Tin khắp nơi – 27/10/2020

 Tin khắp nơi – 27/10/2020

Ông Biden lỡ lời thừa nhận ‘gian lận bầu cử’

Quý Khải

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cho biết ông và nhóm của mình đã tạo ra “một tổ chức gian lận bầu cử có quy mô lớn nhất và bao trùm nhất trong lịch sử chính trị Mỹ”, trong một tuyên bố công khai khiến cử tri lo ngại, theo The BL.

Trên Twitter cá nhân, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany hôm 25/10 viết:

“BIDEN THỪA NHẬN GIAN LẬN CỬ TRI!

Joe Biden khoe khoang về “tổ chức GIAN LÂN CỬ TRI lớn nhất” trong lịch sử [nước Mỹ]”.

Như có thể thấy trong video, ông Biden đang ngồi ở một nơi yên tĩnh, trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào ngày 24/10, và đưa ra tuyên bố ám chỉ đội ngũ vận động bầu cử trong chính quyền Obama.

“Chúng ta đang ở trong một tình huống mà chúng ta đã tập hợp lại với, như các bạn đã làm cho chính quyền của Tổng thống Obama trước đó, chúng ta đã cùng nhau, theo quan điểm của tôi, tạo ra một tổ chức lừa đảo cử tri rộng rãi nhất và bao trùm nhất trong lịch sử chính trị Mỹ”, ông Biden nói.

Không những vậy, trong phần quan trọng nhất của bài phát biểu của mình, ông Biden đã nhìn thẳng vào máy quay và giơ hai lòng bàn tay lên trước mặt khán giả để nhấn mạnh tuyên bố trên của bản thân, đồng thời không hề cho thấy bất kỳ dấu hiệu bối rối hay lúng túng nào như ông vẫn thường có trong các bài phát biểu trước đây khi nhận ra rằng mình đã nói sai trước công chúng.

Như thường lệ, khi các tuyên bố của ông Biden đã tự làm suy yếu chiến dịch bầu cử của chính ông, các cố vấn của vị cựu phó tổng thống sẽ ngay lập tức tìm cách rút lại, bác bỏ và diễn giải lại thông điệp vốn rất rõ ràng của ông Biden. Điều này không giúp ích gì mấy khi nó làm mất đi trách nhiệm của vị cựu phó tổng thống khi đưa ra những tuyên bố như vậy, tờ The BL bình luận.

Một người dùng Twitter tên Fernando Amandi Sr. cho biết, rõ ràng Biden đã hé lộ âm mưu mà ông ấy có với Đảng Dân chủ để giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, vốn chỉ còn tám ngày kể từ hôm nay. Người dùng này cũng kêu gọi mọi cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa ra ngoài và bỏ phiếu lượng lớn.

“Có phải Biden vừa nói rằng ông ấy có một tổ chức “gian lận bầu cử” hay không? Thật sao? Liệu đây có phải là một lời nói hớ Freudian [1] không? Không, đây là kế hoạch giành chiến thắng vào tháng 11. Chúng ta [những người Cộng hòa] phải trực tiếp ra ngoài bỏ phiếu lượng lớn để chống lại mọi cử tri Đảng Dân chủ vào ngày 3/11”, tài khoản Twitter tên @FernandoAmandi viết.

Một người dùng Internet khác đề cập đến vụ bê bối email của con trai ông Biden được tờ New York Post phanh phui gần đây, liên quan đến các cáo buộc tham nhũng quốc tế nghiêm trọng với Ukraine và Trung Quốc của gia đình vị cựu phó tổng thống, mà chính bản thân ông Biden cũng có dính líu trong vụ việc này.

“Giờ đây tôi đã hiểu tại sao đảng Dân chủ lại hô hào mọi người bỏ phiếu sớm đến vậy, bởi họ biết rằng những thông tin chấn động [trong chiếc máy tính của con trai Biden] đã được trao cho FBI và sẽ sớm được công bố. Tôi tự hỏi có bao nhiêu nghị sĩ Đảng Dân chủ biết họ đang làm gì. Tôi tự hỏi có bao nhiêu chính trị gia khác đang làm điều tương tự”, tài khoản Twitter @susizueq viết.

Chú thích:

[1] Lời nói hớ Freudian (Fredian slip): một thuật ngữ bắt nguồn từ tên của nhà phân tâm học nổi tiếng là Sigmund Freud, người Áo gốc Do thái.

Ông Freud đưa ra một giả thuyết cho rằng mọi người đều có một ý thức và một tiềm thức. Ý thức là khả năng nhận biết những tư tưởng và cảm nhận của con người, và tiềm thức là nơi chứa đựng những ý nghĩ hay tình cảm thành thật nhưng bị ý thức đè nén.

Đôi khi, những điều bị đè nén được con người vô tình bộc lộ bằng một sự lỡ lời. Sự lỡ lời như vậy được gọi là ‘A Freudian slip’.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-biden-lo-mom-thua-nhan-gian-lan-bau-cu.html

Bầu cử Mỹ:

Trump và Biden cố thuyết phục cử tri Pennsylvania

Mai Vân

Chỉ còn 8 ngày nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống, ông Donald Trump và đối thủ Joe Biden ngày 26/10/2020, đã cố chiêu dụ cử tri tại Pennsylvania, bang được xem là then chốt để giành thắng lợi.

Tổng thống Trump đã có 3 cuộc mít tinh tại bang này. Trong cuộc mít tinh cuối cùng trong ngày ở thành phố Martinsburg, ông tuyên bố: « Nếu thắng ở Pennsylvania, chúng ta sẽ thắng cả trận đấu ». Bất chấp những kết quả thăm dò bất lợi, ông Trump dự báo sẽ chiến thắng ở bang này.

Về phần mình, ông Biden xuất hiện một cách kín đáo hơn. Trong cuộc tiếp xúc với các tình nguyện viên và nhà báo, ông cho biết « không tự tin quá lố » và hy vọng sẽ chiến thắng ở bang này nhờ « ơn Chúa ». Ông Biden đã cực lực đả kích Donald Trump về cách xử lý đại dịch,

Hiện nay các cuộc thăm dò dư luận đều cho ông Biden dẫn đầu, nhưng cuộc đọ sức sẽ gay go ở một số bang quan trọng.

Tại Pennsylvania, Joe Biden được 50% dự định bầu trong lúc Trump được 45%. Tuần trước khoảng cách giữa hai ông là 49-45. Hơn 20% người được hỏi cho biết là họ đã bỏ phiếu rồi.

Còn tại bang Wisconsin, một bang quan trọng khác, ông Joe Biden được 53% dự định bầu, trong lúc ông Trump được 44%. Khoảng cách tuần trước là 51-43. 1/3 số người được hỏi tại đây cũng đã bỏ phiếu rồi.

Hơn 7, 3 triệu người đã bỏ phiếu tại Texas

Hiện có đến 43% cử tri ở Texas đã bầu xong. Tại 3 quận chung quanh Dallas và Austin, số người đã đi bỏ phiếu vượt quá tổng số người đi bầu của năm 2016.

Đảng Cộng Hòa có vẻ lo ngại trước số người tham gia bỏ phiếu đông đảo, theo lời giáo sư chính trị đại học Houston, Jeronimo Cortina, vì theo họ, điều này có thể sẽ có « hậu quả ». Cuộc bỏ phiếu trước thời hạn ở Texas sẽ kéo dài đến thứ 7.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201027-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-trump-v%C3%A0-biden-c%E1%BB%91-s%E1%BB%A9c-thuy%E1%BA%BFt-ph%E1%BB%A5c-c%E1%BB%AD-tri-pennsylvania

Khảo sát: Ông Trump dẫn điểm Biden

 ở bang ‘chiến địa’ Pennsylvania sau tranh luận

Lục Du

Một cuộc thăm dò được công bố hôm thứ Hai (26/10) cho thấy Tổng thống Donald Trump dẫn trước cựu Phó Tổng thống Joe Biden ở bang Pennsylvania, sau cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng vào tuần trước, theo Breibart.

Cuộc thăm dò của Insider Advantage / Center for American Greatness, cho thấy ông Trump tăng hai điểm phần trăm, ở mức 48% trên tổng số 400 cử tri được hỏi, trong khi mức điểm của ông Biden là 45.5%.

Cuộc thăm dò được tiến hành vào ngày 25/10/2020 và có sai số 4,9%. Cuộc thăm dò được thực hiện ba ngày sau cuộc tranh luận, nơi ông Biden tuyên bố sẽ đóng cửa ngành công nghiệp dầu mỏ nếu ông thắng cử.

Bang Pennsylvania được cho là nơi khai sinh ngành công nghiệp dầu mỏ. Những giọt dầu đầu tiên chảy ra từ giếng dầu Drake tại Titusville của bang này vào năm 1859 đã tạo tiền đề cho ngành công nghiệp năng lượng lâu đời này phát triển.

Trong cuộc tranh luận, ông Trump hỏi ông Biden rằng liệu ông có “đóng cửa ngành công nghiệp dầu mỏ” hay không, và Biden trả lời, “Có, tôi sẽ chuyển đổi ngành công nghiệp dầu mỏ”.

Người điều hành cuộc tranh luận của NBC, Kristen Welker đã hỏi Biden, “Tại sao ông lại làm như vậy?”, Biden trả lời, “Bởi vì ngành công nghiệp dầu mỏ gây ô nhiễm đáng kể”.

Biden và chiến dịch của ông sau đó đã cố gắng diễn giải những phát biểu đó của ông Biden, nói rằng nó sẽ không xảy ra ngay lập tức mà theo thời gian, bằng cách chấm dứt các khoản trợ cấp liên bang cho ngành dầu mỏ.

Ông Biden và đa số thuộc phe dân chủ cổ xúy cho Thỏa thuận mới xanh (Green New Deal) nhằm hạn chế tiến tới xóa bỏ các ngành công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên thỏa thuận này bị chỉ trích vì tính viển vông khi nó tiêu tốn một khoản đầu tư lên tới 93 nghìn tỷ USD trong thời gian 10 năm. Trong khi đó, toàn bộ chi tiêu của chính phủ Mỹ trong cùng khoảng thời gian chỉ ở mức 66 nghìn tỷ USD.

Sau khi rời khỏi hiệp ước môi trường Paris, chinh quyền Trump đã có những bước đi thiết thực để cải thiện môi trường và đưa Mỹ trở thành quốc gia cắt giảm lượng khí thải carbon nhiều nhất thế giới. Theo đánh giá của Dailywire, Hoa Kỳ đang làm tốt hơn bất kỳ quốc gia nào tham gia hiệp ước Paris.

https://www.dkn.tv/the-gioi/khao-sat-ong-trump-dan-diem-biden-o-pennsylvania-sau-tranh-luan.html

Nữ phó tướng của Biden bật cười

khi được hỏi về Chủ nghĩa xã hội

Lục Du

Ứng viên Phó Tổng thống Kamala Harris đã cười khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn vào Chủ nhật (25/10) rằng bà có ủng hộ “quan điểm xã hội chủ nghĩa hay cấp tiến” không nếu trúng cử, theo Fox News.

Người dẫn chương trình Norah O’Donnell của CBS News đã hỏi bà Harris câu hỏi này trong chương trình “60 Minutes”.

Trích dẫn bảng xếp hạng năm 2019 từ tổ chức phi đảng phái GovTrack, O’Donnell nói với Harris rằng bà “được coi là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cấp tiến nhất”.

“Cấp tiến” là từ được dùng để ám chỉ những người Dân chủ (đảng viên và người ủng hộ đảng này) có tư tưởng tự do thái quá hoặc thiên tả.

Bà Harris là người ủng hộ nhiệt thành Thỏa thuận mới xanh (thỏa thuận môi trường của phe Dân chủ bị chỉ trích viển vông vì đòi hỏi nguồn lực quá lớn). Nữ nghị sĩ gốc Phi và Ấn cũng ủng hộ việc phá thai, Obamacare và hợp pháp hóa cần sa.

O’Donnell sau đó hỏi rằng, trong trường hợp ông Biden trúng cử, bà Harris có đưa tất cả những điều mà bà ủng hộ ở trên vào các chính sách của chính quyền Mỹ hay không.

“Những gì tôi sẽ làm, và tôi hứa với bạn điều này, và đây là những gì Joe muốn tôi làm, đây là một phần trong thỏa thuận của chúng tôi, tôi sẽ luôn chia sẻ với anh ấy kinh nghiệm sống của tôi vì nó liên quan đến bất kỳ vấn đề nào mà chúng tôi phải đối mặt”, bà Harris nói.

Harris sau đó được hỏi rằng bà có quan điểm ủng hộ xã hội chủ nghĩa hay cấp tiến không. Nữ thượng nghị sĩ đã ngừng lại một chút trước khi trả lời.

“Không. Không”, bà Harris nói trong khi cười. “Đó là góc nhìn của […] một người phụ nữ lớn lên […] một đứa trẻ da đen ở Mỹ, cũng là một công tố viên, người cũng có một người mẹ đến đây năm 19 tuổi từ Ấn Độ. Bạn cũng biết đấy, Tôi […] thích hip hop”.

Tiếp theo, O’Donnell đề nghị bà Harris cho biết quan điểm sau khi Tổng thống Trump gần đây cáo buộc Biden là “con ngựa thành Troy” có nhiệm vụ thúc đẩy các chính sách xã hội chủ nghĩa “từ phe cánh tả của đảng Dân chủ”.

“Tôi sẽ không bị giới hạn trong định nghĩa của Donald Trump về việc tôi hay bất kỳ ai khác là ai”, bà Harris trả lời. “Và tôi nghĩ rằng Mỹ đã học được rằng đó sẽ là một sai lầm”.

Harris sau đó nói rằng bà sẽ không tham gia cùng với ông Biden nếu bà không ủng hộ những gì cựu Phó Tổng thống Mỹ đang đề xuất.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nu-pho-tuong-cua-biden-bat-cuoi-khi-duoc-hoi-ve-chu-nghia-xa-hoi.html

Bầu cử 2020: Chỉ còn 1 tuần nữa,

Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 3/11 liệu Donald Trump có được ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.

Vị tổng thống đảng Cộng hòa đang bị thách thức bởi ứng cử viên Joe Biden, đảng Dân chủ, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là phó tổng thống của Barack Obama, nhưng đã tham gia chính trường Hoa Kỳ từ thập niên 1970.

Ngày bầu cử lừng lững đến gần, và các công ty thăm dò ý kiến đang ráo riết tìm cách đánh giá tâm trạng của quốc gia, bằng cách hỏi cử tri xem họ thích ứng cử viên nào hơn.

BBC theo dõi những cuộc thăm dò này, và cố gắng tìm ra những gì thăm dò ý kiến có thể và không thể cho chúng ta biết ai sẽ là người đắc cử.

Biden hiện đang dẫn trong các thăm dò toàn quốc

Thăm dò quốc gia là một hướng dẫn tốt về mức độ được ủng hộ của một ứng cử viên trên toàn quốc, nhưng không nhất thiết là cách tốt để dự đoán kết quả cuộc bầu cử.

Ví dụ, năm 2016, Hillary Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc và giành được hơn Donald Trump gần ba triệu phiếu bầu, nhưng bà vẫn thất cử – bởi vì Hoa Kỳ sử dụng hệ thống cử tri đoàn. Vì vậy việc giành được nhiều phiếu phổ thông nhất không phải lúc nào cũng giúp ứng cử viên đắc cử.

Bỏ cảnh báo này qua một bên, trong gần như hầu hết năm nay, Joe Biden luôn dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông dao động quanh mức 50% trong những tuần gần đây, và có lần dẫn đầu Donald Trump đến 10 điểm.

Ai đang dẫn trước trong thăm dò?

Biden

52%

Trump

42%

Các đường xu hướng hiển thị mức trung bình dựa trên các cuộc thăm dò riêng lẻ

 thăm dò cá nhân

Cho thấy từng thăm dò

122456789103040506003 thg 11Ngày bầu cử7 Ngày bầu cử25 thg 10XU HƯỚNG42%52%

Ý định bỏ phiếu dựa theo thăm dò cá nhân

Tổng hợp thăm dò của BBC theo dõi các thăm dò toàn quốc trong 14 ngày qua, tạo ra đường xu hướng theo số trung bình.

Ngược lại, vào năm 2016, các cuộc thăm dò không rõ ràng hơn nhiều và hai ứng cử viên Donald Trump chỉ cách nhau một vài phần trăm ở một số thời điểm khi ngày bầu cử gần đến.

Đảng Cộng hòa của Trump: Không thể trì hoãn bầu cử 2020

Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ

Những tiểu bang nào sẽ quyết định cuộc bầu cử?

Như bà Clinton khám phá ra vào năm 2016, số phiếu ứng cử viên giành được ít quan trọng hơn việc giành những phiếu này ở đâu.

Hầu hết các tiểu bang gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng, có nghĩa là trên thực tế chỉ có một số tiểu bang mà cả hai ứng cử viên đều có cơ hội chiến thắng. Đây là những nơi diễn ra cuộc bầu cử quyết định ai thắng ai bại, và được biết đến như là những tiểu bang ”chiến địa”.

Theo hệ thống cử tri đoàn mà Hoa Kỳ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng.

Như bản đồ trên cho thấy, một số tiểu bang ”chiến địa” có số phiếu đại cử tri đoàn hiều hơn những tiểu bang khác, vì vậy các ứng cử viên thường dành thời gian để vận động ở những nơi này nhiều hơn.

Đọc thêm về đề tài bầu cử Mỹ 2020

Ai đang dẫn đầu ở các tiểu bang ”chiến địa”?

Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò ở các tiểu bang ”chiến địa” có vẻ tốt cho Joe Biden, nhưng còn khá lâu mới đến ngày đi bầu, và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến Donald Trump.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin – ba tiểu bang công nghiệp mà đối thủ Đảng Cộng hòa của ông giành được với tỷ số hơn bà Clinton chỉ dưới 1% trong năm 2016.

Nhưng những tiểu bang chiến trường nơi ông Trump thắng lớn năm 2016 là nơi nhóm vận động tranh cử của ông lo lắng nhất. Tỷ lệ thắng của ông ở Iowa, Ohio và Texas ở vào khoảng từ 8-10% vào thời điểm đó, nhưng hiện tỷ lệ ủng hộ của Trump đang kề vai sát cánh với ông Biden trong kỳ bầu cử này.

Đó là một trong những lý do tại sao một số nhà phân tích chính trị đánh giá cơ hội tái đắc cử của ông khá thấp như chúng ta thấy. FiveThirtyEight, một trang web phân tích chính trị, nói rằng ông Biden được “yêu chuộng” để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trong khi The Economist nói rằng ông “có khả năng” đánh bại ông Trump.

Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh

Bầu cử 2020: Quan tâm hàng đầu của cử tri gốc Việt so với cử tri Mỹ

Ai thắng cuộc tranh luận đầu tiên, theo các thăm dò?

Donald Trump và Joe Biden đối đầu trong cuộc tranh luận đầu tiên, được trực tiếp truyền hình hôm 29/9.

Nhiều bình luận gia cho rằng Biden thắng cuộc tranh luận đầu tiên, và Anthony Zurcher của BBC đồng ý với nhận định đó.

Nhưng các cuộc thăm dò cho chúng ta thấy gì? Vâng, những kết quả thăm dò mà chúng tôi có đều cho là đảng Dân chủ thắng, nhưng theo các biên độ khác nhau.

Một cuộc thăm dò quốc gia của NBC News/Wall Street Journal được tiến hành sau cuộc tranh luận cho thấy ông Biden được 53% và đối thủ của ông là 39% – khoảng cách rộng hơn sáu điểm so với cuộc thăm dò trước đó của họ hai tuần trước đó.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn cho tổng thống là hai cuộc thăm dò ở các tiểu bang chiến địa do New York Times và Siena College thực hiện cho thấy ông Biden dẫn trước 7 điểm ở Pennsylvania và 5 điểm ở Florida.

Nhìn chung, có vẻ như hiệu suất tranh luận của tổng thống không giúp ông thu hẹp khoảng cách với đối thủ của mình.

Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?

Chúng ta chỉ có vài ngày để nghiền ngẫm về cuộc tranh luận đầu tiên trước khi dòng tweet gây xôn xao dư luận của Tổng thống Trump đầu ngày 2/10 tiết lộ rằng ông và đệ nhất phu nhân đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.

Trong khi đại dịch đã thống trị các tiêu đề ở Mỹ kể từ đầu năm, trọng tâm đã chuyển sang Tòa án Tối cao sau cái chết của Tư pháp lâu năm Ruth Bader Ginsburg vào tháng 9.

Vì vậy, việc bị xét nghiệm dương tính với virus corona của Trump đã đưa phản ứng của ông đối với đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người ở Mỹ, trở lại tầm chú ý của cử tri.

Theo dữ liệu từ cuộc thăm dò của ABC News / Ipsos, chỉ 35% người Mỹ tán thành cách tổng thống xử lý khủng hoảng virus corona. Con số này cao hơn với các đảng viên Cộng hòa, nhưng cũng chỉ lên tới 76%.

Về sức khỏe của bản thân, 72% số người được hỏi nói rằng ông Trump không coi trọng “nguy cơ nhiễm virus”, trong khi số tương tự nói rằng ông không thực hiện “các biện pháp phòng ngừa thích hợp khi liên quan đến sức khỏe cá nhân của mình”.

Một cuộc thăm dò tương tự của Yahoo News / YouGov cho thấy khoảng một nửa số người được hỏi tin rằng ông Trump có thể hoàn toàn tránh được căn bệnh này nếu ông chịu khó thực hành các biện pháp giãn cách xã hội hơn và đeo khẩu trang.

Có thể tin vào kết quả thăm dò?

Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.

Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.

Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 – đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.

Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53674640

Tại sao nhiều người Việt ở Mỹ

ủng hộ Trump và chống Trung Quốc?

Sự trỗi dậy của Trung Quốc, tình trạng Tân Cương, Biển Đông và Hong Kong là các lý do khiến nhiều người Mỹ gốc Việt dành nhiều năm vận động chống lại chính phủ do ĐCSVN kiểm soát.

David Tran đã dành phần lớn cuộc đời mình để vận động cho sự sụp đổ của chính phủ do đảng cộng sản kiểm soát ở Việt Nam, theo SCMP.

Giống như nhiều thành viên của cộng đồng người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ, Tran, nhập cư từ khi còn là một thiếu niên cách đây hơn ba thập kỷ, từ lâu đã mơ về một ngày quê hương của mình chấp nhận nền dân chủ tự do.

Chống Trung Quốc

Tuy nhiên, hiện nay, David Tran, người điều hành Trung tâm Dân chủ Việt Nam có trụ sở tại Texas, lại đang nhắm vào một nhà nước độc đảng khác: Trung Quốc.

“Chúng tôi nhìn vào tầm nhìn của tương lai, một tương lai do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo thông qua hình ảnh của Tây Tạng, Tân Cương, Biển Đông và thậm chí cả Hong Kong… và chúng tôi không chấp nhận tương lai đó cho con cháu chúng tôi,” Trần, một bác sỹ y khoa, nói.

Đối với nhiều người Mỹ gốc Việt đã dành nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ tham gia vận động chống lại chính quyền Việt Nam, sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến họ chuyển sự tập trung sang nâng cao nhận thức về dân chủ, nhân quyền và sự nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản.

Trong khi chia sẻ nhiều mối quan tâm chung với giới hoạt động ở những nơi khác, chẳng hạn như cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, sự phản đối của họ đối với Bắc Kinh thường tập trung vào những xung đột ảnh hưởng đến quê hương, bao gồm tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông.

Đầu năm nay, vẫn theo SCMP, hơn 80 nhóm người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều người trong số họ sống tại Hoa Kỳ, đã thực hiện một cuộc “trưng cầu dân ý” không chính thức qua mạng xã hội để công chúng Việt Nam có cơ hội thể hiện quan điểm về các tuyên bố bành trướng và việc xây dựng quân đội của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump

Sự ủng hộ khác nhau giữa các vùng và sức nặng cử tri gốc Việt

TT Trump vẫn có khả năng thắng cử ra sao?

Hai tuần nữa là bầu cử, Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Chín lăm phần trăm số người được hỏi cho biết họ ủng hộ việc khởi kiện Bắc Kinh tại các tòa án quốc tế, theo cuộc thăm dò ý kiến 1,2 triệu người Việt Nam trong nước, theo ban tổ chức.

Hà Nội đã ám chỉ sẽ kiện nhưng cho tới nay vẫn chưa thực sự theo đuổi việc này.

Tran, người giúp tổ chức cuộc thăm dò, nói rằng Hà Nội sẽ không bao giờ bảo vệ chủ quyền của đất nước trước sự hiện diện ngày càng lấn lướt của Trung Quốc.

Ông nói: “Việt Nam và Trung Quốc có cùng hệ tư tưởng cộng sản. Giữ lập trường vững chắc hơn có nghĩa là tách khỏi hệ tư tưởng đó… Việt Nam và Trung Quốc là quốc gia công an trị, có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bộ máy an ninh nội bộ.”

Trọng tâm vận động của các nhóm như Trung tâm Dân chủ Việt Nam là xác quyết rằng Bắc Kinh gây ra mối đe dọa không chỉ đối với Việt Nam, mà cả thế giới nói chung.

Một số nhà hoạt động hải ngoại từng tham gia các chiến dịch về Biển Đông đã bắt đầu vận động hành lang để Đảng Cộng sản Trung Quốc được xác định là một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, một vấn đề được đưa ra bởi Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Scott Perry, người vào ngày 1/10 đã giới thiệu một dự luật liên quan tại Hạ viện Hoa Kỳ.

Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc vốn đã căng thẳng trong lịch sử, với việc các bên phải đối mặt với một loạt xung đột biên giới trước khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Trong một cuộc khảo sát của Pew năm 2017, chỉ 10% người Việt Nam cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước láng giềng Trung Quốc.

Những mâu thuẫn lịch sử đó trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây do các cuộc đối đầu liên tiếp ở Biển Đông, bao gồm cả cuộc biểu tình kéo dài một tuần vào năm 2014 sau khi một công ty Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu ở vùng biển này, làm dấy lên phản đối ở khắp Việt Nam.

Will Nguyen, một nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, cho biết chủ nghĩa bành trướng chống Trung Quốc đã “ăn sâu vào tâm trí của hầu hết mọi người Việt Nam”.

Ông Nguyễn nói: “Nhiều nhà hoạt động ở nước ngoài tỏ ra hiếu chiến với Trung Quốc vì họ không thích Đảng Cộng sản Việt Nam. Về mặt lịch sử, điều này có ý nghĩa vì cả hai đảng đều có chung nguồn gốc và rõ ràng các đảng này đang điều hành các quốc gia độc tài độc giống nhau.”

Ủng hộ Trump

Trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 3/11, nhiều người Mỹ gốc Việt hy vọng Donald Trump tái đắc cử, ủng hộ lập trường diều hâu của ông và Đảng Cộng hòa đối với Trung Quốc. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng trước bởi APIAVote, AAPI Data và Người Mỹ gốc Á ủng hộ Công lý, 48% người Mỹ gốc Việt cho biết họ ủng hộ Trump, so với 36% thích Joe Biden.

Nguyen-vo Thu-huong, phó giáo sư về Nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học California, Los Angeles, cho biết sự phản đối truyền thống đối với Trung Quốc và chủ nghĩa cộng sản trong cộng đồng hải ngoại hiện đang được một số nhà hoạt động ủng hộ Trump đồng tình.

Bà nói: “Các cuộc biểu tình có thể vẫn chống Trung Quốc, nhưng đã trở thành một phần của thông điệp về lý do tại sao người Việt Nam ở hải ngoại nên ủng hộ Trump và chống lại bất kỳ kẻ thù nào của Trump và chống lại tầm nhìn của ông về Mỹ. Kể từ sau đại dịch và George Floyd, tình cảm chống Trung Quốc đã được huy động cho Trump, chống lại các lệnh phong tỏa do đại dịch, chống lại các chính trị gia Dân chủ khác.”

Trần, người đứng đầu Trung tâm Dân chủ Việt Nam, cho biết ông không tập trung vào kết quả của cuộc bầu cử, mà tiếp tục truyền bá thông điệp của mình ra thế giới.

Ông nói: “Công việc của chúng tôi không liên quan đến dự đoán ai thắng ai thua. Dù ai thắng hay thua thì công việc của chúng tôi vẫn vậy: Thông báo cho công chúng và các đại diện dân cử của chúng tôi từ tất cả các cấp chính quyền và từ tất cả các chính phủ, rằng chủ nghĩa cộng sản là xấu xa. “

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54626201

Bỏ phiếu sớm tại Mỹ vượt mốc 60 triệu

Còn 8 hôm nữa tới Ngày Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, hơn 60 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, tiến độ phá kỷ lục có thể dẫn đến số cử tri đi bầu đông đảo nhất trong hơn một thế kỷ, theo như dữ liệu của Dự án Bầu cử Mỹ ngày 26/10.

Con số này là dấu hiệu mới nhất của những quan tâm tích cực trong cuộc chạy đua giữa Tổng thống Cộng hòa Donald Trump và đối thủ Dân chủ Joe Biden và cũng phản ánh tâm lý e ngại rủi ro lây nhiễm COVID trong ngày mọi người tập trung đi bầu cử 3/11.

Đảng Dân chủ cổ võ bỏ phiếu qua đường bưu điện. Trước nay phe Cộng hòa cũng bỏ phiếu đông đảo qua đường bưu điện nhưng lần này họ chưa mấy mặn mà vì Tổng thống Cộng hoà Donald Trump nhiều lần đả kích vô căn cứ rằng hệ thống bầu qua đường bưu điện dễ bị gian lận.

Ông Michael McDonald, giáo sư Trường đại học Florida, người quản trị Dự án Bầu cử Mỹ, dự đoán số cử tri Mỹ đi bầu kỷ lục năm nay khoảng 150 triệu người, đại diện 65% những người đủ điều kiện đi bầu, tỉ lệ cao nhất kể từ năm 1908.

Cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm nhiều hơn trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống năm nay so với năm 2016.

https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%8F-phi%E1%BA%BFu-s%E1%BB%9Bm-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-v%C6%B0%E1%BB%A3t-m%E1%BB%91c-60-tri%E1%BB%87u/5637039.html

Vụ cháy thùng phiếu ở Boston: Một người bị bắt

Cảnh sát Boston ngày 26/10 cho biết đã bắt một người đàn ông ở Boston, 39 tuổi, liên hệ tới vụ một thùng phiếu bị đốt sáng hôm Chủ Nhật 25/10.

Cảnh sát xế chiều ngày 25/10 cáo buộc Worldy Armand về tội nhận tài sản bị đánh cắp, Sở Cảnh sát Boston cho biết.

Sáng ngày 26/10, Armand bị truy tố về tội cố ý đốt phá gây thiệt hại và dự trù bị đưa ra Tòa Thành phố Boston, cảnh sát nói. Bảo lãnh tại ngoại chưa được ấn định.

FBI cũng đang điều tra vụ cháy ngày 25/10 và cho biết thùng phiếu bị cháy ở phía trước mặt Thư viện Công Cộng Boston.

Các giới chức bầu cử ở bang Massachusetts mô tả sự kiện này là một “cuộc tấn công cố ý.”

Có 122 lá phiếu khi thùng phiếu bị dốc hết trống rỗng sáng 25/10, và 35 lá phiếu bị hư hại, các giới chức nói.

Thị trưởng Boston Marty Walsh gọi vụ này là một “sự ô nhục đối với dân chủ, không tôn trọng cử tri trong việc hoàn thành nhiệm vụ dân sự, và là một tội phạm.”

Các nhân viên dập tắt đám cháy bằng cách đổ nước vào thùng phiếu, Sở Cảnh sát Boston nói trong một tuyên bố.

“Ưu tiên hàng đầu của văn phòng chúng tôi là giúp giữ gìn tính trung thực của tiến trình bầu cử tại Massachusetts bằng cách tích cực thi hành luật bầu cử liên bang”, FBI nói trong loan báo về cuộc điều tra.

Cử tri có phiếu bị ảnh hưởng có thể đích thân đi bỏ phiếu lại hay một lá phiếu thay thế sẽ được gởi đến họ, các giới chức nói.

Bỏ phiếu sớm bắt đầu vào ngày thứ Bảy 24/10 tại Massachusetts, và hơn hai triệu người đã đích thân đi bỏ phiếu hay bỏ phiếu bằng đường bưu điện.

https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-ch%C3%A1y-th%C3%B9ng-phi%E1%BA%BFu-%E1%BB%9F-boston-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt/5636624.html

Tư lệnh Mỹ: Quân đội có thể ‘tham chiến bảo vệ Senkaku’

 tại Biển Hoa Đông

Tư lệnh của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản nói khả năng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ có thể được sử dụng để “đưa quân tham chiến bảo vệ” quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông.

Trung tướng Kevin Schneider đưa ra tuyên bố trên trong buổi nói chuyện với các phóng viên hôm thứ Hai trên một tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải, trong cuộc tập chung quy mô lớn, có tên Keen Sword 21 (KS21), giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản bắt đầu cùng ngày, theo Reuters.

Ông nói quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang nỗ lực “phát triển các cách thức mới và tốt hơn để vận hành và tích hợp hơn nữa các cuộc tập trận như thế này.”

Ông nói rằng một cuộc tập trận như Keen Sword 21 “thể hiện rõ ràng khả năng liên minh ngày càng tăng của liên minh Mỹ-Nhật.”

Trung tướng Schneider nhấn mạnh khả năng vận chuyển nhân viên của hai quốc gia “có thể được sử dụng để đưa quân tham chiến bảo vệ Senkaku.”

Phó Thủ tướng Nhật bản Taro Aso và Trung tướng Kevin Schneider (phải) trong dịp kỷ niệm 60 năm ký hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ tại Iikura Guesthouse ở Tokyo vào ngày 19/1/2020

Các quan chức từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản coi phát biểu của Trung tướng Kevin Schneider như một lời cảnh báo với Trung Quốc, nước đang đẩy mạnh các hoạt động của mình ở vùng biển gần quần đảo Senkaku.

Nhật Bản kiểm soát Senkakus. Trong khi Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Chính phủ Nhật Bản duy trì các hòn đảo là một phần vốn có của lãnh thổ Nhật Bản.

Vào tháng 7, Schneider cam kết hỗ trợ Nhật Bản về quần đảo này. Ông cho biết đất nước của ông “hoàn toàn kiên định 100% trong cam kết giúp đỡ” chính phủ Nhật Bản về tình hình.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, cuộc diễn tập thực địa hai năm một lần do Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ tài trợ, được gọi là Keen Sword 21, bắt đầu ngày 26/10.

Tập trận Keen Sword 21, kéo dài đến hết ngày 5/11, được thiết kế để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và khả năng tương tác giữa Nhật-Mỹ, đồng thời củng cố mối quan hệ song phương và thể hiện quyết tâm của Mỹ trong việc hỗ trợ lợi ích an ninh của các đồng minh và đối tác trong khu vực, theo thông cáo trên.

Keen Sword 21 là cuộc tập trận lớn đầu tiên kể từ khi Yoshihide Suga trở thành thủ tướng Nhật Bản tháng trước, với cam kết sẽ tiếp tục xây dựng quân đội nhằm chống lại Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền các đảo do Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông, Reuters đưa tin.

“Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này cho chúng tôi cơ hội thể hiện sức mạnh của liên minh Nhật-Mỹ”, Tướng Koji Yamazaki, chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản nói trên tàu sân bay trực thăng Kaga ở vùng biển phía nam Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật bản Yoshihide Suga, trong tháng này, đã đến thăm Việt Nam và Indonesia như một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tăng cường quan hệ với các đồng minh quan trọng của Đông Nam Á.

VN có lợi khi Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng?

Liên minh Mỹ Nhật ‘là nền tảng của hòa bình’

Thủ tướng Nhật bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Chuyến đi này diễn ra sau cuộc họp tại Tokyo của “Bộ tứ”, một nhóm không chính thức gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ mà Washington coi như bức tường thành chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực của Trung Quốc.

Theo Reuters, Bắc Kinh đã tố cáo đây là một “NATO mini” nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc.

Nhật Bản đặc biệt lo ngại về sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

“Bất chấp tác động toàn cầu to lớn từ Covid, Liên minh Mỹ-Nhật không chùn bước và chúng tôi vẫn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.” Trung tướng Kevin Schneider, tư lệnh của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, khẳng định.

Ước tính có khoảng 9.000 nhân viên từ Hải quân, Không quân, Lục quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tham gia cuộc tập trận, bao gồm các tàu từ Nhóm tấn công Hàng không Mẫu hạm Ronald Reagan và hơn 100 máy bay từ những đơn vị khác của Mỹ.

Các đơn vị từ quân đội Mỹ và đối tác Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ huấn luyện theo một kịch bản toàn diện, được thiết kế để thực hiện các khả năng quan trọng cần thiết để hỗ trợ phòng thủ Nhật Bản và ứng phó với một cuộc khủng hoảng hoặc tình huống bất thường ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho hay.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54701820

Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan

bất chấp trừng phạt từ Bắc Kinh

Hải Lam

Ngũ Giác Đài hôm 26/10 cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán 100 hệ thống phòng thủ bờ kèm 400 tên lửa Harpoon phóng từ mặt đất trị giá gần 2,4 tỷ cho Đài Loan, bất chấp đe doạ trừng phạt từ Bắc Kinh.

Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi thông báo chính thức cho Nghị viện Mỹ về đề xuất bán 400 tên lửa diệt hạm phóng từ mặt đất RGM-84L-4 Harpoon Block II với tầm bắn 125 km, 4 tên lửa huấn luyện RTM-84L-4 không mang đầu nổ và động cơ, 411 thùng chứa, 100 xe vận chuyển và phóng đạn, 25 xe radar, cùng linh kiện sửa chữa, thiết bị kiểm tra và tài liệu hướng dẫn.

Nghị viện Mỹ sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận thông báo từ Bộ Ngoại giao để quyết định có phê chuẩn thương vụ hay không. Nếu Nghị viện thông qua, hợp đồng sẽ được trình lên Tổng thống Donald Trump ký phê duyệt. Việc Nghị viện phản đối thương vụ ít có khả năng xảy ra khi lưỡng đảng đều ủng hộ việc bảo vệ Đài Loan.

Chính quyền của bà Thái Anh Văn cho biết việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan chứng minh khả năng phòng thủ của hòn đảo có “tầm quan trọng lớn” đối với Washington.

“Đối mặt với sự bành trướng và khiêu khích quân sự của Trung Quốc, Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường hiện đại hóa năng lực quốc phòng và tăng tốc khả năng tác chiến phi đối xứng”, Đài Bắc cho biết trong một tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước cũng phê duyệt ba thương vụ bán vũ khí với tổng trị giá hơn 1,8 tỷ USD cho Đài Loan gồm 135 tên lửa hành trình đối đất AGM-84H SLAM-ER, 11 hệ thống pháo phản lực tầm xa M142 HIMARS và 6 cụm cảm biến MS-110 cho tiêm kích.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/10 cho biết Bắc Kinh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Lockheed Martin, Boeing Defense, Raytheon và các công ty khác của Mỹ có liên quan đến việc Washington bán vũ khí cho Đài Loan.

Đáp trả, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói rằng: “Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm trả đũa các công ty Mỹ và nước ngoài vì thương vụ nhằm hỗ trợ các yêu cầu tự vệ hợp pháp của Đài Loan”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-tiep-tuc-ban-vu-khi-cho-dai-loan-bat-chap-trung-phat-tu-bac-kinh.html

Mỹ – Ấn 2+2: Thỏa thuận quân sự quan trọng được ký kết

Ấn Độ và Hoa Kỳ vừa ký một thỏa thuận quân sự về chia sẻ dữ liệu vệ tinh nhạy cảm trong bối cảnh có căng thẳng ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc.

Những dữ liệu như vậy được coi là thiết yếu trong việc bắn trúng tên lửa, drones và các mục tiêu khác với độ chính xác cao.

Thỏa thuận này được công bố sau khi cuộc gặp cao cấp thường niên “2+2” diễn ra ở New Delhi hôm thứ Ba.

Các chuyên gia nói việc tăng cường quan hệ Mỹ – Ấn nhằm đối trọng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Ấn Độ và Trung Quốc sẽ ‘nhanh chóng xuống thang’ ở biên giới

Việt Nam – Ấn Độ thắt chặt quan hệ ‘vì quan ngại Trung Quốc’

Đụng độ đường biên Trung-Ấn, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ bị giết

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper đã có cuộc gặp với người đồng nhiệm Ấn Độ ông Rajnath Singh. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng gặp Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar.

“Trong suốt hơn hai thập niên, quan hệ song phương giữa hai nước chúng ta đã phát triển vững chắc về thực chất, các bình diện và tầm quan trọng,” Ngoại trưởng Jaishankar nói hôm thứ Ba. Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán sẽ cho phép hai nước “phối hợp mạnh mẽ hơn về các vấn đề an ninh quốc gia.”

Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Căn bản về Hợp tác Địa Vệ tinh, hay BECA, là một trong số ít các thỏa thuận và Mỹ ký kết với các đối tác thân cận. Nó cho phép Ấn Độ tiếp cận một loạt dữ liệu địa vệ tinh và hàng không thiết yếu cho hoạt động quân sự.

Hai nước cũng ký một số các thỏa thuận khác trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhân, khoa học trái đất và y học thay thế. Nhưng BECA là thỏa thuận quan trọng nhất.

Nó cho phép Hoa Kỳ “cung cấp cho phía Ấn Độ dữ liệu hỗ trợ dẫn đường và hàng không tối tân của các phi cơ do Mỹ cung cấp”, một nguồn tin quân sự Ấn Độ nói với hãng tin Reutuers. Điều đó cũng có nghĩa Hoa Kỳ có thể lắp đặt các thiết bị dẫn đường tiên tiến trên các phi cơ nước này cung cấp cho Ấn Độ.

TQ dạy võ thuật cho lính sau vụ va chạm với Ấn Độ

Trung Quốc bác bỏ chuyện bắt giữ binh sỹ Ấn Độ

Thỏa thuận này được ký tại thời điểm Ấn Độ đang có một trong những đợt căng thẳng nghiêm trọng nhất với Trung Quốc trên đường biên giới tranh chấp giữa hai nước ở vùng Himalaya.

Hai mươi binh sỹ Ấn Độ đã chết trong một cuộc xung đột nổ ra giữa quân đội hai bên hồi tháng Sáu, dẫn đến các cuộc đàm phán ngoại giao kéo dài hàng tháng nhằm làm dịu căng thẳng. Nhưng đàm phán chưa giúp làm giảm tình hình thù địch tới nay.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng xấu đi trong những tháng gần đây với việc Tổng thống Donald Trump liên tiếp chỉ trích cách Bắc Kinh xử lý đại dịch virus corona. Hoa Kỳ cũng chỉ trích việc Trung Quốc áp đăt luật an ninh mạng mới ở Hong Kong, sau khi có các cuộc biểu tình lớn.

Dây đu ngoại giao hẹp

Vikas Pandey, BBC News, Delhi

Thỏa thuận này là hết sức quan trọng, trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. Hoa Kỳ dường như cảm nhận được cơ hội trong căng thẳng biên giới Trung – Ấn và muốn tăng cường vai trò của mình ở khu vực.

Thỏa thuận được coi là một dấu hiệu cho Trung Quốc thấy rằng Washington coi Dehli là đồng minh quân sự thân cận. Và điều này có lẽ sẽ củng cố giọng điệu chống Trung Quốc của chính quyền Trump.

Nhưng các quan chức Ấn Độ sẽ phải giữ thăng bằng trên dây đu ngoại giao rất hẹp.

Delhi tiếp tục có các cuộc đàm phán cấp quân sự với Bắc Kinh để làm dịu tình hình ở biên giới và một giải pháp hòa bình là tốt nhất cho lợi ích của họ. Ấn Độ sẽ không muốn có xung đột, cho dù chỉ ở mức hạn chế, tại thời điểm khi nước này đang phải chiến đấu lâu dài chống đại dịch.

Điều này được thấy rõ trong các thông cáo mà các nhà lãnh đạo hai nước đưa ra tại cuộc họp báo hôm thứ Ba.

Mặc dù ông Singh và ông Jaishankar không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc trong thông cáo của mình, ông Esper cũng như ông Pompei đều nhắc tới Trung Quốc.

Ấn Độ cũng sẽ phải cẩn thận về quan hệ với Nga. Sẽ rất thú vị để quan sát nước này giữ cân bằng các quan hệ quân sự và chiến lược với Washington và Moscow ra sao.

Thỏa thuận này là một bước tiến trong việc làm sâu sắc thêm quan hệ quân sự Mỹ- Ấn. Ấn Độ là một trong những nước mua thiết bị quân sự lớn nhất thế giới, nhưng 60-70% các thiết bị của nước này là do Nga cung cấp.

Hoa Kỳ muốn thay đổi điều này và đã trở thành nước cung cấp thiết bị quân sự tăng nhanh nhất trong những năm gần đây.

Chuyến thăm của hai bộ trưởng Hoa Kỳ lần này củng cố “cam kết làm sâu sắc thêm hợp tác quân sự” của Hoa Kỳ và Ấn Độ, theo một thông cáo chính thức ra sau khi bộ trưởng quốc phòng hai nước, ông Esper và ông Singh nói hôm thứ Hai.

Đây là cuộc đàm phán thường niên “hai cộng hai” giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Cuộc đàm phán đầu tiên được tổ chức ở Delhi hồi 2018. Cuộc đàm phán lần này theo kế hoạch đáng lẽ diễn ra hồi đầu năm, nhưng đã bị hoãn do đại dịch và diễn ra chỉ một tuần trước ngày bầu cử Mỹ. Các nhà phân tích nói thời điểm của chuyến thăm cho thấy Ấn Độ là một ưu tiên đối với Hoa Kỳ.

Sau Ấn Độ, ông Pompeo và ông Esper sẽ tiếp tục đi thăm khu vực châu Á, với các điểm dừng ở Sri Lanka, Maldives và Indonesia.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54705359

Ấn Độ và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận về chia sẻ dữ liệu vệ tinh

Mai Vân

Ngày 27/10/2020, Đối Thoại 2+2 cấp bộ trưởng lần thứ ba giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ đã mở ra tại New Delhi, với sự tham dự của ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper về phía Mỹ, và hai đồng nhiệm Subrahmanyam Jaishankar và Rajnath Singh phía Ấn Độ. Ngay trước khi cuộc họp khai mạc, bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết New Delhi đã đạt được một thỏa thuận quân sự với Washington về việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh rất nhạy cảm.

Trong cuộc gặp riêng diễn ra trước buổi họp 2+2, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Ấn đã thảo luận thêm về Thỏa Thuận hợp tác về không gian địa lý BECA, cho phép chia sẻ công nghệ quân sự cao cấp, bản đồ không gian địa lý và dữ liệu vệ tinh nhạy cảm giữa quân đội hai nước. Công cuộc hợp tác này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng hoạt động chính xác của tên lửa và máy bay không người lái, qua đó tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự song phương.

Theo hãng tin Anh Reuters, một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết là Thỏa Thuận BECA cũng sẽ cho phép Hoa Kỳ cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Mỹ cung cấp cho Ấn Độ. Từ năm 2007 đến nay, các công ty Mỹ đã bán cho Ấn Độ hơn 21 tỷ đô la vũ khí.

Trong một thông cáo, bộ Quốc Phòng Ấn Độ xác nhận là Thỏa Thuận BECA sẽ được hai bên ký kết trong ngày 27/10.

Cũng trong lãnh vực hợp tác quân sự, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã hoan nghênh việc Úc sẽ tham gia các cuộc tập trận Hải Quân chung vào tháng tới với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản ngoài khơi Vịnh Bengal.

Việc Ấn Độ mời Úc tham gia cuộc tập trận là một chuyển biến quan trọng, vì New Delhi cho đến gần đây vẫn tránh mở rộng cuộc tập trận song phương với Mỹ cho nước khác tham gia, trong bối cảnh Trung Quốc luôn phản đối các cuộc tập trận đa phương.

Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo một lần nữa đã cho rằng Ấn Độ và Hoa Kỳ phải tập trung đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phát biểu trước khi vào phòng họp hôm nay, ông Pompeo khẳng định rằng Đối Thoại 2+2 là dịp để hai « nền dân chủ lớn » là Mỹ và Ấn xích lại gần nhau hơn, và hai bên « chắc chắn còn nhiều việc phải làm ».

Về nội dung mà các bộ trưởng sẽ thảo luận, ông Pompeo cho biết : « Hôm nay chúng ta có rất nhiều điều để thảo luận: Sự hợp tác của chúng ta để đối phó với đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, để đối đầu với các mối đe dọa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với an ninh và tự do, nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong toàn khu vực. »

Sau Ấn Độ, ông Pompeo sẽ đến Sri Lanka và Maldives, hai nước vùng Ấn Độ Dương từng được Trung Quốc cho vay để xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng khác nhau, một hành động bị cáo buộc là giăng bẫy nợ.

Vào tuần trước, một quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề Nam Á và Trung Á trong bộ Ngoại Giao Mỹ đã nhấn mạnh rằng Sri Lanka cần phải quyết tâm bảo đảm sự độc lập kinh tế đối với Trung Quốc.

Trung Quốc, qua lời đại sứ của họ tại thủ đô Sri Lanka, hôm nay đã lên tiếng đả kích chuyến thăm của ông Pompeo, cho rằng Mỹ không nên « bắt nạt » Sri Lanka.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201027-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-v%C3%A0-hoa-k%E1%BB%B3-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-chia-s%E1%BA%BB-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87u-v%E1%BB%87-tinh

Thương mại : Những trận chiến

bất phân thắng bại của Donald Trump

Thanh Hà

Những cuộc chiến thương mại liên tiếp của chính quyền Trump không có lợi gì cho người Mỹ, không đạt được hai mục tiêu cơ bản là bảo vệ nền công nghiệp của Hoa Kỳ và giảm thâm thủng mậu dịch giữa Washington với các bạn hàng. Trên đây là nhận xét chung của nhà nghiên cứu kinh tế Jean-François Boittin, cộng tác viên Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI.

Trong bốn năm nhiệm kỳ, tổng thống Trump đã mở rất nhiều mặt trận trong cuộc chiến thương mại, quan trọng hơn cả là với Trung Quốc, nhưng ông cũng đã không buông tha các đồng minh, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, hay hai nước láng giềng sát cạnh là Mêhicô và Canada.

Vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, chính quyền Trump nhắm vào cả Hà Nội, một đối tác chiến lược quan trọng của Washington, khi thông báo tiến hành điều tra về cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ, tiếp sức cho khu vực xuất khẩu. Chính phủ Mỹ càng lúc càng khó chịu khi thấy thâm hụt mậu dịch với Việt Nam tăng 26,5 % trong vòng một năm.

Thuế nhập khẩu, vũ khí của Trump

Tăng thuế nhập khẩu là vũ khí được tổng thống Trump ưa chuộng nhất. Thống kê chính thức của Mỹ cho thấy trung bình thuế nhập khẩu vào Mỹ tăng 20 % trong bốn năm qua. Câu hỏi đặt ra là ai phải gánh chịu các khoản thuế phụ trội này.

Trả lời phỏng vấn RFI tiếng Việt, nhà nghiên cứu Jean- François Boittin, thuộc viện IFRI, một người sống và làm việc lâu năm tại thủ đô Washington, trả lời :

PUBLICITÉ

Jean-François Boittin : « Để tổng kết, đứng về mặt số liệu mà nói, rõ ràng là không có gì tốt đẹp. Mục tiêu ban đầu là thu hẹp thâm hụt mậu dịch của Mỹ trong các luồng giao dịch về hàng hóa, bởi chính quyền Trump gần như chỉ quan tâm đến lĩnh vực này, chứ không màng đến những trao đổi về dịch vụ, mà ở đó Mỹ chiếm một lợi thế nhất định, rõ ràng là Mỹ vẫn trong cảnh nhập siêu và các biện pháp bảo hộ không giúp cho chính quyền Trump đảo ngược được tình huống.

Cuối năm 2019, thâm hụt mậu dịch của Mỹ giảm được 2 %, nhưng rồi lại tăng mạnh trở lại từ đầu năm nay, trong bối cảnh càng lúc càng phức tạp vì đại dịch Covid-19 và kèm theo đó là những tác hại của virus corona đối với tăng trưởng của Hoa Kỳ. Các dữ liệu thống kê cho thấy Washington thất bại về mặt chính trị khi khai mào các cuộc chiến thương mại. Hơn nữa, các lĩnh vực mà chính quyền Trump muốn bảo vệ không được lợi gì từ việc Hoa Kỳ tăng các hàng rào thuế quan và áp đặt các biện pháp bảo hộ ».

Tác động đối với thị trường lao động ?

Các biện pháp bảo hộ hiện không cho phép giảm nhập siêu của Mỹ, nhưng còn về tác động đối với công việc làm ở Hoa Kỳ thì sao ?

Jean-François Boittin : « Ý tưởng khai thác các biện pháp bảo hộ quan thuế để vực dậy nền công nghiệp Mỹ đã không thành, mà trái lại là đằng khác. Trong hai năm đầu nhiệm kỳ Trump, giới hạn nhập khẩu hàng Trung Quốc cho phép tạo thêm việc làm cho công nhân Mỹ. Nhưng tất cả đã chựng lại từ giữa năm 2019. Phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng đây là một trong những hậu quả của các cuộc chiến thương mại liên tiếp, đặc biệt là trong xung đột về mậu dịch với Trung Quốc ».

Một nghiên cứu của Mỹ gần cho thấy « dưới tác động của các biện pháp áp thuế nhập khẩu, hoạt động trong ngành công nghiệp sụt giảm 1,3 % trong năm 2019 ».

Hàng rào quan thuế phản tác dụng

Nhà nghiên cứu Boittin viện IFRI đã nêu bật một ý khác, đó là chính sách bảo hộ hủy hoại những nỗ lực của chính quyền Trump khi giảm thuế cho tư nhân và doanh nghiêp để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư. Năm 2017, hành pháp đã đạt thỏa thuận với Quốc Hội Mỹ để giảm 8 % thuế cho các hộ gia đình. Thuế doanh nghiệp đang từ 35 % được giảm xuống còn 21 %.

Jean-François Boittin : « Đây chính là lập luận mà các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Mỹ và kể cả một số chính trị gia tại Hoa Kỳ thường nêu lên. Có một mâu thuẫn rất lớn giữa một bên là biện pháp giảm thuế cho doanh nghiệp và tư nhân để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư, còn bên kia là quyết định tăng thuế nhập khẩu. Các hàng rào thuế quan đó về thực chất là một hình thức thuế đánh vào doanh nghiệp và tư nhân. Tựu chung chính phủ bảo rằng tăng thuế nhập khẩu để trừng phạt hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ, nhưng ai phải hứng chịu khoản thuế phụ trội đó ? Trước hết đó là các công ty Mỹ và kế tới là người tiêu dùng ở Hoa Kỳ.

Thế nhưng, tổng thống Trump từ chối nhìn vào sự thật và ông vẫn khẳng định với tất cả mọi người rằng các nước xuất khẩu hàng sang Mỹ phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt của Washington. Đây là điều hết sức phi lý, nhưng không đủ để ngăn cản tổng thống Hoa Kỳ lập đi lập lại điều đó với một sự trung thành hiếm thấy ».

100 tỷ đô la không cánh mà bay và 40 tỷ đô la đền bù cho ngành nông nghiệp

Theo báo cáo của Ủy Ban Tài Chính Hạ Viện Mỹ, được công bố đầu năm 2020, tổng sản phẩm nội địa Hoa Kỳ thiệt hại « hơn 100 tỷ đô la dưới tác động của các biện pháp bảo hộ ». Trung bình mỗi người tiêu dùng ở Mỹ phải trả thêm « 2.000 đô la một năm », vì các biện pháp tăng thuế nhập khẩu đánh vào hàng của nước ngoài bán trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trên mỗi mặt trận mà Washington khai mào, các nạn nhân đầu tiên là giới nông gia. 

Jean-François Boittin : « Đương nhiên giới nông gia là những nạn nhân đầu tiên của các cuộc chiến thương mại. Mỗi lần một quốc gia trong tầm ngắm của Washington trả đũa, đòn phản công đầu tiên của những quốc gia này đều nhắm vào ngành nông nghiệp, bởi họ biết rằng về mặt chính trị, đây sẽ là một đòn đau đối với Nhà Trắng.

Nông gia Mỹ có truyền thống ủng hộ đảng Cộng Hòa và năm 2016  họ đã ồ ạt bỏ phiếu cho ông Trump. Cũng chính vì muốn khắc phục hậu quả chiến tranh thương mại, mà chính quyền Trump đã đặc biệt hào phóng với các nông gia Mỹ. Washington đã chi ra tổng cộng 40 tỷ đô la để hỗ trợ lĩnh vực này, trong lúc mà Hoa Kỳ liên tục mở ra các trận chiến thương mại. Tuy nhiên, xét cho cùng, nông dân Mỹ không hẳn là trông đợi chính phủ trợ giúp. Điều mà họ mong mỏi hơn cả là giữ được, hoặc chinh phục thêm những thị trường mới. Ngành nông nghiệp Mỹ sợ nhất là bị mất thị phần và khách hàng đi tìm những nguồn cung cấp khác để thay thế ».

Thống kê của bộ Nông Nghiệp Mỹ đầu năm 2019 nêu bật hai con số minh họa cho điều này : năm 2017, Mỹ xuất khẩu gần 14 tỷ đô la đậu nành sang Trung Quốc. Đúng một năm sau, kể từ khi Washington và Bắc Kinh lao vào cuộc đọ sức thương mại, với những đòn ăn miếng trả miếng không khoan nhượng, kim ngạch xuất khẩu đậu nành sang thị trường châu Á này rơi xuống còn 3 tỷ đô la.

Không có dấu hiệu hòa hoãn

Trước ngần ấy mục tiêu không được như ý muốn, vậy mà cho đến những tuần lễ cuối của nhiệm kỳ, chính quyền Trump dường như vẫn tăng hỏa lực trên các mật trận thương mại

Chuyên gia Pháp Jean-François Boittin đặc biệt nêu bật trường hợp với Việt Nam và ông e rằng, bất luận đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ giành được Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tổng thống bốn năm sắp tới, Mỹ cũng đã phá vỡ trật tự thương mại của toàn cầu :  

Jean- François Boittin : « Các tập đoàn công nghiệp Mỹ một phần lớn dựa vào các nguồn cung ứng phụ tùng và linh kiện của Trung Quốc. Với chính sách bảo hộ, số này cũng không thể nào di dời toàn bộ cơ sở từ Trung Quốc trở lại Hoa Kỳ. Họ phải đi tìm những bãi đáp mới và sớm muộn gì thì các doanh nghiệp này cũng sẽ đi khỏi Trung Quốc, bởi vì các điều kiện ở đây không còn thuận lợi như lúc trước nữa. Trên con đường đi tìm những địa bàn mới này, Việt Nam là một trong những điểm đến được quan tâm nhiều. Ngoài ra, khi mà cán cân thương mại Mỹ-Trung bị thu hẹp lại, đương nhiên là các luồng giao thương giữa Mỹ với các đối tác khác sát cạnh Trung Quốc phải tăng lên. Việt Nam nằm trong trường hợp này và do vậy Việt Nam bị chỉ trích là đã thao túng tiền tệ để kích thích xuất khẩu. Có khả năng Mỹ sẽ trừng phạt Việt Nam.

Về câu hỏi liệu có dấu hiệu Mỹ hòa hoãn hơn với các đối tác thương mại hay không, thực sự tôi rất muốn trả lời là có. Nhưng thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Trong mọi trường hợp, dù là Donald Trump tái đắc cử hay ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân Chủ giành được thắng lợi, thì vẫn có hai rủi ro về mặt thương mại giữa Hoa Kỳ với phần còn lại của thế giới.

Rủi ro thứ nhất là di sản quá nặng nề mà chính quyền Trump để lại. Từ trước đến nay đảng Cộng Hòa luôn tiên phong trên con đường mở rộng tự do mậu dịch. Nhưng ông Trump thì đã đi ngược lại xu hướng đó. Có lẽ thời kỳ đảng Cộng Hòa đi theo con đường tự do đã thuộc về quá khứ. Nguy cơ thứ nhì là chính quyền Trump đã đạp đổ các định chế đa phương toàn cầu. Về kinh tế, thương mại, tiêu biểu nhất là trường hợp của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Tôi e rằng, sau này sẽ khó mà gầy dựng lại một định chế quốc tế điều tiết các hoạt động mậu dịch trong khuôn khổ luật pháp, thay cho những gì đang diễn ra tựa như trong một bộ phim cao bồi mà chúng ta đang trải qua từ bốn năm nay ».

Thỏa thuận mậu dịch bán phần Mỹ đã đạt được với Trung Quốc hồi tháng Giêng 2020 chỉ mang tính tạm thời. Dù vậy, giới quan sát cho rằng, thắng lợi duy nhất mà chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đem lại là chính quyền Trump đã cảnh tỉnh các nền công nghiệp lâu đời trên thế giới, từ châu Âu đến Úc, Canada … trước mối đe dọa Trung Quốc. Trên mặt trận này ở trong nước, tổng thống Trump đã được cả đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ tán đồng.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kinh-t%E1%BA%BF/20201027-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-nh%E1%BB%AFng-tr%E1%BA%ADn-chi%E1%BA%BFn-b%E1%BA%A5t-ph%C3%A2n-th%E1%BA%AFng-b%E1%BA%A1i-c%E1%BB%A7a-donald-trump

Bà Amy Coney Barrett

trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ

Thượng viện Mỹ xác nhận bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện chỉ một tuần trước cuộc tổng tuyển cử.

Các thành viên đảng Cộng hòa của ông Trump đã bỏ phiếu 52-48 để phê chuẩn chức vụ của bà Barrett, vượt số phiếu chống của các đảng viên Dân chủ.

Bà Amy Coney Barrett 48 tuổi tuyên thệ nhậm chức tại Nhà Trắng, với sự hiện diện của Tổng thống Trump.

Tại sao nhiều người Việt ở Mỹ ủng hộ Trump và chống Trung Quốc?

Mike Pence tiếp tục vận động tranh cử tuy trợ lý bị Covid

Việc bổ nhiệm bà đánh dấu cho một tương lai gần là phe bảo thủ sẽ chiếm đa số 6-3 trong cơ quan tư pháp hàng đầu của Hoa Kỳ.

Chỉ có một đảng viên Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Susan Collins, người phải đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử khó khăn ở Maine, phản đối việc bổ nhiệm bà Barrett trong cuộc bỏ phiếu vào tối thứ Hai.

Chánh án Barrett là thẩm phán thứ ba được tổng thống Trump bổ nhiệm vào Tối cao Pháp viện, sau Neil Gorsuch năm 2017 và Brett Kavanaugh năm 2018.

Thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang từ Indiana, Amy Coney Barrett, nay thay vị trí của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, một biểu tượng của cấp tiến, qua đời tháng trước.

Điều gì diễn ra tại Nhà Trắng?

Tổng thống Trump, vừa trở về sau chiến dịch tranh cử ở Pennsylvania, chủ trì buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của thẩm phán Barrett tối thứ Hai 26/10.

Ông Trump nói: “Đây là một ngày quan trọng đối với Hoa Kỳ, đối với hiến pháp Hoa Kỳ và đối với pháp quyền công bằng và khách quan.”

Bầu cử Mỹ: Có thật nền dân chủ Hoa Kỳ ‘đã chết’?

Một tuần nữa là bầu cử, Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Ông nói thêm: “Bà ấy là một trong những học giả luật xuất sắc nhất của đất nước chúng ta và sẽ thực thi công lý tại một tòa án cao nhất ở đất nước chúng ta.”

Thẩm phán Tòa án Tối cao Clarence Thomas, một người bảo thủ, điều hành lễ tuyên thệ nhậm chức cho đồng nghiệp mới của mình.

Chánh án Barrett nói: “Phán quyết của một thẩm phán độc lập không chỉ với Quốc hội và tổng thống, mà còn với những niềm tin cá nhân có thể khiến bà bị ảnh hưởng.””Lời tuyên thệ gói ghém được bản chất của nghĩa vụ tư pháp: luật pháp phải luôn đứng trên hết.”

Buổi lễ diễn ra trên bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng, một tháng sau một sự kiện tương tự nhằm công bố thẩm phán Barrett là ứng cử viên cho chức vụ này. Đó là sự kiện liên quan đến đợt bùng phát Covid-19. Sau sự kiện, chính tổng thống xét nghiệm dương tính với virus corona.

Amy Coney Barrett là ai?

Được những người bảo thủ ủng hộ do quan điểm của bà về các vấn đề như phá thai và hôn nhân đồng tính

Là một người Công giáo sùng đạo, nhưng Amy Coney Barrett nói đức tin không ảnh hưởng đến quan điểm pháp lý bà

Là một người theo chủ nghĩa nguyên bản, nghĩa là diễn giải Hiến pháp Hoa Kỳ theo ý gốc của tác giả soạn ra nó, không thay đổi theo thời gian

Sống ở Indiana, có bảy người con, trong đó có hai con nuôi từ Haiti

Thẩm phán sẽ phải bỏ phiếu về những vấn đề nào?

Justice Barrett có thể bỏ phiếu quyết định một số vấn đề còn tồn tại, bao gồm thách thức được Trump hậu thuẫn với Đạo luật Chăm sóc Giá phải chăng, còn được gọi là Obamacare.

Phán quyết trước đây của Thẩm phán Barrett về Obamacare đã làm thất vọng những người ủng hộ chương trình chăm sóc sức khỏe này, trong khi các bài viết trước đây của bà về phá thai đưa ra cảnh báo rằng quyết định của Tòa án Tối cao năm 1973 về việc hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc có thể bị bác bỏ.

Một vấn đề nữa là các quyết định về thời hạn chấp nhận các lá phiếu qua đường bưu điện ở các bang bầu cử quan trọng như North Carolina và Pennsylvania.

Tình hình hôm thứ Hai đã căng thẳng hơn, khi Tối cao Pháp viện từ chối yêu cầu cho phép nhận các lá phiếu gửi qua bưu điện sau ngày bầu cử ở tiểu bang Wisconsin.

Đảng Dân chủ phản ứng như thế nào?

Các đảng viên Đảng Dân chủ đã tranh luận trong nhiều tuần rằng việc chọn người được đề cử cho vị trí trống của Tòa án Tối cao là tùy vào quyết định của người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11.

Nhưng lãnh đạo Thượng viện đảng Cộng hòa Mitch McConnell nói hôm thứ Hai: “Chúng tôi không nghi ngờ, rằng bên kia ở vào vị trí như chúng tôi, họ cũng sẽ (bỏ phiếu) chấp thuận. Bạn không thể thắng mọi cuộc bầu cử. Bầu cử có hậu quả của nó.”

Đảng Dân chủ đe dọa sẽ trả đũa bằng cách tăng thêm số lượng thẩm phán ở tòa án – điều này sẽ kéo theo việc mở rộng số thẩm phán tại Tối cao Pháp viện hiện có chín ghế – nếu họ giành được quyền kiểm soát Nhà Trắng và Thượng viện vào tuần tới.

Joe Biden, người thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử của đảng Dân chủ, đã từ chối nói rõ liệu ông có ủng hộ một bước đi như vậy, vốn có thể biến đổi nhánh thứ ba của chính phủ Hoa Kỳ hay không.

Ông Biden tuần trước nói ông sẽ chỉ định một ủy ban lưỡng đảng để nghiên cứu xem liệu một cuộc đại tu bộ máy tư pháp có cần thiết hay không.

Đêm thứ Hai, phe cánh tả trong đảng của ông đã kêu gọi thực hiện bước đi triệt để hơn. “Mở rộng tòa án”, nữ dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez thuộc phe xã hội chủ nghĩa dân chủ viết trên Twitter.

Trong khi đó, cựu lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Harry Reid, đang thúc giục ông Biden, nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng vào tuần tới, hãy loại bỏ thủ tục tranh luận không ngừng (filibuster) – thông lệ hàng thập kỷ yêu cầu phải có đủ 60 phiếu bầu để đưa ra luật, thay vì thế cho phép mọi dự luật được thông qua chỉ bằng 51 phiếu.

Khi đảng Dân chủ lãnh đạo Thượng viện, ông Reid đã chấm dứt thủ tục tranh luận không ngừng khi tuyển chọn các ứng cử viên tư pháp liên bang. Sau đó, khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ông McConnell tiến thêm một bước bằng cách loại bỏ thủ tục đề cử các ứng cử viên của Tối cao Pháp viện.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54701477

Vaccine của Oxford tạo đáp ứng miễn nhiễm

nơi người trẻ lẫn người già

Một trong những vaccine COVID-19 thử nghiệm hàng đầu trên thế giới sản sinh ra được đáp ứng miễn nhiễm nơi người trẻ lẫn người già.

Vaccine do Trường đại học Oxford bào chế cũng tạo đáp ứng bất lợi thấp hơn nơi người lớn tuổi, hãng dược AstraZeneca của Anh, đơn vị đồng bào chế vaccine này, loan báo ngày 26/10.

Một vaccine thành công sẽ làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống lại virus corona chủng mới vốn đã giết chết hơn 1,15 triệu người, làm đóng cửa một loạt nền kinh tế tòan cầu và đảo ngược cuộc sống của hàng tỉ người.

Vaccine của Oxford/AstraZeneca hy vọng sẽ là một trong những vaccine đầu tiên có thể được các nhà ban hành qui định chấp thuận, cùng với các ứng viên của Pfizer và BioNTech, trong lúc thế giới nỗ lực tìm lối thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Những người lớn tuổi có đáp ứng miễn nhiễm từ vaccine là tin tốt vì hệ thống miễn dịch của con người yếu dần theo tuổi tác và ngững người lớn tuổi là những người gặp nguy cơ tử vong nhiều vì virus.

Nếu thành công, vaccine sẽ cho phép thế giới trở lại một mức độ bình thường nhất định sau những xáo trộn vì đại dịch.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nói hiện vaccine chưa sẵn sàng nhưng ông đang chuẩn bị để có thể tung ra trong nửa đầu năm 2021.

Được hỏi liệu một số người có thể nhận được vaccine trong năm nay hay không, ông nói với BBC: “Tôi không loại bỏ khả năng này nhưng đây không phải là kỳ vọng tâm điểm của tôi.”

“Chương trình tiến triển tốt đẹp, (nhưng) chúng ta chưa ở mức đó,” ông Hancock nói.

Virus cảm cúm thông thường

Công việc bắt đầu bào chế vaccine của Oxford được tiến hành vào tháng 1 năm nay. Được gọi là AZD1222 hay ChAdOx1 nCoV-19, vaccine này được làm từ một phiên bản đã bị làm yếu đi của virus cảm cúm thông thuờng vốn gây lây nhiễm trong loài tinh tinh.

Virus cảm cúm nơi tinh tinh được thay đổi gen để bao gồm chu kỳ gen của cái được gọi là protein gai mà virus corona dùng để xâm nhập tế bào con người, với hy vọng là cơ thể con người sẽ tấn công virus corona nếu thấy nó xâm nhập.

Những thử nghiệm được thực hiện trên một loạt những người tham dự lớn tuổi phản ánh dữ liệu được công bố vào tháng 7 cho thấy vaccine tạo ra “đáp ứng miễn nhiễm mạnh mẽ” trong số người trưởng thành khỏe mạnh tuổi từ 18 đến 55, tờ Financial Times loan tin.

Chi tiết của phát hiện sẽ được công bố trong một tạp chí lâm sàng, tờ báo này nói, nhưng không cho biết tên tạp chí.

AstraZeneea đã ký một vài thoả thuận cung cấp và chế tạo với những công ty và chính phủ trên thế giới khi đang tiến gần đến việc báo cáo những kết quả sớm của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.

https://www.voatiengviet.com/a/vaccine-c%E1%BB%A7a-oxford-t%E1%BA%A1o-%C4%91%C3%A1p-%E1%BB%A9ng-mi%E1%BB%85n-nhi%E1%BB%85m-n%C6%A1i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tr%E1%BA%BB-l%E1%BA%ABn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-gi%C3%A0/5636612.html

Covid-19 : TT Pháp triệu tập hai cuộc họp

Hội Đồng Quốc Phòng

Thùy Dương

Người dân Pháp đang hồi hộp chờ những biện pháp mới của chính phủ để đối phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ hai trong bối cảnh trong những ngày gần đây, virus lây lan với tốc độ nhanh chưa từng có, với những con số cao kỷ lục và các chỉ số dịch bệnh đều xấu đi nghiêm trọng. 

Theo số liệu cơ quan Y Tế Pháp công bố tối hôm qua 26/10/2020, có hơn 26.700 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Con số này tuy đã giảm gần một nửa so với số ca nhiễm thường nhật cao kỷ lục hơn 52.000 ca của ngày hôm trước, nhưng số ca tử vong lại tăng lên thành 258. Tỉ lệ xét nghiệm dương tính cũng lên đến 17,8% so với con số 17% một hôm trước đó và so với tỉ lệ 4,5% hồi đầu tháng 09. Con số 1.307 ca nhập viện trong vòng 24 giờ vì Covid-19 cũng ở mức cao nhất tính từ ngày 02/04.

Lo ngại về tình hình dịch bệnh vượt tầm kiểm soát, hôm nay và ngày mai tổng thống Emmanuel Macron chủ trì hai cuộc họp của Hội Đồng Quốc Phòng để bàn về cách đối phó với đại dịch. Trước khi diễn ra cuộc họp của hội Đồng Quốc Phòng vào sáng hôm nay, bộ trưởng Nội Vụ Gérald Darmanin, phát biểu trên đài Franceinter là nước Pháp « cần chuẩn bị tinh thần để có những quyết định khó khăn ». Không nói cụ thể, nhưng bộ trưởng Nội Vụ nhấn mạnh nước Pháp sẽ hướng tới các biện pháp nghiêm ngặt hơn « giống như tất cả các nước láng giềng ».

Trong khi đó, theo AFP, chiều hôm nay, thủ tướng Jean Castex sẽ tiếp lãnh đạo các chính đảng để nghe họ đề xuất, cũng như trao đổi với các đối tác xã hội về khả năng tăng cường biện pháp chống dịch bệnh.

Truyền thông Pháp nhắc đến hai khả năng : hoặc là lệnh giới nghiêm được mở rộng cả về không gian và thời gian; hoặc là nước Pháp bị tái phong tỏa nhưng ít nghiêm ngặt hơn và trong thời gian ngắn hơn đợt 1, cho phép trường học tiếp tục mở cửa và duy trì một số hoạt động kinh tế.

Nghiệp đoàn giới chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (CPME) sáng hôm nay đã « gióng hồi chuông cảnh báo » về nguy cơ nền kinh tế Pháp sẽ sụp đổ trong trường hợp có phong tỏa, dù là toàn diện hay từng phần, bởi các doanh nghiệp hiện nay đã bị suy yếu rất nhiều so với hồi tháng Ba, khi tổng thống Macron ban hành lệnh phong tỏa đợt 1.

Châu Âu liên tục phá kỷ lục về số ca nhiễm thường nhật

Nhìn rộng ra châu Âu, tình hình cũng rất đáng lo ngại. Một trong những lãnh đạo cao nhất của Tổ chức Y Tế Thế Giới hôm qua lưu ý châu Âu phải tìm cách đạt một bước tiến lớn trong việc phòng chống Covid-19. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, 46 nước châu Âu hiện chiếm 46% tổng số ca nhiễm virus corona và 1/3 số ca tử vong trên toàn thế giới.

Không chỉ riêng nước Pháp, mà nhiều nước châu Âu trong những ngày qua liên tục « phá kỷ lục » về số ca lây nhiễm thường nhật. Tây Ban Nha trong hai ngày cuối tuần ghi nhận thêm 50.000 ca nhiễm mới, Anh Quốc hôm qua có thêm 20.000 ca. Tại Đức, hôm qua phát ngôn viên của thủ tướng Merkel cho biết có thể ngày mai 28/10 thủ tướng và lãnh đạo 16 vùng sẽ đưa ra các biện pháp hạn chế mới để ngăn chặn đà lây lan của virus corona.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201027-covid-19-tt-ph%C3%A1p-tri%E1%BB%87u-t%E1%BA%ADp-hai-cu%E1%BB%99c-h%E1%BB%8Dp-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng

Pháp cảnh báo công dân khi các quốc gia Hồi giáo

giận dữ vì tranh biếm họa

Hôm 27/10, Pháp ra cảnh báo công dân của mình khi sinh sống hoặc đi du lịch tại một số quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi nên cẩn trọng về an ninh giữa lúc các nước này đang giận dữ về chuyện các tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammad ở Pháp, theo Reuters.

Sự việc bắt nguồn từ vụ một thanh niên Hồi giáo gốc Chechnya chém chết thầy giáo Samuel Paty bên ngoài một trường học ở Pháp hôm 16/10 vì trước đó ông Paty cho học sinh xem các tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammad trong một bài học giáo dục công dân về quyền tự do ngôn luận. Những bức tranh biếm họa như thế bị người Hồi giáo coi là sự báng bổ.

XEM THÊM:

Thủ tướng Pháp tuần hành tưởng nhớ giáo viên bị chặt đầu

Hôm 27/10, Bộ Ngoại giao Pháp ra khuyến cáo an ninh cho công dân Pháp ở Indonesia, Bangladesh, Iraq và Mauritania, khuyên họ nên thận trọng. Họ nên tránh xa mọi cuộc biểu tình phản đối tranh biếm họa và tránh mọi cuộc tụ tập đông người.

Thông cáo cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo phải cảnh giác cao độ, nhất là trong khi đi du lịch và ở những nơi mà khách du lịch hoặc cộng đồng người nước ngoài thường xuyên lui tới.”

Đại sứ quán Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra lời khuyên tương tự cho các công dân của họ.

XEM THÊM:

Cảnh sát Pháp bắt giữ 9 người sau vụ thầy giáo bị chặt đầu ở ngoại ô Paris

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người hay chỉ trích gay gắt đối với chính phủ Pháp, đã dẫn đầu kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp.

Hôm 27/10, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan không nên can thiệp vào các vấn đề đối nội của Pháp.

Paris đã triệu hồi đại sứ Pháp tại Ankara và Quốc hội Pakistan hôm 26/10 đã thông qua một nghị quyết thúc giục chính phủ triệu hồi đặc phái viên của họ ở Paris.

https://www.voatiengviet.com/a/phap-canh-bao-cong-dan-khi-cac-quoc-gia-hoi-giao-gian-du-vi-tranh-biem-hoa/5637337.html

BS Pháp tại Trung Quốc : Khó chống đại dịch

nếu sợ đụng chạm tự do cá nhân

Thanh Phương

Bác sĩ Philippe Klein hiện là giám đốc một bệnh viện tư tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi mà dịch Covid-19 đã khởi phát cách đây gần một năm. Ngay cả trong thời gian khủng hoảng dịch bệnh, bác sĩ Klein vẫn không rời khỏi thành phố này. Ông cũng đã từng trao đổi với tổng thống Pháp Emmanuel Macron về chiến lược phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.

Cái nhìn của ông về tình hình dịch Covid-19 tại Pháp hiện nay như thế nào, vào lúc mà Trung Quốc dường như đã khống chế được dịch bệnh ? Sau đây là bài phỏng vấn của thông tín viên RFI Stéphane Lagarde với bác sĩ Philippe Klein tại Vũ Hán.

Thưa bác sĩ Philippe Klein, chúng ta đang ở Vũ Hán, nơi mà đại dịch Covid-19 đã khởi phát. Theo ông thì tại Trung Quốc, dịch đã chấm dứt hẳn chưa?

BS P. Klein : Thật ra, dịch đã chấm dứt ngay từ ngày 08/04, tức là ngày mà lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ tại Vũ Hán. Tôi xin nhắc lại là thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân của tỉnh Hồ Bắc đã bị cách ly với thế giới bên ngoài từ ngày 23/01. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có cả một thành phố bị phong tỏa như vậy.

Người dân Hồ Bắc, Vũ Hán và của cả Trung Quốc đã xem tín hiệu mạnh mẽ đó như là biểu hiện cho sự nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh. Trong khi người dân ở phương Tây thì không nhìn vấn đề như vậy.

Ông có suy nghĩ như thế nào về tình hình dịch bệnh tại châu Âu và nhất là tại Pháp hiện nay ?

BS P. Klein : Tôi đã sống với cuộc khủng hoảng dịch tễ này với tư cách là nhân chứng, nhưng cũng với tư cách là tác nhân, bởi vì nhà chức trách Trung Quốc đã nhanh chóng cho phép tôi hành nghề bác sĩ giống như tôi được hành nghề bên Pháp ngay tại Vũ Hán vào tháng Hai, trong lúc đang khủng hoảng.

Với kinh nghiệm đó, tôi đã đề nghị là Pháp không nên kềm chế đà lây lan của dịch bệnh, mà phải làm giống như Trung Quốc, tức là bằng mọi giá phải chặn đứng ngay dịch bệnh. Lý do là vì khi chúng ta kềm chế đà lây lan thì chẳng khác gì chúng ta chịu đựng dịch bệnh và dịch bệnh càng kéo dài thì số ca tử vong càng cao. Ấy là chưa kể những hậu quả về kinh tế.

Tôi vẫn nói là kế hoạch phòng chống và các phương pháp của Trung Quốc là để áp dụng cho Trung Quốc, nhưng chúng ta có thể lấy những cái hay nhất của họ và áp dụng một cách thích ứng với văn hóa của chúng ta. Trí thông minh nhân tạo đóng một vai trò thiết yếu trong việc dỡ bỏ phong tỏa. Trung Quốc đã làm như thế nào ? Ở Trung Quốc, nếu không có mã QR trên điện thoại di động smartphone, chúng ta sẽ không được vào các siêu thị, các nhà hàng, nói chung là không thể sống được trong điều kiện dỡ bỏ phong tỏa. Cho nên ai cũng sử dụng mã QR đó. Để làm gì ? Để tự bảo vệ mình, bảo vệ những người khác và bảo về nền kinh tế !

Ở Pháp, hay ở phương Tây nói chung, người ta sẽ bảo đó là xâm phạm quyền tự do cá nhân. Chính vì sợ đụng chạm đến quyền tự do cá nhân mà hệ thống phòng chống dịch bệnh không hiệu quả và chúng ta phải gánh chịu những hậu quả kinh tế đối với nhiều người.

Tổng thống Macron đã gọi điện cho ông vào tháng 3, ông ấy có gọi lại cho ông không? Nhà chức trách Pháp có tham khảo ý kiến của ông không ?

BS P. Klein : Không, không có ai hỏi ý kiến tôi. Tôi nhớ lúc đó đã thức trắng đêm để soạn thảo một kế hoạch khẩn cấp cho nước Pháp. Tôi đã làm bác sĩ ở Pháp trong 30 năm, tôi nắm rất rành hệ thống y tế của Pháp, quen biết rất nhiều đồng nghiệp bác sĩ đa khoa, tôi đã gởi kế hoạch đó về Pháp, nhưng rồi chẳng có hồi đáp.

Tôi thất vọng cho cả nhân loại. Hiện nay, tôi và gia đình tôi sống trong một môi trường không có virus corona. Cuộc sống kinh tế đang khởi động lại, mọi người đang cố gắng tìm lại sự cân bằng như trước đây. Nhưng tôi nhìn thấy cả thế giới, thấy nước tôi đang trong tình thế rất khó khăn và nhất là đang phải chịu đựng dịch bệnh. Quả thật không thể hiểu nổi!

Hiện nay Trung Quốc thông báo có 4 vac-xin đang được thử nghiệm giai đoạn 3. Một số chuyên gia dự báo là đến cuối năm vac-xin sẽ được đưa vào sử dụng. Ông có nắm thông tin gì về những vac-xin đó ?

BS P. Klein : Tôi đã trải nghiệm điều đó, theo cái nghĩa là đã nhìn thấy những nhóm bác sĩ đầu tiên, nhóm của thành phố Vũ Hán, vào khoảng giữa tháng 2 đã hoàn toàn kiệt sức. Nhưng sau đó họ đã có sự hỗ trợ của các bác sĩ quân y Trung Quốc và chính một nữ bác sĩ quân y đã tiến hành thử nghiệm vac-xin đầu tiên. Trung Quốc đang tiến nhanh hơn các nước khác trong lĩnh vực này. Nhưng theo tôi, vấn đề hàng đầu trong khủng hoảng y tế này, đó là sự tin tưởng, đặc biệt là sự tin tưởng vào vac-xin. Tôi thấy có nhiều bệnh nhân phương Tây ở Trung Quốc không tin tưởng vào vac-xin Trung Quốc, mà chỉ muốn được chích ngừa bằng vac-xin phương Tây.

Tôi cũng được biết là có khoảng 50% người dân Pháp không chịu cho chích ngừa, trong khi phải có ít nhất 60% dân Pháp được chích ngừa, thì mới có thể bảo đảm được sự miễn dịch tập thể. Như vậy, sự tin tưởng vào vac-xin là điều quan trọng nhất trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu này, để thế giới có thể trở lại sự cân bằng kinh tế cần thiết.

Có hai virus corona loại SARS xuất hiện ở Trung Quốc. Theo ông sẽ có thêm những đại dịch khác xuất phát từ Trung Quốc ?

 BS P. Klein : Đúng vậy, chúng ta phải chuẩn bị đối phó. Cần phải biết rằng khủng hoảng y tế hiện nay giống như là một cuộc tổng diễn tập, để chúng ta sẽ đối đầu với một đại dịch gây chết chóc còn nhiều hơn đại dịch hiện nay. Chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ phải nhìn lại để xem quốc gia nào thành công nhất trong cuộc tổng diễn tập này. Đây là một vấn đề y tế công cộng mang tính chất toàn cầu, một vấn đề mà toàn thể nhân loại phải chia sẽ với nhau.

Dân Trung Quốc đã rất sợ. Bình thường, người dân Vũ Hán đâu có thói quen mang khẩu trang. Người ta vẫn đeo khẩu trang ở Tokyo hay các thành phố tầm cỡ quốc tế như Bắc Kinh hay Thượng Hải, nhưng ở Vũ Hán trước đây, hầu như không có ai đeo khẩu trang. Có những lúc mức ô nhiễm không khí tại Vũ Hán lên đến đỉnh điểm, vì đây là thành phố đang tăng trưởng rất mạnh, nhưng cũng vẫn không có ai đeo khẩu trang. Còn bây giờ, chúng tôi sống trong một môi trường không còn virus corona, không còn bắt buộc mang khẩu trang nữa, nhưng người dân Vũ Hán vẫn tiếp tục mang.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201027-bs-ph%C3%A1p-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-kh%C3%B3-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-n%E1%BA%BFu-s%E1%BB%A3-%C4%91%E1%BB%A5ng-ch%E1%BA%A1m-t%E1%BB%B1-do-c%C3%A1-nh%C3%A2n

Covid-19 : Xuất khẩu rượu vang Pháp giảm 18%

Tuấn Thảo

Ngay sau khi nước Pháp dỡ bỏ lệnh phong tỏa hồi cuối tháng 05/2020, giới chuyên ngành đã từng dự báo 2020 sẽ là năm thất thu nặng nề đối với ngành sản xuất rượu vang. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất, mức xuất khẩu rượu vang Pháp đã giảm đến 18% trong 8 tháng đầu năm, tức là cao hơn 5% so với dự kiến ban đầu.

Theo số liệu thống kê chính thức của tổ chức FranceAgriMer, cơ quan quốc gia liên ngành nông phẩm và hải sản, ngành xuất khẩu rượu vang Pháp đã giảm gần một phần năm từ tháng Giêng cho đến tháng 08/2020. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ rượu vang trên thị trường nội địa cũng sút giảm luôn theo. Tình trạng này không phải là do một nguyên nhân duy nhất, mà do nhiều yếu tố gộp lại. 

Dịch Covid-19 trong nhiều tháng liền đã buộc nhiều quán ăn, nhà hàng phải đóng cửa. Lệnh phong tỏa lại được ban hành trong giai đoạn Mỹ áp thuế cao hơn đối với sản phẩm nhập khẩu từ Pháp (kể cả sâm banh và rượu vang). Ngoài ra, tình hình bất ổn do vấn đề Brexit vẫn chưa được giải quyết dứt điểm cũng đã ảnh hưởng gián tiếp đến các công ty Pháp chuyên xuất khẩu rượu vang.  

Doanh thu Champagne bị giảm mạnh 

Theo cơ quan liên ngành FranceAgriMer, mức sụt giảm đáng kể nhất liên quan đến các loại champagne và rượu vang trắng sủi bọt. Hai ngành này đã mất đến 28% doanh thu trong giai đoạn 8 tháng đầu năm 2020, so với cùng thời kỳ năm ngoái. Rượu sâm banh của Pháp  (champagne) cũng bị thiệt hại, ở một mức nhẹ hơn, khoảng 20%. Dưới tên gọi chung là ‘‘crémant’’ (còn được gọi nôm na là vin pétillant hay là vin mousseux) tức là các loại rượu vang trắng có sủi bọt ngoài champagne, thật ra ngành này bao gồm khá nhiều vùng miền khác nhau. Đứng đầu là vùng Alsace, sau đó đến các vùng Bourgogne, Loire, Limoux, Die, Jura hoặc là Savoie …

Ngay cả thực khách Pháp chưa chắc gì đã phân biệt được hết những nét tinh tế của các loại rượu vang sủi bọt của từng vùng miền như vouvray, saumur, clairette, blanquette, montlouis, mà về chất lượng ngon hơn hẳn loại cava hiệu freixenet của Tây Ban Nha hay là prosecco của Ý. Dù muốn hay không, hình ảnh của rượu champagne nói riêng hay các loại rượu trắng có sủi bọt nói chung đều được gắn liền với các dịp liên hoan, lễ hội. Mùa dịch Covid-19 chẳng có gì đáng để ăn mừng, người tiêu dùng cũng tự hạn chế các buổi gặp gỡ vui chơi, trà dư tửu hậu. Trong bối cảnh đó, không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm khi mà các lại rượu dành cho các dịp liên hoan bị ‘‘mất khách’’.

Lượng tiêu thụ nội địa cũng bị giảm 

Cũng theo cơ quan FranceAgriMer, đây là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoàng tài chính năm 2008-2009, thị trường xuất khẩu rượu vang bị sụt giảm đáng kể. Mức giảm sút cũng rất rõ nét trên thị trường rượu vang (rượu đỏ hay rượu hồng rosé). Một cách cụ thể,  doanh thu xuất khẩu của ngành này đã giảm đến 13% và có thể còn tiếp tục giảm mạnh hơn nữa, do số liệu thống kê cho tháng 9 vẫn chưa được công bố. 

Tình trạng sút giảm này cũng diễn ra trong một bối cảnh không mấy thuận lợi. Mùa trồng nho năm nay cũng không được xem là mùa bội thu. Sau mùa thu hoạch vừa qua, sản lượng chung cũng giảm xuống 10% (bao gồm tất cả các loại rượu vang), như thể giới chuyên ngành sản xuất đang chuẩn bị tinh thần để đối phó với những khó khăn sắp tới, chẳng thà thu hoạch ít, còn hơn là bội thu mà lại không bán được.

Đối với ngành rượu vang Pháp, trước mắt có rất nhiều khó khăn đang chờ đón họ. Lệnh giới nghiêm không những ở Pháp, mà còn được ban hành tại nhiều nước châu Âu láng giềng như Bỉ, Anh, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, đã khiến cho nhiều hàng quán buộc phải đóng cửa sớm hơn. Tại Bỉ hay Ailen, các tụ điểm văn hóa cũng như các quán ăn, nhà hàng là những ‘‘nạn nhân’’ đầu tiên, khi các biện pháp phong tỏa được áp dụng trở lại hầu hạn chế đà lây lan của dịch Covid-19. 

Trong bối cảnh đó, ngành ẩm thực nói chung, ngành rượu vang nói riêng đều bị tác động mạnh mẻ. Trên các ứng dụng tiêu dùng, thực khách đặt món ăn giao tận nhà, chứ ít có ai lại đi ‘‘gọi rượu’’ như trong những lúc đi ăn ở nhà hàng. Lệnh giới nghiêm hay các biện pháp phong tỏa làm giảm ngay mức tiêu thụ, do ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen của thực khách.

Khi thói quen tiêu dùng bị xáo trộn

Một khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh có hiệu lực trở lại, thì rất nhiều ngành nghề, đặc biệt là trong lãnh vực phục vụ, như quán bar, nhà hàng, khách sạn, hộp đêm, hay giải trí, như nhà hát, rạp chiếu phim, sân khấu biểu diễn không có cách nào khác là đành phải chấp nhận thất thu. Mọi cuộc thăm dò đều cho thấy là suất chiếu phim trong tuần quan trọng nhất vẫn là suất 8 giờ tối, và các nhà hàng Pháp thường phục vụ thực khách theo hai suất : 7 giờ và 9 giờ tối. Dù có tính cách nào đi chăng nữa, thì hai ngành này sẽ vẫn bị mất khách.  

Một cách tương tự, cho dù ngành sản xuất rượu vang có đi tìm các biện pháp hỗ trợ, thì giới chuyên ngành cũng chỉ có thể hạn chế thất thu, dựa vào các thanh khoản dự trữ để chịu đựng chờ thời, mong sớm trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy quỹ đoàn kết của Châu Âu cũng như của Pháp đã thi hành một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ khẩn cấp các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất, thế nhưng nguồn hỗ trợ ở mức 80 triệu euro thật sự chẳng có ý nghĩa gì so với toàn ngành rượu vang, với doanh thu xuất khẩu lên tới gần 14 tỷ euro trong năm 2019.

Sự kiện ngành rượu vang bị mất doanh thu xuất khẩu, đồng thời mức tiêu thụ nội địa cũng sút giảm (từ 8% đến 10% trong khối 27 nước thành viên Liên hiệp châu Âu), giải thích phần nào vì sao nhiều hội chợ rượu vang đang được kéo dài hơn dự kiến tại Pháp. Một số cửa hàng như Lavinia, Nicolas, Cave Legrand hay là La Maison des Millésimes nhân dịp này cũng bán rượu vang hay sâm banh thượng hạng (trong đó có các hiệu sâm banh như Henriot hay Heidesick với giá rẻ hơn một phần tư) là cơ hội để cho người tiêu dùng ở Pháp mua ngay từ bây giờ, để dành cho mùa Noël năm nay hoặc là để cất giữ cho tới mùa lễ cuối năm 2021.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201027-covid-19-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-r%C6%B0%E1%BB%A3u-vang-ph%C3%A1p-gi%E1%BA%A3m-18

Đức kêu gọi Mỹ và châu Âu

lập mặt trận thống nhất chống Trung Quốc

Thùy Dương

Bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại trưởng Đức kêu gọi Hoa Kỳ hợp tác với châu Âu để đáp trả Trung Quốc, sau khi Mỹ và châu Âu thành lập một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Các cuộc thảo luận đầu tiên sẽ được tổ chức vào tháng 11/2020.

Thông báo trên được công bố sau cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 23/10/2020 giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và đồng nhiệm Josep Borrell của Liên hiệp Châu Âu. South China Morning Post cho biết, hôm thứ Bảy 24/10, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đề nghị xây dựng một “liên minh thương mại phương Tây mới “ để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc.

Bà Kramp-Karrenbauer phát biểu : “Các lợi ích của Đức – và của châu Âu – cần một trật tự có thể chống lại cả hai mối nguy hiểm đối với tự do mậu dịch”. Đối với bộ trưởng Quốc Phòng Đức, hai mối nguy đó là chủ nghĩa tư bản Trung Quốc dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của nhà nước và chủ nghĩa cô lập, đơn phương ở Washington. Bà đặc biệt lo ngại về hành vi thao túng tiền tệ từ lâu nay của Trung Quốc, về sự vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ, về các điều kiện đầu tư bất bình đẳng và cạnh tranh bất bình đẳng, do các doanh nghiệp Trung Quốc được Nhà nước tài trợ.

Cựu lãnh đạo tình báo Đức : Trung Quốc sắp “thống trị thế giới”

Trong khi đó, trang mạng Mail Online News hôm qua 26/10 cho biết ông Gerhard Schindler, lãnh đạo tình báo Đức giai đoạn 2011-2016, cảnh báo là Trung Quốc sắp “thống trị thế giới” và châu Âu phải cảnh giác về nguy cơ gián điệp Trung Quốc.

Ông Schindler nhận định, Bắc Kinh đã rất “khéo léo” mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ra khắp châu Âu, châu Á và cả châu Phi và công nghệ của họ đã tiến xa đến mức chính quyền Đức không thể biết liệu chúng có thể được sử dụng vào các mục đích xấu hay không. Cựu lãnh đạo tình báo Schindler kêu gọi chính phủ Berlin loại tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi khỏi mạng 5G tại Đức để “bớt phụ thuộc” vào Bắc Kinh.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201027-quan-ch%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%A9c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-ch%C3%A2u-%C3%A2u-th%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-th%E1%BB%91ng-nh%E1%BA%A5t-ch%E1%BB%91ng-trung-qu%E1%BB%91c

Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tẩy chay hàng hóa Pháp

vì tranh chấp hình biếm họa

Tin từ PARIS/ANKARA – Vào hôm thứ Hai (26/10), tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan yêu cầu dân chúng ngừng mua hàng hóa của Pháp để gởi thông điệp phản đối mới nhất trong giới Hồi giáo trước những hình ảnh mô tả Nhà tiên tri Mohammad ở Pháp, mà một số người Hồi giáo xem là báng bổ.

Tại Bangladesh vào hôm thứ Hai (26/10), những người biểu tình cầm những biểu ngữ với tranh biếm họa vẽ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và dòng chữ: “Macron là kẻ thù của hòa bình”, trong khi nghị viện Pakistan thông qua một nghị quyết thúc giục chính phủ triệu hồi đặc phái viên của họ từ Paris.

Tổng thống Erdogan, người có lịch sử quan hệ căng thẳng với tổng thống Macron, cho biết Pháp đang theo đuổi một chương trình nghị sự chống Hồi giáo. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các lời kêu gọi tẩy chay tương tự trong quá khứ, bao gồm cả lời kêu gọi không mua hàng điện tử của Hoa Kỳ vào năm 2018 nhưng không được thực hiện.

Vào hôm thứ Hai (26/10), ông Erdogan tham gia một làn sóng kêu gọi tẩy chay. Tại thành phố Kuwait, một siêu thị loại bỏ các kệ hàng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da của L’Oreal sau khi liên minh hợp tác mà họ trực thuộc quyết định ngừng tích trữ hàng hóa của Pháp.

Tại Saudi Arabia, những lời kêu gọi tẩy chay chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp đang thịnh hành trên mạng xã hội, mặc dù hai cửa hàng mà Reuters ghé thăm ở thủ đô Saudi vào hôm thứ Hai vẫn bận rộn như bình thường. Một đại diện của công ty tại Pháp cho biết họ vẫn chưa cảm thấy bất kỳ tác động nào. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-tho-nhi-ky-ung-ho-tay-chay-hang-hoa-phap-vi-tranh-chap-hinh-biem-hoa/

Tại sao tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lại “gây sự” với Pháp ?

Thu Hằng

Mối quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ xấu như hiện nay. Lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao hai nước, ngày 25/10/2020, Paris triệu hồi đại sứ Pháp tại Ankara “để tham vấn”, nhằm phản đối các phát ngôn gây sốc của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Erdogan khuyên đồng nhiệm Pháp kiểm tra “sức khỏe tâm thần” sau khi ông Macron tuyên bố tiếp tục đấu tranh chống “chủ nghĩa ly khai Hồi Giáo cực đoan” và cơ sở Hồi Giáo cực đoan ở Pháp”. Phải chăng đây là bước tiếp theo trong lời đe dọa “Ông Macron, ông chưa hết rắc rối với tôi đâu !” mà nguyên thủ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra vào tuần trước đó ?

Ankara bất bình vì Paris cản trở chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ ?

Đằng sau thái độ và phát biểu gay gắt là những bất đồng ngày càng lớn giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ : NATO, căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải, vấn đề di dân, các cuộc xung đột ở Syria, Libya, Thượng Karabakh và bây giờ thêm vấn đề tôn giáo. Dường như, theo Ankara, Paris đang cản trở tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế.

Pháp bị tổng thống Erdogan gọi là “côn đồ” khi điều động hai chiến đấu cơ Rafale và chiến hạm La Fayette vào tháng 8 để hỗ trợ chính phủ Hy Lạp, một thành viên của NATO, đối phó với hành động hung hăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải.

Về cuộc xung đột ở Thượng Karabakh, tổng thống Pháp khẳng định có “300 chiến binh rời Syria để gia nhập đội quân của Baku” được Ankara hậu thuẫn. Pháp lên án “trách nhiệm lịch sử và hình sự” của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Libya, vì từ năm 2016, Ankara yểm trợ quân sự ngày càng nhiều cho chính phủ Libya, trong khi đó Ankara coi Pháp là một “cản lực cho hòa bình” ở Libya, khi ủng hộ phe đối lập.

Gần một nửa trong tổng số 300 giáo sĩ Hồi Giáo (imam) nước ngoài được điều đến Pháp giảng đạo là do cơ quan Hồi Giáo tối cao ở Ankara cử đến. Điều này hiện trở thành một vấn đề gây lo ngại, vì tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ luôn khẳng định : “Người theo đạo Hồi ở châu Âu bị đối xử như người Do Thái trước Thế Chiến II”.

Bắt nạt Pháp dễ hơn so với Trung Quốc và Mỹ ?

Theo ông Dominique Moïsi, chuyên gia về Trung Đông, trả lời trang mạng 20minutes.fr ngày 26/10, có hai lý do khiến nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ tấn công gay gắt đồng nhiệm Pháp về tôn giáo.

Thứ nhất là lý do nội bộ. Điểm tín nhiệm trong nước của ông Erdogan, cũng như đảng của ông, đang sụt giảm, trong khi nền kinh tế bị ảnh hưởng vì khủng hoảng dịch tễ. Đưa ra những tuyên bố pha trộn khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và dân túy nhắm vào ông Macron, cũng như nhắm vào những tham vọng quốc tế của Pháp, là để đánh lạc hướng dư luận, để họ quên đi những vấn đề nội bộ.

Thứ hai, ông Erdogan muốn được coi là một tiếng nói có trọng lượng của khối Hồi Giáo trước phương Tây. Ông Erdogan đang tìm cách để Thổ Nhĩ Kỳ thay Iran làm thủ lĩnh trong thế giới Hồi Giáo, mở rộng bản đồ “đế chế” tân Ottoman. Bối cảnh Iran suy yếu, Ai Cập không còn mạnh, nhiều nước Hồi Giáo bắt tay với Israel, dường như là cơ hội tốt cho Ankara.

Vẫn theo phân tích của ông Dominique Moïsi, Pháp bị nhắm đến vì không mạnh bằng Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cần nhắc lại là Ankara thờ ơ trước chính sách trấn áp và đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương mà Bắc Kinh tiến hành từ nhiều năm nay.

Đúng là hàng hóa Pháp bị rút khỏi nhiều siêu thị, cửa hàng ở một số nước như Jordani, Qatar… nhưng theo một số chuyên gia, tạm thời, phong trào tẩy chay này chưa đến mức báo động và cần theo dõi thêm. Dù chỉ có 3% hàng xuất khẩu của Pháp được xuất sang khu vực Trung Đông, nhiều chính trị gia kêu gọi các tập đoàn có hàng hóa bị tẩy chay không nên nhân nhượng vào thời điểm này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn thu hút sự chú ý và đã được toại nguyện. Ngày 26/10, rất nhiều nước láng giềng châu Âu của Pháp đã lên tiếng chỉ trích phát biểu của ông Erdogan. Liệu một liên minh mới có sẽ  được hình thành để kiềm chế tham vọng của “sultan” Erdogan ?

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201027-t%E1%BA%A1i-sao-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-l%E1%BA%A1i-g%C3%A2y-s%E1%BB%B1-v%E1%BB%9Bi-ph%C3%A1p

Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ thách thức

Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế

Tin từ ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ – Vào hôm Chủ nhật (25/10), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thách thức Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại quốc gia của ông, đồng thời phát động cuộc công kích cá nhân thứ hai nhằm vào Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Theo tin từ AP, một ngày sau khi đề nghị rằng ông Macron cần điều trị sức khỏe tâm thần vì quan điểm của ông về Hồi giáo và những người Hồi giáo cực đoan, ông Erdogan mở rộng phạm vi chỉ trích và nhắm vào các nhà phê bình nước ngoài.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng đề cập đến lời đe dọa trừng phạt của Washington sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. Giao dịch này làm Hoa Kỳ chấm dứt hợp tác chương trình phi cơ tàng hình F-35 với Thổ Nhỉ Kỳ.

Cuộc tranh chấp về hỏa tiễn S-400, mà NATO cho rằng có thể đe dọa liên minh quân sự và đặc biệt gây nguy hiểm cho bí mật kỹ thuật của F-35, là một trong số các tranh chấp gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và một số đồng minh NATO của quốc gia này. Các tranh chấp này bao gồm việc thăm dò khí đốt ở phía đông Địa Trung Hải gây nguy cơ đối đầu với Hy Lạp, cũng như lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, nơi họ nhắm vào các đồng minh người Kurd của Hoa Kỳ.

Trong nhiều tháng, Hoa Kỳ khuyến cáo Ankara rằng họ có nguy cơ bị trừng phạt theo Đạo luật Chống lại Kẻ thù của Hoa Kỳ  nếu hệ thống S-400 được kích hoạt. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn chưa áp dụng các lệnh trừng phạt vì hy vọng rằng ông Erdogan sẽ không kích hoạt các hỏa tiễn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-tho-nhi-ky-thach-thuc-hoa-ky-ap-dat-cac-lenh-trung-phat-kinh-te/

Thượng Karabakh: Chiến sự tiếp diễn ác liệt

Mai Vân

Thỏa thuận ngưng bắn lần thứ 3 lại bị phá vỡ tại vùng Thượng Karabath, các trận đánh tiếp diễn ngày 26/10/2020 giữa quân đội Azerbaijan và lực lượng nước Cộng Hòa tự phong của người Armenia. Hai bên cáo buộc nhau vi phạm quyết định hưu chiến đã được đồng ý ở Washington vào cuối tuần qua.

Đặc phái viên RFI, Anastasia Becchio, tường thuật từ thủ phủ Stepanakert của vùng Thượng Karabakh:

Tiếng trọng pháo vang dội đến tận Stepanakert trong đêm. Thành phố chính của vùng Thượng Karabakh đã không bị nhắm vào hôm thứ Hai 26/10, nhưng các trận đánh đã gia tăng ở vùng Martakert, miền đông bắc, nơi mà theo các nhà báo Armenia, tên lửa Grad và Smerch đã trút xuống Martouni ở phía đông, và cả ở phía nam.

Theo đại diện nhân quyền ở Thượng Karabakh, một thường dân đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của Azerbaijan nhắm vào một ngôi làng.

Lực lượng Azerbaijan đang tiến công dữ dội nhằm giành quyền kiểm soát hành lang Latchine, cửa ngõ giao thông trên bộ quan trọng nhất giữa Armenia và vùng Thượng Karabakh, và chỉ còn cách thành phố chiến lược này khoảng 10 cây số. Xe chở chiến binh tình nguyện được đưa đến từ Erevan, thủ đô Armenia, để tăng viện cho lực lượng tại đấy.

Thủ tướng Armenia khẳng định trên Facebook là Erevan “tiếp tục tôn trọng nghiêm chỉnh việc ngưng bắn”. Ông Nikol Pachinian tuyên bố sẵn sàng “thỏa hiệp”, nhưng bác bỏ khả năng “đầu hàng”.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201027-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-chi%E1%BA%BFn-s%E1%BB%B1-ti%E1%BA%BFp-di%E1%BB%85n-%C3%A1c-li%E1%BB%87t

Putin lên sóng nói điều có lợi cho Hunter Biden

Lục Du

Con trai của ứng viên tổng thống Joe Biden, Hunter Biden, dường như đã tìm thấy sự ủng hộ từ người khó tin nhất: Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo Fox News.

Putin, người thường bị phe Dân chủ cáo buộc ủng hộ Tổng thống Trump, đã dành thời gian trong buổi phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga vào Chủ nhật (25/10) để nói về những cáo buộc mà ông Trump đưa ra trong cuộc tranh luận tổng thống lần thứ hai với ông Biden.

Trong cuộc tranh luận, ông Trump cáo buộc Biden và con trai Hunter đã tham gia vào các hoạt động phạm tội ở Ukraine.

“Đúng vậy, ở Ukraine, anh ta [Hunter Biden] đã có hoặc có thể vẫn còn kinh doanh, tôi không biết. Nó không liên quan đến chúng tôi. Nó liên quan đến người Mỹ và Ukraine”, ông Putin nói, theo Reuters. “Nhưng tốt, vâng, anh ấy có ít nhất một công ty, mà anh ấy thực tế đã lãnh đạo, và đánh giá từ mọi thứ anh ấy kiếm được nhiều tiền”.

“Tôi không thấy bất cứ điều gì bất hảo ở đây, ít nhất chúng tôi không biết bất cứ điều gì về điều này [việc phạm tội của gia đình Biden]”, ông Putin nói thêm.

Một cuộc điều tra của ủy ban Thượng viện đảng Cộng hòa trước đây đã cáo buộc rằng doanh nhận từng là thị trưởng Moscow, Yelena Baturina, đã đưa 3,5 triệu USD cho công ty Rosemont Seneca vào năm 2014 như một khoản thanh toán cho một “thỏa thuận tư vấn”.

Hunter Biden được cho là đồng sáng lập và giám đốc điều hành của một công ty đầu tư có tên Rosemont Seneca.

Tuy nhiên, ông Putin phủ nhận thông tin về bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào như vậy giữa Hunter Biden và Baturina.

Luật sư George Mesires của Hunter Biden cho biết các cáo buộc của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ là sai sự thật. Ông Mesires cũng bác bỏ các cáo buộc rằng con trai ông Biden là đồng sáng lập công ty như được đề cập.

“Báo cáo của Thượng viện cáo buộc sai sự thật rằng Hunter Biden có mối quan hệ tài chính với giám đốc điều hành doanh nghiệp người Nga Yelena Baturina và ông ta đã nhận được 3,5 triệu đô la từ Baturina”, Mesires nói trong một email gửi International Business Times.

Ông Biden gọi cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani là “con tốt của Nga” vì đã đưa ra những cáo buộc về con trai mình dựa trên những email được cho là thu thập được từ một chiếc máy tính xách tay của Hunter Biden.

Dựa trên điều tra của thượng viện, bằng chứng và những lập luận của ông Giuliani, Tổng thống Trump đã đưa ra các cáo buộc, nói gia đình Biden tham nhũng và cho rằng Biden và con trai của ông tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi đạo đức vì lợi ích cá nhân.

https://www.dkn.tv/the-gioi/putin-len-song-noi-dieu-co-loi-cho-hunter-biden.html

Nhật Bản, Mỹ tập trận lớn giữa lo ngại về Trung Quốc

Nhật Bản và Hoa Kỳ hôm 26/10 bắt đầu các cuộc tập trận trên không, trên biển và trên bộ xung quanh Nhật Bản nhằm phô trương lực lượng trước sự gia tăng hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực, Reuters đưa tin.

Cuộc tập trận Keen Sword là cuộc tập trận lớn đầu tiên kể từ khi ông Yoshihide Suga trở thành thủ tướng Nhật Bản vào tháng trước, với cam kết tiếp tục xây dựng quân đội nhằm chống lại Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền trên các đảo do Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.

Keen Sword được tổ chức hai năm một lần, với sự tham gia của hàng chục tàu chiến, hàng trăm máy bay và 46.000 binh sĩ, thủy thủ và thuỷ quân lục chiến đến từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Cuộc tập trận sẽ kéo dài cho đến ngày 5 tháng 11, bao gồm cả huấn luyện tác chiến điện tử và không gian mạng lần đầu tiên.

“Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này khiến chúng tôi phải chứng tỏ sức mạnh của liên minh Nhật-Mỹ ”, Reuters dẫn lời Tướng Koji Yamazaki, chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản, cho biết trên tàu sân bay trực thăng Kaga ở vùng biển phía nam Nhật Bản.

Tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản được tháp tùng bởi hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Ronald Reagan và các tàu khu trục hộ tống.

Kaga có chiều dài 248 mét và vừa quay trở lại sau các chuyến tuần tra trên Biển Đông và Ấn Độ Dương. Tàu sẽ được tái trang bị vào đầu năm tới để chở chiến đấu cơ tàng hình F-35, vẫn theo Reuters.

Trong tháng này, Thủ tướng Suga đã đến thăm Việt Nam và Indonesia như một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tăng cường quan hệ với các đồng minh Đông Nam Á quan trọng.

Động thái này diễn ra sau cuộc họp tại Tokyo của “Bộ tứ”, bao gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, mà Washington coi như một bức tường thành chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực của Trung Quốc. Bắc Kinh từng tố cáo nhóm này là một “NATO mini” nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc.

Nhật Bản đặc biệt lo ngại về sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Tháp tùng Tướng Yamazaki trên tàu Kaga, Trung tướng Kevin Schneider, Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, chỉ ra hoạt động gần đây của Trung Quốc khiến Washington và Tokyo lo lắng, bao gồm các luật an ninh mới ở Hong Kong làm xói mòn quyền tự trị của lãnh thổ này, hoạt động xây dựng quân sự ở Biển Đông, và hành động quấy rối Đài Loan của quân đội Trung Quốc trong vài tháng qua.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn tuyên bố các hoạt động của mình chỉ nhằm mục tiêu hòa bình trong khu vực.

https://www.voatiengviet.com/a/nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-m%E1%BB%B9-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-l%E1%BB%9Bn-gi%E1%BB%AFa-lo-ng%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-trung-qu%E1%BB%91c/5636280.html

Hàn Quốc thúc giục dân tiêm ngừa cúm

Hàn Quốc hôm 26/10 tìm cách xoa dịu những lo ngại về tính an toàn của vaccine cúm mùa, thúc đẩy công dân tiêm vaccine cúm trong nỗ lực tránh căng thẳng cho hệ thống y tế hiện đang chật vật đối phó với virus corona.

Những lo ngại của công chúng về sự an toàn của vaccine cúm gia tăng khi có ít nhất 59 người chết trong tháng này sau khi được tiêm chủng, trong khi vào tháng trước có khoảng 5 triệu liều bị hủy vì không được trữ trong nhiệt độ được khuyến cáo.

Nhà cầm quyền nói không tìm được liên hệ trực tiếp giữa các ca tử vong với vaccine chống cúm. Tại Hàn Quốc mỗi năm có ít nhất 3.000 người tử vong vì cúm.

“Hãy tin vào kết luận của nhà chức trách y tế… đạt được sau khi duyệt xét với các chuyên gia,” Tổng thống Moon Jae-in nói.

“Cần phải mở rộng tiêm chủng chống cúm trong năm nay, không chỉ để ngừa cúm, mà còn để tránh nhiễm và lây lan cùng lúc vừa cúm vừa COVID-19,” ông nói tại một cuộc họp.

Năm ngoái, hơn 1.500 người lớn tuổi chết trong vòng 7 ngày sau khi nhận được vaccine cúm, nhưng những cái chết này không liên hệ đến tiêm chủng, chính phủ nói.

Hàn Quốc, bắt đầu tiêm chủng miễn phí cho nhóm người đủ điều kiện cuối cùng vào ngày 26/10, đã đặt hàng thêm 20% vaccine trong năm nay để tránh khả năng xảy ra cùng lúc cả dịch cúm lẫn dịch COVID trong mùa đông, sẽ làm căng thẳng hệ thống y tế.

Hàn Quốc nói có hơn 14,7 triệu người đã được chủng ngừa.

Có khoảng 1.200 ca gặp phản ứng phụ được báo cáo trong số những ngừơi này, nhưng không có liên hệ trực tiếp đến việc tiêm chủng, dù 13 ca tử vong vẫn còn được điều tra.

Lợi ích của chủng ngừa vượt quá bất cứ phản ứng phụ nào, Bộ Y tế nói.

Phản ứng ngược nghiêm trọng đối với vaccine cúm thường hiếm. Chỉ 1 trong số 500.000 hay 1.000.000 người bị sốc dị ứng, một tình trạng đe dọa đến mạng sống xảy ra vài giây hay vài phút đối những người bị dị ứng, một giới chức y tế cao cấp nói trong một cuộc họp báo ngày 26/10.

Chính phủ nói thêm là không có trường hợp nào như vậy được báo cáo.

Singapore trở thành một trong những nước đầu tiên trong tuần này tạm thời ngưng việc sử dụng hai loại vaccine cúm như một biện pháp cẩn thận, dù không có báo báo về trường hợp tử vong nào có thể liên hệ.

https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-th%C3%BAc-gi%E1%BB%A5c-d%C3%A2n-ti%C3%AAm-ng%E1%BB%ABa-c%C3%BAm/5637028.html

Gần 100 tàu Trung Quốc áp sát Đài Loan

Hải Lam

Trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, gần 100 tàu dân sự Trung Quốc, bao gồm các tàu nạo vét cát, đã tập trung tại vùng biển gần quần đảo Matsu của Đài Loan.

Theo lực lượng tuần duyên Đài Loan, tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển ngoài khơi Renai trên đảo Nangan vào đêm Chủ nhật (25/10).

Nangan là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Matsu, do Đài Bắc kiểm soát, chỉ cách tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc đại lục 18 km.

Một phát ngôn viên của lực lượng tuần duyên Đài Loan cho hay, các tàu tuần tra của họ đã được điều để xua đuổi bốn tàu chở cát và một tàu khác của Trung Quốc đi qua vùng biển Đài Loan, đồng thời liên hệ với chính quyền đại lục để trao đổi về vụ việc này.

Phát ngôn viên này cho biết thêm rằng hầu hết các tàu Trung Quốc đã rút ra ngoài vùng biển của Đài Loan, vì vậy lực lượng tuần duyên không thể thực hiện biện pháp trấn áp hoặc bắt giữ họ.

Theo lực lượng tuần duyên của hòn đảo, nhiều tàu Trung Quốc đã đi vào vùng biển Đài Loan để hút cát từ các khu vực gần quần đảo Matsu trong năm nay.

Tính đến tháng 9, ít nhất 6 tàu nạo vét cát Trung Quốc đã bị Đài Loan bắt giữ và lực lượng tuần duyên đã phạt những chủ tàu này.

Lực lượng tuần duyên Đài Loan cũng cử các tàu tuần tra để ngăn chặn các tàu từ đại lục khai thác cát trái phép ở vùng biển gần quần đảo Bành Hồ do Đài Bắc kiểm soát.

Giới quan sát cho rằng động thái trên của Bắc Kinh là một phần trong chiến thuật “vùng xám” của Quân đội Trung Quốc nhằm đe dọa hòn đảo tự trị.

Chính quyền Trung Quốc gần đây cũng liên tục điều máy bay xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

https://www.dkn.tv/the-gioi/gan-100-tau-trung-quoc-ap-sat-dai-loan.html

Bắc Kinh đánh tiếng: Mỹ – Nhật tập trận

 là ‘tín hiệu nguy hiểm’ đối với Trung Quốc

Triệu Hằng

hôm thứ Ba trên không phận gần Nhật Bản (ảnh: U.S. AIR FORCE / Japantimes).

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện cuộc tập trận quân sự chung “Thanh gươm sắc bén” vào ngày 26/10, với sự tham gia của 46.000 quân nhân diễn ra trên các đảo cách thành phố Kagoshima của Nhật Bản 200 km và kéo dài tới ngày 5/11.

Từ Trân Châu Cảng, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương PACOM phát đi thông báo rằng, các lực lượng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và các đơn vị từ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu cuộc tập trận Thanh gươm sắc bén (Keen Sword) vào ngày 26/10 trên các căn cứ quân sự trên khắp lục địa Nhật Bản, tỉnh Okinawa và vùng lãnh hải xung quanh các căn cứ này.

Tập trận Thanh gươm sắc bén diễn ra 2 năm một lần, được thiết kế để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và khả năng tương tác giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, đồng thời củng cố mối quan hệ song phương và thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ lợi ích an ninh của các đồng minh và đối tác trong khu vực.

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn lời chuyên gia trong nước cho biết hôm 25/10 rằng, kế hoạch tập trận này cho thấy Mỹ và Nhật Bản đang tìm kiếm sự hợp tác mới trong bối cảnh cảnh giác cao độ với hoạt động hàng hải của Bắc Kinh.

Hoàn Cầu nói rằng, cuộc tập trận của Mỹ – Nhật gửi đến Bắc Kinh một “tín hiệu nguy hiểm”.

Tờ báo Trung Quốc dẫn tin từ truyền thông Nhật Bản Kyodo News cho biết, địa lý của khu vực tập trận tương tự như trên quần đảo Điếu Ngư [phía Nhật Bản gọi đảo này là Senkaku]

Hoàn Cầu dẫn lời Li Haidong, giáo sư của Học viện Ngoại giao Trung Quốc nhận định rằng: “Hoa Kỳ và Nhật Bản cho thấy họ đang nhắm vào Trung Quốc rõ ràng và công khai hơn trước”.

Giáo sư Li nói: “Washington muốn sử dụng Tokyo như một quân cờ để kiềm chế Bắc Kinh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong khi Tokyo lại muốn mượn sức mạnh của Washington để dễ dàng đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề ở đảo Điếu Ngư”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-danh-tieng-my-nhat-tap-tran-la-tin-hieu-nguy-hiem-doi-voi-trung-quoc.html

Philippines: Bão Molave

khiến 2 người chết, 19 người mất tích

Hải Lam

Trang Philstar của Philippines hôm 27/10 đưa tin, bão Molave khiến ít nhất 2 người chết và 19 người mất tích, hàng ngàn người dân ở nước này phải sơ tán.

Bão Molave, tên Philippines là Quinta, là cơn bão thứ 17 đổ bộ vào Philippines trong năm nay, sau khi bão Saudel tuần trước gây lũ lụt diện rộng ở tỉnh Quezon, phía đông nam thủ đô Manila. Bão Molave đã quét qua khu vực phía nam đảo chính Luzon của Philippines trong ngày 25-26/10 với sức gió 125km/h, giật lên tới 150km/h, gây ra nhiều thiệt hại.

Một trong hai người tử vong là nông dân 60 tuổi ở vùng Cagayan Valley. Thống đốc Manuel Mamba xác nhận thi thể của người này được tìm thấy hôm 25/10. Nạn nhân thứ hai, 70 tuổi, tử vong khi cây dừa đổ đè sập túp lều của bà ở tỉnh Quezon.

Ít nhất 19 người mất tích, gồm 12 ngư dân mạo hiểm ra khơi bất chấp lệnh cấm do biển động dữ dội. Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành.

Văn phòng Phòng vệ Dân sự cho biết khoảng 25.000 dân làng phải di dời, đến trú ẩn trong các trường học và tòa nhà chính quyền. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã trở về khi thời tiết ở quê nhà tốt hơn.

Lũ quét do Molave gây ra đã phá hủy ít nhất 60 triệu peso (gần 2,9 triệu USD) cây trồng ở tỉnh Cagayan, miền Bắc nước này. Hơn 1.600 gia đình cũng phải di dời vì lũ lụt.

“Đây chỉ là báo cáo thiệt hại ban đầu vì chúng tôi vẫn đang đánh giá thiệt hại ở các thị trấn khác cũng như thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng”, Danilo Benitez, cán bộ phụ trách Văn phòng Nông nghiệp tỉnh cho biết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/philippines-bao-molave-khien-2-nguoi-chet-19-nguoi-mat-tich.html

Quốc Hội Thái Lan họp bất thường

do các cuộc biểu tình đòi dân chủ

Thanh Phương

Hôm nay, 26/10/2020, Quốc Hội Thái Lan mở phiên họp bất thường do các cuộc biểu tình đòi dân chủ, vào lúc mà những người phản kháng dự trù tập hợp trước đại sứ quán Đức, như là một cử chỉ mới để thách thức quốc vương Maha Vajiralongkorn, vị vua thường xuyên lưu trú Đức.

Theo một thông cáo của Quốc Hội, phiên họp kéo dài hai ngày nhằm thảo luận về một số cuộc tập hợp bị xem là « bất hợp pháp », nhưng không bàn về các yêu sách của những người biểu tình. Theo giới quan sát, điều này sẽ khiến cho căng thẳng gia tăng. Họ cho rằng, chính quyền Bangkok chỉ đang tìm cách tranh thủ thời gian, vào lúc các cuộc biểu tình tiếp diễn, như tường trình của thông tín viên Carol Isoux từ Bangkok :

Hàng ngàn người biểu tình lại tập hợp ở trung tâm thủ đô Bangkok tại khu vực các cửa hàng lớn, sau khi hết hạn tối hậu thư đòi thủ tướng Prayuth Chan-O-Cha phải từ chức. Phong trào biểu tình dường như không giảm cường độ, những nhà hoạt động lớn tuổi hơn nay sát cánh với các sinh viên. Trước thái độ của chính quyền dứt khoát không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào, họ thề là sẽ đấu tranh cứng rắn hơn. 

Một người biểu tình nói : Nếu họ vẫn phớt lờ chúng tôi, thì chúng tôi sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của các cuộc biểu tình, để xem họ có vẫn từ chối lắng nghe hay không. Thủ tướng cuối cùng rồi cũng phải hiểu rằng chính ông phải từ chức và phải rời khỏi nước. 

Mặc dù đa số các lãnh đạo đã bị bắt giam, phong trào vẫn tự tổ chức. « Mọi người đều là lãnh đạo », đó là một trong những khẩu hiệu của các cuộc tập hợp mà trong đó bất cứ ai muốn đều có thể cầm lấy loa phóng thanh để phát biểu.

Cho tới nay quốc vương Thái vẫn chưa có phản ứng chính thức nào về các yêu sách cải tổ nền quân chủ, nhưng ông đã công khai cám ơn một nhà hoạt động theo phe Hoàng gia chống lại các sinh viên biểu tình. Những người biểu tình dự trù vào cuối ngày sẽ tập hợp trước đại sứ quán của Đức, quốc gia mà quốc vương lưu trú thường xuyên nhất. Quốc Hội mở phiên họp bất thường sáng nay để thảo luận về các phương cách đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201026-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-th%C3%A1i-lan-h%E1%BB%8Dp-b%E1%BA%A5t-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-do-c%C3%A1c-cu%E1%BB%99c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%C4%91%C3%B2i-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7

Dân Thái Lan biểu tình kêu gọi

chính phủ Đức điều tra hành vi của vua Thái

Vũ Dương

Hôm thứ Hai (ngày 26/10), các nhóm biểu tình phản đối chính phủ Thái Lan kêu gọi người dân tuần hành đến Đại sứ quán Đức tại Thái Lan để đệ đơn, kêu gọi Đức hỗ trợ điều tra xem Quốc vương Thái Lan có xử lý công việc của Thái Lan khi ở Đức hay không, theo RTI.

Thái Lan đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối chính phủ kể từ tháng 7 đến nay. Người biểu tình yêu cầu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức, sửa đổi hiến pháp và cải tổ hoàng gia. Các cuộc biểu tình tiếp tục nóng lên kể từ ngày 14/10, từ đó đến nay, mỗi ngày đều có những cuộc biểu tình đường phố với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau ở Bangkok.

Để xoa dịu tâm trạng của những người biểu tình, chính phủ Thái Lan ngày 22/10 đã thông báo hủy bỏ tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng ở thủ đô Bangkok. Tuy nhiên, vào tối ngày 25/10, hàng nghìn người vẫn tập trung tại Giao lộ Ratchaprasong ở khu vực trung tâm thành phố Bangkok, hô vang khẩu hiệu rằng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha phải từ chức.

Do Vua Vajiralongkorn phần nhiều thời gian là sống ở Đức, nên Phong trào Nhân dân (People’s Movement) do nhiều nhóm sinh viên biểu tình tổ thành đã kêu gọi quần chúng tuần hành từ Giao lộ Sam Yan đến trước Đại sứ quán Đức đóng trụ sở ở Thái Lan đệ đơn thỉnh nguyện.

Cảnh sát Thái Lan đã triển khai một lượng lớn xe cảnh sát và lực lượng cảnh sát bên ngoài đại sứ quán Đức để ngăn chặn xung đột. Ba đại diện sinh viên đi vào đại sứ quán để nộp đơn, sinh viên còn lại đọc nội dung bản kiến ​​nghị bằng tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Đức ngay trước cổng đại sứ quán, và giương cao biểu ngữ “Cải tổ Hoàng gia” ở trước cổng.

Ba sinh viên còn lại đọc nội dung bản kiến ​​nghị bằng tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Đức ngay trước cổng đại sứ quán Đức (nguồn ảnh: Facebook / Free Youth).

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Mass vài ngày trước đó từng phát biểu tại quốc hội Đức: “Nếu có người khách giải quyết công việc của nước khác ở nước chúng tôi, chúng tôi sẽ tẩy chay họ”.

Ông cũng nói: “Các hành vi chính trị liên quan đến Thái Lan không nên được thực hiện trên lãnh thổ nước Đức”.

Do đó, đơn thỉnh nguyện do nhóm biểu tình đệ trình yêu cầu chính phủ Đức công bố hành trình nhập cảnh và rời khỏi nước Đức của Vua Vajiralongkorn, để đối chiếu xem thời điểm ban hành lệnh hoàng gia và việc ký dự luật tài chính, xác định nhà vua có xử lý các vấn đề của Thái Lan ngay trên lãnh thổ nước Đức hay không.

Đoàn biểu tình khoảng 9 giờ 30 tối tuyên bố giải tán.

Một nhóm nhân sĩ theo chủ nghĩa bảo hoàng (Royalism) chiều ngày hôm đó (26/10) cũng tuần hành trước Đại sứ quán Đức tại Thái Lan, hô vang khẩu hiệu ủng hộ hoàng gia, và yêu cầu sinh viên biểu tình hãy nghiên cứu lịch sử. Nếu muốn cải cách hoàng gia, trước hết hãy hỏi ý kiến của đa số người dân Thái Lan.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dan-thai-lan-bieu-tinh-keu-goi-chinh-phu-duc-dieu-tra-hanh-vi-cua-vua-thai.html

kh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?