Quá đốn mạt
Trần Bùi Trung
Thật không còn biết từ ngữ nào nặng nề hơn để mô tả hành động tồi bại, rừng rú của lũ công an csvn, ngang nhiên chận đưiờng đánh đập vô cớ người dân lương thiện rồi vu khống cho họ tội hành hung công an và gây cản trở lưu thông! Một bộ máy nhà nuớc du đảng, lựu đạn như thế phải bị loại trừ, dẹp bỏ. HNĐB
Trần Bùi Trung
Chỉ có thể dùng 3 từ này để nói về 2 ngày trời lặn lội từ Vũng Tàu về Cao Lãnh xong lại xuống huyện Lấp Vò - Đồng Tháp để làm việc với trại giam An Bình và công an huyện Lấp Vò.
Ngày thứ nhất: Trại tạm giam An Bình-Đồng Tháp
Ngày 24-02-2014, ngày thứ 13 mẹ tôi bị bắt giữ, sau khi nghe được thông tin người nhà cô Thúy Quỳnh đã được thăm nuôi gặp mặt, tôi lập tức về trại giam An Bình Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp với hi vọng cũng sẽ được gặp mẹ.Đến được trại giam cũng đã là đầu giờ làm việc buổi chiều. Xin được gặp trực ban và tiếp tôi ngày hôm đó là: thiếu tá Nguyễn Tấn Dũng- số hiệu 430-310 đã tiếp tôi. Tôi đặt ngay vấn đề thứ nhất về việc được thăm nuôi gặp mặt mẹ tôi, nhưng cũng như lần trước họ từ chối tôi việc đó. Tôi đặt ngay vấn đề vì sao gia đình cô Thúy Quỳnh được gặp mặt mà tại sao gia đình tôi không được gặp? Ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời tôi như sau:
- Việc cho thân nhân gia đình gặp mặt là do bên cơ quan thụ lý hồ sơ, là phòng điều tra bên Lấp Vò cho phép trong nghiệp vụ điều tra để làm rõ vụ án.
(Như vậy hóa ra chỉ cần lấy cớ là đang làm nghiệp vụ điều tra thích cho ai gặp là gặp đấy à?)
Tôi hỏi ông trực ban ấy:
- Mẹ cháu hôm nay đã bị giam giữ quá hạn 4 ngày rồi, nhưng chưa có thông báo chính thức bằng văn bản nào của công an điều tra. Vậy chú có thể cho cháu biết lệnh tạm giam đã được tống đạt về trại giam này chưa? Vì nếu không có lệnh tạm giam thì Trại giam không được quyền giữ người thêm nữa.
Ông ta trả lời:
- Đã có lệnh tạm giam rồi, nếu không có lệnh tạm giam chúng tôi đã thả người.
Tôi có hỏi:
- Vậy chú có thể cho cháu biết được là trong lệnh tạm giam ghi mẹ cháu phạm lỗi gì, tội gì? Và lệnh tạm giam có thời hạn bao nhiêu tháng?
- Cái này, giờ mới chỉ là tạm giam làm rõ hành vi phạm tội chứ chưa phải là chính thức, với lại lệnh tạm giam có thể 2 tháng 3 tháng 4 tháng không biết được. - Ông ta trả lời
- Chú xem dùm cháu, cháu biết chú định nói gì? Bên Trại giam chỉ giữ người, còn mọi giấy tờ liên quan hay thắc mắc về bên cơ quan thụ lý hồ sơ đúng không? Cái này cháu biết nhưng lệnh tạm giam cũng phải được chuyển đến cho trại giam để tống đạt cho đương sự, vì vậy chú có thể cho cháu biết trong lệnh tạm giam ghi giam giữ vì hành vi gì?
- Cái này chỉ là lệnh tạm giam thôi, chưa phải kết luận chính thức. Sau này khi điều tra xong sẽ có bản kết luận rồi cáo trạng này nọ..... (Ông này hình như bị mắc bệnh thuộc lòng, lôi quy định ra nói chuyện nên tóm tắt lại ý chính vậy)
- Những cái đó cháu biết hết rồi, chú không cần giải thích. Cháu chỉ hỏi mẹ cháu đã có lệnh tạm giam, vậy lệnh tạm giam ghi mẹ cháu phạm tội gì? Chú xem dùm cháu được không? Đường xá đi lại xa xôi, đã đến trại giam rồi thì cháu hỏi chú luôn đỡ phải đi xuống Lấp Vò! Cháu nghĩ cái này trong khả năng thẩm quyền của chú mà!
Ông giám thị kia im lặng một lúc sau đó nói tôi: "Chờ chút" rồi đi vào văn phòng.
Một lúc sau ông ta ra trả lời:
- Trong lệnh ghi là mẹ của anh bị tạm giam để làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng nhé. Còn những việc khác thì lên công an huyện Lấp Vò để hỏi đi nhé.
Đã quá quen thuộc với câu nói này nên tôi chán nản ra căng tin trại mua ít bánh, sữa gửi vào. Và tại đây đã hiểu lý do vì sao những thực phẩm như bánh. sữa nước ngọt lại không được gửi vào. Tôi mua gửi vào cho mẹ tôi: 4 hộp cà phê hòa tan, 1 lốc trà xanh không độ, 1 hộp bánh, 2 lốc sữa milo (loại sữa uống như hộp cô gái hà lan). Thanh toán tiền 482.000. (Thảo nào tuy chỉ là trực trại giam, nhưng từ thằng trực cổng cũng đã dùng iphone 5s, mình thèm rỏ dãi mà còn chưa được sờ vào).
Gửi thêm cho mẹ ít tiền rồi thất vọng ra về như những lần trước, vì biết khi chúng nó đã nói chuyện bằng quy định và đùn đẩy hết trách nhiệm qua Lấp Vò hết như vậy thì cũng chả đòi hỏi gì thêm cả, ở lại vừa mất thời gian lại không được việc gì. Để hơi ngày hôm sau chiến bọn Lấp Vò.
Quay lại ráng nhìn vào khu nhà giam, im ắng, lụp xụp, bốn bề bí bách. ĐÚNG LÀ TÙ!! Không biết mẹ đang ở góc nhỏ nào? Hét lên không biết mẹ có nghe được không?
15h03, có đi xe ôm gấp cũng chả về kịp huyện Lấp Vò trước 17h. Đành ngủ lại một đêm sáng hôm sau làm việc sớm.
Ngày làm việc thứ hai: Công an huyện Lấp Vò-Đồng Tháp
Sáng ngày 25-02-2014, tôi có mặt tại công an huyện Lấp Vò- Đồng Tháp lúc 9h. Tôi cùng chị Diễm Thúy vợ anh Nguyễn Văn Minh (người bị bắt giam cùng mẹ tôi đến nay). Tiếp tục vào cổng xin được gặp mặt phó thủ trưởng phòng CSĐT( cảnh sát điều tra) ông Lê Hoàng Dũng, nhưng một lần nữa và như mọi lần trước anh công an trực cổng khi biết tôi là con trai bà Bùi Thị Minh Hằng đã không cho tôi vào. Tôi nói với anh ta:- Em hôm nay đến đây là do 4 ngày trước, một anh cán bộ ở đây nói với em đang làm thủ tục bắt giam và khởi tố sẽ làm thông báo đến chính quyền địa phương để thông báo đến gia đình, nhưng em về nhà chờ đã 4 ngày rồi nhưng đến hôm nay vẫn chưa nhận được bất cứ một thông báo nào cả, vì vậy em muốn gặp chú Dũng để hỏi về giấy thông báo bắt giam và khởi tố mẹ em.
Anh ta nói:
- Giấy đã được làm và chuyển về, anh cứ về chờ đi.
- Chờ đến bao giờ nữa, hôm nay đã là ngày thứ 4, ngày thứ 4 rồi đó anh. Lần trước anh kia bảo em về chờ, em đã chờ nhưng hôm nay không chờ được nữa. Em qua trại giam An Bình, họ đã đùn đẩy trách nhiệm này qua bên các anh. Vì vậy, các anh không thể né tránh em mãi được, phải cho em một thông báo chính thức bằng văn bản.
Anh ta đuối lý nên quay sang hỏi:
- Thế anh có giấy mời không?
Tôi trả lời:
- Không
Anh ta nói:
- Không có giấy mời thì không được vào, khi nào có giấy mời thì anh mới được vào làm việc!
Quá bức xúc trước câu nói của anh trực trại, tôi không còn bình tĩnh được nữa:
- Để em nói cho anh nghe nè, cơ quan công an không những chỉ có quyền bắt giam ai đó để điều tra, mà còn phải có trách nhiệm giải đáp và trả lời những yêu cầu của người dân, đó là trách nhiệm "Tiếp Dân", trong luật có quy định rõ ràng anh có biết không?
Anh ta không trả lời lại tôi và nói:
- Anh đứng sang bên để tôi gọi điện vào xin lệnh.
- Anh cứ gọi điện thông báo đi. Hôm nay tôi sẽ chờ ở đây đến khi được làm việc mới về, anh nhắn nguyên văn lại cho tôi. Và hôm nay tôi sẽ không chấp nhận làm việc ngoài cổng và không mặc sắc phục như lần trước nữa. Đây là cơ quan chính quyền chứ không phải cái chợ.
Cùng lúc đó, anh Nguyễn Hồng Nguyên người đã làm việc lần trước với tôi ở trước cổng và thông báo về việc đang làm thủ tục khởi tố mẹ tôi cho tôi bước từ ngoài bước vào. Cơ hội không có lần thứ 2, tôi chụp lấy anh ta và nói:
- Anh ơi, lần trước anh bảo với em đang làm thủ tục khởi tố mẹ em và sẽ thông báo về gia đình, vậy sao em chờ 4 ngày rồi không thấy gì, chính quyền địa phương cũng trả lời không nhận được bất kỳ thông báo nào từ công an huyện Lấp Vò.
Anh Nguyễn Hồng Nguyên nói tôi vào trong và chỉ thị một anh lính gác đưa tôi vào tổ điều tra gặp ông Luật thủ trưởng cơ quan điều tra. Tại đây một lần nữa họ bắt tôi và chị Thúy ngồi chờ, trong lúc họ cầm hồ sơ đi lại giữa phòng điều tra và phòng đánh máy. (Có lẽ thông báo tôi nhận được sau đó đến giờ phút đó mới được họ mang đi đánh máy và in ra)
Một lúc sau, họ mời chị Thúy vào làm việc trước, sau đó mới cho tôi vào. Tại đây tôi gặp một người thiếu tá, nhưng không đeo bảng tên mà sau này tôi mới được biết ông ta là Phạm Văn Tiền- ĐTV (điều tra viên) thuộc phòng CSĐT. Trước khi mời tôi ngồi, ông ta bắt tôi lôi hết điện thoại và bắt tôi cởi áo để xét xem có máy ghi âm không. Ông ta nói:
- Mày bỏ hết máy điện thoại ra và máy ghi âm ra đi, tao biết có (Ông ta xưng mày tao với tôi, đây có phải thái độ một người cảnh sát nhân dân tiếp dân không?). Sau đó ông ta tiếp tục bảo tôi cởi áo. Tôi chất vấn vì sao phải bỏ điện thoại ra ngoài cho ông ta kiểm tra và vì sao bắt tôi cởi áo ông ta trả lời:
- Ở đây là nơi làm việc, không cho sử dụng điện thoại. Không được ghi âm. (Nếu làm đúng luật tại sao sợ tôi ghi âm đến vậy). Tôi có hỏi ông ta bắt tôi cởi áo để khám người tôi không cho ghi âm đúng không. Ông ta quanh co một hồi rồi cũng bảo: "Đúng, không cho mày ghi âm".
Sau khi đã xét người xong và cho người tắt hết 2 máy điện thoại của tôi, ông ta đưa tôi một bản thông báo về việc bắt giam mẹ tôi. Tôi đọc bản thông báo xong, tôi hỏi:
- Trong bản thông báo này, căn cứ vào đâu, dựa vào đâu để gán ghép mẹ cháu đánh người thi hành công vụ? Căn cứ vào đâu bảo mẹ cháu cản trở giao thông nghiêm trọng?
- Cái này thuộc về thẩm quyền điều tra, mày không được hỏi.
- Vậy đây mới chỉ là thông báo tạm giam, vậy biên bản khởi tố đã có chưa? Và nếu có gia đình có được quyền biết và nhận hay không?
- Đã khởi tố rồi, không biết đọc chữ à?
- Cháu đã đọc hết rồi, không có nêu vấn đề khởi tố nào cả?
- Trong đó có ghi đó có biết đọc không? Đã khởi tố rồi mới tạm giam chứ.
- Cháu đã đọc rồi, trong đây không ghi. Vì vậy cháu mới hỏi là biên bản khởi tố đã có chưa? Chú coi lại đi trong này không hề ghi 1 câu nào nhắc đến từ "khởi tố" cả?
Ông ta giằng lấy bản thông báo đọc lại xong, tôi nói: "thấy chưa? trong này không hề có 1 chữ "khởi tố" nào.
Ông ta trả lời tôi: "Đã bắt giam là khởi tố rồi, nãy giờ thông báo mấy lần rồi. (Xin thưa là thông báo bằng mồm không hề có văn bản, vậy ông ta bảo tôi đọc lại làm cái gì khi trong thông báo bắt giam không hề ghi rõ đã khởi tố??)
Tôi nói:
- Cháu hỏi chú vấn đề này, vì công an phải có trách nhiệm trả lời giải đáp rõ mọi thắc mắc của người dân. Đã có biên bản khởi tố theo như chú nói vậy gia đình có được quyền nhận thông báo hay lệnh khởi tố đó không?
- Không!! ông ta trả lời.
- Vậy tại sao nãy giờ cháu chỉ hỏi như vậy mà chú cứ trả lời vòng vo làm chi vậy, cháu chỉ cần biết như thế thôi mà chú cứ dắt cháu đi đâu thế!
Sau đó ông ta lập một biên bản về việc tôi nhận giấy thông báo tạm giam do ông ta đưa, chắc sợ sau này tôi lật lọng nói chưa đưa. (Cái này có thể nói là suy bụng ta ra bụng người được không ta?)
Sau khi lập biên bản xong ông ta nói: "Vậy là xong rồi kết thúc". Tôi nói với ông ta:
- Hôm nay cháu đến đây ngoài yêu cầu được biết về thông báo tạm giam và khởi tố mẹ cháu. Cháu còn muốn biết về.... (tại sao công an Lấp Vò cho người nhà cô Thúy Quỳnh được gặp nhưng lại không cho gia đình cháu được gặp mặt, có thông tin nói ông Lê Hoàng Dũng là người đã đánh mẹ cháu lúc mẹ cháu bị còng trên xe yêu cầu được làm rõ vụ việc này) nhưng đã bị chặn họng ngày từ đầu "...".
Ông ta liến thoắng:
- Hôm nay buổi làm việc chỉ đến đây thôi, không làm việc gì thêm nữa. Đã đưa thông báo cho mày rồi, còn mấy cái khác không biết, không trả lời đâu. Mời về!
Quá bức xúc trước thái độ vô trách nhiệm và bất hợp tác của ông ta, tôi nói:
- Những gì cháu thắc mắc chú chưa giải đáp hết cho cháu, giờ làm việc thì chưa kết thúc mà chú đã nói không làm việc nữa. Thái độ làm việc của chú như vậy đấy à?
Ông ta bỏ ra ngoài cửa, và nói với mấy anh công an đang đứng ngoài đó (Xin được nhấn mạnh là trong suốt buổi làm việc, bao quanh tôi và ông ta là ít nhất 3-5 người công an khác kè kè sau lưng tôi):
- Tao đã mời nó về rồi đó, mày vào tống nó ra đi.
Tôi nghe được câu nói đó của ông ta. Nên đứng dậy bước ra khỏi phòng. Trước khi ra cổng công an huyện, vì không giữ được bình tĩnh với thái độ BẤT HỢP TÁC, VÔ TRÁCH NHIỆM, VÔ NHÂN của công an huyện Lấp Vò nên tôi đã to tiếng ngay trong sân công an huyện. Nhưng thật ngạc nhiên tất cả bọn họ đều im lặng và lảng đi sang các phòng khác, chỗ khác. (Hôm nay hiền đột xuất. May quá, tưởng bị đánh bị đạp như đã làm với mẹ mình và các cô chú :v)
Cầm tờ giấy thông báo vô căn cứ của họ bước ra cổng, ngay lập tức có ngay một số người đi xe máy chạy ra theo tôi. Lúc đó đi cùng tôi chỉ toàn phụ nữ, lo sẽ có chuyện không hay xảy ra ngoài đường (với lại mình cũng nhát lắm, sợ bị các anh ấy đánh chả biết kêu ai :v) lập tức quay về thành phố.
* Qua 3 lần làm việc, đi đi về về giữa Vũng Tàu-Sài Gòn-Đồng Tháp, trải qua 10 ngày (tình từ lần đầu tiên xuống công an huyện), nay tôi không còn hi vọng gì để nói chuyện tử tế với họ (những người mặc sắc phục công an lên người, những người đại diện cho luật pháp bảo vệ công lý) khi mà họ đã chà đạp lên luật pháp, coi thường người dân, dựa vào quyền lực và luật pháp họ đang nắm giữ để đổi trắng thay đen, vu oan cho người vô tội. Vì vậy, một lần nữa, tôi khẳng định sẽ không để bị hút vào lối mòn đi-về làm việc với họ nữa vì: KHÔNG BAO GIỜ CÓ KẾT QUẢ!
Tôi sẽ ra Hà Nội, mang theo hình ảnh của MẸ TÔI. Tôi sẽ gửi đơn thư khiếu nại lên các cấp trung ương, mang lời kêu cứu đến dư luận quốc tế, tất cả những người quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Đây là một trường hợp công an Đồng Tháp và có thể còn cao hơn COI THƯỜNG NHÂN QUYỀN!
Xin mọi người, những người bạn đã đồng hành sát cánh cùng với Mẹ Tôi trong những cuộc biểu tình đòi Dân Chủ, những người bạn quan tâm và ủng hộ mẹ Tôi giúp đỡ và hướng dẫn tôi khi tôi ở Hà Nội.
XIN HÃY GIÚP ĐỠ TÔI VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC TÌM LẠI TỰ DO CHO MẸ TÔI, GIÀNH LẠI QUYỀN LỢI CHO MẸ TÔI! VÌ MẸ TÔI....
Trần Bùi Trung
(Con trai chị Bùi Thị Minh Hằng)
Nhận xét
Đăng nhận xét