Bắc Kinh tung tin "đã triển khai tên lửa diệt mẫu hạm" để dọa Mỹ?
RFI
Trọng Nghĩa 09/01/2019
Ảnh minh họa: Khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tham gia cuộc tập trận Valiant Shield 2016 ở vùng biển Philippines. Ảnh 23/09/2016.U.S. Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Patrick Dionne
Trọng Nghĩa 09/01/2019
Ảnh minh họa: Khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tham gia cuộc tập trận Valiant Shield 2016 ở vùng biển Philippines. Ảnh 23/09/2016.U.S. Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Patrick Dionne
Theo báo Nhật Bản The Japan Times vào hôm nay, 10/01/2019, báo chí Trung Quốc mới đây đã loan tin rằng nước này đã cho triển khai ở miền tây bắc loại tên lửa chống hạm được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay. Tờ báo Nhật đã đặc biệt ghi nhận sự kiện thông tin này được tung ra hôm 08/01, tức đúng một ngày sau khi Mỹ lại cho chiến hạm tiến vào tuần tra "bảo vệ quyền tự do hàng hải" gần quần đảo Hoàng Sa trong tay Bắc Kinh tại Biển Đông.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc, trích dẫn đài truyền hình nhà nước CCTV, thì hệ thống tên lửa được triển khai là loại hỏa tiễn đạn đạo DF-26, được cho là có tầm bắn từ 3.000 đến 4.000 km. Địa điểm bố trí các giàn tên lửa này là ở vùng cao nguyên và sa mạc miền tây bắc Trung Quốc.
Mặc dù ngày triển khai cụ thể không được tiết lộ, nhưng thời điểm loan tin là chỉ ít lâu sau chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải mới nhất mà chiến hạm Mỹ USS McCampbell tiến hành gần quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm giữ tại Biển Đông vào hôm thứ Hai, 07/01/2019, một hoạt động bị Bắc Kinh cho là « khiêu khích ».
Hoàn Cầu Thời Báo đã ám chỉ đến hoạt động của Hoa Kỳ, khi trích dẫn một chuyên gia xin giấu tên lưu ý rằng việc triển khai tên lửa diệt hạm là một lời cảnh báo mà Trung Quốc đưa ra, cho biết là nước này hoàn toàn có khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình.
Theo chuyên gia này, ngay cả khi được phóng đi từ các khu vực sâu trong đất liền, tên lửa DF-26 có tầm bắn đủ xa để bao quát Biển Đông.
Tờ báo nổi tiếng là diều hâu này của Trung Quốc còn khoe rằng DF-26 là thế hệ tên lửa đạn đạo tầm trung mới, có khả năng phá hủy các loại tàu cỡ trung và cỡ lớn ngoài khơi xa. trên biển.
Còn tờ báo Nhật cũng trích dẫn báo cáo năm 2018 của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc, loại tên lửa di động trên bộ đó đã được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 2016 và "có khả năng thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu trên biển ở phía tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đông."
Theo các chuyên gia, một vụ phóng tên lửa di động từ sâu bên trong nội địa Trung Quốc sẽ khó bị chặn hơn so với một vụ phóng đi từ khu vực gần bờ.
Việc Trung Quốc triển khai tên lửa DF-26 cũng đã gây lo ngại ở Nhật Bản, nơi có nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Hoa Kỳ.
Cũng liên quan đến chiến dịch tuần tra Hoàng Sa mới nhất của Hải Quân Mỹ, theo hãng tin Anh Reuters, ngày hôm qua, 09/01/2019, một chuyên gia hải quân cao cấp của Trung Quốc, ông Trương Quân Xã (Zhang Junshe), đã cảnh cáo Mỹ rằng các chiến dịch của Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể làm chiến tranh bùng nổ, và Mỹ sẽ là bên phải chịu trách nhiệm.
------------
Ý kiến độc giả :
Tìm và diệt địch (search and destroy) là kế hoạch bình thường trong cuộc chiến, nhưng sự hữu hiệu của phương cách tìm diệt có làm cho địch thua hay không thì đó mới là điểm then chốt. Các mục tiêu trên đất liền dễ bị tên lửa tấn công, nhưng các tàu biển thì rất khó vì chúng di động thay đổi vị trí luôn, các tên lửa cần phải được các vệ tinh từ trời cao hướng dẫn bằng GPS mới tìm tới được các mục tiêu tàu biển. Cũng vì thế, trận chiến SpaceWar do ông Trump khởi xướng là nhằm triệt tiêu các vệ tinh GPS của địch khiến các tên lửa của địch bị "mù". Một khi một tên lửa của Trung Quốc bắn từ nội địa hướng vào tàu sân bay Mỹ thì Mỹ sẽ khởi động SpaceWar ngay lập tức để phá hủy các vê tinh hướng dẫn của TQ khiến cho các tên lửa của chúng bay loạn xạ.
Tìm và diệt địch (search and destroy) là kế hoạch bình thường trong cuộc chiến, nhưng sự hữu hiệu của phương cách tìm diệt có làm cho địch thua hay không thì đó mới là điểm then chốt. Các mục tiêu trên đất liền dễ bị tên lửa tấn công, nhưng các tàu biển thì rất khó vì chúng di động thay đổi vị trí luôn, các tên lửa cần phải được các vệ tinh từ trời cao hướng dẫn bằng GPS mới tìm tới được các mục tiêu tàu biển. Cũng vì thế, trận chiến SpaceWar do ông Trump khởi xướng là nhằm triệt tiêu các vệ tinh GPS của địch khiến các tên lửa của địch bị "mù". Một khi một tên lửa của Trung Quốc bắn từ nội địa hướng vào tàu sân bay Mỹ thì Mỹ sẽ khởi động SpaceWar ngay lập tức để phá hủy các vê tinh hướng dẫn của TQ khiến cho các tên lửa của chúng bay loạn xạ.
Hiện nay tất cả các vệ tinh của Trung Quốc trên không gian đều bị Mỹ đếm và biết rõ vị trí hết cả. Trong trận chiến SpaceWar, Mỹ sẽ phóng tia laser hủy diệt chúng khiến các tên lửa Trung Quốc bị đui mù không thể xử dung hữu hiệu nữa. Riêng phía Mỹ đã đề phòng chuyện này nên đã cho phóng lên nhiều vệ tinh có "áo giáp" khiến tia laser của địch không thể phá hủy được.
Vệ tinh của địch sẽ bị các súng laser cực mạnh từ mặt đất bắn cháy rụi
Điền Phong
Vệ tinh của địch sẽ bị các súng laser cực mạnh từ mặt đất bắn cháy rụi
Nhận xét
Đăng nhận xét