Rối loạn vụ Mobifone.
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018
Người Buôn Gió
Từ một chiếc xe sang biển xanh ở một tỉnh lẻ mà báo chí đưa tin, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc được tin và chỉ đạo báo chí làm rõ, từ đó phan phui ra vụ luân chuyển cán bộ và thất thoát 3200 tỷ ở PVC, cuối cùng của vụ việc ầm ĩ này là đối tượng chính Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức về và kết án chung thân do nhận hối lôj vài tỷ và làm thiệt hại 112 tỷ.
Lúc đầu phát hiện xe biển xanh, tổng bí thư vào cuộc quyết liệt khiến cho dân chúng có người nghĩ rằng đảng CSVN kiên quyết chống tham nhũng, từ cho tiết nhỏ như vậy mà tổng bí thư cũng làm đến nơi đến chốn.
Nhưng rồi nhiều tin tức khác về các quan chức khác còn động trời hơn như vậy, tổng bí thư đều làm ngơ. Chẳng hạn như các toà biệt thự của các quan đầu tỉnh khi dư luận phát hiện, tất cả chủ sở hữu của nó đều nói rằng họ lao động chăn nuôi , làm chổi..mà có được biệt thự xa hoa như vậy. Hầu hết những quan chức bị phát hiện có tài sản khổng lồ, có vợ bé, bồ bịch có sai phạm hàng ngàn tỷ mà không bị đảng CSVN sờ đến đó, họ đều là những người của phe tổng bí thư, thủ tướng.
Những người bị xử lý thuộc phe của chủ tịch nước Trần Đại Quang và cựu uỷ viên bộ chính trị Đinh La Thăng.
Cuộc chiến chống tham nhũng của phe Trọng, Phúc dần dần bị dư luận nghi ngờ là thanh trừng phe phái, tranh giành quyền lực chứ không hề thật sự chống tham nhũng như người ta tưởng. Phe Trong, PHúc đã dùng rất nhiều các tay bút, các trí thức trà trộn trong đám đông dư luận để định hướng tốt dư luận về việc mình làm, tuy nhiên thực tế phản ánh ngược lại điều đó ngày càng nhiều và rõ rệt hơn.
Điển hình là những tay chân của Nguyễn Xuân Phúc như Huỳnh Đức Thơ, Thân Đức Nam là những nhân vật gây nhiều tội ác, làm thiệt hại bao nhiêu tài sản nhà nước nhưng không bao giờ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sờ đến, hoặc dám sờ đến. Lúc đầu Trọng coi Phúc là chỗ tay chân, nên tay chân của Phúc cũng như tay chân của Trọng. Thời gian sau Phúc khôn khéo củng cố thế lực của mình, thu thập chứng cứ sai phạm của Nguyễn Phú Trọng....dần dần Phúc tạo thành một thế lực riêng không thua kém gì Nguyễn Phú Trọng. Tuy bên ngoài cả Trọng và Phúc đều có vẻ hoà hợp với nhau, nhưng mối tiềm ẩn sẽ có sự xung đột giữa hai trùm cộng sản này trước sau cũng sẽ xẩy ra.
Cuối năm 2017 phía đảng do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã tung ra một đoàn kiểm tra do Nguyễn Văn Nên chánh văn phòng trung ương đảng cầm đầu, nhiệm vụ thanh tra các hoạt đông của các ban đảng trong chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đáp trả vỗ mặt vào đoàn thanh tra này khi nói cuối năm, chính phủ bận rộn lo điều hành đất nước, kiểm tra thanh tra thế này không có thời gian tiếp. Sau đó Phúc cho thanh tra chính phủ lật ngược lại vụ tham nhũng hàng ngàn tỷ ở Ciputra do Trọng chủ mưu trước kia. Sau cú ra đòn này của Phúc, lập tức đoàn thanh tra của Nguyễn Văn Nên gần như không dám hoạt động và cho đến bây giờ đã sắp sang tháng 4, không thấy nhắc gì đến hoạt động của đoàn thanh tra do Nên dẫn đầu.
Mới đây vụ việc Mobifone được xới lại để giải quyết dứt điểm sau nhiều năm ầm ĩ, Ban Bí Thư do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã cầm bánh lái vụ việc và đưa tới một giải pháp là huỷ cuộc mua bán AVG, anh em nhà Phạm Nhật Vượng hoàn tiền trả lại cho Mobifone với số tiền hơn số tiền đã nhận được khi bán.
Giải pháp có vẻ được chấp nhận, tiền được trả lại nhiều hơn. Nhà nước không bị mất tiền. Ban Bí Thư do Nguyễn Phú Trọng đã xử lý vụ việc Mobifone khá ổn về mặt chính trị, đó là lấy lại tiền và không gây ảnh hưởng xáo trộn.
Nhưng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phó thủ tướng Trương Hoà Bình không muốn vụ việc êm như vậy, Phúc và Trương Bình cũng như Nguyễn Phú Trọng đều đã nhận rất nhiều kim cương và bất động sản của anh em nhà Phạm Nhật Vượng để gạt anh em nhà Vượng Vũ ra khỏi yếu tố hình sự trong vụ án này, một tay bồi bút định hướng dư luận của đảng ngay lập tức đã định hướng dư luận rằng cuộc chiến chống tham nhũng của đảng không nhằm vào các đại gia, điều đó cho thấy ý chí thống nhất giữa Phúc và Trọng là không đụng đến anh em nhà Vượng, Vũ. Thực ra thì không có đại gia lấy ai hối lộ và móc ngoặc với quan chức, một bàn tay vỗ sao lên tiếng. Nhưng đây là lúc dư luận đang bị định hướng bởi những tên bồi bút do đảng dựng lên, những tên này tuỳ theo từng vụ việc chúng định hướng dư luận, chính ngày hôm nào hắn còn kêu gọi xử lý doanh nhiệp này, đại gia kia thì hôm nay lại mở lòng từ bi rằng chống tham nhũng không đụng đến doạn nghiệp. Lập luận của những tên bồi bút như vây có thể thấy thái độ bất nhất của chóp bu đảng cộng sản, chúng chống tham nhũng tuỳ theo tình hình phe phái hay thoả hiệp. Khi cần chúng nói đánh chuột không để vỡ bình, đối tượng chống tham nhũng không phải là doanh nhân. Khi không cần chúng nói chống tham nhũng không trừ ai cả, lò đang cháy củi tươi hay củi khô đều phải cháy hết.
Trong vụ việc Mobifone có sự bất đồng giữa Ban Bí thư và Chính phủ, với ban bí thư thì mọi việc thế là ổn. Nhưng vói chính phủ , tức Nguyễn Xuân Phúc chưa hài lòng lắm, Phúc muốn nhân đà vụ việc này bốc đi vài nhân sự để thay thế người của mình vào. Hai năm gần đây Phúc là người nỗ lực giúp Trọng đốt lò, thanh trừng các quan chức để Phúc âm thầm đưa người của mình vào thay thế. Vì thế Phúc đã chỉ đạo thanh tra chính phủ kết tội bằng được một số quan chức dính dáng đến vụ Mobifone như Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà...và chuyển sang cho cơ quan điều tra, nơi mà một số tướng công an đã là người của Nguyễn Xuân Phúc đang năm quyền lực.
Cả Trương Minh Tuấn và Lê Nam Trà đều không phục kết luận của thanh tra chính phủ, họ đưa ra những điều luật và quy định chứng minh không có sai phạm trong việc mua bán AVG. Nhưng Phúc đang tính nước cờ rằng Ban Bí Thư đã bỏ qua cho anh em nhà Vượng Vũ thì họ phải nhả Tuấn, Trà cho Phúc làm thịt , Ban Bí Thư không thể muối mặt cứu cả anh em nhà Vượng Vũ lẫn các quan chức trong vụ Mobifone cùng lúc được.
Đúng lúc này một tình hướng bất ngờ xảy ra, đó là vụ cháy nhà mới đây ở TPHCM chết 13 người. Một Facebook có tên Vu Kan Keo thông tin cho biết.
---------------------------------------
.
Công ty 577, chủ sở hữu lò thiêu người Carina Plaza (13 người chết do khói ngạt và té lầu) được khai sinh trên cơ sở chuyển đổi mô hình và kế thừa hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Cienco 5 tại Bình Thuận, theo nghị quyết số 1584/NQ-HĐQT của HĐQT Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) ban hành ngày 26/5/2005.
Dưới cây gậy phù thủy thần thánh của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nước CHXHCNVN Thân Đức Nam, 577 dù non trẻ đã ngay lập tức trở thành một thế lực đáng nể trong ngành xây dựng hạ tầng. 577 không chỉ thâu tóm đất vàng trên địa bàn Tp.HCM và khắp các đô thị lớn trên toàn quốc, mà còn tham gia BOT Cầu Rạch Miễu, khai khoáng, thủy điện,....
Thân Đức Nam nổi tiếng với hỗn danh "Thời Đồ Bành" xuất thân từ một gã bán ve chai (có báo nói bán cà-rem dạo), sau khi mua được 1 ghế tại công ty con của Cienco-5 đã từng bước thâu tóm toàn bộ công ty nhà nước này, đưa toàn bộ gia tộc nắm giữ các vị trí chủ chốt tại các công ty con. Chỉ bằng vài động tác gọi là "chủ trương khoán lợi nhuận 2%" các công trình vốn nhà nước không qua đấu thầu, một động tác chuyển nhượng dự án trá hình, Cienco-5 đã trở thành cái phễu trung gian rót vốn nhà nước vào các công ty con do gia tộc họ Thân nắm giữ.
Phi vụ đình đám của Thân Đức Nam theo điều tra của PV báo điện tử VTC News năm 2016 cho thấy, tại thời điểm 12/2007, Cienco 5 đã góp 24,5 tỷ đồng vào Cienco 5 Land, tương ứng chiếm 49% vốn điều lệ. Đến 2009, khi Cienco 5 Land tăng vốn lên gấp đôi, tức 100 tỷ đồng, Cienco 5 không những không đầu tư tăng vốn mà còn bán bớt 19,5 tỷ đồng, dẫn tới phần vốn nhà nước tại Cienco 5 Land bị giảm xuống chỉ còn chiếm 5% tổng vốn điều lệ, mất quyền kiểm soát, 95% vốn của các cổ đông khác góp vào làm tăng vốn điều lệ của Cienco 5 Land không ai khác, mà chính là các công ty gia tộc họ Thân. Kết thúc phi vụ, Cienco 5 Land quyết định bán 95% cổ phần cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản với số tiền khoảng 1.500 tỷ đồng để "mua bình phong che chắn" từ gia tộc họ Thân. Phi vụ 'làm thịt' vốn nhà nước từ Cienco-5 hoàn tất, nhà nước nghiễm nhiên chỉ còn sở hữu 5% vốn tại Cienco 5 Land.
Liệu sau vụ "lò hóa thân hoàn vũ Carina Plaza" gây thiệt mạng 13 nhân mạng, Thân Đức Nam có trở thành củi trong cái lò tôn của Tổng Lú khi mà giới thạo tin từng nói "Thân Đức Nam - Thời Tổng 5" bây giờ mới đúng là tới thời khi phe Quảng Nam với hậu thuẫn tài chính của "Thời Đồ Bành" đang thắng thế trên chính trường.
--------------------------------------------------
Không biết Ban Bí Thư có tận dụng vụ thảm hoạ chết hàng chục mạng người này để đưa Thân Đức Nam, một tay chân của Nguyễn Xuân Phúc ra xử lý, cắt bớt vây cánh của một con người nham hiểm , xảo trá như Nguyễn Xuân Phúc. Hay Ban Bí Thư đứng nhìn, chịu trận cho Phúc tung hoành
Nếu Thân Đức Nam an toàn qua vụ hoả hoạn chết 13 người này, thật nhục nhã cho Nguyễn Phú Trọng khi đọc báo về xe sang biển xanh đã chỉ đạo ra vụ Trịnh Xuân Thanh, còn vụ chết từng ấy người thì Nguyễn Phú Trọng lại làm ngơ cho kẻ tội đồ như Thân Đức Nam.
Trong lúc bị Phúc tấn công như thế này, bộ trưởng Trương Minh Tuấn nên sử dụng truyền thông, khai thác triệt để vụ chết 13 người này để gây áp lực. Buộc Phúc phải nhượng bộ thu hồi kết luận thanh tra vụ Mobifone để cứu chiến hữu thân cận Thân Đức Nam. Chỉ có cách đó Tua
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018
Vụ Mobifone sẽ ra sao.?
Ngày 9 tháng 3 năm 2018 Ban bí thư trung ương đảng CSVN họp dưới sự chủ trì của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về vụ mua bán giữa Mobifone và AVG. Trước đó 1 ngày, Ban Bí Thư đã chỉ đạo chính phủ phải có kết luận thanh tra về vụ việc này với tinh thần làm rõ vụ việc và thu hồi tài sản cho nhà nước.
AVG là một hãng truyền hình tư nhân do ông Phạm Nhật Vũ làm chủ, ông Vũ là em trai của tỉ phú đô la Phạm Nhât Vượng. AVG đã được bán cho Mobifone với giá 8.900 tỷ Việt nam đồng tương đương gần 400 triệu usd vào hồi tháng 1 năm 2016.
Vụ mua bán này lập tức gây chấn động dư luận và ngay tức khắc dư luận đồn đại có liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự đồn đại kéo dài càng khiến cho vụ mua bán Mobifone thêm phần hấp dẫn dư luận, nhiều bài viết dài kỳ của một nhân vật tên là Nguyễn Văn Tung đã được đưa lên mạng xã hội về vấn đề này. Trong bài viết của mình Nguyễn Văn Tung đưa ra tình huống Mobifone sẽ cổ phần hoá, công ty tư vấn của Nguyễn Thanh Phượng có tên viết tắt là VCSC được trúng thầu tư vấn cổ phần hoá Mobifone. Từ tình huống giả thiết mà Nguyễn Văn Tung đưa ra, tin đồn tam sao thất bản thành VCSC là công ty tư vấn vụ mua bán AVG sau này, cho đến tận bây giờ dư luận vẫn còn bị cuốn theo giả thiết của một số nhà bình luận cho rằng vụ Mobifone mục đích nhằm đến Nguyễn Thanh Phượng.
Sự thật thì công ty tư vấn, định giá cho Mobifoene mua AVG có tên viết tắt là VCBS. Trong kết luận thanh tra chính phủ ngày 13 tháng 3 năm 2018 vừa qua, có đoạn chỉ dạo Hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc Mobifone thu hồi, tức đòi lại tiền tư vấn của 2 công ty tư bấn là VCBS và AMAX với số tiền là 1, 5 tỷ đồng.
Điều này cho thấy công ty tư vấn không bị quy kết xử lý gì về mặt hình sự, và số tiền họ được nhận trong vụ mua bán 8.900 tỷ này là quá nhỏ bé, không đáng là bao. Nhưng tin đồn của dư luận về vụ Mobifone có liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng đã làm dư luận nổi sóng liên tục mấy năm. Bỗng nhiên thành sức ép phải tìm cách giải quyết.
Cuối cùng Ban Bí Thư và Nguyễn Phú Trọng quyết định ra tay kết thúc vụ việc gây ầm ĩ dư luận bấy lâi này, hãy nên nhớ trong chỉ thị của Ban Bí Thư không hề có từ đại án, vụ án mà họ gọi đây là vụ việc quan tâm dư luận. Nguyễn Phú Trọng khi đã xem xét kỹ không có đối thủ nào thuộc diện ông ta cần tiêu diệt nằm trong vụ mua bán Mobifone, bởi thế Trọng đã chỉ đạo Ban Bí Thư chỉ cần gây áp lực thu hồi tiền về và chấm dứt những ầm ĩ xung quanh sao có lợi cho uy tín của ông ta và đám đệ tử ở Ban Bí Thư. Anh em nhà Vượng Vũ trong hai năm này liên tục tìm đến Nguyễn Phú Trọng và đám đệ tử của Trọng để cầu cạnh sự bình an cho mình.
Nhưng Nguyễn Xuân Phúc không dễ dàng gì đứng ngoài vụ việc ầm ĩ về tiền và tiếng này. Ban Bí Thư cùng với Mobifone và anh em nhà Phạm Nhật Vượng , Phạm Nhật Vũ lợi dụng Phúc đi Úc để thoả thuận giàn xếp vụ việc mua bán AVG khá ổn thoả bằng cách anh em Vượng, Vũ trả lại tiền với lý do vụ mua bán chưa hoàn tất, đồng thời bồi thường thêm khoản thiệt hại lãi suất. Việc huỷ hợp đồng này đã được tham vấn qua luật sư, có sự chứng kiến của luật sư và đã nhanh chóng hoàn tất.
Phúc phải thể hiện với dư luận vai trò thủ tướng không phải bù nhìn của mình như dư luận nghĩ, nhất là trong thời điểm này cuộc chay đua ở nhiệm kỳ kế tiếp đã vào cuộc, Phúc không thể để mình lép vế. Phúc cũng nhân thể vụ việc này để ép chết vài kẻ nằm trong Mobifone và bộ thông tin truyền thông cho cả Ban Bí Thư lẫn Trọng, Phúc được mát mặt thể hiện.
Vụ việc Mobifone không có chứng cứ nào dẫn đến Nguyễn Thanh Phượng như Trương Tấn Sang từng nghĩ, chính Sang là người khởi động nhắm vào Mobifone vì nghĩ Nguyễn Thanh Phượng có dính líu tới Mobifone. Sự phát động nhằm vào Mobifoene của Tư Sang tạo cơ hội cho đám Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hoà Bình trong 2 năm qua đã gặt hái bao nhiêu tiền bạc của anh em nhà Phạm Nhật Vượng, đến bây giờ có thể nói anh em nhà Vượng Vũ đã được tách ra khỏi vụ việc.
Nhóm Trong, Phúc và Trương Hoà Bình sẽ thống nhất với nhau để lôi vài quan chức trong Mobifone và Bộ thông tin truyền thông ra kỷ luật để được lòng dư luận, đồng thời cũng che mắt được dư luận việc trong 2 năm qua, nhóm này đã nhận bao nhiêu tiền bạc của anh em nhà Vượng, Vũ. Môt điều đáng chú ý là cùng với việc đốt lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, số lượng kim cương loại lớn giá trị hàng triệu usd được nhập về Việt Nam đột ngột tăng. Những viên kim cương này được thay thế cho tiền , vàng, usd trong việc hối lộ. Chúng dễ cất giấu và dễ bán khi cần.
Các quan chức cộng sản loại trung bây giờ một cổ hai tròng, một tròng bên Đảng do Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng không có ăn là dùng uỷ ban kiểm tra trung ương làm thịt. Một tròng là bên chính phủ do cặp Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình dùng thanh tra chính phủ để làm thịt.
Vụ Mobifone là một vụ đẹp nhất mà hai nhóm đảng và chính phủ gặt hái được, về danh nghĩa họ đã thu được số tiền mua AVG về lại cho nhà nước, sẽ kỷ luật vài cán bộ để lấy niềm tin dư luận và họ đã được hàng chục triệu usd tiền hối lộ của anh em nhà Vượng, Vũ bỏ ra mua tấm vé yên thân.
Tới đây những kẻ bồi bút sẽ hân hoan ca ngợi đảng và chính phủ nghiêm minh khi đưa một số quan chức như Lê Nam Trà, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn...ra kỷ luật, thu tiền về cho nhà nước. Chẳng mấy ai biết đằng sau đó là một âm mưu thanh trừng nhưng nhầm đối tượng, được chuyển thành một vụ tống tiền anh em nhà Vượng, Vũ thu về túi cá nhân uỷ viên bộ chính trị hàng triệu usd. Để dọn đường tâm lý dư luận và tăng thêm về huyền bí hấp dẫn, những bồi bút của Trọng, Phúc, Vượng, Trương Hoà Bình bắt đầu dạm gọi tên những vật tế thần trong vụ Mobifone.
Nếu một trong những kẻ đó là đương kim bộ trưởng Trương Minh Tuấn thì hẳn là một điều đáng mừng cho giới yêu tự do, ngôn luận. Trong hai năm làm bộ trưởng bộ thông tin truyền thông, Trương Minh Tuấn đã hăm doạ và trừng phạt , tước thẻ nhiều nhà báo. Cũng như y đã ráo riết bắt ép các công ty như google, Facebook phải thực hiện những yêu cầu đàn áp tự do ngôn luận. Không có sự công bằng của pháp luât nào trong các vụ việc này, nó cũng như các vụ đại án khác, chỉ đạo của các ông trùm trong bộ chính trị chính là pháp luật.
Không cần trình tự khoa học của pháp lý, không cần đúng luật pháp. Những ông trùm trong đảng cộng sản muốn lôi kẻ nào ra trị tội thì kẻ ấy có tôi. Những kẻ có tội khác được dư luận phanh phui lại nhởn nhơ cười vào mặt dư luận như bí thư Thanh Hoá, Yên Bái..chủ tịch Đà Nẵng, trong khi những quan chức đầu tỉnh héo hút nào đó bị mang ra kỷ luật vì những tội chỉ bằng móng tay so với các quan chức khác. Cuộc cướp bóc lẫn nhau giữa những người cộng sản đang diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết, những kẻ chưa bị đụng tới hãy tìm cách thoát thân cho mình không chỉ bằng việc hối lộ, thần phục các lãnh đạo cấp cao, mà tốt nhất là hãy tìm cho mình những quốc gia nào đáng sống để dự phòng, đó là cách tốt nhât đối với những con sâu mọt yếu thế trước những con sâu mọt bự.
Mọi chuyện chưa biết sẽ ra sao , khi bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã có một văn bản mấy chục trang với tiêu đề Những Sai Phạm Của Thanh Tra Chính Phủ, trong văn bản này bộ trưởng Tuấn chỉ rõ thanh tra chính phủ yếu kém, vận dụng luật tuỳ tiện, thiếu kiến thức về chuyên môn, hành xử cưỡng ép...và cuối cùng bộ thông tin truyền thông đe doạ sẽ đưa những sai trái của thanh tra chính phủ ra thường vụ quốc hội để khiếu nại.
Hiện nay Nguyễn Xuân Phúc dang dùng công an để thực hiện kế hoạch mọi sự đã rồi, đó là kiếm cớ bắt giam một số đối tượng trong vụ Mobifone, một hành động thường thấy ở nhóm Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hoa Bình, đó là bắt giam và kết tội, không cho đối tượng co hội thanh minh hay vận động nhờ ai trong bộ chính trị can thiệp.
Khó hiểu nhất lúc này là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã chỉ đạo Ban Bi Thư làm rõ vụ Mobifone.
Phúc và Trọng đang có những toan tính riêng của mình, bởi thế vụ Mobifone sẽ rất khó lường.
AVG là một hãng truyền hình tư nhân do ông Phạm Nhật Vũ làm chủ, ông Vũ là em trai của tỉ phú đô la Phạm Nhât Vượng. AVG đã được bán cho Mobifone với giá 8.900 tỷ Việt nam đồng tương đương gần 400 triệu usd vào hồi tháng 1 năm 2016.
Vụ mua bán này lập tức gây chấn động dư luận và ngay tức khắc dư luận đồn đại có liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự đồn đại kéo dài càng khiến cho vụ mua bán Mobifone thêm phần hấp dẫn dư luận, nhiều bài viết dài kỳ của một nhân vật tên là Nguyễn Văn Tung đã được đưa lên mạng xã hội về vấn đề này. Trong bài viết của mình Nguyễn Văn Tung đưa ra tình huống Mobifone sẽ cổ phần hoá, công ty tư vấn của Nguyễn Thanh Phượng có tên viết tắt là VCSC được trúng thầu tư vấn cổ phần hoá Mobifone. Từ tình huống giả thiết mà Nguyễn Văn Tung đưa ra, tin đồn tam sao thất bản thành VCSC là công ty tư vấn vụ mua bán AVG sau này, cho đến tận bây giờ dư luận vẫn còn bị cuốn theo giả thiết của một số nhà bình luận cho rằng vụ Mobifone mục đích nhằm đến Nguyễn Thanh Phượng.
Sự thật thì công ty tư vấn, định giá cho Mobifoene mua AVG có tên viết tắt là VCBS. Trong kết luận thanh tra chính phủ ngày 13 tháng 3 năm 2018 vừa qua, có đoạn chỉ dạo Hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc Mobifone thu hồi, tức đòi lại tiền tư vấn của 2 công ty tư bấn là VCBS và AMAX với số tiền là 1, 5 tỷ đồng.
Điều này cho thấy công ty tư vấn không bị quy kết xử lý gì về mặt hình sự, và số tiền họ được nhận trong vụ mua bán 8.900 tỷ này là quá nhỏ bé, không đáng là bao. Nhưng tin đồn của dư luận về vụ Mobifone có liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng đã làm dư luận nổi sóng liên tục mấy năm. Bỗng nhiên thành sức ép phải tìm cách giải quyết.
Cuối cùng Ban Bí Thư và Nguyễn Phú Trọng quyết định ra tay kết thúc vụ việc gây ầm ĩ dư luận bấy lâi này, hãy nên nhớ trong chỉ thị của Ban Bí Thư không hề có từ đại án, vụ án mà họ gọi đây là vụ việc quan tâm dư luận. Nguyễn Phú Trọng khi đã xem xét kỹ không có đối thủ nào thuộc diện ông ta cần tiêu diệt nằm trong vụ mua bán Mobifone, bởi thế Trọng đã chỉ đạo Ban Bí Thư chỉ cần gây áp lực thu hồi tiền về và chấm dứt những ầm ĩ xung quanh sao có lợi cho uy tín của ông ta và đám đệ tử ở Ban Bí Thư. Anh em nhà Vượng Vũ trong hai năm này liên tục tìm đến Nguyễn Phú Trọng và đám đệ tử của Trọng để cầu cạnh sự bình an cho mình.
Nhưng Nguyễn Xuân Phúc không dễ dàng gì đứng ngoài vụ việc ầm ĩ về tiền và tiếng này. Ban Bí Thư cùng với Mobifone và anh em nhà Phạm Nhật Vượng , Phạm Nhật Vũ lợi dụng Phúc đi Úc để thoả thuận giàn xếp vụ việc mua bán AVG khá ổn thoả bằng cách anh em Vượng, Vũ trả lại tiền với lý do vụ mua bán chưa hoàn tất, đồng thời bồi thường thêm khoản thiệt hại lãi suất. Việc huỷ hợp đồng này đã được tham vấn qua luật sư, có sự chứng kiến của luật sư và đã nhanh chóng hoàn tất.
Phúc phải thể hiện với dư luận vai trò thủ tướng không phải bù nhìn của mình như dư luận nghĩ, nhất là trong thời điểm này cuộc chay đua ở nhiệm kỳ kế tiếp đã vào cuộc, Phúc không thể để mình lép vế. Phúc cũng nhân thể vụ việc này để ép chết vài kẻ nằm trong Mobifone và bộ thông tin truyền thông cho cả Ban Bí Thư lẫn Trọng, Phúc được mát mặt thể hiện.
Vụ việc Mobifone không có chứng cứ nào dẫn đến Nguyễn Thanh Phượng như Trương Tấn Sang từng nghĩ, chính Sang là người khởi động nhắm vào Mobifone vì nghĩ Nguyễn Thanh Phượng có dính líu tới Mobifone. Sự phát động nhằm vào Mobifoene của Tư Sang tạo cơ hội cho đám Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hoà Bình trong 2 năm qua đã gặt hái bao nhiêu tiền bạc của anh em nhà Phạm Nhật Vượng, đến bây giờ có thể nói anh em nhà Vượng Vũ đã được tách ra khỏi vụ việc.
Nhóm Trong, Phúc và Trương Hoà Bình sẽ thống nhất với nhau để lôi vài quan chức trong Mobifone và Bộ thông tin truyền thông ra kỷ luật để được lòng dư luận, đồng thời cũng che mắt được dư luận việc trong 2 năm qua, nhóm này đã nhận bao nhiêu tiền bạc của anh em nhà Vượng, Vũ. Môt điều đáng chú ý là cùng với việc đốt lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, số lượng kim cương loại lớn giá trị hàng triệu usd được nhập về Việt Nam đột ngột tăng. Những viên kim cương này được thay thế cho tiền , vàng, usd trong việc hối lộ. Chúng dễ cất giấu và dễ bán khi cần.
Các quan chức cộng sản loại trung bây giờ một cổ hai tròng, một tròng bên Đảng do Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng không có ăn là dùng uỷ ban kiểm tra trung ương làm thịt. Một tròng là bên chính phủ do cặp Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình dùng thanh tra chính phủ để làm thịt.
Vụ Mobifone là một vụ đẹp nhất mà hai nhóm đảng và chính phủ gặt hái được, về danh nghĩa họ đã thu được số tiền mua AVG về lại cho nhà nước, sẽ kỷ luật vài cán bộ để lấy niềm tin dư luận và họ đã được hàng chục triệu usd tiền hối lộ của anh em nhà Vượng, Vũ bỏ ra mua tấm vé yên thân.
Tới đây những kẻ bồi bút sẽ hân hoan ca ngợi đảng và chính phủ nghiêm minh khi đưa một số quan chức như Lê Nam Trà, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn...ra kỷ luật, thu tiền về cho nhà nước. Chẳng mấy ai biết đằng sau đó là một âm mưu thanh trừng nhưng nhầm đối tượng, được chuyển thành một vụ tống tiền anh em nhà Vượng, Vũ thu về túi cá nhân uỷ viên bộ chính trị hàng triệu usd. Để dọn đường tâm lý dư luận và tăng thêm về huyền bí hấp dẫn, những bồi bút của Trọng, Phúc, Vượng, Trương Hoà Bình bắt đầu dạm gọi tên những vật tế thần trong vụ Mobifone.
Nếu một trong những kẻ đó là đương kim bộ trưởng Trương Minh Tuấn thì hẳn là một điều đáng mừng cho giới yêu tự do, ngôn luận. Trong hai năm làm bộ trưởng bộ thông tin truyền thông, Trương Minh Tuấn đã hăm doạ và trừng phạt , tước thẻ nhiều nhà báo. Cũng như y đã ráo riết bắt ép các công ty như google, Facebook phải thực hiện những yêu cầu đàn áp tự do ngôn luận. Không có sự công bằng của pháp luât nào trong các vụ việc này, nó cũng như các vụ đại án khác, chỉ đạo của các ông trùm trong bộ chính trị chính là pháp luật.
Không cần trình tự khoa học của pháp lý, không cần đúng luật pháp. Những ông trùm trong đảng cộng sản muốn lôi kẻ nào ra trị tội thì kẻ ấy có tôi. Những kẻ có tội khác được dư luận phanh phui lại nhởn nhơ cười vào mặt dư luận như bí thư Thanh Hoá, Yên Bái..chủ tịch Đà Nẵng, trong khi những quan chức đầu tỉnh héo hút nào đó bị mang ra kỷ luật vì những tội chỉ bằng móng tay so với các quan chức khác. Cuộc cướp bóc lẫn nhau giữa những người cộng sản đang diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết, những kẻ chưa bị đụng tới hãy tìm cách thoát thân cho mình không chỉ bằng việc hối lộ, thần phục các lãnh đạo cấp cao, mà tốt nhất là hãy tìm cho mình những quốc gia nào đáng sống để dự phòng, đó là cách tốt nhât đối với những con sâu mọt yếu thế trước những con sâu mọt bự.
Mọi chuyện chưa biết sẽ ra sao , khi bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã có một văn bản mấy chục trang với tiêu đề Những Sai Phạm Của Thanh Tra Chính Phủ, trong văn bản này bộ trưởng Tuấn chỉ rõ thanh tra chính phủ yếu kém, vận dụng luật tuỳ tiện, thiếu kiến thức về chuyên môn, hành xử cưỡng ép...và cuối cùng bộ thông tin truyền thông đe doạ sẽ đưa những sai trái của thanh tra chính phủ ra thường vụ quốc hội để khiếu nại.
Hiện nay Nguyễn Xuân Phúc dang dùng công an để thực hiện kế hoạch mọi sự đã rồi, đó là kiếm cớ bắt giam một số đối tượng trong vụ Mobifone, một hành động thường thấy ở nhóm Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hoa Bình, đó là bắt giam và kết tội, không cho đối tượng co hội thanh minh hay vận động nhờ ai trong bộ chính trị can thiệp.
Khó hiểu nhất lúc này là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã chỉ đạo Ban Bi Thư làm rõ vụ Mobifone.
Phúc và Trọng đang có những toan tính riêng của mình, bởi thế vụ Mobifone sẽ rất khó lường.
Nhận xét
Đăng nhận xét