Điều kiện cần và đủ cho người lãnh đạo số 1?
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Bùi Tín
28.11.2015
Chỉ còn 2 hay 3 tháng nữa là Đại hội XII đảng CSVN sẽ diễn ra theo dự định. Vấn đề nhân sự luôn là vấn đề nổi cộm, hồi hộp nhất cho những người trong cuộc và cho cả xã hội. Đến nay có thể thấy rằng nhân sự của 200 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã thu xếp xong, các phe phái trong đảng đã đạt đồng thuận trong việc phân chia ghế. Nhiều bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy mới cũng như nhiều chủ tịch tỉnh mới xuất hiện; một số trưởng và phó ban các ban trực thuộc Trung ương cũng đã được chỉ định. Phần lớn sẽ là uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết Ban chấp hành Trung ương của khóa XII.
Hiện nay chỉ còn 16 hay 17 ủy viên Bộ Chính trị khóa mới vẫn còn bỏ ngỏ. Khác thường hơn cả là vị trí của «Tứ trụ triều đình»: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc hội vẫn còn là một ẩn số, khác hẳn với các đại hội đảng trước đây.
Có thể nói cuộc đua đã khởi đầu và 4 vận động viên đang chạy nước rút để về tới đích. Cả 4 đều hầu như ngang sức nhau, khi thì Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, khi thì Trương Tấn Sang vượt lên tý chút, khi thì Nguyễn Phú Trọng vượt hẳn lên, chỉ có Nguyễn Sinh Hùng là đuối sức vì tuổi cao, nhưng có vẻ chưa chịu bỏ cuộc. Hình như tướng Trần Đại Quang - trẻ hơn 4 vị trên - cũng đang muốn nhập cuộc đua.
Bốn vận động viên trên đây mỗi người có thế mạnh khác nhau. Ông Dũng có ưu thế nắm khá lớn số uỷ viên Trung ương khóa XI,- các chủ tịch tỉnh thành, các bộ trưởng, thứ trưởng, các tướng lĩnh trong Ban Chấp hành Trung ương - lại có những tuyên bố gây ấn tượng về Dân chủ, Pháp quyền, về «tình hữu nghị viển vông » với Trung Quốc … Ông Sang đã có những lời phát biểu khá hấp dẫn về chủ quyền quốc gia trên Biển Đông nên cũng có đôi chút triển vọng. Ông Trọng có nhiều hy vọng hơn tuy tuổi cao quá quy định, nhưng mới đây có vẻ thỏa thuận về hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự và bỏ ngỏ cho tự do lập công đoàn, được xã hội và giới lao động đánh giá khá cao, đồng thời rất có thể được chấp nhận để giữ được lãnh đạo ổn định, với điều kiện là chỉ làm nửa nhiệm kỳ 3 năm. Ông Hùng lẹt đẹt ở hàng cuối nhưng mới đây tỏ ra tiến bộ khi nói về một số điều luật mơ hồ vận dụng thế nào cũng được và còn lên tiếng phê phán nền tài chính không minh bạch, quá lãng phí.
Cả 4 nhân vật vừa kể đều muốn chứng minh rằng mình không còn như trước nữa, đã đổi mới tư duy, có ít nhiều tiến bộ, không còn bảo thủ giáo điều như cũ, hiểu rõ hơn cả những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân và giới trí thức, rất xứng đáng là nhân vật số 1, sẽ có thể kiêm chức Tổng bí thư với chức Chủ tịch Nước, với những hứa hẹn đổi mới mạnh mẽ, không cải lương như cũ, trong 5 năm tới.
Chính do đó mà cuộc chạy đua giành 4 ghế cao nhất, đặc biệt là ghế số 1 trở nên vô cùng căng thẳng và hấp dẫn, chưa có ai vượt hẳn lên phía trước, còn phải chờ cuộc họp Trung ương lần thứ 13 vào tháng 12/2015 và cuộc họp Trung ương 14 ngay trước Đại hội XII vào đầu năm 2016 mới thật sáng tỏ. Khán giả đang nín thở theo dõi cuộc đua.
Các nhân vật trong cuộc đang cố tự đánh bóng mình, đồng thời cũng có những cú chơi khăm dùng thủ đoạn để dìm đối thủ. Ví dụ rõ nhất là việc 3 giáo sư tiến sỹ thuộc Học viện Chính trị Quốc gia gửi thư chung tố cáo ông Dũng có con gái lấy chồng Mỹ, kết thân với kẻ thù cũ là Hoa Kỳ.
Trên mạng Chân dung Quyền lực trước đây cũng có bài tố cáo ông Hùng đã tiếp tay cho cô em ruột lũng đoạn 2 ngành nhà đất và ngân hàng, trở nên tỷ phú đôla, giàu nhất đất Nghệ Tĩnh.
Không khó hiểu khi nhiều người biết rõ Học viện Chính trị do ai nắm, và mạng Chân dung Quyền lực do ai dật giây.
Vừa rồi tôi có nhận định là qua việc tiếp đón quá mức đoàn Tập Cận Bình, có vẻ như toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đều ngả theo bành trướng; vậy thì bi đát quá. Một anh bạn rất thân của tôi ở Hà Nội liền góp ý là không nên bi quan như vậy, trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hành Trung ương không thể hư hỏng hết cả, vì họ đều là người VN, vẫn có dòng máu VN, chí khí VN, vẫn có thể ai đó thức tỉnh, có khi bừng tỉnh, nhất là trong tình hình khá đặc biệt hiện nay, khi toàn dân đòi hỏi không phải vài bước cải lương mà một cuộc cách mạng thể chế toàn hệ thống. Ai bén nhậy, thấu hiểu sâu sắc lòng dân quyết liệt ra sao và thành tâm ngỏ ý đáp ứng, với một phương án tranh cử cách mạng rõ ràng, người đó sẽ thắng.
Tôi cũng hy vọng như thế. Một con người bảo thủ có thể lúc nào đó, vắt tay lên trán ngẫm nghĩ thật sâu rộng, qua một đêm trằn trọc có thể nảy ra tư duy mới, từ bỏ hẳn chính kiến cổ lỗ, trở nên con người mới tiến bộ, có ích cho dân tộc. Con người khác tất cả mọi động vật khác là có suy tưởng và lương tâm.
Những thay đổi hoành tráng ở Liên Xô và Đông Âu hơn 29 năm trước cũng như thay đổi hoành tráng còn nóng hổi ở Myanmar lúc này gợi lên nhiều suy nghĩ mới mẻ cho mọi người.
Ai cũng rõ người hùng của sự kiện trên là Gorbachev và Yelsin và người hùng ở Myanmar hiện nay là tướng Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Họ thực sự là những anh hùng làm nên lịch sử, rất hiếm có ai trong lịch sử hiện đại có thể góp sức và thay đổi hẳn bộ mặt của thế giới và khu vực, mang lại dân chủ tự do thật sự cho nhân dân bị thống trị bởi chế độ toàn trị và quân phiệt, như họ đã làm.
Liệu bốn người lãnh đạo Hà Nội có biết rằng lúc này nhân dân VN chỉ mong ngày mong đêm xuất hiện một Gorbachev VN, hay một Thein Sein và một Aung San Suu Kyi VN ? Chưa có một ước mong nào cháy bỏng, rộng khắp và cao quý như thế.
Trong 4 nhân vật trên đây ai sẽ là người biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, thông cảm sâu sắc nỗi cùng khổ của người dân không có tự do, bị đàn áp khốc liệt mà động tâm, được lương tri mách bảo, chọn một nhóm cố vấn thông minh, vô tư, am hiểu lòng dân và thế giới trợ giúp cho mình, đưa ra hẳn một Cương lĩnh mới, phác họa một Hiến pháp mới, tổ chức ra một chính đảng mới, đề xuất một lộ trình cứu nước độc đáo, dẫn dắt một cuộc cách mạng không bạo lực, mở ra Kỷ nguyên Dân chủ thực sự cho Tổ quốc VN?
Một người như thế sẽ là cứu tinh của dân tộc, là anh hùng thời đại của nhân dân VN. Đó sẽ là một cuộc Cách mạng từ lòng dân trào lên được từ trên kịp thời đáp ứng xuống, một cuộc Cách mạng triệt để không bạo lực, nhanh gọn, hợp thời đại.
Con người ấy sẽ có hạnh phúc vô song, hàng vạn lần hơn là có vài tỷ đôla, hàng chục biệt thự, hàng chục cô nhân tình - đều là hư danh hão, hưởng thụ thấp hèn, ngắn ngủi - và sẽ mãi mãi được đời đời con cháu ghi công lớn nhất.
Tôi nghĩ rằng ông Trọng hay ông Dũng, ông Sang hay ông Hùng, hay ngay cả tướng Trần Đại Quang, chỉ cần có tư duy thật mới mẻ, thật cách mạng đại thể như trên là sẽ bứt lên trước, bỏ xa các đối thủ, hoặc kéo luôn các đối thủ cùng theo mình, tất cả đến đích và được toàn dân hoan hô nhiệt liệt, ôm chặt vào lòng, cả thế giới dân chủ chào mừng lập tức và càng quý trọng nhân dân VN.
Dễ thế, chỉ còn cần ý muốn, bất cứ ai trong 4 hay 5 nhân vật trên đây cứ ai muốn là được, nhân dân đang ngóng chờ vị Cứu tinh của mình.
Thời cơ lớn chỉ có hạn, xin các vị đừng bỏ qua.
28.11.2015
Chỉ còn 2 hay 3 tháng nữa là Đại hội XII đảng CSVN sẽ diễn ra theo dự định. Vấn đề nhân sự luôn là vấn đề nổi cộm, hồi hộp nhất cho những người trong cuộc và cho cả xã hội. Đến nay có thể thấy rằng nhân sự của 200 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã thu xếp xong, các phe phái trong đảng đã đạt đồng thuận trong việc phân chia ghế. Nhiều bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy mới cũng như nhiều chủ tịch tỉnh mới xuất hiện; một số trưởng và phó ban các ban trực thuộc Trung ương cũng đã được chỉ định. Phần lớn sẽ là uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết Ban chấp hành Trung ương của khóa XII.
Hiện nay chỉ còn 16 hay 17 ủy viên Bộ Chính trị khóa mới vẫn còn bỏ ngỏ. Khác thường hơn cả là vị trí của «Tứ trụ triều đình»: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc hội vẫn còn là một ẩn số, khác hẳn với các đại hội đảng trước đây.
Có thể nói cuộc đua đã khởi đầu và 4 vận động viên đang chạy nước rút để về tới đích. Cả 4 đều hầu như ngang sức nhau, khi thì Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, khi thì Trương Tấn Sang vượt lên tý chút, khi thì Nguyễn Phú Trọng vượt hẳn lên, chỉ có Nguyễn Sinh Hùng là đuối sức vì tuổi cao, nhưng có vẻ chưa chịu bỏ cuộc. Hình như tướng Trần Đại Quang - trẻ hơn 4 vị trên - cũng đang muốn nhập cuộc đua.
Bốn vận động viên trên đây mỗi người có thế mạnh khác nhau. Ông Dũng có ưu thế nắm khá lớn số uỷ viên Trung ương khóa XI,- các chủ tịch tỉnh thành, các bộ trưởng, thứ trưởng, các tướng lĩnh trong Ban Chấp hành Trung ương - lại có những tuyên bố gây ấn tượng về Dân chủ, Pháp quyền, về «tình hữu nghị viển vông » với Trung Quốc … Ông Sang đã có những lời phát biểu khá hấp dẫn về chủ quyền quốc gia trên Biển Đông nên cũng có đôi chút triển vọng. Ông Trọng có nhiều hy vọng hơn tuy tuổi cao quá quy định, nhưng mới đây có vẻ thỏa thuận về hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự và bỏ ngỏ cho tự do lập công đoàn, được xã hội và giới lao động đánh giá khá cao, đồng thời rất có thể được chấp nhận để giữ được lãnh đạo ổn định, với điều kiện là chỉ làm nửa nhiệm kỳ 3 năm. Ông Hùng lẹt đẹt ở hàng cuối nhưng mới đây tỏ ra tiến bộ khi nói về một số điều luật mơ hồ vận dụng thế nào cũng được và còn lên tiếng phê phán nền tài chính không minh bạch, quá lãng phí.
Cả 4 nhân vật vừa kể đều muốn chứng minh rằng mình không còn như trước nữa, đã đổi mới tư duy, có ít nhiều tiến bộ, không còn bảo thủ giáo điều như cũ, hiểu rõ hơn cả những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân và giới trí thức, rất xứng đáng là nhân vật số 1, sẽ có thể kiêm chức Tổng bí thư với chức Chủ tịch Nước, với những hứa hẹn đổi mới mạnh mẽ, không cải lương như cũ, trong 5 năm tới.
Chính do đó mà cuộc chạy đua giành 4 ghế cao nhất, đặc biệt là ghế số 1 trở nên vô cùng căng thẳng và hấp dẫn, chưa có ai vượt hẳn lên phía trước, còn phải chờ cuộc họp Trung ương lần thứ 13 vào tháng 12/2015 và cuộc họp Trung ương 14 ngay trước Đại hội XII vào đầu năm 2016 mới thật sáng tỏ. Khán giả đang nín thở theo dõi cuộc đua.
Các nhân vật trong cuộc đang cố tự đánh bóng mình, đồng thời cũng có những cú chơi khăm dùng thủ đoạn để dìm đối thủ. Ví dụ rõ nhất là việc 3 giáo sư tiến sỹ thuộc Học viện Chính trị Quốc gia gửi thư chung tố cáo ông Dũng có con gái lấy chồng Mỹ, kết thân với kẻ thù cũ là Hoa Kỳ.
Trên mạng Chân dung Quyền lực trước đây cũng có bài tố cáo ông Hùng đã tiếp tay cho cô em ruột lũng đoạn 2 ngành nhà đất và ngân hàng, trở nên tỷ phú đôla, giàu nhất đất Nghệ Tĩnh.
Không khó hiểu khi nhiều người biết rõ Học viện Chính trị do ai nắm, và mạng Chân dung Quyền lực do ai dật giây.
Vừa rồi tôi có nhận định là qua việc tiếp đón quá mức đoàn Tập Cận Bình, có vẻ như toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đều ngả theo bành trướng; vậy thì bi đát quá. Một anh bạn rất thân của tôi ở Hà Nội liền góp ý là không nên bi quan như vậy, trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hành Trung ương không thể hư hỏng hết cả, vì họ đều là người VN, vẫn có dòng máu VN, chí khí VN, vẫn có thể ai đó thức tỉnh, có khi bừng tỉnh, nhất là trong tình hình khá đặc biệt hiện nay, khi toàn dân đòi hỏi không phải vài bước cải lương mà một cuộc cách mạng thể chế toàn hệ thống. Ai bén nhậy, thấu hiểu sâu sắc lòng dân quyết liệt ra sao và thành tâm ngỏ ý đáp ứng, với một phương án tranh cử cách mạng rõ ràng, người đó sẽ thắng.
Tôi cũng hy vọng như thế. Một con người bảo thủ có thể lúc nào đó, vắt tay lên trán ngẫm nghĩ thật sâu rộng, qua một đêm trằn trọc có thể nảy ra tư duy mới, từ bỏ hẳn chính kiến cổ lỗ, trở nên con người mới tiến bộ, có ích cho dân tộc. Con người khác tất cả mọi động vật khác là có suy tưởng và lương tâm.
Những thay đổi hoành tráng ở Liên Xô và Đông Âu hơn 29 năm trước cũng như thay đổi hoành tráng còn nóng hổi ở Myanmar lúc này gợi lên nhiều suy nghĩ mới mẻ cho mọi người.
Ai cũng rõ người hùng của sự kiện trên là Gorbachev và Yelsin và người hùng ở Myanmar hiện nay là tướng Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Họ thực sự là những anh hùng làm nên lịch sử, rất hiếm có ai trong lịch sử hiện đại có thể góp sức và thay đổi hẳn bộ mặt của thế giới và khu vực, mang lại dân chủ tự do thật sự cho nhân dân bị thống trị bởi chế độ toàn trị và quân phiệt, như họ đã làm.
Liệu bốn người lãnh đạo Hà Nội có biết rằng lúc này nhân dân VN chỉ mong ngày mong đêm xuất hiện một Gorbachev VN, hay một Thein Sein và một Aung San Suu Kyi VN ? Chưa có một ước mong nào cháy bỏng, rộng khắp và cao quý như thế.
Trong 4 nhân vật trên đây ai sẽ là người biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, thông cảm sâu sắc nỗi cùng khổ của người dân không có tự do, bị đàn áp khốc liệt mà động tâm, được lương tri mách bảo, chọn một nhóm cố vấn thông minh, vô tư, am hiểu lòng dân và thế giới trợ giúp cho mình, đưa ra hẳn một Cương lĩnh mới, phác họa một Hiến pháp mới, tổ chức ra một chính đảng mới, đề xuất một lộ trình cứu nước độc đáo, dẫn dắt một cuộc cách mạng không bạo lực, mở ra Kỷ nguyên Dân chủ thực sự cho Tổ quốc VN?
Một người như thế sẽ là cứu tinh của dân tộc, là anh hùng thời đại của nhân dân VN. Đó sẽ là một cuộc Cách mạng từ lòng dân trào lên được từ trên kịp thời đáp ứng xuống, một cuộc Cách mạng triệt để không bạo lực, nhanh gọn, hợp thời đại.
Con người ấy sẽ có hạnh phúc vô song, hàng vạn lần hơn là có vài tỷ đôla, hàng chục biệt thự, hàng chục cô nhân tình - đều là hư danh hão, hưởng thụ thấp hèn, ngắn ngủi - và sẽ mãi mãi được đời đời con cháu ghi công lớn nhất.
Tôi nghĩ rằng ông Trọng hay ông Dũng, ông Sang hay ông Hùng, hay ngay cả tướng Trần Đại Quang, chỉ cần có tư duy thật mới mẻ, thật cách mạng đại thể như trên là sẽ bứt lên trước, bỏ xa các đối thủ, hoặc kéo luôn các đối thủ cùng theo mình, tất cả đến đích và được toàn dân hoan hô nhiệt liệt, ôm chặt vào lòng, cả thế giới dân chủ chào mừng lập tức và càng quý trọng nhân dân VN.
Dễ thế, chỉ còn cần ý muốn, bất cứ ai trong 4 hay 5 nhân vật trên đây cứ ai muốn là được, nhân dân đang ngóng chờ vị Cứu tinh của mình.
Thời cơ lớn chỉ có hạn, xin các vị đừng bỏ qua.
Nhận xét
Đăng nhận xét