Sáu câu hỏi về thời kỳ hậu Ianoukovitch ở Ukraina





Cảnh người dân Ukraina than khóc bên cạnh một đài tưởng niệm dựng tạm cho các nạn nhân thiệt mạng tại Kiev, ngày 23/02/2014.
(Le Monde 23/02/2014) Sau một week-end với vô số sự kiện xảy ra tại Ukraina (Tổng thống bỏ trốn rồi bịQuốc hội phế truất, bổ nhiệm một Tổng thống lâm thời, phóng thích nhà đối lập Ioulia Timochenko…) nhiều câu hỏi được đặt ra về tương lai của đất nước 46 triệu dân ở cận kề các nước Liên hiệp châu Âu.

Ai nắm quyền tại Ukraina hiện nay ?

Sau khi các dân biểu bỏ phiếu truất phế Tổng thống Viktor Ianoukovitch hôm thứ Bảy 22/02/2014, chức Tổng thống lâm thời được giao cho Oleksandr Tourtchinov, Chủ tịch Quốc hội, theo như Hiến pháp quy định trong trường hợp không có Tổng thống. Oleksandr Tourtchinov là một người thân cận của bà Ioulia Timochenko – được trả tự do hôm thứ Bảy sau hai năm bị cầm tù và là người có thể đóng vai trò hàng đầu trong những tháng tới. Một chính phủ « đoàn kết quốc gia » sẽ được lập ra từ nay đến thứ Ba 25/2 tới, trước cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn được ấn định vào ngày 25/5.


Nhưng tính chính danh của các quyết định được Quốc hội thông qua mới đây vẫn còn phải được chứng minh. Thực tế, Rada (Quốc hội Ukraina) tối thứ Sáu đã biểu quyết quay lại với bản Hiến pháp năm 2004 trao nhiều quyền hành hơn cho Quốc hội, nhưng để bản Hiến pháp này có hiệu lực, Tổng thống Viktor Ianoukovitch phải phê chuẩn việc thay đổi Hiến pháp – mà đây là điều không được thực hiện. Hôm thứ Bảy trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, Viktor Ianoukovitch đã tuyên bố là Quốc hội hành động hoàn toàn bất hợp pháp, tố cáo« sự phá hoại » và « cướp bóc » của các tác giả « cuộcđảo chính ».

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski – người từng tham gia cuộc thương lượng giữa chính quyền và đối lập tuần này - đã trả lời bằng Twitter : « Không có việc đảo chính tại Kiev. Các tòa nhà chính phủ đã bị bỏ hoang. Chủ tịch Quốc hội được bầu lên một cách hợp pháp ».

Ông Viktor Ianoukovitch đang ở đâu, liệu ông có thể quay lại ?

Biến mất hơn 24 tiếng đồng hồ qua, vị Tổng thống bị lật đổkhông còn kiểm soát được gì về tình hình Ukraina. Bản thân phát ngôn viên của ông ta tuyên bố không biết Ianoukovitch hiện đang ở đâu. Chỉ có một điều chắc chắn : ông ta đã bỏ trốn khỏi Kiev. Một trong những cộng sự của ông hôm thứ Bảy giải thích ông ở Kharkov, rồi tân Chủ tịch Quốc hội Oleksandr Tourtchinov nói rằng Ianoukovitch đang ở Donetsk, nơi ông toan trốn sang Nga bằng máy bay nhưng bị lính biên phòng ngăn trở. Lực lượng biên phòng còn tố cáo ông Ianoukovitch muốn hối lộ cho họ để phi cơ được cất cánh tuy không có giấy phép.

Về mặt chính trị, Viktor Ianoukovitch có vẻ hết sức cô đơn. Bị đảng của mình bỏ rơi – hôm Chủ nhật 23/2 Đảng các vùng miền lên án ông là người « chịu trách nhiệm về các sựkiện bi thảm » tại Ukraina, cũng như các quan chức cảnh sát và Bộ Tổng tham mưu quân đội, và kể cả Matxcơva, ông Ianoukovitch không còn có được sự ủng hộ nào và khó có hy vọng quay trở lại.

« Ianoukovitch đã thuộc về lịch sử » - Thị trưởng Kharkov, ông Guennadi Kernes hôm Chủ nhật đã tuyên bố nhưtrên, trong khi ông này có tiếng là người thân cận với Ianoukovitch. Khi tố cáođích danh Viktor Ianoukovitch và chỉ mỗi mình ông ta trong cuộc khủng hoảng làm chao đảo đất nước, những cán bộ của Đảng các vùng miền hy vọng sẽ lại đứng vàođường đua trong cuộc bầu cử trước thời hạn ngày 25/5.

Miền đông Ukraina có thể ly khai ?

Các cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ và chống đối Maidan tại nhiều thành phố miền đông, nhất là ở Kharkov và Sinferopol, Crimée, cho thấy đất nước này đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết. Tại miền tây nói tiếng Ukraina, đa số người dân ủng hộ cuộc cách mạng – như việc chiếm lĩnh các công thự tại các thành phố lớn đã chứng minh. Trong khi đó tại miền đông, phong trào phản kháng ông Viktor Ianoukovitch tỏ ra dè dặt hơn.

Nếu không có ai tại Kiev nói thẳng ra việc chia cắt Ukraina, và cả Nga lẫn Hoa Kỳ và châu Âu đều không muốn thấy đất nước 46 triệu dân này bị cắt rời, nhưng câu hỏi này đều ngự trị trong mỗi người. Tại Crimée, nơi có căn cứ hải quân Nga Sébastopol và nhiều người mang hai quốc tịch Nga & Ukraina sinh sống, các lực lượng dân quân đã hình thành vào cuối tuần để đòi tựtrị. Tại Kharkov, các đại biểu địa phương thân Ianoukovitch đã đặt vấn đề vềtính chính danh của các quyết định được Rada thông qua, mà theo họ là do « dưới sự đe dọa của vũ khí ».Họ cho rằng « Sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraina đang bị đe dọa ».

Ai chờ đợi bà Ioulia Timochenko được phóng thích ?

Việc trả tự do nhanh chóng và bất ngờ cho bà Ioulia Timochenko đã làm thay đổi bàn cờ chính trị Ukraina. Bị cầm tù từ hai năm qua vì ký kết thỏa thuận khí đốt bị cho là bất lợi đối với Ukraina, khuôn mặt của cuộc Cách mạng màu cam từ trong nhà tù đã chứng tỏ là một trong những nhà đối lập kiên quyết nhất của Tổng thống Viktor Ianoukovitch. Trong khi các thủ lãnh bađảng đối lập phải vất vả trong việc kiểm soát những người biểu tình cực đoan nhất, trong những tháng gần đây Ioulia Timochenko đã phổ biến nhiều thông cáo giải thích nếu bà được tự do, chính tại những chiến lũy mà bà sẽ lãnh đạo pheđối lập.

Tối thứ Bảy khi quay lại Kiev, cựu Thủ tướng đã tạo được sựtôn trọng nơi đám đông ở quảng trường Maidan nhưng cũng có cả sự ngờ vực. Đó là vì những năm tháng cầm quyền của bà không để lại những kỷ niệm đẹp đẽ cho người dân Ukraina : bà bị cho là chịu trách nhiệm về tình trạng tê liệt chính trị và khủng hoảng kinh tế. Đối với nhiều người, bà Timochenko là một khuôn mặt của quá khứ, biểu tượng cho giới chính khách cầm quyền.

Dù sao thì một số người muốn nhìn thấy ở bà một chính khách thu hút, có khả năng tập hợp Ukraina và nói một giọng điệu mạnh mẽ. Berlin đã cho biết Thủ tướng Angela Merkel sắp gặp gỡ bà Timochenko, coi bà là người đối thoại hàng đầu. Tuy nhiên hôm Chủ nhật Ioulia Timochenko đã đính chính là không muốn trở thành Thủ tướng của chính phủ lâm thời sẽ được thành lập trong những ngày tới. Bà cũng không chính thức tuyên bố sẽ là ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 25/5. Nhưng vốn là một chính khách khôn ngoan, Ioulia Timochenko biết cách làm cho người ta chờ đợi để đánh bóng sự tái hồi của mình.

Nga sẽ phản ứng nhưthế nào ?

Nhiều dấu hiệu dường như chứng tỏ nước Nga có thể ủng hộ sựquay lại nắm quyền của bà Ioulia Timochenko. Hôm Chủ nhật 23/2, một đại biểu Douma (Quốc hội Nga) là Leonid Slutski đã tuyên bố việc bổ nhiệm bà Timochenko làm Thủ tướng có thể là « một nhân tố ổn định tại Ukraina ».

Matxcơva không trọng thị ông Viktor Ianoukovitch, dù đã hỗtrợ ông vào năm 2004 trong dịp Cách mạng màu cam. Ngày nay Nga nhận định ông Tổng thống bị lật đổ quá yếu, quy cho ông trách nhiệm dã làm xấu đi tình hình tại Kiev, cũng như ba lãnh tụ đối lập : Vitali Klitschko, Arseni Iatseniouk và Oleg Tiagnibok. Hôm thứ Sáu 21/2, ngay sau cái ngày đẫm máu ởKiev, Thủ tướng Nga Dimitri Medvedev đã tố cáo một chính quyền « mà người ta có thể chùi chân ».

Ngược lại, bà Ioulia Timochenko, sinh quán ở vùng Dnipropetrovsk tại miền đông nói tiếng Nga, có thể là người đối thoại được Matxcơva tôn trọng, đặc biệt là Vladimir Putin – người mà khi bà đang còn bịgiam cầm đã đề nghị đưa bà sang Nga chữa bệnh.

Chính phủ đoàn kết quốc gia sẽ thành lập từ nay đến thứ Ba 25/2, sẽ phải được bàn bạc với Nga, đối tác thương mại chủ chốt của Ukraina vàđặc biệt là miền đông đất nước. Cũng chính về mặt kinh tế mà Matxcơva đã gây áp lực mạnh mẽ nhất lên Ukraina. Cuối tháng 12/2013, sau khi chính quyền Ukraina trở mặt không xích gần lại Liên hiệp châu Âu, Nga đã hứa cho Ukraina vay 15 tỉ đô la và giảm giá khí đốt. Nhưng chỉ mới có 3 tỉ đô la được chuyển giao, sốviện trợ còn lại bị Kremli tạm ngưng, còn việc hạ giá khí đốt được dự kiến xem xét lại mỗi ba tháng.

Liệu Ukraina có thểxích lại gần Liên hiệp châu Âu ?

Sau một tuần lễ khủng khiếp với 80 người Ukraina thiệt mạng trước khi Viktor Ianoukovitch bị lật đổ, Liên hiệp châu Âu không còn có thểdửng dưng trước số phận Ukraina. Sau khi gởi ba Ngoại trưởng (Pháp, Đức và Ba Lan) đến Kiev hôm thứ Năm và thứ Sáu, để cố gắng đẩy nhanh việc thương lượng giữa chính quyền với đối lập, các nước châu Âu nay phải ghi nhận một week-end lịch sử và mang tính quyết định mà Ukraina đã trải qua.

Nhiều viên chức cao cấp châu Âu kêu gọi đưa trở lại hiệpđịnh hợp tác thương mại vào chương trình nghị sự : Ủy viên thương mại châu Âu Karel De Gucht tỏ ra lạc quan khi tuyên bố hôm Chủ nhật : « Tôi cho rằng Ukraina sẽ ký kết hiệpđịnh này ». Litva, đất nước vùng Ban-tích đã tích cực hành động cho thỏa thuận hợp tác này cũng hoan nghênh « sựthay đổi dân chủ đang diễn ra » và hy vọng nhanh chóng ký kết hiệpđịnh, cho phép thiết lập một khu vực tự do mậu dịch.

Nhưng các quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu vẫn còn chia rẽ về viễn cảnh dành cho Ukraina, hiện nay khá èo uột. Nguyên tắc kết nạp làm thành viên hiện bị loại sang một bên, và một châu Âu đang bị khủng hoảng kinh tế không thể đảm bảo một món viện trợ lớn cho Ukraina.

Nhất là châu Âu tỏ ra thận trọng khi chờ đợi một chính quyền mạnh và chính danh quay lại ở Kiev. Sự hiện diện của nhiều phần tử cực hữu trong số những người biểu tình không được Bruxelles hoan nghênh, và thành phần phức tạp của đối lập khiến các nhà ngoại giao châu Âu phải cảnh giác.

Ủy viên kinh tế tài chính châu Âu Olli Rehn hôm Chủ nhật đã giải thích rằng châu Âu « phải xứng tầm với thử thách trong thời điểm lịch sử này ». Theo ông Rehn, Bruxelles sẵn sàng đảm bảo « một sựhỗ trợ tài chính quan trọng cho Ukraina, một khi đạt được giải pháp chính trịdựa trên các nguyên tắc dân chủ ».

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?