Tin tổng hợp – 30/08/2020

Tin tổng hợp – 30/08/2020
(CNN) – Tổng thống Philippines được yêu cầu nêu vấn đề Biển Đông tại Liên Hiệp Quốc. 
Đây là đề nghị của hai thẩm phán nổi tiếng của Philippines, hiện nghỉ hưu, Antonio Carpio và Conchita Carpio Morales, cùng với cựu ngoại trưởng Albert del Rosario, nêu trong thông cáo chung ngày 30/08/2020. Theo ba cựu quan chức này, đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, diễn ra ngày 15/09 tại New York, là cơ hội để nhận được sự ủng hộ của nhiều nước nhất có thể về phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực bác những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
(AFP) – Đức : Cảnh sát giải tán một cuộc tuần hành chống đeo khẩu trang ở Berlin. 
Cuộc tuần hành được phép và bắt đầu từ 9 giờ ngày 29/08/2020, xuất phát từ Cổng thành Brandebourg nổi tiếng. Tuy nhiên, với khoảng 18.000 người tham gia, các biện pháp giãn cách xã hội không hề được tuân thủ, dù cảnh sát nhắc nhở nhiều lần. Vì vậy, cảnh sát Berlin cho rằng “không còn biện pháp nào khác ngoài việc giải tán cuộc tập hợp”.
(Reuters) – Virus corona : Anh dự tính tăng thuế.
Hai báo Anh là Sunday Telegraph và Sunday Times, ngày 30/08/2020, cho biết bộ Tài Chính Anh có dự tính tăng thuế ồ ạt nhằm lấp khoảng trống trong tài chính công do đại dịch Covid-19 gây ra. Nợ công của Anh đã vượt ngưỡng 2.000 tỷ bảng Anh, phần lớn dùng để hỗ trợ cho các biện pháp chống dịch khẩn cấp. Theo dự tính, những mức tăng mới này có thể giúp chính phủ thu về từ 20-30 tỷ bảng Anh.
(AFP) – Liban : Hơn một nửa dân số thiếu ăn từ đây đến cuối năm.
Ủy ban Kinh tế và Xã hội cho khu vực Tây Á của Liên Hiệp Quốc (Cesao) ngày 30/08/2020 cảnh báo. Trước khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, cơ quan LHQ kêu gọi chính phủ Liban « nhanh chóng có các biện pháp ngăn chận cuộc khủng hoảng lương thực, khẩn cấp tái thiết lại các kho chứa lương thực bị phá hủy do vụ nổ nghiêm trọng » ở cảng Beyrouth ngày 04/08/2020. Cảng biển này là điểm tiếp nhận hàng hóa chính yếu tại một đất nước « lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu lương thực ».
(Reuters) – NATO : Một sĩ quan Pháp bị tình nghi làm gián điệp cho Nga. 
Bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly, ngày 30/08/2020 xác nhận thông tin trên. Theo đài Europe 1, viên sĩ quan đóng quân tại Ý bị nghi ngờ chuyển giao nhiều tài liệu nhậy cảm cho tình báo Nga. Người này bị truy tố về tội phản bội, phục vụ lợi ích của Nga. Bộ Quân Lực Pháp xác nhận đã đưa vụ việc qua Tư Pháp, nhưng không cho biết rõ chi tiết về những hành vi của bị cáo.
(Reuters) – Vụ người da màu Jakob bị bắn: tổng thống Mỹ sẽ đến Kenosha.
Vào tuần tới, tổng thống Mỹ có kế hoạch đến thành phố Kenosha (bang Wisconsin), nơi liên tục diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc từ khi Jacob Blake, một thanh niên người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát bắn 7 phát từ sau lưng. Bạo lực cảnh sát, kỳ thị chủng tộc và bạo động tại nhiều đô thị là các vấn đề hàng đầu trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ đang diễn ra.
(Reuters) – Mỹ : Bão Laura khiến 15 người chết. 
Bão Laura càn qua bang Lousiana và bang Texas, hôm 27/08/2020, với sức gió lên đến 240 km/giờ. Cơn bão mạnh cấp 4 đã khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và gây nhiều thiệt hại về tài sản.

Điểm tin thế giới sáng 23/8 ?

3 cựu quan chức Philippines thúc giục

đưa phán quyết Biển Đông lên Liên Hợp Quốc;

Bắc Kinh cấm nhập khẩu thịt bò

từ nhà cung cấp thứ năm của Úc

Quý Khải
Mục Điểm tin thế giới sáng Chủ nhật (23/8) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
3 cựu quan chức Philippines thúc giục đưa phán quyết Biển Đông lên Liên Hợp Quốc
Hai cựu quan chức chính quyền tiền nhiệm Philippines và một cựu phó tư pháp cấp cao của Tòa án Tối cao nước này đã thúc giục Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro L. Locsin Jr. đưa Phán quyết Trọng tài về Biển Đông (SCS) năm 2016 lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA). Họ tin rằng hành động này có thể buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết và ngừng các hành động khiêu khích tiếp diễn của họ trong vùng biển tranh chấp, theo Business Mirror.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario và Ombudsman Conchita Carpio Morales, trong một tuyên bố chung, đã yêu cầu ông Locsin tận dụng phiên họp thường kỳ lần thứ 75 của UNGA sẽ được tổ chức tại trụ sở chính ở New York vào ngày 15/9 tới. Đồng tham gia tuyên bố của họ có Cựu quan chức Tư pháp Antonio Carpio.
Bắc Kinh cấm nhập khẩu thịt bò từ nhà cung cấp thứ năm của Úc
Bắc Kinh đã đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ một nhà cung cấp thứ năm của Úc, chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Úc Scott Morrison công bố luật mới có thể chấm dứt các thỏa thuận gây tranh cãi do Trung Quốc hậu thuẫn ở Australia, bao gồm Sáng kiến ​​Vành đai Con đường ở bang Victoria và các Viện Khổng Tử, theo The Epoch Times.Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu từ nhà sản xuất thịt bò Queensland John Dee Warwick.
Thông báo ngày 27/8 cáo buộc rằng chất kháng sinh gây ung thư chloramphenicol đã được phát hiện trong thịt thăn từ lò mổ.
Bộ đã thông báo cho John Dee Warwick về quyết định đình chỉ, ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra và sẽ báo cáo lại trong vòng 45 ngày.
Bắc Kinh sử dụng các nhà khoa học Úc trong việc vươn lên thống trị công nghệ và quân sự
Một báo cáo mới của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng các phương pháp phi pháp và âm thầm để thu thập các nghiên cứu và công nghệ từ khắp nơi trên thế giới, trong nhiệm vụ trở thành cường quốc quân sự ưu việt của thế giới, theo The Epoch Times.
Thống kê chính thức cho thấy Trung Quốc đã tuyển dụng khoảng 60.000 nhà khoa học, học giả, doanh nhân và nhà nghiên cứu ở nước ngoài từ năm 2008 đến năm 2016 bằng cách sử dụng hơn 200 chương trình tuyển dụng nhân tài ở nước ngoài và ít nhất 600 trạm tuyển dụng nhân tài ở nước ngoài của ĐCSTQ, theo Alex Joske, tác giả của báo cáo ASPI, cho biết.
Báo cáo giải thích cách ĐCSTQ, dưới chiêu bài đảo ngược tình trạng chảy máu chất xám của Trung Quốc, đã tuyển dụng hàng nghìn nhà khoa học ở nước ngoài, bao gồm các nhà khoa học và doanh nhân phương Tây trong các chương trình tuyển dụng nhân tài ở nước ngoài như Kế hoạch Ngàn nhân tài.
“ĐCSTQ coi phát triển công nghệ là nền tảng cho tham vọng của mình. Mục tiêu của nó không phải là đạt được sự ngang bằng với các quốc gia khác, mà là sự vượt trội và thống trị”, ông Joske viết.
Thỏa thuận TikTok bị làm phức tạp bởi các quy tắc mới từ Trung Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ
Trung Quốc hôm thứ Sáu đã cập nhật các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của mình, để bao gồm nhiều loại công nghệ mà họ cho là nhạy cảm, bao gồm cả công nghệ tương tự công cụ khuyến nghị được cá nhân hóa của TikTok. Sau đó, hôm thứ Bảy, Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã đăng bài bình luận của một giáo sư, ông này nói rằng quy định mới có nghĩa là công ty mẹ của ứng dụng video, gã khổng lồ internet Trung Quốc ByteDance, có thể sẽ cần phải xin giấy phép trước khi có thể bán công nghệ của mình cho một công ty Mỹ, theo The New York Times.
Sự khẳng định quyền lực vào phút cuối của Bắc Kinh là một điểm bất ngờ trong một thỏa thuận mua bán khi hai tập đoàn Walmart và Microsoft đang chạy đua để mua lại hoạt động kinh doanh của TikTok tại Hoa Kỳ trước khi chính quyền Trump cấm ứng dụng này. Tờ New York Times bình luận, sự thay đổi quy tắc và các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thức cho thấy ý định của Trung Quốc trong việc đặt định các điều khoản đối với một thỏa thuận tiềm năng, mặc dù các chuyên gia cho biết vẫn chưa rõ liệu chính phủ Trung Quốc có đi xa đến mức hủy bỏ thỏa thuận này hay không.
UAE chấm dứt việc tẩy chay hàng hóa Israel theo sau Thỏa thuận Hòa bình
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã chính thức chấm dứt hoạt động tẩy chay hàng hóa Israel hôm thứ Bảy, khoảng một tuần sau khi ký một thỏa thuận hòa bình do Mỹ làm trung gian với nước này, AP đưa tin.
Lãnh đạo UAE đã công bố sắc lệnh cho phép lưu thông thương mại giữa hai nước hôm thứ Bảy, đồng thời đề ra một quy trình để hội nhập nền kinh tế, AP đưa tin.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đã làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình UAE-Israel ngày 13/8, nói rằng đây là một bước tiến quan trọng đối với hòa bình ở khu vực Trung Đông.
UAE và Israel là một trong những quốc gia tiên tiến nhất ở Trung Đông, với UAE là nguồn cung dầu dồi dào tạo nên các đô thị phát triển như Dubai và Abu Dhabi, và Israel là nơi tập trung các công ty công nghệ kiểu phương Tây và các ngành nghề tiên tiến khác.
“Thủ tướng Netanyahu và Thái tử Mohammed bin Zayed Al Nahyan bày tỏ sự cảm kích sâu sắc tới Tổng thống Trump vì những cống hiến của ông cho hòa bình trong khu vực cũng như cách tiếp cận thực tế và độc đáo mà ông đã thực hiện để đạt được điều đó”, Israel và UAE cho biết trong một tuyên bố công bố thỏa thuận hòa bình ban đầu.

Điểm tin thế giới tối 30/8:

Philippines nói yêu sách Biển Đông của Trung Quốc

 ‘chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của họ’;

Tổng thống Pháp

 quan ngại tình hình nhân quyền Trung Quốc

Quý Khải
Mục Điểm tin thế giới tối Chủ nhật (30/8) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Philippines nói yêu sách Biển Đông của Trung Quốc ‘chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của họ’
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết ‘đường chín đoạn’ mà Trung Quốc sử dụng để tuyên bố yêu sách chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông là bịa đặt, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh chiếm đóng trái phép lãnh thổ biển của Philippines. Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh bùng phát sau khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough vào năm 2012 và leo thang trong thời gian gần đây, theo Republic World.
Ngày 23/8, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Ông nói “các quyền lợi được cho là lịch sử” của Bắc Kinh đối với khu vực nằm trong đường chín đoạn không tồn tại “ngoại trừ trong trí tưởng tượng của họ”.
“Ngư dân của chúng tôi hoạt động bên trong Vùng đặc quyền kinh tế EEZ, và cũng tương tự như vậy với việc tuần tra trong khu vực của tàu bè và máy bay của chúng tôi. Họ (Trung Quốc) là những người đã và đang thực hiện các hành động khiêu khích bằng cách chiếm đóng trái phép một số khu vực trong EEZ của chúng tôi. Do đó, họ không có quyền tuyên bố rằng họ đang thực thi luật pháp của họ”, ông nói với các phóng viên trong một tin nhắn.
Tổng thống Pháp quan ngại tình hình nhân quyền Trung Quốc
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ quan ngại mạnh mẽ về tình hình nhân quyền ở Hồng Kông và về người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi của Trung Quốc trong cuộc họp hôm thứ Sáu (28/8) với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, văn phòng của ông cho biết.
Sau nhiều tháng phản đối, một luật an ninh mới được đưa ra ở Hồng Kông đã bị phương Tây chỉ trích vì gây nguy hại đến các quyền tự do cơ bản mà khu hành chính đặc biệt được Bắc Kinh cam kết khi trao trả lại Trung Quốc vào năm 1997, theo The Epoch Times.
Liên Hiệp Quốc ước tính hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đã bị giam giữ trong các trại lao động ở khu vực Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc phủ nhận việc ngược đãi, tuyên bố rằng đây là các trung tâm đào tạo nghề và là cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Vụ Jacob Blake: Ông Trump sẽ đến thăm Kenosha trong bối cảnh bất ổn do biểu tình
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến thăm thành phố ở Wisconsin, nơi đã chứng kiến ​​tình trạng bất ổn lan rộng kể từ khi một người đàn ông da đen bị một cảnh sát bắn vào lưng và bị thương nặng.
Ông Trump sẽ đến Kenosha vào thứ Ba tới (1/9), Nhà Trắng cho biết.
Tổng thống sẽ gặp gỡ các quan chức thực thi pháp luật và đánh giá thiệt hại từ các cuộc biểu tình gần đây.
Jacob Blake đã bị liệt sau khi bị một sĩ quan bắn bảy phát và không rõ liệu anh ta có thể đi lại được hay không.
Vụ nổ súng gây ra các cuộc biểu tình bạo loạn ở Kenosha và các thành phố khác trên khắp nước Mỹ.
Thủ tướng Đức Merkel kêu gọi đề cao cảnh giác trước đại dịch
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo việc chiến đấu với đại dịch Covid-19 sẽ khó khăn hơn trong những tháng tới khi hàng nghìn người tập trung ở Berlin để phản đối các biện pháp hạn chế.
Các bình luận của bà Merkel theo sau một loạt các biện pháp chống dịch mới, bao gồm phạt tiền đối với bất kỳ ai bị nhìn thấy không đeo khẩu trang ở những khu vực bắt buộc phải đeo, lệnh cấm các sự kiện lớn cho đến cuối năm và các quy định cách ly mới đối với khách du lịch, tờ Local đưa tin.
Trong cuộc họp báo thường niên vào mùa hè hôm thứ Sáu, bà Merkel đã kêu gọi người dân Đức nâng cao cảnh giác trước đại dịch.
Bà nói: “Trong những tháng tới, điều quan trọng là phải giữ cho tỷ lệ lây nhiễm thấp khi chúng ta ở trong nhà – tại nơi làm việc, trường học và trong nhà.”
Người biểu tình Black Lives Matter lật đổ tượng Thủ tướng đầu tiên của Canada
Đoạn video cho thấy những người biểu tình dùng dây thừng để kéo đổ bức tượng đã tồn tại 120 năm. Những người biểu tình ủng hộ phong trào ‘Black Lives Matter (Người da đen đáng được sống)’ tuyên bố bức tượng này là sự tôn vinh chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, theo The Express.
Khi bức tượng rơi khỏi cột, đầu của bức tượng đập vào trụ đá và bị văng ra ngoài.
Những người biểu tình sau đó đã chụp ảnh tạo dáng với phần đầu bức tượng.
Khi bức tượng bắt đầu rơi xuống, tiếng reo hò và ăn mừng đã vang lên từ đám đông.
Thị trưởng thành phố Montreal Valérie Plante đã lên án “những hành vi phá hoại diễn ra chiều nay ở trung tâm thành phố Montreal”.
Black Lives Matter ở bề mặt là một phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc, nhưng đằng sau nó là hệ ý thức cánh tả cực đoan với các hành vi gây bạo loạn và phá hủy các công trình công cộng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?