ĐIỂM BÁ0 PHÁP
Thách thức Sotchi thời hậu Olympic
Thế vận mùa đông Sotchi bế mạc. Ảnh tối 23/02/2014.
REUTERS/Grigory Dukor
Thế vận hội mùa đông lần thứ 22 tại Sotchi (Nga) đã kết thúc ngày 23/02/2014. Nhìn chung, Nga đã thành công rực rỡ trên hai phương diện : công tác tổ chức và xếp đầu bảng về việc giành được nhiều huy chương. Thế nhưng, vấn đề được báo giới quan tâm nhất hiện nay là tương lai của các cơ sở hạ tầng tại Sotchi thời hậu Olympic. Các tờ nhật báo Les Echos,La Croix, L’Humanité và Le Figaro đều có bài bàn về chủ đề này.
Trước tiên, liên quan đến thành công của Olympic Sotchi, các tờ báo cho rằng : Ban tổ chức đã thành công vượt mong đợi với thế vận hội mùa đông đầu tiên của mình. Đó là một buổi khai mạc hoành tráng. Đó là cơ sở hạ tầng được đảm bảo tốt. Đó là việc an ninh cũng được đảm bảo tối đa. Đó là một không khí cởi mở được thể hiện qua gương mặt của các nhân viên phục vụ Olympic của nước chủ nhà…
Nhật báo Les Echos dẫn lời một vận động viên người Pháp đánh giá về cơ sở hạ tầng phục vụ Olympic như sau : « Nhà nghỉ, phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng : tất cả đều tuyệt vời ». Le Figaro cho hay: «Tất cả các đoàn thể thao tham dự đều đánh giá cao chất lượng của cơ sở hạ tầng phục vụ Olympic Sotchi ». Tờ báo này còn dẫn lời một phó Thủ tướng Nga tự hào cho biết : « Nga đã biết chứng minh với bản thân và thế giới rằng, Nga có thể làm điều không thể thành có thể », ý nhắc đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại Sotchi để phục vụ cho Olympic từ con số không.
Bên cạnh thành công, Nga sẽ đối mặt với những thách thức đến từ Sotchi, những thách thức mà hiện Nga cũng chưa thể nào lường hết được, như tựa đề bài viết của Les Echos : « Sotchi tự hỏi về tương lai thời hậu Olympic ». Điển hình nhất là hậu quả về tác động môi trường và dân sinh do các công trình xây dựng đồ sộ mang lại. Đó cũng là hiện tượng tham nhũng tràn lan trong xây dựng.
Thế nhưng, hậu quả có vẻ nặng nề nhất đó là trong tương lai, những cơ sở hạ tầng đồ sộ phục vụ cho Olympic Sotchi không biết sẽ được dùng để làm gì. Les Echos dẫn lời một thành viên ban tổ chức cho hay, Sotchi sẽ còn phục vụ cho thượng đỉnh G8 vào tháng 6 tới đây, cho giải đua xe Formule 1 vào tháng 10 và cho giải bóng đá thế giới vào năm 2018. Còn về tương lai sau đó là thì vị quan chức này cho là có thể sẽ tập trung vào du lịch. Khoảng 14 trung tâm thể thao và 22 khu nhà nghỉ dành cho các đoàn tham dự sẽ có thể được phục chế phục vụ cho việc khác. Chẳng hạn như các sân trượt băng sẽ được biến thành trung tâm thể thao, khu giải trí, khu đua xe đạp, hoặc sẽ được tháo ra mang đến thành phố khác.
Tuy nhiên còn nhiều cái chưa chắc đang chờ đón phía trước. Chẳng hạn như có nhiều môn thể thao chỉ có trong Olympic, trong khi dân cư trong khu vực không có thói quen chơi. Hay như chi phí bảo trì các cơ sở hạ tầng thời hậu Olympic, theo Les Echos, thì đến hiện tại, nước chủ nhà vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Bên cạnh đó, các tờ báo cũng cho biết, có nhiều chỉ trích về nhân quyền đang dấy lên, theo đó chính quyền Nga đã có những hành động trấn áp đối lập trong giai đoạn diễn ra Olympic.
Thêm vào đó là bóng đen của cuộc khủng hoảng tại Ukraina hầu như phủ bóng đen trên bầu trời Sotchi trong tuần thứ hai của Thế vận hội mùa đông. La Croix chạy hàng tựa nhận định về vấn đề này như sau : « Chuyển biến nhanh chóng của tình hình tại Kiev đã làm cho điện Kremly không kịp trở tay ».
Tờ báo nhắc lại, cách đây 15 ngày, ông Viktor Ianoukovitch còn là thượng khách của Tổng thống Putin trong lễ khai mạc Olympic Sotchi, thế mà giờ đây tình hình đã khác, và trong ngày kết thúc Thế vận hội hôm qua, Tổng thống Putin đã không hề nhắc đến ông Ianoukovitch.
Trên trang nhất của Le Monde có dòng tựa : « Tại Kiev, nhà cầm quyền thoái lui, lực lượng nổi dậy tiếp tục ». Tờ báo cánh tả Libération dành gần trọn trang nhất đăng ảnh dòng người biểu tình đông nghẹt tại Kiev và ảnh của cựu Thủ tướng Timochenko với dòng tít khá ấn tượng « Mùa xuân Ukraina ». Nhật báo cánh hữu Le Figaro cũng đăng trên trang nhất ảnh bà Timochenko kèm theo dòng tựa : « Những chủ nhân mới của Ukraina trước nguy cơ phân chia đất nước ». Nhật báo kinh tế Les Echos cũng đăng ảnh bà Timochenko trên trang nhất với dòng tựa : « Ukraina chuẩn bị cho một thời kỳ chuyển tiếp chính trị đầy tế nhị ».
Nhật báo Công giáo La Croix thì dành trang nhất đăng ảnh người biểu tình tại quảng trường Độc Lập đang vui mừng trước tin Tổng thống Inaoukovitch ra đi và dòng tựa : « Hy vọng của Ukraina ». Nhật báo Cộng sản L’Humanité thì dành trọn trang nhất đăng bức ảnh tương tự với hàng tựa là lời trích dẫn từ những người biểu tình « Tại sao chúng tôi nổi dậy ».
Các tờ báo, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đều nhìn thấy một tương lai đầy trắc trở cho Ukraina thời hậu Ianoukovitch. Đó là cần phải cải cách mọi thứ : chính trị, tài chính, kinh tế. Đó là một đất nước Ukraina đang bên bờ vực phá sản với số nợ khổng lồ. Tổ chức thẩm định tín nhiệm tài chính Standard & Poor’s vừa hạ điểm của Unkraina xuống mức CCC, tức kề mức « mất khả năng chi trả ». Trong quý 1 năm 2014, Ukraina sẽ phải trả nợ đến gần 4 tỷ đô la, còn hai quý tiếp theo mỗi quý là 5 tỷ đô la.
Bên cạnh đó là nguy cơ đất nước sẽ bị phân chia làm hai phần : phần phía Đông bao gồm những người thân Nga, và phần phía Tây bao gồm những người thân Châu Âu. Tổng thống Nga, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức cũng là nhấn mạnh đến việc bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ Ukraina.
Trong bài xã luận của mình, Libération nhận định tổng quát như sau : « Ukraina,sau khi ông Ianoukovitch ra đi, vẫn là một đất nước trong vòng phá sản và thiếu thống nhất ». Bài xã luận đăng trên trang nhất của nhật báo La Croix cũng đề cập đến những « trở ngại » đang chờ đón Ukraina, trong đó nhấn mạnh đến việc bạo lực đàn áp đã tạo cơ hội cho các thế lực cực đoan nổi lên dữ dội, và trong tương lai chưa chắc gì đã chịu sự dàn xếp của phe đối lập.
Các tờ báo cũng đồng loạt đăng tin về việc cựu nữ Thủ tướng Ioulia Timochenko vừa được phóng thích. Bà đã ngồi xe lăn đến tận quảng trường Độc Lập và có cuộc diễn thuyết với người biểu tình. Bà đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà cũng đã cho biết có thể sẽ tham gia tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử mà phe đối lập vừa định ra vào ngày 25 tháng Năm tới.
Tuy vậy, Le Figaro nhận định rằng, sự trở lại của bà Timochenko là « sự trở lại của ngôi sao mờ nhạt ». Bởi khi xuất hiện ở quảng trường Độc Lập, bà Timochenko đã không thu hút được sự quan tâm của nhiều người biểu tình. Le Figaro còn dẫn lời một thanh niên biểu tình cho rằng : « Bà ấy ở tù vì phạm tội, chuyện đó chả có gì ghê gớm cả ».
Le Figaro đăng bài cho biết, Nga có thể đã buông tay đối với ông Ianoukovitch để chọn bà Timochenko, bởi vì trong giai đoạn hiện tại, chọn bà Timochenko có thể tránh được kịch bản chia hai đất nước. Và dù sao đi nữa thì bà cũng là người có lập trường thân Nga khi còn làm Thủ tướng.
Tóm lại, thời hậu Ianoukovitch không có gì chắc chắn, thậm chí là dưới sự lãnh đạo của phe đối lập. Như nhận định của bài xã luận của tờ Libération : Phe đối lập khi cầm quyền trong quá khứ cũng không làm gì tốt hơn chính quyền Ianoukovitch, thì liệu trong tương lai có làm tốt hơn không ?
Tờ báo cho biết, trong chuyến thăm này, có đến gần 20 bộ trưởng tháp tùng Thủ tướng Merkel, cho thấy tầm quan trọng của Israel đối với chính phủ Merkel III. Cũng đúng thôi, bởi vì theo tờ báo, Đức hiện là đối tác thương mại Châu Âu chính của Israel.
Tờ báo nhắc lại, từ 50 năm nay, quan hệ Israel-Đức được hai bên xác định là « quan hệ đặc biệt », và Đức luôn dành cho Israel những khoảng hỗ trợ không điều kiện. Thế nhưng, thời gần đây, quan hệ song phương đã có nhiều sóng gió. Việc Israel tăng cường xây dựng các khu định cư ở bờ tây sông Jourdan và đông Jérusalem đã làm dấy lên phản đối ở nhiều nước Châu Âu, trong đó có Đức. Thủ tướng Merkel, theo tờ báo, còn nghi ngờ về thiện chí của thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou trong tiến trình hòa giải với Palestine.
Thêm vào đó, Israel cũng không quên sự việc hồi tháng 9/2012, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thông qua quy chế thành viên không chính thức cho Palestine, thì Đức đã vắng mặt. Trong khi trước đó, phía Đức đã cam kết sẽ bỏ phiếu chống.
Tuy vậy, trước chuyến thăm, Thủ tướng Merkel đã phát biểu trên truyền hình trấn an Israel rằng, an ninh của Israel là một phần ưu tiên của Đức. Cũng ngay trước chuyến thăm này, Tổng thống Israel, Shimon Pérès đã ca ngợi hết lời Thủ tướng Merkel trên một tờ báo Đức. Le Figaro cũng dẫn lời một quan chức ngoại giao Israel cho rằng : « Quan hệ giữa hai nước là bất di bất dịch, dù đôi khi có những thăng trầm ».
Thêm vào đó là sự hoành hành của những kẻ « thừa nước đục thả câu ». Tức là, nhân cơ hội chiến sự nóng bỏng và công tác bảo vệ di tích bị lơ là, có nhiều thành phần bất hảo đã đào bới các khu khảo cổ, lấy cổ vật từ các bảo tàng…
Tờ báo liệt kê ra một loạt vụ cướp phá xảy ra khắp Syria. Bên cạnh đó, tờ báo cũng cho biết, hồi cuối tháng rồi, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn bắt một ô tô đến từ Syria có chở 334 cổ vật thuộc hàng quý giá.
Theo La Croix, Syria hiện sở hữu 6 khu di tích được xếp vào danh sách di sản thế giới của Unesco. Thế nhưng, ba năm chiến chinh vừa qua, « không có một khu nào không bị chạm đến ».
Nhật báo Les Echos dẫn lời một vận động viên người Pháp đánh giá về cơ sở hạ tầng phục vụ Olympic như sau : « Nhà nghỉ, phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng : tất cả đều tuyệt vời ». Le Figaro cho hay: «Tất cả các đoàn thể thao tham dự đều đánh giá cao chất lượng của cơ sở hạ tầng phục vụ Olympic Sotchi ». Tờ báo này còn dẫn lời một phó Thủ tướng Nga tự hào cho biết : « Nga đã biết chứng minh với bản thân và thế giới rằng, Nga có thể làm điều không thể thành có thể », ý nhắc đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại Sotchi để phục vụ cho Olympic từ con số không.
Bên cạnh thành công, Nga sẽ đối mặt với những thách thức đến từ Sotchi, những thách thức mà hiện Nga cũng chưa thể nào lường hết được, như tựa đề bài viết của Les Echos : « Sotchi tự hỏi về tương lai thời hậu Olympic ». Điển hình nhất là hậu quả về tác động môi trường và dân sinh do các công trình xây dựng đồ sộ mang lại. Đó cũng là hiện tượng tham nhũng tràn lan trong xây dựng.
Thế nhưng, hậu quả có vẻ nặng nề nhất đó là trong tương lai, những cơ sở hạ tầng đồ sộ phục vụ cho Olympic Sotchi không biết sẽ được dùng để làm gì. Les Echos dẫn lời một thành viên ban tổ chức cho hay, Sotchi sẽ còn phục vụ cho thượng đỉnh G8 vào tháng 6 tới đây, cho giải đua xe Formule 1 vào tháng 10 và cho giải bóng đá thế giới vào năm 2018. Còn về tương lai sau đó là thì vị quan chức này cho là có thể sẽ tập trung vào du lịch. Khoảng 14 trung tâm thể thao và 22 khu nhà nghỉ dành cho các đoàn tham dự sẽ có thể được phục chế phục vụ cho việc khác. Chẳng hạn như các sân trượt băng sẽ được biến thành trung tâm thể thao, khu giải trí, khu đua xe đạp, hoặc sẽ được tháo ra mang đến thành phố khác.
Tuy nhiên còn nhiều cái chưa chắc đang chờ đón phía trước. Chẳng hạn như có nhiều môn thể thao chỉ có trong Olympic, trong khi dân cư trong khu vực không có thói quen chơi. Hay như chi phí bảo trì các cơ sở hạ tầng thời hậu Olympic, theo Les Echos, thì đến hiện tại, nước chủ nhà vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Bên cạnh đó, các tờ báo cũng cho biết, có nhiều chỉ trích về nhân quyền đang dấy lên, theo đó chính quyền Nga đã có những hành động trấn áp đối lập trong giai đoạn diễn ra Olympic.
Thêm vào đó là bóng đen của cuộc khủng hoảng tại Ukraina hầu như phủ bóng đen trên bầu trời Sotchi trong tuần thứ hai của Thế vận hội mùa đông. La Croix chạy hàng tựa nhận định về vấn đề này như sau : « Chuyển biến nhanh chóng của tình hình tại Kiev đã làm cho điện Kremly không kịp trở tay ».
Tờ báo nhắc lại, cách đây 15 ngày, ông Viktor Ianoukovitch còn là thượng khách của Tổng thống Putin trong lễ khai mạc Olympic Sotchi, thế mà giờ đây tình hình đã khác, và trong ngày kết thúc Thế vận hội hôm qua, Tổng thống Putin đã không hề nhắc đến ông Ianoukovitch.
Tương lai của Ukraina ?
Nhìn sang Ukraina, báo chí Pháp cũng dự đoán một tương lai đầy bất ổn. Các tờ nhật báo Le Monde, Libération, Le Figaro, Les Echos, La Croix và L’Humanité đều đăng tựa lớn trên trang nhất và có nhiều bài viết nhận định về tương lai của nước này.Trên trang nhất của Le Monde có dòng tựa : « Tại Kiev, nhà cầm quyền thoái lui, lực lượng nổi dậy tiếp tục ». Tờ báo cánh tả Libération dành gần trọn trang nhất đăng ảnh dòng người biểu tình đông nghẹt tại Kiev và ảnh của cựu Thủ tướng Timochenko với dòng tít khá ấn tượng « Mùa xuân Ukraina ». Nhật báo cánh hữu Le Figaro cũng đăng trên trang nhất ảnh bà Timochenko kèm theo dòng tựa : « Những chủ nhân mới của Ukraina trước nguy cơ phân chia đất nước ». Nhật báo kinh tế Les Echos cũng đăng ảnh bà Timochenko trên trang nhất với dòng tựa : « Ukraina chuẩn bị cho một thời kỳ chuyển tiếp chính trị đầy tế nhị ».
Nhật báo Công giáo La Croix thì dành trang nhất đăng ảnh người biểu tình tại quảng trường Độc Lập đang vui mừng trước tin Tổng thống Inaoukovitch ra đi và dòng tựa : « Hy vọng của Ukraina ». Nhật báo Cộng sản L’Humanité thì dành trọn trang nhất đăng bức ảnh tương tự với hàng tựa là lời trích dẫn từ những người biểu tình « Tại sao chúng tôi nổi dậy ».
Các tờ báo, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đều nhìn thấy một tương lai đầy trắc trở cho Ukraina thời hậu Ianoukovitch. Đó là cần phải cải cách mọi thứ : chính trị, tài chính, kinh tế. Đó là một đất nước Ukraina đang bên bờ vực phá sản với số nợ khổng lồ. Tổ chức thẩm định tín nhiệm tài chính Standard & Poor’s vừa hạ điểm của Unkraina xuống mức CCC, tức kề mức « mất khả năng chi trả ». Trong quý 1 năm 2014, Ukraina sẽ phải trả nợ đến gần 4 tỷ đô la, còn hai quý tiếp theo mỗi quý là 5 tỷ đô la.
Bên cạnh đó là nguy cơ đất nước sẽ bị phân chia làm hai phần : phần phía Đông bao gồm những người thân Nga, và phần phía Tây bao gồm những người thân Châu Âu. Tổng thống Nga, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức cũng là nhấn mạnh đến việc bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ Ukraina.
Trong bài xã luận của mình, Libération nhận định tổng quát như sau : « Ukraina,sau khi ông Ianoukovitch ra đi, vẫn là một đất nước trong vòng phá sản và thiếu thống nhất ». Bài xã luận đăng trên trang nhất của nhật báo La Croix cũng đề cập đến những « trở ngại » đang chờ đón Ukraina, trong đó nhấn mạnh đến việc bạo lực đàn áp đã tạo cơ hội cho các thế lực cực đoan nổi lên dữ dội, và trong tương lai chưa chắc gì đã chịu sự dàn xếp của phe đối lập.
Các tờ báo cũng đồng loạt đăng tin về việc cựu nữ Thủ tướng Ioulia Timochenko vừa được phóng thích. Bà đã ngồi xe lăn đến tận quảng trường Độc Lập và có cuộc diễn thuyết với người biểu tình. Bà đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà cũng đã cho biết có thể sẽ tham gia tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử mà phe đối lập vừa định ra vào ngày 25 tháng Năm tới.
Tuy vậy, Le Figaro nhận định rằng, sự trở lại của bà Timochenko là « sự trở lại của ngôi sao mờ nhạt ». Bởi khi xuất hiện ở quảng trường Độc Lập, bà Timochenko đã không thu hút được sự quan tâm của nhiều người biểu tình. Le Figaro còn dẫn lời một thanh niên biểu tình cho rằng : « Bà ấy ở tù vì phạm tội, chuyện đó chả có gì ghê gớm cả ».
Le Figaro đăng bài cho biết, Nga có thể đã buông tay đối với ông Ianoukovitch để chọn bà Timochenko, bởi vì trong giai đoạn hiện tại, chọn bà Timochenko có thể tránh được kịch bản chia hai đất nước. Và dù sao đi nữa thì bà cũng là người có lập trường thân Nga khi còn làm Thủ tướng.
Tóm lại, thời hậu Ianoukovitch không có gì chắc chắn, thậm chí là dưới sự lãnh đạo của phe đối lập. Như nhận định của bài xã luận của tờ Libération : Phe đối lập khi cầm quyền trong quá khứ cũng không làm gì tốt hơn chính quyền Ianoukovitch, thì liệu trong tương lai có làm tốt hơn không ?
Đức-Israel : cố gắng làm hòa
Bàn về quan hệ giữa Israel và Đức, nhật báo Le Figaro quan tâm đến chuyến thăm chính thức đến Israel bắt đầu từ hôm nay của Thủ tướng Đức Angela Merkel với bài đề tựa : « Bà Merkel tìm sự cân bằng với Israel ».Tờ báo cho biết, trong chuyến thăm này, có đến gần 20 bộ trưởng tháp tùng Thủ tướng Merkel, cho thấy tầm quan trọng của Israel đối với chính phủ Merkel III. Cũng đúng thôi, bởi vì theo tờ báo, Đức hiện là đối tác thương mại Châu Âu chính của Israel.
Tờ báo nhắc lại, từ 50 năm nay, quan hệ Israel-Đức được hai bên xác định là « quan hệ đặc biệt », và Đức luôn dành cho Israel những khoảng hỗ trợ không điều kiện. Thế nhưng, thời gần đây, quan hệ song phương đã có nhiều sóng gió. Việc Israel tăng cường xây dựng các khu định cư ở bờ tây sông Jourdan và đông Jérusalem đã làm dấy lên phản đối ở nhiều nước Châu Âu, trong đó có Đức. Thủ tướng Merkel, theo tờ báo, còn nghi ngờ về thiện chí của thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou trong tiến trình hòa giải với Palestine.
Thêm vào đó, Israel cũng không quên sự việc hồi tháng 9/2012, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thông qua quy chế thành viên không chính thức cho Palestine, thì Đức đã vắng mặt. Trong khi trước đó, phía Đức đã cam kết sẽ bỏ phiếu chống.
Tuy vậy, trước chuyến thăm, Thủ tướng Merkel đã phát biểu trên truyền hình trấn an Israel rằng, an ninh của Israel là một phần ưu tiên của Đức. Cũng ngay trước chuyến thăm này, Tổng thống Israel, Shimon Pérès đã ca ngợi hết lời Thủ tướng Merkel trên một tờ báo Đức. Le Figaro cũng dẫn lời một quan chức ngoại giao Israel cho rằng : « Quan hệ giữa hai nước là bất di bất dịch, dù đôi khi có những thăng trầm ».
Syria : chiến tranh đe dọa các khu di tích
Để cung cấp thêm một góc nhìn về thiệt hại nội chiến tại Syria, nhật báo Công giáo La Croix đăng bài cho hay : « Di sản văn hóa Syria bị đe dọa phá hủy và cướp bóc ». Tờ báo cho biết, khắp các khu vực trên lãnh thổ Syria, đâu đâu cũng có cảnh phá hủy, cướp bóc các khu di tích. Đụng độ giữa hai bên quân nổi dậy và quân chính phủ đã làm hư hại không ít di sản văn hóa.Thêm vào đó là sự hoành hành của những kẻ « thừa nước đục thả câu ». Tức là, nhân cơ hội chiến sự nóng bỏng và công tác bảo vệ di tích bị lơ là, có nhiều thành phần bất hảo đã đào bới các khu khảo cổ, lấy cổ vật từ các bảo tàng…
Tờ báo liệt kê ra một loạt vụ cướp phá xảy ra khắp Syria. Bên cạnh đó, tờ báo cũng cho biết, hồi cuối tháng rồi, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn bắt một ô tô đến từ Syria có chở 334 cổ vật thuộc hàng quý giá.
Theo La Croix, Syria hiện sở hữu 6 khu di tích được xếp vào danh sách di sản thế giới của Unesco. Thế nhưng, ba năm chiến chinh vừa qua, « không có một khu nào không bị chạm đến ».
Nhận xét
Đăng nhận xét