Bản tin sáng 31-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông
BBC đặt câu hỏi về dự án Cá Rồng Đỏ: Có thực sự VN bị Trung Quốc ‘đe dọa’? Nhà báo Bill Hayton khẳng định rằng, “có áp lực của Trung Quốc đằng sau việc Việt Nam ngừng dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ trên Biển Đông”. Ông Hayton nói thêm: “Rõ ràng, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn” các nước xung quanh Biển Đông “phát triển, khai thác các mỏ dầu khí thuộc sở hữu của họ”.
VOA có bài: Việt Nam vào thế kẹt: Chiến hạm Mỹ không dọa được Trung Quốc trên biển Đông. Ông Gregory Poling, một nhà nghiên cứu thuộc trung tâm CSIS, nhận định với VOA: “Chiến lược hiện tại của Mỹ đã thất bại… Nó không đủ để ngăn Trung Quốc khỏi hành động chiếm đoạt biển Đông từng bước một”. 
RFI đưa tin: Biển Đông: Bắc Kinh trấn an về cuộc tập trận của 40 chiến hạm. Người phát ngôn bộ Quốc Phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường nói rằng, cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc vừa diễn ra ở Biển Đông với sự tham gia của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và khoảng 40 chiến hạm chỉ là một cuộc tập trận “thông thường”, phù hợp với chính sách “phòng thủ” của Trung Quốc, và nhất là “không đe dọa các quốc gia khác”.
Vương Nghị thăm Việt Nam
VOA đặt câu hỏi: ‘Cáo bạc’ Trung Quốc đến Hà Nội ‘mua láng giềng gần’? Bài viết dẫn lời TS Hà Hoàng Hợp dự đoán, trong thời gian ông Vương Nghị, Ngoại trưởng TQ có mặt ở Việt Nam, một số vấn đề “nóng” giữa hai bên “như đàm phán về Vịnh Bắc Bộ, Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các tranh chấp trên biển… có thể sẽ được đề cập tới”, nhưng cả hai sẽ không bước qua “lằn ranh đỏ”.
Ông Hợp nhận định: “Các cuộc đón tiếp các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Việt Nam luôn diễn ra một cách trọng thị. Bề ngoài rất lễ phép và rất tốt, nhưng bên trong khó có gì để có thể thỏa hiệp được”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam tại GMS, báo Lao Động đưa tin. Trong Diễn đàn Thượng đỉnh Kinh doanh GMS, ông Vương Nghị khẳng định: “Chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự bao trùm, quan hệ đối tác hữu hảo với các quốc gia trong khu vực. Chúng tôi sẵn sàng làm sâu sắc hơn lòng tin chính trị giữa các quốc gia”.
Các lãnh đạo Trung Quốc luôn nhất quán, “nói một đằng, làm một nẻo”. Còn các quan chức CSVN thì giống như những chú thỏ con bên cạnh các con cáo già Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam – Cuba
Trong chuyến thăm Cuba, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Kinh tế thị trường không thể hủy hoại XHCN”. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Trọng: “Với tầm nhìn rõ ràng của đảng Cộng sản Cuba, Cuba chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu to lớn và đạt được một chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững”
Hệ thống chủ nghĩa xã hội đã bị thế giới vứt bỏ vào sọt rác gần 30 năm qua, thế mà ông Trọng vẫn mang thứ đó ra gạt Cuba. Chuyện ông Trọng “tin” rằng chế độ CS có thể đem lại sự “thịnh vượng” cho Cuba, hãng tin Reuters lưu ý: “Người Cuba than phiền nền kinh tế của họ bị hai loại phong tỏa, một từ nội bộ, là kiểm soát có tính kìm hãm của nhà nước, và từ bên ngoài: cấm vận thương mại của Hoa Kỳ”.
Zing đưa tin: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận bằng tiến sĩ danh dự tại Cuba. Facebook Trần Song Hào bình luận: “Đại học La Havana (Cuba) đểu phết. Tặng ông Tổng ‘Tiến sỹ (đảng) danh dự’ chứ không phải là ‘Giáo sư Danh dự’ như cái hàm của ổng. Thế mà cụ cười tươi như được mẹ cho kẹo! Hi hi...”
Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp La Habana Gustavo Cobreiro trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Bằng Tiến sĩ danh dự. Nguồn: CAKH
Nhân quyền ở Việt Nam
RFA viết: Thuyền trưởng Việt ra tòa ở Indonesia mà không có đại diện sứ quán. Theo đó, “hai thuyền trưởng tàu cá Kiên Giang bị Indonesia bắt và phải ra tòa vào ngày 29 tháng 3 nhưng đại diện Sứ Quán Hà Nội ở Jakarta không có mặt”, dù đã xác nhận sẽ tham gia phiên xử này.
Trước đó, báo Tuổi Trẻ đưa tin: Tòa án Indonesia từ chối mở định vị, thuyền trưởng Việt Nam xin đi tù. Thuyền trưởng Lưu Văn Lý và Lê Thanh Thừa đề nghị HĐXX phiên tòa ở Indonesia cho phép “mở thiết bị định vị (GPS) nhằm khẳng định mình bị bắt ở tọa độ thuộc chủ quyền Việt Nam” nhưng chủ tọa không chấp nhận. Các thuyền trưởng đành “mong sớm được đi tù” để sớm được về Việt Nam.
Quan chức CSVN thường lên tiếng phản đối các nước, mỗi khi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Thế nhưng, một trong những điều căn bản nhất là ra mặt bảo vệ quyền lợi của người Việt khi họ bị bắt và bị xử ở nước ngoài, trong các phiên tòa liên quan đến chủ quyền biển đảo, lãnh đạo CSVN cũng không làm được.
Tăng trưởng kinh tế quý I
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh, dự kiến tăng trưởng GDP quý I/2018 tốt nhất trong 10 năm qua, ở mức trên 7%, tức là kinh tế quý I tăng trưởng cao nhất trong 10 năm.  Câu hỏi: Vì sao GDP quý I tăng kỷ lục 10 năm qua? TS Vũ Thành Tự Anh giải thích về tăng trưởng đột biến trong quý I-2018.
Ông Anh cho biết, “quý I tăng trưởng đột biến là nhờ ngành công nghiệp chế tạo chế biến (mà chủ yếu là Samsung và Formosa) và công nghiệp khai khoáng. Hơn nữa, tính đột biến này sở dĩ có được là do nền của Q1-2017 quá thấp (Samsung khủng hoảng với Galaxy Note 7, Formosa chưa đi vào hoạt động, khai khoáng giảm sâu 10%)“, nên chúng ta không nên quá lạc quan.
Báo Hải Quan có bài: Tăng trưởng kinh tế 2018 sẽ giảm dần theo từng quý. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh thừa nhận: “Mô hình tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước không còn duy trì được trong năm 2018. Theo đó, tăng trưởng theo từng quý cũng như luỹ kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 có xu hướng giảm dần”.
Người Trung Quốc ở Việt Nam
TB Kinh Tế Sài Gòn bàn về hiện tượng “tour 0 đồng” và chuyện ứng xử với khách Trung Quốc. Bài viết lưu ý: Một số doanh nhân như ông Đỗ Cao Bảo, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT và ông Lương Hoài Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, kể rằng, khách Trung Quốc thường chi mạnh tay khi du lịch, rồi cho rằng “nguồn thu từ du khách Trung Quốc là nguồn thu lớn cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung, và không nên có tâm lý tẩy chay du khách Trung Quốc”.
Không chỉ các doanh nhân mà chính quan chức CSVN cũng chỉ thấy được lợi ích kinh tế từ những dòng người Trung Quốc đổ vào Việt Nam. Họ không nhận thấy “cuộc xâm lăng” về văn hóa, kinh tế… vẫn đang âm thầm tiếp diễn.
Chủ tịch xã tông chết học sinh, bỏ trốn
Báo Dân Việt dẫn lời kể của chủ tịch xã tự nhận gây tai nạn cho 4 HS: “Tôi đau buồn, không muốn nhớ lại”. Ông Phạm Văn Thụy, Chủ tịch UBND xã Trung Nghĩa, TP. Hưng Yên nói: “Đó tai nạn, rủi ro tôi không mong muốn. Khi tai nạn xảy ra, tôi hết sức đau buồn. Giờ tôi không muốn nhắc và không muốn nhớ lại việc đấy (vụ tai nạn) chút nào cả”.
Ông Thụy “đau buồn” kiểu gì mà sau khi gây tai nạn cho các em học sinh, ông đã vội vã rời khỏi hiện trường, bỏ mặc họ, không thèm quan tâm tới tín mạng của những nạn nhân, rồi sau đó ông tìm ông Nguyễn Văn Quyền nhận tội thay mình?
Xe biển xanh lộng hành
Chuyện ở TP Vinh, Nghệ An: Xe biển xanh chở Phó Chủ tịch huyện gây tai nạn, theo trang Bảo Vệ Pháp Luật. Vụ việc xảy ra vào trưa 30/3/2018, “chiếc xe biển xanh thuộc đăng ký của UBND huyện Diễn Châu đang chở một lãnh đạo là Phó chủ tịch UBND huyện này vào TP Vinh”, tông phải xe do một bác sĩ điều khiển. Cả 3 người trên xe biển xanh đều vội vã rời hiện trường sau vụ tai nạn, bao gồm vị “đầy tớ nhân dân”.
Nông nghiệp Việt Nam và ám ảnh “giải cứu”
Trang Văn Hiến có bài: “Giải cứu Khoai tây Chi Lăng 5000đồng/kg!” Bà Tạ Thị Vân, nhóm trưởng CLB ‘Sống để yêu thương’ ở quận Hà Đông, TP Hà Nội, cho biết: “CLB của chúng em nhận được lời đề nghị hỗ trợ giải cứu từ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn về việc giải cứu gấp hơn 50 tấn khoai tây của bà con nông dân”.
Không chỉ có khoai Chi Lăng cần được “giải cứu”, ông Hoàng Văn Phú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Khê, huyện Văn Quan, Lạng Sơn cho biết: “Năm nay Khánh Khê xuống giống hơn 3,5ha khoai tây. Do không có thương lái thu mua nên nhiều diện tích khoai đã bị thối, hỏng. Tiếc của, bà con chủ yếu mang ra chợ bán lẻ”.
RFA nhận định: Nông sản Việt vẫn bấp bênh. Bài viết điểm lại chuỗi sự kiện, cho thấy không ít loại nông sản của Việt Nam liên tục rơi vào cảnh “được mùa, mất giá” đến mức phải “giải cứu” ngay sau Tết Nguyên Đán đến nay. Tuy nhiên, bất chấp tình hình giá nông sản trong nước giảm, những người có trách nhiệm vẫn… nhập thêm nông sản từ Trung Quốc.
Ông Hoàng Trung, cục trưởng Cục Bảo vệ Thực Vật, Bộ NN-PTNT vẫn ngụy biện: “Giá rau trong nước giảm mạnh không liên quan đến việc nhập khẩu rau từ Trung Quốc, tôi khẳng định điều này hoàn toàn đúng”
Cán bộ tiếp tay lâm tặc phá rừng
Chính quyền Quảng Nam yêu cầu điều tra vụ phá rừng phòng hộ ở huyện Đông Giang, theo trang Kinh Tế Đô Thị. Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận định về vụ phá rừng tại xã Chà Vàl, huyện Nam Giang: “Nếu phát hiện cán bộ kiểm lâm sai phạm trong các vụ phá rừng, dù đau đớn nhưng dứt khoát phải xử lý đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, phải làm rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền xã”.  
VOV đặt câu hỏi: Liên tiếp 2 vụ phá rừng phòng hộ tại Quảng Nam: Do buông lỏng quản lý? Bài viết nhận định: “Rõ ràng, việc để xảy ra các vụ phá rừng có quy mô lớn tại 2 địa phương Đông Giang và Nam Giang có sự thiếu trách nhiệm của các Ban quản lý rừng”.Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Kôn và Ban quản lý, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Nam Sông Bung, cả chính quyền các địa phương và những hộ nhận khoán bảo vệ rừng, cũng phải chịu trách nhiệm về chuyện lâm tặc ngang nhiên phá rừng phòng hộ. 
Môi trường bị tàn phá
Theo đó, xưởng sản xuất tinh bột dong và sắn của gia đình ông Đoàn Văn Tùng ở xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa không những xả thải ra sông Chu gây ô nhiễm môi trường mà còn “xây dựng trái phép khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép”Tuy nhiên, “xưởng này vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thế nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động mà không bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý”.
Chuyện làng chài Nam Ô
Báo Người Lao Động đưa tin: Công ty Trung Thủy lên tiếng về dự án Lancaster Nam Ô. Ngày 30/3/2018, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trung Thủy khẳng định, công ty này “đăng ký đầu tư vào dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô theo sự kêu gọi đầu tư từ năm 2010 của chính quyền TP Đà Nẵng và được chấp thuận”. Dự án đã được chính UBND TP Đà Nẵng “phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500” hồi năm 2010 và được điều chỉnh lại vào năm 2014.
Bên cạnh đó, chính quyền TP Đà Nẵng yêu cầu bảo tồn làng nghề, di tích lịch sử làng Nam Ô, theo báo Tài Nguyên và Môi Trường. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ đã “yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử” ở khu vực làng chài Nam Ô.  
Bất ổn ở các chung cư Việt Nam
Trang An Ninh Tiền Tệ đưa tin: ‘Cực chẳng đã’, cư dân Victoria Văn Phú căng băng rôn cầu cứu cơ quan chức năng. Ông Tạ Hồng Phong, đại diện hàng trăm cư dân chung cư Victoria Văn Phú, ở đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, Hà Nội, cho biết: Sau hơn một năm được thành lập, Ban quản trị chung cư này “đã có quá nhiều sai phạm, đi ngược lại quyền lợi của cư dân, vi phạm các quy định pháp luật nghiêm trọng”.
Chiều 30/3/2018, “hàng trăm cư dân đã có mặt tại sảnh tòa nhà Victoria Văn Phú căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối ban quản trị, cầu cứu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cư dân”.
Các em bé cùng bố mẹ tham gia căng băng rôn phản đối ban quản trị tòa nhà Victoria Văn Phú. Nguồn: ANTT
Giáo dục Việt Nam
Trang VietNamNet đưa tin: Bộ GD&ĐT làm việc với huyện Krông Pắk tìm lối thoát cho 500 giáo viên. Bài báo cho biết: “Tại buổi làm việc UBND huyện Krông Pắk đã báo cáo với đoàn công tác, toàn huyện có hơn 200 giáo viên không có vị trí tuyển dụng nên buộc huyện phải ra thông báo chấm dứt hợp đồng”.
Chuyện ở trường Tiểu học Lê Văn Tám (Thái Nguyên): Hiệu trưởng bị “tố” có nhiều khuất tất, theo trang Bảo Vệ Pháp Luật. Các phụ huynh ở trường này phản ánh, Hiệu trưởng Nguyễn Phương Thanh “đã có nhiều việc làm khuất tất, không đúng với quy định như: Thu chi tài chính sai quy định, chi sai mục đích tiền quỹ khuyến học, thu tiền phục vụ bán trú của học sinh cao hơn so với các trường khác trên địa bàn”.
***
Thêm một số tin Việt Nam: Nhớ lại ‘Tháng Ba gãy súng’ (BBC). – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thăm nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (RFA). – Mỹ-Trung chiến tranh thương mại, Việt Nam lợi (VOA). – Trung học Vista Heritage treo quốc kỳ VNCH, tháo cờ Trung Quốc xuống (NV). – Công nhân và đình công khi Việt Nam vào CPTPP  — Việt Nam: Gần 20% diện tích lãnh thổ nhiễm bom mìn sau chiến tranh (RFA). – Làm rõ thêm vụ giám đốc ngân hàng Agribank gây thất thoát 190 tỉ (NLĐ). – Doanh nghiệp phớt lờ lệnh ‘tháo dỡ diện tích xây trái phép’ của chính quyền (TN). – Tắt lửa tối đèn có ai? (DĐDN) – Vì đâu bác sĩ bị bệnh nhân bạo hành? (VTC/ Infonet).

Tin thế giới

Chính trường Mỹ
ABC News đưa tin: Báo động bởi sự cắt giảm nhân viên và thiếu sự lãnh đạo, hơn 200 cựu đại sứ kêu gọi Quốc hội Mỹ bảo vệ ngành ngoại giaoHơn 200 cựu đại sứ Mỹ đang rung chuông báo động một “cuộc khủng hoảng” trong ngành ngoại giao Mỹ và nhu cầu cấp bách để khôi phục sức mạnh và ảnh hưởng của cơ quan ngoại giao chính sách đối ngoại của Mỹ.
Bức thư gửi cho những người đứng đầu đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện là cảnh báo mới nhất về chính quyền Trump làm giảm uy thế của Bộ Ngoại giao, trong khi gia tăng ngân sách và sự nổi bật của quân đội Mỹ trong chính sách đối ngoại.
Cựu đại sứ Nick Burns, từng là thứ trưởng phụ trách về chính trị và là đại sứ Mỹ ở NATO thời tổng thống George W. Bush, nói rằng: “Những con số tiết lộ sự thật. Khi cắt giảm 1/3 ngân sách, sẽ thấy các viên chức cao cấp bỏ đi, và không tìm được người thay thế. Đó là điều bất thường. Chưa từng có chuyện xảy ra như thế“.
Ông Trump chia tay với phụ tá Hope Hicks: TT Trump mất một phụ tá tín cẩn nhất: Hope Hicks, Cali Today tóm lược từ AP. “Thực ra đối với một Tổng Thống hay tùy tiện nói và làm như ông Trump, có hay không có một Giám Đốc truyền thông cũng thế thôi, và giờ đây các quan sát viên nhận thấy ông sẵn sàng làm việc với những ai ít can thiệp vào quyết định của ông hơn“.
Tin Trung Đông
Báo Times of Israel đưa tin, có ít nhất 14 người ở dãy Gaza thiệt mạng, 1.1000 người bị thương trong vụ độ tại cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở biên giới. Mời xem clip biểu tình của EuroNews:
***
https://baotiengdan.com/2018/03/31/ban-tin-sang-31-3-2018/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?