Bản tin tối 30-3-2018
Tin Việt Nam
Tin Biển Đông
TS Trần Công Trục bàn về 3 lý do Trung Quốc đưa tàu sân bay cùng 40 tàu chiến tập trận ở Biển Đông. Lý do thứ nhất: “Hệ quả tất yếu của cuộc cạnh tranh địa- chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ”. Lý do kế tiếp là Trung Quốc vừa cảnh báo, răn đe các nước trong khu vực, buộc các nước phải chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh để thâu tóm 90% diện tích Biển Đông. Lý do cuối cùng là, tình hình Biển Đông thực chất chưa bao giờ “yên tĩnh”, mà luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột.
Báo Tuổi Trẻ có bài: Trung Quốc tập trận ‘thiếu minh bạch’ trên Biển Đông. Chuyện chuyên gia phân tích quốc phòng Song Zhongping khẳng định rằng từ giờ Trung Quốc sẽ tập trận mỗi tháng, bà Rukmani Gupta của trang IHS Jane’s nhận định: “Những bài tập trận quy mô lớn dĩ nhiên nhằm phô diễn sức mạnh, vừa có thể đóng vai trò ngăn cản những nước tuyên bố chủ quyền khác trong Biển Đông”.
Mời đọc thêm: Trung Quốc lên tiếng về việc dàn hàng tàu chiến “khuấy đảo” Biển Đông (Infonet). – Ý đồ của Trung Quốc khi rầm rộ tập trận ở Biển Đông (GDVN). – VN cần hợp tác khai thác hay đưa ra LHQ? – Vụ Cá Rồng Đỏ: ‘Khó xảy ra biến cố lớn trên biển thời gian tới’. (BBC). – Thêm tàu tuần duyên Mỹ loại biên, sẽ bàn giao cho Việt Nam (TN). – Cư dân mạng kêu gọi bộ trưởng Văn Hóa CSVN từ chức(NV).
Ông Trọng đi thăm Cuba
Báo Thanh Niên đưa tin: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba. Ông Trọng “khẳng định những tình cảm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân VN đối với Fidel và nhân dân Cuba; nhấn mạnh VN sẽ luôn ở bên cạnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba anh em trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu và lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội”, bất chấp sự thực là “chủ nghĩa xã hội” đã chết gần 30 năm trước, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Xô – Đông Âu.
Bài báo chỉ có một tấm ảnh duy nhất, nhưng không thấy Chủ tịch Quốc hội Cuba ở đâu trong bức ảnh này:
Mời đọc thêm: Chủ tịch Cuba Raul Castro hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (DT). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba(VTV). – Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Cuba (VOV).
Thượng tá Út “trọc”
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: ‘Út trọc’ là ai? Bài báo cho biết: Ông Đinh Ngọc Hệ, chủ tịch HĐQT Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, là người có hai biệt danh nổi tiếng là “Út trọc” và “Út bộ trưởng”. Công ty Thái Sơn gắn liền với “các dự án liên quan đến BOT, BT và cả PPP, với nguồn vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng tiềm ẩn rất nhiều khuất tất”.
“Đáng chú ý, trong hàng loạt dự án mà Thái Sơn trúng thầu luôn có một doanh nghiệp “đi kèm” với Thái Sơn trong liên danh các nhà thầu. Đó chính là Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh”.
Mời đọc thêm: ‘Út trọc’ Đinh Ngọc Hệ đang bị điều tra án kinh tế. (BBC). – Bộ Quốc phòng lần đầu lên tiếng việc điều tra vụ Út ‘trọc’ (VTC). – ‘Út trọc’ Đinh Ngọc Hệ và các dự án ‘đình đám’ (ĐS&PL/ VNM).
Công an “nhân dân”?
VTC đưa tin: Giáo viên trường cảnh sát tố trung úy công an ‘quỵt tiền’. Theo đó, một giáo viên trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân V tên N.T.M.H đã “gửi đơn tố cáo trung úy T., hiện đang công tác tại Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Công an TP. Pleiku (Gia Lai) về việc mượn 70 triệu đồng nhưng nhiều lần đòi vẫn không trả”.
Đại diện Công an tỉnh Gia Lai cho biết: “Đơn vị đã nhận đơn và hiện đang vào cuộc điều tra, xác minh, nếu có sự việc như tố cáo, chúng tôi sẽ xử lý theo quy định và yêu cầu cán bộ mượn tiền phải trả cho người tố cáo”.
Chuyện ở huyện Thái Thụy, Thái Bình: Dân tố cựu Công an bắn vào nhà chủ nợ, theo trang Đại Đoàn Kết. Bài báo đưa tin, bà Lê Thị Hạnh đã cho Phạm Minh Thái, cựu cán bộ Công an huyện Thái Thụy, vay 500 triệu đồng “để giải quyết việc gia đình, với lãi suất bằng lãi suất ngân hàng”.
Đến lúc cần tiền, bà Hạnh đòi thì ông Thái không những không trả, mà còn “cùng hai đối tượng khác mang súng đến tấn công” nhà của gia đình bà Hạnh, “những người này đã bắn 4 phát đạn vào cửa nhà”.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình thừa nhận: TNGT tăng do có tiêu cực của lực lượng chức năng, theo báo Pháp Luật TP HCM. Ông Bình nói: “Những tháng đầu năm 2018, TNGT trên cả nước đã có diễn biến phức tạp trở lại. Đặc biệt, có tình trạng tiêu cực trong lực lượng làm nhiệm vụ ngoài đường”.
Lâm tặc hoành hành
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận định vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn: ‘Cán bộ tiếp tay, đau vẫn phải xử lý’, theo báo Dân Việt. Ông Thanh cho biết: “Cần phải làm rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền xã, nhưng trách nhiệm chính vẫn là Ban quản lý rừng. Quan điểm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh là xử lý nghiêm, có thể đau đớn khi xử lý cán bộ, nhưng dứt khoát phải xử lý”.
Viện KSND huyện Ea Súp, Đắk Lắk, vừa truy tố cựu Giám đốc doanh nghiệp phá hơn 49 héc ta rừng, theo trang An Ninh Thủ Đô. Đó là ông Đinh Huỳnh Vĩnh, cựu giám đốc và Chủ tịch HĐTV Công ty Vĩnh Tiến. “Vào tháng 2 và 3/2016, Vĩnh đã chỉ đạo cấp dưới hủy hoại 49,78 héc ta rừng để trồng cây gây thiệt hại về lâm sản và môi trường là hơn 6,2 tỉ đồng”.
Trang Đại Đoàn Kết có bài: Quảng Nam: Khởi tố nhiều vụ phá rừng rồi… để đấy. Theo đó, “trong nhiều vụ phá rừng tại Quảng Nam, CQĐT đã khởi tố vụ án nhưng rất ít khởi tố bị can. Như vụ phá rừng phòng hộ ở Tiên Phước chỉ khởi tố một hộ… nghèo”.
Mời đọc thêm: Liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng nghiêm trọng (BVPL). – Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra thực tế hiện trường vụ phá rừng phòng hộ huyện Đông Giang (TN&MT). – Kiên quyết xử lý vụ phá rừng trái phép tại Quảng Nam (SGGP). – Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam: Rừng bị phá như máu mình đổ (TQ).
“Củi” Đinh La Thăng
RFA bàn về bản án của Đinh La Thăng và hệ thống tư pháp Việt Nam. TS Hà Hoàng Hợp bình luận: “Trước đây người ta cũng đưa ra văn bản viết rất rõ là ông Thủ tướng đồng ý cho làm thì việc ông Thăng bỏ 800 tỷ vô ngân hàng kia (Ocean Bank) là không sai. Rất tiếc họ tuyên án 18 năm tù”.
LS Đặng Đình Mạnh cho rằng, “khi luật sư hoặc của chính bị cáo muốn yêu cầu ai ra tòa đối chất để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội thì lẽ ra tòa án nên chấp nhận. Thí dụ ông Thăng khai có sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ, thậm chí chủ trương của Bộ chính trị thì cần phải có sự đối chất tại tòa”.
Trang VietNamNet có bài: Vụ xử ông Đinh La Thăng: Kiến nghị làm rõ thêm những ‘vùng tối’. Về các “vùng tối” chưa được làm sáng tỏ, bài viết lưu ý: “HĐXX kiến nghị CQĐT tiếp tục làm rõ về số tiền và tài sản liên quan đến việc chi và sử dụng số tiền lãi ngoài hợp đồng theo lời khai của Nguyễn Xuân Sơn, nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trang Infonet đưa tin: Ngoài 600 tỷ bồi thường, Đinh La Thăng phải nộp gần 1 tỷ đồng án phí. Bên cạnh hình phạt 18 năm tù và trách nhiệm bồi thường cho PVN khoản tiền 600 tỉ đồng, ông Đinh La Thăng còn phải nộp án phí hình sự và dân sự hơn 700 triệu đồng.
Mời đọc thêm: PVN thoái vốn thì OceanBank cũng không có khả năng thanh toán(Tin Tức). – Ông Đinh La Thăng bồi thường 600 tỉ đồng thế nào? (NLĐ). – Cựu Ủy viên BCT Đinh La Thăng bị tuyên án tù lần 2, đền bù 600 tỷ (VOA). – Đinh La Thăng bị tuyên thêm 18 năm tù (BBC).
Bất ổn ở Eximbank
Báo Dân Việt viết: Eximbank “chối bỏ” nhân viên là vô cảm. Bài viết bình luận chuyện Eximbank “không đảm bảo quy trình giám sát nhân viên, dòng tiền gửi rút, đề bạt loại cán bộ lãnh đạo có tà tâm như Lê Nguyễn Hưng (Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh TP.HCM)”rồi bỏ mặc nhân viên khi họ bị bắt vì phải xác nhận giấy tờ khống do sức ép từ cấp trên: “Họ phải chỉ đạo các luật sư của ngân hàng tiếp cận vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho nhân viên của mình. Thế nhưng, họ mặc kệ”.
Báo Thanh Niên đưa tin: Eximbank TP.HCM thay giám đốc sau vụ 245 tỉ đồng tiết kiệm ‘bốc hơi’. Eximbank thừa nhận chuyện “điều động và phân công một thành viên ban điều hành kiêm nhiệm Giám đốc chi nhánh TP.HCM để tăng cường công tác quản trị sau khi chi nhánh này để xảy ra vụ mất 245 tỉ đồng”.
Các dự án ngàn tỉ
Chuyện ở TP Hạ Long, Quảng Ninh: Tổ hợp công trình văn hóa nghìn tỉ đang xuống cấp trầm trọng, theo trang An Ninh Tiền Tệ. Các công trình được đầu tư ở mức ngàn tỉ đồng như “quảng trường 30/10 và thư viện, bảo tàng Quảng Ninh mới đi vào hoạt động được vài năm nhưng đã và đang xuống cấp một cách trầm trọng”.
Bài viết lưu ý: “Sự xuống cấp nghiêm trọng của các công trình trên khiến cho người dân đặt câu hỏi: Liệu chất lượng công trình có được đảm bảo theo thời gian như thiết kế? Hàng trăm tỷ đồng đầu tư vào tổ hợp các công trình này liệu có trôi xuống sông xuống bể”.
Mời đọc thêm: Quảng Ninh: Công trình văn hóa trị giá nghìn tỷ đồng đang xuống cấp nghiêm trọng (VietQ). – Quảng Ninh: Công trình văn hóa nghìn tỷ sụt lún xuống cấp trầm trọng (PLN).
“Của nợ” đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có lùi tiến độ đến năm 2021? Bài báo cho biết: “Ngày 30/3, một số báo điện tử thông tin về việc dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) lùi tiến độ đến năm 2021 hoặc ‘một lần nữa vỡ tiến độ’.”
Ông Nguyễn Xuân Phương, Trưởng phòng dự án 2, Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ GTVT nói rằng “thời điểm này dự án đang được khẩn trương triển khai và dự kiến ngày 2/9/2018 sẽ bắt đầu vận hành thử”. Nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT bác thông tin đường sắt Cát Linh – Hà Đông một lần nữa vỡ kế hoạch, theo VTC. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng “tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, tức là sẽ vận hành, khai thác thương mại vào tháng 12/2018”.
Mời đọc thêm: Lùi tiến độ đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến năm 2021 (MTG). – Đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ lùi chạy thử vào dịp 2-9 (CAND). – Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì? (LĐ). – Bộ GTVT bác tin đồn đường sắt Cát Linh – Hà Đông “lùi” tiến độ (VOV).
Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Báo Lao Động đặt câu hỏi: Vì sao mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam? Lý do mà các đơn vị tư vấn đưa ra là: Phương án này “sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng các hạng mục công trình thiết yếu, chi phí xây dựng thấp hơn, thuận tiện cho quy trình quản lý điều hành bay, đảm bảo quy trình khai thác kết nối giữa các nhà ga”.
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cảnh báo: “Hiện tại, khu vực phía Nam đã rất bí bách kết nối giao thông, các cung đường phía Nam đều đã kẹt xe, nếu tiếp tục mở về phía Nam sẽ càng trầm trọng thêm”.
Mời đọc thêm: 18.000 tỷ mở rộng phía Nam sân bay Tân Sơn Nhất lấy từ đâu?(Infonet). – Bộ Quốc phòng sẽ bàn giao đất để mở rộng Tân Sơn Nhất (TN). – Huy động nguồn vốn lớn cho các dự án giao thông (XD).
Công trình trái phép trong di sản văn hóa
Trang Đầu Tư Tài Chính Việt Nam đưa tin: Ninh Bình: Chính thức tháo dỡ công trình ‘khủng’ xây trái phép tại Tràng An. Công ty Tràng An đang tiến hành tháo dỡ “công trình xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ thuộc khu vực Tràng An cổ (thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư)”.
Trang An Ninh Tiền Tệ đặt câu hỏi: Tháo dỡ công trình sai phạm, vùng lõi di sản VH Tràng An có trở lại hiện trạng? Công trình bậc thang được xây trái phép trong danh thắng Tràng An có “hệ thống bậc thang lên xuống núi dài 510m với hơn 900 bậc thang. Với khối lượng công trình khá lớn nằm vững chãi, treo leo tại vị trí sườn núi Cái Hạ, dù có cam kết thì cũng rất nhiều sự hoài nghi về tính khả thi việc trả lại hiện trạng như vốn có ban đầu của nơi đây”.
Mời đọc thêm: Ninh Bình: Tháo dỡ công trình xây dựng trái phép tại Quần thể danh thắng Tràng An (TN&MT). – Công trình xuyên lõi di sản Tràng An bắt đầu bị tháo dỡ (Zing). – Video: Cận cảnh việc tháo dỡ công trình sai phạm tại vùng lõi di sản VH Tràng An (ANTT).
Nguy cơ của ngành xuất khẩu thủy sản
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Nguy cơ tôm, cá Việt Nam bị thẻ đỏ đã rất gần. Chuyện thủy sản Việt Nam nhận “thẻ vàng” từ các nước EU “hiện chưa kèm theo các biện pháp trừng phạt về thương mại nhưng nếu Việt Nam không có các biện pháp khắc phục thì nguy cơ bị phạt ‘thẻ đỏ’ là rất lớn, kèm theo nhiều hệ lụy khác”.
Bài viết lưu ý: “Không chỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến trình phê chuẩn Hiệp định thương mại giữa VN và EU, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có nguy cơ bị cấm cửa ở một số thị trường lớn khác nếu chẳng may bị ‘thẻ đỏ’ của EU”. Một số công ty Nhật đã khẳng định rằng nếu thủy sản Việt Nam nhận tiếp “thẻ đỏ” từ EU thì Chính phủ Nhật cũng sẽ cấm các công ty Nhật nhập thủy sản Việt Nam.
Mời đọc thêm: EU sắp rà soát nỗ lực thoát thẻ vàng của Việt Nam (VTV). – Việt Nam thể hiện nhiều nỗ lực, EU vẫn để ngỏ khả năng rút lại ‘thẻ vàng’ (VietQ).
Gánh nặng BOT
Bộ GTVT nói về BOT Thanh Nê: Không có chuyện “lời ăn, lỗ Nhà nước gánh”, theo VOV. Về chuyện Bộ GTVT từ chối khi UBND tỉnh Thái Bình đề nghị trích ngân sách 460 tỷ đồng mua lại BOT Thanh Nê, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết:
“Nhà nước chủ trương xã hội hóa để phát triển hạ tầng. Đến giờ đã xã hội hóa rồi mà lấy tiền ngân sách để mua lại là điều khó có thể thực hiện. Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ rà lại hợp đồng, tính toán thời gian thu phí tại trạm BOT này. Có thể sẽ ký thêm phụ lục hợp đồng chứ không mua lại”.
Mời đọc thêm: Vì sao Bộ Giao thông Vận tải không mua lại trạm thu phí BOT Thanh Nê? — BOT Hòa Lạc – Hòa Bình được đẩy nhanh tiến độ nhờ “khơi thông” nguồn vốn (BNews). – Thái Bình xin 460 tỉ mua trạm BOT: Một giả thuyết buồn (ĐV).
Vụ hàng trăm giáo viên mất việc ở Đắk Lắk
Báo Thanh Niên đưa tin: Hiệu trưởng bị cách chức vì nhận tiền của giáo viên để ‘chạy’ biên chế. Theo đó, UBND huyện Krông Pắk, Đắk Lắk đã cách chức ông Phan Xuân Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Ea Phê bởi có cô giáo tố cáo ông Hạnh đã “nhận hơn 200 triệu đồng để ‘chạy’ cho cô được dạy hợp đồng và vào biên chế tại trường. Sau đó ông Hạnh không thực hiện được lời hứa ‘lo biên chế’ và dây dưa trả lại tiền cho cô L”.
Mời đọc thêm: Đắk Lắk: Phát hiện thêm một hiệu trưởng nhận tiền chạy việc (LĐ). – Cách chức hiệu trưởng bị tố nhận tiền chạy biên chế (PNVN). – Bộ Giáo dục tìm giải pháp vụ ‘500 giáo viên hợp đồng ở Krông Pắk’ (ĐĐK).
Nền giáo dục ngày càng sa sút
Báo Zing bàn về hiện tượng phụ huynh đánh giáo viên: Khi tư tưởng trả tiền phải có món hàng ưng ý. Ông Nguyễn Quốc Vương, nghiên cứu sinh tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản, nhận định rằng, nền giáo dục Việt Nam ngày càng sa sút do các yếu tố: “Ý thức về xã hội tiêu dùng, tác hại của hành chính giáo dục quan liêu, trường học thiếu ứng phó, sự yếu kém của cải cách giáo dục”.
Chuyện ở trường mầm non xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa: Hiệu trưởng mầm non chiếm gần 190 triệu đồng, theo báo Người Đưa Tin. Các cơ quan chức năng phát hiện cựu Hiệu trưởng Dương Thị Chính đã nhận từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn học phí khoản tiền 57,9 triệu đồng, “nhưng không nhập quỹ nhà trường mà để sử dụng cá nhân. Những sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về bà Chính và bà Lê Thị Thu, kế toán của nhà trường”.
Báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin: Lạm thu hàng trăm triệu đồng, hiệu trưởng chỉ bị khiển trách. Ông Lưu Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Thường Kiệt, đã “để cho 16 giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp thu các khoản thu ngoài quy định với tổng số tiền là hơn 293 triệu đồng”. Tuy nhiên, ông Thái chỉ bị UBND TP Bảo Lộc, Lâm Đồng, kỷ luật bằng hình thức “khiển trách”.
Báo Đất Việt đưa tin: Hồi kết vụ phụ huynh hành hung giáo sinh mang thai. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Vinh xác nhận rằng, họ đã có đủ cơ sở để khởi tố bà Phan Thị Nghĩa về hành vi “Làm nhục người khác”.
Mời đọc thêm: Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên thiếu tính thực tế (TN). – Lạm thu tiền tỷ, hiệu trưởng bị phụ huynh đề nghị cách chức (GT). – Hà Nội: Hiệu trưởng lạm thu vẫn đủ điều kiện tái bổ nhiệm? (TTXVN). – Khởi tố phụ huynh đánh giáo sinh đang mang thai (Bnews). – Nghệ An: Khởi tố vụ phụ huynh đánh cô giáo mang thai nhập viện (MTG).
– Buộc cô giáo quỳ gối, ông Võ Hòa Thuận bị khai trừ Đảng (NLĐ). – Tạm ngưng công tác đối với thầy giáo dùng từ ngữ “thô tục” với học sinh (LĐ). – Hiệu trưởng của cô giáo “không nói gì”: Mong mọi người nhân văn hơn (VNN). – Bất ngờ trước hành động của cô giáo “không giảng bài” và học trò (SHTT). – Cô giáo “không nói gì” khi lên lớp: Dường như đã thiếu một cuộc đối thoại (NĐT).
***
Thêm một số tin Việt Nam: Thách thức nào đối với chính sách tiền tệ 2018 (TBNH). – Tăng trưởng và sức ép lạm phát (ĐT). – Vụ thâu tóm đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng: Bí ẩn doanh nhân sinh năm 1988 Diệp Nhâm Quang Vinh (VNF). – Hà Nội: Người dân khốn khổ vì hung thần xe tải hoành hành (GD&TĐ). – Hà Nội xử phạt hàng loạt xe biển xanh, biển đỏ (VNN).
Tin thế giới
Chính trường Mỹ
VOA có bài: Ông Trump muốn quân đội giúp quỹ xây tường biên giới. Lâu nay ông Trump luôn khẳng định rằng, Mexico sẽ trả tiền cho ông ta xây tường. Sau nhiều lần “níu áo” người láng giềng không được, ông Trump đòi Quốc hội Mỹ chi tiền xây tường, Quốc hội chỉ chi 1,6 tỷ, tức khoảng 6% số tiền mà ông cần để xây. Bí quá, ông quay qua “níu áo” quân đội Mỹ.
Tạp chí Time có bài: Quân đội không thể xây dựng bức tường biên giới của Trump. Đây là lý do vì sao ông ta khẳng định quân đội có thể. Các trợ lý giải thích cho ông Trump hiểu rằng, Quốc hội thông qua một dự luật chi tiêu, không có nghĩa là ông ta có thể xem số tiền của những người đóng thuế là một quỹ chung để xây một bức tường khổng lồ và tốn kém dọc biên giới Mỹ-Mexico để làm ông hài lòng.
Nhưng theo hai quan chức chính phủ, Trump vẫn không chịu hiểu. Trong đầu của ông ta nghĩ rằng, Quốc hội chi tiền cho Ngũ Giác Đài, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis là người đứng đầu Ngũ Giác Đài làm việc cho Trump, và Trump xem bức tường đó là một phần của sự phòng vệ của Hoa Kỳ, nên ông ta muốn Ngũ Giác Đài xây bức tường đó. Trump nghĩ rằng, là Tổng tư lệnh – với ngân sách quốc phòng mà ông tự hào là duyệt chi kỷ lục trong “lịch sử” – chẳng lẽ ông ta không thể buộc quân đội thực hiện lệnh của ông ta? Vẫn lối suy nghĩ như lúc Trump còn điều hành công ty gia đình.
VOA đưa tin: Yêu cầu của Stormy Daniels đòi Trump khai chứng bị bác vì lý do còn sớm. Thẩm phán S. James Otero, ở Los Angeles phán quyết rằng, do đơn của ông Cohen và ông Trump yêu cầu trọng tài trong vụ việc chưa được đệ trình, cho nên “hãy còn sớm để ông chấp thuận yêu cầu của cô Daniels có một phiên xét xử nhanh chóng và tiến trình khám phá bằng chứng có giới hạn trong vụ việc“.
Quỹ hỗ trợ pháp lý cho cựu Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe, đã bị ông Trump, thông qua Sessions, sa thải. Quỹ này lúc đầu đưa ra chỉ tiêu số tiền quyên góp của công chúng là 150.000 Mỹ kim. Nhưng chỉ sau vài tiếng đồng hồ, số tiền người dân bỏ ra đóng góp đã vượt quá chỉ tiêu, nên con số này được nâng lên thành 250.000. Chỉ trong vòng 11 tiếng qua, số tiền công chúng ủng hộ ông McCabe đã vượt quá $350.000 Mỹ kim.
Thêm tin nước Mỹ: John Kelly không còn thấy xuất hiện bên cạnh TT Trump ở Tòa Bạch Ốc — Trump gia tăng chỉ trích Amazon, ngăn chặn nhà bán lẻ phát triển(Cali Today). – Cựu phó giám đốc FBI gây quỹ hỗ trợ pháp lý sau khi bị sa thải(VOA). – Jeff Sessions không bổ nhiệm công tố viên đặc biệt thứ hai điều tra FBI(Cali Today). – Mỹ: Thêm chính sách mạnh tay với di dân bất hợp pháp (VOA). – Chấn động với lời tuyên bố mới của Donald Trump (Nghệ An). – Facebook bắt đầu ‘kiểm chứng’ hình ảnh và video (VOA).
Bán đảo Triều Tiên
Bài điểm báo của RFI: Kim Jong Un đi Bắc Kinh: Tiền âm thầm, hậu ồn ĩ. Nhận định của các tờ báo Pháp về chuyến công du đầu tiên của Kim Jong-un, rằng Bình Nhưỡng tìm tới Bắc Kinh để đối phó với Mỹ. Báo Les Echos kết luận: ‘Một lần nữa, hai chế độ Cộng sản từ 1953 từng không ít lần bất hòa rồi lại tái hợp nhau, đang tìm được sự đoàn kết chung đối mặt với kẻ thù Mỹ’.
Mời đọc thêm: Bắc Triều Tiên: “Phi hạt nhân”, vũ khí đối ngoại của Kim Jong Un(RFI). – Bán đảo Triều Tiên trải qua một cơn lốc ngoại giao (TQ). – Ông Kim Jong Un được gì sau chuyến thăm Trung Quốc? (TT). – Đối thoại là biện pháp hữu hiệu cho Bán đảo Triều Tiên (CAND). – Lầu Năm Góc lạc quan về triển vọng đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên (TTXVN). – Triều Tiên “muốn lập nhà nước liên bang trung lập liên Triều” (NLĐ).
Tin Trung Đông: Bí mật của những chiến binh phiến quân Đông Ghouta bỏ nhóm, gia nhập quân đội Syria (NĐT). – Syria: Quân đội chuẩn bị tổng tấn công Đông Ghouta (RFI). – Quân đội Syria bắt hàng chục phần tử chuẩn bị đánh bom cảm tử(GDTĐ). – Chiến sự Syria: Các phần tử cực đoan dự định đánh bom xe buýt chở người tị nạn (Ngày Nay). – Tuyên bố sớm rút quân khỏi Syria, liệu Mỹ đã thay đổi chiến lược? (VOV). Iran hướng Đông tìm đối trọng với phương Tây (RFI).
Vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc: Mỹ phản ứng trước các biện pháp ngoại giao đáp trả của Nga (TTXVN). – Ngoại giao bế tắc, ”dòng chảy” vẫn thông (ĐCSVN).
***
Thêm tin thế giới: Pháp: Các quân nhân lại bị tấn công (RFI). – Tỉ phú trùm tập đoàn bảo hiểm Anbang đã ‘nhận tội’ (TT). – Ông Thaksin và bà Yingluck tươi cười ở Nhật Bản (NLĐ). – Philippines: Một thủ lãnh nhóm Hồi Giáo cực đoan Abu Sayyaf đầu thú (RFI). – Libya: Thị trưởng Tripoli được trả tự do (TG&VN). – Bổ nhiệm giám mục: Vatican và Bắc Kinh sắp đạt thỏa thuận (RFI).
https://baotiengdan.com/2018/03/30/ban-tin-toi-30-3-2018/
Nhận xét
Đăng nhận xét