Tin khắp nơi – 29/02/2020

oài những mặt hàng tích trữ này, doanh số những mặt hàng khác ở chợ ‘giảm xuống’, cũng theo lời ông Bình.
Ông cho biết doanh số chung trong hệ thống siêu thị của ông trong tháng 2 giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Mọi người có xu hướng tránh đám đông. Họ cũng không tụ tập tổ chức party (tức tiệc tùng) ăn uống ở nhà nữa,” ông lý giải cho tình trạng vắng khách này và nói thêm rằng ‘đã bắt đầu có người đeo khẩu trang vào chợ’.
“Trong những ngày gần đây, người dân hiểu rằng sẽ xảy ra lây nhiễm virus corona trên diện rộng ở Mỹ do đó có cảm giác lo sợ,” ông nói thêm.
Cho đến nay, trong số 60 ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ, không có ca nào xảy ra ở Atlanta hay bang Georgia. Số ca nhiễm nhiều nhất là ở tiểu bang California, theo số liệu của Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC).
“Người đi chợ cũng ngại đứng trong hàng lâu để đợi thanh toán do sợ đụng chạm với người khác,” ông Bình nói.
Quá lo xa?
Ông Bình cho biết trước tình hình đó ban quản lý hệ thống siêu thị của ông đã đưa ra một số biện pháp điều chỉnh như tăng thêm nhân viên thu ngân để mở thêm cửa thanh toán cho khách hàng, đặt nước rửa tay nhiều chỗ trong chợ cũng như ở chỗ trả xe đẩy sau khi khách hàng đã sử dụng xong.
Theo lời ông thì dịch bệnh bùng phát nhanh chóng ở Hàn Quốc cũng làm tăng thêm lo sợ cho cộng đồng người gốc Á ở Atlanta vì hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air có chuyến bay trực tiếp sang phi trường Atlanta.
“Dù không ai nói ra nhưng nhiều người Việt ở đây cảm thấy họ nên tránh những khu tập trung đông người Trung Quốc, Hàn Quốc,” ông nói và cho biết thêm rằng ở Atlanta ‘chưa thấy tình trạng người da trắng kỳ thị người châu Á’ vì dịch bệnh như một số thành phố khác ở Mỹ.
Về nguồn cung ứng hàng hóa cho chợ, ông Bình nói ‘không có gì phải lo’ từ nay cho đến hết tháng 6 vì lượng hàng hóa còn trữ nhiều trong khi nhiều lô hàng đã ký kết cũng đang trên đường vận chuyển đến Mỹ qua đường biển.
Tuy nhiên, sau thời điểm đó và các đơn hàng hiện tại đã giao hết thì tình hình cung ứng hàng hóa sẽ căng thẳng do một số nhà sản xuất Trung Quốc đã ngưng hoạt động, ông nói và cho biết ông đã được cảnh báo từ một số nhà cung ứng rằng ‘chắc chắn sẽ có sự chậm trễ trong giao hàng’.
Một số mặt hàng nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm, mì gói đã bắt đầu có dấu hiệu khan hiếm hàng, ông cho biết.
Tuy nhiên, ông cho rằng sự lo lắng của người dân Mỹ trước dịch bệnh là ‘lo lắng quá xa’ vì chính phủ Mỹ cũng chưa cảnh báo tình hình nghiêm trọng.
Theo số liệu mới nhất được trích dẫn từ Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar được CNN dẫn lại thì Mỹ hiện có 60 ca nhiễm virus corona đã được xác nhận.
Một bệnh nhân đã được xác nhận nhiễm bệnh ở Trung tâm Y tế thuộc Đại học UC Davis, bang California. Hiện tại giới chức Mỹ chưa xác định được nguồn lây nhiễm vì bệnh nhân này không đi đến bất cứ nơi nào có dịch cũng như không tiếp xúc với người lây nhiễm nào, CDC công bố hôm 26/2. Hiện giờ bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy kịch.
Toàn bộ 59 bệnh nhân còn lại hoặc đều đã từng đến Trung Quốc, hoặc là hành khách trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly ở Nhật, hoặc tiếp xúc với người thân đã nhiễm bệnh.
https://www.voatiengviet.com/a/covid-19-lan-r%E1%BB%99ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-hoang-mang-/5309062.html

Mỹ cập nhật cảnh báo du hành trong mùa dịch COVID-19

Khi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu và các quốc gia đang báo cáo những ca mới được xác nhận, Mỹ đang theo dõi sát và cập nhật các cảnh báo du hành.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói khi đưa ra cảnh báo du lịch cho người Mỹ đi ra nước ngoài, Bộ tính đến các rủi ro về y tế, bao gồm đợt bùng phát dịch bệnh hiện thời hoặc một cuộc khủng hoảng làm gián đoạn cơ sở hạ tầng y tế của một nước, cũng như bố cáo du hành do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) phát đi.
Có bốn cấp độ cảnh báo: Cấp 4—không du hành; Cấp 3—cân nhắc lại việc du hành; Cấp 2—tăng cường đề phòng; và Cấp 1—đề phòng bình thường.
Trung Quốc và Iran hiện là hai nước Cấp 4 thuộc diện khuyến cáo không du hành liên quan tới COVID-19. (Iran đã có tên trong danh sách các nước Cấp 4 vì nguy cơ công dân Mỹ bị bắt cóc, bắt giữ và câu lưu tùy tiện.)
Vào ngày 26 tháng 2, Bộ Ngoại giao Mỹ nâng cảnh báo du hành lên Cấp 3 – cân nhắc lại việc du hành – đối với Hàn Quốc. Sự thay đổi này đến sau khi CDC đưa ra cảnh báo du hành cấp 3 cho mọi người tránh những chuyến đi không cần thiết tới Hàn Quốc, và sau khi một binh sĩ Mỹ ở đó xét nghiệm dương tính với virus corona.
Mỹ đang yêu cầu du khách đã từng ở Hàn Quốc trong 14 ngày qua và có dấu hiệu sốt, ho hoặc khó thở hãy tìm kiếm lời khuyên về y tế và cũng tránh tiếp xúc với người khác.
Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các nước Cấp 1, nghĩa là cần đề phòng thông thường.
Tuần này, cảnh báo du hành của Mỹ cho Ý đã được tăng lên Cấp 2 – tăng cường đề phòng – sau khi các trường hợp riêng biệt được xác nhận ở Tuscany và Sicily. Nhưng Mỹ không khuyến nghị hủy hoặc hoãn du hành đến Ý, một điểm du lịch phổ biến.
Ý và Iran là hai trong những quốc gia có số ca nhiễm virus coronalớn nhất ngoài Châu Á.
Vào ngày 22 tháng 2, cảnh báo du hành của Mỹ cho Nhật Bản đã được nâng lên Cấp 2, sau khi có thêm những ca nhiễm virus corona trên du thuyền và các ca nhiễm trong nước được xác nhận.
Xem cảnh báo du hành của Bộ Ngoại giao Mỹ cho các quốc gia và lãnh thổ khác (tới ngày 28 tháng 2) tại đây.
https://www.voatiengviet.com/a/my-cap-nhat-canh-bao-du-hanh-trong-mua-dich-covid-19/5309065.html

Giáo sư Hoa Kỳ bị buộc tội che giấu liên kết

với Trung Cộng trong dự án do NASA tài trợ

Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ năm (27 tháng 2), giới chức Hoa Kỳ buộc tội một giáo sư của một trường đại học ở tiểu bang Tennessee vì ông gian lận và đưa ra những tuyên bố sai sự thật. Bên cạnh đó, họ cho biết thêm rằng, ông đã che giấu sự liên kết của ông với một tổ chức Trung Cộng trong khi nhận nguồn tài trợ từ NASA. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, giáo sư Anming Hu giấu mối quan hệ của ông với Đại học Kỹ thuật Bắc Kinh trong khi ông  đang giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Tennessee, Knoxville.
Đây là sự việc mới nhất liên quan đến những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn việc chuyển giao kỹ thuật trái phép sang Trung Cộng. Bản cáo trạng cho biết, từ năm 2016, ông Hu đã tham gia vào kế hoạch lừa gạt Cơ quan Hàng không và Không Gian Quốc gia (NASA) bằng cách che giấu mối liên hệ của ông với trường đại học Bắc Kinh. Bộ Tư Pháp cho biết, Luật liên bang cấm Nasa sử dụng nguồn quỹ vào các dự án hợp tác với Trung Cộng hoặc các trường đại học nước này. Hôm thứ năm, ông Hu bị bắt và buộc tội với 3 tội gian lận liên quan đến gian lận tài chánh, và 3 tội danh khai báo sai sự thật.
Các tội danh gian lận liên quan đến tài chánh có thể đưa bị mức án đến 20 năm tù và tiền phạt lên tới 250,000 Mỹ kim đối với mỗi tội. Người phạm tội khai báo sai sự thật có thể chịu ít nhất 5 năm tù giam đối với mỗi tội.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/giao-su-hoa-ky-bi-buoc-toi-che-giau-lien-ket-voi-trung-cong-trong-du-an-do-nasa-tai-tro/

Tòa liên bang tạm đình chỉ

chính sách gởi trả người xin tị nạn về lại Mexico

Tin Washington DC – Một tòa liên bang vào thứ Sáu, 28 tháng 2, đã đình chỉ một chính sách của chính phủ Trump, trong đó, người xin tị nạn sẽ bị gởi trả về Mexico trong khi chờ được tòa di trú xem xét trường hợp của họ. Quyết định của tòa kháng án địa hạt 9 tại San Francisco là một thất bại lớn cho chính phủ Trump. Chính sách gởi trả người tị nạn, còn được gọi là Chính sách ở lại Mexico hoặc gọi tắt là MPP, là một trong các công cụ của chính phủ nhằm kềm chế người nhập cư trái phép.
Từ khi Bộ Nội An bắt đầu thực hiện chính sách này vào tháng 1, 2019, chính phủ Hoa Kỳ đã gởi trả hơn 60,000 người về 7 thành phố biên giới của Mexico, từ Tijuana tới Matamoros. Trong số các thành phố này có cả những nơi được cho là các khu vực nguy hiểm nhất tại biên giới, khiến người di cư có nguy cơ bị tấn công, bắt cóc, sát hại, và tống tiền. Nhà chức trách Hoa Kỳ nói rằng, chính sách này sẽ kềm
chế và làm nản lòng các di dân muốn tìm cách vượt biên trái phép vào đất Mỹ. Một nhóm các tổ chức dân quyền đã kiện chính sách MPP vào năm ngoái, nói rằng chính sách này vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Trong phán quyết công bố sáng thứ Sáu, hội đồng 3 thẩm phán tại tòa kháng án liên bang địa phạt 9 đã bỏ phiếu 2-1, phán quyết rằng chương trình MPP không phù hợp với luật liên bang Hoa Kỳ và cần phải bị đình chỉ hoàn toàn. Hiện chưa rõ những trường hợp di dân bị gởi trả về Mexico trước đây sẽ được giải quyết như thế nào.
Mộc MIên
https://www.sbtn.tv/toa-lien-bang-tam-dinh-chi-chinh-sach-goi-tra-nguoi-xin-ti-nan-ve-lai-mexico/

Quốc hội phê duyệt 1 tỷ mỹ kim để giúp

các công ty viễn thông nông thôn từ bỏ Huawei và ZTE

Vào hôm thứ Năm (27/2), Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu phê chuẫn số tiền lên đến 1 tỷ Mỹ Kim  cho các nhà mạng viễn thông nông thôn tháo dỡ và thay thế bất kỳ thiết bị trong mạng của họ được mua từ các công ty viễn thông Trung Cộng Huawei và ZTE. Dự luật này của Thượng viện sẽ được chuyển cho Tổng thống Trump để ký thành luật. Các nhân vật lập pháo hàng đầu của Hoa Kỳ đã thể hiện sự hỗ trợ chung cho việc tài trợ đạo luật, và điều này đánh dấu một chiến thắng nữa trong nỗ lực của tổng thống Trump nhằm loại trừ Huawei khỏi các mạng viễn thông ở Hoa Kỳ.
Chính quyền cáo buộc rằng Huawei là một nhánh của chính quyền cộng sản Trung Cộng và sẽ gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia nếu được phép xây dựng mạng 5G của Hoa Kỳ hoặc các đồng minh toàn cầu của Hoa Kỳ. Dư luật mới này nhằm bảo đảm thiết bị của Huawei cũng biến mất khỏi các mạng chậm hơn hiện có. Trước đó vào tháng 12/2019, Hạ viện Hoa Kỳ  thông qua Đạo luật Mạng truyền thông an toàn và đáng tin cậy sau khi có sự đồng thuận của lưỡng đảng trong Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ Viện.
Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện Roger Wicker cũng tìm cách thúc đẩy đạo luật ngay sau đó, nhưng bị ngăn cản bởi Thượng nghị sĩ Mike Lee, người lo lắng về việc các nhà lập pháp sẽ chi trả cho khoản tài trợ này như thế nào. Theo POLITICO đưa tin vào đầu tháng này, ông Lee đã từ sự phản đối của ông, mở đường cho việc phê chuẫn vào hôm Thứ Năm (27/2).
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/quoc-hoi-phe-duyet-1-ty-my-kim-de-giup-cac-cong-ty-vien-thong-nong-thon-tu-bo-huawei-va-zte/

CEO của Reddit

gọi ứng dụng TikTok của Trung Quốc là ‘ký sinh’

Băng Thanh
Steve Huffman, Giám đốc điều hành (CEO) và đồng sáng lập trang web Reddit của Mỹ, trong hội nghị công nghệ hôm 26/2 nói rằng, bản chất ứng dụng TikTok của Trung Quốc về cơ bản là “ký sinh” và kêu gọi người dùng hãy gỡ ứng dụng này ra khỏi điện thoại.
Trong hội nghị công nghệ “Social 2030” tại thung lũng Silicon ở San Francisco, tiểu bang California, Mỹ, Huffman cho biết, ứng dụng TikTok của Trung Quốc là phần mềm gián điệp “luôn luôn lắng nghe” và nhấn mạnh rằng công nghệ vân tay được sử dụng bởi TikTok khiến ông sợ hãi và cảnh báo mọi người không nên tải ứng dụng này.
Huffman cũng đặt câu hỏi về động thái đứng đằng sau của các nhà phát triển ứng dụng TikTok và kêu gọi các công ty Mỹ nên tránh thêm các tính năng có thể xâm phạm quyền riêng tư của người dùng.
TikTok thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance, vốn từng bị cáo buộc có liên kết với hành vi kiểm duyệt của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Huffman không phải là cá nhân đầu tiên lên tiếng về những rủi ro bảo mật liên quan đến TikTok. Theo Liberty Times, vào ngày 25/2 Cục Quản lý An ninh Giao thông Hoa Kỳ (TSA) đã trở thành cơ quan liên bang mới nhất cấm ứng dụng này, sau lệnh cấm tương tự của Quân đội Hoa Kỳ và Hải quân Hoa Kỳ.
Theo Ching-Tse Cheng / Taiwan News
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ceo-cua-reddit-goi-ung-dung-tiktok-cua-trung-quoc-la-ky-sinh.html

Những nhân vật ưu tú của người Mỹ da đen

cầu nguyện cho ông Trump

Lục Du
Vào chiều tối hôm thứ Năm (27/2), một nhóm các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và nhân vật nổi tiếng người da đen đã cùng nhau cầu nguyện cho Tổng thống Trump tại phòng Nội các của Nhà Trắng, Breitbart và Nypost đưa tin.
Sự kiện này diễn ra sau khi Tổng thống Trump tổ chức một cuộc gặp gỡ với một nhóm khoảng hai mươi nhà lãnh đạo và những nhân vật nổi tiếng người da đen trong dịp “The Black History Month”, một lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm vào tháng 2 tại Hoa Kỳ để ghi nhận những đóng góp của người Mỹ da đen.
Những sinh viên và nhà giáo dục người Mỹ gốc Phi tại tiểu bang Kent vào tháng 2/1969 đã lần đầu tiên đề xuất tổ chức “Black History Month” (Tạm dịch: Tháng ghi nhận thành tựu của người da đen) để vinh danh những đóng góp của người da đen cho xã hội Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia sau đó, như Anh và Canada, cũng tổ chức lễ này.
“Tôi muốn cảm ơn các bạn rất nhiều. Chúng ta ở đây với một số nhà lãnh đạo da đen của đất nước chúng ta – những người rất được kính trọng và đã thực hiện một công việc tuyệt vời và, phần lớn, đã làm việc với tôi trong sự nghiệp này ngay từ đầu. Và chúng ta đã làm rất nhiều điều. Chúng ta đã tạo ra các không gian cơ hội. Chúng ta đã thực hiện cải cách tư pháp hình sự. Chúng ta đã làm những điều mà mọi người đã không nghĩ là có thể. Cải cách tư pháp hình sự – chúng ta đã cho phép rất nhiều người tuyệt vời ra tù”, ông Trump mở đầu bài phát biểu trước các đại biểu người Mỹ da đen.
“Trong mọi lĩnh vực, mọi thế hệ và mọi cách gọi, người Mỹ gốc Phi đã đưa đất nước chúng ta lên một tầm cao mới – và cũng như mọi công dân, các bạn có quyền có một chính phủ đặt nhu cầu, lợi ích và gia đình của các bạn lên hàng đầu”, ông Trump nói, và đề cập, dưới thời ông, tỷ lệ người nghèo trong cộng đồng da đen đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Bài phát biểu của ông Trump đã nhận được sự cổ vũ lớn từ những đại biểu người da đen. Họ hô lớn lặp lại nhiều lần câu “Thêm 4 năm nữa” để bày tỏ mong muốn ông Trump sẽ tiếp tục thắng cử để lãnh đạo nước Mỹ thêm một nhiệm kỳ nữa.
Một đại biểu người da đen tên Jared Kushner, nói rằng ông tự hào về những gì mà Tổng thống Trump làm được trong suốt thời gian qua. Còn một nữ đại biểu khác của người da đen, bà Katrina Pierson, chia sẻ rằng các đại biểu người da đen ở đây để ủng hộ tất cả những công việc vĩ đại mà ông Trump đang làm. Một nam đại biểu khác tên Harris thì bày tỏ, ông tự hào vì ủng hộ ông Trump 100%.
Sau đó, những thủ lĩnh và nhân vật có uy tín xã hội của những người Mỹ gốc Phi đã cùng nhau cầu nguyện cho ông Trump, một số người đặt tay lên vai của tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, những người còn lại đặt tay lên vai của những người này và nối tiếp như thế ra phía sau.
Trong số những người có mặt tại phòng Nội các để cầu nguyện cho ông Trump, có mặt những nhân vật nổi tiếng người da đen như Alveda King – nam diễn viên, Isaiah Washington – nhà vô địch quyền anh thế giới, Andre Berto – cựu cầu thủ bóng bầu dục, cùng doanh nhân Jack Brewer, Các mục sư Darrell Scott, Lynette Hardaway và Rochelle Richardson.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhung-nhan-vat-uu-tu-cua-nguoi-my-da-den-cau-nguyen-cho-ong-trump.html

Mỹ ‘rút quân’ khỏi Afghanistan trong 14 tháng

sau thỏa thuận với Taliban

Hoa Kỳ và các đồng minh Nato sẽ rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan sau 14 tháng nếu Taliban giữ nguyên các cam kết của họ theo thỏa thuận được ký kết, theo giới chức.
Thông báo được đưa ra trong một tuyên bố chung giữa Mỹ và Afghanistan được công bố tại Kabul.
Thỏa thuận, được ký kết tại Qatar vào thứ Bảy 29/02/2020, nhằm mở đường cho hòa bình ở Afghanistan sau hơn 18 năm xung đột.
Thủ lĩnh phiến quân bị tiêu diệt khi Mỹ và Taliban tìm kiếm thỏa thuận chung
Taliban đồng ý ba ngày ngừng bắn ở Afghanistan
Căn cứ Mỹ ở Afghanistan bị tấn công
Các cuộc thảo luận giữa chính phủ Afghanistan và Taliban sẽ tiếp nối theo sau.
“Liên minh sẽ hoàn thành việc rút các lực lượng còn lại của mình khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng sau công bố của tuyên bố chung và thỏa thuận Mỹ-Taliban… chiểu theo việc hoàn tất đầy đủ các cam kết của Taliban”, tuyên bố do Mỹ và Chính phủ Afghanistan đưa ra nói.
Hoa Kỳ xâm chiếm đất Afghanistan vài tuần sau cuộc tấn công tháng 9/2001 do nhóm al-Qaeda đóng trụ sở tại Afghanistan tổ chức.
Hơn 2.400 lính Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột. Khoảng 12.000 vẫn đang đóng quân tại Afhanistan. Tổng thống Trump đã hứa sẽ chấm dứt cuộc xung đột.
Các cuộc đàm phán Mỹ-Taliban diễn ra như thế nào?
Từ năm 2011, Qatar đã tiếp đón các nhà lãnh đạo Taliban, những người đã chuyển đến đó để thảo luận về hòa bình ở Afghanistan. Đây là một quá trình.
Một văn phòng Taliban đã được khai trương vào năm 2013 và đóng cửa cùng năm giữa những tranh cãi về các lá cờ. Những nỗ lực khác tại các cuộc đàm phán bị đình trệ.
Vào tháng 12/2018, các chiến binh tuyên bố họ sẽ gặp các quan chức Mỹ để cố gắng tìm ra một “lộ trình hòa bình”.
Nhưng nhóm Hồi giáo cứng rắn tiếp tục từ chối có các cuộc đàm phán chính thức với chính phủ Afghanistan, bên mà họ coi là “con rối” của Mỹ.
Sau chín vòng đàm phán Mỹ-Taliban tại Qatar, hai bên dường như ngày một tiến gần một thỏa thuận.
Nhà đàm phán hàng đầu của Washington đã tuyên bố vào tháng 9 năm ngoái rằng Hoa Kỳ sẽ rút 5.400 quân khỏi Afghanistan trong vòng 20 tuần như một phần của thỏa thuận đã đồng ý “về nguyên tắc” với các chiến binh Taliban.
Vài ngày sau, ông Trump nói rằng các cuộc đàm phán đã “chết”, sau khi nhóm này giết chết một người lính Mỹ.
Nhưng trong vài tuần, hai bên đã nối lại các cuộc thảo luận đằng sau hậu trường.
Một tuần trước, Taliban đồng ý “giảm bạo lực” – mặc dù các quan chức Afghanistan nói rằng ít nhất 22 binh sĩ và 14 thường dân đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Taliban trong giai đoạn đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51689275

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

khiến Nga, Trung “mở cờ trong bụng”

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua (24/2) vừa thông báo Mỹ hiện không có kế hoạch tái triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tối tân THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến cả Nga và Trung Quốc “thở phào nhẹ nhõm”.
“Không có kế hoạch nào về việc tái triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên bán đảo Triều Tiên vào thời điểm này”, Bộ trưởng Esper cho biết trong cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong Doo cũng có mặt tại cuộc họp báo này.
Quyết định của Mỹ trong việc không tái triển khai hệ thống THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc vào thời điểm này có thể có liên quan đến thực tế là quân đội Mỹ và Hàn Quốc đang cân nhắc khả năng giảm các hoạt động quân sự chung do dịch COVID-19, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cho hay.
“Tôi chắc chắn rằng chúng tôi vẫn sẵn sàng cùng nhau xử lý bất kỳ mối đe dọa nào mà chúng tôi đối mặt”, Bộ trưởng Quốc phòng Esper cho biết trong cuộc họp báo khi người đồng cấp Hàn Quốc đứng bên cạnh ông.
Hồi năm 2017, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đến Hàn Quốc nhằm đáp trả việc Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo. Trong tuyên bố được phát đi vào thời điểm đó, Tổng thống Trump nhấn Mỹ Mỹ sẽ hành động để “tăng cường năng lực của Mỹ trong việc ngăn chặn và phòng thủ chống lại các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bằng cách sử dụng các năng lực của quân đội Mỹ ở mức cao nhất.”
THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) là hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối. Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng nhất định trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Hệ thống THAAD được thiết kế để đánh chặn những tên lửa đạn đạo ở tầm cao. Hệ thống phòng không tinh vi của Mỹ có hệ thống radar có thể phát hiện những vật thể ở khoảng cách xa đến 2.000km – đây là khoảng cách bao phủ phần lớn đại lục Trung Quốc.
Mặc dù Mỹ và Hàn Quốc nhiều lần nhấn mạnh hệ thống THAAD của họ là nhằm vào Triều Tiên nhưng Nga và Trung Quốc vẫn quyết liệt phản đối kế hoạch triển khai THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Moscow cáo buộc Washington lợi dụng cái gọi là mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên để làm cái cớ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ngay sát biên giới của Nga và Trung Quốc. Hệ thống THAAD ở Hàn Quốc rõ ràng là nhằm mục tiêu thẳng vào Nga và Trung Quốc, ông Georgiy Borisenko – Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Nga, từng nhận định như vậy.
Theo ông Borisenko, Mỹ tuyên bố dùng THAAD để đối phó với Triều Tiên nhưng “trên thực tế những hệ thống vũ khí đó tuyệt đối không thể ngăn chặn Triều Tiên trả đũa trong trường hợp có hành động gây hấn xảy ra. Seoul nằm trong tầm bắn của các khẩu pháo tầm xa của Triều Tiên trong khi THAAD không thể chặn được đạn pháo. Vì thế, họ đơn giản không cần dùng đến THAAD để chống lại Triều Tiên. Như vậy, chúng tôi và các đối tác ở Trung Quốc đều hiểu rất rõ, THAAD là nhằm trực tiếp vào hai nước Nga và Trung Quốc”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33236-tuyen-bo-cua-bo-truong-quoc-phong-my-khien-nga-trung-mo-co-trong-bung.html

Tổng thống Trump muốn Nga làm lành với kẻ thù

Nga và Ukraine nên hòa thuận với nhau, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã nói như vậy với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng. Hiện tại, Nga và Ukraine coi nhau như kẻ thù.
Khi được đề nghị bình luận về những phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin cho rằng mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Ukraine khiến một số nước lo ngại bởi nó tạo ra một đối thủ mang tầm vóc toàn cầu đối với họ, Tổng thống Trump đã trả lời rằng: “Tôi muốn nhìn thấy họ hòa thuận với nhau. Nếu họ hợp tác với nhau theo đúng nghĩa là họ hòa thuận với nhau thì đó sẽ là điều rất tuyệt đối với thế giới”.
“Nếu Ukraine và Nga có thể đạt được thỏa thuận nào đó khi họ hòa thuận, điều đó sẽ là rất tốt”, Tổng thống Trump cho biết trước khi lên đường đến thăm Ấn Độ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Itar Tass về dự án “20 câu hỏi với Tổng thống Vladimir Putin” đã nói rằng, mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Ukraine khiến nhiều nước khó chịu bởi nó tạo ra một đối thủ mang tầm vóc toàn cầu có thể thách thức họ.
“Bất kỳ sự hợp tác nào giữa Nga và Ukraine, cùng với năng lực và lợi thế cạnh tranh của hai nước, đều sẽ dẫn đến sự nổi lên của một đối thủ mang tầm vóc toàn cầu đối với Châu Âu và thế giới. Không ai muốn điều này. Đó là lý do tại sao họ sẽ làm bất kỳ điều gì có thể để chia rẽ chúng tôi”, ông Putin cho hay. Nhà lãnh đạo Nga từ chối không nói cụ thể những nước nào e ngại mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa Kiev và Moscow.
Hồi cuối tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Trump từng phát biểu rằng, “đã có rất nhiều tiến bộ đạt được” trong mối quan hệ giữa Nga và Ukraine. Ông Trump cũng chúc mừng hai nước Nga và Ukraine về các hoạt động trao đổi tù nhân, bày tỏ hy vọng rằng hoạt động đó sẽ là bước tiến lớn đầu tiên trên con đường dẫn đến hòa bình.
Quan hệ giữa Nga và Ukraine hiện nay giống như những “kẻ thù không đội trời chung”. Cuộc đối đầu giữa hai bên xuất phát từ cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng bùng lên ở Ukraine hồi cuối năm 2013. Cuộc khủng hoảng này xuất phát ban đầu từ làn sóng biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm 2013 trong việc dừng ký kết các thỏa thuận với Liên minh Châu Âu (EU) để ưu tiên cho mối quan hệ gắn bó hơn với Nga. Bước đi này đã làm dấy lên làn sóng biểu tình của hàng nghìn người ở thủ đô Kiev. Kết quả là ông Yanukovych bị lật đổ và Crimea được sáp nhập vào Nga. Cùng với đó, cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine bắt đầu bùng lên.
Chính quyền Kiev hiện nay đang theo đuổi một chính sách thân phương Tây và chống Nga mạnh mẽ. Trong suốt mấy năm qua, Kiev liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở đất nước của họ cũng như kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông. Kiev tố cáo Moscow đưa quân và vũ khí vào hậu thuẫn cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine. Đáp lại, Nga bác bỏ mọi lời cáo buộc như trên, đồng thời tố cáo ngược lại rằng Kiev hoàn toàn không muốn thúc đẩy tiến trình hòa bình ở nước này và chỉ muốn đối đầu với Nga.
Trong khi đó, Mỹ là một trong những đồng minh ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Kiev kể từ khi xảy ra vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và sau đó là cuộc nội chiến bùng phát ở miền đông Ukraine (vùng Donbass) khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Mỹ nhiều lần nhăm nhe cung cấp các vũ khí chết người cho Ukraine và Nga liên tục cảnh báo hành động của Mỹ sẽ gây bất ổn hơn nữa cho tình hình Ukraine thông qua việc kích động Kiev sử dụng vũ lực.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, phương Tây do Mỹ dẫn đầu ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev trong khi Nga được cho là đứng về phía lực lượng ly khai miền đông Ukraine.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33231-tong-thong-trump-muon-nga-lam-lanh-voi-ke-thu.html

Mỹ kiểm tra y tế toàn bộ hạm đội ở Nhật

Hải quân Mỹ thông báo kiểm tra y tế, điều tra lịch trình toàn bộ binh sĩ thuộc Hạm đội 7 đang đóng tại Nhật để đối phó dịch Covid-19.
“Hạm đội 7 sẽ giám sát y tế toàn bộ binh sĩ trước khi họ tiếp cận các chiến hạm và máy bay trong bối cảnh nCoV đang lây lan ở nhiều khu vực tại châu Á. Quy trình cũng áp dụng với khách làm việc, dân thường và các nhà thầu tới những đơn vị và căn cứ thuộc hạm đội”, phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ Joe Keiley hôm qua thông báo.
Những người này sẽ phải trải qua hàng loạt bài kiểm tra y tế, đồng thời khai báo các câu hỏi về lịch trình đi lại và những người đã tiếp xúc. Hạm đội 7 đang chuẩn bị hỗ trợ và cách ly những người nghi nhiễm nCoV. “Tới nay chưa có binh sĩ nào có dấu hiệu nhiễm virus”, đại úy Keiley nói thêm.
Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản cuối tuần trước cũng nâng cảnh báo đi lại với nước này lên cấp 2 trong thang 4 cấp, khuyến cáo công dân Mỹ “tăng cường cảnh giác”.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đã ghi nhận ít nhất 850 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó có 4 ca tử vong, hầu hết đều là những người từng có mặt trên du thuyền Diamond Princess. Chính phủ Nhật bị chỉ trích vì cách xử lý dịch Covid-19, trong đó có việc không xét nghiệm ít nhất 30 hành khách Nhật trên tàu Diamond Princess trước khi cho phép những người này về nhà.
Hạm đội 7 thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ, có căn cứ chính tại quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Đây là hạm đội tiền phương lớn nhất của Mỹ, sở hữu 60-70 tàu chiến, 300 máy bay, cùng 40.000 binh sĩ hải quân và thủy quân lục chiến.
Hạm đội này phụ trách khu vực rộng 321 triệu km vuông, trải dài từ ngoài khơi quần đảo Kuril của Nga ở phía bắc đến Nam Cực, cũng như từ Đường đổi ngày quốc tế ở phía đông đến biên giới Ấn Độ – Pakistan ở phía tây. Ba trong 4 quốc gia có số ca nhiễm nCoV cao nhất thế giới gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm gần khu vực phụ trách của Hạm đội 7.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33221-my-kiem-tra-y-te-toan-bo-ham-doi-o-nhat.html

Mỹ -Ấn “tay trong tay”

Ấn Độ và Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ về các thỏa thuận thương mại, năng lượng và quân sự, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm qua khi ông hội đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới nước này.
Hơn 100.000 người đứng kín một sân vận động cricket ở phía tây thành phố Ahmedabad ngày 24/2/2020 để chào đón ông Trump. Sự kiện diễn ra tại bang quê nhà của Thủ tướng Narendra Modi. Reuters nói đây là nghi lễ tiếp đón hoành tráng nhất mà Ấn Độ dành cho một nhà lãnh đạo nước ngoài trong nhiều năm qua.
Hôm 25/2, tổng thống Trump đã ngồi riêng với thủ tướng Modi, sau đó là các cuộc họp cấp thấp hơn nhằm đạt tiến bộ về các vấn đề đã chia rẽ hai nước, chủ yếu là tranh chấp thương mại.
“Tôi mong các bạn giải thích với giới truyền thông về những tiến bộ mà chúng tôi đã đạt được về thương mại, ông Trump nói khi ngồi bên cạnh Thủ tướng Modi. Hai nước đã cố gắng để khép lại những khác biệt xung quanh vấn đề nông sản, thiết bị y tế, thương mại kỹ thuật số và các đề xuất mức thuế mới.
Ông Trump cũng nói rằng, ông mong muốn thủ tướng Modi nói nhiều hơn về “những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được về máy bay chiến đấu và năng lượng”.
Hai nước được trông đợi sẽ công bố các thỏa thuận mua bán trực thăng quân sự trị giá 3 tỷ USD, trong bối cảnh Ấn Độ ngày càng quay sang Mỹ để hiện đại hóa quân đội, bên cạnh nhà cung cấp truyền thống vũ khí truyền thống là Nga.
Theo Reuters, ông Modi đang tận dụng triệt để chuyến thăm của Trump để làm sâu sắc mối quan hệ giữa hai nước lớn của thế giới đang cố gắng chống lại sức nặng kinh tế và quân sự của Trung Quốc ở châu Á.
Trump đã mô tả lại cuộc chào đón hôm 24/2 tại Ahmedabad và một lần nữa ca ngợi ông Modi rằng “có hàng ngàn người bên ngoài đang cố gắng để được vào trong sân vận động”.
“Tôi nghĩ họ ở đó vì ông nhiều hơn là vì tôi, tôi hy vọng thế”, Tổng thống Trump nói với Thủ tướng Modi. “Người dân yêu quý ông… mỗi khi tôi nhắc đến tên ông, họ lại reo hò ầm ĩ”.
Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia lớn trên thế giới có tỷ lệ ủng hộ đối với ông Trump đạt trên 50% và chuyến đi của Trump đã được tường thuật từng phút. Một số nhà bình luận nói chuyến thăm của ông Trump đã rất thành công, trên nhiều khía cạnh.
Họ cũng hết sức khen ngợi ông Modi vì đã tạo ra một cuộc tiếp đón ngoạn mục đối với Tổng thống Mỹ. “Cái ôm Modi-Trump trở nên chặt hơn”, là một dòng tít chạy trên tờ Times of India.
Trong bài phát biểu hôm 24/2, ông Trump ca ngợi sự trỗi dậy của Ấn Độ, một nền dân chủ ổn định và thịnh vượng, là thành tựu của thế kỷ.
Tại cuộc họp báo chung ở New Delhi, ông Trump và ông Modi nói hai bên chưa ký thỏa thuận thương mại, nhưng bắt đầu đàm phán để ra được một thỏa thuận mang tính toàn diện. Ông Trump nói đã trao đổi với ông Modi về sự quan trọng của việc bảo toàn mạng lưới 5G ở Ấn Độ, trước khi New Delhi chào thầu xây dựng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33217-my-an-tay-trong-tay.html

Mỹ lên tiếng về việc

Hồng Kông bắt giữ ông trùm truyền thông

Lục Du
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ sự lo ngại sau khi cảnh sát Hồng Kông bắt giữ hai nhà hoạt động dân chủ và một nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong giới truyền thông của hòn đảo, triệu phú Jimmy Lai, người thường có những phản biện thẳng thắn đối với các chính sách của Bắc Kinh.
“Chúng tôi lo ngại đối với vụ bắt giữ doanh nhân và nhà báo nổi tiếng Hồng Kông, Jimmy Lai, cùng hai nhà hoạt động kỳ cựu đấu tranh cho tự do và dân chủ [ở Hồng Kông]”, bà Morgan Ortagus, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói hôm thứ Sáu (28/2).
“Chúng tôi hy vọng chính quyền Hồng Kông không vận dụng pháp luật một cách có tính toán cho các mục đích chính trị, và xử lý các vụ việc một cách công bằng và minh bạch”, bà Ortagus nói thêm.
Bà Ortagus cũng kêu gọi chính quyền đặc khu tạo điều kiện cho luật pháp Hồng Kông vẫn tiếp tục bảo vệ quyền tự do ngôn luận và biểu tình, cũng như người dân của hòn đảo vẫn được thực hiện các quyền này.
Các nhà chức trách ở hòn đảo từng là thuộc địa của Anh đã bắt giữ hơn 7.000 người có liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, nhiều người trong đó bị khép tội danh bạo loạn và như vậy có thể khiến họ phải đối mặt với án tù lên tới 10 năm.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu người biểu tình Hồng Kông vẫn còn đang bị giam giữ.
“Việc bắt giữ ba người này là hành động thái quá”, ông Chris Patten, thống đốc người Anh cuối cùng của Hồng Kông, nói, và cho biết thêm rằng ông không nghi ngờ gì về việc chính quyền Hồng Kông đã hành động theo chỉ thị của Bắc Kinh.
“Quyết định [bắt giữ] này sẽ gửi một thông điệp khác đến thế giới rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có ý định bóp nghẹt tiêu chuẩn sống và tự do ở Hồng Kông”, ông Patt Patten nói.
Các nhóm nhân quyền cho biết, ông Jimmy Lai, và hai nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu ở Hồng Kông là Lee Cheuk-yan và Yeung Sum, đã bị bắt hôm thứ Sáu (28/2) với cáo buộc tham gia tụ tập bất hợp pháp.
Jimmy Lai là một triệu phú ở Hồng Kông, ông đã đóng góp tài chính cho phong trào dân chủ của hòn đảo và là mục tiêu chỉ trích của truyền thông Trung Quốc đại lục. Ông Lai cũng từng bị bắt vào năm 2014 vì không thực hiện theo yêu cầu của chính quyền đặc khu đóng cửa một trang web của ông đăng tải các bài viết có nội dung ủng hộ phong trào đấu tranh cho dân chủ.
Theo Reuters
Lục Du dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-len-tieng-ve-viec-hong-kong-bat-giu-ong-trum-truyen-thong.html

Venezuela: Khủng hoảng kinh tế

buộc nhiều bà mẹ phải cho con

Guillermo D OlmoBBC News Mundo, Caracas
“Cấm vứt bỏ trẻ sơ sinh”, tấm biển báo do Eric Mejicano tạo ra cho hay. Nghệ sỹ Venezuela này đã dán biển báo như vậy trên khắp các bức tường ở Venezuela sau khi một trẻ sơ sinh được tìm thấy trong bãi rác gần khu nhà của ông ở thủ đô Caracas.
Mejicano nói ông tung ra chiến dịch này để cảnh báo mọi người về một thực tế ở Venezuela rằng “một cái gì đó đang trở nên phổ biến không bao giờ nên coi là bình thường”.
Kinh tế Venezuela đang rơi tự do và cứ ba người Venezuela thì một người thiếu ăn, theo một nghiên cứu của Chương trình Lương thực Thế giới Liên Hiệp Quốc.
Lo âu, hy vọng ở Venezuela
Venezuela lại chìm trong tăm tối do mất điện
Tổng thống Venezuela đàm phán với Mỹ
Angelina Jolie kêu gọi quốc tế giúp trẻ em Venezuela
Với việc thuốc tránh thai rất khó kiếm và nếu có thì nhiều người cũng không đủ tiền mua, mang thai ngoài ý muốn trở nên phổ biến. Luật cấm phá thai hà khắc của nước này chỉ cho phép thực hiện bỏ thai trong những trường hợp tính mạng bà mẹ bị đe dọa.
Trong khủng hoảng kinh tế, một tổ chức từ thiện cho hay năm 2018 số trẻ bị bỏ rơi trên đường phố hoặc ở lối vào các tòa nhà công cộng tăng 70%.
Chính phủ Venezuela không công bố bất kỳ con số chính thức nào những năm gần đây. Và cả bộ truyền thông lẫn các cơ quan chính phủ phụ trách về quyền trẻ em đều không trả lời các yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Nhưng cách dịch vụ xã hội và nhân viên y tế mà BBC tiếp xúc khẳng định đã có sự gia tăng số trẻ bị bỏ rơi cũng như sự gia tăng đột biến số trẻ được cho đi làm con nuôi không chính thức.
‘Lối tắt’
Nelson Villasmill là thành viên một hội đồng bảo vệ trẻ em tại một trong những khu vực nghèo nhất Caracas. Ông giải thích rằng, đối mặt với hệ thống nhận con nuôi nghèo nàn về nguồn quỹ, hoàn toàn hỗn loạn, các cha mẹ tuyệt vọng đôi khi phải tìm đường tắt.
Câu chuyện của Baby Tomás (không phải tên thật) là một trường hợp như vậy. Cậu bé được sinh ra bởi một bà mẹ nghèo sống ở Caracas – người cảm thấy rằng cô đang ở trong cảnh không thể nuôi được con.
Bác sĩ phụ khoa, người có mặt lúc Tomás chào đời, đồng ý giúp đỡ.
Ông nói đây không phải là lần đầu tiên ông gặp một bà mẹ không thể nuôi con. “Họ gần như luôn luôn đổi ý khi lần đầu cho con bú,” ông giải thích. “Nhưng đôi khi không như vậy, và rồi bạn phải tìm ra giải pháp.”
Ông liên hệ với một trong những bệnh nhân của mình. Người này ở độ tuổi 40 và đang mơ ước có một đứa con. Tania (không phải tên thật) đã không thể mang bầu.
Đạo tặc tấn công người chết ở Venezuela
Bà muốn giúp Tomás và mẹ cậu bé, nhưng sau khi suy nghĩ, đã quyết định không nhận cậu về nuôi. Thay vì thé, bà liên lạc với một cặp vợ chồng là bạn của bà, người đồng ý nuôi Tomás như con của họ, trong nhà họ ở vùng nông thôn Venezuela.
Nhưng họ phải lấy đứa trẻ đi nhanh chóng để tránh làm tăng nghi ngờ, vì thế Tania trả 250 đô la đút lót cho một quan chức để ông ta làm ngơ và điền tên người bạn của bà như mẹ ruột của Tomás.
Tomás hiện nay đang được bạn của bà nuôi dưỡng ở vùng nông thôn và gia đình mới của cậu bé vừa kỷ niệm ngày cậu bước đi những bước đầu tiên.
Tania nói bà không hối tiếc vì điều bà đã làm và rằng bà bỏ qua những kênh cho nhận con nuôi chính thống vì quyền lợi của Tomás. “Tôi không bao giờ nghĩ tới việc làm bất cứ điều gì như thế này nhưng nhận con nuôi hợp pháp không thực hiện được ở Venezuela và đứa trẻ sẽ phải chịu nhiều khó khăn trong một trại trẻ mồ côi công cộng,” bà giải thích.
Bị mắc kẹt
Tomás đã được cho đi với sự đồng ý của mẹ cậu nhưng không thiếu người bóc lột sự tuyệt vọng của phụ nữ Venezuela.
Trong khi cô đang mang thai đứa con thứ hai, chồng của Isabel chết, khiến Isabel (không phải tên thật của cô) cân nhắc từ bỏ đứa trẻ mà cô đang mong đợi. “Tôi chỉ có một mình và sợ rằng tôi sẽ không thể nuôi được con”, cô nói.
Theo lời khuyên của một người quen, cô đã bay đến đảo Trinidad ở Caribbean để gặp một cặp vợ chồng mà cô được cho biết rất thích nhận nuôi con cô.
Cô được cho biết sẽ có tiếng nói cuối cùng trong bất kỳ quyết định nào nhưng rồi sớm chịu áp lực từ một phụ nữ Colombia – người dàn xếp vụ này.
“Tôi được thông báo rằng mọi thứ sẽ hợp pháp và rằng cam kết không bao giờ cho con tôi đi,” cô nhớ lại. Nhưng một lần ở Trinidad, “Tôi nhận ra mình đã bị mắc kẹt trong một mạng lưới buôn người”.
“Tôi luôn bị theo dõi,” cô nhớ lại. Isabel nói rằng cô không được phép rời khỏi ngôi nhà nơi cô đang ở và vé khứ hồi cho chuyến bay mà cô được hứa hen đưa cô trở lại Venezuela không bao giờ thành hiện thực.
Bị chia lìa
Vài tuần sau cô sinh non trong một bệnh viện ở Trinidad. Cô quyết định giữ đứa bé nhưng ngay lập tức bị gây áp lực bởi người phụ nữ Colombia và một người đàn ông tự xưng là luật sư.
“Họ nói với tôi rằng cha mẹ mới đang đợi ở bãi đậu xe và tôi phải ký một số tài liệu bằng tiếng Anh mà tôi không hiểu và phải trao con tôi cho họ.”
Lúc đầu Isabel từ chối nhưng trong những tuần sau đó, những kẻ bắt giữ cô đã tăng áp lực, lấy đi thức ăn, thuốc men và tã lót của cô.
“Cuối cùng, tôi đã phải trao con trai mình để cứu mạng con và để tôi được trở về Venezuela tìm sự giúp đỡ”, cô nói.
Với sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ, Isabel hiện đã bắt đầu một cuộc chiến pháp lý để giành lại con trai của cô, người nằm dưới sự giám hộ của chính quyền ở Trinidad. Hiện tại, cô chỉ được phép gặp con mỗi tuần một lần.
Cô nói cô sẽ không từ bỏ cho đến khi cô được đoàn tụ với con.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51686808

Virus corona – Covid-19:

WHO thông báo ”mức báo động rất cao”

Trọng Thành
Hôm nay, 29/02/2020, lãnh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thông báo ”mức báo động rất cao”, trước nguy cơ dịch virus corona (Covid-19) có xu hướng lan rộng ra thế giới. Khoảng 60 quốc gia được ghi nhận có người nhiễm virus.
Theo AFP, WHO đã nâng mức báo động lên mức ”rất cao”’ được coi là mức cao nhất, đặc biệt sau khi bệnh dịch tăng mạnh tại Hàn Quốc và Iran. Hàn Quốc có gần 3.000 ca nhiễm virus, với 16 ca tử vong, trở thành quốc gia thứ hai sau Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính quyền Iran ghi nhận thêm 9 trường hợp tử vong hôm nay, đưa tổng số người thiệt mạng lên 43. Trong khi đó, đài BBC, dẫn một số nguồn tin y tế Iran, cho hay ít nhất 210 người chết vì Covid-19 tại Iran. Teheran bác bỏ tin này.
Brazil, Mêhicô lần đầu tiên ghi nhận có người nhiễm. Ba trường hợp nhiễm virus tại Mêhicô đều từ nước Ý trở về. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định không nên ”hoảng sợ” trước tình hình hiện nay, và điều quan trọng là phải ”chuẩn bị đầy đủ” để ngăn chặn đà lan rộng của dịch Covid-19.
Tại Hoa Kỳ, cho đến nay chưa có trường hợp nào tử vong, tuy nhiên giới y tế ghi nhận ba trường hợp nhiễm virus không rõ nguồn gốc. Sự xuất hiện các trường hợp không rõ nguồn lây cũng đặt ra vấn đề: Liệu con đường lây lan của virus có chủ yếu thông qua những người có biểu hiện bệnh lý lâm sàng rõ ràng hay không? Một số nhà dịch tễ học lo ngại về tình trạng virus có thể được truyền đi từ những người không có biểu hiện bệnh rõ ràng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200229-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-covid-19-who-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-m%E1%BB%A9c-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-r%E1%BA%A5t-cao

Thêm 47 người chết ở Trung Quốc vì COVID-19,

số ca nhiễm tăng mạnh ở Hàn Quốc, Iran và châu Âu

Hải Lam
Trung Quốc báo cáo thêm 47 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 28/2, nâng tổng số người chết vì virus corona ở nước này lên 2.835. Theo số liệu từ Worldometer, thế giới hiện ghi nhận 85,206 ca nhiễm bệnh và 2.923 ca tử vong.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay thông báo nước này ghi nhận thêm 47 ca tử vong do COVID-19, gồm 45 ca tại Hồ Bắc, một ca tại Bắc Kinh và một ca ở Hà Nam, nâng số ca tử vong tại Trung Quốc đại lục lên 2.835.
Ngoài ra, nước này thông báo có thêm 427 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm tại Trung Quốc lên 79.251. Trong đó, tâm dịch Hồ Bắc ghi nhận 423 ca nhiễm mới. Ngoài tâm dịch Hồ Bắc, Trung Quốc đại lục chỉ ghi nhận thêm 4 ca nhiễm mới, thấp nhất kể từ khi nước này bắt đầu cập nhật số liệu hàng ngày hồi cuối tháng 1.
COVID-19 bên ngoài Trung Quốc
Theo số liệu từ Worldometer, có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc xuất hiện dịch COVID-19 Thế giới hiện ghi nhận 85.206 ca nhiễm bệnh, 2.923 ca tử vong và 39.448 ca phục hồi.
Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên tại buổi họp báo ở Geneva hôm 28/2: “Chúng tôi hiện đã tăng đánh giá về nguy cơ lây lan và ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên mức rất cao ở cấp độ toàn cầu”.
Ông Tedros nói thêm: “Chúng ta đang ở trong thời khắc quyết định. Dịch bệnh xuất hiện tại Iran, Italy và Hàn Quốc đã cho thấy khả năng lây nhiễm của loại virus này”.
Tại Hàn Quốc, ổ dịch lớn thứ 2 ở châu Á, sáng nay ghi nhận thêm 594 ca nhiễm mới nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.931, trong đó 16 người đã tử vong. Trong số các ca nhiễm mới, 276 ca được ghi nhận ở thành phố Daegu và 60 ca tại tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận, hai cụm dịch lớn nhất tại Hàn Quốc. Các tỉnh thành lớn cũng xuất hiện ca nhiễm mới, trong đó thủ đô Seoul báo cáo thêm 12 trường hợp.
Tại châu Âu, số ca nhiễm COVID-19 cũng tăng mạnh. Hiện Italy là nơi dịch bùng phát mạnh nhất ở châu Âu với 889 ca nhiễm, 21 ca tử vong và 46 người khỏi bệnh. Một số quốc gia châu Âu có số ca nhiễm nCoV tăng mạnh so với hồi đầu tuần như Đức, Pháp.
Iran hiện là ổ dịch lớn nhất Trung Đông, với 388 ca nhiễm và 34 ca tử vong. Quốc hội Iran dừng toàn bộ phiên họp từ 28/2 sau khi nhiều quan chức cao cấp của nước này được xác nhận dương tính với COVID-19. Iran đang bị xem là mối đe dọa toàn cầu khi nhiều ca nhiễm tại các nước láng giềng và cả Canada có nguồn gốc từ quốc gia Trung Đông này.
Quốc gia/Vùng lãnh thổ: Số ca nhiễm / Số ca tử vong
Hàn Quốc: 2.931 / 16
Italy: 889 / 21
Tàu Dimond Princess: 705 / 6 (neo ở cảng Yokohama, Nhật Bản)
Iran: 388 / 34
Nhật Bản: 234 / 5
Singapore: 98 / 0
Hồng Kông: 93 / 2
Mỹ: 64 / 0
Đức: 60/ 0
Pháp: 57 / 2
Kuwait: 45 / 0
Thái Lan: 41 / 0
Bahrain: 38 / 0
Đài Loan: 34 / 1
Tây Ban Nha: 33 / 0
Úc: 25 / 0
Malaysia: 25 / 0
Anh Quốc: 20 / 0
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 19 / 0
Việt Nam: 16 / 0
Canada: 15 / 0
Thụy Sĩ: 15 / 0
Thụy Điển: 11 / 0
Ma Cao: 10 / 0
Iraq: 8 / 0
Israel: 7 / 0
Áo: 6 / 0
Na Uy: 6 / 0
Oman: 6 / 0
Croatia: 5 / 0
Hy Lạp: 4 / 0
Lebanon: 4 / 0
Philippines: 3 / 1
Phần Lan: 3/ 0
Ấn Độ: 3 / 0
Romania: 3/ 0
Đan Mạch:  2 / 0
Georgia: 2 / 0
Mexico: 2 / 0
Hà Lan: 2/ 0
Pakistan: 2 / 0
Nga: 2/0
Afghanistan: 1 / 0
Algeria: 1/ 0
Azerbaijan: 1 / 0
Belarus: 1 / 0
Bỉ: 1 / 0
Brazil: 1 / 0
Campuchia: 1 / 0
Ai Cập: 1 / 0
Estonia: 1 / 0
Iceland: 1 / 0
Lithuania: 1 / 0
North Macedonia: 1 / 0
Monaco: 1 / 0
Nepal: 1/ 0
New Zealand: 1 / 0
Nigeria: 1/ 0
San Marino: 1 / 0
Sri Lanka: 1 / 0.
https://www.dkn.tv/the-gioi/them-47-nguoi-chet-o-trung-quoc-vi-covid-19-so-ca-nhiem-tang-manh-o-han-quoc-iran-va-chau-au.html

Virus corona: Nội các Pháp họp bất thường

 bàn đối phó với “Giai đoạn 2″ của dịch

Thu Hằng
Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đã chuyển sang một « giai đoạn mới », theo phát biểu ngày 28/02/2020 của bộ trưởng Y Tế Olivier Véran. Pháp có đến 73 ca bị nhiễm virus corona mới, tính đến chiều 29/02. Ngoài các biện pháp phòng ngừa chung, người dân được khuyến cáo không bắt tay, ôm hôn để chào khi gặp nhau.
Tính đến tối 28/02, vùng Oise (ngoại ô Paris) là nơi có nhiều trường hợp nhiễm virus corona nhất và hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc lây lan, tiếp theo là thành phố Annecy với 6 ca. Sáng 29/02, tổng thống Emmanuel Macron chủ trì một cuộc họp nội các bất thường để đánh giá tình hình dịch, đã bước sang « giai đoạn 2 », nhằm hạn chế virus lây lan.
Tại Pháp, việc đối phó dịch bệnh được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1, virus chưa đến mức lan rộng trong dân chúng. Giai đoạn hai, virus lây lan, xuất hiện nhiều « ổ dịch » trên lãnh thổ với nhiều nhóm người bị nhiễm. Tại giai đoạn này, chính phủ sẽ đưa ra những quyết định quan trọng để trì hoãn tình trạng lây lan, ví dụ đóng cửa nhà trẻ, trường học trên quy mô địa phương, thậm chí là toàn quốc, hạn chế thăm viếng tại các nhà dưỡng lão… Người dân có thể được khuyến cáo hạn chế di chuyển, phương tiện giao thông có thể bị tạm ngừng và hạn chế tụ tập đông người (như biểu diễn, giao lưu thể thao, triển lãm, hội chợ…).
Cuối cùng là giai đoạn 3 khi xảy ra dịch, có nghĩa là virus lan rộng trong dân chúng. Giai đoạn này kéo dài từ 8 đến 12 tuần, bắt đầu từ khi số ca nhiễm tăng nhanh, nhằm « giảm bớt tác động của dịch ». Ngoài các biện pháp được công bố trong hai giai đoạn trên, chính phủ sẽ « tăng cường đội ngũ nhân viên y tế ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200229-ph%C3%A1p-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-h%E1%BB%8Dp-b%E1%BA%A5t-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-2-c%E1%BB%A7a-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Pháp : Một đạo diễn bị cáo buộc

cưỡng hiếp trẻ vị thành niên được trao giải César

Thu Hằng
Lễ trao giải César của Pháp tối 28/02/2020 có lẽ sẽ còn được bình luận nhiều. Đạo diễn Roman Polanski, bị cáo buộc hiếp dâm, đã được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất với bộ phim J’accuse (tạm dịch : Tôi tố cáo) trong buổi lễ trao giải César lần thứ 45.
Nghệ sĩ Adèle Haenel, biểu tượng của phong trào MeToo tại Pháp, quá phẫn nộ, đã rời khỏi khán phòng. Tiếp theo nhiều người khác cũng đã rời buổi lễ, trong đó có nữ đạo diễn Céline Sciamma.
Roman Polanski bị cáo buộc cưỡng bức Samantha Geimer, nạn nhân đầu tiên, mới 13 tuổi vào năm 1977. Vì vụ này, đạo diễn người Pháp vẫn bị tư pháp Mỹ truy nã. Trước đó, trả lời New York Times, diễn viên Adèle Haenel cho rằng « trao giải cho Polanski, đó là nhổ vào mặt các nạn nhân ».
Để tránh gây thêm căng thẳng, đạo diễn Polanski cùng đoàn làm phim, trong đó có diễn viên chính Jean Dujardin, đã không đến dự buổi lễ. Trước buổi lễ trao giải César, rất nhiều người đã tập trung phản đối bên ngoài rạp Pleyel, nơi tổ chức buổi lễ và cố tìm cách vào bên trong nhưng bị cảnh sát đẩy lùi.
Với bộ phim J’accuse, Roman Polanski, đạo diễn người Pháp gốc Ba Lan, được 5 lần trao giải đạo diễn xuất sắc nhất : Tess (năm 1980), The pianiste (2003), The Ghost Writer (2011) và Venus in Fur (2014).
Les Misérables (tạm dịch : Những người khốn khổ) của đạo diễn Ladj Ly được trao giải bộ phim hay nhất. Bộ phim thuật lại một sai lầm của cảnh sát trong bối cảnh là một khu dân cư được cho lại khá nhạy cảm ở tỉnh Seine Saint-Denis (ngoại ô Paris).
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200229-ph%C3%A1p-m%E1%BB%99t-%C4%91%E1%BA%A1o-di%E1%BB%85n-b%E1%BB%8B-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-hi%E1%BA%BFp-tr%E1%BA%BB-v%E1%BB%8B-th%C3%A0nh-ni%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-trao-gi%E1%BA%A3i-c%C3%A9sar

Ý, Pháp trên tuyến đầu chống dịch virus corona

Thanh Phương
Dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (Covid-19) hiện đang lan ra ngày càng nhiều nước trên thế giới, riêng tại châu Âu, hai quốc gia láng giềng Ý, Pháp đang đứng trên tuyến đầu trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh này.
Với hơn 400 ca lây nhiễm và 12 người chết (tính đến ngày 27/02), Ý hiện là quốc gia bị nặng nhất ở châu Âu và dĩ nhiên virus corona này đang là chủ đề thời sự hàng đầu tại Ý, kể cả tại Napoli, qua bài phóng sự của thông tín viên Juliette Gheerbrant từ thành phố này :
« Tại Napoli, ở các cửa hiệu, ở bưu điện, hay như tại quầy báo của Massimiliano Brancaccio, nằm gần hoàng cung, ai cũng nói đến virus corona. Ông nói : « Đúng là ai cũng nói đến con virus này, nhưng tình hình hiện còn khá yên tĩnh, chưa có không khí hoảng loạn ».
Người dân Napoli này chỉ hơi quan ngại cho y tế công cộng, nhưng lo nhiều nhất cho chuyện làm ăn của ông, cho dù hiện giờ khách vẫn đến mua bình thường :
« Hiện giờ thì chưa, nhưng từ đây đến khoảng 1 tháng nữa, chắc là chúng ta sẽ thấy những tác động đầu tiên. Tôi hy vọng sẽ không có, nhưng làm sao mà biết được ! »
Còn đối với Annalisa Cicala, chủ một khách sạn nhỏ, mọi người nói quá nhiều về con virus này. Bà nói : « Tôi thấy việc báo chí đưa tin ồ ạt về tình hình dịch bệnh sẽ gây tác hại cho hoạt động của chúng tôi và cho toàn bộ nền kinh tế của đất nước ».
Một số người dân như Peggy, đang đẩy em bé đi dạo, lúc nào cũng mang theo trong người một lọ nước khử trùng. Trên cửa hiệu thuốc ở đường Toledo có dán thông báo : Hết khẩu trang và gel khử trùng.
Chủ hiệu thuốc Guido Rapana lưu ý : « Người ta hỏi các thông tin về sự lây lan và về nguy cơ dịch bệnh trở nên phức tạp hơn. Họ cũng hỏi mua những phương tiện bảo hộ : khẩu trang, gel khử trùng. Tôi nghĩ là mối lo ngại này là quá đáng so với tình hình thực tế ».
Nhưng ông nhấn mạnh những người rất yếu hoặc đã mắc bệnh thì nên rất thận trọng. Tính đến chiều thứ năm 27/02, số ca lây nhiễm ở Ý đã lên tới 428 và dịch bệnh đã lan tới hơn 10 vùng ».
Tác động đối với kinh tế Ý
Tuy không lo ngại về những hậu quả lâu dài của dịch Covid-19, nhưng trả lời RFI Pháp ngữ ngày 25/02/2020, giáo sư kinh tế học Francesco Daveri, thuộc đại học Bocconi của Ý, cho rằng dịch bệnh này sẽ có tác động lên nền kinh tế Ý, đặc biệt là lên ngành du lịch :
« Chẳng hạn như số khách du lịch đến Venise đã giảm đáng kể. Một vài số liệu cho thấy là số du khách trong thời điểm này của năm đã giảm hơn phân nửa so với mức bình thường. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các khách sạn, nhà hàng, các hãng hàng không, tàu bè, cũng như cho ngành sản xuất hàng hóa của Ý. Du khách đến Venise đôi khi cũng ghé qua Milano để mua quần áo hàng hiệu « Made in Italy ».
Thật ra thì những số liệu mà tôi nói đến là những số liệu đã có trước khi khủng hoảng dịch thêm trầm trọng. Như vậy là những diễn biến mới nhất sẽ khiến những tác động nói trên thêm nặng nề.
Còn tác động đối với thị trường nội địa thì sẽ ít hơn. Ví dụ như với việc đóng cửa các trường đại học, các quán bar sẽ ít khách hơn, các siêu thị sẽ bớt người đi mua sắm. Tác động như vậy sẽ không nặng bằng tác động do việc số du khách ngoại quốc sụt giảm ».
Pháp : Viện Các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải đối phó dịch
Trong khi đó, tại Pháp, tính đến ngày 27/02, số ca lây nhiễm virus corona đã tăng vọt lên thành 38 ca, bao gồm hai người chết, một người Pháp và một người Trung Quốc. Mười hai người trong số đó đã được chữa khỏi, và 24 người hiện vẫn nằm viện.
Nằm tại Marseille, Viện Các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải là viện duy nhất ở châu Âu có khả năng đối phó với các dịch bệnh như virus corona, vì tại viện này có các đơn vị chuyên xét nghiệm, nghiên cứu, điều trị mọi loại bệnh truyền nhiễm.Sau đây là phóng sự của Stéphane Burgatt tại viện này hôm 27/02 :
« Trong các phòng xét nghiệm, toàn bộ máy móc thiết bị chạy hết công suất. Trong những ngày qua, nhiều bệnh nhân đã tự động đến đây để được xét nghiệm, theo lời nhà vi sinh học Pierre Edouaud Fournier :
« Chúng tôi tiếp nhận nhiều người đến xét nghiệm vì họ có những triệu chứng về đường hô hấp, đặc biệt là những người từ Ý về. Mỗi ngày có khoảng bốn mươi người như vậy. Đây là các mẫu xét ngiệm của một người vừa từ Ý trở về. Ông thấy đấy : các mẫu xét nghiệm này được đựng trong các ống đậy thật kín, được tiệt trùng, để sau đó được xét nghiệm phát hiện virus ».
Trong khoảng 2 tiếng nữa sẽ có kết quả xét nghiệm. Trong thời gian phân tích, đó những người đến xét nghiệm được đưa đến một khu riêng. Hiện chưa có ca dương tính nào, nhưng nếu có thì mọi thứ đã được chuẩn bị cho tình huống này, theo lời ông Pierre Edouard Fournier :
« Chúng tôi hoàn toàn tự lập trong việc xử lý từ A đến Z các ca lây nhiễm. Những người này sẽ được chuyển lên tầng 3 bằng một thang máy riêng. Họ sẽ không tiếp xúc với nhân viên bệnh viện cũng như với các bệnh nhân khác. Họ sẽ nằm trong các phòng riêng để được quan sát, điều trị cho đến khi khỏi hoàn toàn.
Hiện giờ, để điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona, người ta dự trù dùng thuốc chống sốt rét. Viện Các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải đã trữ rất nhiều thuốc này ».
Pháp : Chống kỳ thị người gốc Á
Dịch virus corona mới, Covid-19, có vẻ đang bắt đầu lan rộng ở Pháp và điều này rất có thể càng khiến tâm lý kỳ thị người châu Á thêm nặng nề ở Pháp, đến mức mà hiệp hội chống kỳ thị sắc tộc SOS Racisme vào đầu tuần đã phát động một chiến dịch thông tin trên báo chí để chống tâm lý kỳ thị người da vàng.
Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 25/02/2020, ông Dominique Sopo, chủ tịch hiệp hội SOS Racisme, cho biết :
« Tình hình đã vượt qua một ngưỡng đáng ngại. Dĩ nhiên là không đợi đến khi có dịch virus corona những thành kiến đó mới bộc lộ. Nhưng đằng sau dịch bệnh này là mối lo ngại cố hữu về cái gọi là « thảm họa da vàng », thỉnh thoảng lại trỗi dậy. Chúng ta thấy rõ là cộng đồng châu Á lại bị xem là mối nguy hiểm mỗi khi có những dịch bệnh khiến dân Pháp lo ngại.
Dịch bệnh càng trầm trọng thì thái độ và hành động thù nghịch sẽ càng nhiều, trong khi vào lúc có những nguy cơ như thế này, lẽ ra mọi người phải biết tôn trọng nhân phẩm. Những người nào ít nhiều có ý thức về mối nguy đó phải đặc biệt cảnh giác không để phát triển trong xã hội một tâm lý thù nghịch đối với một thành phần nào đó trong dân chúng. Chiến dịch thông tin này nhằm mục đích nhắc nhở mọi người là, thay vì tỏ thái độ xua đuổi những người gốc châu Á, hãy nên tìm hiểu nhiều hơn về dịch bệnh, và đó là cách tốt nhất để chúng ta tự bảo vệ nếu dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn ».
Chính phủ Nhật bị chỉ trích
Tại châu Á, ngoài Trung Quốc, dịch bệnh cũng đang lan nhanh ở nước láng giềng đông bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản. Riêng tại Nhật Bản, tính đến ngày 27/02, đã có 4 người chết vì virus corona, cộng thêm 4 người trên tàu du lịch Diamond Princess, tổng cộng là 8 ca tử vong. Trên lãnh thổ nước Nhật hiện đã có gần 200 ca lây nhiễm, ngoài gần 700 ca dương tính trên tàu Diamond Princess.
Hôm thứ Tư 26/02/2020, tại Quốc Hội, bộ trưởng Y Tế Nhật đã bị chỉ trích về việc đối phó với dịch virus corona mới, đặc biệt là về việc cách ly các hành khách trên tàu du lịch Diamond Princess. Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles gởi về bài tường trình :
« Chính phủ Nhật bị chỉ trích đã không tiếp tục cách ly những công dân của mình, này cho dù họ có phản ứng âm tính khi rời khỏi tàu du lịch để xuống cảng Yokohama. Nhật Bản đã để cho những hành khách này trở về nhà trên các phương tiện chuyên chở công cộng và chỉ khuyên họ mang khẩu trang và tránh gặp người khác. Hiện giờ, có ít nhất hai trong số những người này được xác nhận có nhiễm bệnh, sau khi cho kết quả âm tính trước lúc rời tàu. Khoảng 40 người khác có một số triệu chứng nghi là do virus Covid-19.
Chính phủ Tokyo bị chỉ trích đã không biết ngăn ngừa sự lây lan của virus ra toàn lãnh thổ nước Nhật. Ít nhất 164 người đã bị lây nhiễm. Tại vùng ngoại ô Tokyo, một nữ giáo viên vùng ngoại vi có một vài triệu chứng nhiễm virus corona, đã đi đến trường ngay cả sau khi đã được nhập viện. Trường của cô này đã bị đóng cửa ».
Ấn Độ : Bạo động tôn giáo tiếp diễn
Vào đầu tuần này, tổng thống Mỹ Donald Trump đã viếng thăm chính thức Ấn Độ trong hai ngày 24 và 25/02/2020. Nhưng đúng vào tối 24/02, chỉ cách khách sạn của ông ở New Delhi vài km, ở phía đông bắc thủ đô Ấn Độ, bạo động lại bùng nổ giữa hai cộng đồng Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo. Nguyên nhân vẫn là đạo luật mới về quốc tịch gây nhiều tranh cãi tại Ấn Độ.
Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis gởi về bài tường trình hôm 25/02 :
« Nhiều cửa hiệu, trạm xăng và xe hơi bị đốt cháy, hàng chục ngàn người bị đánh đập và bị thương nặng. Khu vực phía đông bắc New Delhi chìm trong khói lửa và đến sáng nay xung đột vẫn tiếp diễn. Các vụ bạo động này xảy ra tại một khu có đông người Hồi Giáo, nơi mà căng thẳng đã dâng cao trong hai ngày qua.
Một bên là những nhóm chống luật mới về quốc tịch, chủ yếu là những người Hồi Giáo. Họ dự định tiến hành một cuộc tọa kháng mới, để phản đối một đạo luật đề ra những tiêu chuẩn về tôn giáo trong việc xét cấp quốc tịch và qua đó loại trừ cộng đồng người Hồi Giáo. Bên kia là những nhóm Ấn Độ Giáo, với sự kích động của một lãnh đạo đảng cầm quyền BJP.
Điều đáng lo ngại là cảnh sát dường như đứng về phía những người Ấn Độ Giáo, không có hành động gì để ngăn chặn, thậm chí còn khuyến khích những người này, khi họ đốt phá các cửa hiệu của người Hồi Giáo. Cảnh sát New Delhi nằm dưới quyền bộ Nội Vụ Ấn Độ và bộ này nằm dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ Giáo dân tộc chủ nghĩa cực đoan.
Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông Hồi Giáo đã dám rút súng ra để chống trả. Hàng trăm lính thuộc lực lượng bán quân sự đã được gởi đến tăng viện cho lực lượng tại chỗ nhằm cố kiểm soát tình hình ».
Tính đến ngày 28/02, số người chết vì các vụ bạo động giữa hai cộng đồng ở New Delhi đã lên tới gần 20 người, và số người bị thương là gần 200 người. Thủ tướng Modi đã phải lên tiếng kêu mọi người giữ bình tĩnh.
Một nữ anh hùng của ngành không gian Mỹ qua đời
« Bà là một nữ anh hùng của nước Mỹ, một nhà tiên phong mà di sản sẽ đời đời được ghi nhớ ». Đó là tuyên bố của giám đốc Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA, khi loan tin bà Katherine Johnson qua đời ngày 24/02/2020, thọ 101 tuổi. Nhà toán học người Mỹ gốc Phi đã góp phần quan trọng vào việc đưa những người đầu tiên lên Mặt trăng nhờ những tính toán của bà.
Sự nghiệp của Katherine Johnson thật sự khởi đầu vào năm 1953, khi bà tròn 35 tuổi, khi ba con gái của bà đều đã lớn. Với bằng cử nhân toán học trong tay, bà được tuyển dụng vào NACA, tiền thân của cơ quan NASA, với nhiệm vụ là dùng các tính toán của bà để… kiểm tra công việc của những người cấp trên. Vào thời gian đó, nước Mỹ còn phân biệt chủng tộc rất nặng nề, Katherine Johnson phải làm việc tách biệt với các đồng nghiệp da trắng, từ văn phòng, quán cà phê, cho đến nhà vệ sinh đều riêng biệt.
Chỉ đến khi cơ quan NASA được thành lập vào năm 1958, các nhà toán học da đen và da trắng bắt đầu làm việc chung với nhau. Kể từ đó, công việc của bà nhanh chóng được mọi người chú ý và thậm chí trở thành tối cần thiết. Chẳng hạn như trong chuyến bay đầu tiên của Mỹ lên quỹ đạo Trái đất vào năm 1962, phi hành gia John Glenn đã từ chối bước lên phi thuyền cho đến khi nào « cô bé đó », như ông vẫn gọi, chưa kiểm tra lại những tính toán của máy tính. Vài năm sau, năm 1969, cũng chính Katherine Johnson đã giúp tính toán đường bay của Apollo 11, đưa những người đầu tiên lên Mặt trăng.
Nhưng trong một thời gian dài, công chúng không hề biết đến những đóng góp của bà, cho đến năm 2015, khi Barack Obama trao tặng bà huân chương Tự do của tổng thống, một trong những huân chương dân sự cao quý nhất ở Hoa Kỳ. Bà càng được biết đến nhiều hơn qua bộ phim « Những gương mặt trong bóng tối » năm 2016 kể lại sự nghiệp của bà nói riêng và những đóng góp của phụ nữ Mỹ gốc Phi nói chung, những người đã đóng một vai trò chủ chốt trong công cuộc chinh phục không gian của Mỹ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200229-y-phap-tren-tuyen-dau-chong-dich-virus-corona

Hải quân Nga tăng uy lực

với tàu ngầm mạnh nhất thế giới

Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ ký một hợp đồng với Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất vào tháng 8/2020 để mua thêm hai chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc Đề án 955A (lớp Borei-A), một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga mới đây đã tiết lộ như vậy với hãng tin Itar Tass.
“Đã có quyết định về việc ký một hợp đồng tại Diễn đàn Army 2020, theo đó quân đội Nga đặt thêm 2 chiếc tàu ngầm mang tên lửa lớp Borei-A. Theo các điều khoản của hợp đồng, cả hai con tàu mới sẽ bắt đầu được đóng tại Xưởng đóng tàu Sevmash (một chi nhánh của Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất) vào năm 2021. Chúng sẽ được đóng theo chương trình mua sắm vũ khí quốc gia từ nay đến năm 2027,” nguồn tin cho biết thêm.
Tàu ngầm lớp Borei nằm trong một dự án nâng cấp lực lượng tấn công hạt nhân dưới biển của Hải quân Nga với trị giá 755 triệu USD. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Nga sau năm 2018. Các chuyên gia Nga từng ca ngợi tàu ngầm lớp Borei là loại tàu ngầm tấn công tốt nhất thế giới. Về trang bị vũ khí, tàu ngầm lớp Borei được trang bị hệ thống MGK-600 dò ngư lôi, mìn, đo độ dày của băng, phát hiện những vùng nước không có băng… Ngoài ra, gần như chắc chắn tàu ngầm lớp này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava có tầm bắn 8.000km và có khả năng mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân tấn công độc lập các mục tiêu.
Tên lửa Bulava được thiết kế dành riêng cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borei và nó được xem là tên lửa hạt nhân tối tân nhất, hùng mạnh nhất của Nga. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima năm 1945.
Hồi đầu và cuối năm 2013, Hải quân Nga đã lần lượt tiếp nhận hai chiếc tàu ngầm lớp Borey đầu tiên là Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky. Chiếc tàu ngầm lớp Borey thứ ba – Vladimir Monomakh được
đưa vào biên chế của quân đội Nga vào tháng 12 năm 2014. Chiếc tàu ngầm lớp Borey thứ tư và thứ năm lần lượt mang tên Knyaz Vladimir and the Knyaz Oleg được đóng tại xưởng đóng tàu Sevmash. Sevmash cũng xác nhận việc họ đã khởi công đóng chiếc tàu ngầm lớp Borey thứ sáu mang tên Knyaz Suvorov từ ngày 26/12/2014. Hai tàu ngầm Knyaz Vladimir và Knyaz Oleg đều là phiên bản nâng cấp thuộc lớp Borei-A.
Tàu ngầm Knyaz Vladimir đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm cấp quốc gia và đang chuẩn bị được bàn giao cho Hải quân Nga. Thêm 4 chiếc tàu ngầm lớp Borei-A (Knyaz Oleg, Generalissimus Suvorov, Emperor Alexander III và Knyaz Pozharsky) đang được đóng và đang được hoàn tất ở các giai đoạn khác nhau.
Các tàu ngầm lớp Borei và Borei-A đều được phát triển bởi Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Rubin. Tất cả các tàu ngầm này đều có thể mang 16 tên lửa Bulava và được trang bị các ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
So với lớp Borei, các tàu ngầm lớp Borei-A sở hữu khả năng tàng hình êm hơn, năng lực chạy dưới lòng biểu sâu hơn và linh hoạt hơn đồng thời được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí tối tân hơn.
Nga đang nỗ lực đẩy mạnh việc phát triển các tàu ngầm và tên lửa với mục tiêu đưa hai loại vũ khí này trở thành trụ cột trong lực lượng Hải quân Nga. Theo kế hoạch dự kiến, Hải quân Nga sẽ được đầu tư gần 1/4 trong tổng ngân sách quốc phòng 20 nghìn tỉ rúp (621,31 tỉ USD) từ nay đến cuối thập kỷ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33229-hai-quan-nga-tang-uy-luc-voi-tau-ngam-manh-nhat-the-gioi.html

Tại Nga, hơn 10.000 người biểu tình phản đối

dự án cải cách Hiến pháp của tổng thống Putin

Trọng Thành
Đối lập Nga hôm nay, thứ Bảy 29/02/2020, xuống đường phản đối dự án cải cách Hiến pháp của tổng thống Putin và tưởng nhớ nhà đối lập Boris Nemtsov, bị sát hại cách nay 5 năm, ngay cạnh phủ tổng thống Nga.
Theo AFP, đây là cuộc biểu tình đông đảo nhất của đối lập Nga kể từ khi tổng thống Nga thông báo dự án cải tổ Hiến pháp, và kể từ khi phong trào phản kháng đòi bầu cử tự do, làm rung chuyển Matxcơva, hồi mùa hè 2019. Tại Matxcơva, theo tổ chức phi chính phủ Compteur Blanc, hơn 14.000 người tham gia biểu tình. Người tuần hành mang hình cố lãnh đạo đối lập, nguyên phó thủ tướng Boris Nemtsov, và các khẩu hiệu như ”Nước Nga không Putin”, ”Nước Nga tự do”.
Tại Saint Petersbourg, thành phố lớn thứ hai nước Nga, gần 2.000 người biểu tình tại trung tâm thành phố. Biểu tình được chính quyền cho phép.
Theo một thăm dò dư luận mới nhất của trung tâm độc lập Levada, chỉ có 25% người Nga sẵn sàng bỏ phiếu thông qua cuộc cải cách Hiến pháp, do ông Putin đề xuất. Có đến 65% người dân không hiểu cuộc cải cách này có ý nghĩa gì. Về tổng thống Nga Putin, dư luận phân hóa rõ rệt. 44% muốn ông Putin ra đi, 45% muốn ông Putin tiếp tục nắm quyền.
Theo nhiều nhà phân tích, tổng thống Nga muốn tổ chức cuộc cải tổ Hiến pháp, để tiếp tục nắm quyền sau năm 2024.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200229-t%E1%BA%A1i-nga-h%C6%A1n-10000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-hi%E1%BA%BFn-ph%C3%A1p-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-

Syria: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

sẽ phải thương lượng với Nga

Hôm qua, 28/02/2020, lại có thêm một người lính Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt mạng do pháo kích của quân đội Syria tại Idleb, sau cái chết của 33 đồng đội vào ngày hôm trước. Trả đũa vụ thiệt hại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào lực lượng Damas trong lúc mà tổng thống Erdogan ra sức vận động các đồng minh phương Tây và NATO trợ giúp trong cuộc đọ sức với Nga tại Syria. Nhưng trong cục diện hiện nay thì tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ phải thương lượng với đồng nhiệm Putin, người đỡ đầu cho chế độ Damas. Hai người sẽ gặp nhau vào tuần tới đây
Thông tín viên RFI tại Istanbul, Anne Andlauer giải thích:
Từ khi diễn ra cuộc tấn công ở Idleb, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nêu tên một thủ phạm và chỉ đánh vào một mục tiêu duy nhất: Lực lượng của chế độ Bachar al-Assad. Nhưng trên các mạng xã hội và báo chí đối lập, giới chuyên gia quân sự và các nhà cựu ngoại giao đã đưa ra một nhận định khác, đó là chính máy bay Nga đã giết hại lính Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara đã im tiếng để không đụng chạm Matxcơva.
Một điều chắc chắn là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đánh giá thấp hỗ trợ mà tổng thống Nga sẵn sàng dành cho chế độ Damas và cũng không muốn tìm cách giảm leo thang ở Idleb. Thế nhưng người đầu tiên mà ông đã có cuộc nói chuyện sau vụ tấn công lại chính là tổng thống Nga. Hai người đã đồng ý gặp nhau trong những ngày sắp tới đây.
Điện Kremlin, cách đây vài ngày còn tỏ ý không hứng thú trước việc tổ chức cuộc gặp gỡ giữa hai người, nêu ra lý do lịch làm việc dầy đặc của ông Putin, giờ đây đã đưa ra thời điểm gặp gỡ vào ngày mùng 5 hoặc mùng 6 tháng Ba.
Sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria chắc chắn là sẽ được đặt ra. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ vấn đề then chốt vượt xa hơn Idleb: Việc rút quân vô điều kiện ra khỏi tỉnh này có thể nhanh chóng dẫn đến việc triệt thoái khỏi các vùng lãnh thổ phía bắc Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát từ năm 2016.
Do vậy Ankara không thể nhượng bộ và lùi bước trước các cuộc tấn công cho dù đã có hơn 50 lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng ở Idleb từ ngày 03/02.
Thổ Nhĩ Kỳ đòi NATO áp đặt vùng cấm bay để chận đường Nga
Vào hôm qua 28/02, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã trao đổi với tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Đức Angela Merkel và đòi được NATO giúp đỡ.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn NATO áp đặt một vùng cấm bay ở vùng tây bắc Syria, hầu ngăn chặn các cuộc oanh kích của quân đội Syria và máy bay Nga, bảo vệ 3 triệu thường dân Idleb. Vấn đề là vùng cấm bay này đã được thiết lập, nhưng dưới quyền kiểm soát của Nga.
Do đó, chiến đấu cơ và trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ đã không vào được không phận Idleb để yểm trợ cho quân lính Thổ, như vào ngày thứ Năm, 27/02 vừa qua. Nga cũng đã không cho phép trực thăng bay vào để sơ tán người bị thương.
Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Hoa Kỳ hoặc Châu Âu “cho mượn” hệ thóng phòng không, và muốn máy bay của NATO được triển khai ở khu vực, tức là có thể chạm trán với máy bay Nga hay chịu hỏa tiễn của Nga và Syria.
Theo giới quan sát, yêu cầu hỗ trợ quân sự này khó có thể được đáp ứng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200229-syria-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-s%E1%BA%BD-ph%E1%BA%A3i-th%C6%B0%C6%A1ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-v%E1%BB%9Bi-nga

Người tị nạn đổ về châu Âu

sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bỏ ngỏ biên giới

Triệu Hằng
Người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ về các biên giới châu Âu hôm thứ Sáu (28/2), sau một tuyên bố chính thức rằng biên giới đã bị bỏ ngỏ, như một phản ứng leo thang cuộc chiến ở Syria sau khi 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị quân đội Syria do Nga hậu thuẫn giết chết, theo Times of India ngày 29/2.
Moscow và Ankara đã đổ lỗi cho nhau về cuộc công kích ở tây bắc Syria, cuộc tấn công chí tử mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu trong gần 30 năm qua.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp để ngăn chặn một cuộc xung đột mở ra giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hy Lạp và Bulgaria đã củng cố biên giới của họ nhằm đối phó với mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ khi mở cửa lại biên giới, vốn đã đóng cửa theo một thỏa thuận nhằm tạm ngưng cuộc khủng hoảng di cư 2015-2016, khi có hơn một triệu người đi bộ vào châu Âu.
“Chúng tôi đã quyết định, có hiệu lực ngay lập tức, không ngăn người tị nạn Syria đến châu Âu bằng đường bộ hoặc đường biển”, một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết với Reuters.
“Tất cả những người tị nạn, bao gồm cả người Syria, hiện được hoan nghênh đi vào Châu Âu”, vị quan chức nói thêm rằng cảnh sát và lính biên phòng đã rời khỏi vị trí canh gác.
Theo Times of India
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-ti-nan-do-ve-chau-au-sau-khi-tho-nhi-ky-tuyen-bo-bo-ngo-bien-gioi.html

Hy Lạp và Bulgaria phòng vệ biên giới

sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bỏ ngỏ tuyến đường di cư

Triệu Hằng
Hàng trăm người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ đã di chuyển tới biên giới với các nước Hy Lạp và Bulgaria vào thứ Sáu (28/2), sau khi Ankara đột nhiên bỏ ngỏ không chặn đường người di cư đến châu Âu nữa.
Động thái này đã khiến cả hai quốc gia láng giềng có biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ gia cố đường biên khi chính phủ các nước khẳng định họ sẽ không cho phép bất cứ ai xâm nhập.
Cảnh sát Hy Lạp đã sử dụng lựu đạn khói tại một cửa khẩu biên giới, trong khi Bulgaria cử thêm 1.000 quân tới biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng họ hy vọng Ankara tuân thủ một thỏa thuận trị giá 6 tỷ euro để ngăn chặn luồng di cư đến các quốc gia thành viên EU.
Theo thỏa thuận năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý chặn dòng người đến EU để đổi lấy tiền. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có khoảng 3,6 triệu người tị nạn từ Syria.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau khi có cuộc không kích tối thứ Năm tại tỉnh Idlib tại Syria, làm chết ít nhất 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng này mới được tăng cường để hỗ trợ phe đối lập Syria trước một cuộc tấn công của chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói ngắn gọn với các phóng viên rằng: cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, tuần duyên và lính biên phòng đã được lệnh rời vị trí canh gác vào đêm thứ Năm. Hiện chưa có xác nhận chính thức về chính sách mới này.
Thổ Nhĩ Kỳ thường đe dọa mở lại tuyến đường di cư từ Trung Đông. Vào lúc cao điểm năm 2015 đã có hàng ngàn người chết đuối ở Địa Trung Hải và một triệu người đã di cư tới Hy Lạp và Italy, nơi nhiều người vẫn sống trong những trại tị nạn.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ làm đảo lộn thỏa thuận năm 2016 mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cắt giảm số lượng người di cư vào châu Âu. Quyết định này dường như được thiết kế để buộc EU và Nato hỗ trợ cho hoạt động quân sự mới của Ankara tại Idlib.
Tại Istanbul, cộng đồng người Syria tại địa phương đã bắt đầu tổ chức những chuyến xe buýt đưa người từ thành phố này tới biên giới.
Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Demirören đã phát cảnh 300 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đi bộ trên đường cao tốc và xuyên qua khoảnh rừng ở phía Đông Bắc thổ Nhĩ Kỳ tới biên giới EU vào đầu ngày thứ Sáu. Trong số này có những người Syria, người Iran, người Iraq, người Pakistan, và người Ma rốc.
Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin mọi người đã rời khỏi quận ven biển Ayvacık, tỉnh Çanakkale, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ, trên những chiếc thuyền nhỏ để tới đảo Lesbos của Hy Lạp.
Kênh NTV của Thổ Nhĩ Kỳ phát cảnh quay cho thấy rất nhiều người đeo ba lô và đi bộ qua các cánh đồng và nói rằng họ cố vượt qua biên giới Kapıkule để vào Bulgaria.
Đáp lại, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov tuyên bố rằng các đơn vị quân đội, cảnh sát biên giới và lực lượng bảo vệ quốc gia đã được triển khai đến vùng biên.
Theo The Guardian
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hy-lap-va-bulgaria-phong-ve-bien-gioi-sau-khi-tho-nhi-ky-bo-ngo-tuyen-duong-di-cu.html

Các viên chức Afghanistan thảo luận về việc

trao đổi tù binh với Taliban

trước thỏa thuận rút quân của Hoa Kỳ

Tin từ KABUL/DOHA – Vào hôm thứ Sáu (28/2), các viên chức Afghanistan gặp gỡ các thành viên Taliban tại Qatar để thảo luận về kế hoạch trao đổi tù binh trước khi các thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Taliban được ký kết để Hoa Kỳ có thể rút quân sau 18 năm tham chiến tại Afghanistan. Hai viên chức chính phủ cao cấp ở Kabul cho biết cuộc họp tại Doha là một phần của cơ chế xây dựng lòng tin quan trọng giữa các bên tham chiến.
Taliban muốn hơn 5,000 tù binh được thả trước khi tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với phía Afghanistan để ngừng bắn vĩnh viễn. Một lãnh đạo cao cấp của Taliban tại Doha cho biết cả hai bên đang nỗ lực ở “các góc độ khác nhau để giải quyết sự khác biệt về việc trao đổi tù binh”. Phái đoàn Afghanistan không có thẩm quyền để đồng ý về việc trao đổi tù binh. Một viên chức khác cho biết họ sẽ tham khảo ý kiến và báo cáo lại cho tổng thống Afghanistan. Theo các nhà ngoại giao phương Tây, việc dẫn dắt chính phủ Afghanistan và Taliban đến các cuộc đàm phán về tương lai Afghanistan là một trong những vấn đề gai góc nhất đối với các nhà đàm phán Hoa Kỳ.
Một viên chức cấp cao của văn phòng Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho biết ông Ghani không muốn cử một phái đoàn để thảo luận về việc trao đổi tù binh với Taliban trước khi thỏa thuận Hoa Kỳ – Taliban được chính thức hóa, vì Afghanistan không phải là bên ký kết thỏa thuận song phương đó.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-vien-chuc-afghanistan-thao-luan-ve-viec-trao-doi-tu-binh-voi-taliban-truoc-thoa-thuan-rut-quan-cua-hoa-ky/

Virus corona: Ít nhất 210 người tử vong ở Iran

Ít nhất 210 người ở Iran đã chết do virus corona, các nguồn tin từ hệ thống y tế nước này nói với BBC tiếng Ba Tư.
Hầu hết các bệnh nhân đều ở thủ đô, và thành phố Qom, nơi các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện.
Con số này cao gấp sáu lần con số chính thức do Bộ Y tế Iran công bố, 34, hôm thứ Sáu.
Các thành phố lớn ứng phó với virus corona thế nào?
Covid-19: Dịch cúm cho thấy điểm yếu của TQ và VN cần làm gì?
Du học sinh Việt ở Daegu, Hàn Quốc và mối lo ‘ở hay về’
Người phát ngôn Bộ Y tế Kianoush Jahanpour khăng khăng rằng họ minh bạch và cáo buộc BBC truyền bá những lời dối trá.
Những sự việc này xảy ra sau khi một thành viên của Quốc hội cáo buộc giới chức đã che dấu thông tin và Mỹ bày tỏ lo ngại rằng họ có thể không được chia sẻ thông tin.
“Chúng tôi đã đề nghị được giúp đỡ Cộng hòa Hồi giáo Iran,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với một ủy ban quốc hội ở Washington hôm thứ Sáu.
“Hạ tầng chăm sóc y tế của họ không mạnh, và bây giờ, là việc họ có sẵn sàng chia sẻ thông tin về điều gì thực sự xảy ra bên trong…. “
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi bác bỏ đề nghị giúp đỡ.
“Yêu cầu giúp Iran đương đầu với virus corona đến từ một quốc gia đã gây áp lực rộng khắp lên Iran thông qua khủng bố kinh tế và thậm chí đã chặn đường mua thiết bị y tế và thuốc men là vô lý và là một trò chơi tâm lý chính trị”, ông nói.
Ngày càng thiếu niềm tin vào chính quyền
Kasra Naji, BBC tiếng Ba Tư
Có những lo ngại ở Iran rằng chính quyền, không biết làm thế nào để xử lý dịch bệnh bùng phát, đang che dấu mức độ lây lan của bệnh dịch.
Hiện này, số liệu mà các nguồn tin của BBC tiếng Ba Tư ở vài bệnh viện đưa ra là ít nhất 210 người đã chết cho tới đêm thứ Năm.
Số ca chết cao nhất được cho hay là ở Tehran, nơi đã có một số quan chức Iran bị xác định dương tính với Covid-19, bao gồm phó tổng thống, một thứ trưởng, vài ít nhất hai nghị sỹ.
Các lễ cầu nguyện hôm thứ Sáu tại Tehran và 22 thành phố khác đã bị hủy bỏ, trường học bị đóng cửa.
Hàng ngàn người Iran bị mắc kẹt bên trong và ngoài nước do nhiều chuyến bay đến và đi từ Iran bị hủy.
Có hơn 83.000 ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới và 2.800 người chết kẻ từ khi dịch bệnh bùng phát cuối 2019 – chủ yếu ở Trung Quốc.
Giữa ngày thứ Sáu, Bộ Y tế Iran thông báo có thêm tám người chết do Covid-19, nâng tổng số chết lên 34.
Bộ này cũng nói có thêm 143 ca nhiễm mới được phát hiện, nâng tổng số nhiễm lên 388.
“Ở nhà, hạn chế giao thông, giảm hoạt động và tương tác, tránh đi lại không cần thiết, hủy các cuộc hội họp khắp cả nước, xem xét các mẹo giữ sức khỏe là những cách duy nhất để kiểm soát Covid-19,” – Ông Jahanpour viết trên Twitter.
Sau đó, Bộ trưởng Y tế Saeed Namaki thông báo rằng mọi trường học sẽ bị đóng cửa ít nhất ba ngày từ Thứ Bảy như một biện pháp phòng ngừa.
“Chúng ta có một tuần tương đố khó khăn phía trước… như chúng ta thấy khuynh hướng, đỉnh dịch sẽ vào tuần tới và các ngày tới,” ông nói trên truyền hình quốc gia.
Một thành viên của Hội đồng thành phố Tehran nói với hãng thông tấn Ilna rằng “số người nhiễm bệnh có thể lên tới 10.000 hoặc 15.000″ trong các tuần tới.
Người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, Giáo sư Michael Ryan, nói hôm thứ Năm rằng tỷ lệ tử vong cao ở Iran chỉ ra rằng dịch bệnh có thể đã lâ lan rộng hơn là chúng ta biết.
Một phái đoàn cảu WHO dự kiến đến Iran vào Chủ Nhật hoặc Thứ Hai để giúp đỡ.
Giáo sư Ryan nói hôm thứ Sáu rằng chuyến đi này bị trì hoãn do “các vấn đề về các chuyến bay và thủ tục vào Iran”, nhưng cũng nói rằng Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất đang giúp đỡ.
Một số chuyên gia y tế đặt câu hỏi về các hành động của giới chức Iran kể từ khi trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở nước này chín ngày trước.
Tổng thống Hassan Rouhan đã loại trừ việc đưa bất cứ thành phố hoặc khu vực nào vào diện cách ly, bất chấp lãnh đạo của phát đoàn chung WHO-Trung Quốc về Covid-19 nói các biện pháp này giúp “thay đổi cục diện” của dịch bệnh ở Trung Quốc.
Đã có những lo ngại về quyết định không đóng cửa đền thờ Hazrat Masume của người Hồi giáo Shia ở Qom, nơi khoảng bảy triệu người hành hương ghé thăm mỗi năm.
Tuy nhiên một vài biện pháp hạn chế đã được thiết lập trong vài ngày gần đây.
Ông Namaki nói trên truyền hình quốc gia rằng mọi người được phép thăm đền chỉ khi họ đã được cấp dung dịch rửa tay sát khuẩn, các thông tin y tế và khẩu trang.
“Họ phải đi cùng nhau thành nhóm – chỉ cầu nguyện rồi rời đi,” ông nói.
Người trông coi ngôi đền, ông Ayatollah Mohammed Saeedi, nói rằng ngôi đền cần được mở cửa như “ngôi nhà của sự chữa lành” và rằng “mọi người cần được khuyến khích để đến đây”.
Phó Tổng thống phụ trách các Vấn đề Phụ nữ và Gia đình, Masoumeh Ebtekar, và Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi là hai trong số những quan chức bị nhiễm virus corona.
Website Hamshahri Online website cho hay bà Ebtekar – người phụ nữ có địa vị cao nhất trong chính phủ Iran – đã tham dự một cuộc họp với Tổng thống Hassan Rouhani và một số bộ trưởng ngay trước khi xét nghiệm dương tính hôm thứ Năm.
Iran cũng là nguồn gốc của hàng chục ca nhiễm bệnh ở các nước láng giềng, bao gồm Afghanistan, Bahrain, Iraq, Kuwait, Oman và Pakistan.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51686099

Iran sẽ đối phó với dịch COVID-19 như thế nào?

Hải Lam
Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở Iran ngày càng tăng, làm dấy lên mối lo ngại về cách chính phủ nước này đối phó với dịch bệnh.
Có bao nhiêu người nhiễm bệnh và tử vong ở Iran?
Theo số liệu từ Worldometer chiều ngày 29/2, Iran ghi nhận 593 ca nhiễm COVID-19, trong đó 43 người đã chết. Iran hiện là nước có số trường hợp tử vong cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Các chuyên gia trên thế giới nghi ngờ số liệu thực tế ở Iran còn cao hơn so với những gì chính phủ nước này báo cáo.
Nhiều quan chức cấp cao Iran đã nhiễm COVID-19, trong đó có Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại và An ninh Quốc gia thuộc Quốc hội Iran Mojtaba Zolnour, Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi cùng nghị sĩ Mahmoud Sadeghi. The Independent dẫn tin từ hãng thông tấn
Iran Students News Agency cho biết nghị sĩ Mohammad Ali Ramazani Dastak của thành phố Astana Ashrafieh sáng nay đã tử vong sau khi được xét nghiệm dương tính với nCoV cách đây vài ngày.
Một đội ngũ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lên kế hoạch tới Iran vào cuối tuần để đánh giá tình hình và xây dựng phương án hỗ trợ phù hợp.
Các biện pháp kiểm dịch của Iran
BBC cho biết, hôm 26/2, Tổng thống Iran nói rằng chính phủ vẫn chưa có kế hoạch phong tỏa các thành phố và thị trấn nơi dịch đã lan tới, mà chỉ cách ly các cá nhân nhiễm bệnh.
Tại thành phố Qom, tâm dịch của Iran, các đền thờ tôn giáo vẫn mở cửa, trong đó có cả đền thờ Hazrat Masumeh, nơi mỗi năm có hàng triệu tín đồ Hồi giáo Shitte từ khắp nơi trên thế giới tới viếng thăm.
Người dân được khuyến cáo tránh các cuộc tụ họp không cần thiết, và không được không đi du lịch đến Qom, nhưng chính quyền địa phương không đóng cửa hoàn toàn các địa điểm tôn giáo trong thành phố.
“Đóng cửa đền thờ là một động thái nghiêm trọng đối với các giáo sĩ và rất ít khả năng họ sẽ thực hiện biện pháp này trừ khi đối diện với áp lực quốc tế”, phóng viên Rana Rahimpour từ BBC ngôn ngữ Ba Tư cho biết.
Cảnh sát ở Tehran đã cấm sử dụng bình hút shisha trong các quán cà phê và quán trà trên toàn thành phố. Những ống này thường được hút chung và truyền từ người này sang người khác.
Ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các trường học tạm thời đóng cửa và các trận đấu thể thao, khai trương phòng trưng bày nghệ thuật cũng bị hủy.
Cảnh sát Iran bắt người ‘lan truyền tin đồn’
Theo hãng tin AFP, cảnh sát Iran đã bắt giữ 24 người với cáo buộc lan truyền tin đồn về dịch COVID-19 trên mạng. Lãnh đạo lực lượng an ninh mạng Iran Vahid Majid cho biết hơn 118 người dùng Internet đã bị triệu tập và cảnh cáo.
Liệu Iran có đủ vật dụng y tế?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ cho Iran bộ xét nghiệm và đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế. Người phát ngôn của Bộ Y tế Iran cho biết WHO đến nay đã gửi cho Iran 4 kiện hàng gồm đồ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ.
Nhiều người Iran lo lắng về việc thiếu thiết bị y tế. Một nhà nhập khẩu dụng cụ y tế Iran cho biết ông không thể mua bộ dụng cụ xét nghiệm do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Nhiều công ty quốc tế sẵn sàng cung cấp cho Iran bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona, nhưng chúng tôi không thể gửi tiền cho họ”, Ramin Fallah, thành viên hội đồng Hiệp hội các Nhà nhập khẩu Thiết bị Y tế Iran, nói.
Mỹ phủ nhận các lệnh trừng phạt của họ hạn chế khả năng nhập khẩu vật tư y tế của Iran, dẫn chứng việc chính quyền Washington vẫn có những miễn trừ đối với hàng viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, Iran nói rằng các công ty cảm thấy khó khăn khi thanh toán bởi các ngân hàng lo ngại có thể phá vỡ các quy tắc của Mỹ và tự đưa mình vào danh sách trừng phạt.
Thiếu khẩu trang do đã tặng cho Trung Quốc
Giống như ở các quốc gia khác xuất hiện dịch bệnh, người Iran đã xếp hàng tại các hiệu thuốc để mua khẩu trang y tế cũng như sản phẩm khử trùng. Tuy nhiên, giá của các sản phẩm này đã tăng tới 10 lần, nhưng không phải nơi nào cũng có.
Một số phương tiện truyền thông xã hội cho biết lý do đằng sau việc không có đủ khẩu trang là do vài triệu khẩu trang đã được tặng cho Trung Quốc vài tuần trước đó.
Theo hãng tin IRNA, Iran đã tặng 3 triệu khẩu trang cho Trung Quốc “như một bằng chứng về tình hữu nghị truyền thống bền chặt giữa hai nước”.
Truyền thông địa phương cho biết các công ty Trung Quốc đã mua số lượng lớn khẩu trang từ Iran, từ đó tạo ra sự thiếu hụt ở thị trường nội địa.
Chính phủ Iran thông báo họ đã cấm xuất khẩu khẩu trang trong ba tháng tới và yêu cầu các nhà máy đẩy mạnh sản xuất.
Các nước đóng cửa biên giới với Iran
Iran đến nay chưa cấm công dân ra nước ngoài nhưng một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan hay Iraq đã đóng cửa biên giới.
Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đình chỉ các chuyến bay từ Iran. Đây đều là những đích đến quan trọng đối với các mặt hàng xuất khẩu không phải dầu mỏ của Iran, do đó có thể khiến nền kinh tế của Iran chịu tổn hại.
Chính phủ Iran cho biết các chuyến bay đến Trung Quốc đã bị đình chỉ từ ngày 2/2. Tuy nhiên, hồ sơ chuyến bay cho thấy đã có ít nhất 9 chuyến bay giữa Iran và Trung Quốc kể từ thời gian đó.
Hải Lam tổng hợp
Video: COVID-19: Vùng vịnh – bão táp sa mạc
https://www.dkn.tv/the-gioi/iran-se-doi-pho-voi-dich-covid-19-nhu-the-nao.html

Tiết lộ về hoạt động của giáo phái Tân Thiên Địa

ở “ổ dịch” Vũ Hán

Giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa), tâm điểm chú ý của đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động ở Vũ Hán, Trung Quốc cho tới khi phát hiện nơi này bị bệnh lạ tấn công cuối năm ngoái.
Theo tìm hiểu của báo South China Morning Post, thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, tâm chấn của dịch Covid-19, có khoảng 200 người theo giáo phái Tân Thiên Địa. Hầu hết họ hiện đang được cách ly ở bên ngoài thành phố.
Một nữ giáo viên mầm non 28 tuổi, thành viên của Tân Thiên Địa kể: “Những lời đồn đại về virus bí ẩn bắt đầu lan truyền hồi tháng 11 năm ngoái nhưng không ai xem trọng. Tôi đã ở Vũ Hán vào tháng 12 khi giáo phái của chúng tôi ngưng mọi buổi tụ họp, ngay sau khi chúng tôi biết về bệnh lạ (bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra)”.
Người phụ nữ giấu tên nói, giáo phái vẫn tiếp tục chia sẻ các tài liệu giáo lý và bài giảng trực tuyến. Song, hầu hết các thành viên đã quay trở về nhà vào đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hồi cuối tháng Một năm nay.
Tiết lộ về hoạt động của giáo phái Tân Thiên Địa ở ‘ổ dịch’ Vũ Hán
Giáo phái Tân Thiên Địa, ước tính quy tụ khoảng 250.000 thành viên bị các giáo hội chính thống coi là dị giáo. Ông Lee Man-hee, 88 tuổi, người sáng lập ra giáo phái năm 1984 ở Hàn Quốc và hiện là giáo chủ Tân Thiên Địa, tự nhận mình là nhà tiên tri gánh vác trách nhiệm của Chúa. Ông ta thuyết phục các tín đồ tin mình là người trường sinh bất tử và những người đi theo ông ta cũng sẽ được hưởng sự “bất tử về xác thịt” như vậy.
Đáng nói, khoảng một nửa số ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc hiện nay có liên quan đến một chi nhánh của Tân Thiên Địa tại thành phố miền nam Daegu.
Thống kê đến thời điểm này cho thấy, Hàn Quốc đã có 1.261 ca dương tính với virus corona mới với 11 trường hợp tử vong, khiến nước này trở thành “ổ dịch” Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch Hàn Quốc, có tới hơn một nửa trong số 84 ca nhiễm mới virus ở nước này hôm 25/2 được ghi nhận tại thành phố Daegu. Một thành viên Tân Thiên Địa từ Daegu từng đến Trung Quốc hồi tháng Một và các quan chức y tế Hàn Quốc đang điều tra xem liệu việc bùng phát dịch Covid-19 ở huyện láng giềng Cheongdo thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang có liên quan đến một đám tang 3 ngày tổ chức tại một bệnh viện địa phương hay không.
Các nguồn tin Trung Quốc tiết lộ, giáo phái Tân Thiên Địa hiện có khoảng 20.000 tín đồ tại đại lục. Phần lớn họ đang sinh sống tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên, Trường Xuân và Thẩm Dương.
Một mục sư Cơ đốc giáo từ chối tiết lộ danh tính ở tỉnh Hồ Bắc cho hay, các thành viên Tân Thiên Địa rất chăm chỉ và một số vẫn tiếp tục đi lễ ngay cả trong lúc dịch Covid-19 hoành hành.
Nữ giáo viên mầm non ở Vũ Hán phủ nhận mối liên hệ giữa dịch bùng phát mạnh ở Hàn Quốc gần đây với các tín đồ Tân Thiên Địa ở thành phố. Cô nhấn mạnh: “Tôi không nghĩ virus bắt nguồn từ chúng tôi vì không ai trong số những người anh, chị, em của chúng tôi tại Vũ Hán bị nhiễm bệnh. Tôi không biết các tín đồ ở những nơi khác nhưng ít nhất chúng tôi ‘sạch bệnh’. Không ai trong chúng tôi thông báo đã bị ốm”.
Tuy nhiên, cô giáo bỏ qua những câu hỏi về việc liệu các thành viên giáo phái có đi từ Vũ Hán về Hàn Quốc sau khi dịch Covid-19 bùng phát hay không. Cô nói: “Chúng tôi biết mọi thông tin tiêu cực ngoài kia sau khi dịch bùng phát ở Hàn Quốc, nhưng chúng tôi không muốn công khai bảo vệ mình vì điều đó sẽ gây rắc rối với chính quyền. Chúng tôi muốn vượt qua cuộc khủng hoảng này trước đã”.
Theo Bill Zhang, một cư dân 33 tuổi ở Thượng Hải từng tham gia truyền đạo cho Tân Thiên Địa, bản chất bí mật của giáo phái khiến nhà chức trách rất khó kiểm soát và trấn áp hiệu quả các hoạt động của họ. Zhang cho hay, chi nhánh Tân Thiên Địa tại Thượng Hải thường tổ chức các buổi tụ họp chính vào ngày thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần, thu hút 300 – 400 người tham gia mỗi lần.
“Giáo phái Tân Thiên Địa ở Thượng Hải đã bị đột kích nhiều lần và cảnh sát thường xuyên làm việc với các lãnh đạo giáo phái. Tuy nhiên, các tín đồ vẫn tiếp tục các cuộc tụ họp dưới dạng các nhóm nhỏ hơn,
gồm 8 – 10 người và tái tập hợp khi nhà chức trách địa phương nới lỏng việc giám sát. Tân Thiên Địa tin rằng, họ là giáo phái thực sự duy nhất đề cao sự thật Kinh thánh, còn mọi giáo phái khác, kể cả chính thống và hoạt động chui, đều xấu xa”, Zhang tiết lộ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33228-tiet-lo-ve-hoat-dong-cua-giao-phai-tan-thien-dia-o-o-dich-vu-han.html

Hàn Quốc ghi nhận

trường hợp đầu tiên tái nhiễm COVID-19

Lục Du
Theo Yonhap, giới chức Hàn Quốc hôm thứ Bảy (29/2) thông báo nước này đã xuất hiện trường hợp đầu tiên tái nhiễm SARS-CoV-2.
Người tái nhiễm là một phụ nữ 73 tuổi. Bệnh nhân này sau hai lần kiểm tra đều cho kết quả dương tính với nCoV. Trường hợp tái nhiễm này diễn ra trong bối cảnh bệnh nhân vẫn tự cách ly với xã hội, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho hay.
Người phụ nữ tái nhiễm COVID-19 được chẩn đoán dương tính với nCoV vào đầu tháng 2, sau đó được xuất viện vào ngày 22/2 khi đã hồi phục hoàn toàn.
Bà bắt đầu xuất hiện trở lại các triệu chứng của người nhiễm nCoV vào 27/2, và được phát hiện mắc bệnh trở lại vào 28/2, cơ quan y tế công cộng Hàn Quốc cho biết.
Bệnh nhân này sau khi xuất viện không đi du lịch nước ngoài, mặc dù hai vợ chồng người con trai của bà gần đây đã đến tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và cả hai đã được xác định là nhiễm nCoV.
Cơ quan y tế địa phương cho biết, người phụ nữ tái nhiễm virus nCoV nói rằng sau khi được xuất viện bà chỉ ở trong nhà.
Hiện Hàn Quốc có số người nhiễm nCoV cao thứ hai và số người chết vì loại virus này cao thứ tư thế giới (sau Trung Quốc, Iran và Italy). Theo cập nhật của Worldometers, tính tới sáng ngày 29/2, Hàn Quốc có 17 người tử vong vì SARS-CoV-2 và 2.931 người nhiễm bệnh, trong đó có 24 ca đã phục hồi và 10 bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch.
Quan chức Hàn Quốc hôm thứ Bảy cũng cho biết, còn nhiều trường hợp nhiễm virus nCoV ở tâm dịch Daegu sắp được báo cáo.
Chính phủ Hàn Quốc đang triển khai kế hoạch xét nghiệm ở quy mô lớn đối với các thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa. Thứ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip nói trong một cuộc họp ngắn hàng ngày rằng 9.300 tín đồ của Tân Thiên Địa đã được lấy mẫu xét nghiệm.
Chính quyền thành phố Daegu ước tính số người nhiễm nCoV ở thành phố này có thể vượt quá 3.000 người, và 80% trong đó là các thành viên thuộc Tân Thiên Địa.
https://www.dkn.tv/the-gioi/han-quoc-ghi-nhan-truong-hop-dau-tien-tai-nhiem-covid-19.html

Virus corona – Covid-19 : Hàn Quốc

có hơn 3.000 người nhiễm, trong đó có một người Việt

Thu Hằng
Một lần nữa, Hàn Quốc lại vượt qua Trung Quốc về số người nhiễm virus corona mới trong vòng một ngày, thêm 813 trường hợp, nâng tổng số ca bị nhiễm lên thành 3.150 người và đã có 17 người chết vì Covid-19 tính đến ngày 29/02/2020.
Theo Yonhap, tâm dịch vẫn là Daegu, thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc có hơn 2,5 triệu dân. Trong tổng số 813 ca mới, đã có 657 ca ở thành phố Daegu do chính phủ tiếp tục xét nghiệm những người thuộc giáo phái Tân Thiên Địa. Cho đến sáng 29/02, khoảng 88% trên tổng số 210.000 tín đồ của giáo phái này đã được xét nghiệm virus corona mới, trong đó 2% có triệu chứng bị nhiễm.
Trong lực lượng quân nhân Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc, đã có bốn trường hợp nhiễm virus corona mới, trường hợp mới nhất là vợ của quân nhân Mỹ tự cách ly.
Ngoài ra, một người Việt được xác nhận nhiễm virus corona ở thành phố Deagu. Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul, cho biết thêm :
“Hiện tại đã có một người Việt ở Daegu đã nhiễm virus corona mới. Thông tin này là chính xác bởi vì Hàn Quốc đã thông báo đến bộ Ngoại Giao Việt Nam và việc điều trị sẽ hoàn toàn miễn phí theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS). Chi phí điều trị cho các bệnh nhân hiện tại bị nhiễm Covid-19, bao gồm cả người Hàn Quốc và người nước ngoài, đều được lấy từ Quỹ Phòng chống Thiên tai hoặc Dịch bệnh của Hàn Quốc cho nên 100% là do Hàn Quốc chi trả.
Tuy nhiên, có điều bạn này (người Việt nhiễm Covid-19) là một sinh viên hoặc một người lao động, thì đây sẽ là một vấn đề lớn cho cộng đồng người Việt tại Daegu, bởi vì sinh viên Việt Nam thường hay nấu ăn tập thể tại bếp do trường đại học cung cấp. Còn người lao động, ngoài việc ăn tập thể thì còn có rất nhiều trường hợp lao động bất hợp pháp tại Daegu, nên sẽ rất khó quản lý. Những người lao động Việt Nam bất hợp pháp này sẽ rất ngại đến bệnh viện hoặc các cơ quan chức năng nếu bị ốm.
Mặc dù vậy, vào ngày 27/02, đại sứ quán Việt Nam đã thông tin đến hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) và đã yêu cầu thu thập tất cả thông tin của tất cả sinh viên tại thành phố Daegu và tỉnh Gyeongbuk. Họ khẳng định là chỉ nhằm mục đích hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên, có một số thông tin là sinh viên nghi ngờ mục đích này bởi vì các thông tin mà chính phủ yêu cầu cung cấp lại rất chi tiết.
Chính phủ Hàn Quốc mạnh tay dập dịch
Trong đợt dịch này, chính phủ Hàn Quốc đã ra tay rất mạnh. Thứ nhất, đã điều động rất nhiều phương tiện vận chuyển cấp cứu từ các tỉnh khác về thành phố Daegu. Thứ hai là đã kêu gọi các bác sĩ tình nguyện đến Daegu để thay luân phiên chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Thứ ba, chính phủ đã cung cấp rất nhiều thực phẩm để cho người dân Daegu dự trữ hoặc là sử dụng hàng ngày. Các công ty như E-mart, Lotte Mart… đã giảm giá thực phẩm và giảm giá khẩu trang cho người dân ở Daegu.
Tôi thấy việc cách ly tất cả những người của giáo phái Tân Thiên Địa là một biện pháp rất là tốt của chính phủ vào lúc này. Ngoài việc dập dịch ra, thì còn có thể quản lý rằng những người này, nếu có bất kỳ chuyển biến gì, sẽ được mang đi xét nghiệm và điều trị ngay lập tức”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200229-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-h%C6%A1n-3000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nhi%E1%BB%85m-trong-%C4%91%C3%B3-c%C3%B3-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t

Kim Jung Un cảnh báo ‘hậu quả nghiêm trọng’

nếu dịch COVID-19 bùng phát ở Triều Tiên

Hải Lam
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un hôm 28/2 kêu gọi sự nỗ lực mạnh mẽ hơn để chống dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ chịu “hậu quả nghiêm trọng” nếu dịch bệnh bùng phát ở nước này.
“Trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm đang lan rộng vượt tầm kiểm soát này xâm nhập nước ta, nó sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay (29/2) dẫn lời ông Kim nói trong cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên (WPK) diễn ra vào ngày 28/2.
Kim Jung Un cũng kêu gọi các quan chức phụ trách phòng chống dịch COVID-19 của đất nước tăng cường kiểm tra để phong tỏa tất cả con đường mà dịch bệnh có thể xâm nhập vào Triều Tiên. Ông nhấn mạnh tất cả các lĩnh vực và đơn vị của đất nước phải tuân thủ theo sự kiểm soát và mệnh lệnh của ban chỉ đạo trung ương về công tác phòng, chống dịch.
AP cho biết, hiện tại, Triều Tiên chưa xác nhận ca nhiễm COVID-19 nào, nhưng chính phủ nước này đã đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh. Triều Tiên đã đóng cửa biên giới, cấm khách du lịch, tăng cường kiểm tra ở các điểm nhập cảnh và huy động hàng chục ngàn nhân viên y tế theo dõi cư dân và cách ly những người có triệu chứng nhiễm bệnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng nếu dịch bệnh bùng phát ở Triều Tiên, tình hình sẽ có thể khó khăn vì nước này thiếu các vật tư cần thiết và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Ngoài ra, việc đóng cửa biên giới có thể gây tổn hại đến nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Tại một diễn biến khác, trong hôm 28/2, Kim Jong Un đã trực tiếp thị sát một cuộc diễn tập quân sự. Theo hình ảnh mà KCNA công bố, Kim Jong Un mặc áo da, đi găng tay da, sử dụng ống nhòm để theo dõi tập trận từ sở chỉ huy, nhưng không đeo khẩu trang. Trong khi đó, toàn bộ tướng quân đội xung quanh ông đều mang một loại khẩu trang màu đen.
Video: WHO nâng cảnh báo dịch COVID-19 lên mức ‘rất cao’
https://www.dkn.tv/the-gioi/kim-jung-un-canh-bao-hau-qua-nghiem-trong-neu-dich-covid-19-bung-phat-o-trieu-tien.html

Một viên chức Bộ Ngoại Giao Đài Loan

được giảm án trong vụ hối lộ visa

Tin từ Đài Loan – Hôm thứ năm (27/2), ông Hsiao Yu-wen, một viên chức của Bộ Ngoại giao Đài Loan bị Tối Cao Pháp Viện Đài Loan kết án 8 năm và 10 tháng tù, vì vai trò của ông trong vụ bê bối hối lộ visa sinh viên. Sự việc trên xảy ra hồi năm 2013, khi ông được đưa đến làm việc tại văn phòng đại diện của Đài Loan tại Việt Nam. Bản án này được đưa ra sau khi tòa án nhận thấy rằng ông đã phạm 22 tội tham nhũng và sở hữu tài sản mà các khoản thanh toán không thể giải thích hợp lý, theo quy định trong Đạo luật chống tham nhũng.
Theo CNA đưa tin, Tối Cao Pháp Viện đã rút ngắn bản án trong phiên tòa thứ hai. Trước đó, ông bị kết án 10 năm tù giam. Trong phiên tòa này, ông Hsiao bị kết tội có liên quan đến 27 vụ tham nhũng và trục lợi, có thông đồng với ông Tsao Pao-lin, một nhà môi giới visa Đài Loan tại Việt Nam. Ông Hsiao bị kết tội thông đồng với ông Tsao để cấp visa du học cho những sinh viên Việt Nam không đủ tiêu chuẩn nhưng muốn đến học tại Đài Loan từ tháng 5/2010 đến tháng 1/2013. Những sinh viên này phải đánh đổi bằng các khoản thanh toán bất hợp pháp cho ông Tsao. Trong phiên tòa đầu tiên tại Tòa án Đài Bắc năm 2016, ông Hsiao nhận án 12 năm tù giam, và ông Tsao nhận án 2 năm tù giam. Sau đó, bản án của Tsao bị tòa án cấp cao giảm bớt 18 tháng về tội giả mạo tài liệu, bao gồm việc lập báo cáo tài chính sai và giả mạo chứng chỉ tiếng Trung cho những người Việt Nam nộp đơn xét visa.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-vien-chuc-bo-ngoai-giao-dai-loan-duoc-giam-an-trong-vu-hoi-lo-visa/

Tin tặc bị truy nã trở về Đài Loan

sau 13 năm lẩn trốn tại Trung Quốc

Băng Thanh
Một người đàn ông Đài Loan bị truy nã vì hack tài khoản của người khác đã trở về nhà vào ngày 28/2 sau 13 năm trốn ở Trung Quốc.
Sau khi về Đài Loan, người đàn ông này được đưa vào cách ly ngay lập tức. Không rõ liệu có phải dịch COVID-19 ở Trung Quốc là nguyên nhân khiến người này rời khỏi đại lục hay không, vì các nhà điều tra không hỏi ông về động cơ quay trở về, theo CNA.
Người đàn ông, tên Chang, là một kỹ sư công nghệ thông tin. Vào năm 2000, Chang hack tài khoản của người khác và sử dụng dữ liệu của họ để chơi trên thị trường chứng khoán. Trong quá trình đó, anh ta đã kiếm được lợi nhuận bất hợp pháp với tổng trị giá 42.500 Đài tệ (1.400 USD) cho đến khi anh ta bị kết án 1 năm 10 tháng tù vào năm 2006.
Tuy nhiên, Chang đã không xuất hiện tại văn phòng công tố viên để thụ án, dẫn đến lệnh truy nã quốc tế vào năm 2007. Mãi cho đến ngày 28/2/2020, một người bạn thông báo cho cảnh sát rằng Chang quyết định ra đầu thú.
Theo CNA, Chang đã lên chuyến bay từ Thượng Hải, Trung Quốc để quay về Đài Loan vào ngày 28/2. Do đến từ Trung Quốc, anh ta ngay lập tức bị cách ly. Chang được chuyển đến một khu vực đặc biệt của Trung tâm giam giữ Đài Bắc. Đây là nơi giam giữ hơn 30 tù nhân đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao, trong các phòng cách ly riêng biệt.
Theo Matthew Strong / Taiwan News
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tac-bi-truy-na-tro-ve-dai-loan-sau-13-nam-lan-tron-tai-trung-quoc.html

TQ tự khen mình,

chỉ trích 5 nước phản ứng “chậm” với dịch Covid-19

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích phản ứng “chậm” của Hàn Quốc và một số quốc gia khác khi các ca nhiễm virus Covid-19 tăng đột biến, mặc dù bản thân Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới cũng từng thừa nhận sai sót trong giai đoạn đầu xử lý dịch bệnh này.
Tờ Thời báo Hoàn cầu bản tiếng Anh của Trung Quốc trong một bài xã luận hôm 24-2 đã chê Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Italia – các nước có các ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trong tuần qua: “Điều đáng lo ngại là các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát của các quốc gia nói trên có thể không đủ”.
Thay vào đó, bài báo ca ngợi thành tựu của Trung Quốc trong xử trí dịch bệnh lần này. “May mắn thay, Trung Quốc có một hệ thống y tế khổng lồ và có thể nhanh chóng huy động hơn 40.000 nhân viên y tế để hỗ trợ Vũ Hán và Hồ Bắc, tâm chấn của vụ dịch. Nếu một tâm chấn thứ hai như Vũ Hán xuất hiện ở một quốc gia khác, thật khó để tưởng tượng rằng họ có thể huy động được sự hỗ trợ lớn như vậy”, tờ báo viết.
Ứng dụng tin tức di động số 1 của Trung Quốc Jinri Toutiao cũng cho rằng phản ứng của Hàn Quốc là “chậm” vì họ không phong tỏa bất kỳ thành phố nào và ngụ ý rằng Trung Quốc đã kiểm soát dịch bệnh thành công nhờ các biện pháp kịp thời.
Thực tế, trong ngày 25-2, Trung Quốc ghi nhận 508 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó chỉ có 9 ca nằm ngoài tâm dịch Hồ Bắc. Điều này chứng tỏ công tác dập dịch ở trung tâm khởi phát virus đang phát huy hiệu quả.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33242-tq-tu-khen-minh-chi-trich-5-nuoc-phan-ung-cham-voi-dich-covid-19.html

400 tỷ con châu chấu tấn công châu Phi

và chỉ còn cách TQ một bước

Theo tin từ hãng The BL, trong khi cả thế giới đang theo dõi dịch cúm COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán và đang lan rộng ra nhiều quốc gia, thì một phần của địa cầu đang phải đối mặt với một thảm họa khác. Hàng tỷ con châu chấu lớn đang tấn công vào các vùng của Đông Phi, làm suy giảm nguồn cung lương thực, tăng nguy cơ cuộc khủng hoảng nghèo đói ở lục địa đen.
Theo một tuyên bố của Cơ quan liên chính phủ về phát triển, cây trồng ở Kenya, Somalia và Ethiopia đã bị tàn phá bởi hàng tỷ con châu chấu , giống như chúng đã đã hủy hoại mùa màng của các quốc gia này trong 25 năm qua. Đàn châu chấu phủ kín không trung, che khuất mặt trời. Thuốc trừ sâu truyền thống cũng vô dụng trong trường hợp này. Chúng có đến hàng triệu con và có thể kéo đàn dài đến 60km và rộng 40km. Con người không thể giết chúng, không thể ngăn chúng. Chúng đến rồi đi nhanh chóng. Bất cứ nơi nào chúng đi qua, mùa màng và thảm thực vật đều bị cuốn theo, để lại mặt đất trống trơn.
Các đàn châu chấu thường được mô tả trong Kinh thánh dùng để nói lên cơn thịnh nộ của Thiên Chúa… Trong tiếng Do Thái, chúng được mệnh danh là ‘vô số’, và trong thế giới Ả Rập, chúng được gọi là ‘một bầy hoặc một đám’ làm che khuất ‘ánh sáng mặt trời’ thành đêm tối!
Keith Cressman, cán bộ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, các đàn châu chấu đã tấn công vào Kenya kể từ đầu năm 2020 và cuối tuần qua chúng di chuyển đến núi Kilimanjaro qua biên giới vào Tanzania và bây giờ, chúng đã xuất hiện ở Uganda. Vì Pakistan và Ấn Độ nằm giáp với Trung Quốc, dịch châu chấu này là mối đe dọa cho Trung Quốc. Hiện tại điều khiến người ta lo lắng nhất là, một khi Ấn Độ không cách nào khống chế châu chấu, các nước Đông Nam Á có thể đều sẽ bị ảnh hưởng.
Theo tờ Thông tin khoa học Trung Quốc, kênh truyền thông chính thức của Trung tâm Thông tin Tài liệu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc chỉ ra, 400 tỷ con châu chấu bắt đầu từ châu Phi, sau đó bay qua Hồng Hải tiến vào châu Âu và châu Á, hiện đã đến Pakistan và Ấn Độ, “có thể nói chỉ cách Trung Quốc một bước”.
Nhiều khu vực của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi dịch châu chấu như tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, cũng như khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Nguyên nhân được xác định là do các yếu tố thời tiết thuận lợi như lượng mưa nhiều và gió mùa kéo dài khiến châu chấu dễ sinh sôi. Châu chấu sa mạc có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh lương thực của Trung Quốc nếu chúng không được kiểm soát tốt và di chuyển vào nội địa Trung Quốc để sinh sản.
Một số chuyên gia dự đoán, sản lượng ngũ cốc của Ấn Độ trong năm nay sẽ giảm 30-50% vì thảm họa châu chấu. Bà Maria Helena Semedo, Phó Giám đốc FAO, đã lên tiếng cảnh báo: “Các quốc gia phải cùng nhau hành động ngay lập tức, châu chấu sẽ không chờ đợi, chúng sẽ áp đảo và gây ra những thảm họa tàn khốc”.
Ngày 11 tháng 2, FAO đã đưa ra cảnh báo toàn cầu rằng dịch châu chấu sẽ gây ra tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, hàng triệu người sẽ cần cứu trợ lương thực và phải mất nhiều năm mới có thể kiểm soát tình hình. FAO cảnh báo rằng nếu không kiểm soát được tình hình trước mùa khô vào tháng 6, số lượng châu chấu có thể tăng gấp 500 lần.
Châu chấu sa mạc đặc biệt nguy hiểm vì là một trong những loài di cư tàn phá mạnh nhất. Chúng có thể bay xa tới 150km mỗi ngày nhờ vào sức gió, sống lâu được tới 3 tháng- 6 tháng. Mỗi con châu chấu cái có thể đẻ 300 trứng mỗi năm, mỗi năm có thể sinh sôi ra 2-5 thế hệ châu chấu, tốc độ sinh sôi vô cùng nhanh. Một đàn nhỏ có thể lấy đi lượng thức ăn đủ cho 35.000 người trong một ngày.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33226-400-ty-con-chau-chau-tan-cong-chau-phi-va-chi-con-cach-tq-mot-buoc.html

Đội quân 100,000 con vịt

đợi chờ để chiến đấu với bầy châu chấu

Tin tức Bắc Kinh, Trung Cộng – Một đội vịt đặc biệt của Trung Cộng đang chờ đợi được đưa tới nước láng giềng Pakistan để chống lại một đàn châu chấu hại cây trồng tại đây. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ Năm (27/2), ông Lu Lizhi, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Khoa học Nông nghiệp Chiết Giang, cho biết có ít nhất 100,000 con vịt dự kiến sẽ được gửi đến Pakistan vào cuối năm nay để chống lại sự bùng phát của châu chấu sa mạc.
Ông Lu còn cho biết, những con vịt này là “vũ khí sinh học” và có thể hiệu quả hơn thuốc trừ sâu. Theo trích dẫn từ kết quả thí nghiệm để kiểm tra khả năng tìm kiếm và săn mồi của vịt, thì một con vịt có thể ăn hơn 200 con châu chấu mỗi ngày. Ông Lu tuyên bố rằng một thử nghiệm sẽ bắt đầu ở khu vực phía tây Tân Cương của Trung Cộng trước khi những con vịt được gửi đến Pakistan. Theo Bloomberg đưa tin, bầy châu chấu sa mạc lan rộng qua các quốc gia từ Đông Phi đến Nam Á, phá hủy mùa màng và đồng cỏ với tốc độ nhanh chóng. Bầy châu chấu này đã tấn công các cây trồng chính ở các khu vực sản xuất lớn nhất của Pakistan, và cũng đã lan qua Ấn Độ. Trung Cộng có chung biên giới trên bộ với Pakistan và Ấn Độ, vì vậy việc ngăn chặn một cuộc xâm lược của châu chấu là điều rất quan trọng đối với Trung Cộng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/doi-quan-100000-con-vit-doi-cho-de-chien-dau-voi-bay-chau-chau/

Nhà khoa học Trung Cộng Hongjin Tan bị phạt tù hai năm

vì ăn cắp bí mật thương mại từ công ty năng lượng Hoa Kỳ

Theo bản tin của tờ Tin Sáng Hoa Nam,  vào hôm thứ Năm, một nhà khoa học Trung Cộng bị kết án hai năm tù vì ăn cắp bí mật thương mại được cho là trị giá 1 tỷ mỹ kim từ công ty dầu hỏa Hoa Kỳ nơi ông làm việc. Đây là kết quả của một chuỗi các vụ truy tố chống lại các kỹ sư và nhà khoa học có liên kết với Bắc Kinh.
Sự việc này xảy ra khi căng thẳng Hoa Kỳ – Trung Cộng gia tăng và Washington áp dụng cách tiếp cận “quăng lưới bắt cá” để chống lại việc Bắc Kinh thu thập kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Ông Hongjin Tan, 36 tuổi, quốc tịch Trung Cộng, nhận tội vào tháng 11 và thừa nhận hành vi sao chép và tải tài liệu độc quyền mà không có sự cho phép của công ty nơi ông làm việc. Ngoài bản án của ông, ông Tan được lệnh phải trả 150,000 mỹ kim cho công ty Phillips 66 nơi ông làm việc trước kia.
Theo Bộ Tư pháp, ông Tan làm việc cho Phillips 66 ở Bartlesville, Oklahoma, với tư cách là nhà khoa học liên kết về kỹ thuật pin thế hệ tiếp theo từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018. Những tiến bộ về dung lượng pin là mục tiêu chính trong kế hoạch “Made In China 2025” của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy nền kinh tế của họ, với các ứng dụng cho xe điện, sản xuất năng lượng thay thế và các kỹ thuật xanh khác.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nha-khoa-hoc-trung-cong-hongjin-tan-bi-phat-tu-hai-nam-vi-an-cap-bi-mat-thuong-mai-tu-cong-ty-nang-luong-hoa-ky/

Người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc bị đưa đến làm việc

 ở các nhà máy có dịch COVID-19

Hương Thảo
Các nhà chức trách ở Khu tự trị Tân Cương đang đưa hàng trăm người Duy Ngô Nhĩ đến các vùng khác của Trung Quốc để làm việc trong các nhà máy bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 đã khiến việc sản xuất ở Trung Quốc bị đình trệ khi chính quyền nước này ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, vốn đã khiến hàng ngàn người tử vong.
Nhưng trong khi Bắc Kinh đang áp dụng các biện pháp khắt khe để ngăn chặn dịch bệnh, thì các báo cáo chính thức trong những ngày gần đây cho thấy, chính quyền Tân Cương đã đưa người Duy Ngô Nhĩ đến các nhà máy ở các tỉnh Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây và Chiết Giang để làm việc bất chấp việc họ có bị nhiễm virus hay không.
Theo tờ Tân Cương hàng ngày (Xinjiang Daily) và Chinanews.com, từ ngày 22-23/2 có “400 thanh niên đã được chuyển đến các tỉnh Hồ Nam, Chiết Giang và Giang Tây”.
Trong đó, 114 người đến từ huyện Awat thuộc địa khu Aksu của Tân Cương, đã được gửi đến thành phố Cửu Giang của Giang Tây vào ngày 23/2; 100 người từ thành phố Aksu đã được gửi đến Cửu Giang vào ngày 22/2 và 171 người đến từ địa khu Hòa Điền của Tân Cương đã được gửi đến thành phố Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, theo các báo cáo.
Ngoài ra, theo Chinanews.com, vào 11 giờ sáng ngày 26/2, 135 người Duy Ngô Nhĩ đã bay từ sân bay Aksu đến thành phố Vũ Di của Giang Tô để tham gia “hoạt động hè”.
Theo trang Tianshan.net, vào buổi trưa ngày 27/2, 242 người tại các huyện Poskam, Kargilik, Yengisar của địa khu Kashgar, Tân Cương đã bay đến Trường Sa để làm việc cho Công ty công nghệ Lansi. Theo báo cáo, hầu hết những người này sinh sau năm 1990.
Nói với RFA hôm 27/2, ông Dolkun Isa, chủ tịch của Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới (WUC) có trụ sở tại Munich, cho biết ông đã cảm thấy “sốc” khi chính phủ Tân Cương đưa hàng trăm người Duy Ngô Nhĩ đến các vùng khác của Trung Quốc để làm việc tại các nhà máy khi mà “Bắc Kinh đã cách ly hàng triệu người và các công ty đã đình chỉ sản xuất vì sợ nhiễm virus corona”.
Ông Dolkun Isa nói: “Một điều rõ ràng là chính phủ Trung Quốc đang đặt những người Duy Ngô Nhĩ này vào rủi ro bởi vì họ coi sự sống chết của người Duy Ngô Nhĩ không là gì cả”.
“Không có gì đảm bảo rằng những người Duy Ngô Nhĩ này sẽ sống sót để trở về nhà. Chính phủ Trung Quốc phải ngừng ép người Duy Ngô Nhĩ đến Đại lục và làm việc như một nguồn lao động giá rẻ dưới sự đe dọa của chủng virus corona mới”.
Memet Imin, người Duy Ngô Nhĩ, một nhà nghiên cứu y học có trụ sở tại New York, nói rằng người Duy Ngô Nhĩ là lực lượng lao động lý tưởng của các công ty ở các khu vực khác của Trung Quốc, vốn đang vật lộn để đạt các mục tiêu sản xuất trong khi dịch bệnh bùng phát.
Ông Memet Imin cho rằng: “Trung Quốc đang dùng người Duy Ngô Nhĩ vì những người này không thể chống lại chính quyền, họ có thể bị buộc phải làm việc như một lao động giá rẻ, các công ty sử dụng họ cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm, ngay cả khi họ bị bệnh hoặc chết do virus corona”.
“Bởi vì cuộc sống của người Duy Ngô Nhĩ luôn tạm bợ, nên chính phủ Trung Quốc có thể dễ dàng giải thích cái chết của những người công nhân này đối với cha mẹ của họ”.
Theo RFA
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-duy-ngo-nhi-o-trung-quoc-bi-dua-den-lam-viec-o-cac-nha-may-co-dich-covid-19.html

Bác sĩ ở Vũ Hán đau khổ

khi phải chứng kiến ‘bệnh nhân chết từng người một’

Hương Thảo
Bác sĩ Trần, một trong những bác sĩ điều trị cho các trường hợp nhiễm COVID-19 nặng nhất ở Vũ Hán, nhận thức rõ ràng những rủi ro khi đến tuyến đầu chống lại sự bùng phát của dịch bệnh.
“Tôi sợ bị lây bệnh và thậm chí là chết. Sau khi tôi nhận được yêu cầu, điều đầu tiên tôi làm là chụp ảnh với các thành viên trong gia đình. Tôi lo rằng tôi sẽ không thể về nhà được nữa”, bác sĩ Trần nói. “Có rất nhiều người chết. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch là khoảng 80% và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng là 20%”.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với The Epoch Times vào ngày 27/2, bác sĩ Trần đã chia sẻ những gì anh chứng kiến và trải nghiệm ở thành phố Ngạc Châu, cách Vũ Hán khoảng 50 dặm về phía Đông.
Là một bác sĩ trẻ có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh về đường hô hấp, anh đã được phái từ tỉnh khác đến Bệnh viện Trung ương Ngạc Châu ở Hồ Bắc vào tháng 2 để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Chính quyền Trung Quốc đã cấm các nhân viên y tế trả lời phỏng vấn truyền thông. Để đảm bảo an toàn cho bác sĩ Trần, tờ báo đã không tiết lộ tên thật và quê của anh.
Tình hình ở Ngạc Châu
Bác sĩ Trần đã nhận được một thông báo bất ngờ từ nơi làm việc của mình vào đầu tháng 2, đó là đến Hồ Bắc.
Ngạc Châu là một thành phố có hơn 1 triệu người. Vào ngày 23/1, chính quyền Ngạc Châu và Vũ Hán đã ra lệnh phong tỏa, cấm tất cả các phương tiện giao thông để hạn chế người dân đi lại.
Anh Trần nói khoảng 700 đến 800 nhân viên y tế từ các tỉnh khác đã đến Ngạc Châu để giúp điều trị bệnh nhân, nâng tổng số y bác sĩ trong thành phố lên khoảng 3.500. Nhưng số lượng đó vẫn chưa đủ. “Chúng tôi cần thêm người. Có rất nhiều bệnh nhân,” anh nói.
Bệnh viện nơi anh Trần đang làm việc chỉ điều trị cho bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng và nguy kịch. Anh nói rằng hiện có hơn 300 bệnh nhân nằm viện, trong đó có hơn 40 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Các quan chức bệnh viện và các bác sĩ địa phương nói với anh rằng 700 đến 800 bệnh nhân khác trong tình trạng nhẹ và trung bình đang được điều trị tại các bệnh viện khác ở Ngạc Châu. Chính quyền thành phố đã phê duyệt và bắt đầu xây dựng một bệnh viện mới có tên là Bệnh viện Ngạc Châu Lạc Sơn để đối phó với dịch bệnh hiện nay. Cơ sở y tế này sẽ có 772 giường bệnh, một phần của bệnh viện với hơn 200 giường bệnh đã hoàn thành.
Anh Trần bày tỏ chính quyền cần cung cấp cho bệnh viện Ngạc Châu nhiều vật dụng y tế hơn, bao gồm cả quần áo bảo hộ, mặt nạ, kính bảo hộ và chất khử trùng. “Ngạc Châu phụ thuộc vào Vũ Hán về vật tư y tế. Sau khi Vũ Hán bị phong tỏa từ ngày 23/1, Ngạc Châu phải tự xoay sở. Vì vậy, chúng tôi cần tất cả các loại đồ đó”, anh nói.
Làm việc trong điều kiện khắc nghiệt
Tại bệnh viện của anh Trần, khoảng 70 nhân viên y tế đã nhiễm virus khi chữa trị cho bệnh nhân. “Vào lúc dịch bệnh bắt đầu bùng phát, một số lượng lớn bệnh nhân đã chen chúc tại bệnh viện. Các nhân viên y tế địa phương không có đủ bộ đồ bảo hộ, vì vậy dường như mọi người đều tiếp xúc với vô vàn virus,” anh Trần nói.
Anh nghe nói hàng ngàn nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán. Nhiều người khác bị nghi nhiễm, hoặc có kết quả chụp CT cho thấy xuất hiện chất lỏng trong phổi – một triệu chứng của COVID-19, dù kết quả xét nghiệm là âm tính. Cũng có những người đã chết.
Bác sĩ Trần cho biết khối lượng công việc rất lớn tạo ra nhiều thách thức cho các nhân viên y tế. “Những bộ quần áo bảo hộ rất kín và chúng tôi đổ mồ hôi bên trong khi mặc chúng. Ngoài ra, chúng tôi không thể ăn, uống hoặc đi vệ sinh trong ca làm việc”, anh Trần cho biết.
Anh nói thêm nhân viên không thể cởi quần áo bảo hộ trước khi hết ca, vì chúng chỉ có thể được sử dụng một lần. Do thiếu nguồn cung cấp, mỗi người chỉ có một bộ quần áo mỗi ngày. Để tránh phải đi vệ sinh, họ ăn và uống rất ít trước khi làm việc. “Về cơ bản, ngay cả một người khỏe mạnh cũng sẽ kiệt sức sau ca làm việc kéo dài 6 tiếng” anh Trần nói.
Anh nói rằng tình hình bây giờ còn tồi tệ hơn trước khi anh và các đồng nghiệp được cử đến Ngạc Châu, “Nhân viên y tế địa phương phải làm việc 12 giờ mỗi ngày khi dịch bắt đầu bùng phát”.
Nhưng với bác sĩ Trần, điều anh cảm thấy khó chịu đựng nhất, là hàng ngày nhìn thấy những gì bệnh nhân phải trải qua.
“Chứng kiến các bệnh nhân chết từng người, từng người một, mà chúng tôi lại không có biện pháp điều trị hiệu quả… Sau mỗi ngày làm việc, chúng tôi lại cảm thấy rất buồn”.
Theo Nicole Hao, The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
Video: Các bác sĩ Trung Quốc nói tái nhiễm COVID-19 rất nguy hiểm
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-si-o-vu-han-dau-kho-khi-phai-chung-kien-benh-nhan-chet-tung-nguoi-mot.html

Chính quyền Trung Quốc thu thập thông tin

về mống mắt của tất cả người dân, kể cả trẻ em

Thiện Lan
Chính quyền Trung Quốc đang thu thập thông tin về mống mắt của tất cả người dân Trung Quốc, bao gồm cả trẻ em và lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Họ muốn kiểm soát tất cả.
Mống mắt: dữ liệu sinh trắc tốt nhất
Mống mắt là vành tròn có màu bao quanh con ngươi màu đen của mắt. Không giống như thông tin trên khuôn mặt hay dấu vân tay, không có cách nào bạn có thể thay đổi mống mắt của bạn, điều này tạo ra dữ liệu sinh trắc đáng tin cậy nhất, cùng với DNA là công cụ tuyệt vời để kiểm soát công dân ở một quốc gia toàn trị như Trung Quốc.
Gần đây, người dân ở thành phố Hải Đông phía Tây Nam tỉnh Thanh Hải nói với Bitter Winter rằng chính phủ đang thu thập bản quét mống mắt của tất cả mọi người, bất chấp sự phản đối của họ.
Một văn phòng cảnh sát ở quận Lạc Đô thành phố Hải Đông thông báo tới dân làng như sau: “Tất cả dân làng cần đến đồn cảnh sát để quét mống mắt trước tháng 6. Nếu không sẽ phải tự chịu trách nhiệm”.
Tại vùng Minh Hòa, các nhân viên cảnh sát đã đi tới tận nhà để thu thập bản quét mống mắt của tất cả công dân.
Một người dân nói với chúng tôi: “Họ đã sử dụng thiết bị như kính viễn vọng để nhắm vào mắt tôi” và nói thêm, có người đã hỏi lý do nhưng các sĩ quan đã từ chối trả lời. Họ cũng tuyên bố nếu bất kỳ ai từ chối quét mống mắt, thì trong tương lai họ sẽ khó mua được vé để đi lại và thậm chí không rút được tiền.
Chính quyền cũng thu thập mẫu DNA , quét mống mắt và các sinh trắc khác của dân làng từ nhiều nơi trong tỉnh Hà Nam.
Vào tháng 2 năm 2019, Bộ Công an Trung Quốc đã ban hành Kế hoạch xây dựng hệ thống phụ trợ cho ứng dụng chuyên nghiệp xác minh danh tính mống mắt của Ủy ban điều tra hình sự quốc gia. Theo tài liệu này, chính quyền Trung Quốc đã lên kế hoạch hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin mống mắt cho các tỉnh vào tháng 8 năm 2019. Tài liệu cũng nói rằng đến cuối năm 2019, tất cả thông tin về mống mắt thu thập được sẽ có trong trong các nền tảng thông tin lưu trữ để cung cấp dịch vụ xác minh mống mắt cho tất cả lực lượng cảnh sát khác nhau của Trung Quốc.
Tài liệu đặc biệt nhấn mạnh việc quét mống mắt được tiến hành liên quan đến các “mục tiêu quan trọng ở Tân Cương”. Thực tế, ít nhất kể từ năm 2017, chính quyền Trung Quốc tại Tân Cương, với lý do kiểm tra sức khỏe, đã thu thập các mẫu DNA, quét mống mắt và các thông tin sinh học khác của người Duy Ngô Nhĩ từ 12 đến 65 tuổi.
Trong khi đó, các thiết bị kiểm tra mống mắt được cập nhật và cài đặt nhanh chóng. Bitter Winter đã nhận được một tài liệu nội bộ từ chính quyền Hà Nam cho thấy vào năm 2019, việc cài đặt các thiết bị quét mống mắt đã được tăng tốc và tất cả các sĩ quan cảnh sát có thể kiểm tra thông tin mống mắt của nghi phạm bằng cơ sở dữ liệu thời gian thực thông qua điện thoại di động của họ.
Trẻ em cũng là mục tiêu
Việc thu thập thông tin mống mắt không chỉ áp dụng cho người lớn. Gần đây, các bậc cha mẹ nói với Bitter Winter rằng họ đã nhận được một lá thư thông báo thông tin về mống mắt trẻ em sẽ được thu thập tại trường học. Bức thư nói rằng việc này nhằm mục đích ngăn chặn trẻ em “bị buôn bán hoặc bị lạc”.
Thực tế, dự án mang tên Nền tảng thông tin mống mắt trẻ em để ngăn chặn trẻ bị lạc là một dự án toàn quốc, được đưa ra bởi Ủy ban Quốc gia vì Sức khỏe Thanh niên năm 2017.
Vào năm 2017 khi dự án khởi động, Tổ chức tư vấn chính trị nhân dân đã đăng trên trang web của mình một bài viết “Thiết lập cơ sở dữ liệu nhận dạng trẻ sơ sinh ngay khi có thể”. Bài báo tiết lộ mục đích thực sự của dự án là dần tạo ra một cơ sở dữ liệu về tất cả các công dân. Bắt đầu từ quét mống mắt của
trẻ sơ sinh, bài báo ngụ ý rằng không ai có thể thoát khỏi việc bị nhận dạng như vậy trong tương lai. Về lý thuyết, dữ liệu trẻ em chỉ có thể được thu thập với sự cho phép của người giám hộ. Trên thực tế, dự án được triển khai ồ ạt đối với tất cả trẻ em.
Một cơ sở dữ liệu quốc gia đang được xây dựng với sự hợp tác của các tổ chức khoa học và trường đại học có trình độ cao nhất Trung Quốc. Vào tháng 3 năm 2019, Ủy ban Phúc lợi thanh thiếu niên tỉnh Thanh Hải đã ban hành một Thông báo về việc khởi động hoạt động “Internet và bảo vệ trẻ em”, trong đó nói rằng quét dữ liệu mống mắt nên “mở rộng ra tất cả các trường mẫu giáo, tiểu học và cả cộng đồng, cần đạt một phạm vi bao phủ toàn bộ. Không bỏ qua một ai và nên thực hiện nhanh chóng”.
Đến tháng 1 năm 2019, sân bay Daxing ở Bắc Kinh đã thu thập thông tin mống mắt của hơn 1000 trẻ em. Trong khi đó, Nền tảng thông tin mống mắt trực tuyến Trung Quốc để ngăn trẻ em bị lạc đã tuyên bố vào năm 2019 rằng hơn 2000 trạm thu thập thông tin tương tự sẽ được xây dựng trước cuối năm trên toàn quốc. Việc xây dựng nhà nước giám sát người dân bằng công nghệ cao của chính quyền Trung Quốc đang thực hiện với tốc độ cao nhất.
Yu Shi, Bitter Winter
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-thu-thap-thong-tin-ve-mong-mat-cua-tat-ca-nguoi-dan-ke-ca-tre-em.html

Hải quân Trung Quốc bắn tia laser vào máy bay Mỹ

Hải quân Hoa Kỳ nói rằng một khu trục hạm của Hải quân Trung Quốc đã bắn tia laser vào một máy bay tuần tra của Mỹ vào tuần trước trong khi phi cơ bay ngang qua Biển Philippines, cách đảo Guam khoảng 600 km về phía tây.
Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng một tàu Trung Quốc đã bắn tia laser lên máy bay P-8A Poseidon của Mỹ một cách “không an toàn” và “không chuyên nghiệp,” trong khi chiếc P-8 đang hoạt động “trong không phận quốc tế phù hợp với các luật lệ và quy định của quốc tế.”
Hải quân Hoa Kỳ cho biết hành động của Trung Quốc vi phạm Bộ Quy tắc về Các Cuộc Giáp mặt Không định trước trên Biển (CUES), một thỏa thuận đa phương đạt được vào năm 2014, và cũng không phù hợp với Bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Trung Quốc về sự an toàn của các cuộc giáp mặt trên không và trên biển, tuyên bố cho biết.
Tia laser được ghi nhận bởi một cảm biến trên chiếc P-8A và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
“Các loại tia laser cấp vũ khí có thể có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng cho các máy bay và thủy quân lục chiến, cũng như các hệ thống tàu và máy bay,” Hải quân Mỹ nói.
P-8A Poseidon được điều đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản, và thực hiện các hoạt động thường lệ, tuần tra trên biển và trinh sát trong khu vực hoạt động của Hạm đội 7 Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-trung-quoc-ban-tia-laser-vao-may-bay-my/5309061.html

Trung Quốc đã phạm sai lầm gì khi để bùng phát dịch bệnh?

Sự kiểm soát chặt chẽ thông tin của Đảng Cộng sản Cộng sản Trung Quốc cũng như nỗi quan ngại quá mức về mất ổn định xã hội là những nguyên nhân chính khiến cho dịch bệnh Covid-19 đã không được kiềm chế ngay từ đầu, theo nhận định của các học giả nghiên cứu về chính trị Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng theo nhận định của các nhà chuyên môn, chế độ độc tài của Trung Quốc có đủ khả năng huy động lực lượng để dập tắt dịch bệnh cho nên cuộc khủng hoảng Covid-19 khó lòng khiến chính quyền của Đảng Cộng sản sụp đổ.
‘Bịt miệng ý kiến bất lợi’
Trên tờ South China Morning Post, ông Patrick Mendis, cựu giáo sư thỉnh giảng về ngoại giao kinh tế tại Đại học Vũ Hán và là cựu sinh viên Đại học Harvard, có bài phân tích về ‘ba sai lầm mà chính quyền Trung Quốc mắc phải trong việc xử lý cuộc khủng hoảng virus corona’.
Do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm chặt quyền lực, Giáo sư Mendis cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên nếu ngay từ sớm họ hy sinh sức khỏe của người dân trong cuộc khủng hoảng corona virus để bảo vệ chế độ.
“Thật vậy, mặc dù Trung Quốc đã phản ứng nhanh hơn với dịch corona so với đợt dịch SARS hồi năm 2002-2003, thì trận dịch này cũng đã phơi bày một lỗ hổng cố hữu trong hệ thống của Trung Quốc với việc bịt miệng và trừng trị những ai đi chệch khỏi quan điểm chính thống,” ông viết.
Theo lời vị giáo sư này, mặc dù thảm họa SARS cho thấy sự cần thiết phải cởi mở và có trách nhiệm hơn, Trung Quốc đã mắc phải những sai lầm tương tự trong cuộc khủng hoảng hiện tại mặc dù họ mong muốn thấy kết cục khác.
Sai lầm đầu tiên là bắn hạ người báo tin, Mendis phân tích. Lý Văn Lượng – bác sĩ nhãn khoa trẻ tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán – đã lần đầu tiên chia sẻ mối lo ngại của mình vào ngày 30/12 năm 2019 với một nhóm bạn học cũ trên WeChat. Vào thời điểm đó, virus corona vẫn chưa được nhận diện. Bác sĩ Lý khi đó đã cảnh báo về một trận dịch giống như SARS, và đề nghị các bạn học áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn ngừa lây nhiễm tại các bệnh viện nơi họ làm việc.
Tuy nhiên, ảnh chụp màn hình của cuộc trò chuyện riêng tư này đã lan truyền và thu hút sự chú ý của cấp trên của bác sỹ Lý. Phần thưởng cho hành động cảnh giác chuyên nghiệp này của bác sĩ Lý là mệnh lệnh từ bệnh viện yêu cầu ông viết bản kiểm điểm tự phê bình. Công an địa phương cũng thẩm vấn ông và cho rằng ông ‘gây rối loạn trật tự xã hội nghiêm trọng’.
Bác sĩ Lý bị buộc phải đưa ra câu trả lời xác định cho hai câu hỏi – ‘Anh có thể dừng hành vi bất hợp pháp của mình không? và ‘Anh có có hiểu rằng anh sẽ bị trừng phạt nếu anh không ngừng hành vi đó hay không?’ Với hai câu trả lời này, virus corona đã được tạo điều kiện lây lan không có gì ngăn chặn trong một vài tuần kế tiếp, Giáo sư Mendis nhận định.
Bữa tiệc hoành tráng
Điều này dẫn đến sai lầm thứ hai: một cơn bão hoàn hảo đang thành hình, cũng theo lời vị giáo sư này. Đó là khi quận Bách Bộ Đình ở thành phố Vũ Hán chuẩn bị cho bữa tiệc hoành tráng hàng năm. Để kỷ niệm 20 năm bữa tiệc này, các nhà tổ chức địa phương đã lên kế hoạch phá kỷ lục thế giới về nhiều món ăn được phục vụ nhất trong một bữa tiệc.
Trong ít nhất ba tuần trước khi diễn ra bữa tiệc vào ngày 18/1, chính quyền Vũ Hán đã biết về sự lây lan của virus trong thành phố. Tâm lý thông thường sẽ là ra lệnh áp dụng các biện pháp tức thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhưng thay vào đó, chính quyền đã ra lệnh bóp nghẹt những tin xấu.
Một lý do khiến thị trưởng Vũ Hán không nghe theo lời khuyên cho các chuyên gia y tế, theo lời giải thích của một cố vấn của tờ Financial Times ở Bắc Kinh, là mối lo ngại của ông rằng ‘leo thang trong việc phòng chống dịch có thể gây tổn hại cho kinh tế địa phương và ổn định xã hội’.
Ông Mendis cho rằng quyết định này có tác động leo thang dịch bệnh hai lần. “Trước hết, nó đẩy nhanh sự lây lan của virus, do các thành viên của khoảng 40.000 gia đình đã nấu nướng cho bữa tiệc và nhiều người trong số họ đã đến ăn tiệc,” ông phân tích.
Thứ hai, nó tạo điều kiện cho sự lây lan của virus trên toàn thế giới. Sau bữa tiệc có khoảng năm triệu người từ Vũ Hán tỏa ra khắp nơi, giúp đưa virus ra xa khỏi tỉnh Hồ Bắc và khỏi biên giới Trung Quốc.
“Tòa án Tối cao Trung Quốc Trung Quốc cuối cùng cũng nói rằng công an Vũ Hán nên khoan dung hơn với những người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về dịch bệnh, thay vì buộc tội họ lan truyền tin đồn nhảm. Đây là một cử chỉ thừa nhận sự thật rõ ràng trên thực địa một cách khập khiễng. Điều này dẫn đến sai lầm thứ ba,” ông viết tiếp.
Theo lời ông giải thích thì khi việc che đậy đã thất bại, Trung Quốc cũng dần dần và miễn cưỡng thừa nhận họ đã phản ứng không đầy đủ trước cuộc khủng hoảng. Một nhóm tiền trạm của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ có thể đến Trung Quốc vào ngày 10/2, và vẫn chưa rõ họ sẽ có thẩm quyền đến đâu để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – một trong những tổ chức uy tín nhất thế giới – thậm chí còn không được Trung Quốc mời để hỗ trợ điều tra.
“Với mức độ hạn chế và sự kiểm duyệt như vậy, chưa kể đến mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng bên ngoài Trung Quốc, đã có sự lên án rộng rãi không chỉ đối với sự bịt miệng bác sĩ Lý, mà còn đối với cách xử lý không ổn thỏa của Chính phủ Trung Quốc đối với toàn bộ cuộc khủng hoảng,” Mendis viết.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc có sự kiểm soát chặt chẽ đối với những gì công chúng trong nước nhìn thấy và nghe thấy; rốt cuộc, kiểm soát tuyên truyền là điều tối trọng giúp cho giới lãnh đạo Bắc Kinh thành công. Tuy nhiên, ý thức hệ không ăn thua gì trước bệnh truyền nhiễm. Đôi khi, một thông điệp chỉ đơn giản là quá hệ trọng để có thể bỏ qua hoặc che đậy,” ông viết tiếp.
Theo lời vị giáo sư này, chính sách tốt nhất khả dĩ là điều mà bác sỹ Lý, người cảnh báo vốn đã trả giá cuối cùng, đã đề cập. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times trước khi qua đời, bác sĩ Lý đã nói: “Nếu giới chức tiết lộ thông tin về dịch bệnh sớm hơn, tôi nghĩ rằng mọi việc sẽ tốt hơn rất nhiều. Cần có sự cởi mở và minh bạch nhiều hơn.”
Không muốn gây hoang mang?
Cũng trên tờ South China Morning Post, ông Wenfang Tang, giáo sư chủ tịch Phân khoa Khoa học Xã hội tại Đại học Khoa học Công nghệ Hong Kong, đưa ra lời giải thích tại sao chính quyền cơ sở ở Vũ Hán đã tìm cách che đậy thông tin về dịch bệnh vào lúc đầu.
“Các nhà kiểm duyệt Trung Quốc nghĩ gì khi họ tìm cách phong tỏa thông tin trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe công chúng rõ ràng như vậy?” ông lập luận. “Một cách giải thích là lúc đầu họ không nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Dường như điều này đúng ở mức độ nào đó, nhất là khi không có bằng chứng rõ ràng về sự lây lan từ người sang người trong những ngày đầu của dịch bệnh.”
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy chính quyền cơ sở không hề lơ là vấn đề này, ông viết tiếp. Bằng chứng ông đưa ra là vào cùng ngày bác sỹ Lý đăng lời cảnh báo về dịch bệnh, Ủy ban y tế Vũ Hán đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về sự xuất hiện của một loại virus corona mới và đề xuất các biện pháp chống lại sự lây lan của nó.
“Hiểu biết của nhà chức trách về sự lây lan từ người sang người của virus có thể không chính xác, nhưng họ đã lên tiếng báo động,” Giáo sư Tang kết luận.
Một cách giải thích khác cho sự kiểm soát thông tin của chính quyền, cũng theo lời giáo sư Tang, là họ tin rằng virus có thể được kiểm soát mà không gây hoang mang cho công chúng trong mùa Tết Nguyên đán hoặc làm gián đoạn các cuộc họp hội đồng chính quyền hàng năm trên cả nước.
Sự hoảng loạn của công chúng và sự gián đoạn các phiên họp hội đồng nhân dân địa phương có thể đe dọa tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và thậm chí là an ninh quốc gia – tất cả những vấn đề đó đều là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trung Quốc, ông cho biết.
“Một số quan chức Vũ Hán có lẽ đã quá tin tưởng rằng hệ thống chính trị độc tài đầy đủ năng lực của Trung Quốc có thể xử lý bất kỳ cuộc khủng hoảng nào,” ông viết.
Xói mòn lòng tin của người dân
Theo ông, mặc dù cần nhiều bằng chứng hơn để kết luận rằng kiểm duyệt tin tức là nguyên nhân khiến cho virus corona lây lan, nhưng ‘thiệt hại rõ ràng hơn là sự đổ vỡ lòng tin của công chúng’. Mọi người theo dõi số ca nhiễm bệnh tăng nhanh trong kinh hoàng.
Ông đưa ra dẫn chứng là sự thương tiếc đối với sự qua đời của bác sỹ Lý đã trở thành chiến dịch công khai chống lại sự vụng về của chính phủ. Mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập những lời thương tiếc bác sỹ Lý và những bình luận mỉa mai về sự dốt nát, bất lực, tham nhũng và kiêu ngạo của các quan chức địa phương.
“Sự bùng nổ những lời chỉ trích công khai là phản ứng trước sự kiểm soát chặt chẽ nhân danh ổn định xã hội và an ninh quốc gia kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012,” ông viết.
“Một số người chỉ trích ông Tập vì phong cách lãnh đạo mang tính kiểm soát chặt chẽ trong khi những người khác kêu gọi bảo vệ quyền tự do ngôn luận như một quyền cơ bản của công dân. Những bình luận kiểu này trên mạng xã hội khiến chúng ta có ấn tượng rằng lòng dân ủng hộ chính quyền đã giảm đáng kể,” giáo sư Tang viết trong bài phân tích.
Ông cũng cho rằng có lý do để tin rằng chính phủ độc tài của Trung Quốc có khả năng đẩy lùi khủng hoảng dịch bệnh và duy trì sự ủng hộ của công chúng với dẫn chứng là họ đã xây dựng được một bệnh viện 1.000 giường trong thời gian kỷ lục, triển khai hàng chục ngàn nhân viên y tế đến các khu vực bị ảnh hưởng và cách ly hàng chục triệu người.
Ngoài ra, họ cũng đã sử dụng các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát để chứng tỏ sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng trong việc kiềm chế virus, tìm ra phương pháp điều trị mới, nâng cao lòng tin của công chúng và thúc đẩy đoàn kết dân tộc, theo ông Tang. Nhiều người dân Trung Quốc theo dõi tin tức chính thống có thể vẫn tin vào chính quyền trong khi cộng đồng mạng có thể không tin, ông nhận định.
Ông cho rằng chính quyền Bắc Kinh ‘đã cho thấy họ có khả năng phản hồi nhanh chóng trước dư luận’. “Họ đã điều một nhóm công tác từ Bắc Kinh đến Vũ Hán để điều tra việc xử lý bác sỹ Lý; bồi thường cho gia đình ông sau khi cái chết của ông được xem là tổn thương ở nơi làm việc; cách chức các quan
chức địa phương được công chúng đánh giá là bất lực và công bố các chính sách mới để giám sát các cơ quan chính quyền địa phương,” ông chỉ ra.
“Những biện pháp này có thể xoa dịu cơn phẫn nộ của công chúng. Dường như ít có khả năng chế độ độc tài của Bắc Kinh sẽ chóng sụp đổ do hậu quả của cách xử lý dịch bệnh vụng về.”
“Chế độ độc đoán là con dao hai lưỡi. Nó có khả năng huy động quốc gia, phân bổ nguồn lực nhanh chóng và thực hiện các dự án quy mô lớn, nhưng không có khả năng quản lý mọi thứ ở cấp độ vi mô. Thật vậy, nó có thể xây dựng một bệnh viện 1.000 giường trong 10 ngày nhưng lại không thể xử lý cảnh báo sớm của bác sĩ Lý về sự lây lan của virus,” ông viết.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C3%A3-ph%E1%BA%A1m-sai-l%E1%BA%A7m-g%C3%AC-khi-%C4%91%E1%BB%83-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-/5309067.html

Virus corona – Covid-19 : Sản xuất tại Trung Quốc

rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong lịch sử

Thu Hằng
Trung Quốc có thêm 47 người chết và 427 trường hợp nhiễm virus corona mới trong vòng 24 giờ qua, theo thống kê ngày 29/02/2020. Con số này tăng hơn so với thống kê hôm trước. Các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đã đẩy hoạt động sản xuất trong tháng Hai của Trung Quốc xuống ngưỡng thấp nhất trong lịch sử nước này.
Theo Ủy Ban Y Tế Quốc Gia, Trung Quốc có 2.835 người chết và 79.251 trường hợp nhiễm virus corona từ đầu mùa dịch. Tỉnh Hồ Bắc, đặc biệt là tâm dịch Vũ Hán, vẫn là nơi có nhiều ca tử vong và lây nhiễm virus corona nhất. Chính quyền Bắc Kinh vẫn duy trì những biện pháp nghiêm ngặt để chống dịch, như cấm tụ tập, 56 triệu dân tỉnh Hồ Bắc vẫn bị cách ly và trường học tiếp tục bị đóng cửa.
Tuy nhiên, theo AFP, Bắc Kinh khuyến khích các doanh nghiệp mở cửa trở lại do tình hình dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm bớt. Toàn bộ hoạt động sản xuất tại Trung Quốc gần như ngưng trệ trong tháng Hai khiến giới chuyên gia lo ngại về mức tăng trưởng của nước này trong năm 2020, trong khi đó, mức tăng trưởng 6,1% trong năm 2019 của Trung Quốc đã bị coi là mức thấp nhất trong vòng 30 năm gần đây.
Ngành sản xuất ô tô và thiết bị chuyên dụng là những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất do dịch Covid-19, theo thông báo ngày 29/02 của Văn Phòng Thống Kê Quốc Gia Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200229-covid-19-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-r%C6%A1i-xu%E1%BB%91ng-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-th%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%A5t-trong-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD

Philippines và Hoa Kỳ

tìm cách lập thỏa thuận quân sự mới

Tin Manila, Philippines – Theo bản tin từ Bloomberg, Philippines và Hoa Kỳ đang cân nhắc thiết lập một thỏa thuận quân sự mới, tương tự như Thỏa thuận VFA vừa bị Tổng Thống Rodrigo Duterte ra lệnh đình chỉ. Lên tiếng tại một diễn đàn ở Manila, đại sứ Philippines tại Hoa Lỳ Jose Romualdez cho biết Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hết sức lo ngại trước quyết định của Tổng Thống Duterte, và các nhà ngoại giao của cả 2 nước đang tìm cách soạn thảo một hiệp ước tương tự VFA.
Ông Romualdez nói, cánh cửa chưa đóng lại hoàn toàn, và quan hệ ngoại giao giữa Washington và Manila sẽ vẫn bền vững. Theo viên chức Philippines, nước này và Hoa Kỳ đang cân nhắc một hiệp ước tương tự như các hiệp ước hiện nay giữa Manila với Úc và Nhật. Bản dự thảo hiệp ước thay thế cho VFA dự kiến sẽ hoàn thành trong 2 tháng nửa, và sẽ được trình lên Bộ Quốc Phòng Philippines và Tổng Thống Duterte. Cả hai nước đều muốn lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đóng quân tại đảo Mindanao ở miền nam Philippines, để chống lại các tổ chức khủng bố hoạt động tại đây. Thỏa thuận VFA được ký năm 1998, quản lý sự hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines, và là yếu tố then chốt để áp dụng một hiệp ước quốc phòng song phương ký năm 1951, không lâu sau khi Philippines giành độc lập từ Hoa Kỳ. Tổng Thống Duterte ra lệnh đình chỉ thỏa thuận VFA nhằm đáp trả việc Hoa Kỳ
cấm ông Ronaldo Dela Rosa nhập cảnh. Ông Rosa là cựu lãnh đạo cảnh sát quốc gia của Philippines, đồng minh thân cận của ông Duterte và hiện đang là một thượng nghị sĩ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/philippines-va-hoa-ky-tim-cach-lap-thoa-thuan-quan-su-moi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?