Ông Đặng Xuân Hùng chia sẻ về chuyến công du Pháp của Nguyến Phú TRọng


Đặng Xương Hùng| Cựu nhân viên ngoại giao Vẹm ở Thụy sĩ ,hiện được tỵ nạn tại Thụy Sĩ 
* Đặng Xương Hùng|
Ông Trọng đang ở thăm Pháp. Đã có nhiều bình luận về chuyến đi này. Tôi xin thêm một vài hàng chia sẻ theo cách nhìn của cá nhân, như sau :
1.Báo chí Việt Nam đã đưa tin «theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã… ». Theo tôi, đúng sự thật thì phải là « theo lời năn nỉ của phía Việt Nam, tổng thống Pháp đã chấp nhận đón tiếp… ». Nói như vậy có nghĩa là nhu cầu đi thăm chỉ có từ phía Việt Nam. Sự đón tiếp có đôi phần miễn cưỡng, nhạt nhẽo từ phía Pháp nói lên điều này.
Tôi phải tự « tự hào » để mà công nhận rằng Bộ Ngoại giao « của tôi » làm rất giỏi việc thu xếp những chuyến đi của lãnh đạo cấp cao như thế này, từ việc dự kiến cuộc thăm và xây dựng – đàm phán – dàn xếp về chương trình và nội dung.
Rất hiếm một cuộc thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam xuất phát từ một nhu cầu của tình hình thời sự. Nói cách khác mục đích của chuyến đi gần như chỉ nhằm đi để mà có, để thực hiện kế hoạch đã được đề ra từ trước. Tại sao tôi có thể kết luận như vậy : vì, những chuyến đi của tứ trụ triều đình trong năm 2018 đều đã được lên kế hoạch từ cuối năm 2017. Hàng năm, Bộ Ngoại giao phải trình lên một văn bản có tên là «Đoàn ra, đoàn vào», ở đó, người ta đã dự kiến từ trước ông Trọng sẽ đi đây; ông Quang sẽ đi kia ; ông Phúc sẽ đi chỗ này ; bà Ngân sẽ đi chỗ nọ. Chia nhau để mà đi, rải đều trong năm và rải đều trên toàn thế giới.
Về mặt đối nội, các vị tứ trụ đôi khi còn tranh nhau đi nước «dễ chịu», nước dễ gây thanh thế khẳng định vị thế trong nội bộ. Vị thế của ông Trọng lên cao, nên dù là Tổng bí thư đảng, nhưng gần đây đã tranh giành đi Mỹ, Pháp, các nước mà trước đây thường dành cho Thủ tướng.
Về mặt đối ngoại, bằng việc ông Trong liên tục đi phương Tây, phía Việt Nam rất muốn cố tạo hình ảnh là các nước này đã giản tiếp công nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
2.Do chuyến đi đã được lập trình từ trước, nên Bộ Ngoại giao ở thời điểm diễn ra chuyến đi cần phải vắt óc vẽ ra càng nhiều nội dung càng tốt. Thường là các Sứ quán tại chỗ rất khổ trong việc tiền trạm cho chuyến đi. Từ dàn xếp nội dung đến vấn đề lễ tân đón tiếp. Có trường hợp nước sở tại nói toẹt ra là: nội dung này đã được đoàn lần trước đề cập nay sao lại vẫn nội dung đó, các bạn không có trao đổi, thông báo cho lẫn nhau à. Thông thường khi ít nội dung, thì người ta đòi nhiều cử chỉ lễ tân, lấp đầy chuyến đi.
Những chuyến đi của tổng bí thư đến các nước phương Tây thường rất hạn chế về nội dung, trái lại khả năng lồng ghép của Bộ Ngoại giao rất tài tình. Họ rất khéo đưa tất cả những nội dung trong quan hệ hai nước tại thời điểm hiện tại vào nội dung. Có thể kể cả những việc đã diễn ra hoặc sẽ diễn ra trong tương lai. Ông Nguyễn Thiệp, đại sứ tại Pháp có nêu «hai bên sẽ ký hàng loạt văn bản hợp tác quan trọng về các lĩnh vực quốc phòng, tư pháp, công nghệ vũ trụ, sở hữu trí tuệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, du lịch… và một số hợp đồng kinh tế trị giá hàng chục tỉ USD với những dự án lớn, mang tính dài hạn». Dường như ông Thiệp muốn tô vẽ màu mè theo dạng liệt kê thế thôi, chứ theo tôi, phía Pháp cũng chả dại gì ký với một đoàn đảng nhiều văn bản trên các lĩnh vực cụ thể như ông đã nêu.
Thật vậy, cứ nhìn thành phần đoàn ta có thể đoán biết nội dung. Ngoài ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, số còn lại toàn là người phía đảng. Do vậy, chuyến đi này của ông Trọng nặng về chính trị, nặng về nêu cao hình ảnh, khó có thể có những ký kết kinh tế cụ thể, quan trọng. Dường như phía Việt Nam muốn nhấn chung chung nhiều đến quan hệ đối tác chiến lược với Pháp và kỷ niệm 45 năm thiệt lập quan hệ ngoại giao hai nước.
3.Tôi có thấy một số bình luận phỏng đoán rằng phía Việt Nam muốn thông qua nhờ Pháp cứu vãn quan hệ với Đức sau vụ Trịnh Xuân Thanh. Theo tôi, rất ít khả năng Việt Nam dám nêu chuyện này. Thứ nhất, nêu Trịnh Xuân Thanh là đụng ngay đến vấn đề nhân quyền. Phía Việt Nam rất ngại ở những chuyến thăm phía đối tác nêu vấn đề nhân quyền. Chả dại gì Việt Nam lại gợi ý để họ dễ xới lên vấn đề nhạy cảm này của Việt Nam. Thứ nhì, phía Việt Nam cũng không đến mức ấu trĩ để mà hiểu rằng Pháp chả có thế mạnh gì đáng kể để có thể làm lay chuyển thái độ của Đức với Việt Nam.
Có chăng phía Việt Nam chỉ mới gợi một số lợi ích kinh tế từ phía Pháp để hòng dùng vị thế của Pháp, cứu vãn hiệp định tự do thương mại với EU, đổ vỡ do vụ Trịnh Xuân Thanh gây ra mà thôi.
4.Gần đây, mọi người quan sát thấy rằng, phía Việt Nam đã dùng tiền để mua một mục đích khác. Hồi ông Trọng đi Mỹ, đại sứ Phạm Quang Vinh cũng đã chẳng bỏ tiền ra mua một diễn đàn, thu hút một số diễn giả có giá để «nâng cao vị thế» chuyến đi đó sao. Lần này, ông Nguyễn Thiệp cũng bỏ 4 tỷ để mua tờ Le Monde đăng bài của ông Trọng. Cho dù đăng trên trang quảng cáo, nhưng trên tờ Le Monde là oách rồi. Tôi cho rằng đây là «trí thông minh» của Bộ Ngoại giao. Trong tình thế muốn tạo cho chuyến đi nổi đình đám, họ đã nghĩ ra và đề xuất những «ý tưởng» độc đáo như trên. Vừa gỡ thế bí của mình khi « chuyến đi ít nội dung », vừa tô vẽ làm đẹp lòng lãnh đạo, mà rất dễ chỉ cần bằng tiền. Tiền thì lãnh đạo rất sẵn sàng chi cho những phi vụ như thế này.
Tóm lại, giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay làm thì rất tồi, nhưng về mặt diễn thì khá đạt. Chuyến đi của ông Trọng rất «quan trọng», nhưng chỉ quan trọng với chính bản thân ông và với chế độ mà ông làm tổng bí thư mà thôi. Mong đợi những chuyến đi như thế này mang về chút lợi ích gì cho nhân dân, cho dân tộc quả là còn quá xa vời./.
LikeShow more reactions
Comment

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù