Tin khắp nơi – 27/02/2020
Ông Trump giao trách nhiệm đối phó
dịch COVID-19 cho Phó tổng thống Mike Pence
Thiện LanTheo Reuters, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng trấn an người dân vào hôm thứ Tư (26/2) rằng nguy cơ của dịch virus corona còn thấp và giao cho Phó tổng thống Mike Pence chịu trách nhiệm đối phó với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này.
Trong một cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng với cơ quan chống virus, Trump cho biết các quan chức y tế sẽ thực hiện bất cứ hành động cần thiết nào để đối phó với dịch bệnh.
Ông nói rằng ông sẽ thông qua bất cứ khoản chi tiêu khẩn cấp nào mà Quốc hội quyết định phân bổ nhưng sẽ không xem xét ngay những hạn chế đi lại với các quốc gia đang có dịch như Hàn Quốc và Ý.
“Rủi ro đối với người dân Mỹ vẫn còn thấp” ông Trump nói bên cạnh Pence và các quan chức y tế.
“Chúng tôi đã sẵn sàng thích ứng và chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết khi dịch bệnh lây lan, nếu nó lây lan”. Ông cũng nói thêm rằng virus truyền nhiễm ở Hoa Kỳ không phải là “không thể tránh được”.
“Nó có thể, có lẽ. Nó có thể ở mức độ rất thấp hoặc một mức độ cao hơn. Bất cứ điều gì xảy ra thì chúng tôi đều đã hoàn toàn chuẩn bị”, ông Trump nói.
Các quan chức y tế hôm thứ Tư đã cảnh báo người dân Mỹ chuẩn bị cho việc sẽ có thêm nhiều ca nhiễm virus corona và New York đưa ra kế hoạch cung cấp 12.000 giường bệnh nếu cần thiết khi thị trường chứng khoán mỹ giảm phiên thứ 5 liên tiếp.
Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị Ứng và Nhiễm trùng quốc gia cho biết trong khi virus bị ngăn chặn ở Hoa Kỳ thì người dân phải chuẩn bị cho một đợt bùng phát tiềm tàng khi nó lan ra bên ngoài Trung Quốc.
“Nếu chúng ta có 1 đại dịch, chúng ta chắc chắn bị ảnh hưởng” ông Fauci nói với CNN.
Các quan chức tại trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm thứ Ba cho biết, sự lan truyền trên toàn cầu của virus đã gây lo ngại về sự lây lan tại Hoa Kỳ, mặc dù chưa rõ khi nào sẽ xảy ra và mức độ nghiêm trọng ra sao.
Bộ trưởng bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar cho biết nước này có 59 trường hợp nhiễm virus corona, trong đó có 42 người hồi hương từ tàu du lịch Diamond Princess.
“Chúng tôi phải cảnh giác với khả năng xảy ra một đại dịch” Peter Marks, giám đốc trung tâm quản lý thực phẩm và dược phẩm cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Thị trưởng New York Bill de Blasio kêu gọi chính phủ hỗ trợ 300.000 khẩu trang. Vẫn chưa có ca nhiễm nào trong thành phố, ông nói.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm trong những ngày gần đây do lo ngại về chuỗi cung ứng bị gián đoạn kéo dài từ corona virus, dịch bệnh đã lây nhiễm khoảng 80.000 ca và giết chết gần 3.000 người, chủ yếu ở Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trong phiên giao dịch hôm thứ 4 trong một đợt bán tháo do lo ngại về coronavirus lan rộng ở Hoa Kỳ. Chỉ số S&P500 đã giảm trong ngày thứ 5 liên tiếp và Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones kết thúc giảm 123,77 điểm, tương đương 0,46%.
Thiện Lan Theo Reuters
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-giao-trach-nhiem-doi-pho-dich-covid-19-cho-pho-tong-thong-mike-pence.html
Chương trình nghị sự của Bernie Sanders
gặp phải nhiều chỉ trích
trong cuộc tranh luận tại South Carolina
Tin từ Charleston, South Carolina – Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, ứng cử viên đang dẫn đầu trong Đảng Dân chủ, là tâm điểm trong cuộc tranh luận được tổ chức tại South Carolina vào thứ ba (ngày 25 tháng 2), khi các đối thủ của ông chỉ trích chương trình nghị sự kinh tế đầy tham vọng và nói rằng ông sẽ dẫn đến sự thất bại của đảng này trước Tổng Thống Trump.Trong một cuộc tranh luận mà các ứng cử viên liên tục tấn công lẫn nhau và bỏ qua giới hạn thời gian của họ, các đối thủ của ông Sanders đã tập trung tấn công thượng nghị sĩ này. Trong đó, Cựu Thị Trưởng New York Michael Bloomberg nói rằng ông Sanders chắc chắn sẽ thua cuộc trước Tổng Thống Trump, còn Cựu Thị Trưởng South Bend Pete Buttigieg đã chỉ trích việc ông thay đổi ước tính chi phí của chương trình y tế do chính phủ điều hành mang tên “Medicare For All.”
Trước những đợt chỉ trích, ông Sanders lập luận rằng ông hoàn toàn có khả năng chi trả cho các chương trình y tế tốn kém như Medicare for All. Thượng Nghị Sĩ còn nhắc đến kết quả của các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy ông đang nhận được sự ủng hộ đông đảo của các cử tri, thậm chí đánh bại Tổng Thống Trump trong hầu hết các cuộc khảo sát quốc gia.
Cuộc tranh luận ở South Carolina là cơ hội cuối cùng để các đối thủ ngăn chặn đà chiến thắng của ông Sanders trước cuộc bầu cử sơ bộ South Carolina diễn ra vào hôm thứ bảy (29 tháng 2) và 14 cuộc bầu cử diễn ra vào ngày Super Tuesday tuần sau (ngày 3 tháng 3). (BBT)
https://www.sbtn.tv/chuong-trinh-nghi-su-cua-bernie-sanders-gap-phai-nhieu-chi-trich-trong-cuoc-tranh-luan-tai-south-carolina/
Bầu cử Mỹ 2020:
Các ứng viên Dân chủ ‘thiên tả’ đến đâu?
Anthony ZurcherPhóng viên Bắc MỹĐảng Dân chủ Hoa Kỳ đang trải qua một cuộc khủng hoảng bản sắc khi đang xoay xở tìm ra hướng đi để đối đầu với Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11 sắp tới.
Sự căng thẳng giữa hai phe, một bên được gọi là phe cấp tiến, bị cho là thiên tả do Bernie Sanders và Elizabeth Warren dẫn đầu và còn lại là phe ôn hòa, được cho là trung lập hơn Amy Klobuchar và Pete Buttigieg.
Nhưng thực tế ai thiên tả hơn, ai trung lập hơn? Cụ thể là về vấn đề gì?
Hãy mổ xẻ từng vấn đề và so sánh những chính trị gia hiện tại với những lãnh đạo khác trong lịch sử để đánh giá họ trên quang phổ chính trị.
Thuế
Thuế sẽ luôn là vấn đề chính trị nóng bỏng ở Mỹ.
Vào năm 1992, Bill Clinton vào Nhà Trắng với một kế hoạch khá tham vọng để đảo ngược nhiều đợt cắt giảm thuế thời Ronald Reagan, nhưng Clinton cũng ban hành lệnh cắt giảm thuế cho lớp trung lưu. Cac chính trị gia Dân chủ ngày nay còn quyết liệt hơn.
Amy Klobuchar, người tiêu biểu cho vị trí “trung lập ôn hòa” muốn tăng thuế lên các doanh nghiệp, nhưng không phải quay trở lại mức thuế trước thời đại của Trump, và đảm bảo rằng các tỷ phú phải đóng thuế ít nhất 30% trên thu nhập. Michael Bloomberg muốn đánh thêm 5% thuế lên những ai có lợi tức vượt ngưỡng 5 triệu đôla, một phần của kế hoạch mà ông nói sẽ giúp thu về 5 nghìn tỷ đôla.
Nhưng có những kế hoạch còn tham vọng hơn.
Elizabeth Warren đề xuất một khoản thuế đối với tất cả những người có tài sản trên 50 triệu đôla – bao gồm bất động sản, chứng khoán, tất cả mọi thứ – chính sách sẽ tài trợ cho các chương trình giáo dục và chăm sóc sức khỏe của bà.
Ở bên kia đại dương, cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher cũng ra ranh giới chặt chẽ với chính sách bảo thủ của bà về giảm thuế và xóa bỏ các quy định.
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe, vấn đề hàng đầu của nhiều cử tri Dân chủ, là nguồn tranh luận sôi nổi cho tất cả các ứng cử viên năm 2020.
Sự khác biệt lớn nhất là giữa các ứng cử viên như Pete Buttigieg, người ủng hộ việc xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế do chính phủ điều hành để cạnh tranh với công ty tư nhân và Sanders, người muốn có một hệ thống y tế phổ quát do chính phủ điều hành để thay thế tất cả các hãng bảo hiểm tư nhân. Warren ban đầu tán thành kế hoạch của Sanders, nhưng gần đây bà kêu gọi một hướng đi tiệm tiến hơn để đạt được điều này.
Obama từng cân nhắc hệ thống bảo hiểm công (và giờ được Buttigieg ủng hộ) khi thúc đẩy Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc sức khỏe (Affordable Care Act) được Quốc hội thông qua năm 2010, nhưng nó đã là 10 năm trước. Ngay cả bây giờ, tất cả các đảng Dân chủ, không ai ủng hộ một hệ thống chăm sóc sức khỏe hoàn toàn do chính phủ điều hành như hệ thống NHS của Vương quốc Anh, mà ngay cả Thủ tướng Bảo thủ, ông Boris Johnson cũng hết lòng tự hào.
Di trú
Cựu Tổng thống Barack Obama ủng hộ mạnh mẽ cải cách nhập cư, bao gồm việc cho phép nhiều cư dân Hoa Kỳ không có giấy tờ trở thành công dân, nhưng cũng tăng cường thực thi luật di trú Hoa Kỳ và tăng việc xuất những người mới nhập cư và có tiền án. Phó Tổng thống của ông, Joe Biden, bảo vệ những chính sách của Obama và hứa sẽ khôi phục các chính sách của ông sau những thay đổi quá cứng rắn của Donald Trump.
Cựu ứng cử viên Julian Castro là người đầu tiên đề xuất bãi bỏ đạo luật quy định việc nhập cảnh vào Mỹ không có giấy tờ là một hành vi phạm tội. Julian Castro sau đó tuyên bố ủng hộ Warren và Warren đã chấp nhận đề xuất của ông, cũng như ủng hộ việc loại bỏ các trung tâm giam giữ người nhập cư tư nhân, và ủng hộ phong trào từ chối hợp tác với quan chức kiểm soát di trú liên bang của các nơi tự công bố là “thành phố trú ẩn”.
Ở phía bên kia của quang phổ chính trị là Nigel Farage, cha đẻ của Brexit, và là một kẻ thù của các chính sách nhập cư của EU.
Chính sách đối ngoại
Một trong những cuộc tranh luận quyết liệt của Đảng Dân chủ hồi tháng 1 ở Iowa là giữa Joe Biden và Bernie Sanders về việc Mỹ nên tham gia vào Trung Đông như thế nào và sự cần thiết phải duy trì lực lượng quân sự của Hoa Kỳ ở nước ngoài.
Khác biệt quan điểm giữa Biden, từng là cựu chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện và Sanders, chính trị gia từng là nhà hoạt động ủng hộ hòa bình với thâm niên hàng chục năm, được thể hiện rõ ràng trong sự ủng hộ của Biden và sự phản đối của Sanders với nghị quyết ủy quyền của Chiến tranh Iraq năm 2002.
Tulsi Gabbard không tham gia vào cuộc tranh luận đó, nhưng bà chắc chắn là người có quan điểm không can thiệp mạnh mẽ nhất trong nhóm Dân chủ. Là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Iraq, Gabbard thường xuyên lên tiếng chống lại những gì bà gọi là những cuộc chiến “thay đổi chế độ” không bao giờ kết thúc của Hoa Kỳ.
Có thể nói Gabbard là người đồng chí hướng với lãnh đạo Lao động của Anh, Jeremy Corbyn.
Trong khi đó, quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson, kiến trúc sư của Chiến tranh Việt Nam ở biểu đồ trên là một nhắc nhở rằng các chính trị gia đảng Dân chủ cũng từng có thể “diều hâu hiếu chiến” hơn những ứng cử viên bây giờ.
Thương mại
Đảng Dân chủ luôn có nhiều mạch tư tưởng chống lại thương mại tự do, nhưng vào năm 1993, Bill Clinton đã vượt ra những phản đối để ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (Nafta).
Tuy nhiên, đảng đã di chuyển khá dứt khoát sang cánh tả về vấn đề thương mại trong những năm gần đây, với Elizabeth Warren phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cùng với các thỏa thuận thương mại gần đây khác. Bernie Sanders còn đi xa hơn, phản đối việc tái đàm phán Nafta của Trump, một thỏa thuận giữa Mỹ-Mexico-Canada.
Michael Bloomberg là một ngoại lệ trong việc ủng hộ thương mại tự do, kêu gọi Hoa Kỳ tái gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và mạnh mẽ lên án cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc. Ông khác xa cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, người ủng hộ tư cách thành viên EU của Anh, muốn cung cấp tư cách thành viên cho Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ việc thay thế bảng Anh bằng đồng Euro.
Môi trường
Cựu phó tổng thống và ứng cử viên đảng Dân chủ Al Gore từng là gương mặt đại diện phong trào bảo vệ môi trường của Đảng Dân chủ. Khi ra tranh cử tổng thống năm 2000, Al Gore ủng hộ một kế hoạch gồm sử dụng ”Tax credit” (giảm trừ thuế), ưu đãi thị trường và đầu tư công nghệ của chính phủ để giải quyết vấn nạn biến đổi khí hậu và các mối đe dọa khác trên toàn cầu.
Mặc dù trông có vẻ tham vọng vào thời điểm đó, nhưng những gì Al Gore đề nghị khá nhạt nhòa so với Thỏa thuận Xanh, vốn được tất cả các ứng cử viên Dân chủ đồng ý, ít nhất là về mặt khuôn khổ. Bloomberg và Tom Steyer đặc biệt cho rằng biến đổi khí hậu là vấn đề hàng đầu. Biden thì mặc dù không dành nhiều thời gian nói về bảo vệ môi trường, nhưng ít nhất trên giấy tờ thì kế hoạch của ông khá bao quát.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51610242
Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết
không thể kiện nhân viên tuần tra biên giới
Vào năm 2010, Jesus Mesa Jr, một cảnh sát bảo vệ biên giới Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ biên giới ở El Paso, Texas, đã bắn chết Sergio Adrián Hernández Güereca 15 tuổi. Vào thời điểm đó, cậu bé quốc tịch Mexico đang ở phía nam biên giới ở Ciudad Juarez. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã cố gắng giải quyết vụ án gần ba năm rằng liệu cha mẹ của Hernández, cũng là công dân Mexico, có quyền kiện ông Mesa trong vụ án diễn ra ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ hay không.Hôm thứ Ba (25 tháng 02), Tối cao Pháp viện ra phán quyết rằng gia đình Hernández không thể kiện ông Mesa. Ý kiến đa số bảo thủ đã đồng ý với các phán quyết trước đây của tòa án cấp dưới, rằng công dân ngoại quốc không được luật pháp liên bang Hoa Kỳ bảo vệ, vì luật này chỉ có thể được áp dụng trong nước. Theo hồ sơ tòa án, Hernández và một vài người bạn đang ở trong một cống xi măng thông qua đường biên giới ngăn cách hai quốc gia. Những đứa trẻ thách nhau chạy qua ống cống để chạm vào hàng rào ở phía Hoa Kỳ, sau đó chạy về phía Mexico. Khi ông Mesa tiếp cận các cậu bé đang ở bên El Paso.
Ông ấy đã bắt giữ một cậu bé tội vượt biên trái phép, nhưng Hernandez lại chạy về phía Mexico. Khi đó ông Mesa nổ súng làm thiệt mạng thiếu niên không vũ khí. Một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp kết luận rằng ông Mesa không vi phạm chính sách của Cơ Quan Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ, và từ chối buộc tội ông ấy. Chính quyền cựu tổng thống Obama cũng từ chối yêu cầu dẫn độ Mesa qua Mexico để bị truy tố hình sự.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-ra-phan-quyet-khong-the-kien-nhan-vien-tuan-tra-bien-gioi/
Bộ Tư Pháp Mỹ lập văn phòng
chuyên tước quyền công dân của di dân phạm luật
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ hôm 26/2 loan báo việc thành lập một văn phòng mới để điều tra người nhập cư bị tình nghi nhập tịch bất hợp pháp, và xin lệnh của tòa cho phép tước quyền công dân của những người vi phạm.Theo bản tin của VOA, động thái này là một phần trong chính sách của chính quyền Tổng Thống Trump, thực thi gắt gao luật di trú đã được áp dụng trong ba năm qua, kể cả các luật cho phép chính phủ Mỹ tước quốc tịch và trục xuất các công dân sinh ở nước ngoài.
Theo một quan chức của Bộ Tư Pháp thì từ năm 2017, Bộ đã đệ lên tòa án liên bang 94 hồ sơ tước quốc tịch, tăng 200% hàng năm. Trong cùng thời gian, số lượng ca được đề nghị xem xét để tước quốc tịch tăng vọt lên 600% một năm, vẫn theo quan chức này.
Bộ Tư pháp cho biết văn phòng mới được tạo ra để đáp ứng số lượng tăng vọt các hồ sơ đề nghị xem xét tước quốc tịch đến từ các cơ quan thực thi pháp luật như Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết văn phòng mới sẽ điều tra và truy tố các hồ sơ liên quan đến các thành phần bị coi là khủng bố, tội phạm chiến tranh, tội phạm tình dục và những kẻ gian lận khác.
Những người chỉ trích cho rằng chính quyền của Tổng Thống Trump đã sử dụng biện pháp tước quốc tịch để trấn áp thành phần nhập cư, dù hợp pháp hay bất hợp pháp. Đầu năm 2017, Bộ trương Tư pháp lúc bấy giờ là Jeff Sessions, tuyên bố bộ “sẽ tích cực theo đuổi biện pháp tước quyền công dân” và rằng “biện pháp này sẽ đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống di trú Mỹ “.
Theo luật của Hoa Kỳ, công dân nhập tịch có thể bị tước quyền công dân nếu họ có được nhập tịch mà không hội đủ các điều kiện pháp lý, hoặc vì họ đã nói dối về một sự kiện có thực trong quá trình xin nhập tịch.
Bị tước quyền công dân không tự động dẫn tới trục xuất. Những người bị tước quyền công dân sẽ trở lại tình trạng thường trú nhân, nhưng thẻ xanh của họ có thể bị lấy lại, và nếu vậy họ có thể bị trục xuất.
Giới chỉ trích chỉ ra rằng ỳ muốn của chính phủ Mỹ ưu tiên áp dụng biện pháp tước quyền công dân nêu bật ý kiến cho rằng các công dân nhập tịch có ít quyền hơn so với những người sinh ra tại Hoa Kỳ, và những người nhập cư không nên tin chắc rằng họ không thể nào bị trục xuất dù đã qua tiến trình nhập tịch.
Báo New York Times nói Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chưa công bố ai sẽ lãnh đạo văn phòng mới này, nhưng một số quan chức và luật sư dự kiến người sẽ đảm nhiệm văn phòng này sẽ là ông Timothy Belsan, người cho tới nay đã dẫn đầu các nỗ lực tước quyền công dân của Bộ Tư Pháp.
Ông Belsan là người có công dẫn tới việc thu hồi quyền công dân của một phụ nữ bị kết án là tội phạm chiến tranh. Bà này quê quán ở Nam Tư, đã không khai trong đơn xin nhập tịch việc bà đã từng hành quyết thường dân không vũ trang trong các cuộc xung đột ở Balkan vào năm 1990.
Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống Barack Obama cũng áp dụng biện pháp tước quyền công dân nhắm vào những đối tượng đã nói dối trong hồ sơ xin nhập tịch và phạm các tội ác khác.
Nhưng biện pháp tước quốc tịch được đẩy mạnh dưới thời chính quyền Tổng Thống Trump. Theo các số liệu chính thức của bộ, trong số 228 trường hợp tước quyền công dân của Bộ Tư Pháp từ năm 2008, 40% được đệ trình từ năm 2017.
Trong ba năm qua, các ca tước quyền công dân được đề nghị lên Bộ Tư Pháp đã tăng 600%. Từ những ngày đầu tiên của chính quyền TT Trump, các quan chức như Stephen Miller, phụ tá Toà Bạch ốc, người thúc đẩy phần lớn chính sách di trú của Tổng thống Trump, đã nói rằng biện pháp tước quốc tịch có thể được sử dụng như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn để siết chặt chính sách di trú.
Một số luật sư di trú của Bộ Tư pháp bày tỏ lo ngại rằng biện pháp đó có thể bị lạm dụng, thi hành rộng rãi để tước quyền công dân, theo hai luật sư yêu cầu dấu danh tính vì sợ bị trả thù.
Nhưng một quan chức Bộ Tư Pháp phản bác rằng văn phòng mới sẽ ưu tiên xem xét những đối tượng đã vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-tu-phap-my-lap-van-phong-tuoc-quyen-cong-dan-cua-di-dan-pham-luat/5306968.html
Virus corona lan nhanh bên ngoài Trung Quốc,
Trump vẫn lạc quan
Số ca nhiễm mới virus corona ở các nước bên ngoài Trung Quốc tăng nhanh. Ý và Iran hiện nổi lên như những ổ dịch với tốc độ lây lan chóng mặt.Reuters dẫn số liệu Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 27/2 cho biết, Trung Quốc Đại lục đã ghi nhận 433 ca mới nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra trong ngày 26/2.
Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới, con số nhiễm mới tại 37 quốc gia khác vào ngày 26/2 là 459 trường hợp.
Hai người Việt về từ tâm dịch Daegu kể chuyện bị cách ly
Người Việt ở Daegu: “Tôi lo đến run cả người”
Tuy nhiên, người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trước các quan chức ngoại giao ở Geneva hôm 26/2 rằng, không nên vội vàng tuyên bố đây là đại dịch, mà theo định nghĩa của WHO là một căn bệnh mới lây lan trên toàn thế giới.
“Sử dụng từ đại dịch một cách bất cẩn không đem lại lợi ích hữu hình mà tạo rủi ro đáng kể trong việc khuếch đại nỗi sợ hãi và sự kỳ thị không cần thiết và vô lý, và có thể làm các hệ thống tê liệt. Nó cũng có thể báo hiệu rằng chúng ta không còn có thể kiềm hãm sự lây lan của virus. Điều đó là không đúng”- ông nói.
Hàng trăm trường hợp nhiễm mới được xác nhận ở châu Á, Brazil xác nhận ca nhiễm đầu tiên trong khu vực Mỹ Latinh. Dịch cũng đã được phát hiện ở Pakistan, Thụy Điển, Na Uy, Hy Lạp, Romania và Algeria.
Hoa Kỳ: Phó Tổng thống Pence điều phối việc chống dịch
Tại Hoa Kỳ, nơi có 60 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 cho đến nay, mà phần lớn là người Mỹ hồi hương từ một tàu du lịch ở Nhật Bản, giới chức y tế nói rằng một đại dịch toàn cầu là hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Tổng thống Hoa Kỳ Doanld Trump đã giao Phó Tổng thống Mike Pence điều phối phản ứng của chính phủ với sự bùng phát của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, cả Tổng thống lẫn Phó Tổng thống khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng đều cho rằng, rủi ro đối với người dân Mỹ vẫn rất thấp.
Tuyên bố trên được đưa ra giữa khi các trường hợp nhiễm mới của Covid-19 tiếp tục lan với tốc độ chóng mặt trên khắp thế giới.
Phát biểu trước báo giới, ông Trump tin tưởng rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể ứng phó hiệu quả với dịch.
“Chúng tôi rất, rất sẵn sàng với việc này”, ông Trump nói, “Các nhà nghiên cứu đã “tiến triển rất nhanh” để sớm tìm ra vắc-xin”.
Một số nhà thuốc ở Hoa Kỳ hiện đối mặt với tình trạng thiếu khẩu trang.
Tuy nhiên, ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, cho biết ông không hy vọng gì về sự ra đời của một loại vắc-xin trong ít nhất là từ một đến một năm rưỡi nữa.
Cuộc họp báo diễn ra khi ông Trump đang bị chỉ trích bởi trong một tweet trước đó, ông viết rằng các phương tiện truyền thông đã đưa ra những cảnh báo không cần thiết về virus corona “để khiến [dịch] virus carona trông tệ nhất có thể”.
“Tình hình ở Hoa Kỳ đang tuyệt vời!”, ông Trump tweet vậy.Tuy nhiên, ông Trump thừa nhận tại cuộc họp báo rằng, Hoa Kỳ nên chuẩn bị trong trường hợp virus corona lây lan. “Tất cả các lĩnh vực trong xã hội chúng ta cần được chuẩn bị,” ông nói.
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
Covid-19: Quan hệ tình dục có lây không?
Virus corona: Số ca tăng toàn cầu, ‘tái nhiễm’ có thật không?
Nhận định của ông Trump mâu thuẫn với ý kiến của các quan chức y tế công cộng, những người trước đó đã cảnh báo rằng, sự lây lan của virus này sang Mỹ chỉ là vấn đề ‘khi nào’ chứ không còn là ‘nếu’. “Tôi không nghĩ đó là điều không thể tránh khỏi”, ông Trump nói với các phóng viên.
Ông Trump tin rằng, quyết định hạn chế những chuyến bay đến từ các khu vực nhất định vào Mỹ sẽ hạn chế việc lây nhiễm.
Bộ trưởng Y tế và Nhân lực Hoa Kỳ, ông Alex Azar cho biết, Nhà Trắng đã xây dựng kế hoạch tập trung vào năm ưu tiên chính, gồm giám sát dịch bệnh tốt hơn; phối hợp với chính quyền địa phương để ứng phó; thúc đẩy việc trị liệu và tăng cường sản xuất thêm các thiết bị nhằm bảo vệ sức khỏe cá nhân, trong đó có khẩu trang.Dự
Dự kiến sẽ có nhiều trường hợp nhiễm bệnh khác ở Mỹ, ông Azar nói.
Virus corona: Đại dịch là gì?
Tình hình toàn cầu ra sao?
Virus corona chủng mới gây viêm phổi hiện lây nhiễm khoảng 80.000 người và khiến hơn 2.700 người thiệt mạng, đại đa số là ở Trung Quốc.
Trong khi các biện pháp kiểm dịch triệt để đã giúp làm chậm tốc độ lây truyền ở Trung Quốc, virus đang lây lan nhanh ở các nước khác.
Đức – nơi có khoảng 20 trường hợp nhiễm bệnh – cho biết không thể kiểm soát được tất cả các con đường lây nhiễm. Bộ trưởng Y tế nước này, Jens Spahn đã kêu gọi chính quyền các khu vực, bệnh viện và người sử dụng lao động xem xét lại kế hoạch phòng chống đại dịch của họ.
Chính quyền Mexico đã cấm một tàu du lịch cập cảng, dẫu công ty tàu biển Ship nói rằng, trường hợp bị cúm trên tàu này chỉ là nhiễm cúm theo mùa thông thường.
Khi các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng ngoài Trung Quốc, lo ngại về việc tổ chức các sự kiện lớn với đông người tham gia đang gia tăng.
Tại Nhật Bản, giữa lúc đang có những ý kiến lo ngại trước ảnh hưởng của dịch với việc tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020, Thủ tướng Shinzo Abe đã kêu gọi hủy bỏ hoặc cấm các sự kiện thể thao và văn hóa trong hai tuần. Trong khi đó, các nguồn tin nói với hãng tin Reuters rằng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đang xem xét việc liệu có nên tổ chức cuộc họp của tổ chức này tại Washington vào tháng Tư hay không.
Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Mỹ Latinh đã được xác nhận là một người đàn ông 61 tuổi, ở Sao Paulo, Brazil, người gần đây có đến Ý.
Trung Quốc muốn ASEAN dỡ bỏ hạn chế đi lại với người TQ
Covid-19 là cơ hội cho Việt Nam cải cách ‘thoát Trung’
Virus corona: Báo VN rút bài viết Thủ tướng Phúc khen cô giáo làm thơ
Cùng với Brazil, các nước như Algeria, Áo, Croatia, Hy Lạp, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ cũng đã kiểm soát chặt chẽ hơn với người đến từ Ý hoặc những người gần đây đã tới Ý.
Hàn Quốc sáng 27/2 ghi nhận thêm 334 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm lên 1.595, với 13 ca tử vong.
Ý đến nay xác nhận hơn 470 trường hợp nhiễm bệnh, tập trung vào các trung tâm công nghiệp của vùng Bologna và Veneto. Ông Giuseppe Conte, Thủ tướng nước này, trước đó đã phải thú nhận rằng, một bệnh viện tại thị trấn Codogno thuộc vùng Lombardy đã xử lý “sai quy trình” khi tiếp nhận “bệnh nhân số 1″ khiến dịch bệnh lan ra cả vùng.
Tuy nhiên, Ý hiện chưa xác định được “bệnh nhân số 0″ – thuật ngữ để chỉ người mang mầm bệnh vào nước này – trong khi đây là điều rất quan trọng để khoanh vùng các khu vực nguy cơ cao và cách ly những người đã tiếp xúc với dịch.
Ở Pháp đã có trường hợp tử vong thứ hai là một giáo viên nhưng người này lại chưa từng đến thăm bất kỳ quốc gia nào hiện được xem là ổ dịch.
Trong khi Iran chỉ xác nhận họ có 139 trường hợp nhiễm bệnh, thì các nhà dịch tễ học cho rằng, việc tỉ lệ tử vong do virus corona ở nước này vào khoảng 2%, đã cho thấy, số trường hợp nhiễm thực sự phải cao hơn gấp nhiều lần.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51655161
Mỹ lại có động thái khiến Nga lo sợ
Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có tiếp tục thực hiện hiệp ước kiểm soát vũ khí Bầu trời Mở nữa hay không. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đang cảnh báo rằng Mỹ “không thể tiếp tục” dung thứ cho Nga về việc “không tuân thủ” hiệp ước.“Đến nay, chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra. Vào thời điểm thích hợp trong tương lai chúng tôi sẽ cùng nhau bàn bạc để quyết định lựa chọn con đường tốt nhất ở phía trước cho đất nước của chúng tôi”, Bộ trưởng Esper cho các phóng viên biết khi đến thăm Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ ngày hôm qua (20/6).
“Nếu chúng tôi tham gia một thỏa thuận hoặc tiếp tục theo đuổi một thỏa thuận thì nó phải vì lợi ích quốc gia của chúng tôi. Điểm xuất phát nơi chúng ta bắt đầu là sự tuân thủ những gì đang diễn ra trong các thỏa thuận đó”, ông Esper nhấn mạnh.
Hiệp ước Bầu trời Mở được phê chuẩn năm 2002. Hiệp ước này cho phép thực hiện chuyến bay trinh sát chung trên bầu trời của 34 quốc gia, trong đó có Mỹ và Nga. Hai cường quốc hạt nhân Nga, Mỹ thường xuyên mâu thuẫn với nhau về Hiệp ước Bầu trời Mở trong những năm gần đây, trong đó có những tranh cãi về việc có nên lắp đặt thiết bị camera trên máy bay và Mỹ cáo buộc Nga đang hạn chế những chuyến bay trên bầu trời khu vực Kaliningrad.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay, khi ông đến Brussels hồi tuần trước để tham dự cuộc họp Bộ trưởng các nước thành viên NATO, ông đã thúc giục các đồng minh áp dụng một lập trường cứng rắn hơn với Moscow liên quan đến Hiệp ước Bầu trời Mở.
“Tôi đã nói rõ ràng với họ về chủ đề này. Chúng ta tất cả đều cần phải bắt đầu lên tiếng về việc Nga không tuân thủ. Người Nga đã không tuân thủ hiệp ước trong nhiều năm, đặc biệt khi liên quan đến các chuyến bay gần hay bay qua bầu trời khu vực Kaliningrad và Gruzia”, Bộ trưởng Esper cho hay.
“Chúng ta không thể tiếp tục dung thứ cho sự không tuân thủ hiệp ước của họ. Chúng ta lại một lần nữa cần phải lên tiếng về sự không tuân thủ của Nga và đảm bảo chắc chắn rằng họ phải quay lại thực hiện nghiêm chỉnh hiệp ước”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Tờ Defense News đưa tin hồi tháng 11 vừa rồi rằng, một số quốc gia Châu Âu đang cùng nhau thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Trump tiếp tục duy trì Hiệp ước Bầu trời Mở.
Trước đó, chính quyền của ông Trump đã thành công trong việc thuyết phục các đồng minh Châu Âu tin rằng Nga không tuân thủ Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF).
Tuy nhiên, bà Rose Gottemoeller – trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề an ninh quốc tế và kiểm soát vũ khí dưới thời chính quyền Tổng thống Obama trước khi trở thành Phó Tổng Thư ký NATO từ năm 2016 đến 2019, cho rằng Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thuyết phục các đồng minh Châu Âu về vấn đề Hiệp ước Bầu trời Mở.Nga và Mỹ vốn đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Hai nước đang đối đầu nhau gay gắt vì một loạt vấn đề như khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến ở Syria, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, vấn đề tấn công mạng, lá chắn tên lửa… Những cuộc đối đầu này đã đẩy hai cường quốc hàng đầu thế giới vào một “cuộc chiến trừng phạt” bế tắc và nguy cơ xung đột vũ trang cũng dần dần tăng lên.
Mới đây, Tổng thống Trump đã chính thức rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Diễn biến này đẩy căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ leo thang trong những ngày qua.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33214-my-lai-co-dong-thai-khien-nga-lo-so.html
Đánh giá từ giới chuyên gia về mục đích,
nội dung, kết quả chuyến thăm Ấn Độ
của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ngày 24/2, Tổng thống Mỹ D.Trump đã có chuyến thăm lịch sử đến Ấn Độ kéo dài 36 giờ. Mặc dù chỉ mang tính biểu tượng nhiều hơn là các thỏa thuận thực chất, nhưng giới chuyên gia cho rằng mục đích kép của chuyến thăm là khẳng định quan hệ Mỹ-Ấn, mở rộng đối tác để đối phó với Trung Quốc và Nga, đồng thời gia tăng cơ hội tái đắc cử cho bản thân ông D.Trump.Những gì mà hai nước thể hiện trong chuyến thăm
Lãnh đạo và người dân Ấn Độ đã dành cho Tổng thống D.Trump một cuộc tiếp đón mà gần như ông chưa từng thấy trong nhiều chuyến công du nước ngoài. Tại nhiều nơi, chào đón Tổng thống Mỹ là các cuộc biểu tình lớn và cái bắt tay lạnh nhạt của nhiều lãnh đạo thế giới. Còn tại Ấn Độ, lãnh đạo Mỹ được chào đón nồng nhiệt từ sân bay. Thành phố Ahmedabad náo nhiệt hẳn lên khi Tổng thống D.Trump tới. Đường phố chật cứng người dân chỉ mong nhìn thấy ông D.Trump. Khắp nơi là hàng trăm bảng quảng cáo khổng lồ in hình Tổng thống D.Trump và Phu nhân. Trên 100.000 người đã ngồi chật kín sân vận động cricket lớn nhất thế giới chờ màn xuất hiện của Tổng thống Mỹ. Đây có lẽ là số khán giả lớn nhất từng tập hợp để nghe Tổng thống D.Trump phát biểu.
Gần như tất cả mọi người trong sân vận động đều đội mũ lưỡi trai in tên sự kiện “Namaste, Trump”, có nghĩa là trịnh trọng hoan nghênh Tổng thống Trump. Cả trăm nghìn người đã hoan hô vang dội chào đón Tổng thống Trump và Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi. Tổng thống D.Trump cùng Đệ nhất Phu nhân Melania cũng tới thăm nhà của vị lãnh tụ độc lập dân tộc Ấn Độ Mohandas Gandhi và ngôi đền Taj Hahal nổi tiếng.
Trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống D.Trump đã không tiếc lời ca ngợi cả Thủ tướng Modi và nền dân chủ Ấn Độ, nhất là nỗ lực đưa người dân thoát đói nghèo. Ông D.Trump nói: “Ấn Độ mang hy vọng cho cả nhân loại. Quốc gia của ngài đang làm rất tốt. Chúng tôi rất rất tự hào về Ấn Độ”.
Những mục đích về mặt chính trị
Với Mỹ, chuyến thăm Ấn Độ lần này phản ánh chiến lược vận động tái tranh cử của Tổng thống D.Trump, nhằm thể hiện hình ảnh của ông trong vai trò tổng thống trong một chuyến đi dù ngắn nhưng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Truyền thông Mỹ đánh giá đây là chuyến thăm được tính toán để đối trọng với cuộc so kè giữa các ứng cử viên Dân chủ trong bầu cử sơ bộ đang diễn ra. Từ đó, đội ngũ của ông có
thể tận dụng các hình ảnh trong chuyến đi cho các quảng cáo sắp tới trong chiến dịch tái tranh cử. Các phụ tá của Tổng thống D.Trump cũng cho rằng chuyến thăm Ấn Độ có thể giúp ông thu hút hàng chục nghìn cử tri Mỹ gốc Ấn trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Với chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống D.Trump có thể tập trung vào nỗ lực tái tranh cử và cải thiện hình ảnh ở đất nước đông dân. Đây là một thay đổi đáng mừng với Tổng thống D.Trump. Cộng đồng Ấn Độ 4,5 triệu người ở Mỹ không phải là thành phần bỏ phiếu chính với Tổng thống D.Trump. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (2016), người Mỹ gốc Ấn thường bỏ phiếu cho ứng viên Dân chủ và chỉ 16% cộng đồng này bỏ phiếu cho ông D.Trump. Hơn một nửa cộng đồng là người Hindu và có xu hướng bỏ phiếu cho phe cánh tả ở Mỹ. Tuy nhiên, họ là cộng đồng giàu có và học vấn cao, trong đó có những người ủng hộ trung thành với Tổng thống Mỹ. Trước đó, Tổng thống D.Trump cũng nỗ lực hướng tới cử tri Mỹ gốc Ấn. Hồi tháng 9/2019, ông đã xuất hiện cùng Thủ tướng Modi trong một sự kiện lớn ở Houson mang tên “Howdy Modi” (Hoan nghênh Modi) và tuyên bố: “Ngài không bao giờ có người bạn tổng thống nào tốt hơn là Tổng thống Donald Trump”. Có thể chính vì điều này mà Mỹ không đặt nặng vấn đề có đạt kết quả là các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ hay không. Điều tương tư mỗi khi Tổng thống Mỹ công du các nước.
Với Ấn Độ: (1) Thứ nhất, Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng coi chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ là một thời cơ quan trọng trong bối cảnh ông chưa thể thực hiện cam kết tranh cử là tạo công ăn việc làm. Ông Modi thể hiện bản thân là người bạn tốt nhất của lãnh đạo Mỹ và được Tổng thống Mỹ ủng hộ. Sự ủng hộ của lãnh đạo Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho Thủ tướng Modi. Mặc dù chiến thắng vang dội trong tổng tuyển cử Ấn Độ (2019), nhưng Thủ tướng Modi bị phản đối mạnh mẽ vì nhiều sửa đổi gây tranh cãi về quyền công dân mà các nhà phê bình cho là nhằm vào người Hồi giáo. (2) Thứ hai, việc tăng cường quan hệ với Mỹ cũng giúp nước này triển khai hiệu quả chính sách “Hành động hướng Đông” mà mục tiêu là nhằm đến cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế khu vực là sự mở rộng ảnh hưởng ngày càng lấn lướt của Trung Quốc, thậm chí còn đe dọa cả khu vực Ấn Độ Dương. Lợi ích của Ấn Độ đã bị đe dọa trong nhiều vụ việc cụ thể như hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông. (3) Thứ ba, rõ ràng là bài toán kinh tế và nhu cầu khẳng định vị thế. Ấn Độ đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 8 và là quốc gia đông dân số thứ hai của thế giới sau Trung Quốc. Với vị thế như vậy, việc Ấn Độ tìm kiếm mối quan hệ ngang bằng và được Mỹ tôn trọng là điều cần thiết cho Ấn Độ lúc này.
Kết quả đạt được trong chuyến thăm
Dù rất hoành tráng, song chuyến thăm chính thức Ấn Độ đầu tiên của Tổng thống D.Trump tới nay vẫn thiếu thành quả thực chất. Thỏa thuận thương mại Mỹ-Ấn được nhiều người mong chờ dự kiến là trọng tâm của chuyến thăm. Tuy nhiên, đàm phán đã bế tắc quanh vấn đề thuế quan và kiểm soát giá. Quan điểm “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống D.Trump đã xung đột với chủ trương bảo hộ “Sản xuất tại Ấn Độ” của Thủ tướng Modi. Trước chuyến thăm, ông D.Trump cũng không có kỳ vọng về thỏa thuận thương mại với Ấn Độ. Ông nói: “Chúng ta có thể có thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, nhưng tôi thực sự sẽ để dành thỏa thuận lớn cho sau này”. Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Ấn (USIBC) cho biết rất thất vọng vì thỏa thuận thương mại là bất khả thi trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống D.Trump. Ông nói: “Chuyến thăm của Tổng thống có thể là xúc tác để hành động về vấn đề thương mại. Chúng tôi đã từng hy vọng chuyến thăm sẽ thúc đẩy hai bên tìm điểm chung và đạt thỏa thuận”. Theo Chủ tịch USIBC Nisha Biswal, thất bại trong đạt thỏa thuận thương mại, kể cả thỏa thuận hạn chế, sẽ gửi tín hiệu xấu tới ngành công nghiệp và nhà đầu tư ở cả hai nước. Do không đạt được thỏa thuận song phương nào đáng kể, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Trump vẫn bị coi là mang tính hình thức hơn thực chất.
http://biendong.net/bien-dong/33238-danh-gia-tu-gioi-chuyen-gia-ve-muc-dich-noi-dung-ket-qua-chuyen-tham-an-do-cua-tong-thong-my-donald-trump.html
Tổng thống Trump và thủ tướng Narendra Modi
hy vọng đạt được giai đoạn một
của thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ-Ấn Độ
Tòa Bạch Ốc cho biết tổng thống Hoa Kỳ Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đồng ý “nhanh chóng” kết thúc các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra và họ hy vọng có thể đạt được giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại song phương Hoa Kỳ – Ấn Độ. Tuyên bố này được đưa ra sau chuyến thăm của tổng thống Trump tới Ấn Độ vào ngày 24 đến 25/2.Trong thời gian này, tổng thống Trump giành được thỏa thuận bán 3 tỷ mỹ kim thiết bị quân sự cho Ấn Độ. Trước đó vào hôm thứ ba (25/2), tổng thống Trump chỉ trích Ấn Độ vì các mức thuế cao của họ. Trước chuyến đi này, các nhà đàm phán từ hai bên tranh cãi trong nhiều tháng để thu hẹp sự khác biệt về hàng hóa nông sản, thiết bị y tế, thương mại kỹ thuật số và những mức thuế mới. Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ muốn được đối xử công bằng và được tiếp cận đối ứng với thị trường Ấn Độ.
Chuyến đi của ông trùng hợp với các cuộc xung đột dữ dội ở thủ đô Delhi của Ấn Độ giữa các nhóm Ấn giáo và Hồi giáo về một luật công dân mới ở Ấn Độ, với tình trạng bạo lực khiến nhiều người thiệt mạng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-va-thu-tuong-narendra-modi-hy-vong-dat-duoc-giai-doan-mot-cua-thoa-thuan-thuong-mai-hoa-ky-an-do/
Mỹ – Hàn hoãn diễn tập chung vì COVID-19
Hải LamQuân đội Mỹ và Hàn Quốc hôm nay (27/2) thông báo hoãn các cuộc tập trận chung cho tới khi có thông báo mới vì lo ngại dịch COVID-19.
Bộ tư lệnh Lực lượng Liên hợp Mỹ – Hàn (CFC) cho biết, quyết định trên được đưa ra sau khi chính phủ Hàn Quốc nâng cảnh báo dịch COVID-19 lên mức “nghiêm trọng”. CFC cho biết thêm quyết định này “tuân thủ và hỗ trợ kế hoạch ngăn chặn dịch COVID-19 của Hàn Quốc”.
Washington và Seoul sẽ diễn tập chỉ huy mô phỏng trên máy tính vào tháng 3.
Theo kế hoạch, Washington và Seoul sẽ diễn tập chỉ huy mô phỏng trên máy tính vào tháng 3. Đây là lần đầu tiên cuộc diễn tập bị hủy bỏ vì lý do sức khỏe.
Sáng nay, giới chức Hàn Quốc thông báo nước này ghi nhận thêm 334 ca dương tính với chủng mới của virus corona, mức tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nâng tổng số người nhiễm lên 1.595, trong đó có 21 quân nhân nước này.
Hôm 26/2, Mỹ xác nhận có quân nhân đầu tiên nhiễm COVID-19 chủng mới tại Hàn Quốc. Người bệnh là nam giới, 23 tuổi, đóng quân ở Chilgok, phía Tây Nam Hàn Quốc.
Hải Lam
Theo Yonhap
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-han-hoan-dien-tap-chung-vi-covid-19.html
LHQ kêu gọi thế giới chống kỳ thị
trong dịch Covid-19
Lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Michelle Bachelet hôm thứ Năm 27/2 kêu gọi cộng đồng toàn cầu thể hiện tình đoàn kết với những người gốc châu Á có thể bị phân biệt đối xử trong bối cảnh dịch virus corona bắt đầu ở Trung Quốc đang lan rộng trên thế giới.Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền ở Genève, bà Bachelet nói: “Dịch Covid-19 đã tạo ra một làn sóng định kiến đáng lo ngại đối với người Trung Quốc và những người gốc Đông Á. Tôi kêu gọi các quốc gia thành viên nỗ lực hết mình để chống lại điều này và các hình thức phân biệt đối xử khác.”
Chính phủ các nước đang tăng cường các biện pháp chống đại dịch virus corona toàn cầu, trong lúc số ca nhiễm virút Covid-19 bên ngoài Trung Quốc lần đầu tiên vượt cao hơn số ca nhiễm mới tại Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh.
https://www.voatiengviet.com/a/lhq-keu-goi-the-gioi-chong-ky-thi-trong-dich-covid-19/5306873.html
Cập nhật 27/2: Hàn Quốc vẫn là điểm nóng
COVID-19, thêm 6 nước có người nhiễm bệnh
Triệu HằngWorldometers thống kê, tính đến sáng nay (27/2), thế giới có 82.166 ca nhiễm, 2.800 người chết vì COVID-19.
Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 78.499 ca nhiễm, với 435 ca nhiễm mới, thêm 29 ca tử vong (mức giảm thấp nhất trong tháng qua).
Hàn Quốc tăng 334 ca nhiễm mới, gần gấp đôi mức 169 ca nhiễm ngày hôm qua.
Theo Nikkei (27/2), Hàn Quốc hôm thứ Tư đã thông qua luật để chống bùng phát dịch. Những người bị nghi nhiễm cố tình không tuân thủ yêu cầu cách ly sẽ phải đối mặt với án tù một năm hoặc phạt tiền lên tới 10 triệu won (8.200 USD). Chính phủ cũng hạn chế xuất khẩu khẩu trang và chất khử trùng phòng thiếu hụt nội địa. Giới chức y tế Hàn Quốc đang kêu gọi các cá nhân đã đến gần người có triệu chứng nhiễm Covid-19 trong khoảng 2 m phải ở nhà trong 2 tuần. Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho những người tuân thủ, ví dụ, một hộ gia đình 4 người sẽ được nhận khoảng 1.000 đô la.
Theo Reuters (27/2), Cơ quan Y tế Hoa Kỳ – hiện đang kiểm soát các ca nhiễm, chủ yếu là người Mỹ hồi hương từ tàu Dimond Princess neo ở Nhật Bản, nói rằng, một đại dịch toàn cầu là có khả năng.
Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đã mất trắng 3,3 nghìn tỷ đô la trong 4 ngày giao dịch, được đo bằng chỉ số MSCI.
Dịch bệnh đã lây lan sang 48 quốc gia và vùng lãnh thổ với 6 quốc gia mới gồm Hy Lạp, Pakistan, Na Uy, Romania, North Macedonia, Georgia.
Hàn Quốc: 1.595 / 13
Nhật Bản: 172 / 3
Tàu Dimond Princess: 705 / 4 (neo ở cảng Yokohama, Nhật Bản)
Italy: 470 / 12
Iran: 139 / 19
Singapore: 93 / 0
Hồng Kông: 89 / 2
Mỹ: 60 / 0
Thái Lan: 40 / 0
Bahrain: 33 / 0
Đài Loan: 32 / 1
Đức: 27 / 0
Kuwait: 26 / 0
Úc: 23 / 0
Malaysia: 22 / 0
Pháp: 18 / 1
Việt Nam: 16 / 0
Tây Ban Nha: 13 / 0
Anh Quốc: 13 / 0
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 13 / 0
Canada: 12 / 0
Ma Cao: 10 / 0
Iraq: 5 / 0
Oman: 4 / 0
Philippines: 3 / 1
Croatia: 3 / 0
Ấn Độ: 3 / 0
Áo: 2 / 0
Phần Lan: 2/ 0
Israel: 2 / 0
Lebanon: 2 / 0
Pakistan: 2 / 0
Nga: 2 / 0
Thụy Điển: 2 / 0
Afghanistan: 1 / 0
Algeria: 1 / 0
Bỉ: 1 / 0
Brazil: 1 / 0
Campuchia: 1 / 0
Ai Cập: 1 / 0
Georgia: 1 / 0
Hy Lạp: 1 / 0
North Macedonia: 1 / 0
Na Uy: 1/ 0
Nepal: 1/ 0
Romania: 1/ 0
Sri Lanka: 1 / 0
Thụy Sĩ: 1 / 0.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cap-nhat-27-2-han-quoc-van-la-diem-nong-covid-19-them-6-nuoc-co-ca-lay-nhiem.html
Virus corona hiện diện khắp 5 châu
Thanh HàNgoài lãnh thổ Trung Quốc, siêu vi dịch Covid-19 lan tới trên 40 quốc gia, tại khắp năm châu. Ngày 26/02/2020 từ Brazil đến Na Uy, từ Pakistan đến Algeri đều thông báo phát hiện các ca lây nhiễm. Trên toàn cầu, có hơn 82.000 người bị nhiễm, và trên 2.800 người tử vong.
Tại châu Á, theo báo chí của Bình Nhưỡng ngày 27/02/2020, Bắc Triều Tiên “hoãn ngày tựu trường đề phòng rủi ro lây nhiễm dịch bệnh” cho dù về mặt chính thức, quốc gia khép kín này không thông báo bất kỳ một ca lây nhiễm nào. Thông cáo nói trên lưu ý quyết định được áp dụng tại các nhà trẻ, cũng như các trường đại học.
Brazil là quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ Latinh có người bị nhiễm. Tại Canada và Hoa Kỳ từ nhiều tuần qua đã có hàng chục người được điều trị. Tổng thống Donald Trump vừa kết thúc chuyến công du Ấn Độ trở về đã vội vã trấn an công luận rằng Hoa Kỳ trong tư thế “sẵn sàng” để đối phó nếu dịch bệnh bùng phát.
Tại châu Âu, Ý có số ca lây nhiễm cao nhất, Đức, Pháp, Tây Ban Nha … đã ghi nhận những trường hợp dương tính đầu tiên. Gần đây nhất, đến lượt Đan Mạch, Estonia thông báo có dịch.
Trung Cận Đông đang trong tình trạng báo động. Dịch Covid-19 đã lan tới từ Kuweit đến Bahrein… Iran ghi nhận 19 người thiệt mạng cho tới sáng nay. Irak sát cạnh cũng đã xác nhận 1 ca dương tính. Chính quyền Bagdad ban hành lệnh đóng cửa tất cả các nơi công cộng, từ trường học đến rạp chiếu phim, hàng quán … cho đến ngày 07/03/2020. Ngành du lịch trong khu vực cũng bị xáo trộn. Irak đình chỉ các chuyến hành hương đến thánh địa Kerbala và Najaf.
Thánh địa Hồi Giáo Mecca bị cách ly
Về phần Ả Rập Xê Út, chính quyền vương quốc ban hành lệnh cấm khách hành hương lui tới các vùng thánh địa. Kể từ hôm 27/02/2020, các tín đồ Hồi Giáo đến từ các vùng “bị dịch” tạm thời bị cấm tới Mecca ở phía tây Ả Rập Xê Út. Ngoài ra, đền thờ Hồi Giáo nổi tiếng tại thành phố Medina cũng tạm đóng cửa kể từ hôm nay.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Ả Rập Xê Út không nêu đích danh các quốc gia đang phải đối mặt với dịch Covid-19 và cũng không cho biết lệnh tạm cách ly các vùng thánh địa nói trên có hiệu lực tới khi nào. Trước mắt chưa có trường hợp nào được phát hiện tại Ả Rập Xê Út, trong khi dịch bệnh đã lan tới nhiều quốc gia chung quanh.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200227-virus-corona-hi%E1%BB%87n-di%E1%BB%87n-kh%E1%BA%AFp-5-ch%C3%A2u
Thế giới tăng cường chuẩn bị
đối phó với đại dịch Covid-19
Hôm thứ Năm, chính phủ của nhiều nước đã tăng cường các biện pháp chống lại đại dịch cúm viêm phổi cấp (Covid-19) toàn cầu đang có nguy cơ bùng phát trong bối cảnh số các ca nhiễm mới bên ngoài Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua các ca nhiễm mới tại quốc gia nơi dịch bệnh khởi phát.Nước Úc đã phát động các biện pháp khẩn cấp và Đài Loan nâng mức độ ứng phó với dịch bệnh lên mức cao nhất, một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giao cho phó tổng thống Mike Pence phụ trách phản ứng của Hoa Kỳ trước cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.
Hoa Kỳ và Hàn Quốc hoãn các cuộc tập trận quân sự chung để hạn chế sự lây lan của virus Covid-19, siêu vi trùng đã lan tới nhiều khu vực cách xa Trung Quốc, nơi mà theo các dấu hiệu bên ngoài, lần đầu tiên nó xuất hiện hỏi cuối năm ngoái tại một khu chợ bán động vật hoang dã tại thành phố Vũ Hán.
Thủ tướng Úc Scott Morrison nói nước ông, nơi có 23 trường hợp nhiễm virus, đang vận hành trên cơ sở đang có đại dịch, các bệnh viện đã được lệnh phải bảo đảm có đủ vật tư y tế, thiết bị bảo vệ cá nhân và nhân viên.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng, một dịch bệnh đang sắp sửa bùng nổ.
Dịch corona làm rớt giá cổ phiếu khắp nơi
Giá cổ phiếu tuột dốc sâu hơn dưới số âm, giá dầu giảm và trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ tăng mạnh kỷ lục giữa lúc ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự lây lan của virus Covid-19 trên toàn cầu đang làm tăng những lo sợ về đại dịch.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm trong 6 ngày liên tiếp, xóa sạch hơn 3,6 nghìn tỷ đô la.
Virus coronavirus cho tới giờ đã lây nhiễm hơn 80.000 người và giết chết gần 2.800 người, phần lớn ở Trung Quốc. Hiện còn nhiều điều chưa biết về virus này nhưng rõ ràng ai cũng đã thấy những hệ quả to lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị cô lập hoá trong một tháng.
Sự lây lan nhanh chóng của virus tới những vùng khác nhau – đặc biệt ở Ý, Iran và Hàn Quốc – trong những ngày gần đây đáp ứng định nghĩa về thế nào là một đại dịch, gây báo động.
Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới không sử dụng từ ‘đại dịch’ để mô tả vụ bột phát dịch bệnh này.
Virus có thể dẫn đến viêm phổi và hiện không có cách chữa trong khi phải mất tới 18 tháng mới phát triển được một vắc-xin.
Tại Nhật Bản, một phụ nữ đã xét nghiệm dương tính với virus lần thứ nhì, người đầu tiên được biết đến ở nước này bị tái nhiễm virus Covid-19, gây ra mối lo ngại mới về siêu vi này.
Nhật Bản có hơn 190 trường hợp nhiễm virus và đang đối mặt với những nghi vấn về Thế vận hội Olympic, dự kiến sẽ bắt đầu tại Tokyo vào ngày 24 tháng 7. Chính phủ Nhật Bản sẽ yêu cầu các trường học đóng cửa từ ngày 2/3 cho đến khoảng cuối tháng này, Thủ tướng Shinzo Abe nói.
Các ca nhiễm mới
Hiện đã có 3.246 trường hợp lây nhiễm bên ngoài Trung Quốc, gồm 51 ca tử vong, theo đúc kết của Reuters.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra cảnh báo du lịch mới đối với Hàn Quốc sau khi quân đội Mỹ báo cáo trường hợp đầu tiên lây nhiễm virus corona hôm thứ Tư, nơi một binh sĩ 23 tuổi sống gần thành phố Daegu ở Hàn Quốc.
Quân đội Hàn Quốc cũng báo cáo một số ca lây nhiễm và hầu hết quân đội được lệnh không được rời khỏi căn cứ.
Một cuộc tập trận quân sự, thường do Bộ Chỉ huy Lực lượng hỗn hợp hai nước tổ chức, sẽ bị hoãn lại cho đến khi có lệnh mới.
Hoa Kỳ ‘rất sẵn sàng’ để ứng phó
Hoa Kỳ đang xử lý 59 ca lây nhiễm, hầu hết là người Mỹ hồi hương từ một tàu du lịch bị cách ly ở Nhật Bản, nơi có gần 700 ca lây nhiễm. 4 người trên du thuyền này đã tử vong tại Nhật Bản.
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng đối với nước Mỹ, nguy cơ từ virus này đang ở mức rất thấp, và người Mỹ đang “rất là sẵn sàng” trực diện với mối đe dọa này.
Chính quyền Trung Quốc cho biết số ca tử vong mới dừng lại ở số 29 ca hôm thứ Năm, số liệu thấp nhất hàng ngày kể từ ngày 28/1. Hiện tại, virus Covid-19 đã giết chết 2.744 người ở Trung Quốc, hầu hết ở tỉnh Hồ Bắc.
https://www.voatiengviet.com/a/the-gioi-tang-cuong-chuan-bi-doi-pho-voi-dai-dich-covid19/5306626.html
Dịch Covid-19 gây tranh luận về mô hình toàn cầu hóa
Thanh HàDich virus corona mới (Covid-19) đang làm xáo trộn chuỗi cung ứng của toàn cầu, gây trở ngại cho cỗ máy sản xuất của thế giới. Chứng khoán từ Âu sang Á tụt giảm, một phần lớn người lao động Trung Quốc được nghỉ phép dài hạn ngoài ý muốn. Nhiều chuyên gia cho rằng khủng hoảng dịch bệnh lần này là cơ hội để xem xét lại mô hình toàn cầu hóa.
Theo bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire, dịch virus corona đang “thay đổi luật chơi” trên bàn cờ thương mại và kinh tế của thế giới. Thậm chí, tổng thống Mỹ Donald Trump còn hy vọng đây là thời điểm để những tập đoàn đã di dời cơ sở sản xuất ở hải ngoại trở về nguyên quán, “tái công nghiệp hóa” lại một số vùng và lãnh thổ ở Hoa Kỳ.
Thực ra, mọi việc không đơn giản. Trong một thế giới đã “toàn cầu hóa” trong gần 25 năm qua, Trung Quốc từng bước trở thành “công xưởng của thế giới”. nhân công rẻ, luật lệ lao động không quá khắt khe… và dân số hơn một tỷ người của Trung Quốc là động cơ thúc giục các công ty quốc tế, bất luận lớn hay bé, ồ ạt di dời cơ sở sang Trung Quốc. Làn sóng dời cơ sở sản xuất đó không dừng lại ở Trung Quốc mà đã lan sang tất cả những quốc gia đang phát triển có tiềm năng.
Ngành dệt may chủ yếu hướng tới Ấn Độ, hay Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan hay Tunisia. Cũng Ấn Độ là bãi đáp lý tưởng của các công ty tin học. Một hãng sản xuất giầy nổi tiếng của Pháp cũng đã đóng cửa các nhà máy tại nguyên quán để sản xuất ở Trung Quốc với giá thành rẻ hơn. Thêm vào đó, là trong thế giới mở rộng, kinh tế của các nước đã đan kết chặt chẽ vào với nhau. Đến nỗi để sản xuất ra được một chiếc ô tô, tất cả các phụ tùng và trang thiết bị điện tử… được chế tạo và nhập khẩu từ 35 quốc gia khác nhau. Nhưng chỉ cần một trong số các đối tác đó gặp nạn, như lần này là trường hợp của Trung Quốc, là cũng đủ để cả hệ thống sản xuất của thế giới bị “trật đường rày“.
Hơn nữa, cũng chính vì yếu tộ “đan kết chặt chẽ” này mà chính quyền Trump không thể phạt Hoa Vi của Trung Quốc mà không làm tác hại đến ngay các công ty của Mỹ trong ngành điện tử và viễn thông.
Trong bối cảnh như vậy, theo nhiều nhà phân tích, dịch Covid-19 gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng không thể dẫn đến việc xem xét lại mô hình “kinh tế toàn cầu hóa” và sự phân công lao động quốc tế đó. Bởi vì giới đầu tư, vì lợi nhuận, lúc nào cũng sẵn sàng đi rất xa để kiếm lời.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng giúp đưa tất cả mọi người cùng trở về với thực tế đó là chỉ số chứng khoán đã liên tục tăng mạnh từ hơn 7 năm qua để rồi mức rủi ro vỡ bong bóng được thẩm định là còn cao hơn cả so với thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính 2008. Vì virus chủng mới này, chỉ số tài chính của từ Milano đến Hồng Kông, Thượng Hải hay Tokyo đã liên tục mất giá.
Tại Wall Street, Covid-19 chận đứng nhịp độ tăng đều đặn của chỉ số Down Jones vốn được xem là hàn thử biểu đo lường sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ. Một số nhà phân tích không loại trừ khả năng virus corona đang làm hạ nhiệt tình hình trên các sàn chứng khoán. Ngược lại cũng có tiếng nói cho rằng, nếu kéo dài, Covid-19 có thể là mầm mống tạo nên một cơn bão tiền tệ và tài chính khác.
Trong cái rủi có cái may.
Dịch bệnh làm cho sản xuất đình đốn nhưng làm rõ sự cấp thiết phải bảo vệ và cải thiện môi trường. Tại Trung Quốc đành rằng hàng chục triệu người đã cách ly từ cả hơn tháng nay, các nhà máy và công sở đã phải đóng cửa, nhờ vậy mà mức thải khí carbon tại các thành phố lớn giảm mạnh. Đường phố vắng người, vắng xe … chất lượng không khí tại Thượng Hải, Bắc Kinh được cải thiện hơn hẳn.
Với phần còn lại của thế giới cũng vậy, nhờ các hãng hàng không quốc tế ngưng hoạt động ở Hoa Lục, nhờ số du khách đến và xuất phát từ Trung Quốc giảm mạnh, lượng thải khí carbon trong ba tuần qua giảm được 10 % trên toàn thế giới. Giao thông hàng hải giảm mạnh trong ba tuần lễ đầu tháng 2/2020 đã góp phần làm giảm hẳn ô nhiễm cho môi trường.
Dù vậy, một số nhà quan sát còn bi quan cho rằng một khi Covid-19 đã lùi vào quá khứ, thì mọi việc vẫn đâu hoàn đấy.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200227-d%E1%BB%8Bch-covid-19-g%C3%A2y-tranh-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-m%C3%B4-h%C3%ACnh-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-h%C3%B3a
Kho thực phẩm dự trữ cho ngày tận thế của bắc cực
chào đón hạt giống thứ 1 triệu
Tin từ Olso – Hôm thứ Ba (25/02/2020) kho hạt giống bảo quản hạt giống lúa, lúa mì và các loại lương thực khác ở Bắc Cực đã chứa đến một triệu giống, sau khi thêm các mẫu do người Cherokee Indians và hoàng tử Anh Quốc, Charles cung cấp. Kho hạt giống Svalbard Global Seed Vault được xây dựng để bảo vệ hạt giống cây trồng quan trọng, nhằm chống lại thảm họa tồi tệ nhất của chiến tranh nguyên tử hoặc bệnh tật và bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu.Kho hạt giống chỉ được mở một vài lần trong năm để bảo quản hạt giống bên trong. Hôm thứ Ba (25/02/2020), 30 ngân hàng gen đã gửi hạt giống, bao gồm cả Ấn Độ, Mali và Peru. Vườn Bách thảo Hoàng gia tại Kew ở Anh Quốc đã gieo hạt giống được thu hoạch từ đồng cỏ của tư gia hoàng tử Charles, Highgrove. Kho hạt giống cũng là một giải pháp dự phòng cho các nhà nhân giống cây trồng để phát triển các giống cây trồng mới. Thế giới đã từng trồng khoảng 7,000 loại cây khác nhau nhưng các chuyên gia cho biết hiện khoảng 60% lượng calorie của chúng ta đến từ ba loại cây trồng chính, ngô, lúa mì và gạo. Kho hạt giống được mở lần cuối vào tháng 10/2019. Với đợt gửi hạt giống hôm thứ Ba (25/02/2020), kho đang chứa một triệu hạt giống khác nhau đến từ hầu hết các quốc gia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/kho-thuc-pham-du-tru-cho-ngay-tan-the-cua-bac-cuc-chao-don-hat-giong-thu-1-trieu/
Covid–19: Thêm 2 ca tử vong tại Ý
Trọng NghĩaDịch Covid-19 không thấy có dấu hiệu lắng dịu tại Ý. Theo cơ quan Bảo Vệ Dân Sự Ý vào hôm nay, 27/02/2020, nước này vừa bị thêm 2 trường hợp tử vong, nâng người chết vì dịch bệnh lên thành 14 người. Trong lúc đó, số ca lây nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng và đã vượt ngưỡng 500 trường hợp tính đến trưa nay.
Về con số những người bị lây nhiễm, theo số liệu tính đến tối hôm qua, tổng số ca lây nhiễm được xác nhận tại Ý cũng tiếp tục tăng, lên đến 528 trường hợp so với 420 ca một hôm trước.
Chủ yếu các trường hợp lây nhiễm virus corona đều xẩy ra ở các khu vực miền bắc nước Ý, với khoảng 80% các ca ở hai vùng Lombardia và Veneto.
Vào lúc Ý đáng phải đau đầu đối phó với dịch covid-19, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thành phố Napoli, miền nam nước Ý vào hôm nay, 27/02/2020 để tham gia thượng đỉnh Pháp-Ý lần thứ 35. Tháp tùng theo ông Macron còn có nhiều bộ trưởng.
Thượng đỉnh Pháp-Ý lần này trên nguyên tắc sẽ giúp hai bên thắt chặt trở lại quan hệ song phương, thúc đẩy những dự án chung, xóa đi các căng thẳng từ thời lãnh đạo cực hữu Ý Matteo Salvini còn ở trong chính phủ. Chuyến công du vẫn được duy trì trong bối cảnh Ý đang trở thành tâm điểm của dịch covid-19 tại châu Âu.
Đặc phái viên RFI Juliette Gheerbrant tường trình từ Napoli :
“Không có thay đổi gì trong chương trình của tổng thống Pháp và thủ tướng Ý. Hai người sẽ bắt đầu bằng một cuộc đi dạo mang tính chất văn hóa vào trưa nay.
Do dịch covid-19 bùng nổ tại Ý, phải chờ đến tối thứ Ba thì việc duy trì thượng đỉnh mới được xác nhận. Trước mắt thì Napoli còn an toàn vì chưa có virus corona. Về phần mình, phủ tổng thống Pháp đánh giá là việc hai nước hiện diện và sát cánh bên nhau là điều quan trọng trong một thời điểm như thế này.
Paris và Roma rất coi trọng cuộc gặp gỡ hôm nay, vì mục tiêu là tạo một sức bật mới cho quan hệ hai nước sau một thời kỳ lạnh nhạt với chính phủ thứ nhất của thủ tướng Conte trong đó ông Matteo Salvini là phó thủ tướng. Không khí thời ấy trở nên băng giá sau khi Paris triệu hồi đại sứ trong một thời gian ngắn, gây ra khủng hoảng ngoại giao trầm trọng nhất từ Thế Chiến Thứ II.
Sự kiện có đến 11 bộ trưởng trong phái đoàn tháp tùng ông Macron đủ cho thấy tầm quan trọng cuộc họp hôm nay.
Những hồ sơ lớn được thúc đẩy hay củng cố xem ra khá nhiều. Ví dụ như trong lãnh vực công nghiệp và kinh tế, với liên doanh giữa Fincantieri của và Naval Group của Pháp, trong lãnh vực quốc phòng và an ninh với hồ sơ Libya, Sahel hay trong các lãnh vực chuyên chở, giáo dục, văn hóa và vấn đề di dân nhập cư. Và cuối cùng là các vấn đề châu Âu. Điện Eslysée giải thích là có đồng nhất quan điểm trên những hướng lớn về chính sách châu Âu.
Ý rõ ràng là đã trở nên một đối tác then chốt đối với tổng thống Macron trong số 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu.”
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200227-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BA%BFn-napoli-trong-l%C3%BAc-covid%E2%80%9319-ho%C3%A0nh-h%C3%A0nh-%E1%BB%9F-%C3%BD
CH Czech: Prague đặt tên quảng trường
trước Sứ quán Nga là Nemtsov
Chính quyền thành phố Prague, CH Czech quyết định đổi tên cho quảng trường trước Đại sứ quán Nga là Quảng trường Nemtsov để tưởng niệm nhà hoạt động đối lập Nga bị hạ sát.Ông Boris Nemtsov là nhân vật chỉ trích Kremlin nhiều năm và bị bắt chết bởi kẻ lạ mặt trên cầu ở thủ đô Nga ngày 27/02/2015.
Boris Nemtsov phản đối sự dính líu của Nga ở miền Đông Ukraine sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014.
Nghệ An sẽ hoàn thành dự án tượng Lenin cuối tháng 3
30 năm Cách mạng Nhung và tượng ‘người giải phóng bị ghét’
St. Petersburg thay ảnh Putin bằng Sakharov
Putin ký luật xem báo nước ngoài ‘là đặc vụ’
Một ngày trước khi bị giết, ông đã trả lời phỏng vấn trên đài, ủng hộ một cuộc tuần hành phản đối chính phủ Nga trong vấn đề Ukraine.
Điện Kremlin đã chính thức lên án vụ giết ông Nemtsov.
Giữa năm 2017, chính quyền Nga đem ra xử năm người đàn ông Chechnya “vì giết Boris Nemtsov”.
Các tiếng nói vì dân chủ ở Nga
Thành phố Prague cũng đổi tên một công viên để vinh danh nữ nhà báo Nga Anna Politkovskaya, nạn nhân của một vụ giết người bí ẩn năm 2006.
Thị trưởng Prague, ông Zdenek Hrib đã nhắn trên Twitter:
“Cả hai nhân vật đó đều cổ vũ cho dân chủ, và cả hai đều bị sát hại một cách tàn ác. Chúng ta cần có địa điểm tưởng niệm họ. “
Quảng trường trước toà Đại sứ Liên bang Nga ở thủ đô CH Czech từng mang tên “Dưới bóng cây dẻ gai” (Pod Kastany Namesti).
Vào ngày 27/02, nhân lễ tưởng niệm ngày chết của ông Nemtsov, thành phố Prague sẽ chính thức đổi tên địa điểm này thành Quảng trường Nemtsov.
Theo quy định ngoại giao, Đại sứ quán Nga ở CH Czech sẽ phải cập nhật địa chỉ của họ theo tên mới của quảng trường.
Cho đến nay, phía Nga không nêu ra bình luận gì.
Sau chuyển đổi sang thể chế dân chủ đại nghị, CH Czech đã đánh giá lại quan hệ lịch sử với Liên Xô cũ và nước Nga ngày nay.
Gần đây, ông Ondrej Kolar, quận trưởng Prague 6, người thuộc đảng trung hữu, đề nghị di dời bức tượng nguyên soát Liên Xô Konev đi chỗ khác.
Tượng Ivan Konev, tư lệnh lực lượng Moscow nói là đã “giải phóng” đất Czech bị Đức chiếm trong Thế Chiến 2, được dựng ở Prague vào thập niên 1980, khi Tiệp Khắc còn phụ thuộc Liên Xô.
Nhưng có những phái tại Czech yêu cầu xem lại khái niệm “giải phóng” và muốn đem ông Konev đi nơi khác.
Quyết định này đã gây ra phản đối mạnh từ Đại sứ quán Nga ở CH Czech và bị đảng cộng sản Czech lên án.
Prague chỉ là nơi thứ tư trên thế giới đổi tên phố, quảng trường để vinh danh ông Nemtsov sau Washington DC, Kyiv và Vilnius.
Khi thành phố Washington của Mỹ đổi tên một phố thành phố Nemtsov, một dân biểu Nga gọi đó là “thủ đoạn xấu”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51659771
COVID-19: Vùng vịnh – bão táp sa mạc
Tâm TuệTính đến hết ngày ngày 27/2, theo Johns Hopkins CSSE tại Iran đã có 26 người chết vì virus corona chủng mới và 245 ca dương tính. Con số tăng theo từng ngày, vừa mới hôm trước Thứ trưởng Bộ Y tế Iran – Iraj Harirchi khám thấy dương tính, thì hôm nay đến Phó chủ tịch Ủy ban Phụ nữ và các vấn đề gia đình của Iran – Masoumeh Ebtekar mắc COVID-19. Phóng viên Đại Kỷ Nguyên tại thực địa gửi về một số cảm nhận thực tế được ghi lại vào ngày 26/2 như sau.
Hôm qua, ngày 26/02, vùng vịnh trời u ám, gió giật trên 50km/h cuốn theo cát bụi mù mịt. Hầu như mọi người đều đeo khẩu trang và thoáng vẻ âu lo không phải bởi bão táp sa mạc, mà bởi sự thần tốc của COVID-19, và sự yếu kém trong năng lực đối phó với dịch bệnh của khu vực.
Với 4 trường hợp tử vong trong ngày 26/02, tại Iran đã có 19 người chết vì virus corona chủng mới và 140 ca dương tính. Như vậy đây là quốc gia có số tử vong nhiều nhất, bên ngoài Trung Quốc. Tính số người chết, Iran đứng hàng thứ hai, sau Trung Quốc. Nhưng tính theo tỉ lệ (tử vong/nhiễm bệnh) thì Iran đứng đầu thế giới.
Nếu chỉ căn cứ vào các số liệu được đương quyền công bố, thì tại Iran, tỷ lệ người chết so với người nhiễm dịch COVID-19 lên đến khoảng 16%, cao hơn rất nhiều so với những nơi khác có người thiệt mạng vì virus corona.
Bộ Y Tế Iran cho biết có 4 người trong số 44 ca nhiễm mới phát hiện trong vòng 24 giờ qua đã tử vong, nâng tổng số người chết lên 19. Gần 140 người bị lây nhiễm tại 10 tỉnh, trong đó có cả thứ trưởng y tế: ông Iraj Harirchi, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm chống virus.
Điều đáng nói là thông tin về việc thứ trưởng y tế Iran bị nhiễm virus đã được loan báo một ngày sau khi nhân vật này họp báo, không đeo khẩu trang, và cực lực đả kích “thế lực thù địch” vì đã nói số người chết ở thành phố Qom cao hơn nhiều so với những gì đương quyền thông báo.
Các quốc gia trong khu vực đều đã có thông báo các ca lây nhiễm, và các bệnh nhân gần đây đều có ghé Iran.
Ngày 25/02, I-rắc loan báo có thêm bốn người bị nhiễm virus corona, một gia đình mới trở về từ Iran.
Tính đến ngày 26/2, Cô oét đã ghi nhận 25 ca nhiễm virus corona khi Bộ Y tế nước này công bố có thêm 13 trường hợp nhiễm bệnh chỉ trong vòng một ngày.
Thời báo Cô oét (Kuwait times), cập nhật thêm 7 trường hợp mới nhiễm virus corona vào chiều ngày 26/02, sau đăng tải xác nhận 6 ca nhiễm mới vào buổi sáng.
Tareq Al-Merzem, phát ngôn viên của chính phủ thông báo toàn bộ các trường học tại Cô oét sẽ tiếp tục tạm ngưng hoạt động trong vòng 2 tuần, kể từ ngày 1 tháng 3, nối tiếp vào kỳ nghỉ lễ hiện tại. Quyết định này được đưa ra sau phiên họp khẩn của nội các chính phủ vào chiều tối ngày 26/02.
Tới tối ngày 26/02 thông tấn xã Cô oét (KUNA) công bố đã có 26 ca dương tính.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh nhu cầu khẩu trang tăng mạnh. Bộ trưởng bộ Công thương Cô oét đã phải ra lệnh đóng cửa 5 cửa hàng dược phẩm vì hành vi trục lợi khi tăng thêm 100 fil (tương đương 6.000 VND)/chiếc khẩu trang. Các cửa hàng này nằm ở khu vực Salmya, Maydan Hawally, Ishbiliya và Rai.
Đại dịch đang trở nên nhãn tiền, nhưng tính tới thời điểm này Tổ Chức Y Tế Thế Giới vẫn chưa công bố COVID-19 là một “đại dịch” toàn cầu. Hôm 24/02, tổ chức này mới chỉ khuyến cáo quốc tế chuẩn bị tinh thần để đối phó ”đại dịch”.
Phải chăng, với việc chậm trễ ban bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế và thái độ thụ động trước đương quyền Trung Quốc, chính Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã góp phần để dịch COVID-19 trở nên trầm trọng hơn?
Phải chăng chúng ta đang đứng trên bờ vực của một đại dịch, hay thậm chí đã rơi vào bên trong tình huống này?
Tại sao có những thế lực cố tình che giấu thông tin về dịch bệnh, không cho người dân cũng như thế giới được biết?
Bởi được hiểu rõ hơn, sẽ kiểm soát tốt hơn. Cũng có nghĩa là khó lan ra bên ngoài hơn, và một khi lan ra ngoài, cộng đồng quốc tế sẽ có nhiều khả năng phòng vệ hơn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-vung-vinh-bao-tap-sa-mac.html
Lo ngại dịch COVID-19, Ả-rập Xê-út
cấm người nước ngoài tới hành hương thánh địa
Triệu HằngẢ Rập Xê Út ngày 27/2 đã đóng cửa biên giới, tạm ngừng các hoạt động hành hương của người Hồi Giáo đến từ các vùng dịch bệnh và tạm thời không làm thủ tục nhập cảnh cho các công dân vùng vịnh di chuyển bằng thẻ căn cước.
Vương quốc này có hai địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi ở Mecca và Medina, đã chào đón hàng triệu du khách Hồi giáo trong suốt cả năm với đỉnh điểm là cuộc hành hương “haj”.
Nước này đã đưa ra một thị thực du lịch mới vào tháng 10 năm ngoái cho 49 quốc gia.
Bộ Ngoại giao Ả-rập Xê-út cho biết trong một tuyên bố rằng việc ngừng cấp phép là tạm thời nhưng không cho biết khi nào hết thời hạn.
Không rõ cuộc hành hương “haj” dự kiến bắt đầu vào cuối tháng 7 liệu có bị ảnh hưởng hay không.
Nước này cũng cấm du khách tới thăm nhà thờ Hồi giáo Nhà tiên tri (Prophet’s Mosque) ở Medina.
Ả-rập Xê-út hiện chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào, nhưng dịch bệnh đã lan ra ở một số nước láng giềng.
Ngày 26/2, Cô oét đã ghi nhận 25 ca nhiễm virus corona khi Bộ Y tế nước này công bố có thêm 13 trường hợp nhiễm bệnh chỉ nội trong ngày 26/2.
Tới sáng ngày 27/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Cô oét công bố đã có 43 người nhiễm virus COVID-19, các bệnh nhân đang được chăm sóc y tế, tình trạng ổn định.
Triệu Hằng
Theo Reuters
https://www.dkn.tv/the-gioi/lo-ngai-dich-covid-19-a-rap-xe-ut-cam-nguoi-nuoc-ngoai-toi-hanh-huong-thanh-dia.html
Syria: Tại Idleb, lực lượng Damas
tái chiếm được 15 thị trấn
Trọng NghĩaQuân đội chính phủ Syria tiếp tục tiến quân ở tỉnh Idleb, phía tây bắc Syria, gia tăng các trận đánh với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tại đây và đã lần lượt chiếm lại được 5 khu vực, nhờ sự yểm trợ của Không Quân Nga.
Các trường học ở thành phố Idleb và vùng lân cận, đã phải đóng cửa vào hôm nay 27/02/2020 sau khi một số cơ sở bị trúng bom vào hôm qua.
Thông tín viên RFI trong vùng, Paul Khalifeh tường thuật :
“Được Không Quân Nga ồ ạt yểm trợ, với hơn 130 phi vụ vào hôm qua, quân đội Syria tiếp tục tiến công trên tất cả các mặt trận ở tỉnh Idleb, và đã kiểm soát được thêm 15 thị trấn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đưa số thị trấn và làng mạc chiếm lại được, từ ngày 24 tháng Giêng đến nay lên thành 140, theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria.
Lực lượng Damas đã không ngần ngại đánh vào các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã triển khai tại Idleb khoảng 7.800 quân và gần 3000 xe quân sự, trong đó có hàng trăm chiếc xe tăng và đại pháo.
Theo nhiều nguồn tin, quân số của các thành phần thánh chiến và nổi dậy có thể lên đến 25.000 người.
Trước mắt thì quân đội Syria và đồng minh đã tung vào chiến dịch tấn công một lực lượng 40.000 quân, do tướng Souhail al-Hassan, nổi tiếng là thân Matxcơva, chỉ huy.
Vào hôm qua, có hai đoàn quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị quân đội Syria tấn công bằng trọng pháo và máy bay.
Sau khi kiểm soát lại đường xa lộ M5 đi xuyên qua Syria từ bắc chí nam, băng qua Damas và Aleppo, quân đội Syria giờ đây nhắm đến tuyến giao thông M4, nối liền Lattaquié ở miền duyên hải với Aleppo, ở phía đông.”
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200227-syria-t%E1%BA%A1i-idleb-l%E1%BB%B1c-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-damas-t%C3%A1i-chi%E1%BA%BFm-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-15-th%E1%BB%8B-tr%E1%BA%A5n
Bầu cử tại Iran : Trump, virus corona
và thắng lợi mờ nhạt của phe bảo thủ
Minh AnhNgày 21/02/2020, 58 triệu cử tri Iran được mời gọi bỏ phiếu để bầu chọn 290 nghị sĩ quốc hội. Đúng như tiên liệu, phe bảo thủ có chủ trương đường lối cứng rắn thắng lớn, thu được 200/290 ghế. Giới phân tích khẳng định Donald Trump đã góp phần làm nên thắng lợi này, mở đường cho phe bảo thủ có đường lối cứng rắn trở lại cầm quyền.
Một thắng lợi không mấy vẻ vang. Sau 40 năm hình thành Nhà nước Cộng Hòa Hồi Giáo năm 1979, chưa bao giờ người dân Iran lại lạnh nhạt với một cuộc bầu cử lập pháp đến như thế. Theo số liệu do bộ Nội Vụ công bố, chỉ có 42,57% cử tri tham gia bầu cử so với tỷ lệ 62% trong cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2016. Tại thủ đô Teheran, chỉ có một trong bốn cử tri là đến phòng phiếu (26,2%).
Cử tri phải chọn giữa « chột và mù »
Clément Therme, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, trường Sciences-Po Paris trong chương trình Khách mời của RFI khẳng định những con số này phản ảnh rõ cuộc khủng hoảng niềm tin giữa giới lãnh đạo và người dân Iran.
« Đây là một thông điệp của người dân Iran gởi đến chế độ Cộng Hòa Hồi Giáo, một chế độ mà từ 40 năm qua, sau cuộc Cách Mạng, đã không còn khả năng lưu tâm đến tính chính đáng của nền chính trị thần quyền trong con mắt người dân, vốn dĩ là một trong những cột trụ của Cách Mạng Hồi Giáo. (…)
Giờ người ta thấy rõ là Cộng Hòa Hồi Giáo đã thất bại trong việc thiết lập một hệ thống dân cử, cạnh tranh trong một khuôn khổ chuyên chế. Do vậy, con số tỷ lệ vắng mặt rất cao vì các phòng bỏ phiếu hầu như trống vắng, chế độ đã không thể nào huy động hơn được nữa ngoài một bộ phận cử tri của chế độ. Đây còn là một thất bại của Lãnh đạo tối cao bởi vì đích thân ông đứng ra vận động người dân khi nói rằng đi bỏ phiếu là một ‘nghĩa vụ yêu nước và tôn giáo».
Nhưng trong cuộc bầu cử này, phe bảo thủ có lẽ cũng phải « cảm ơn » tổng thống Mỹ. Chính sách « áp lực tối đa » của Donald Trump kể từ khi ông rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 đã làm cho nền kinh tế Iran hầu như sụp đổ : Kinh tế suy thoái ở mức 9,5% (năm 2019), xuất khẩu dầu hỏa giảm 80%, đồng nội tệ mất giá đến 50% khiến đời sống trở nên đắt đỏ. Khoảng 1,6 triệu người dân Iran rơi vào cảnh bần hàn và tỷ lệ thất nghiệp vượt quá mức 16,8%. Tất cả những điều này đã phá hủy mọi nỗ lực của tổng thống Rohani từ nhiều năm qua.
Nếu như các « áp lực tối đa » của chính quyền Trump nhằm buộc Iran phải « phủ phục quy hàng », thì chính sách này như tiếp thêm sức phe bảo thủ cứng rắn, chỉ trích mạnh mẽ chính sách mở rộng vòng tay của tổng thống Hassan Rohani, khi cho rằng ông đã quá « ngây thơ » tin vào Mỹ.
Thêm vào đó, việc chính quyền Teheran thông báo tăng giá nhiên liệu hồi trung tuần tháng 11/2019, khiến người dân bất bình, rầm rộ xuống đường phản đối nhắm vào mọi tầng lãnh đạo từ phe bảo thủ, ôn hòa, Vệ Binh Cộng Hòa đến cả giáo chủ Khamenei. Thay vì đối thoại với dân, chính quyền lại có những biện pháp triệt để : Cắt đường truyền Internet trong một tuần để thẳng tay đàn áp. Hãng tin Reuters đưa ra con số 1.500 người chết. Hàng ngàn người bị bắt. Làn sóng phản đối tạm lắng trong nỗi cay đắng của người dân.
Rồi bất mãn lại bùng lên khi xảy ra thảm kịch hàng không sau một thời gian đoàn kết ngắn ngủi trước cái chết của tướng Qassem Soleimani bị Mỹ hạ sát. Chuyến bay 752 của hãng hàng không Ukraina bị tên lửa Vệ Binh Cách Mạng bắn rơi nhưng sự thật bị che giấu đến ba ngày mới được tiết lộ. Không một thủ phạm nào bị đưa ra xét xử, không một lời chỉ trích từ tổng thống Rohani.
Niềm tin đã bị xói mòn nay còn thêm sâu thẳm khi Hội Đồng Bảo Hiến thông báo không công nhận tư cách ứng cử của 7.200 ứng viên có tư tưởng ôn hòa và cải cách. Trước việc phải lựa chọn giữa « kẻ chột » và « người mù » như lời nhận định ví von của bà Agnès Lavallois, chuyên gia về Trung Đông và các vấn đề Địa Trung Hải, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS trên đài France Inter, bởi vì đại đa số ứng viên được phép tranh cử là những người bảo thủ và cực kỳ bảo thủ, thì đông đảo cử tri Iran đã chọn cách « quay lưng với bầu cử ».
Phe cứng rắn thắng cử, Rohani hẹp đường hành động
Câu hỏi đặt ra : Đâu là hệ quả chính trị trước sự thờ ơ của cử tri và quyết định gạt các ứng viên ôn hòa ra khỏi cuộc bầu cử ? Nhà nghiên cứu Clément Therme giải thích :
« Nghị viện ấn định khuôn khổ của một cuộc tranh luận chính trị, về những gì có thể là một dạng tự do ngôn luận ngay trong nội bộ nghị viện của nước Cộng Hòa Hồi Giáo. Việc gạt đông đảo các ứng viên chủ trương cải cách hay những người bảo thủ chỉ trích việc hạn chế tự do ngôn luận trong nghị viện, đánh dấu chấm hết cho các cuộc thảo luận nội bộ để nhường chỗ cho một sự thống nhất giả tạo từ giới lãnh đạo nhằm đối phó với chính quyền Donald Trump ».
Nói một cách khác, đối mặt với một nghị viện mới sắp tới, năm cuối cùng nhiệm kỳ của vị tổng thống ôn hòa Rohani hứa hẹn nhiều « khổ ải ». Cuộc bầu cử Nghị Viện lần này còn là bước dọn đường cho kỳ bầu cử tổng thống năm tới, mà giới chuyên gia Pháp không ngần ngại cho rằng một ứng viên bảo thủ sẽ lên thay.
Nhưng phải chăng đó cũng là một lẽ thường tình. Một chu kỳ chính trị sắp khép lại. Bởi vì, có một thực tế chính trị tồn tại ở Iran từ 40 năm qua : Chính trường Iran vận hành theo vòng tuần hoàn. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Clément Therme lưu ý thêm rằng ẩn sau hai cuộc bầu cử này còn có một cuộc chiến khác.
« Đây là một yếu tố quan trọng bởi vì chính tổng thống phải là người thực thi các chính sách của Lãnh đạo tối cao, mà những đường hướng chính được vạch ra ở thượng tầng lãnh đạo. Nhưng dù sao đi chăng nữa, chúng ta đang bước vào giai đoạn cuối của một chu kỳ. Từ những năm 1990 và từ khi nhà sáng lập Khomeini mất, nước Cộng Hòa Hồi Giáo vận hành theo chu kỳ giữa phe ôn hòa và bảo thủ. Nhưng giai đoạn cuối của chu kỳ ôn hòa lần này đã bị chính sách của chính quyền Donald Trump thúc đẩy nhanh hơn.
Tuy nhiên, ẩn sau đó còn là một cuộc chiến giành quyền kế thừa Lãnh đạo tối cao. Do vậy, trong cuộc bầu cử lập pháp lần này và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, vấn đề thay thế Lãnh đạo tối cao, người có một vị trí quan trọng nhất trong hệ thống quyền lực của Nhà nước Cộng Hòa Hồi Giáo cũng được đặt ra. »
Virus corona : « Khách không mời mà tới »
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh đã lan đến Iran nhưng vẫn bị chính quyền che giấu. Liệu đây có là một yếu tố để giải thích cho tỷ lệ vắng mặt cao ? Về điểm này, Clément Therme cũng không hoàn toàn phủ nhận, nhưng ông lưu ý rằng dịch bệnh còn cho thấy rõ mối quan hệ lệ thuộc giữa Iran và Trung Quốc. Sự việc làm dấy lên nhiều nghi vấn về chính sách đối ngoại được cho là « độc lập » của Iran kể từ sau cuộc Cách Mạng Hồi Giáo.
« Dịch bệnh làm dấy lên nhiều câu hỏi về mối quan hệ với Trung Quốc. Đây là những vấn đề rất nhậy cảm cho Iran bởi vì giới lãnh đạo của nước Cộng Hòa Hồi Giáo trước đây luôn lên án sự lệ thuộc về chiến lược của Iran đối với Mỹ dưới thời quân chủ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.
Nhưng ngày nay, Iran phụ thuộc rất nhiều vào Nga và Trung Quốc. Do vậy, đây là thất bại của việc tuyên truyền chính sách đối ngoại của Cộng Hòa Hồi Giáo, vốn dĩ luôn nhấn mạnh đến sự độc lập của đất nước. Hiện tại, mối quan hệ với Trung Quốc chặt chẽ đến mức Iran không thể nào cắt đứt bất chấp mối đe dọa quân sự nghiêm trọng.
Quả thật, điều này đặt ra một vấn đề địa chính trị về sự phụ thuộc vào Trung Quốc, và ở trong nước là vấn đề minh bạch đối với người dân Iran, vốn không còn tin tưởng vào những thông tin do chính phủ đưa ra, nhất là kể từ sau vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Ukraina, bởi vì chính phủ đã che giấu sự thật trong vòng ba ngày rằng chính Vệ Binh Cách Mạng đã bắn tên lửa vào chiếc máy bay dân dụng này. »
Nhưng có một điều chắc chắn với việc phe bảo thủ cứng rắn trở lại cầm quyền, số phận của thỏa thuận hạt nhân 2015 có thể sẽ sớm được định đoạt nhanh chóng. Giới chuyên gia dự đoán, Nghị Viện mới của Iran rất có thể sẽ sớm đưa ra đòi hỏi cho rút Iran ra khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Bước khởi đầu cho một giai đoạn gia tăng căng thẳng mới với phương Tây trong hồ sơ hạt nhân chăng ?
Bảo thủ, ôn hòa : Tất cả đều một giuộc ?
Iran trong tương lai có nguy cơ sẽ là một « Bắc Triều Tiên ở Trung Đông ». Bởi vì, theo như giải thích của Clément Therme, Iran đã bị đưa trở lại vào trong danh sách đen của Nhóm Hành Động Tài Chính (GAFI), một tổ chức quốc tế có trụ sở ở Paris, chuyên theo dõi tài trợ cho khủng bố và rửa tiền.
« Phe bảo thủ đã bắn đi một tín hiệu đầu tiên. Cũng trước đó, chính họ đã ngăn chận bằng mọi giá mọi điều luật do phe ôn hòa đề xuất liên quan đến việc minh bạch tài chính. Như vậy, Iran sẽ ngày càng trở nên bí hiểm, khép kín và cô lập. Và chiến lược tự cô lập này chẳng giúp giải quyết các vấn đề của đất nước. Đúng là phe cải cách đã bị gạt ra khỏi hệ thống nhưng điều đó có nguy cơ đẩy họ rơi vào thế ly khai. Nền tảng xã hội vì thế cũng bị thu hẹp lại sau mỗi một đợt khai trừ các lực lượng đối lập bên trong bộ máy cầm quyền. »
Dẫu sao thì cuộc bầu cử lần này cũng đã cho thấy rõ thực trạng thảm hại về tầng lớp chính khách Iran hiện nay : Một tầng lớp lãnh đạo già nua, chiếm giữ chính trường từ 40 năm qua. Một tầng lớp mới lên thay thế nhưng lại không được lòng dân. Một bộ máy cầm quyền ngày càng xơ cứng, không còn khả năng nghe được tiếng nói của dân.
« Đây hoàn toàn là một ý tưởng của Lãnh đạo tối cao, đó là là cho loại trừ những người chủ trương cải cách để đẩy một thế hệ bảo thủ trẻ lên. Thế nhưng, vấn đề của chiến lược này nằm ở chỗ những chính khách bảo thủ trẻ tuổi này, vốn để tranh luận trên chính trường lại không có được một sự ủng hộ của đông đảo dân chúng, bởi vì chỉ có chưa đến 20% người dân Iran là ủng hộ chế độ. Đây đúng là một vấn đề thật sự về tính chính đáng và việc đổi mới thế hệ cũng chưa đủ để mang lại sự năng động và uy tín cho một hệ thống chính trị quá bị mất lòng dân bởi vì chế độ này là không dân chủ.
Do vậy, vấn đề ở đây chính là bản chất của chế độ chính trị của Nhà nước Cộng Hòa Hồi Giáo, không còn khả năng xử lý, giải quyết các vấn đề mà người dân Iran đang phải đối mặt như vấn đề an ninh hàng không, khủng hoảng môi trường, khủng hoảng y tế hiện nay là dịch bệnh virus corona…
Chính sự thiếu hụt nguồn năng lực này đang tạo ra một nhu cầu lớn về việc chuẩn mực hóa kỹ trị, và tìm kiếm một tầng lớp tinh hoa không chính trị và hệ tư tưởng nhưng có năng lực xử lý các vấn đề cho đất nước. »
Dòng lịch sử vẫn cuồn cuộn chảy, nhưng chế độ Iran vẫn y như thế : Không có khả năng cải tổ sâu rộng, đứng trơ ì trong ngõ cụt và đang đè nặng lên một xã hội ngày càng tuyệt vọng. « Các chính khách có màng đến những gì chúng tôi muốn đâu, họ chỉ làm những gì họ muốn thôi. Họ chẳng quan tâm đến giới trẻ. Khi họ đắc cử, họ nói rằng họ sẽ làm khác đi so với những người trước nhưng thực tế là không. Tất cả đều là cá mè một lứa. » Đây chính là lời giải thích vì sao không đi bỏ phiếu của một nữ sinh viên với phóng viên đài France Inter.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200227-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-iran-trump-virus-corona-phe-b%E1%BA%A3o-th%E1%BB%A7
ASEAN thể hiện vai trò trung tâm,
tích cực trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay
Với vai trò là tổ chức khu vực quan trọng của khu vực Đông Nam Á và đối tác hàng đầu của các nước trên thế giới, trong cuộc chiến chống dịch viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới gây ra (Covid-19), ASEAN đã khẳng định vai trò trung tâm, trách nhiệm thông qua việc ra Tuyên bố chung về Covid-19 và tổ chức 3 hội nghị các nước về dịch bệnh này.Là tổ chức khu vực đầu tiên ra Tuyên bố chung về Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Convid-19, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 14/2 đã ra Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN trước sự bùng phát dịch bệnh này, nhấn mạnh tinh thần đoàn kết ASEAN, cam kết chung tay kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân. Tuyên bố hoan nghênh các nỗ lực đang được tiến hành trong kênh hợp tác y tế ASEAN và với các đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). “ASEAN sẽ tăng cường phối hợp ở cả cấp quốc gia và khu vực cũng như tăng cường hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức quốc tế khác trong phòng chống và kiểm soát dịch bệnh”, Tuyên bố chung cho biết. Tuyên bố cũng khẳng định tình đoàn kết và ủng hộ mạnh mẽ của ASEAN với nỗ lực to lớn của chính phủ và người dân Trung Quốc cũng như cộng đồng quốc tế trong ứng phó bệnh dịch. Nhấn mạnh các nước ASEAN tiếp tục duy trì chính sách mở cửa; nhất trí phối hợp trong công tác kiểm tra y tế tại các cửa khẩu của các quốc gia thành viên; yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao của các nước thành viên ASEAN ở nước thứ ba hỗ trợ lãnh sự cho công dân ASEAN trong trường hợp cần thiết cũng như hợp tác hiệu quả ngăn thông tin sai lệch về dịch Covid-19.
Tổ chức Hội nghị đặc biệt Hội đồng Điều phối ASEAN về Covid-19
Hội nghị đặc biệt Hội đồng Điều phối ASEAN được tổ chức theo đề xuất của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Mục đích của Hội nghị đặc biệt của Hội đồng Điều phối ASEAN nhằm kịp thời triển khai Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN được thông qua ngày 14/2 về Ứng phó chung ASEAN trước sự bùng phát dịch bệnh Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, ASEAN cần phát huy tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng của Cộng đồng ASEAN, sự cần thiết tăng cường hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức do dịch bệnh Covid-19 gây ra, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân và sư phát triển của các
quốc gia thành viên cũng như tiến trình xây dựng Cộng đồng và các hoạt động chung của ASEAN. Các nước thành viên ASEAN đã chia sẻ cập nhật về công tác ứng phó dịch bệnh đang được triển khai khẩn trương, tích cực ở mỗi quốc gia cũng như đẩy mạnh hợp tác với các đối tác bên ngoài và cộng đồng quốc tế trong ứng phó dịch bệnh. Hội đồng điều phối ASEAN hoan nghênh hành động kịp thời và hiệu quả của các quốc gia thành viên, kênh hợp tác y tế và các cơ quan chuyên ngành ASEAN trong phối hợp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát dịch bệnh.
Nước Chủ tịch ASEAN 2020 đề xuất các bước triển khai tiếp theo của ASEAN trên tinh thần Tuyên bố Chủ tịch ASEAN gồm: (i) Tăng cường nỗ lực và hành động chung, tổng thể của cả Cộng đồng ASEAN thông chia sẻ thông tin một cách minh bạch, phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan trong cả hệ thống ASEAN, ở cấp độ quốc gia và khu vực cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm ứng phó và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tăng cường hỗ trợ công dân của các nước thành viên trong trường hợp cần thiết, tin cậy và ủng hộ lẫn nhau trong nỗ lực xử lý tình hình. (ii) Cân bằng giữa phòng chống dịch bệnh với việc duy trì các chính sách liên kết và kinh tế mở. (iii) Đề cao trách nhiệm của các Chính phủ trong việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho người dân và cho các quốc gia thành viên trong Cộng đồng ASEAN về tình hình diễn biến dịch bệnh cũng như biện pháp ứng phó của mỗi nước. (iv) Đẩy mạnh hợp tác xử lý các thông tin sai lệch gây hoang mang trong cộng đồng.
Tổ chức Hội nghị đặc biệt của Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và TQ về hợp tác ứng phó Covid-19
Hội nghị được tổ chức tại Viêng Chăn (Lào) hôm 20/2, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Uỷ viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khẳng định tình đoàn kết và ủng hộ các nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong ứng phó dịch bệnh; chia sẻ về những tổn thất lớn mà Trung Quốc đang gặp phải do dịch bệnh; tin tưởng với quyết tâm, năng lực và các biện pháp mạnh mẽ của Chính phủ, Trung Quốc sẽ sớm vượt qua khó khăn, kiểm soát thành công dịch bệnh. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc nhất trí đẩy mạnh phối hợp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực trong chẩn đoán, nghiên cứu phát triển thuốc điều trị và vắc-xin ngăn ngừa dịch bệnh, thống nhất sẽ tận dụng các cơ chế hợp tác hiện có giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó có thúc đẩy trao đổi, phối hợp về chuyên môn giữa các cơ quan y tế của hai bên. ASEAN và Trung Quốc khẳng định sẽ nỗ lực giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với phát triển kinh tế-xã hội của các nước cũng như duy trì trao đổi kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai bên. Các Bộ trưởng cũng nhất trí sẽ báo cáo lên Lãnh đạo cấp cao để có chỉ đạo tiếp theo và phối hợp ở cấp cao nhất trong hợp tác ứng phó dịch bệnh. Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó với dịch Covid-19.
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM hẹp) thảo luận về Covid-19
Diễn ra tại Hà Nội ngày 19/2, ADMM hẹp là một trong những hoạt động quân sự quốc phòng quan trọng trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Hội nghị ra Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh, đồng thời góp phần khẳng định ADMM là cơ chế hợp tác, đối thoại, trao đổi hiệu quả về các vấn đề chiến lược, quốc phòng, an ninh, tạo nền tảng thúc đẩy và hình thành các sáng kiến hợp tác thực chất trên nhiều lĩnh vực; qua đó góp phần xây dựng lòng tin, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước. Việc chỉ trong một thời gian ngắn, Hội nghị ADMM hẹp đã thông qua được Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh chứng tỏ sự nhanh nhạy và thích ứng của các nước thành viên để cùng chung tay đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay, nhất là trong tình hình dịch bệnh đang lan rộng mà không một quốc gia nào có thể tự mình ứng phó được. Tuyên bố đưa ra không chỉ được các nước ASEAN đánh giá rất cao mà tất cả các khu vực đều quan tâm, đặc biệt là các nước Cộng (trong ADMM+). Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cho rằng, đây là một trong những tuyên bố có kỷ lục ra đời nhanh nhất trong vòng chưa đầy hai ngày.
http://biendong.net/bien-dong/33241-asean-the-hien-vai-tro-trung-tam-tich-cuc-trong-cuoc-chien-chong-dich-covid-19-hien-nay.html
Canada, New Zealand tăng cường hợp tác, ủng hộ
vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực
Ngày 25/2, tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta của Indonesia đã diễn ra cuộc họp Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-Canada (ACJCC) lần thứ 8 với sự tham gia của Thứ trưởng phụ trách Quan hệ kinh tế đối ngoại Canada Jonathan Fried vàđại sứ tại ASEAN và đại sứ song phương tại 10 nước ASEAN.Trước đó, tại Phnom Penh của Campuchia cũng diễn ra Đối thoại thường niên ASEAN – New Zeland lần thứ 27 từ ngày 20-21/2. Các bên tiếp tục nhất trí tăng cường quan hệ đối tác và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.Tại cuộc họp Ủy ban Hợp tác chung ASEAN – Canada lần thứ 8
Tại cuộc họp, ASEAN và Canada hoan nghênh những kết quả tích cực trong quan hệ hợp tác thời gian qua, đặc biệt là việc hoàn tất triển khai tất cả các dòng hành động của Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-Canada giai đoạn 2016-2020.ASEAN đánh giá cao các cam kết của Canada đối với khu vực, mong muốn Canada tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, đẩy mạnh hội nhập kinh tế, triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và Kế hoạch công tác sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn III, xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng, thúc đẩy Mạng lưới các thành phố thông minh của ASEAN, cấp học bổng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lý thiên tai, cứu trợ nhân đạo, y tế cộng đồng, tăng cường vai trò của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình và an ninh, giao lưu nhân dân.
Canada tiếp tục khẳng định coi trọng hợp tác với ASEAN và nhấn mạnh ASEAN là một nội dung ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Thứ trưởng Canada nêu cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ ASEAN trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng, triển khai MPAC và IAI, đồng thời bày tỏ mong muốn nâng cấp quan hệ đối tác với ASEAN, xây dựng FTA ASEAN – Canada, tham gia và đóng góp cho các cơ chế như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Biển mở rộng (EAMF) vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực. Canada thông báo kế hoạch lập Quỹ hợp tác ASEAN-Canada để triển khai các dự án và hoạt động hợp tác trong thời gian tới.
Về phương hướng hợp tác, ASEAN và Canada nhất trí sẽ triển khai hợp tác toàn diện trên cả ba trụ cột chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội, tập trung vào các lĩnh vực như chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, thương mại – đầu tư, doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, khoa học và công nghệ, an ninh mạng, kết nối, thành phố thông minh, biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh, giáo dục, thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và của lao động di cư…; đồng thời phối hợp hoàn tất Kế hoạch hành động ASEAN – Canada giai đoạn mới 2021-2025 để trình Hội nghị Bộ trưởng ASEAN – Canada đầu tháng 8/2020 thông qua.
Tại Đối thoại thường niên ASEAN – New Zeland lần thứ 27
Các nước thành viên ASEAN và New Zealand cam kết tiếp tục thúc đẩy phát triển sâu rộng quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2020, dịp kỷ niệm 45 năm hai bên thiết lập quan hệ đối tác (1975-2020); phối hợp chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả các cơ chế hợp tác khu vực như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Đồng quan điểm trong ủng hộ hệ thống thương mại đa phương quốc tế rộng mở, công bằng, dựa trên luật lệ, hai bên nhất trí đánh giá triển khai và đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); nỗ lực hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2020. Hội nghị cũng ghi nhận tiến độ soạn thảo Kế hoạch hành động ASEAN-New Zealand giai đoạn 2021-2025.
New Zealand khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, đánh giá cao Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; đề xuất tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế, người dân và môi trường. Trong đó, tập trung hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và an ninh biên giới; hoàn tất Hiệp định Dịch vụ hàng không giữa hai bên; hợp tác môi trường và nông nghiệp bền vững; quản lý nguồn nước Mekong; hỗ trợ xây dựng năng lực thông qua các chương trình đào tạo và cấp học bổng cho các nước ASEAN. Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, hai bên nhắc lại quan điểm về Biển Đông được nêu tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (01/2020), trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ DOC và tích cực đàm phán xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả. New Zealand ủng hộ các nỗ lực của ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo tại bang Rakhine, Myanmar; ủng hộ phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Hai bên cũng chia sẻ lo ngại về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến thế giới và khu vực, thống nhất tăng cường hợp tác chống lại dịch bệnh này. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chia sẻ về chủ đề và ưu tiên, sáng kiến của ASEAN năm 2020, qua đó khẳng định tiếp tục thúc đẩy quan hệ gắn kết giữa ASEAN với New Zealand, chủ động thích ứng với biến động của khu vực và quốc tế. Việt Nam cũng đề nghị tăng cường hợp tác giữa hai bên trong các nội dung cụ thể như hợp tác biển, kết nối kinh tế, phát triển tiểu vùng và bình đẳng giới; khẳng định phối hợp chặt chẽ cùng các nước ASEAN và New Zealand tổ chức thành công Cấp cao ASEAN-New Zealnad kỷ niệm 45 năm hai bên thiết lập quan hệ đối tác dịp Cấp cao ASEAN 36 (4/2020).
http://biendong.net/bien-dong/33235-canada-new-zealand-tang-cuong-hop-tac-ung-ho-vai-tro-trung-tam-cua-asean-trong-cau-truc-khu-vuc.html
Việt Nam sẽ lãnh đạo ASEAN
trong Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ – ASEAN
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, nhiều khả năng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng tới khi Hoa Kỳ và 10 quốc gia ASEAN đang lên kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt vào ngày 14/03 tại thành phố Las Vegas.Ông Alexander Feldman, Chủ tịch & Giám đốc điều hành Hội đồng Thương mại Mỹ-ASEAN, cho biết trong một bản tin: “Việt Nam sẽ lãnh đạo các nước ASEAN trong Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ – ASEAN vào giữa tháng 3.”
Theo bản tin của VOA, các cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đang được lên kế hoạch.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi VOA Tiếng Việt về việc liệu sẽ có cuộc họp song phương nào giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao này hay không.
Trang Nikkei dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết lãnh đạo năm nước gồm Việt Nam, Lào, Singapore, Campuchia, và Thai Lan xác nhận sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Las Vegas.
Vào tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Thái Lan, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói rằng trên cương vị nước Chủ tịch ASEAN 2020, ông khẳng định Việt Nam cam kết ủng hộ và sẽ thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Mỹ.
Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 25/02 cho biết rằng Tổng thống Trump đã mời các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đến dự Hội nghị Cấp cao tại thành phố Las Vegas. Vào năm ngoái ông Trump không đến dự Hội nghị Cấp cao US-ASEAN ở Thái Lan.
Bức thư mời của tổng thống Trump gởi các lãnh đạo ASEAN mà Cố vấn an ninh Nhà Trắng Robert O’Brien đọc trong cuộc họp hôm 04/11/2019 ở Thái Lan nói rằng Hội nghị Cấp cao đặc biệt sắp tới sẽ là “một cơ hội thật tốt” để Mỹ và ASEAN “mở rộng và tăng cường hợp tác trên các vấn đề có tầm quan trọng to lớn,” theo The Diplomat.
Trang Nikkei dẫn một nguồn tin cho biết chính quyền của Tổng thống Trump sẽ thảo luận về các dự án phát triển con người, trong bối cảnh có tin loan rằng các vấn đề an ninh và Biển Đông cũng sẽ là một trong những chủ đề sẽ được bàn thảo tại Hội nghị lần này.
Tại cuộc họp đầu tiên năm 2020 của Ủy ban ASEAN ở thủ đô Washington hôm 24/02, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc và các đại sứ ASEAN khác đã thảo luận việc chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại Las Vegas vào tháng 3 tới.
https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-se-lanh-dao-asean-trong-hoi-nghi-cap-cap-dac-biet-my-asean/5306780.html
Thành viên cao cấp của ủy ban Olympic quốc tế cho biết
Thế Vận Hội Tokyo có thể bị hủy do dịch coronavirus
Vào hôm thứ ba (25/2), một thành viên cao cấp của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), cho biết rằng nếu việc tổ chức Thế vận hội ở Tokyo vào mùa hè này là quá nguy hiểm vì sự bùng phát của coronavirus, và các nhà tổ chức có nhiều khả năng sẽ hủy bỏ hoàn toàn sự kiện này thay cho việc trì hoãn hoặc di chuyển đến địa điểm khác. Ông Dick Pound, một cựu vô địch bơi lội người Canada, người tham gia IOC từ năm 1978, và là thành viên tại chức lâu nhất, ước tính họ có khoảng thời gian ba tháng để quyết định số phận của Thế vận hội Tokyo, có nghĩa là việc đưa ra quyết định có thể sẽ bị hoãn cho đến cuối tháng Năm.Đợt bùng phát virus bắt đầu ở Trung Cộng vào hai tháng trước lây nhiễm hơn 80,000 người trên toàn cầu và giết chết hơn 2,700 người, phần lớn trong số họ ở Trung Cộng. Nhưng virus này đang lan ra ở Nam Hàn, Trung Đông và Châu Âu, khiến nhiều người lo sợ về một đại dịch. Nhật Bản báo cáo bốn trường hợp tử vong. Ông Pound khuyến khích các vận động viên tiếp tục tập luyện. Khoảng 11,000 người dự kiến sẽ tham dự Thế vận hội, khai mạc vào ngày 24 tháng 7 và 4,400 người sẽ tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật, bắt đầu vào ngày 25 tháng 8. Thế vận hội có từ năm 1896, chỉ bị hủy bỏ trong thời chiến. Thế vận hội năm 1940 diễn ra ở Tokyo nhưng bị hủy vì cuộc chiến tranh của Nhật Bản với Trung Cộng và Đệ Nhị Thế chiến. Thế vận hội Rio ở Brazil diễn ra như dự kiến vào năm 2016 bất chấp sự bùng phát của virus Zika.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thanh-vien-cao-cap-cua-uy-ban-olympic-quoc-te-cho-biet-the-van-hoi-tokyo-co-the-bi-huy-do-dich-coronavirus/
Tái nhiễm COVID-19: Nhật Bản xác nhận ca đầu tiên
Băng ThanhMột phụ nữ làm hướng dẫn viên xe buýt du lịch ở Nhật Bản đã bị nhiễm lại COVID-19 mặc dù trước đó đã hồi phục, chính quyền tỉnh Osaka cho biết hôm 26/2.
Người phụ nữ, khoảng 40 tuổi, cư dân của tỉnh Osaka, có kết quả dương tính với virus sau khi bị đau họng và đau ngực. Trước đó, vào cuối tháng 1, cô được xác định nhiễm COVID-19 và đã xuất viện sau khi hồi phục vào ngày 1/2.
Bộ y tế Nhật Bản xác nhận đây là trường hợp đầu tiên tái nhiễm COVID-19 ở nước này, mặc dù, các trường hợp tái nhiễm virus đã được báo cáo ở Trung Quốc. Căn bệnh hiện lây nhiễm cho khoảng 80.000 người trên thế giới và khiến gần 2.800 người tử vong, đại đa số là ở Trung Quốc đại lục.
“Một khi bạn bị nhiễm virus, nó có thể không biểu hiện với các triệu chứng nhỏ nhất, nhưng sau đó bạn có thể bị nặng hơn nếu nó tìm được đường vào phổi”, Philip Tierno Jr., giáo sư vi sinh và bệnh học tại trường y NYU cho biết.
Ông cho biết vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus này.
“Tôi không chắc rằng liệu virus này có phải là thuộc dạng ngủ hai pha (bi-phasic) hay không, giống như bệnh than”, ông nói, nhằm ám chỉ căn bệnh sẽ biến mất trước khi nó lại tái phát.
Cho đến nay, khu vực có số ca nhiễm COVID-19 lớn nhất Nhật Bản là Hokkaido, hòn đảo ở phía bắc với 38 ca nhiễm.
“Chúng tôi biết rằng virus này sẽ chỉ lan rộng hơn nữa và chúng tôi thậm chí không thể được kiểm tra”, một bà mẹ ở thành phố Sapporo của tỉnh Hokkaido cho biết.
Theo hướng dẫn của chính phủ Nhật Bản, người dân nên gọi đến đường dây nóng để tham khảo ý kiến về việc họ có nên đi xét nghiệm hay không nếu họ có triệu chứng giống cảm lạnh, sốt 37,5 độ C, mệt mỏi cực độ hoặc khó thở trong bốn ngày trở lên.
Người già, phụ nữ mang thai hoặc những người đã mang bệnh nặng nên thực hiện cuộc gọi nếu họ có các triệu chứng như vậy trong hai ngày trở lên, hướng dẫn cho biết.
“Tôi nghĩ rằng có những người lo lắng và muốn được kiểm tra nhưng … điều đó sẽ vượt quá khả năng của các cơ sở y tế và chúng tôi không thể điều trị cho những người cần điều trị”, Một quan chức giấu tên của Bộ y tế Nhật Bản cho biết.
Tính đến sáng 27/2, theo Worldometers, Nhật bản có 189 người nhiễm COVID-19, 3 người tử vong.
Băng Thanh
Theo Reuters
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-ban-xac-nhan-ca-dau-tien-tai-nhiem-covid-19.html
Nhật nâng cấp hỏa tiễn
để tăng khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm
Tin Tokyo, Nhật Bản – Quân đội Nhật đang dự định nâng cấp một loại hỏa tiễn thế hệ kế tiếp, để hỏa tiễn này có năng lực tiêu diệt hàng không mẫu hạm. Hành động củng cố lực lượng này được cho là nhắm vào Trung Cộng, trong bối cảnh hai nước đang có tranh chấp chủ quyền về các quần đảo trên biển Hoa Đông. Dẫn tin từ Bộ Quốc Phòng Nhật Bản, tờ báo Mainichi cho biết các viên chức đang thảo luận về việc cải tiến năng lực chống hạm cho hỏa tiễn siêu tốc HVGP, hiện đang được phát triển và dự kiến sẽ bắt đầu được sử dụng vào đầu năm 2026.Được công bố lần đầu tiên vào cuối năm 2018, hỏa tiễn HVGP được thiết kế để bắn từ một động cơ đẩy ở thượng tầng khí quyển, và bay về phía mục tiêu với tốc độ cao. Hỏa tiễn được chỉnh hướng bằng hệ thống định vị GPS, khiến nó khó bị đánh chặn hơn hỏa tiễn thông thường. Vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công một hòn đảo bị lực lượng đối thủ đánh chiếm, theo Bộ Quốc Phòng Nhật cho biết. Quân đội Nhật hiện đang cân nhắc trang bị thêm cho hỏa tiễn HVGP một thiết bị mới, có khả năng phá vỡ boong tàu của hàng không mẫu hạm. Hỏa tiễn bản nâng cấp cũng sẽ có tầm bắn xa hơn và tốc độ cao hơn, cũng như có quỹ đạo linh hoạt hơn.
Trung Cộng vừa mới khai trương tàu Sơn Đông, hàng không mẫu hạm nội địa đầu tiên của nước này, vào năm ngoái. Một hàng không mẫu hạm khác, chiếc Liêu Ninh, được mua lại từ Nga và bắt đầu hoạt động năm 2012.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhat-nang-cap-hoa-tien-de-tang-kha-nang-tieu-diet-hang-khong-mau-ham/
Người Hàn Quốc bị nhiễm COVID-19
sau khi về từ Việt Nam
Một người Hàn Quốc 68 tuổi sau khi từ Việt Nam về nước đã bị xét nghiệm dương tính COVID – 19, theo thông tin từ chính phủ Hàn Quốc.VNExpress trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 26/2 cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã đề nghị Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cung cấp thêm thông tin về người nhiễm bệnh này.
“Bộ Y tế Việt Nam và Hàn Quốc sẽ trao đổi thông tin về bệnh nhân này qua các kênh chính thức theo các quy định về y tế quốc tế. Bộ Ngoại giao đã thông báo cho Bộ Y tế về vấn đề này”, bà Hằng cho biết.
Người Hàn Quốc có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 23/2 sau khi từ Việt Nam về nước hôm 16/2.
Hiện Việt Nam đã ngưng tiếp nhận tất cả những người đến Việt Nam từ các vùng có dịch bệnh COVID – 19 ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý và Iran.
Hành khách đến từ các quốc gia có dịch phải điền bảng câu hỏi kiểm tra y tế và bị cách ly 14 ngày.
Cho đến hiện nay, Việt Nam mới ghi nhận 16 ca nhiễm COVID – 19 và thông báo tất cả các ca này đã khỏi bệnh.
Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước có biểu hiện virus lây lan trong cộng đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-brobes-skorean-for-coronavirus-infection-02272020081238.html
Tiếp viên hàng không của hãng Korean Air
sau chuyến bay đến Los Angeles
được chẩn đoán dương tính coronavirus
Tin từ Los Angeles, California – Truyền thông Nam Hàn đưa tin rằng một tiếp viên hàng không của hãng Korean Air được chẩn đoán nhiễm coronavirus sau chuyến bay đến Los Angeles. Tiếp viên này đã phục vụ trên chuyến bay từ Incheon đến Los Angeles, và có thể đã dành chút thời gian ở Los Angeles trước khi lên chuyến bay trở về.Gần đây, người này cũng phục vụ trên chuyến bay Incheon – Tel Aviv. Sở y tế quận Los Angeles đã biết về tin tức của truyền thông và đang chờ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ xác nhận. Sở y tế quận cho hay quận Los Angeles vẫn chưa có báo cáo về ca nhiễm coronavirus mới nào. Nếu trường hợp Korean Air được xác nhận, họ có thể truy ra nơi người tiếp viên đó đã ghé thăm và công khai thông tin đó.
Trên website của Korean Air, hãng hàng không đã liệt kê chi tiết các bước cần thực hiện để bảo vệ hành khách và nhân viên phi hành khỏi phơi nhiễm COVID-19. Hiện Nam Hàn đã có 1,146 ca nhiễm và 11 ca tử vong do COVID-19. Chính phủ Nam Hàn đã đưa nhân viên y tế, đồ bảo vệ và tiếp tế đến Daegu.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tiep-vien-hang-khong-cua-hang-korean-air-sau-chuyen-bay-den-los-angeles-duoc-chan-doan-duong-tinh-coronavirus/
Hàn Quốc ra biện pháp mạnh
chống bùng phát dịch COVID-19
Triệu HằngQuốc hội Hàn Quốc hôm thứ Tư (26/2) đã thông qua luật nhằm chống bùng phát dịch virus corona. Những bệnh nhân bị nghi nhiễm COVID-19 cố tình không tuân thủ cách ly nay đối mặt với án tù một năm hoặc khoản tiền phạt lên tới 10 triệu won (8.200 USD), theo Nikkei Asian Review (27/2).
Chính phủ Hàn Quốc cũng có thể hạn chế xuất khẩu khẩu trang và chất khử trùng phòng thiếu hụt trong nước.
Các cơ quan y tế Hàn Quốc đang thúc giục các cá nhân đã tới gần người có triệu chứng nhiễm virus trong khoảng cách 2 mét phải ở nhà hai tuần. Chính phủ sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho những người tuân thủ, ví dụ, một hộ gia đình 4 người sẽ được nhận khoảng 1.000 USD.
Hàn Quốc hiện có số lượng ca nhiễm bệnh lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc.
Tính đến sáng nay (27/2), theo Worldometers, Hàn Quốc đã ghi nhận 1.595 ca nhiễm với 13 ca tử vong.
Theo Nikkei, trong số những người chết vì dịch bệnh này, có một người đàn ông Mông Cổ.
Luật mà Hàn Quốc thông qua hôm thứ Tư, cho phép Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn quốc yêu cầu Bộ Tư pháp từ chối nhập cảnh công dân nước ngoài đến từ các vùng bị ảnh hưởng dịch virus.
Hàn Quốc đã cấm du khách nước ngoài có lịch sử du lịch từng tới Hồ Bắc (Trung Quốc) – tâm dịch bệnh khởi phát.
Đang có một sự hối thúc mạnh mẽ, đặc biệt giữa các đảng bảo thủ, nhằm yêu cầu một lệnh cấm diện rộng đối với tất cả du khách Trung Quốc. Có hơn 760.000 kiến nghị trên trang web của văn phòng tổng thống đề nghị cấm du lịch.
Hàn Quốc cũng đang đương đầu với sự gia tăng các ca nhiễm, chủ yếu tập trung vào một tổ chức tôn giáo ở thành phố Daegu. Chính phủ dự kiến mất ít nhất 4 tuần để ổn định tình hình tại Daegu.
Sự bùng phát dịch COVID-19 có thể đạt đỉnh tại Hàn Quốc vào ngày 20/3 với 10.000 người nhiễm, JPMorgan Chase, hãng dịch vụ tài chính dự đoán trong một báo cáo hôm 24/2.
https://www.dkn.tv/the-gioi/han-quoc-ra-bien-phap-manh-chong-bung-phat-dich-covid-19.html
Covid-19: Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc
về số ca nhiễm mới hàng ngày
Trọng NghĩaTheo thống kê mới nhất do chính quyền Hàn Quốc công bố vào hôm nay, 27/02/2020, trong vòng 24 tiếng đồng hồ vừa qua, nước này đã ghi nhận một con số tăng kỷ lục của các ca lây nhiễm virus corona: 505 trường hợp mới được xác nhận, nâng tổng số ca bị nhiễm lên thành 1.766.
Điều đáng ngại là con số người bị nhiễm thêm trong một ngày tại Hàn Quốc như vậy đã vượt qua con số tăng tại tâm dịch là Trung Quốc, “chỉ” có thêm 433 ca mới.
Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hàn Quốc, trong số 505 ca nhiễm mới, có đến 422 trường hợp được phát hiện tại ổ dịch quan trọng nhất là Daegu, đưa tổng số ca nhiễm riêng tại Daegu lên đến 1.132, chiếm 64% bệnh nhân covid-19 trên toàn quốc.
Song song với đà lây nhiễm, số trường hợp tử vong cũng tăng thêm một người. Nạn nhân thứ 13 này là một bệnh nhân 75 tuổi, có quan hệ với giáo phái Tân Thiên Địa và nhà thờ ở Daegu.
Trong khi đó, số ca nhiễm tại những vùng khác cũng tăng với tốc độ đáng báo động. Theo truyền thông Hàn Quốc, tại hai thành phố lớn nhất là Seoul và Busan, số ca lây nhiễm virus corona cũng tăng đáng kể, với 56 trường hợp ở Seoul, và 61 ca ở Busan.
Theo hãng tin Pháp AFP, tình hình những ngày tới đây có thể còn gay go hơn nữa, với số ca lây nhiễm mới tăng vọt với kết quả xét nghiệm hơn 210.000 thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa, bị cho là xuất phát điểm của dịch Covid-19 tại Hàn Quốc.
Giáo phái này đã chấp nhận giao danh sách và thông tin liên lạc của toàn bộ tín đồ để chính phủ Hàn Quốc bắt đầu xét nghiệm kể từ hôm qua, 26/02. Thế nhưng chính quyền vừa lưu ý là danh sách đó còn thiếu ít nhất 70.000 tín đồ vừa kết nạp, mà giáo phái này cho rằng danh sách không thể nộp được vì đó chưa phải là tín đồ thực thụ.
Tập trận chung Mỹ-Hàn bị đình hoãn
Một trong những hệ quả về mặt an ninh quốc phòng của dịch Covid-19 tại Hàn Quốc là Washington và Seoul đã quyết định hoãn vô thời hạn cuộc tập trận chung thường niên vào mùa xuân, dự trù mở ra trong tháng Ba tới đây.
Đây là lần đầu tiên hai nước đồng minh Mỹ và Hàn Quốc quyết định hoãn tập trận chung do vấn đề y tế và quyết định này được cho là chắc chắn sẽ làm cho Bắc Triều Tiên hài lòng vì Bình Nhưỡng luôn luôn đả kích các hoạt động tập trận của Mỹ và Hàn Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200227-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C3%A3-v%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%ABa-t%C4%83ng-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c
Giáo sư Đài Loan nói COVID-19
có khả năng do con người tạo ra
Băng ThanhKhi chủng mới của virus corona bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc tiếp tục lan rộng ra toàn thế giới, thì một giáo sư của Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) hôm 22/2 cho biết, loại virus này có khả năng do con người tạo ra, dựa trên cấu trúc bất thường của nó.
Tại một hội thảo về virus corona (COVID-19) do Hiệp hội y tế công cộng Đài Loan tổ chức tại NTU, Fang Chi-tai, một giáo sư tại Cao đẳng sức khỏe cộng đồng thuộc NTU đã giải thích xung quanh giả thuyết cho rằng, virus này bị rò rỉ hoặc được phát tán từ phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 của Viện Vũ Hán (phòng thí nghiệm BSL-4).
Ông nói rằng những gì đã biết là có nhiều virus chết người đang được nghiên cứu trong cơ sở này, như SARS và Ebola đồng thời hồ sơ theo dõi các tiêu chuẩn an toàn và quản lý phòng thí nghiệm của Trung Quốc đã được đặt câu hỏi trong quá khứ.
Ông Fang nói rằng COVID-19 giống 96% gen RaTG13 của dơi, loại gen được biết đến là đang có mặt tại phòng thí nghiệm này.
Ông cho biết một nhóm nghiên cứu của Pháp nghiên cứu về COVID-19 đã phát hiện ra rằng, điểm khác biệt chính giữa RaTG13 và COVID-19 là COVID-19 có thêm bốn axit amin không tìm thấy trong bất kỳ loại virus corona nào khác. Fang nói rằng bốn axit amin này làm cho bệnh dễ lây lan hơn.
Ông nói rằng những phát hiện của nhóm nghiên cứu Pháp đã khiến một số người trong cộng đồng khoa học suy đoán rằng các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng dịch SARS 17 năm trước quá dễ đối phó, vì vậy họ đã phát triển một “phiên bản nâng cấp”. Ông nói rằng với công nghệ hiện đại, việc “nâng cấp” như vậy về mặt lý thuyết là có thể.
Giáo sư Fang khẳng định, trong tự nhiên “không có khả năng có bốn axit amin được thêm vào cùng một lúc”.
Ông kết luận: “Do đó, từ quan điểm học thuật, thực sự có khả năng các axit amin đã được thêm vào COVID-19 trong phòng thí nghiệm của con người”, và điều này vẫn có thể xảy ra trong tự nhiên nhưng “cơ hội rất mong manh”.
Ông nhấn mạnh rằng các đột biến được tìm thấy trong COVID-19 là “không bình thường về mặt học thuật”, đồng thời khẳng định “thực sự có thể đó là sản phẩm do con người tạo ra”.
Ông cho biết việc tiến hành điều tra hồ sơ của Phòng thí nghiệm BSL-4 là rất quan trọng. Tuy nhiên, do bản chất che giấu của nhà cầm quyền Trung Quốc, ông nói rằng một cuộc điều tra công khai vào hồ sơ của phòng thí nghiệm có vẻ rất khó xảy ra trong tương lai gần.
Về mặt tích cực, ông nói rằng nếu đó là một loại virus nhân tạo, thì có nghĩa là, nó không sản sinh trong tự nhiên. Do đó, sau khi bệnh nhân cuối cùng được chữa khỏi, nó sẽ không thể trở thành một bệnh theo mùa giống như cúm, vốn do thiên nhiên tạo ra.
Theo Keoni Everington, Taiwan News
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/giao-su-dai-loan-noi-covid-19-co-kha-nang-do-con-nguoi-tao-ra.html
Cuộc chiến truyền thông giữa Bắc Kinh
và Washington giữa cơn bão dịch Covid-19
và hoạt động gián điệp
Trung Quốc và Mỹ liên tục có các biện pháp đáp trả trong lĩnh vực truyền thông do các vụ việc liên quan đến dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19) và hoạt động gián điệpNhững hành động của Mỹ nhằm vào TQ
Chính quyền Mỹ đã quyết định loại 5 cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc gồm Tân hoa Xã, Mạng lưới truyền hình toàn cầu, Đài phát thanh Trung Quốc, Trung Quốc Nhật báo và Nhân dân Nhật báo ra khỏi các cơ quan hành nghề báo chí đơn thuần, mà thay vào đó là các cơ quan chính phủ nước ngoài, bị áp dụng các quy định tương tự các đại sứ quán nước ngoài. Quy định trên của Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải đăng ký tất các nhân viên và tải sản với Bộ Ngoại giao Mỹ, như họ phải làm với các nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington hoặc các lãnh sự quán khắp nước Mỹ. Động thái của Mỹ được cho là nhằm đối phó với nguy cơ gián điệp từ Trung Quốc và gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ.
Trước đó, Mỹ cũng đã hạn chế nhận lưu học sinh Trung Quốc và đóng cửa các Viện Khổng Tử. Mới đây, Học viện công nghệ (Massachusetts Institute of Technology),trường đại học hàng đầu Mỹ công bố danh sách sinh viên mới được nhận vào trường năm 2019 cho thấy, trong số 707 sinh viên mới, không có tên một sinh viên Trung Quốc nào. Trực tiếp Tổng thống D.Trump cũng nhiều lần công khai ám chỉ việc lưu học sinh Trung Quốc làm gián điệp lấy cắp công nghệ của Mỹ, sau đó đã tuyên bố kế hoạch mới thực hiện điều tra bối cảnh và hạn chế học sinh Trung Quốc.
Biện pháp đáp trả tương ứng của TQ
Trung Quốc hôm 19/2 đã trục suất hai nhà báo Mỹ và một công dân Australia làm việc cho Tạp chí Wall Street Journal có đăng các bài viết mang tính “hạ thấp Trung Quốc và phân biệt chủng tộc”, theo như miêu tả của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bài viết đó đáng giá rằng cách chính quyền Trung Quốc phản ứng trước bệnh dịch ở Vũ Hán những ngày đầu là “mang tính bưng bít, chỉ vì lợi ích của nhà nước”. Theo nội dung bài đó thì niềm tin trên toàn cầu đối với Trung Quốc “đã bị lung lay”. Hai trong số họ là công dân Mỹ là Josh Chin, Phó chánh văn phòng thường trú của Tạp chí Wall Street Journal tại Bắc Kinh, Chao Deng và người thứ ba là công dân Australia Philip Wen. Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, nhà báo nước ngoài có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc bị yêu cầu rời nước này.
Trước khi có dịch Covid-19, báo chí Trung Quốc cũng đã mở chiến dịch tuyên truyền công kích Mỹ. Sau khi Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn cầu liên tiếp tung ra các bài công kích Mỹ “cường quyền bá đạo”; đến lượt Ban Tuyên truyền trung ương ra lệnh cho các đài truyền hình cả nước mỗi tối phát 1 bộ phim về chiến tranh chống Mỹ vào thời điểm khung giờ Vàng để “cổ vũ chí khí chống Mỹ”. Kênh CCTV-6 (kênh phim điện ảnh) liên tiếp chiếu 3 bộ phim đề tài chiến tranh “viện Triều chống Mỹ” hồi những năm 1950 là “Nhi nữ anh hùng”, “Thượng Cam Lĩnh” và “Kỳ tập”.
http://biendong.net/bien-dong/33237-cuoc-chien-truyen-thong-giua-bac-kinh-va-washington-giua-con-bao-dich-covid-19-va-hoat-dong-gian-diep.html
Nghịch lý: dịch COVID-19
tạo thêm nhiều tỉ phú mới cho TQ
Trung Quốc đã “sản xuất” tỉ phú mới với tốc độ cao gấp 3 lần so với Mỹ trong năm 2019, nhờ vào hoạt động kinh doanh liên quan đến ngành dược phẩm và giải trí trực tuyến, theo Tạp chí Hồ Nhuận hôm 26.2.Toàn Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông và Đài Loan, đã tạo ra 182 tỉ phú từ đầu năm 2019 đến ngày 31.1, nâng tổng số tỉ phú ở khu vực này lên 799 người, theo Danh sách người giàu toàn cầu Hồ Nhuận đăng trên tạp chí cùng tên.
Trong cùng thời gian trên, Mỹ chỉ xuất hiện thêm 59 tỉ phú mới.
Theo tạp chí Hồ Nhuận, nếu dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đang tạo nhiều khó khăn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dịch bệnh đồng thời cũng mang đến cơ hội làm giàu cho những công ty Trung Quốc hoạt động trên nền tảng internet, như giáo dục trực tuyến, game trực tuyến, và lĩnh vực điều chế vắc xin.
Với đa số người dân bị mắc kẹt trong nhà do lệnh cách ly và hoạt động du lịch bị giới hạn, nhu cầu về các dịch vụ trực tuyến tăng chóng mặt, làm đầy túi tiền cho các nhà sáng lập tỉ phú như ông Robin Li của Baidu.
Các nhà kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ngành điều chế vắc xin, cũng phất lên nhanh chóng, như ông An Kang của công ty Kỹ thuật sinh học Hualan và ông Jiang Rensheng của Hãng sản xuất các sản phẩm sinh học Zhifei.
“Trung Quốc ngày nay có nhiều tỉ phú hơn Mỹ và Ấn Độ gộp lại”, theo nhà sáng lập kiêm chủ tịch Rupert Hoogewerf của Tạp chí Hồ Nhuận. Mỹ hiện có 629 tỉ phú và Ấn Độ có 137 người.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33215-nghich-ly-dich-covid-19-tao-them-nhieu-ti-phu-moi-cho-tq.html
Một tù nhân mãn hạn nhiễm COVID-19
‘thoát khỏi’ Vũ Hán dù thành phố đang phong tỏa
Băng ThanhChính quyền Trung Quốc đã cử một nhóm điều tra đến thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch COVID-19, sau khi có báo cáo cho biết, một nhà tù ở đây đã thả một tù nhân đang bị nhiễm virus và người này đã đến Bắc Kinh.
Một nhóm gồm Bộ tư pháp, Tòa án tối cao và Bộ công an sẽ xem xét vụ việc, Ủy ban chính trị và pháp luật trung ương Trung Quốc cho biết trong một bản tin hôm 27/2.
Theo truyền thông, một tù nhân bị nhiễm bệnh đã được thả ra từ một nhà tù nữ ở thành phố Vũ Hán sau khi mãn hạn tù. Các thành viên gia đình của cô sau đó đã đưa cô đến Bắc Kinh.
Tin tức đã gây náo động, với cư dân mạng hỏi làm thế nào người phụ nữ có thể rời khỏi một thành phố đã bị phong tỏa trong hơn một tháng.
“Những người khỏe mạnh như chúng tôi bị mắc kẹt ở Vũ Hán và cô ấy có thể thoát khỏi sự phong tỏa nghiêm ngặt khi đang bị sốt?”, một người bình luận trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
“Cô ấy phải có sự quen biết tốt”, người khác bình luận.
Một quan chức của cơ quan quản lý nhà tù tỉnh Hồ Bắc nói với tờ Tin tức Bắc Kinh hôm 26/2 rằng tù nhân được thả ra hợp pháp.
CDC Bắc Kinh xác nhận cô đã bị nhiễm COVID-19. Cơ quan y tế tại Bắc Kinh cho biết hôm 26/2, người phụ nữ hiện đang được cách ly cùng với ba thành viên gia đình. Cô là một trong số hơn 300 tù nhân trong tù bị nhiễm bệnh.
Vào cuối ngày 26/2, Ying Yong, bí thư tỉnh Hồ Bắc, đã kêu gọi các quan chức tăng cường các biện pháp kiểm soát virus trong các nhà tù, trung tâm giam giữ, trung tâm điều trị ma túy và các cơ sở công cộng khác.
Băng Thanh
Theo Reuters
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-tu-nhan-man-han-nhiem-covid-19-thoat-khoi-vu-han-du-thanh-pho-dang-phong-toa.html
Bắc Kinh triệu tập quan chức Mỹ
để phản đối về phát ngôn của ông Pompeo
Lục DuReuters cho hay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm thứ Tư (26/2), đã triệu tập một quan chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ tới để phản đối phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liên quan đến việc Bắc Kinh thu thẻ hành nghề và trục xuất 3 nhà báo của Tạp chí phố Wall (WSJ).
WSJ, hôm 3/2, đã cho xuất bản một bài báo của tác giả Walter Russell Mead với tiêu đề “Trung Quốc, con bệnh thật sự của châu Á” chỉ trích cách phòng chống dịch COVID-19 của Trung Quốc. Bài báo này đã khiến Bắc Kinh tức giận. Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm 19/2 nói rằng bài báo của WSJ đã phủ nhận những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong cuộc chiến với dịch COVID-19, khiến “người dân Trung Quốc phẫn nộ và cộng đồng quốc tế lên án”.
Bắc Kinh đã yêu cầu WSJ phải công khai xin lỗi Trung Quốc, nhưng tạp chí có trụ sở hoạt động tại Mỹ đã từ chối. Chính quyền Trung Quốc trả đũa bằng cách thu thẻ hành nghề và trục xuất 3 nhà báo làm việc cho WSJ đang tác nghiệp tại Bắc Kinh.
Phản ứng trước việc này, hôm 19/2, ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói rằng các nước trưởng thành và văn minh sẽ cho phép tự do báo chí, nếu như họ nói và viết sai thì có thể đưa ra những lập luận và phản biện không hạn chế, ông Pompeo cũng nói thêm rằng “Hoa Kỳ hi vọng người dân Trung Quốc sẽ được tiếp cận các thông tin chính xác cũng như được tự do ngôn luận như người Mỹ”.
Trước đó một ngày, ngày 18/2, Chính quyền Trump tuyên bố họ sẽ đối đãi với 5 thực thể truyền thông của nhà nước Trung Quốc hoạt động ở Hoa Kỳ, như đối với các sứ quán nước ngoài, yêu cầu những hãng truyền thông này phải đăng ký người lao động và tài sản với chính phủ Mỹ. Đây được xem là một động thái để hạn chế hoạt động của các hãng truyền thông Trung Quốc tại Mỹ.
Theo ước tính của một số quan chức Nhà Trắng, hiện có khoảng 500 nhà báo Trung Quốc đang làm việc tại Mỹ. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ có 75 nhà báo đang hoạt động tại Trung Quốc.
Hai quan chức cấp cao của bộ ngoại giao Mỹ tiết lộ, quyết định này được đưa ra vì chính quyền Trung Quốc đã và đang liên tục siết chặt kiểm soát đối với truyền thông. Dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, truyền thông đã bị khai thác nhiều hơn trong việc truyền bá những tuyên truyền ủng hộ Bắc Kinh.
Trong một tuyên bố, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục quấy rối và hạn chế các hãng thông tấn Trung Quốc hoạt động tại Mỹ thì Bắc Kinh sẽ không chỉ dừng lại ở việc triệu tập đại diện của Mỹ tới để phản đối, mà sẽ có hành động khác.
Lục Du
Theo Reuters
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-trieu-tap-quan-chuc-my-de-phan-doi-ve-phat-ngon-cua-ong-pompeo.html
400 tỷ con châu chấu tấn công châu Phi
và chỉ còn cách Trung Quốc một bước
Tuệ MinhTheo tin từ hãng The BL, trong khi cả thế giới đang theo dõi dịch cúm COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán và đang lan rộng ra nhiều quốc gia, thì một phần của địa cầu đang phải đối mặt với một thảm họa khác. Hàng tỷ con châu chấu lớn đang tấn công vào các vùng của Đông Phi, làm suy giảm nguồn cung lương thực, tăng nguy cơ cuộc khủng hoảng nghèo đói ở lục địa đen.
Theo một tuyên bố của Cơ quan liên chính phủ về phát triển, cây trồng ở Kenya, Somalia và Ethiopia đã bị tàn phá bởi hàng tỷ con châu chấu , giống như chúng đã đã hủy hoại mùa màng của các quốc gia này trong 25 năm qua. Đàn châu chấu phủ kín không trung, che khuất mặt trời. Thuốc trừ sâu truyền thống cũng vô dụng trong trường hợp này. Chúng có đến hàng triệu con và có thể kéo đàn dài đến 60km và rộng 40km. Con người không thể giết chúng, không thể ngăn chúng. Chúng đến rồi đi nhanh chóng. Bất cứ nơi nào chúng đi qua, mùa màng và thảm thực vật đều bị cuốn theo, để lại mặt đất trống trơn.
Các đàn châu chấu thường được mô tả trong Kinh thánh dùng để nói lên cơn thịnh nộ của Thiên Chúa… Trong tiếng Do Thái, chúng được mệnh danh là ‘vô số’, và trong thế giới Ả Rập, chúng được gọi là ‘một bầy hoặc một đám’ làm che khuất ‘ánh sáng mặt trời’ thành đêm tối!
Keith Cressman, cán bộ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, các đàn châu chấu đã tấn công vào Kenya kể từ đầu năm 2020 và cuối tuần qua chúng di chuyển đến núi Kilimanjaro qua biên giới vào Tanzania và bây giờ, chúng đã xuất hiện ở Uganda. Vì Pakistan và Ấn Độ nằm giáp với Trung Quốc, dịch châu chấu này là mối đe dọa cho Trung Quốc. Hiện tại điều khiến
người ta lo lắng nhất là, một khi Ấn Độ không cách nào khống chế châu chấu, các nước Đông Nam Á có thể đều sẽ bị ảnh hưởng.
Theo tờ Thông tin khoa học Trung Quốc, kênh truyền thông chính thức của Trung tâm Thông tin Tài liệu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc chỉ ra, 400 tỷ con châu chấu bắt đầu từ châu Phi, sau đó bay qua Hồng Hải tiến vào châu Âu và châu Á, hiện đã đến Pakistan và Ấn Độ, “có thể nói chỉ cách Trung Quốc một bước”.
Nhiều khu vực của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi dịch châu chấu như tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, cũng như khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Nguyên nhân được xác định là do các yếu tố thời tiết thuận lợi như lượng mưa nhiều và gió mùa kéo dài khiến châu chấu dễ sinh sôi. Châu chấu sa mạc có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh lương thực của Trung Quốc nếu chúng không được kiểm soát tốt và di chuyển vào nội địa Trung Quốc để sinh sản.
Một số chuyên gia dự đoán, sản lượng ngũ cốc của Ấn Độ trong năm nay sẽ giảm 30-50% vì thảm họa châu chấu. Bà Maria Helena Semedo, Phó Giám đốc FAO, đã lên tiếng cảnh báo: “Các quốc gia phải cùng nhau hành động ngay lập tức, châu chấu sẽ không chờ đợi, chúng sẽ áp đảo và gây ra những thảm họa tàn khốc”.
Ngày 11 tháng 2, FAO đã đưa ra cảnh báo toàn cầu rằng dịch châu chấu sẽ gây ra tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, hàng triệu người sẽ cần cứu trợ lương thực và phải mất nhiều năm mới có thể kiểm soát tình hình. FAO cảnh báo rằng nếu không kiểm soát được tình hình trước mùa khô vào tháng 6, số lượng châu chấu có thể tăng gấp 500 lần.
Châu chấu sa mạc đặc biệt nguy hiểm vì là một trong những loài di cư tàn phá mạnh nhất. Chúng có thể bay xa tới 150km mỗi ngày nhờ vào sức gió, sống lâu được tới 3 tháng- 6 tháng. Mỗi con châu chấu cái có thể đẻ 300 trứng mỗi năm, mỗi năm có thể sinh sôi ra 2-5 thế hệ châu chấu, tốc độ sinh sôi vô cùng nhanh. Một đàn nhỏ có thể lấy đi lượng thức ăn đủ cho 35.000 người trong một ngày.
Điểm tin thế giới 26/2: Dịch châu chấu đang tàn phá châu Phi
https://www.dkn.tv/the-gioi/400-ty-con-chau-chau-tan-cong-chau-phi-va-chi-con-cach-trung-quoc-mot-buoc.html
Campuchia: 200 xưởng may phải ngưng sản xuất
vì dịch virus Covid-19
Khoảng 200 nhà máy của Campuchia phần lớn sản xuất hàng may mặc có thể phải ngưng hoạt động hoặc giảm năng xuất vào tháng tới do thiếu nguyên liệu từ Trung Quốc vì sự gián đoạn của chuỗi cung ứng do dịch virus Covid-19 gây ra, Reuters dẫn lời một quan chức cho biết hôm thứ Năm.Nói chuyện với truyền thông báo chí, người phát ngôn của Bộ Lao động, ông Heng Sour, nói rằng khoảng 10 nhà máy mướn khoảng 3.000 công nhân đã thông báo cho chính phủ rằng họ sắp tạm ngưng một phần hoạt động.
Ông Heng Sour nói: “Dựa trên những dự đoán cũng như một cuộc khảo sát thực tế về tác động của virus corona, chúng tôi biết rằng trong tháng 3, gần 200 nhà máy sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu thô. Sự thể này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 110.000 công nhân.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã hứa giảm thuế cho các nhà máy sản xuất hàng may mặc chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và mức thuế cao hơn sau khi Liên minh châu Âu rút lại các ưu đãi thương mại dành cho Campuchia vì vấn đề nhân quyền.
Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết chính phủ sẽ giúp các công ty trả 60% tiền lương cho công nhân nếu sản xuất bị dừng lại.
Theo các số liệu chính thức, ngành may mặc mướn nhiều nhân công nhất ở Campuchia, mang về 7 tỷ đô la cho nền kinh tế mỗi năm.
Những biện pháp hạn chế đi lại và kiểm dịch tại Trung Quốc, xưởng chế tạo sản xuất cung cấp hàng hoá cho phần lớn thế giới, đã tác động tới việc vận chuyển hàng hóa, trong khi tình trạng thiếu hàng cung cấp ảnh hưởng dây chuyền tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
https://www.voatiengviet.com/a/campuchia-200-xuong-may-ngung-san-xuat-vi-dich-covid19/5306737.html
Cảnh giác, đoạn tuyệt với các dự án đầu tư của TQ:
Hành động dũng cảm và đúng đắn của Malaysia
dưới thời cựu Thủ tướng Mahathir
Một trong những đóng góp của cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir trong thời gian cầm quyền chính là việc Chính phủ nước này đã tiến hành rà soát và cương quyết hủy hoặc điều chỉnh lại các dự án đầu tư hạ tầng của Trung Quốc vốn được triển khai hòa nhoáng từ giai đoạn trước.Malaysia sẵn sàng hủy bỏ dự án TQ gây bất lợi
Thủ tướng Malaysia Mahathir từng nói thẳng thừng rằng ông muốn hủy bỏ 3 dự án nhiều tỷ USD với Trung Quốc. Năm 2019, theo chỉ đạo của ông, Bộ Tài chính Malaysia đã kêu gọi ngừng 3 dự án này. Cả 3 dự án, với tổng trị giá trên 22 tỷ USD, đều có sự tham gia của các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Ông Mahathir còn tuyên bố rằng nếu không thể hủy bỏ các dự án này, thì Malaysia ít nhất sẽ tiếp tục ngừng các dự án đó đến khi nào thực sự cần thì mới triển khai. Công ty xây dựng giao thông (CC), nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt ERCL (dự án lớn nhất trong 3 dự án nói trên), đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc đình chỉ dự án. Họ hối thúc Chính quyền của thủ tướng Mahathir “tôn trọng” hợp đồng mà chính quyền tiền nhiệm đã ký và cho rằng việc ngừng giữa chừng như thế này sẽ làm phát sinh thêm chi phí và gây thiệt hại cho dự án.
Các dự án này gồm Dự án Kết nối Đường sắt Bờ biển phía Đông (ECRL) trị giá 20 tỷ USD và 2 dự án đường ống trị giá 2,3 tỷ USD. Dự án ECRL có chiều dài 688km, kết nối Biển Đông (nằm ở bờ phía đông của bán đảo Malaysia) với các tuyến hàng hải chiến lược của Eo biển Malacca nằm ở phía Tây. Hai dự án còn lại gồm Dự án đường ống dẫn dầu dài 600km dọc theo bờ phía tây của phần lãnh thổ Malaysia Bán đảo và đường ống dẫn khí dài 662km ở Sabah, một bang của Malaysia. Cả ba dự án đều do các công ty quốc doanh Trung Quốc xây dựng. Riêng ERCL là một liên doanh lớn trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là một dự án quan trọng và nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến BRI mà Trung Quốc đang dốc sức triển khai và muốn chứng tỏ là hiệu quả. Một dự án tiêu biểu như thế này mà thất bại sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đại dự án BRI. Tuy nhiên dự án ERCL đang bị Malaysia chỉ trích là bị đội chi phí lên quá nhiều so với dự toán ban đầu. Hiện dự án này có mức chi phí lên tới 20 tỷ USD – tăng 50% so với dự toán. Hợp đồng cho 3 dự án này đã được chính quyền của Thủ tướng Malaysia Najib Razak tiền nhiệm ký kết với Trung Quốc vào năm 2016. Cựu Thủ tướng Najib là người ủng hộ nhiệt thành cho sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính quyền Najib tiền nhiệm được cho là đã biết trước chi phí của dự án ECRL sẽ đội lên nhưng vẫn xúc tiến dự án. Hiện ông Najib đã bị điều tra với những cáo buộc tham nhũng. Ông đối mặt với khả năng bị đưa ra xét xử tại tòa.
Quyết tâm đáng khen của cựu Thủ tướng Mahathir
Từ khi nhậm chức hồi tháng 5/2018, Thủ tướng Mahathir đã chỉ trích một số dự án nhất định của Trung Quốc thực hiện trên lãnh thổ Malaysia vì cho rằng các dự án này không bảo đảm lợi ích cho đất nước của ông. Thủ tướng Mhathir bày tỏ quan điểm muốn đàm phán lại điều khoản của các dự án, kế cả khi các dự án đó đã đi vào giai đoạn thi công. Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Mahathir đã đưa ra vấn đề điều khoản không công bằng trong các dự án với Trung Quốc, tiến hành đàm phán chi phí của dự án ERCL và các dự án năng lượng nêu trên. Ngoài ra ông Mahathir cũng sẽ nêu ra vấn đề lãi suất cao của các khoản vay mà Trung Quốc dành cho Malaysia. Theo Malaysia, lãi suất của Trung Quốc cao hơn nhiều so với mức mà chính phủ các nước khác thường đi vay. Việc ngừng các dự án điểm của Trung Quốc và tuyên bố muốn xóa bỏ các dự án này có thể là chiến thuật đàm phán của chính phủ Malaysia khi họ biết Trung Quốc rất muốn ERCL thành công.
Cựu Thủ tướng Mahathir: Cú vấp của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” tại Malaysia
Là một dự án khổng lồ đầy tham vọng, hứa hẹn mang lại lợi ích cho nhiều nước nếu thành công. Một số quan chức của Malaysia cho hay, bên cạnh việc kêu gọi hạ chi phí dự án, Malaysia cũng muốn có thêm công ty Malaysia và công nhân Malaysia tham gia các dự án này. Hiện khối nợ quốc gia khổng lồ của Malaysia đã lên tới con số 250 tỷ USD và Thủ tướng Mahathir muốn ưu tiên xử lý số nợ này. Việc cắt giảm các dự án Trung Quốc hoặc đàm phán được các điều khoản có lợi liên quan đến các dự án đó sẽ góp phần không nhỏ giúp Malaysia giảm bớt nợ nước ngoài. Hồi tháng 6/2018, Thủ tướng Mahathir đã đi thăm Nhật Bản nhằm đa dạng hóa các nguồn đầu tư nước ngoài chính. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, Malaysia không muốn bị kẹt ở giữa. Chính quyền của Thủ tướng Malaysia Mahathir muốn giảm nợ nước ngoài và giảm lệ thuộc vào Trung Quốc không chỉ
về kinh tế mà còn cả chính trị, nhất là khi ở Malaysia đã có sẵn một cộng đồng người Hoa rất lớn và nắm nhiều huyết mạch kinh tế.
Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu muốn rời xa ảnh hưởng của Trung Quốc, Malaysia dưới thời Mahathir vẫn tỏ ra khéo léo về mặt ngoại giao. Bộ Tài chính Malaysia thông báo rằng các quyết định đình chỉ dự án nói trên liên quan trực tiếp tới các nhà thầu và điều khoản trong các thỏa thuận chứ không liên quan một nước cụ thể nào. Thủ tướng Mahathir lúc đó luôn bày tỏ quan điểm vẫn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc và hoan nghênh nước này đầu tư vào Malaysia, miễn là các dự án đó đem lại lợi ích cho Malaysia.
http://biendong.net/bien-dong/33232-canh-giac-doan-tuyet-voi-cac-du-an-dau-tu-cua-tq-hanh-dong-dung-cam-va-dung-dan-cua-malaysia-duoi-thoi-cuu-thu-tuong-mahathir.html
Malaysia đề cử tân thủ tướng
Tin Kuala Lumpur, Malaysia – Vào thứ Tư, 26 tháng 2, chủ tịch đảng PKR của Malaysia, ông Anwar Ibrahim, cho biết toàn bộ các nhà lập pháp của liên minh cầm quyền Pakatan Harapan đã đề cử ông làm tân thủ tướng. Tuy nhiên, ông Anwar không cho biết liệu ông có nhận được sự ủng hộ của đa số thành viên quốc hội hay không, và thêm rằng vấn đề này thuộc quyền của nhà vua, nên việc thảo luận vào lúc này là không phù hợp.Thông báo của ông Anwar đã xác nhận một bản tin trước đó của tờ Straits Times, nói rằng 92 dân biểu của liên minh cầm quyền đã được các lãnh đạo đảng của họ yêu cầu ủng hộ ông Anwar, khi được nhà vua hỏi ý kiến và sáng thứ Tư. Hành động của liên minh Pakatan Harapan được cho là nhằm thiết lập một chính phủ của riêng liên minh này, thay vì lập một chính phủ hợp nhất có bao gồm cả các thành viên của phe đối lập. Trước đó, Thủ Tướng Mahathir Mohamad đã từ chức vào thứ Hai, sau khi một số thành viên thuộc đảng PBM của ông và đảng PKR của ông Anwar bất ngờ ngả sang phe đối lập, dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ liên minh. Tuy nhiên, ông Mahathir đã được Quốc vương Malaysia tái bổ nhiệm làm thủ tướng lâm thời cho tới khi sự bế tắc chính trị được giải quyết.
Trong bài diễn văn trên TV vào tối thứ Tư, Thủ Tướng Mahathir nói ông muốn thành lập một chính phủ hợp nhất cho những người chịu bỏ qua các biệt về hệ tư tưởng và chính trị đảng pháp. Trong khi đó, ông Anwar cho biết hội đồng chủ tịch liên minh Pakatan Harapan đã mời ông Mahathir làm chủ tọa cuộc họp hôm thứ Ba, tuy nhiên nhà lãnh đạo này từ chối tham dự.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/malaysia-de-cu-tan-thu-tuong/
Ấn Độ – Luật công dân mới:
Bạo lực ở New Delhi, 33 người chết
Trọng ThànhBạo lực bùng phát và làm rung chuyển một số địa điểm ở đông bắc New Delhi, trong ba ngày liền sau khi một nhóm người theo Ấn Độ Giáo chống lại một cuộc biểu tình của tín đồ Hồi Giáo phản đối luật công dân mới của chính quyền Ấn Độ, bị lên án là kỳ thị người theo đạo Hồi.
Hôm qua, 26/02/2020, bạo lực tạm lắng, sau khi có tới 33 người chết, hơn 200 người bị thương, nhiều người do trúng đạn. Một số nhóm người Ấn Độ Giáo có vũ trang đã tấn công vào các cơ sở Hồi Giáo, và người được coi là tín đồ Hồi Giáo.
Hôm nay, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, bày tỏ lo ngại về các thông tin cho thấy cảnh sát Ấn Độ đã làm ngơ trước các vụ tấn công của một số nhóm vũ trang vào người Hồi Giáo.
Thông tín viên Sebastian Farci ở New Delhi có mặt, tối hôm qua, tại nơi vừa xảy ra bạo động, cho biết cụ thể :
”Khu chợ Gokalpuri, ở phía đông bắc thủ đô New Delhi, gần như bị phá hủy hoàn toàn. Những gì không bị đốt cháy thì bị đánh cắp hoặc bị đập phá. Theo những người bán hàng, 160 trên tổng số 224 cửa hàng bị phá hủy. Theo một doanh nhân, tổng số thiệt hại có thể vượt quá 6 triệu euro. Khung cảnh như ngày tận thế này nằm cách vài cây số khu bùng binh.
Trong khu phố này, nhiều trạm xăng và xe hơi cá nhân bị đốt. Cửa hàng của người theo đạo Hồi đặc biệt là đối tượng của các vụ tấn công, trong khi đó các cửa hàng của người theo Ấn Độ Giáo bên cạnh lại không bị đụng tới.
Cũng cần phải nói rằng đây là một khu phố rất nghèo, nơi cư trú của công nhân và những người buôn bán tự do. Sau vụ này, đối với nhiều người, toàn bộ tích lũy của cả đời người bốc thành mây khói, chắc chắn không có hãng bảo hiểm nào đến hỗ trợ các nạn nhân. Điều an ủi duy nhất, nếu như có thể nói như vậy, là chính phủ hứa sẽ trợ cấp số tiền tương đương 2.500 euro, cho mỗi gia đình có một thân nhân thiệt mạng trong các bạo lực”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200227-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-lu%E1%BA%ADt-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-m%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-%E1%BB%9F-new-delhi-33-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt
Australia tiếp tục đưa ra các cảnh báo
về nguy cơ gián điệp nước ngoài
Tổ chức An ninh và Tình báo Australia (24/2) tiếp tục đưa ra cảnh báo, Australia đang đối mặt với mối đe dọa gián điệp và can thiệp nước ngoài “chưa từng có”. Đây là lần thứ 2 Australia đưa ra cảnh báo trên trong vòng một tháng qua.Giám đốc Tổ chức An ninh và Tình báo Australia Mike Burgess cho biết mức độ đe dọa từ các hoạt động gián điệp và can thiệp nước ngoài cao hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh; nhấn mạnh một số quốc gia đang tìm cách gây ảnh hưởng đến các nhà lập pháp, quan chức chính phủ, nhân vật truyền thông, lãnh đạo doanh nghiệp và học giả của Australia. Được biết, Tổ chức này là cơ quan an ninh quốc gia của Australia, chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước và công dân khỏi gián điệp, phá hoại, hành động can thiệp của nước ngoài, bạo lực có động cơ chính trị, tấn công hệ thống phòng thủ và khủng bố.
Trước đó, Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) đã công bố báo cáo cho biết 115 trường đại học Trung Quốc được cho là có các mối liên hệ với quân đội Trung Quốc. Do vậy, các trường đại học Australia được khuyến cáo không nên hợp tác với các trường này. Theo báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), việc hợp tác với các trường đại học Trung Quốc có thể bị tác động bởi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hoặc các cơ quan an ninh vì mục đích quân sự, nhân quyền hoặc giám sát. Trong khi đó, giới chuyên gia của ASPI cho biết, kể từ năm 2005, hơn 2.500 nhà khoa học và các kỹ sư quân sự Trung Quốc có liên hệ với quân đội nước này đã tới làm việc ở Anh, Mỹ, Australia. Các nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược và mới nổi như vật lý lượng tử, xử lý tín hiệu, mật mã, công nghệ định vị và phương tiện tự điều khiển. Theo báo cáo của ASPI, các “du học sinh” này được che giấu thân phận tới từ các cơ quan nghiên cứu quân sự tại Trung Quốc và trong hồ sơ cho thấy có quan hệ với các trường đại học dân sự, viện nghiên cứu ở Trung Quốc, một số trong đó thậm chí còn không tồn tại. Chuyên gia Joske của ASPI mô tả phương thức mới này của Bắc Kinh là một sự tấn công quân sự học thuật giúp Bắc Kinh lấy được thông tin về các vũ khí nhạy cảm và nghiên cứu truyền thông từ nước ngoài như một cách làm tổn hại tới lợi ích chiến lược của phương Tây; đồng thời khẳng định gần như tất các nhà khoa học quân sự được quân đội gửi ra nước ngoài đều là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ thường về nước đúng hạn thay vì nán lại ở quốc gia du học.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước tiếp tục bị đẩy lên cao khi hãng tin Reuters (25/11/2019) đưa tin, Tổ chức An ninh và Tình báo Australia cho biết đang điều tra nghi vấn Trung Quốc tìm cách gài gián điệp vào quốc hội nước này. Tình báo Australia xác định rằng, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công mạng nhằm vào quốc hội và 3 đảng chính trị lớn nhất của Australia trước thềm cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5. Thông tin về cuộc điều tra được đưa ra trong bối cảnh một người tự nhận là “điệp viên” của Trung Quốc đã đào tẩu sang Australia, cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các hoạt động can thiệp chính trị vào các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Australia.
http://biendong.net/bien-dong/33230-australia-tiep-tuc-dua-ra-cac-canh-bao-ve-nguy-co-gian-diep-nuoc-ngoai.html
Nhận xét
Đăng nhận xét