Biển Đông : Hà Nội phản đối tàu Trung Quốc chĩa súng vào tàu Việt Nam
Theo RFI
Thụy My
Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm. Ảnh minh họa.DR
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 27/11/2015 lên tiếng phản đối vụ các tàu chiến Trung Quốc bao vây và chĩa súng vào tàu tiếp tế Hải Đăng 05 của Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình tuyên bố « kiên quyết phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền của Việt Nam ». Theo ông, việc làm đó « vi phạm luật pháp quốc tế, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định trong khu vực và hoàn toàn không thể chấp nhận, biện minh được ».
Hôm qua Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Biển Đông và Hải đảo tố cáo ngày 13/11, tàu Hải Đăng 05 của công ty đã bị hai tàu hải cảnh và một tàu chiến của Trung Quốc vây hãm và uy hiếp tại Trường Sa. Đây không phải là lần đầu, nhưng lần này là trường hợp hết sức nguy hiểm.
Chiều hôm đó tàu Hải Đăng 05 chuyên làm nhiệm vụ tiếp tế đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây, khi đi ngang qua Đá Xu Bi thì bị tàu chiến số hiệu 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, trên boong tàu có 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu, chĩa súng AK sang tàu Việt Nam. Được biết tàu chiến này là loại tàu đổ bộ cỡ lớn của Trung Quốc, dài đến 130 mét, có thể chở được 10 xe tăng, 250 lính, trang bị 6 khẩu pháo 37 lý và hai sàn đỗ trực thăng.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phạm Quốc Súy, Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Nam khẳng định : « Các tàu của chúng tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho công nhân hải đăng, đây là nhiệm vụ nhân đạo. Trung Quốc đưa tàu chiến và tàu bán vũ trang ra ngăn cản, vây ép là vi phạm luật hàng hải quốc tế ».
Tại Trường Sa hiện nay có 13 trạm hải đăng của Việt Nam phục vụ cho tàu bè các nước qua lại Biển Đông, được công nhận trên hải đồ quốc tế.
Đá Xu Bi (Subi Reef) là một rạn san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa, đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Chính quyền Bắc Kinh đã cho xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai trại lính, một vòm radar và một hải đăng trên Đá Xu Bi, trong khuôn khổ chương trình « Vạn Lý Sa Thành ». Các không ảnh chụp vào tháng 9/2015 cho thấy một phi đạo và nhiều công trình khác đang được xây dựng.
Hôm qua Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Biển Đông và Hải đảo tố cáo ngày 13/11, tàu Hải Đăng 05 của công ty đã bị hai tàu hải cảnh và một tàu chiến của Trung Quốc vây hãm và uy hiếp tại Trường Sa. Đây không phải là lần đầu, nhưng lần này là trường hợp hết sức nguy hiểm.
Chiều hôm đó tàu Hải Đăng 05 chuyên làm nhiệm vụ tiếp tế đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây, khi đi ngang qua Đá Xu Bi thì bị tàu chiến số hiệu 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, trên boong tàu có 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu, chĩa súng AK sang tàu Việt Nam. Được biết tàu chiến này là loại tàu đổ bộ cỡ lớn của Trung Quốc, dài đến 130 mét, có thể chở được 10 xe tăng, 250 lính, trang bị 6 khẩu pháo 37 lý và hai sàn đỗ trực thăng.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phạm Quốc Súy, Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Nam khẳng định : « Các tàu của chúng tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho công nhân hải đăng, đây là nhiệm vụ nhân đạo. Trung Quốc đưa tàu chiến và tàu bán vũ trang ra ngăn cản, vây ép là vi phạm luật hàng hải quốc tế ».
Tại Trường Sa hiện nay có 13 trạm hải đăng của Việt Nam phục vụ cho tàu bè các nước qua lại Biển Đông, được công nhận trên hải đồ quốc tế.
Đá Xu Bi (Subi Reef) là một rạn san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa, đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Chính quyền Bắc Kinh đã cho xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai trại lính, một vòm radar và một hải đăng trên Đá Xu Bi, trong khuôn khổ chương trình « Vạn Lý Sa Thành ». Các không ảnh chụp vào tháng 9/2015 cho thấy một phi đạo và nhiều công trình khác đang được xây dựng.
Nhận xét
Đăng nhận xét