Can thiệp thô bạo vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

 Kể từ khi đắc cử Tổng thống thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Donald Trump cương quyết bảo vệ quyền lợi dân tộc và nền an ninh quốc gia cũng như cho thế giới.

Hành động này đã dấy lên sự phản đối quyết liệt từ những quốc gia, tập đoàn, tổ chức, cá nhân từng sống nhờ vào xương máu, tiền bạc của người Mỹ.

Có ai hy sinh lợi ích, mạng sống của dân chúng để bảo vệ cho Hoa Kỳ chưa? Ngoại trừ một số người Pháp không muốn Đế quốc Anh thống trị Châu Mỹ nên đứng về phía Dân quân Mỹ chống Thực dân Anh. Món nợ đó, người Mỹ đã trả gấp vạn lần cho nước Pháp và thế giới.

Tâm lý ích kỷ và lòng ghen tị của một số người nước ngoài đã can thiệp trắng trợn và thô bạo, kể cả bịa đặt tin tức, hầu chống Tổng thống Donald Trump đắc cử theo đúng quy định của Hiến pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ chứ chẳng phải do “ăn cắp” của kẻ khác.

Bài “ASIA INSIGHT: What would a Biden presidency mean for Asia” được The Nikkei đăng hôm 20-10-2020 do Alex Fang and Marrian Zhou viết. Họ hy vọng “Ứng viên Joe Biden sẽ chuyển ưu thế thăm dò thành chiến thắng vì 4 năm qua Tổng thống Trump đã chủ trương đối đầu Trung Cộng về mọi thứ, từ thương mại, công nghệ và đại dịch coronavirus đến Biển Đông và Đài Loan; đe dọa giảm quân ở Nhật Bản và Đại Hàn, xây dựng mối quan hệ trực tiếp với Bắc Hàn Kim Jong Un”.

Cộng đồng quốc tế đều chống kiểu thương mại ăn cướp, ăn cắp công nghệ, che dấu Đại dịch Vũ Hán, đe doạ trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Nam Trung Hoa (SCS) nên cần hành động quyết đoán của Hoa Kỳ mà họ không có khả năng. Mối quan hệ trực tiếp với Kim Jong Un đã làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên so với thời các vị tiền nhiệm bị tiền mất tật mang.

Họ viết “mối quan hệ thương mại với Châu Á bị lung lay bởi việc Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương”.

Thực sự, Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ (đại diện cho dân Mỹ) không phê chuẩn vì chẳng mang lại chút lợi ích gì cho người Mỹ. Tại sao phải giữ lại một thoả thuận đã chết?

Hai tác giả trích dẫn “chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Trung Cộng tăng gấp 30 lần từ năm 1991 đến năm 2016 … gồm 300 tỷ USD cho các công nghệ mới, từ xe điện và vật liệu nhẹ đến 5G và trí tuệ nhân tạo – những lĩnh vực mà Trung Cộng đang nhanh chóng đạt được thành công”.

Vậy, tại sao Bắc Kinh lại “sợ” các quyết định của Tổng thống Trump liên quan đến công nghệ? Không thể tách rời công nghệ quân sự và dân dụng vì công nghệ mang tích chất “song dụng”! Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington đã khảo sát trong tháng 10-2020 cho thấy 71% các nhà lãnh đạo cho rằng nên cấm Huawei và các công ty Trung Cộng khác tham gia vào thị trường 5G ở Hoa Kỳ. Các cường quốc công nghệ Châu Âu chỉ trích TT Trump, nhưng, bây giờ đã cấm Huawei tham gia vào mạng 5G mà sử dụng Công ty Ericsson của Thuỵ Điển và Công ty Nokia của Phần Lan.

Họ chỉ trích, TT Trump đã không hợp tác với các đồng minh khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Paris, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Thỏa thuận Hạt nhân Iran và đe dọa rời Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới.

Tổng thống Barack Obama vì muốn ghi lại dấu ấn cá nhân nên không cho phép Lưỡng viện Quốc Hội trực tiếp theo dõi và điều kiện đàm phán. Các Thoả thuận đa phương hoặc Tổ chức Quốc tế buộc mỗi quốc gia ký kết phải tuân hành triệt để các quy định. Các ký kết đó trở nên bất-bình-đẳng nếu ai đó phá rào triền miên vì lợi ích riêng tư. Hoa Kỳ sẽ phá sản nếu cứ kết và bám riết vào các bất lợi. Hôm 13-10-2020, Trung Cộng và Nga được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ 3 năm. Thế nào là nhân quyền?

Họ trích dẫn lời của Clayton Dube, Giám đốc Viện Hoa Kỳ-Trung Cộng tại Đại học Nam California “Bằng cách làm việc với các đồng minh đáng tin cậy và cho Bắc Kinh thấy rằng thay đổi cuối cùng có lợi cho Trung Cộng và không thay đổi sẽ gây hại cho Bắc Kinh”.

Ảo tưởng 40 năm chỉ dựa vào khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình “Trỗi Dậy Hoà Bình” mà nay chẳng còn ai tin, kể cả cư dân Trung Cộng. Không lẽ Ứng cử viên Biden và Đảng Dân Chủ cứ phải bám vào đó như kẻ mộng du để lừa người Mỹ nữa sao?

Hai tác giả trích lời Biden về Biển Nam Trung Hoa “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố các liên minh của Washington để khôi phục quyền lãnh đạo của Mỹ”.

Sự thực, thời Obama-Biden làm cho Scarborough Shoal do Phi Luật Tân kiểm soát rơi và tay Trung Cộng năm 2012; hai năm sau đã không giúp ngăn Giàn khoan nước sâu HD-981 của Bắc Kinh, được hàng trăm tàu hộ tống, hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam; bất động trước việc Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) và quân-sự-hoá SCS. Obama chấp thuận kế hoạch tự do hàng hải (FONOP), nhưng, không được phép đi vào vùng 12 hải lý của các thực thể do Bắc Kinh kiểm soát. Điều này, đương nhiên công nhận chủ quyền các thực thể do TC kiểm soát. Suốt thời gian cầm quyền, cặp Obama-Biden đã làm cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á bị Trung Cộng chèn ép và cưỡng đoạt chủ quyền và quyền-chủ-quyền nhiều nhất.

Ngược lại, FONOP thời Trump hoàn toàn đúng theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hải quân Hoa Kỳ được phép hoạt động trong bất cứ vùng biển nào theo đúng quy định trong UNCLOS.

Ứng viên Biden giả vờ cứng rắn trên vấn đề Đài Loan khi gửi điện chúc mừng Tổng thống Thái An Văn tái cử năm 2020. Nhưng, năm 2001, Biden đã viết trên tờ Washington Post với nhan đề “Không nên vì Đài Loan”. Cùng với Obama đã không ủy quyền thiết bị hiệu quả cao cho Đài Loan”. Trump đang nâng dần mối quan hệ chính trị với Đài Loan, bán vũ khí chống-đổ-bộ tối tân nhất cho Đài Bắc, thường xuyên phái chiến hạm và phi cơ đi dọc theo đường trung tuyến Eo biển Đài Loan.

Trump đang thảo luận với Nhật Bản và Nam Hàn tăng chi phí đóng quân của Mỹ vì an ninh chung mà Hoa Kỳ không thể bao sân mãi mãi. Đồng minh phải chia ngọt xẻ bùi chứ không được quyền lợi dụng.

Thực sự, Nhật Bản và Nam Hàn cần Mỹ đóng quân để tránh chiến tranh mà dồn nỗ lực phát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh quân sự kể cả chuẩn bị thủ đắc vũ khí nguyên tử.

The Nikkei tiếp tục đăng bài thứ hai với nhan đề “Should Biden adopt Pompeo’s style of diplomacy?” do George Koo và K J Noh viết đã tập trung vào chỉ đạo Biden (nếu đắc cử) phải thi hành chỉ thị 11 điểm cho vừa lòng Tập Cận Bình.

Hai tác giả viết “công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng. Người đứng đầu một kỷ lục có thể theo đuôi vào hôm sau… các công ty ở Thung lũng Silicon thường xuyên ăn cắp, vi phạm, sao chép hoặc chia sẻ bằng công nghệ cấp phép chéo để theo kịp … Huawei đã tuyển dụng 96,000 nhà nghiên cứu và chi 17 tỷ đô la Mỹ cho nghiên cứu và phát triển chỉ trong năm 2019”.

Sinh viên (TC) tốt nghiệp tại Hoa Kỳ

Trao đổi, chuyển nhượng, mua bán, khác với ăn cắp, cưỡng đoạt, ép buộc. Huawei là một công ty giả hình do đảng viên Cộng sản cầm đầu và Nhà nước cung ứng tất cả điều kiện cần thiết để cạnh tranh. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đòi các hội viên phải thu hẹp nền kinh tế quốc doanh mà Bắc Kinh nhất quyết làm ngược lại.

Họ viết tiếp “các kỹ sư Trung Cộng nhìn chung được đào tạo tốt hơn, có động lực hơn và làm việc chăm chỉ hơn các đồng nghiệp Mỹ, có nhiều sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực này hàng năm, một số công ty Trung Cộng đã giới thiệu các sản phẩm và công nghệ chưa từng thấy ở Mỹ … Mỹ phải tích cực chào đón sinh viên từ Trung Cộng”.

Vậy thì Bắc Kinh cần gì phản đối và doạ trả đũa quyết định cấm sinh viên Trung Cộng và bắt các sinh viên, học giả gốc Tàu làm gián điệp với chứng cứ đầy đủ, rõ ràng? Các đại học, viện nghiên cứu của Bắc Kinh làm sao hoạt động hữu hiệu nếu thiếu công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ? George Koo và K J Noh tiên đoán Mỹ sẽ tụt hậu mà sao mong được mở cửa chào đón sinh viên Trung Cộng?

George Koo và K J Noh công bố 11 chỉ thị cho Joe Biden (nếu đắc cử) như một tay sai của Bắc Kinh phải chăng cựu Phó tổng thống Mỹ này tay đã nhúng bùn:

Phải gạt CNAS khỏi Ủy ban Tư vấn Chính sách Đối ngoại. Và, Dự án cho Tân Thế kỷ Mỹ (PNAC).

Loại cựu Thứ trưởng Phụ trách Chính sách của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Michèle Flournoy (2009-2012) thuộc Đảng Dân Chủ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thả Mãnh Vãn Chu lập tức và Gia Nã Đại phải xin lỗi đã bắt cóc.

Dừng hoạt động Tự do Hàng hải và thao dượt quân sự trên SCS.

Ngăn chặn hành vi quấy rối Huawei và chuỗi cung ứng cũng như TikTok, Tencent và Ant Financial.

Ngừng quân-sự-hoá Đài Loan.

Câm mồm về Tân Cương.

Câm mồm về Hồng Kông.

Câm mồm về Covid-19.

Ngưng sách nhiễu sinh viên và học giả Trung Cộng.

Ngưng việc làm trật đường ray Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng.

Từ ngày lập quốc vào năm 1789, dân tộc Hoa Kỳ chưa bao giờ cúi đầu nghe theo lời xúi bậy của bất cứ ai trên thế giới. Cử tri Mỹ muốn và cần có các nhà lãnh đạo biết dựa vào sức mạnh của toàn dân, tuyệt đối không làm tay sai hoặc con rối của bất cứ ai trên quả đất này.

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

ASIA INSIGHT: What would a Biden presidency mean for Asia? (Nikkei)

Should Biden adopt Pompeo’s style of diplomacy? (Asia Times)

Of Hostage Diplomacy and History: China and American Political Polarization (Diplomat)

US election: Early voting shines light on fight over voter suppression (DW)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?