Covid-19: TP HCM xác định ‘sống chung với lũ’?

BBC

27 tháng 6 2021, 18:14 +07

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh TP HCM (HCDC) Nguyễn Chí Dũng

NGUỒN HÌNH ẢNH,VNEXPRESS

Chụp lại hình ảnh,

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh TP HCM (HCDC) Nguyễn Chí Dũng

Trong động thái thừa nhận thách thức lớn trong phòng chống dịch Covid-19, giới chức y tế TP HCM nói có thể phải tính phương án "sống chung với lũ".

Bình luận này được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đưa ra vào chiều ngày 25/6.

Ta chậm hơn dịch’

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng nói tới thực trạng gia tăng các ca nhiễm mà không có triệu chứng.

"Thống kê từ số liệu các bệnh nhân mắc Covid-19 vừa qua cho thấy, số có triệu chứng và triệu chứng nặng đang thấp hơn giai đoạn đầu.

"Tôi nhận định những ca chỉ điểm (phát hiện đầu tiên) hiện nay hầu như không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ…nếu không đi khám sẽ bị bỏ qua và chúng ta chậm hơn dịch bệnh là điều tất yếu".

"Bên cạnh phương án truy vết, khoanh vùng nhanh nhất như hiện nay, có thể chúng ta cần tính tới phương án sống chung với lũ," bác sĩ Dũng nói và cũng lưu ý rằng “đây là ý kiến của cá nhân ông”, theo Vnexpress.

Trong khi đó Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nói một chỉ thị mà TP HCM đưa ra và áp dụng mới “chỉ có kết quả nhất định” và dịch bệnh trên địa bàn vẫn rất phức tạp nên “cần áp dụng biện pháp cao hơn”.

“Chỉ thị 10/2021 của UBND TP.HCM cũng gần bằng Chỉ thị 16/2020…Chúng ta cần phải kiên quyết hơn nữa, áp dụng biện pháp cao hơn nữa để dập dịch triệt để,” ông Bình nói ngày 25/6.

Kể từ khi phát hiện ca nghi nhiễm đầu tiên ngày 26/5, đến nay TP HCM đã ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm tại 22/22 quận, huyện.

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 27/6 cho biết tổng số ca mắc cộng đồng trong ngày là 359 ca, riêng TP HCM đã 200 ca,

"12 trường hợp chưa rõ nguồn lây, cho thấy mầm bệnh vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng", theo đại diện HCDC.

Trong đó đáng chú ý là có một ca tử vong không có bệnh nền và chết bệnh chỉ sau một ngày nhập viện.

Kể từ khi phát hiện ca nghi nhiễm đầu tiên ngày 26/5, đến nay TP HCM đã ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm tại 22/22 quận, huyện.

NGUỒN HÌNH ẢNH,SUCKHOEDOISONG.VN

Chụp lại hình ảnh,

Kể từ khi phát hiện ca nghi nhiễm đầu tiên ngày 26/5, đến nay TP HCM đã ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm tại 22/22 quận, huyện.

‘Cách ly F1 tại nhà’

Trong động thái đối phó với số lượng người tiếp xúc gần ca bệnh quá lớn hiện gây quá tải các cơ sở cách ly y tế tập trung, Bộ y tế Việt Nam ra ‘Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà’.

Bộ Y tế ngày 27/6 cho biết đây là nỗ lực nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại các cơ sở cách ly y tế tập trung trong bối cảnh dịch “có diễn biến phức tạp”.

Đối tượng áp dụng cho cái gọi là cách ly y tế tại nhà là những người được xác định tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 (hay gọi là F1 tại Việt Nam) và phải cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly.

Được biết F1 cách ly tại nhà phải được lấy mẫu xét nghiệm “ít nhất 05 lần vào thời điểm ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20 và 28 kể từ khi bắt đầu cách ly”.

Tin cho hay Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phường chỉ cho phép thực hiện cách ly tại nhà sau khi đã kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ điều kiện cách ly theo Hướng dẫn.

“Bộ Y tế yêu cầu người cách ly tại nhà phải chấp hành nghiêm các quy định và thời gian cách ly y tế tại nhà; có cam kết với chính quyền địa phương: Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác,” trang web của Bộ Y tế đưa tin.

Hướng dẫn này mô tả điều kiện cách ly tại nhà là “nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập), có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình.

Tuy nhiên hướng dẫn của bộ này nói rằng “nếu có điều kiện, tốt nhất là chuyển toàn bộ người ở cùng nhà không thuộc đối tượng phải cách ly sang ở nhà/khu vực riêng biệt khác”.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?