Tôi đau cho cụ Kình, tôi xót cho an ninh quốc gia
49 ngày của cụ Kình, cái truyền thống dân tộc ‘nghĩa tử là nghĩa tận’ bị chặn lại.
An ninh quốc gia là dùng nhân viên an ninh trực thuộc lực lượng công an nhân dân (có cả trinh sát ngoại tuyến) để canh giữ những người thuộc giới dân chủ, nhân quyền. Mục đích chỉ là chặn những người đó không đi đến lễ 49 ngày của người mà họ gắn mác ‘khủng bố’ – mặc dù toà án chưa tuyên bố tội trạng này.
Tiền thuế của người dân bỏ ra để nuôi lực lượng công an nhân dân, nhân tâm của một con người, truyền thống nghĩa tử của một dân tộc, và chức năng – vai trò của an ninh quốc gia bị biến dạng, hoang phí một cách trầm trọng.
Đối tượng bị canh giữ là những người gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia? Và 49 ngày là sự kiện gây tổn hại cho an ninh quốc gia?
Các công an viên, đặc biệt là giới trinh sát ngoại tuyến hãy thử trả lời câu hỏi nêu trên. Đó phải là ‘bảo vệ an ninh quốc gia, nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả’, là nhiệm vụ khó khăn và đầy vinh quang mà các vị đã từng học trong mái trường Học viện, Đại học?
An ninh quốc gia rẻ rúng, xềnh xoàng như vậy ư? Là ứng phó với những ông lão, bà già, thanh niên, phụ nữ,… không có trong tay một tất vũ khí?
Còn những người ra lịnh canh gác thì sao? Các vị có nhận ra những chỉ đạo của mình đang tầm thường cái danh ‘an ninh’, ‘bảo vệ an ninh tổ quốc’ không? Các vị có nhận thấy lương tri trong con người mình khi gác chặn những người bất đồng chính kiến trong lễ giỗ 49 ngày của người mất? Các vị là người thuộc nhóm hành pháp, nhưng chính các vị lại ngăn cản, xâm phạm trầm trọng quyền tự do đi lại của công dân?
Đến bao giờ, và đến khi nào các vị mới tự nhận thấy sự hổ thẹn trong cả lương tâm và cái nghề của mình. Cái nghề không có một chút tôn trọng nào trong mắt người dân. Giá như thay vì là an ninh canh ‘phản động’ nhân lễ 49 ngày, các vị góp phần phá án ma tuý, chống bọn thám báo – tình báo nước ngoài,… thì hay biết mấy.
Chức năng, vai trò, nhiệm vụ ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ không được khái nghĩa chính xác, thế nên từ ‘nhân viên an ninh’ các vị trở thành một thứ phàm tục hơn, ‘bánh canh’.
Nhà giáo Mạc Văn Trang cảm thán: Cái chế độ gì mà kỳ lạ thế này? Ai phạm tôi thì cứ truy tố, xét xử đúng trình tự, thủ tục pháp lý; Tòa chưa tuyên án, thì vẫn chưa có tội… Sao cứ mập mờ, dọa nạt, ngăn cản vô lối kỳ quặc vậy?
Tên các vị, mặt mũi các vị được lưu lại trong trí nhớ và các phương tiện kỹ thuật số cho đến một ngày được phơi bày tại một viện bảo tàng nào đó. Liệu khi đó, khi thấy tên mình, hình ảnh mình, các vị có đặt tay lên ngực tự hào vì làm cái nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, nhiệm vụ ‘đầy tự hào, cao cả’. Hay đó chỉ là một nhiệm vụ tầm thường, phi vinh quang, một nhiệm vụ mà các vị phơi mặt ra bất chấp nắng mưa, lấm lép, hùng hổ, ngạo mạn,… để rồi kẻ được lợi lại là những kẻ ngồi trong văn phòng chỉ đạo. Thành tích nhận được với huân huy chương là kẻ ngồi phòng lạnh, trong khi ‘bánh canh’ là khoản trợ cấp và tuyên dương… hoàn thành nhiệm vụ được giao?
Ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, các Giám đốc Công an thuộc các tỉnh thành nên bắt đầu xem xét lại sử dụng lực lượng an ninh như thế nào cho hợp lý, trong câu chuyện Việt Nam đã được EU thông qua EVFTA với các điều khoản nhân quyền. Trong bối cảnh tuyên truyền, triển khai Công ước về quyền dân sự, chính trị do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký.
Tất cả trở nên không còn tồn tại, nếu như 49 ngày của một người mất cũng điều động một lực lượng lớn an ninh vây canh người bất đồng chính kiến, chỉ vì họ có nhu cầu thăm viếng.
Thế nên đau cho cụ Kình thì người viết xót cho lực lượng an ninh làm cái công việc mà chị Nguyễn Thị Tâm nói thẳng, đó là công việc ‘ruồi bu’, phí phạm tiền thuế, nhân lực của người dân
Và cũng vì thế nhân quyền kiểu 49 ngày vừa qua, đóng góp thêm một câu chuyện tiếu lâm thời kỳ về sau.
An ninh quốc gia là dùng nhân viên an ninh trực thuộc lực lượng công an nhân dân (có cả trinh sát ngoại tuyến) để canh giữ những người thuộc giới dân chủ, nhân quyền. Mục đích chỉ là chặn những người đó không đi đến lễ 49 ngày của người mà họ gắn mác ‘khủng bố’ – mặc dù toà án chưa tuyên bố tội trạng này.
Tiền thuế của người dân bỏ ra để nuôi lực lượng công an nhân dân, nhân tâm của một con người, truyền thống nghĩa tử của một dân tộc, và chức năng – vai trò của an ninh quốc gia bị biến dạng, hoang phí một cách trầm trọng.
Đối tượng bị canh giữ là những người gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia? Và 49 ngày là sự kiện gây tổn hại cho an ninh quốc gia?
Các công an viên, đặc biệt là giới trinh sát ngoại tuyến hãy thử trả lời câu hỏi nêu trên. Đó phải là ‘bảo vệ an ninh quốc gia, nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả’, là nhiệm vụ khó khăn và đầy vinh quang mà các vị đã từng học trong mái trường Học viện, Đại học?
An ninh quốc gia rẻ rúng, xềnh xoàng như vậy ư? Là ứng phó với những ông lão, bà già, thanh niên, phụ nữ,… không có trong tay một tất vũ khí?
Còn những người ra lịnh canh gác thì sao? Các vị có nhận ra những chỉ đạo của mình đang tầm thường cái danh ‘an ninh’, ‘bảo vệ an ninh tổ quốc’ không? Các vị có nhận thấy lương tri trong con người mình khi gác chặn những người bất đồng chính kiến trong lễ giỗ 49 ngày của người mất? Các vị là người thuộc nhóm hành pháp, nhưng chính các vị lại ngăn cản, xâm phạm trầm trọng quyền tự do đi lại của công dân?
Đến bao giờ, và đến khi nào các vị mới tự nhận thấy sự hổ thẹn trong cả lương tâm và cái nghề của mình. Cái nghề không có một chút tôn trọng nào trong mắt người dân. Giá như thay vì là an ninh canh ‘phản động’ nhân lễ 49 ngày, các vị góp phần phá án ma tuý, chống bọn thám báo – tình báo nước ngoài,… thì hay biết mấy.
Chức năng, vai trò, nhiệm vụ ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ không được khái nghĩa chính xác, thế nên từ ‘nhân viên an ninh’ các vị trở thành một thứ phàm tục hơn, ‘bánh canh’.
Nhà giáo Mạc Văn Trang cảm thán: Cái chế độ gì mà kỳ lạ thế này? Ai phạm tôi thì cứ truy tố, xét xử đúng trình tự, thủ tục pháp lý; Tòa chưa tuyên án, thì vẫn chưa có tội… Sao cứ mập mờ, dọa nạt, ngăn cản vô lối kỳ quặc vậy?
Tên các vị, mặt mũi các vị được lưu lại trong trí nhớ và các phương tiện kỹ thuật số cho đến một ngày được phơi bày tại một viện bảo tàng nào đó. Liệu khi đó, khi thấy tên mình, hình ảnh mình, các vị có đặt tay lên ngực tự hào vì làm cái nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, nhiệm vụ ‘đầy tự hào, cao cả’. Hay đó chỉ là một nhiệm vụ tầm thường, phi vinh quang, một nhiệm vụ mà các vị phơi mặt ra bất chấp nắng mưa, lấm lép, hùng hổ, ngạo mạn,… để rồi kẻ được lợi lại là những kẻ ngồi trong văn phòng chỉ đạo. Thành tích nhận được với huân huy chương là kẻ ngồi phòng lạnh, trong khi ‘bánh canh’ là khoản trợ cấp và tuyên dương… hoàn thành nhiệm vụ được giao?
Ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, các Giám đốc Công an thuộc các tỉnh thành nên bắt đầu xem xét lại sử dụng lực lượng an ninh như thế nào cho hợp lý, trong câu chuyện Việt Nam đã được EU thông qua EVFTA với các điều khoản nhân quyền. Trong bối cảnh tuyên truyền, triển khai Công ước về quyền dân sự, chính trị do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký.
Tất cả trở nên không còn tồn tại, nếu như 49 ngày của một người mất cũng điều động một lực lượng lớn an ninh vây canh người bất đồng chính kiến, chỉ vì họ có nhu cầu thăm viếng.
Thế nên đau cho cụ Kình thì người viết xót cho lực lượng an ninh làm cái công việc mà chị Nguyễn Thị Tâm nói thẳng, đó là công việc ‘ruồi bu’, phí phạm tiền thuế, nhân lực của người dân
Và cũng vì thế nhân quyền kiểu 49 ngày vừa qua, đóng góp thêm một câu chuyện tiếu lâm thời kỳ về sau.
Nhận xét
Đăng nhận xét