VN liệu có đổi mới mạnh về chính trị?

Việt Nam

Image copyrightAFP
Image captionTác giả cho rằng nhiều chỉ tiêu kế hoạch mà Việt Nam đặt ra cho trung và dài hạn là 'không thể đạt được' và VN cần phải có cách cách không chỉ về kinh tế.

  • 1 giờ trước
  •  
Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm của Việt Nam, đã từ lâu, từ ‘thời bao cấp’, được coi là công cụ quản lý quan trọng của nền kinh tế tập trung, đến nay vẫn được áp dụng, như một bản cương lĩnh của đảng cầm quyền mặc dù nền kinh tế được tuyên bố từ năm 1986 trong đại hội 6 Đảng cộng sản là đổi mới theo cơ chế thị trường.
Trước thời gian tổ chức đại hội 12, kế hoạch 5 năm lần thứ 6 sau đổi mới cũng được thảo luận, đồng thời việc tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam (1986-2016) cũng được đặt ra theo Nghị quyết 62 của Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015.


Dư luận quan tâm đến đánh giá tình hình và phương hướng phát triển của đất nước, cũng như công tác nhân sự lãnh đạo của đảng và chính quyền trong nhiệm kỳ tới. Người dân mong chờ liệu có điều gì đó thay đổi mạnh mẽ hơn cho sự phát triển đất nước, cho gia đình và bản thân họ.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13 đang diễn ra tại Hà Nội đồng tình với đánh giá của Chính phủ rằng tình hình kinh tế vĩ mô dần ổn định nhưng chưa vững chắc, bởi nợ công còn lớn và tăng nhanh, xử lý nợ xấu bế tắc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, cơ cấu kinh tế mất cân đối, chuyển đổi sang thị trường chậm lại, lạc điệu…
Dù tỷ lệ tăng GDP có xu hướng tăng sau giai đoạn khủng khoảng, từ 5,25% năm 2012 lên 6,32% năm 2015, một số chỉ tiêu kế hoạch đạt được…, song nỗi lo lớn nhất là sự tụt hậu của nền kinh tế so với các nước trong khu vực, sức ép lớn nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia Công đồng chung ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương TPP, và thách thức lớn nhất là ‘ý thức hệ giáo điều’, chậm thay đổi, bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng nặng nề và nhóm lợi ích chi phối và thâu tóm quyền lực nhà nước các cấp quản lý, cản trở tiếp tuc quá trình đổi mới.

Không thể đạt được


Việt NamImage copyrightAFP
Image captionThời gian qua, một số ý kiến quan sát và phân tích cho rằng Việt Nam đã 'thực sự lún sâu' vào tụt hậu, chứ không chỉ là 'có nguy cơ' tụt hậu, nếu nhìn vào thực chất tăng trưởng và phát triển.

Chủ trương, đường lối công nghiệp hóa đất nước luôn được nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng suốt hơn 30 năm qua, thể hiện khát vọng của một dân tộc nghèo nàn vươn lên thịnh vượng, song đến nay những mục tiêu công nghiệp hóa cho năm 2020 được đánh giá là không thể đạt được, cơ cấu và công nghệ lạc hậu.
Thu nhập quốc dân trên đầu người trung bình năm (GDP/người) hiện nay ước tính 2.100 USD, nếu tốc độ tăng GDP như chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2021, thì năm 2020 sẽ đạt khoảng 3.200 USD/người đến 3.500 USD/người. Khoảng cách còn khá xa so với tiêu chí 5.000 USD/người của nước công nghiệp.


Báo cáo, với tên gọi "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014)”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thực hiện, được công bố tại Hà Nội hôm 23/7/2015, trên trang web của VCCI cho thấy 89% các đối tượng được khảo sát ủng hộ mô hình kinh tế thị trường tại Việt Nam, tuy nhiên, trung bình chỉ 19% người tham gia khảo sát tại Việt Nam nói họ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay.
Cũng theo báo cáo nêu trên, mức độ lạc quan về tương lai của các đối tượng khảo sát đã giảm đi trong 4 năm qua, cụ thể trong khảo sát CAMS 2014 là 63% trong khi kết quả CAMS 2011 là 67%. Một số nhóm có tỷ lệ lạc quan giảm, bao gồm đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (-30%), cơ quan Đảng ở Trung ương (-12%) và cơ quan Chính phủ và các bộ ngành (-12%).
Tham nhũng được nhìn nhận là quốc nạn và đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam có mức độ tham nhũng 3 năm liền 2012, 2013 và 2014 không thay đổi, với số điểm là 31 xếp thứ 119 trên 175 quốc gia được nghiên cứu (Đan Mạch là nước ít tham nhũng nhất với số điểm 90, Somali và Bắc Triều tiên là hai quốc gia tham nhũng nhiều nhất có số điểm là 8, đứng cuối danh sách của bảng phân loại mức độ tham nhũng).
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban tuyên giáo trung ương đảng CS Việt Nam, đã có ý kiến thẳng thắn rằng ‘Hiện nay “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” ở nước ta đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng’, nó làm thất thoát nguồn lực, chi phối quyền lực, trực tiếp tham gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho ‘quyền lực bị tha hóa’ không còn là của nhân dân, hạn chế dân chủ, sản sinh ‘chủ nghĩa tư bản thân hữu’, hủy hoại hệ thống lợi ích và giá trị đạo đức, tổn hại công tác cán bộ… Ông kêu gọi toàn đảng toàn dân phải lên án và loại trừ hiện tượng này trong đời sống kinh tế và xã hội.
Alexander Lukashenko... được mệnh danh là ‘nhà độc tài cuối cùng’ ở châu Âu, nhưng rồi ông đã cho thực hiện chế độ dân chủ đa đảng vào năm 2013, bước khởi đầu hội nhập sâu rộng với châu ÂuPGS. TS. Phạm Quý Thọ

Tổng thống BelarusImage copyrightepa
Image captionTổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người được mệnh danh 'nhà độc tài cuối cùng' thuộc khối Liên Xô cũ đã chấp nhận đa đảng vào năm 2013.

GS Hoàng Chí Bảo – thành viên Hội đồng lý luận trung ương, có bài viết đăng trên Web Tạp chí Cộng sản, ngày 20/11/2015, nhan đề: “Xây dựng Đảng về đạo đức”, nhấn mạnh rằng ‘Đổi mới không chỉ thay đổi mô hình kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội nói chung. Phải vượt qua tư duy cũ về phát triển - kiểu phát triển tuyến tính, đơn trị’, rằng ‘đổi mới và hội nhập quốc tế Việt Nam, không biệt phái và giáo điều, không để sự khác biệt ý thức hệ cản trở quá trình hợp tác với các nước. Đây là một trong những thử thách lớn nhất đối với Đảng ta trong bối cảnh mới của thời đại và thế giới đương đại.’
Bài học của những năm đầu đổi mới là giải phóng sức lao động, người lao động ‘được cởi trói’, trước hết trong nông nghiệp với các chính sách giao khoán ruộng đất, sau đó mở rộng sang các ngành kinh tế khác, đã tạo ra động lực mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, nay được nhìn nhận rằng dư địa không còn nếu chỉ đổi mới kinh tế.


Bài học trên cần được vận dụng và phát huy trong bối cảnh mới, vận dụng tư tưởng ‘lấy dân làm gốc’ của cố Chủ Tịch Việt Nam, ông Hồ Chí Minh - ‘‘khó vạn lần dân liệu cũng xong’. Cần phải giải phóng sức dân bằng đổi mới trong lĩnh vực chính trị, tạo lập dân chủ thực sự cho người dân và tạo ra một cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu.

Chuyển giao êm thấm

Trên thế giới có nhiều bài học kinh nghiệm thay đổi thể chế và dân chủ hóa đất nước. .
Sự sụp đổ vào năm 1991 của chế độ xô viết trước đây chứa đựng sự mất lòng tin nghiêm trọng và kéo dài của người dân vào giới lãnh đạo kết hợp với biến cố cá nhân cố tổng thống Boris Yesin đại diện cho sự thay đổi.
Sự điều hành và duy trì quyền lực của tổng thống Belarus (nước Bạch Nga) Alexander Lukashenko qua hơn 20 năm, được mệnh danh là ‘nhà độc tài cuối cùng’ ở châu Âu, nhưng rồi ông đã cho thực hiện chế độ dân chủ đa đảng vào năm 2013, bước khởi đầu hội nhập sâu rộng với châu Âu.
Myanmar từng là một quốc gia quân phiệt hóa, giới quân sự đã thất bại trong điều hành, khiến đất nước kiệt quệ mặt kinh tế và lạc hậu trong thời gian dài, trở thành nước thành viên ASEAN, đã có thay đổi ngoạn mục trong quá trình dân chủ hóa đất nước.

Bà Aung San Suu KyiImage copyrightEPA
Image captionBà Aung San Suu Kyi giữa nhân dân trong cuộc bầu cử tự do 2015.

Phong trào dân chủ với Lãnh tụ đối lập bà Aung San Suu Kyi đã thắng trong cuộc tranh cử dân chủ đa đảng, được cho là công bằng, lần đầu tiên hôm Chủ Nhật 08/11/2015, và đảng của bà - Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành đa số ghế tại Quốc hội với tỷ lệ trên 80%.
Năm 1990, đảng NLD cũng giành thắng lợi lớn nhưng kết quả bầu cử bị vô hiệu hóa và bà Suu Kyi bị giam giữ tại gia trong một thời gian dài.
Các vị lãnh đạo hiện thời của Myanmar đã chúc mừng bà Suu Kyi trước kết quả bầu cử. Tổng thống Thein Sein cam kết chính phủ của ông "sẽ tôn trọng quyết định và lựa chọn của người dân và sẽ trao quyền như dự kiến” và lãnh đạo quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing cũng cam kết sẽ hợp tác với chính quyền mới của nước này sau đợt bầu cử.
Nếu sự chuyển giao quyền lực êm thấm, người dân có thể ghi nhận sự từ bỏ quyền quyền lực một cách hòa bình của giới quân phiệt và hy vọng có một chính thể dân chủ để điều hành đất nước.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác nhà, nhà nghiên cứu, phân tích chính sách công từ Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Thời sự Trong nước - https://www.moitruongvadothi.vn