hành công việc của nội các cho đến khi có tân thủ tướng thay thế.
Từ Nhật Bản, Giáo sư Hirohide Kurihara, thuộc Đại học Tổng hợp Tokyo, nhân dịp này dành cho BBC News Tiếng Việt một cuộc trả lời phỏng vấn qua bút đàm trực tiếp bằng tiếng Việt, mà trước tiên ông đề cập đâu là điều đang được công luận và các giới quan sát của Nhật Bản quan tâm và đặt ra:
Tôi cho rằng chủ yếu có hai câu hỏi sau đặt ra bởi công luận: đó là tình trạng sức khỏe của ông Abe thế nào? Xin từ chức có nghĩa là tình trạng sức khỏe “rất xấu”? Và thay ông Abe là ai?
BBC: Việc ông Abe Shinzo từ chức sẽ có tác động ảnh hưởng gì tới đối nội (chính trị đối nội)
Có lẽ không ảnh hưởng gì tới đối nội. Bởi vì Đảng Tự do dân chủ (LDP) đang chiếm đa số ghế trong Quốc hội (cả Thượng nghị viện lẫn Hạ nghị viện).
Nhưng tôi cho rằng sau khi thôi việc ông Abe sẽ vẫn giữ ảnh hưởng to lớn trong Đảng LDP.
BBC:Có thể có ảnh hưởng, thay đổi gì không tới bang giao và chính sách đối ngoại của Nhật Bản như với Trung Quốc, phương Tây, Mỹ, hai miền Triều Tiên, Asean và đặc biệt là với Việt Nam?
Theo lý do đã đề cập ở trên, tôi dự đoán trước mắt chính sách đối ngoại của Nhật Bản cũng không có gì thay đổi.
‘Tiêu diệt hết chống đối’?
BBC:Phương án nổi bật thay thế ông Abe Shinzo như thế nào? Có những ứng viên nào quan trọng và đáng kể nhất và khả năng của họ?
Ông Abe đã “tiêu diệt” những người chống đối mình trong Đảng LDP nên không có người thừa kế đáng kể. Bây giờ bên Nhật Bản đang nổi lên tên các ông sau: KISHIDA Fumio, ISHIBA Shigeru, KAWANO Taro v.v…
BBC: Mô hình, thể chế chính trị đa đảng phái của Nhật Bản và đảng cầm quyền của ông Abe Shinzo có bị ảnh hưởng gì không trước một sự thay đổi cá nhân, dù cá nhân có thể chấp chính, cầm quyền lâu năm hoặc có vị thế lớn?
Hiện nay trong Đảng LDP không có nhân sĩ nào bất động chính kiến với ông Abe nữa; ông Abe sẽ tiếp tục giữ uy tín trong Đảng LDP; còn lực lượng các đảng đối lập vẫn yếu. Vì thế nên tôi dự đoán không có sự thay đổi gì.
BBC:Các đảng đối lập hiện đang tính toán gì? Thực lực của họ ra sao?
Đáng tiếc các đảng đối lập nằm trong quá trình tổ chức lại và chưa tìm ra được trụ cột chung để tranh thủ sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Nhật Bản, dù nói chung 60 % toàn thể cử tri không ủng hộ Đảng cầm quyền.
Đáng khen cả hay có chỉ trích?
BBC:Nhìn lại sự nghiệp làm Thủ tướng của ông Abe Shinzo qua mấy nhiệm kỳ cho tới nay, ông được khen ngợi cả, hay là có bị chỉ trích gì không? Nếu có, thì chỉ trích đó là gì?
Ông Abe tự hào là sau khi ông được bầu làm Thủ tướng tình hình kinh tế ở Nhật Bản đã khá lên nhiều, nhưng qua cuộc sống thực tế tôi không bao giờ cảm thấy như ông Abe.
Ông Abe không đầu tư nhiều vào lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa. Có lẽ hậu quả đó sẽ dần dần hiện lên trong tương lai không xa.
Ông hay tỏ ra thái độ coi thường các đảng đối lập. Tôi cho rằng đó là hành động làm hỏng nền tảng của thể chế dân chủ: đó là kính trọng nhau mặc dù lập trường và chính kiến khác nhau.
Ông Abe có mặt mơ hồ về ranh giới giữa quan hệ cá nhân – bạn bè và quan hệ ngoại giao, tuy vậy ông là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên giữ lại lập trường dứt khoát đối với các yêu cầu và hành động vô lý của Hàn Quốc.
BBC: Về vấn đề sức khỏe và từ chức của lãnh đạo cấp cao (ở đây là chức Thủ tướng ở Nhật Bản), cách mà ông Abe Shinzo chọn từ chức trong văn hóa chính trị Nhật Bản, Giáo sư có so sánh gì với Việt Nam hay không, như đương kim Tổng Bí thư ĐCSVN và Chủ tịch nước Việt Nam được cho là có vấn đề sức khỏe trong vòng 2 năm qua và khá vắng mặt trước công chúng?
Cái đó thì chúng ta hỏi ông Nguyễn Phú Trọng mới biết được. Tuy vậy ta nên suy ngẫm: tại sao ông Trường Chinh (cố Tổng Bí thư của đảng CSVN) đã xóa bỏ chế độ chung thân (hết đời) đối với lãnh đạo cao cấp.
‘Chính trị gia cũng là con người’
BBC:Giáo sư có bình luận gì về cách thức thông tin về sức khỏe của lãnh đạo hay yếu nhân tại Nhật Bản khi họ đang tại chức?
Các nhà chính trị (nghị sĩ) cũng là con người. Họ có quyền lựa chọn: thôi việc hay tiếp tục. Chúng ta cần tạo ra môi trường để họ có thể quyết định tương lai của họ.
BBC:Ông có dự báo gì thêm về tình hình chung của Nhật Bản trong thời gian tới đây, hậu Abe Shinzo? Ngoài ra, việc thay thế (tạm thời) hay chính thức (qua bầu cử, hiệp thương trong đảng, liên đảng) có thể nhanh, chậm hay không và thế nào?
Theo tôi, trong nhiệm kỳ 8 năm của ông Abe nhiều vấn đề nghiêm trọng như tài chính, giáo dục, phúc lợi, v.v… chưa được giải quyết mà cứ để lại. Đồng thời rõ ràng là Đảng LDP chiếm nhiều ghế nhưng không có khả năng giải quyết vấn đề.
Còn bên Nhật chưa có thế lực thay thế LDP. Cũng tại cử tri như chúng tôi. Có lẽ chúng tôi sẽ phải đối xử với tình trạng đầy khó khăn và gian khổ trong tương lai không xa.
Giáo sư Hirohide Kurihara làm việc tại Đại học Tổng hợp Tokyo, ông đồng thời là nhà nghiên cứu châu Á và Việt Nam học, ông cũng quan tâm và có các nghiên cứu về văn hóa chính trị, vai trò cá nhân cấp cao và tập thể trong lãnh đạo chính trị, cầm quyền, ông đồng thời có các nghiên cứu về chính trị, bang giao, xung đột khu vực, trong đó có khảo cứu về chiến tranh biên giới Trung – Việt.

Nhật Bản: Đảng bảo thủ bắt đầu

tìm người kế nhiệm thủ tướng Shinzo Abe

Anh Vũ
Một ngày sau khi thủ tướng Nhật thông báo quyết định từ chức vì lý do sức khỏe, hôm nay 29/08/2020, đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ (LPD) đang gấp rút chọn người kế tục ông Shinzo Abe từ nay đến ngày 15/09. Theo hãng tin Kyodo, truyền thông Nhật đã nêu ra 5 nhân vật có nhiều khả năng được chọn.
Đảng bảo thủ nắm quyền gần như liên tục trên chính trường Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế Chiến luôn duy trì một đường lối chính trị nhất quán, không có gì khác biệt với đường lối của chính phủ Shinzo Abe trong gần 8 năm qua.
Thông tín viên RFI tại Tokyo, Frédéric Charles nhận định:
Bao trùm chính trường Nhật là các dòng tộc chính trị của đảng bảo thủ. Người ông và ông chú của Shinzo Abe đều từng là thủ tướng. Các triều đại như vậy ngự trị ở Nhật, bầu ra lãnh đạo của đảng, và khi nắm chính phủ, thì các thủ tướng đều có đường lối chính trị giống nhau. Họ đều là những người tân bảo thủ ủng hộ duy trì liên minh với Hoa Kỳ.
Nếu có sự khác biệt giữa các ứng viên tiềm năng kế tục ông Shinzo Abe thì đó là ở tính cách của mỗi người. Ông Shigeru Ishiba, cựu bộ trưởng được đánh giá thuộc phái diều hâu. CònTaro Kono, đương nhiệm bộ trưởng Quốc Phòng, tốt nghiệp đại học Georgetown có lẽ là nhân vật cải cách.
Cựu thủ tướng từ 2006 đến 2007, Yoshihide Suga, cũng có thể cho là có khả năng, giống như ông Taro Aso, hiện đang là bộ trưởng Tài Chính. Còn ông Fumio Kishida, ngoại trưởng thì bị nhiều người chê là rụt rè và thiếu sức cuốn hút.
Sau khi bầu ra một người lãnh đạo, đảng bảo thủ chỉ định người này làm thủ tướng dựa trên đa số họ chiếm ở Nghị Viện. Về phần mình, ông Shinzo Abe muốn bảo đảm người kế tục sẽ bảo vệ ông khỏi những vụ kiện tụng có thể xảy ra vì những bê bối tham nhũng tích tụ trong 8 năm cầm quyền ở Nhật Bản.

Biến mất khỏi công chúng hơn 1 tháng, em gái

Kim Jong Un đang nắm thêm nhiều quyền lực?

Quý Khải
Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un – Kim Yo Jong – đã biến mất khỏi công chúng trong hơn 1 tháng. Đây có thể là một dấu hiệu khác cho thấy cô Kim đã nắm quyền kiểm soát nhiều hơn trong chính quyền, theo Fox News dẫn quan điểm của một chuyên gia.
Em gái nhà độc tài Bắc Triều Tiên, người đã không xuất hiện trước công chúng trong hơn 1 tháng kể từ ngày 27/7, có thể đang tỏ ra kín tiếng để giảm nhẹ các đồn đoán cho rằng anh trai cô đã nhượng lại một số quyền hành, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin.
Sự vắng mặt của cô Kim diễn ra khi tình báo Hàn Quốc tiết lộ cô hiện đang là “người nắm thực quyền chỉ huy thứ hai”, tuy rằng cô Kim chưa được chỉ định là người kế nhiệm anh trai do các đồn đoán về sức khỏe của nhà lãnh đạo.
Các chuyên gia tin rằng cô Kim đang né tránh ánh mắt của công chúng vì e ngại những đồn đoán từ bên ngoài về địa vị của cô  trong chính quyền họ Kim.
“Trong quá khứ, ai cũng sẽ phải rời vị trí của họ ngay sau khi được coi là nhân vật số 2 ở Bắc Triều”, Giáo sư Đại học Hàn Quốc Nam Sung-wook trao đổi với tờ báo.
“Ở bề mặt cũng cần phải có sự phù hợp [trong tần suất xuất hiện trước công chúng. Kim Yo Jong không thể xuất hiện trước công chúng với tần suất nhiều hơn Kim Jong Un] , mặc dù Kim Yo Jong là một thành viên trong gia tộc họ Kim”.
Lần cuối cùng Kim Yo Jong xuất hiện trước công chúng là khi cô đứng đằng sau anh trai hồi tháng trước khi nhà lãnh đạo Triều Tiên tặng những khẩu súng lục cho các tướng lĩnh quân đội nhân kỷ niệm 67 năm ngày đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên.
Nhưng cô này đã không xuất hiện trong các bức ảnh được nhà nước công bố hôm thứ (25/8) chụp Kim Jong Un tại một cuộc họp cấp cao thảo luận các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và ứng phó với bão Ba Vì.
Các bức ảnh này được truyền thông Triều Tiên công bố sau khi một cựu quan chức Hàn Quốc tuyên bố nhà độc tài đã rơi vào trạng thái hôn mê.
Kim Yo Jong cũng vắng mặt trong các cuộc họp khác trong mùa hè này, mặc dù cô hiện là thành viên dự khuyết của Bộ Chính trị, cơ quan cấp cao của đảng cầm quyền Triều Tiên, CNN đưa tin.
Các chuyên gia cho biết sự vắng mặt này là bất thường, nhưng có thể là do cô này đang bận giải quyết các công việc khác.
Theo Fox News,
Quý Khải dịch & biên tập

Nhân sĩ chống Bắc Kinh nổi tiếng

người Đài Loan bị mưu sát

Tâm Thanh
Vào lúc 2h sáng ngày 28/8, một nhân sĩ chống Bắc Kinh nổi tiếng người Đài Loan, giám đốc câu lạc bộ thể hình Trần Chi Hán đã bị bắn hai phát đạn vào người trong một vụ ám sát hụt. Cựu Ủy viên Lập pháp của đảng Sức mạnh Thời đại Hoàng Quốc Xương tuyên bố trên Facebook rằng, tình tiết vụ án lần này
không đơn giản, vụ nổ súng tuyệt đối không phải chỉ là lời cảnh cáo thế lực thân Bắc Kinh như các phương tiện truyền thông đưa tin.
Sáng sớm ngày 28/8, ông Trần Chi Hán, giám đốc Câu lạc bộ thể hình Thành Cát Tư Hãn ở Đài Loan đã bị bắn 2 phát trước trung tâm thể dục trên đường Nhân Ái, quận Lâm Khẩu, thành phố Tân Bắc. Bắp tay phải và đùi phải của ông bị trúng đạn. Sau đó, ông đã phát live nói với người hâm mộ rằng, nếu như lần này gặp bất hạnh, mong mọi người hãy tiếp bước tinh thần của mình, mong mọi người có thể thay ông chăm sóc vợ con và mẹ già.
Cùng ngày (28/8), ông Hoàng Quốc Xương, cựu Ủy viên Lập pháp đảng Sức mạnh Thời đại, đã công bố hai video về vị giám đốc này trên Facebook, nói rằng vị giám đốc này đã bị bắn vào tay và chân, phần lớn các báo cáo trên phương tiện truyền thông chỉ ra rằng vụ việc lần này là có ý cảnh cáo. Tuy nhiên, khi xem đoạn video được camera quay lại trực tiếp nơi hiện trường, thấy rằng nhiều phát súng liên tiếp nhắm thẳng vào người vị giám đốc khi ông vừa mới bước lên xe, chẳng qua những phát súng đó không bắn trúng chỗ yếu hại mà thôi. Đoạn video cho thấy rõ ràng rằng, số phát súng nhắm thẳng vào người như vậy không phải chỉ là bắn cảnh cáo.
Ông Hoàng Quốc Xương và vị giám đốc này là những người công khai chống lại chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phản đối các kênh “truyền thông đỏ” phá hoại nền dân chủ của Đài Loan, ủng hộ phong trào phản đối “Đạo luật dẫn độ” của người dân Hồng Kông. Ngày 23/6/2019, hai người đã phát động diễu hành “phản đối truyền thông thân Trung Quốc” ở Đại lộ Ketagalan – con đường ở quận Trung Chính ở Đài Bắc, Đài Loan, giữa Tòa nhà Tổng thống và Cổng Đông. Đảng đoàn Viện lập pháp Sức mạnh Thời đại cho biết cuộc diễu hành ở Đại lộ Ketagalan đã có mấy trăm nghìn người tham gia. Hoàng Quốc Xương quan tâm tình hình sức khỏe của vị giám đốc này trên Facebook: “May thay ca phẫu thuật đã kết thúc thuận lợi, giờ đang chờ hồi phục. Cảm ơn nhân viên y tế đã cực nhọc”.
Sau trường hợp vị giám đốc bị bắn, một thanh niên đã mang theo khẩu súng đến đồn cảnh sát đầu thú. Sở cảnh sát chính đã ra thông báo sẽ thành lập một đội đặc nhiệm, hứa rằng sẽ điều tra động cơ gây án của hung thủ và nguồn gốc của khẩu súng đến cùng.
Theo Diệp Tử Vi, Epochtimes.com
Tâm Thanh biên dịch

Đài Loan thu hút ký giả nước ngoài vì tự do báo chí

Từ đầu năm tới nay, Đài Loan cho đăng ký 22 ký giả nước ngoài, trong đó có một số bị cấm hoạt động tại Trung Quốc, những người tìm tới Đài Loan vì nền tự do báo chí ở đây.
Các nhà báo tới Đài Loan đăng ký hành nghề “vì chúng tôi cung cấp tự do ngôn luận và tự do báo chí và tôn trọng việc thực thi những quyền này,” Bộ Ngoại giao Đài Loan nói với VOA.
Trung Quốc theo dõi các nhà báo, kiểm duyệt internet và trục xuất một vài phóng viên Mỹ trước đây trong năm.
Trong số 22 nhà báo vừa đăng ký ở Đài Loan có 7 người trước đây làm việc tại Trung Quốc, trong đó có một số bị trục xuất khỏi Bắc Kinh hồi tháng 3 vì đăng tải những nội dung chính phủ Trung Quốc bất bình. Các nhà báo bị trục xuất này làm việc cho báo New York Times và Wall Street Journal.
“Hậu quả của lệnh trục xuất của chính phủ Trung Quốc, chúng tôi phải tái phối trí những nhà báo bị ảnh hưởng đến những nơi khác trong vùng, trong đó có Đài Bắc,” bà Danielle Rhoades Ha, phó chủ tịch truyền thông của New York Times nói.
Trung Quốc và Đài Loan mỗi bên đều tự trị nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và đe dọa dùng vũ lực để thống nhất.
Săn tin Trung Quốc
Các nhà báo nước ngoài thường thích có trụ sở tại Bắc Kinh để săn tin của chính phủ và tham dự các sự kiện ngoại giao quan trọng. Phóng viên tại Đài Loan tường trình về Trung Quốc phải dùng internet và thỉnh thoảng tới Trung Quốc nếu được phép.
Cả hai nơi đều cùng một múi giờ và một chuyến bay từ Đài Loan đến Trung Quốc chỉ mất khoảng 80 phút. Các chuyến bay từ Đài Loan đến các thành phố lớn Đông Nam Á mất từ 2 đến 4 tiếng. Nhật Bản và Hàn Quốc cách Đài Loan khoảng 3 giờ.
“Cho dù họ cách xa Trung Quốc, họ vẫn có thể làm nhiều cuộc phỏng vấn nghiên cứu trên internet,” phó giáo sư báo chí tại Trường đại học Quốc gia Đài Loan Ku Lin-lin nói.
Phóng viên tại Trung Quốc gặp nguy cơ bị công an theo dõi và đôi khi bị bắt giữ khi tường trình về những câu chuyện chính trị nhạy cảm. Đảng Cộng sản và các cơ quan chính phủ Trung Quốc “từ lâu đã tìm cách ảnh hưởng đến tranh luận công khai và tường thuật của truyền thông” trong nước “qua việc cản trở nhà báo nước ngoài,” tổ chức Freedom House nói trong một cuộc nghiên cứu năm nay.
Mười năm qua đã chứng kiến việc “nới rộng đáng kể những nỗ lực định hình nội dung truyền thông,” cuộc nghiên cứu nói.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đôi khi cho người bí mật theo dõi phóng viên nước ngoài, ông George Hou, giảng viên truyền thông đại chúng tại đại học I-Shou ở Đài Loan nói.
“Họ sẽ chỉ định một số người giám sát hay theo dõi bạn,” ông Hou nói.
Là một nền dân chủ, Đài Loan cho phép phóng viên tường trình bất cứ đề tài nào và phỏng vấn bất cứ ai. Phúc trình năm 2020 của Fredom House về tự do toàn cầu xếp Đài Loan trong số các nơi tự do nhất tại Châu Á.
Ông James Gomez, giám đốc khu vực của Trung tâm Châu Á, có trụ sở tại Bangkok, nói: “Tôi nghĩ Đài Loan cũng muốn làm gương cho những nước khác, do đó Đài Loan muốn làm thực sự, không chỉ hứa suông.”
Tổng cộng có 114 nhà báo từ 68 hãng tin nước ngoài đang hành nghề tại Đài Loan.
Nguy cơ Hong Kong
Vẫn theo lời ông Gomez, các hãng tin chú trọng đến tin tức châu Á thường đặt các phóng viên tại Hong Kong, Bangkok hay Singapore, trừ những ký giả tường trình về Nhật Bản hay Triều Tiên, Hàn Quốc.
Hong Kong, Bangkok hay Singapore đứng trên Đài Loan, ông nói, dù các phóng viên cố tránh tường trình về Thái Lan hay Singapore khi đặt trụ sở tại đây-để phù hợp với các yêu cầu của chính phủ.
Phóng viên nước ngoài tại Hong Kong có nguy cơ bị từ chối visa do một đơn vị an ninh quốc gia mới nằm dưới Cục Di trú của Trung Quốc, các hãng tin tại Hong Kong đưa tin.
“Bạn có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào,” ông Cedric Alviani, giám đốc văn phòng Đông Á của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, nói.
“Việc xin tái cấp visa của bạn có thể bị từ chối. Đây là đe dọa chính cho sự ổn định của hoạt động.”
Tuy nhiên, nhiều người tại Đài Loan thiếu kỹ năng tiếng Anh và những hiểu biết sâu rộng về quốc tế khiến các ký giả chọn Hong Kong hay Singapore, ông Ku nói. Và Đài Loan có thể cần luật mới để làm dịu tiến trình pháp lý cho những hãng tin hy vọng mở các văn phòng tin tức, theo lời ông Gomez.
Phóng viên tường trình về Trung Quốc từ Đài Loan cuối cùng sẽ thấy công việc của họ gặp trở ngại vì thiếu mặt đối mặt với những nguồn tin tại Trung Quốc trừ phi họ thỉnh thoảng sang Trung Quốc, ông Ku nói thêm. Những người không có visa Trung Quốc sẽ phải nạp đơn xin bên ngoài Đài Loan (vì Đài Loan thiếu dịch vụ lãnh sự Trung Quốc) và có nguy cơ bị bác.

Tác phẩm “linh hồn bất tử”

củng cố tinh thần cho người dân Hồng Kông

Từ trước đến nay, Hồng Kông luôn mang một tinh thần độc đáo, sức mạnh của sự quyết tâm và kiên định. Chính vì tinh thần này, mà những quan chức độc tài của ĐCSTQ đã dốc lực đàn áp người dân tại đặc khu, kể từ khi họ được bàn giao lại cho Đại lục vào những năm 1990.
Thời điểm hiện tại, có thể nói người dân Hồng Kông vẫn được một chút tự do, nhưng tinh thần của đặc khu thì đang trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Soul Forever (Linh hồn tất tử) là một tác phẩm mới của nhà điêu khắc Ben Li tại thành phố Toronto. Vị nghệ nhân làm ra tác phẩm này với hy vọng tinh thần tự do của đặc khu sẽ được trường tồn mãi mãi.
Tác phẩm biểu thị cho tinh thần bất diệt của Hồng Kông
Bức tượng là hình ảnh một người phụ nữ đang giơ chiếc ô không da, dưới chân cô là một đứa trẻ đang che mặt lại. Người phụ nữ ăn mặc rất giản dị, với một chiếc mũ lưỡi trai và quần jean ống bó, các chi tiết được điêu khắc rất tinh xảo. Từng nếp nhăn trên chiếc quần của cô cho thấy kỹ thuật điêu khắc vô cùng có tâm của vị nghệ nhân.
Khuôn mặt của cô ấy trông bi tráng, nổi bật đến nỗi có thể lấy đi nước mắt của người xem, và dường như gợi liên tưởng đến khuôn mặt bình thản trong tác phẩm Thánh Michael của nghệ sĩ Raphael.
Nhưng thay vì dùng kiếm chém chết con Rồng bại trận trên mặt đất giống kiệt tác thời phục hưng, nữ anh hùng người Hồng Kông lại đang đối mặt với con Rồng của ĐCSTQ chỉ với một chiếc ô không da, để bảo vệ bản thân khỏi sự áp bức từ trên giáng xuống.
Chiếc ô đã trở thành biểu tượng cho sự phản kháng của người dân Hồng Kông, biểu thị cho cách phòng vệ phổ biến nhất, mà người dân làm để bảo vệ mình khỏi hơi cay. Bên cạnh đó, bức tượng cũng được lấy cảm hứng một phần từ loạt series tranh biếm họa nổi tiếng – “Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng” của họa sĩ Guo Jingxiong.
Các tác phẩm này cũng khắc họa hình ảnh, mang tính biểu tượng của người dân Hồng Kông khi đối mặt với sự áp bức, bạo lực từ phía cảnh sát trong nửa cuối năm 2019. Tiêu đề của series cũng chính là khẩu hiệu chính thức của các nhà hoạt động Hồng Kông.
Sơ lược về vị nghệ nhân tài ba
Ben Li là một nhà điêu khắc nổi tiếng thế giới, sinh ra tại Trung Quốc và hiện đang sống ở Toronto. Studio của ông đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật, cũng như công trình điêu khắc lớn.
Lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Ben Li sở hữu tấm bằng điêu khắc của Học viện Mỹ thuật Trung ương tại Trung Quốc. Sự nghiệp 27 năm đã giúp ông gặt hái được khá nhiều giải thưởng.
Vị nghệ sĩ chia sẻ: “Một năm đã trôi qua kể từ khi phong trào biểu tình tại Hồng Kông diễn ra. Là một nghệ sĩ, tôi cảm thấy mình cần phải tái hiện lại những khoảnh khắc lịch sử của công lý này”.
“Linh hồn bất tử” là phát súng đầu tiên cho hàng loạt những tác phẩm điêu khắc sẽ được ra mắt trong thời gian tới, đề cập đến phong trào biểu tình tại Hồng Kông năm 2019.
Năm 2020, cùng thời điểm Ben Li công bố tác phẩm “Linh hồn bất tử”, chính quyền Bắc Kinh đã thi hành cuộc tấn công, đàn áp quyền tự do tại Hồng Kông.
Hồng Kông và những ngày đen tối
Ngày 30/6/2020, sấm chớp, mưa đá đã ập đến và càn quét Bắc Kinh. Được ví như những nhà khoa học điên rồ trong một bộ phim kinh dị – dường như ĐCSTQ đã gói lại toàn bộ cơn thịnh nộ của thiên tai đó và đem chúng sang Hồng Kông, dưới hình thức Luật An ninh Quốc gia, gây chấn động dư luận thế giới.
ĐCSTQ ngang nhiên vi phạm Tuyên bố chung Trung-Anh được ký kết năm 1984, nhằm bàn giao một cách ôn hòa Hồng Kông từ Anh về tay Trung Quốc. Tuyên bố này là một lời cam kết, nhằm thi hành chính sách “một quốc gia, hai chế độ” trong thời gian tối thiểu là 50 năm.
Tuy nhiên, ĐCSTQ đã tuyên bố rằng kể từ ngày 1/7/2020, Hồng Kông sẽ nằm dưới quyền kiểm soát độc tài của họ.
Tuyên bố cực đoan của ĐCSTQ cùng với tình trạng hỗn loạn của đại dịch COVID-19, đã khiến cộng đồng quốc tế lo lắng, đặc biệt là Anh – quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo chính quyền Trung Quốc giữ đúng lời hứa 50 năm của họ.
Khi ĐCSTQ thông qua dự luật và ban hành lệnh cấm biểu tình, đã có rất nhiều người bày tỏ sự quan ngại, lo lắng cho tương lai đặc khu.
Bình minh ngày 1/7/2020, người dân Hồng Kông đã lần lượt đổ ra đường, ước tính lên đến hàng trăm nghìn người tay trong tay đoàn kết, mặc cho nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19 chết người, cũng như bị xịt hơi cay và đối mặt với sự tàn bạo của cảnh sát. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang và cầm ô, nhiều người mặc áo đen thể hiện sự phản kháng, và tay giơ cao biểu ngữ.
Lực lượng cảnh sát được điều phối đến mọi ngóc ngách, con phố, mang theo dùi cui và lá chắn chống bạo động. Xe pháo nước và hơi cay đã được chuẩn bị để sẵn sàng tấn công người biểu tình.
Mặc dù đã có hàng nghìn người bị bắt giữ, và rất nhiều người biểu tình mất tích không rõ nguyên nhân, nhưng người dân vẫn tiếp tục đấu tranh, đối đầu với chính quyền độc tài áp bức.
Ngày 2/7/2020, chính quyền Hồng Kông đã đưa ra một tuyên bố chính thức rằng: Bất kỳ ai sử dụng khẩu hiệu “Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng” đều có thể bị truy tố theo Luật An ninh Quốc gia.
Tiếng nói của những người yêu Hồng kông
> Ngày 10/8, Chu Đình (Agnes Chow) là một trong số các nhà hoạt động nhân quyền đã bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia. Ngay sau khi được tại ngoại, Chu Đình đã phát video trực tiếp lên YouTube, kêu gọi người dân Hồng Kông giữ vững lập trường kiên định, và không nên đánh giá thấp sức mạnh của chính mình.
> Cùng ngày 10/8, Jimmy Lai (Lê Trí Anh) – nhà sáng lập công ty truyền thông Apple Daily cũng bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia mới. Sau hơn 40 tiếng bị tạm giam, ông Lê được tại ngoại. Ông cũng tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng cho quê hương của mình.
“Tôi biết mình đang làm điều đúng đắn, cảm xúc này là vô giá, nhất là với một người sắp đi tới ngưỡng cuối của cuộc đời mình. Nếu một người như vậy mà biết rằng mình đang làm điều đúng đắn, thì dù cho điều đó khó khăn hay nghiêm trọng đến như thế nào, anh ta vẫn sẽ cảm thấy bình yên, thậm chí hạnh phúc. Nơi đây đối tốt vô cùng với tôi, nên tôi cần phải làm và nên làm điều gì đó chính đáng cho nó. Đây là quê hương của tôi, nơi nuôi dưỡng tôi đến ngày hôm nay, và là nơi cho tôi tất cả mọi thứ”, ông xúc động.
> Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông – Hoàng Chi Phong cũng tuyên bố: “Tôi sẽ tiếp tục bảo vệ Hồng Kông – quê hương của mình – cho đến khi họ buộc được tôi im lặng và loại bỏ được tôi ra khỏi vùng đất này”.
Tất cả họ đều cho biết, dù đối mặt với sự đe dọa của chính quyền, nhưng họ vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh, và sẽ không chùn bước.
Từ khi các cuộc biểu tình diễn ra, tính đến nay đã có 400 người bị bắt giữ, và 10 trường hợp bị truy tố vì vi phạm luật an ninh quốc gia. Tuy nhiên, người dân Hồng Kông không đơn độc. Dư luận trên khắp thế giới đang chung tay tiếp thêm sức mạnh cho họ, và Ben Li là một trong số đó.
Việt Anh (Theo Magnifissance)

Thăm châu Âu: ‘Sói chiến’ Vương Nghị

bị người Hoa gọi là ‘cẩu nô tài’

Phụng Minh
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đang lâm vào tình cảnh “chuột băng qua đường, người người gọi đánh” khi đi tới đâu cũng bị người Hoa hải ngoại tới biểu tình mắng nhiếc.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, được mệnh danh là “chiến lang quan” (nhà ngoại giao sói chiến) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đang thăm 5 nước châu Âu. Ông không chỉ nhận được sự tiếp đón lạnh nhạt từ nhiều chính trị gia mà còn liên tục bị chất vấn về nhân quyền ở Đại lục. Hơn thế nữa, Vương Nghị đi đến đâu cũng xuất hiện cảnh “chuột băng qua đường, người người gọi đánh” rất đáng xấu hổ.
Những người Hồng Kông lưu vong ở châu Âu, các nhà dân chủ đại lục, các nhóm người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và nhóm phản đối khác liên tục lên tiếng. Một số người hô vang: “Vương Nghị cẩu nô tài” và “Đả đảo ĐCSTQ!”
Theo báo cáo toàn diện của các phương tiện truyền thông, Vương Nghị đã đến thăm 5 quốc gia châu Âu gồm Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức từ ngày 25/8 đến ngày 1/9.
Khi Vương Nghị đến thăm Ý trong chuyến dừng chân đầu tiên, Thủ tướng Giuseppe Conte của nước này đã từ chối gặp Vương Nghị và hai bên chỉ có một cuộc trò chuyện ngắn qua điện thoại. Bộ trưởng Ngoại giao Di Maio cho biết sau cuộc gặp với Vương Nghị rằng ông đã đề cập đến vấn đề Hồng Kông với Vương Nghị và nhấn mạnh rằng các quyền và tự do của người dân Hồng Kông phải được tôn trọng.
Trong khi Vương Nghị ở Ý, La Quán Thông (Nathan Law), nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông sống ở Anh đã đến Rome để phản đối. La Quán Thông đã gặp gỡ nhóm nghị sĩ Ý tại Rome và tổ chức một cuộc họp báo tại Rome để lên án ĐCSTQ.
Ở phía bên kia tòa nhà của Bộ Ngoại giao Ý, hàng chục học viên Pháp Luân Công địa phương đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Các biểu ngữ như “Dừng ngay cuộc đàn áp Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, và “Ngừng mổ cướp nội tạng sống” đã được treo tại hiện trường.
Tại cuộc họp báo ngày hôm đó, các nghị sĩ Lucio Malan, Federico Mollicone, và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Giulio Terzi di Sant’Agata cùng đại diện của Đảng Cấp tiến Bất bạo động xuyên quốc gia Laura Harth đều lên án những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ .
Cùng ngày, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cũng đã gặp Vương Nghị tại Rome, ông Champagne yêu cầu Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức cho hai công dân Canada bị bắt và bày tỏ sự phản đối của Canada đối với các vấn đề của Hồng Kông ở Trung Quốc .
Điểm dừng chân thứ hai trong chuyến thăm châu Âu của Vương Nghị là Hà Lan. Đại diện Hà Lan Martijn van Helvert đã đăng trên mạng xã hội rằng Vương Nghị sẽ đến để cứu vãn mối quan hệ giữa hai nước và ông này sẽ được mời ngồi vào Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện. Các chủ đề tham luận bao gồm “Đài Loan, Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ và tín đồ Cơ đốc bị đàn áp ở Trung Quốc”.
Trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok cũng bày tỏ quan ngại về quyền tự chủ của Hồng Kông và các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Ông nói rằng việc Hồng Kông bắt giữ các nhà báo và các thành viên của Hội đồng Lập pháp, cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp bị hoãn một năm và việc Bắc Kinh thực thi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông đều đáng lo ngại. Ông cũng bày tỏ sự quan tâm về sự đàn áp tự do tôn giáo của Trung Quốc, bao gồm tình hình của người Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Phật giáo Tây Tạng, cũng như người Duy Ngô Nhĩ.
Vương Nghị đã gặp phải nhiều cuộc biểu tình ở Hà Lan. Hơn 70 người Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở Hà Lan, hơn 10 người Trung Quốc bất đồng chính kiến và một số người Hồng Kông có mặt trên quảng trường trước tòa nhà Bộ Ngoại giao Hà Lan ở The Hague, bao gồm cả chi nhánh Hà Lan của Mặt trận dân tộc Trung Quốc toàn thế giới và chi nhánh Hà Lan của Hội người Duy Ngô Nhĩ toàn cầu cũng đã tham gia vào các cuộc biểu tình.
Có người đã dơ cao biểu ngữ “Lật đổ chế độ tham nhũng của ĐCSTQ”, “ĐCSTQ tham nhũng, người dân phải chịu khổ”, “Tự do, dân chủ lật đổ ĐCSTQ” và các biểu ngữ khác khác bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hà Lan được giơ lên: “Virus Trung cộng (còn được gọi là virus Corona mới, COVID-19)”; virus CCP”.
Những người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu như “Vương Nghị về nước đi”, “Vương Nghị cẩu nô tài” và “Đả đảo ĐCSTQ!”.
Vương Nghị đã đến thăm Na Uy vào ngày 27 và gặp Thủ tướng Erna Solberg cùng Ngoại trưởng Ine Eriksen Søreide. Secretchina dẫn lời bà Søreide nói, khi Vương Nghị tới gặp mặt, cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ đã ở sẵn trên bàn.
Tại Na Uy, Vương Nghị cũng vấp phải sự phản đối của đám đông.
Ông này đã đến Pháp vào ngày 28. Tổng thống Pháp Macron đã gặp riêng Vương Nghị. Không chỉ giới quan sát nói rằng cuộc gặp riêng của Macron với Vương Nghị không phù hợp với nguyên tắc ngoại giao đồng cấp, mà các tổ chức Duy Ngô Nhĩ địa phương và các tổ chức bảo vệ Hồng Kông cũng đều dồn dập yêu cầu ông Macron quan tâm đến nhân quyền ở Trung Quốc.
Điểm dừng chân cuối cùng của Vương Nghị sẽ là Berlin, Đức. Trước khi ông đến, nhiều nghị sĩ Đức đã tuyên bố rằng nước này không thể nhượng bộ ĐCSTQ trong vấn đề Hồng Kông.
Theo Yan Qingliu, Secretchina
Phụng Minh biên dịch

Lập luận không tưởng

nhưng nguy hiểm của học giả Trung cộng

Hoàng Văn Việt
Zhao Weihua được cho là Giáo sư từ Đại học Quảng Đông đã tung ra một lập luận không tưởng về cái gọi là “có một thỏa thuận tồn tại ngay trong suy nghĩ của lãnh đạo Việt Nam”. Theo đó, nếu Trung Quốc cam kết không dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa do Việt Nam đang quản lý, thì Việt Nam sẽ không đề cập đến chủ quyền của mình ở Hoàng Sa.
Theo truyền thông quốc tế, Triệu Úy Hoa (Zhao Weihua) được cho là Giáo sư từ khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quảng Đông, Trung Quốc, vừa qua đã lặp lại các quan điểm cũ trước đây về vấn đề chủ quyền liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, gây chú ý cho một số nhà quan sát. Theo một tài liệu dài 20 trang, ông Triệu cho rằng Hà Nội có thể sẽ nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh.
Không chỉ không tưởng
Ông Triệu đã bịa đặt ra những lập luận không tưởng về cái gọi là “có một thỏa thuận tồn tại ngay trong suy nghĩ của lãnh đạo Việt Nam”. Theo đó, nếu Trung Quốc cam kết không dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa do Việt Nam đang kiểm soát, thì Việt Nam sẽ không đề cập đến chủ quyền của mình ở Hoàng Sa hoặc sẽ không sử dụng Hoa Kỳ để can thiệp vào tranh chấp Việt – Trung.
Nói cách khác, ông Triệu Uý Hoa cho rằng Việt Nam có khả năng nhượng bộ chủ quyền tại Hoàng Sa để củng cố các vị trí của mình trên quần đảo Trường Sa, đồng thời nhượng bộ một cách có giới hạn ở Trường Sa liên quan đến đường phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) từ đường bờ biển của Việt Nam. Ông Triệu còn cho rằng Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, mà chỉ dùng chủ đề này như một công cụ để gây áp lực lên Trung Quốc.
Theo lập luận chẳng có cơ sở nào chống lưng của ông Triệu, trước năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các vùng nước xung quanh. Trao đổi với truyền thông quốc tế, Giáo sư Carl Thayer từ Úc nói rằng dựa trên thực tế trong suốt thời gian
dài từ năm 2009, ông từng tham dự 75 hội nghị và hội thảo quốc tế về Biển Đông ở 20 quốc gia trên thế giới, đồng thời gặp gỡ và tổ chức nhiều cuộc thảo luận với các học giả Trung Quốc, ông cho rằng quan điểm của GS. Triệu về khả năng Việt Nam nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa chỉ là thiểu số.
GS. Thayer khẳng định: “Nói cách khác, ông Triệu là nhà phân tích học thuật duy nhất đã lập luận rằng Việt Nam sẽ từ bỏ yêu sách của mình đối với Hoàng Sa để đạt được thỏa hiệp với Trung Quốc về Trường Sa. Một đề xuất như vậy trong bối cảnh hiện nay là không tưởng tại Việt Nam”. Giới am hiểu thời sự về biển đảo ở Việt Nam chắc chắn cũng sẵn sàng chia sẻ quan điểm này của ông Thayer. Lý lẽ của ông Triệu chỉ là một thủ đoạn tung hỏa mù, một hình thức tung tin thất thiệt nhằm đánh lạc hướng dư luận.
Một sự thật hiển nhiên được rộng rãi giới học giả quốc tế thừa nhận, nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này đã và đang được nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế và nhiều nhà khoa học khẳng định.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành – nguyên tắc chiếm hữu thật sự – của Công pháp quốc tế. Suốt trong nhiều thế kỷ, đặc biệt từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua các triều đại khác nhau, Nhà nước Đại Việt đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền.
… mà còn dối trá và nguy hiểm
Nhân kỷ niệm 20 năm Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, cùng lúc câu chuyện về thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan lại rộ lên gần đây. Nguyên Trưởng Ban Biên giới – TS. Trần Công Trực vừa chia sẻ với báo chí trong nước về quá trình đàm phán Hiệp ước Biên giới với Trung Quốc. Một lần nữa, với tư cách từng là Phó đoàn đàm phán cấp chính phủ thời bấy giờ, ông đã khẳng định không hề có chuyện Việt Nam bán đất, bán thác cho Trung Quốc như sự đồn đại bấy lâu nay của dư luận.
Đồng thời kiêm luôn cương vị Trưởng nhóm chuyên gia đàm phán biên giới đất liền, phân định Vịnh Bắc bộ và các vấn đề trên biển, TS. Trần Công Trục cũng đã thẳng thừng phê phán cái gọi là “đường biên giới lưỡi bò” trên biển. Ông Trục khẳng định đó là sự áp đặt chủ quan, không có cơ sở khoa học, không có căn cứ pháp lý. Muốn giải quyết tranh chấp trên biển, Trung Quốc phải thay đổi lập trường nhận thức, không áp đặt chủ quan. Nếu áp dụng bài học đàm phán biên giới trên đất liền để xử lý các vấn đề trên biển thì TS. Trục tin rằng, câu chuyện biển đảo có thể giải quyết được.
Xem vậy để thấy, cái gọi là “có một thỏa thuận tồn tại ngay trong suy nghĩ của lãnh đạo Việt Nam” về việc từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa là một luận điệu dối trá. Đặc biệt, nếu chúng ta lưu ý tới Tuyên bố ngày 13/07/2020 của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, chúng ta nhận thấy, lần đầu tiên, Hoa Kỳ đánh giá những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là “bất hợp pháp”. Đây là thay đổi bước ngoặt so với lập trường bao lâu nay của Mỹ, chỉ tập trung vào tự do lưu thông hàng hải mà không bày tỏ quan điểm về tính hợp pháp trong những yêu sách chủ quyền của các bên có tranh chấp ở Biển Đông.
Trên nền bối cảnh đang có lợi thế về mặt chính trị và công pháp quốc tế như thế, Việt Nam đang thông qua các kênh theo luật định để khẳng định chủ quyền và các quyền của mình. Đặc biệt là viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có thể là một kênh thích hợp. Việc một học giả Trung cộng, dù là đại diện cho số ít và phát biểu ở cấp độ địa phương, nhưng luận điệu ấy có thể gây ra một số ngộ nhận nguy hiểm. Nó có thể gây hiểu nhầm là nội bộ lãnh đạo cấp cao Việt Nam có sự chia rẽ trong quan điểm đối với Trung Quốc nói chung, đặc biệt là đối với tranh chấp biển đảo nói riêng.
Một thực tế là địa phương Đà Nẵng đã được chính quyền Việt Nam giao cho việc quản lý quần đảo Hoàng Sa hơn nửa thế kỷ qua, từ năm 1961 đến nay. Chính vì thế, ngoài lòng đam mê về học thuật, giới sử học và trí thức Đà Nẵng còn dành nhiều tình cảm và tâm huyết cho huyện đảo thân yêu của mình gần nửa thế kỷ nay bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm đóng trái phép. Các nhà khoa học cũng đã tập trung nghiên cứu và tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn nhằm góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa.
Trong rất nhiều năm qua, Đà Nẵng đã tổ chức các diễn đàn về huyện đảo Hoàng Sa, trong đó nổi bật là hội thảo khoa học “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, với sự có mặt của các nhà nghiên cứu như Dương Trung Quốc, Nguyễn Khắc Mai, Trần Công Trục, Đinh Hoàng Thắng… được tổ chức vào chiều ngày 19/1/2014 ở ngay một khách sạn mang tên Hoàng Sa trên đường Dương Đình Nghệ, quận Sơn Trà. Nếu không được “bật đèn xanh” từ Ban Tuyên giáo Trung ương, nếu có chủ trương từ lãnh đạo “sẽ không đề cập đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa” thì làm gì hàng năm có các cuộc hội thảo về khoa học như vậy.
Hoàng Sa – Bãi cát vàng
Cũng theo TS. Trần Công Trục, trong giai đoạn nói trên, có một chứng cứ hết sức quan trọng để chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với 2 quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ. TS. Trục cho biết, thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa tuyên Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là Phủ khi thì Trấn: “Bãi Cát Vàng trong phủ Quảng Nghĩa”; “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa, thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh”.
Sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Thời Pháp, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại theo Hiệp ước Patenotre 1884, chính quyền Pháp đã tiến hành bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng thủ tục pháp lý đương đại. Vua Bảo Đại năm 1938 cũng quyết định
Trở lại với GS. Thayer, đối với Trường Sa, Việt Nam đang sở hữu 21 thực thể địa lý nằm rải rác từ Bắc đến Nam của Biển Đông. Việt Nam không tuyên bố các thực thể này là đảo. Việt Nam coi những thực thể này như những bãi đá nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý của Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc dựa trên thuyết Tứ Sa, bao gồm cả quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, GS. Thayer thừa nhận: “Khu vực duy nhất nơi vùng EEZ của Việt Nam có liên quan là ở góc phần tư phía tây bắc của Biển Đông – nơi các EEZ của hai nước (Việt Nam tuyên bố chủ quyền tính từ đường bờ biển của mình và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền từ đảo Hải Nam) chồng lấn nhau”. Theo ông Thayer, đã có sự chấp nhận không chính thức một đường ranh giới giả định giữa hai bên. Mỗi bên có thể thực hiện các hoạt động ở bên của mình và bên kia được tự do chỉ trích. Những vấn đề chồng lấn này đến nay vẫn đang tồn tại”./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53845213 Biển Đông: Học giả TQ nói VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh
http://daidoanket.vn/viec-trung-quoc-tuyen-bo-chu-quyen-doi-voi-hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam-hanh-dong-phi-ly-va-sai-trai-464732.html Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam: Hành động phi lý và sai trái
https://www.baodanang.vn/channel/5399/201704/hoi-khoa-hoc-lich-su-thanh-pho-da-nang-dau-an-ve-hoc-thuat-2550341/index.htm Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng: Dấu ấn về học thuật
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Kho lương Trung Quốc đầy bọ đen,

phun thuốc sâu xong, định nửa tháng là xuất

Tâm Thanh
Vấn đề an ninh lương thực thực phẩm của Trung Quốc ngày càng bộc lộ nhiều dấu hiệu từ các kho lương kém chất lượng của nhà nước.
Vào tháng trước, tại Hắc Long Giang một lượng lớn lương thực do bị ngâm trong nước đã phát ra mùi chua và hôi thối, mùi cồn rượu, thậm chí có cả phế phẩm trộn lẫn với cát. Hôm 28/8 truyền thông Trung Quốc bất ngờ bùng nổ thông tin một thương gia buôn bán ngũ cốc đã mua 4.000 tấn ngô từ Trung tâm ngũ cốc Đại An, tỉnh Cát Lâm thì phát hiện trên hạt ngô đầy những lỗ sâu mọt và một lượng lớn bọ đen bò trong kho. Trước mắt, Trung tâm ngũ cốc cho biết họ đang phun thuốc trừ sâu để diệt côn trùng, “khoảng nửa tháng sau khi phun thuốc thì có thể xuất kho”, theo Soundofhope.
Theo Tin tức Bắc Kinh, vào ngày 23/7, một số thương gia ngũ cốc đã thấy những thông tin đấu giá ngô tại kho ngũ cốc ở thị trấn Thiêu Oa thuộc Trung tâm ngũ cốc Đại An, tỉnh Cát Lâm. Giá khởi điểm của lô ngô này rất thấp, cuối cùng họ đã bán thành công 4.000 tấn ngô với mức giá 2.100 nhân dân tệ / tấn.
Nhưng đến ngày 16/8, khi người buôn ngũ cốc đến kho ngũ cốc để chất ngô lên xe. Họ phát hiện trên những hạt ngô này có dấu vết bị sâu mọt ăn và khi vào trong kho thì thấy nền nhà có đầy bọ đen. Thương gia đã trách mắng phía trung tâm ngũ cốc rằng số ngô này hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn quốc gia.
Theo báo cáo của Lu Media, Công ty TNHH trực thuộc trung tâm ngũ cốc Đại An xác nhận rằng, nhà kho đang phun thuốc diệt côn trùng, người phụ trách cho biết “sau khi phun thuốc khoảng nửa tháng thì có thể xuất kho”. Đồng thời nói rằng, thuốc trừ sâu không ảnh hưởng đến quá trình chế biến thứ cấp ngô thành thức ăn cho lợn, gà…
Tuy nhiên, người phụ trách cũng cho biết, trước mắt họ mới chỉ kiểm tra phần ngô trên bề mặt kho dự trữ lương thực với độ sâu khoảng 1m, còn ngô ở tầng sâu hơn vẫn chưa được kiểm tra đến nên không thể xác định rằng toàn bộ kho lương thực là không đủ tiêu chuẩn hay không.
Trước đó, vào ngày 12/7, một đoạn video đã được đăng tải trên Internet cho thấy, tại kho trữ lương Vinh Xương, thôn Đức Thắng, huyện Thanh Cương trực thuộc kho ngũ cốc Triệu Đông chi nhánh công ty trữ lương Hắc Long Giang có vấn đề về chất lượng, bề mặt ngũ cốc bị phồng mốc, lớp bên dưới thì đã lên men.
Trong video, một phụ nữ cho biết đã mua số lượng lớn ngô dự trữ với giá gần 2.000 nhân dân tệ / tấn. Trong quá trình này, nhân viên kho trữ lương đã gây khó dễ và đòi hỏi cô trả tiền hoa hồng, kết quả là số ngô bán cho cô lại là ngô có vấn đề, tỏa ra mùi khó chịu, mùi cồn rượu, thậm chí có cả cát lẫn với ngũ cốc bị hỏng.
Cô cũng cho biết, trước đó quản lý kho lương đã xúi giục, chỉ đạo công nhân dùng ngũ cốc tốt để che đi phần ngũ cốc kém chất lượng, quản lý kho lương cũng thừa nhận: “Nhà nước chính là làm cách như vậy, cô có bản lĩnh thì cứ đi kiện”.
Ngoài ra, trước đây, đã có lần xảy ra vụ cháy kho lương trước khi cấp trên đến kiểm tra. Ví dụ, vào tháng 5/2013, một đám cháy đã xảy ra tại kho trữ lương Lâm Điện trực thuộc chi nhánh trung tâm trữ lương Hắc Long Giang. Tổng cộng có 78 kho dự trữ ngũ cốc bị cháy, với trữ lượng 47 nghìn tấn.
Điều đáng chú ý là vụ hỏa hoạn bất ngờ này lại trùng hợp với thời điểm đoàn kiểm tra đầu tiên của chính quyền Trung Quốc vừa vào trung tâm trữ lương làm việc. Những người ngoài cuộc cho rằng sự tham nhũng và thiếu sót của hệ thống lưu trữ ngũ cốc của Trung Quốc có thể che giấu một cuộc khủng hoảng lớn hơn.
Năm 2020, do ảnh hưởng của nhiều thảm họa như dịch bệnh, lũ lụt, châu chấu hoành hành, các tầng lớp xã hội lo ngại Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng lương thực. Phía chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần “bác bỏ tin đồn” để duy trì sự ổn định.
Ngày 11/8, ông Tập Cận Bình đã ban hành “chỉ thị quan trọng” để ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm. Các chiến dịch chính trị chống lãng phí thực phẩm đã được phát động khắp cả nước, người ta không khỏi thắc mắc cuộc khủng hoảng lương thực của Trung Quốc rốt cuộc nghiêm trọng đến mức nào?
Theo Nguyên Minh Thanh, Soundofhope
Tâm Thanh biên dịch

Người biểu tình Thái Lan đụng độ với cảnh sát

Tin Bangkok, Thái Lan – Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đã đụng độ với cảnh sát vào thứ Sáu, 28 tháng 8, khi người dân tụ tập tại một sở cảnh sát để bày tỏ sự ủng hộ đối với các lãnh đạo biểu tình. Nhiều người đã xô ngã các hàng rào thép để tiến gần hơn đến Sở cảnh sát Samranrat, nơi các lãnh đạo biểu tình bị thẩm vấn.
Cảnh sát đã phải dùng loa để kêu gọi đám đông ổn định, và 1 nhân viên cảnh sát đã bị người biểu tình tạt sơn. Một số lãnh đạo biểu tình hiện đang đối mặt với nhiều cáo trạng, bao gồm tội xúi giục nổi loạn và vi phạm lệnh cấm tụ tập để tránh coronavirus. Nhiều người dân Thái Lan đã xuống đường biểu tình trong vài tuần qua để đòi giải tán chính phủ của Thủ Tướng Chan-o-cha, do những bất mãn từ sau cuộc bầu cử gây tranh cãi vào năm ngoái.
Thủ Tướng Prayuth vào thứ Tư đã đe dọa rằng đất nước Thái Lan sẽ chìm trong lửa nếu tình trạng hiện nay tiếp tục kép dài. Đây cũng là lời cảnh cáo nghiêm trọng nhất của ông Prayuth cho tới nay. Thái Lan đã chứng kiến các cuộc biểu tình gần như mỗi ngày trong suốt 1 tháng qua, dẫn đầu bởi giới sinh viên, với một số cuộc tuần hành thu hút hơn 10,000 người tham dự.
Người biểu tình Thái Lan yêu cầu thủ tướng phải từ chức, giải tán chính phủ, ban hành hiến pháp mới, và tổ chức bầu cử lại. Phe đối lập Thái Lan đang dự định tổ chức một cuộc tuần hành lớn vào ngày 19
tháng 9, ngày kỷ niệm vụ đảo chính quân sự năm 2006. Trong khi đó, một cuộc tuần hành của những người ủng hộ chính phủ Thái Lan sẽ diễn ra vào thứ Bảy. (BBT)

Báo Ấn Độ vạch trần

thủ đoạn tuyên truyền của Bắc Kinh

Hương Thảo
Tờ WION của Ấn Độ đã phát hiện ra rằng, chính phủ Trung Quốc có một kho các tài khoản giả mạo và nhiều tài khoản trong số này đang được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch chống lại Ấn Độ.
Các chính sách bành trướng và xâm lược của Trung Quốc dường như đang phản tác dụng. Trong một nỗ lực để phô trương sức mạnh, Bắc Kinh đã tự phong bế bản thân và giờ đây lực lượng này không có bất kỳ đồng minh nào.
WION nhận định, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thực hiện một chiến dịch thông tin sai lệch tốn kém hàng triệu đô la. Tuyên truyền của ĐCSTQ là một nỗ lực có tổ chức và được dàn dựng.
Một số dòng tweet của các nhà ngoại giao Trung Quốc, của chính quyền Trung Quốc và các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ thoạt nhìn trông giống như thật, nhưng tất cả chúng đều là giả được đăng từ các tài khoản giả, được WION phát hiện ra khi tình hình ở biên giới Trung – Ấn ở thời điểm tồi tệ nhất.
Theo WION, bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ thường áp dụng 4 phương pháp tuyên truyền đặc trưng để tấn công Ấn Độ.
Thứ nhất: Phát tán thông tin sai lệch thông qua các tài khoản giả mạo. Một số trong đó mạo danh cả những nền tảng tin tức truyền thông nổi tiếng.
Thứ hai: Dùng các chương trình tự động (bots) để khuếch đại một thông điệp.
Thứ ba: Dùng các phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCSTQ để thúc đẩy một câu chuyện được dàn dựng sẵn.
Thứ tư: Dùng chính các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Trong quá trình điều tra WION phát hiện ra một điều phản ánh rõ bản chất lọc lừa của ĐCSTQ, đó là lực lượng này cấm tuyệt đối người dân Trung Quốc tham gia vào các mạng xã hội phổ biến trên thế giới như Twitter, nhưng chính phủ Trung Quốc lại sở hữu một kho tài khoản ở mạng xã hội này và rất nhiều trong số đó được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch chống lại Ấn Độ.
Có khoảng 5.000 tài khoản Twitter đã được bộ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc sử dụng để phát tán thông tin sai lệch. Những tài khoản này tung ra những tuyên truyền liên quan tới đại dịch Covid và các cuộc biểu tình ở Hồng Kông theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, nhưng khi vấn đề biên giới Trung – Ấn nổi lên, những tài khoản này chuyển chủ đề và bắt đầu chạy thông tin không trung thực về tình hình biên giới, tình hình ở Ladakh (khu vực tranh chấp giữa Trung-Ấn) và về việc người Ấn Độ tẩy chay các sản phẩm từ Trung Quốc.
Lực lượng tuyên truyền cho Bắc Kinh cũng đã lập tài khoản Twitter giả mạo danh Đài Á Châu Tự Do, một hãng thông tấn của chính phủ Mỹ. Tài khoản mạo danh này đưa lên một bức ảnh giả về những người lính Ấn Độ tử vong. Ý tưởng tuyên truyền đằng sau đó là Bắc Kinh muốn cho thế giới thấy lính Ấn Độ đã yếu thế như thế nào trước lính Trung Quốc, tuy nhiên, theo WION, tất cả đều là giả.
WION cho biết họ có bằng chứng về việc các nhà ngoại giao Trung Quốc tham gia vào việc thúc đẩy thông tin sai lệch chống lại Ấn Độ. Một số dòng tweet của Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Karachi cho thấy người này cáo buộc Ấn Độ “kích động xung đột” với Trung Quốc sau khi bị Mỹ xúi giục.
Trong khi đó, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Cape Town tên Lin Jing có các dòng tweet đổ lỗi cho Ấn Độ gây ra bế tắc ở Ladakh.
Tờ báo Ấn Độ nói rằng những nhà ngoại giao Trung Quốc này không chỉ sử dụng Twitter để truyền bá thông điệp của Bắc Kinh mà còn đang sử dụng các tài khoản trên mạng xã hội này đăng tải thông tin sai lệch chống lại Ấn Độ.
Tờ WION cũng đã phát hiện ra rằng hơn 7.000 tài khoản Twitter mạo danh có liên quan tới các nhà ngoại giao Trung Quốc, bao gồm cả Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – được biết đến với biệt danh ‘đại tướng sói chiến’.
Có nhiều tài khoản mạo danh như vậy và chúng đang được các nhà ngoại giao Trung Quốc quản lý. Mạng lưới các tài khoản này đã bị bắt gặp chia sẻ những bức ảnh giả giống hệt nhau về các binh sĩ Ấn Độ, WION cho hay.
Tờ báo Ấn Độ cho biết thêm, “nhân vật chính” đằng sau mạng lưới dối trá và tài khoản giả mạo này đến từ cấp cao nhất của ĐCSTQ. Thương hiệu ngoại giao ‘chiến binh sói’ này và các chiến dịch thông tin sai lệch trên mạng xã hội đều được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?