Pháp-Việt ký nhiều hợp đồng hàng tỷ USD


BBC
27 tháng 3 2018
BouyguesBản quyền hình ảnhLOIC VENANCE
Image captionLogo của Bouygues ở cảng Saint-Nazaire, Montoir-de-Bretagne, Pháp
Tập đoàn Bouygues vừa ký hợp đồng 1,5 tỷ euro để xây dựng và vận hành một tuyến metro cho Hà Nội nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Tin từ Phủ Tổng thống Pháp đưa ra chiều 27/03 cũng nói một tập đoàn khác của Pháp là EDF đồng ý tham gia tổ hợp xây dự án nhiệt điện chạy bằng khí đốt trị giá 1,5 tỷ euro ở Sơn Mỹ, theo Reuters.
VietJetBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP
Image captionVietjet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD
Cùng ngày, cũng hãng Reuters đưa tin từ Paris cho hay nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phúc Trọng, hãng hàng không VietJet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD, theo báo chí Việt Nam. 
Tập đoàn GECAS của Pháp cũng ký hợp đồng leasing để VietJet nhận về sáu chiếc Airbus 321 loại mới, theo thông tin từ VietJet.
Vẫn về quan hệ thương mại trong ngành hàng không, Air France KLM hôm thứ Hai 26/03 cũng ký hợp đồng trị giá 500 triệu USD với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam để bảo dưỡng máy bay cho phía Việt Nam. 

Chuyến đi mở cửa

Hai lãnh đạo Việt Nam và Pháp trước Điện ElyseeBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHai lãnh đạo Việt Nam và Pháp trước Điện Elysee. Là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, Pháp có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào châu Âu, theo nhà báo Lisa Sankari
TBT Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tại ParisBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHội đàm Việt - Pháp hôm 27/03: TBT Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tại Điện Elysee, Paris
Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang Pháp, một biên tập của tờ báo L'Humanite thuộc đảng Cộng sản Pháp, Việt Nam, bà Lisa Sankari, nói với BBC Tiếng Việt hôm 26/03 rằng chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng.
"Pháp, thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào châu Âu."
Ngoài các vấn đề chính trị, bà Sankari nói hai nước có nhiều lĩnh vực có thể hợp tác như năng lượng và môi trường.
Cùng ngày 26/03, truyền thông Việt Nam đăng tải bài của TBT Nguyễn Phú Trọng mà họ nói là đã đăng trên tờ Le Monde ở của Pháp, trong đó GS Trọng viết:
"Hai nước có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế lớn, nhất là trong các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy sự đa dạng văn hoá và vai trò của các thiết chế đa phương trong việc điều tiết, quản lý tiến trình toàn cầu hoá."
"Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng cho quan hệ giữa Pháp với ASEAN, và mong rằng, Pháp cũng sẽ là cầu nối hiệu quả cho quan hệ giữa Việt Nam với EU."
Nguồn tin từ Bộ Công thương Việt Nam được báo nước này đăng tải hôm 24/03/2018 nói tổng kim ngạch thương mại Việt Nam và Pháp vào năm 2016 đạt 4,136 tỷ USD.
Sang năm 2017, con số này tăng lên, đạt hơn 4,6 tỷ USD.
Xem thêm tin Kinh doanh:
Việt Nam và cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ

Chủ đề liên quan

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù