Tin Việt Nam – 28/02/2020
Phó chủ tịch TP Nha Trang lĩnh 9 tháng tù
liên quan vi phạm đất đai
Ngày 28/2, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt ông Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nha Trang Lê Huy Toàn 9 tháng tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án khu đô thị Hoàng Long ở phường Phước Long.Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết 4 cựu cán bộ ở Thành phố Nha Trang có liên quan vụ việc bị tuyên các án tù gồm: bà Võ Mỹ (Nguyên chuyên viên Phòng quản lý đô thị) bị 6 tháng tù, ông Lương Như Giáp (Nguyên chuyên viên Phòng Tài chính – Kế hoạch) bị 6 tháng tù; hai bị cáo cùng bị 18 tháng tù là bà Vũ Thị Mai Hương (Nguyên chủ tịch UBND phường Phước Long) và ông Võ Đức Cường (Nguyên công chức địa chính, xây dựng, đô thị, môi trường UBND phường Phước Long).
Các ông Toàn, Giáp và bà Mỹ cùng bị buộc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’; riêng bà Hương và ông Cường bị buộc tội “vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.
Theo cáo trạng, UBND Nha Trang hồi năm 2005 quyết định chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị Hoàng Long do chủ đầu tư xây dựng là Công ty TNHH MTV và Công ty địa chất UPGC.
Ông Lê Huy Toàn được nói đã là chủ tịch của hội đồng gồm 11 thành viên của dự án bao gồm ông Cường, Giáp và bà Mỹ.
Từ năm 2014 đến 2016, ông Toàn bị cáo buộc chủ trì các cuộc họp để phê duyệt phương án với thành phần tham gia là thành viên tổ công tác, không phải thành viên hội đồng.
Sai phạm của các cán bộ Nha Trang bị xác định làm thiệt hại 278 triệu đồng, UBND sau đó phải hủy 71/77 hồ sơ để xác minh lại từ đầu.
Cũng liên quan đến các sai phạm đất đai, một loạt cán bộ xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đang bị đề nghị xem xét kỷ luật vì bị cáo buộc bán đất trái thẩm quyền, cấp giấy chức nhận quyền sử dụng đất sai quy định, buông lỏng quản lý để người dân xây công trình trái phép.
Còn ở TPHCM, Thành ủy thành phố đã có cuộc họp kiểm điểm sai phạm về khu đất ở Thủ Thiêm vào chiều 27/2 liên quan đến nhiều cựu cán bộ cao cấp thành phố.
Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cho biết trong năm 2019, cấp ủy đã kiểm tra gần 200 tổ chức Đảng và hơn 2600 Đảng viên. Qua đó, cấp ủy đã yêu cầu 700 tổ chức Đảng và hơn 900 Đảng viên chấn chỉnh, khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vice-president-of-nha-trang-receives-9-months-of-imprisonment-02282020081803.html
Vì sao phiên xử blogger Trương Duy Nhất bị hoãn?
Mỹ HằngBBC News Tiếng ViệtPhiên tòa xét xử blogger Trương Duy Nhất dự kiến diễn ra sáng 28/2 đã bị hoãn đến ngày 9/3 trong khi luật sư nhận định nhiều khả năng ông Nhất sẽ nhận bản án nặng nề.
Chiều 28/2, Luật sư Ngô Anh Tuấn báo cho BBC News Tiếng Việt, ông vừa nhận được thư từ Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, mời bào chữa cho ông Trương Duy Nhất trong phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 9/3.
Trước đó, việc ông Tuấn không được tòa gửi thư mời được cho là lý do chính dẫn đến việc tòa bị hoãn.
Tờ VNExpress đăng tin phiên xử hoãn “do vắng luật sư”. Bài báo trên trang này đăng ảnh ông Trương Duy Nhất mặc áo phạm nhân, tay đeo còng số tám, được một công an dẫn giải đi. Ông Nhất giơ cao hai tay bị còng như để chào ai đó.
‘Nhầm lẫn’?
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sáng 28/2, luật sư Đặng Đình Mạnh – một trong hai luật sư hỗ trợ pháp lý cho ông Trương Duy Nhất, cho hay:
“Việc tòa hoãn phiên xét xử ông Trương Duy Nhất vào sáng nay là rất đúng đắn, cần ghi nhận, nó phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.”
Ông Trương Duy Nhất: Những ngày trên đất Thái Lan
Thái Lan ‘điều tra tin Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’
Trương Duy Nhất: Công an Việt Nam khám xét chỗ ở
“Đó là do trước phiên tòa, tôi đã có đơn gửi TAND TP Hà Nội đề nghị hoãn phiên xét xử ông Nhất sáng 28/2. Lý do chính là đồng nghiệp Ngô Anh Tuấn, người vẫn cùng tôi hỗ trợ pháp lý cho ông Trương Duy Nhắt từ đầu đến nay – đã không nhận được thư mời tham dự phiên xét xử này. Lý do thứ hai – chỉ là lý do phụ – là do hình dịch cúm corona đang diễn biến phức tạp.”
“Đây cũng chính là hai lý do khiến tôi không đến phiên xử sáng nay. Nếu tôi đến, thì về mặt pháp lý ông Trương Duy Nhất vẫn có luật sư hiện diện để bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông. Và như vậy thì có khả năng tòa vẫn xét xử như thường.”
Tôi cho rầng ông Trương Duy Nhất bị oan.LS Đặng Đình Mạnh
“Việc tôi không đến tòa là lời khẳng định quan điểm của tôi rằng tòa đã làm không đúng quy định pháp luật, do đó nên hoãn.”
Ông Mạnh cho rằng “có lẽ tòa nhầm lẫn, trong lúc sắp tên đã quên không đưa tên ông Tuấn vào.”
‘Tôi cầu mong cho Trương Duy Nhất bình an’
Blogger Trương Duy Nhất ‘hiện bị giam ở T16′
Còn luật sư Ngô Anh Tuấn thì nhận định:
“Đây có thể là một sự nhầm lẫn đáng tiếc về thủ tục khiến phiên xử bị hoãn một cách không thể bẽ bàng hơn; hoặc cũng có thể đây là một cách để loại tôi ra khỏi vụ án này.”
‘Ông Trương Duy Nhất bị oan’
Luật sư Đặng Đình Mạnh nói lần gần đây ông và luật sư Ngô Anh Tuấn tiếp xúc với ông Trương Duy Nhất là vào tháng 12/2019, trong trại giam.
“Qua các lần tiếp xúc tôi thấy ông Trương Duy Nhất là một người hoạt bát, đầy năng lượng và nhiệt huyết, có thái độ đấu tranh không khoan nhượng.”
“Sức khỏe và tinh thần của ông Trương Duy Nhất rất ổn. Ông rất nóng lòng muốn ra phiên tòa này để nói lên tiếng nói minh oan cho mình.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định rằng qua quá trình trao đổi với ông Nhất và nghiên cứu hồ sơ vụ án, ông có thể khẳng định rằng thân chủ của mình “bị oan”.
“Có nhiều chi tiết mâu thuẫn. Chẳng hạn trong bản cáo trạng điều tra mà chúng tôi được tiếp xúc thì có ghi là ông Nhất bị bắt ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhưng thực tế ông bị bắt ở Bangkok, Thái Lan. Các thông tin này hoàn toàn có thể kiểm chứng.”
“Ông Nhất cho hay rằng ông bị hai cảnh sát Hoàng Gia Thái Lan bắt ở Bangkok, sau đó họ giao ông cho một nhóm, khả năng là cảnh sát mật vụ Việt Nam.”
“Hiện căn cứ vào cách hoạt động hiện nay của nền tư pháp Việt Nam thì tôi có thể nói rằng những vụ việc như thế này khả năng tòa chấp nhận lời bào chữa của luật sư, chấp nhận rằng ông Nhất bị oan, là gần như không thể.”
“Nhưng chúng tôi vẫn sẽ tận dụng mọi khả năng có thể để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình.”
‘Cáo trạng và kết luận điều tra nhiều mâu thuẫn’
Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC Tiếng Việt sáng 28/2 rằng về phương diện pháp lý, “kết luận điều tra nói một đường, cáo trạng nói một nẻo, như thế là trong đó đã có sự bất nhất rồi.”
“Chẳng hạn họ cáo buộc ông Nhất cùng một tội danh nhưng khung hình phạt họ đưa ra lại khác nhau. Kết luận điều tra kết luận hành vi của ông Nhất phạm vào Khoản 2 (với khung khung hình phạt là 5-10 năm tù) nhưng cáo trạng lại nâng lên Khoản 3 (với khung hình phạt từ 10-15 năm tù) với những chứng cứ buộc tội rất mập mờ. Trước họ tính ông Nhất gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 triệu đồng vào thời điểm phạm tội, nhưng nay họ tính thiệt hại ở thời điểm hiện tại thì nó lên tới hơn 13 tỷ đồng.”
Có nhiều mâu thuẫn giữa cáo trạng và kết luận điều traLS Ngô Anh Tuấn
“Với những phiên tòa như thế này, tôi cho rằng nhiều khả năng họ sẽ cố gắng đưa ra một án tù nặng nề cho ông Nhất. Bởi từ lúc điều tra đến giờ liên tục có những bất lợi được đưa ra cho ông Nhất. Luật sư chúng tôi sẽ làm việc hết khả năng của mình, và tôi hi vọng là dự đoán của tôi sai.”
Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình tiếp xúc với ông Trương Duy Nhất trong trại giam, luôn có các cán bộ công an “ngồi kè kè bên cạnh.”
“Đây là sự can thiệp thô bạo, làm cản trở quá trình trao đổi thông tin giữa chúng tôi, sai quy định của Luật Tố tụng Hình sự. Bởi theo quy định thì khi kết thúc quá trình điều tra, luật sư sẽ được làm việc độc lập với thân chủ. Tôi nhấn mạnh rằng tôi hoàn toàn bất bình vì việc này,” luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC.
Ông Trương Duy Nhất bị bắt khi nào?
Trương Duy Nhất – Những gì chúng ta đã biết
Chính quyền Việt Nam không tiết lộ đã bắt ông Duy Nhất ngày nào.
Trước khi bị bắt, có tin ông Trương Duy Nhất đến Bangkok để tìm cách tới cơ quan Cao ủy Tỵ nạn (UNHCR) nộp đơn xin tỵ nạn, Sau đó, gia đình thông báo tin ông ‘mất tích’.
Một nguồn tin ẩn danh nói với BBC Tiếng Việt hồi tháng 2/2019 rằng có giúp ông Nhất tìm khách sạn ở Bangkok. Chủ một khách sạn nhỏ ở Bangkok sau đó xác nhận rằng có một người hình dáng ‘giống ông Nhất’ lưu trú ở đó.
Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế sau đó xác nhận tin ông Nhất bị những người vô danh bắt giữ tại trung tâm thương mại Future Park, Bangkok ngày 26/1.
Vài tháng sau khi bặt vô âm tín, gia đinh ông Nhất nghe ‘phong thanh’ ông bị giam ở trại T16 thì tìm đến đưa đồ tiếp tế.
Tại đây, họ được nhận tờ giấy ghi ngày bắt ông Nhất là 28/1/2019.
Tháng 6/2019, Bộ Công an thông tin rằng họ tiến hành khám xét nhà ông Nhất ở Đà Nẵng.
Thông cáo của Bộ Công an khi đó nói vụ khám xét là một phần cuộc điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” do bị can Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” và đồng phạm thực hiện, xảy ra tại thành phố Đà Nẵng.
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trương Duy Nhất về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Trương Duy Nhất là ai?
Ông Trương Duy Nhất nguyên là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2011) tại thành phố Đà Nẵng.
Ông Trương Duy Nhất còn được biết đến trong vai trò blogger của trang “Một góc nhìn khác”.
Ông từng bị tù 2 năm tại Việt Nam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Cáo trạng khi đó nói ông Nhất có các bài viết “không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng”.
Ông ra tù năm 2015.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51669753
Luật sư của Trương Duy Nhất không đến tòa
vì không được đảm bảo ‘quyền lợi luật sư’
Theo dự kiến, Blogger của Đài Á Châu Tự Do, Trương Duy Nhất sẽ bị đưa ra xét xử ngày 28/2 tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, với cáo buộc ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’, trong thời gian ông này còn làm ở báo Đại Đoàn Kết hồi năm 2004.Tuy nhiên phiên tòa đã bị hoãn vì cả hai luật sư bào chữa của Blogger Trương Duy Nhất là Luật sư Ngô Anh Tuấn và Luật sư Đặng Đình Mạnh đã không đến phiên xử này.
Trả lời RFA, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói:
“Tòa vẫn không gởi thông báo cho tôi, theo thông tin tôi biết họ còn quên luôn quyết định triệu tập đến phiên tòa. Vì nếu có quyết định triệu tập thì họ gởi cho luật sư, trong thành phần có cả chúng tôi. Luật sư Mạnh thì có nhận thông báo. Nhưng họ không gởi thông báo cho tôi thì có khả năng họ quên mất tôi. Cho nên ngày mai, tôi và luật sư Mạnh đã thống nhất là không ra tòa.”
Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, trường hợp này rõ ràng ông không được mời nên ông không đến, ông chỉ nghe thông tin qua báo chí là có phiên tòa. Ông cho rằng, không được mời mà đến thì tòa sẽ không cho vào.
Lý do là phiên tòa đó chưa bảo đảm được quyền của các luật sư. Cụ thể nhất là luật sư Ngô Anh Tuấn, là người đồng nghiệp cùng tham gia bào chữa đã có sự phân công công việc với tôi. Bây giờ chỉ có một người sẽ không bảo đảm kế hoạch bào chữa của cả hai luật sư.
-LS. Đặng Đình Mạnh
Trao đổi với RFA, Luật sư Đặng Đình Mạnh, cho biết lý do vì sao ông không đến tòa:
“Lý do là phiên tòa đó chưa bảo đảm được quyền của các luật sư. Cụ thể nhất là luật sư Ngô Anh Tuấn, là người đồng nghiệp cùng tham gia bào chữa đã có sự phân công công việc với tôi. Bây giờ chỉ có một người sẽ không bảo đảm kế hoạch bào chữa của cả hai luật sư. Cho nên tôi đã làm đơn xin hoãn và tôi nghĩ đơn này có cơ sở để tòa án xem xét. Do vậy tôi thấy không cần thiết ra dự tòa vào ngày mai. Sau đó tòa sẽ cho triệu tập lại, khi đó mình sẽ có mặt để bào chữa.”
Trước đó, hôm 20 tháng 2, luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho ông Trương Duy Nhất có đơn xin hoãn phiên tòa. Lý do là một luật sư khác là ông Ngô Anh Tuấn cũng nhận bào chữa cho blogger này chưa nhận được thông báo đưa vụ án ra xét xử và nhất là trong giai đoạn có dịch COVID-19. Tuy nhiên cho đến hôm nay, luật sư Mạnh vẫn chưa nhận được văn bản trả lời nào của tòa.
Luật sư Ngô Anh Tuấn giải thích:
“Vắng mặt lần đầu tiên thì họ sẽ không tính đến lý do và sẽ hoãn phiên tòa, trừ trường hợp ông Nhất đồng ý xử, nhưng tôi nghĩ ông Nhất sẽ không đồng ý xử. Nếu hoãn họ có thể thông báo ngày xử và tống đạt văn bản tố tụng đến cho luật sư, hoặc họ sẽ thông báo sau.”
Cô Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada, khi trao đổi với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn, cho biết ý kiến gia đình liên quan quyết định của hai luật sư bào chữa:
“Mẹ con cũng đồng quan điểm với 2 luật sư là nên hoãn phiên toà lại. Và con tin là ba con khi ra toà không thấy hai luật sư cũng sẽ yêu cầu hoãn. Vì nếu phiên toà vẫn diễn ra thì vi phạm luật rồi ạ.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết chuyện xin hoãn cũng là việc thông thường. Trước đây khi bào chữa cho hai thân chủ ở Đồng Nai, ông có gặp trường hợp tương tự, tòa đã bỏ sót tên ông và không thông báo bào chữa cho ông. Nhưng phiên tòa đã được hoãn theo văn bản khiếu nại, yêu cầu hoãn xử để làm thủ tục bổ xung.
Giải thích thêm về yếu tố sai pháp luật nếu phiên tòa vẫn diễn ra bất chấp sự không đồng ý từ phía luật sư và bị can, luật sư Đặng Đình Mạnh nói:
“Sai pháp luật vì tòa đã cướp đi quyền hành nghề của luật sư Ngô Anh Tuấn, vì luật sư Tuấn đã có đăng ký và được cơ quan tố tụng cấp giấy là người bào chữa trong vụ án, thì phải thực hiện theo những quy định của luật tố tụng là phải thông báo cho luật sư bằng văn bản trước phiên xử 10 ngày.”
Những bất bình thường trong vụ án
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất được cho là bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Thái Lan vào ngày 26 tháng 1 năm 2019, một ngày sau khi ông đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên hiệp quốc ở Bangkok để xin quy chế tị nạn.
Mãi 2 tháng sau, vợ ông mới được phép tiếp tế cho chồng tại trại giam T16, Thanh Oai, Hà Nội và theo sổ tiếp tế thì ông bị bắt ngày 28/1/2019.
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết, trong một lần gặp thân chủ của ông ở trại tạm giam thì ông Nhất cũng xác nhận việc mình bị hai viên Cảnh sát hoàng gia Thái Lan bắt giữ và giao cho một nhóm an ninh Việt Nam để áp tải đưa về Hà Nội.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế hồi năm ngoái cáo buộc mật vụ Việt Nam được sự giúp đỡ của cảnh sát Thái Lan bắt cóc ông Trương Duy Nhất tại Thái, đồng thời yêu cầu phải có điều tra về vụ việc này. Tuy nhiên đến lúc này cả Thái Lan lẫn Việt Nam không có phản hồi nào về vụ việc này. Công An Việt Nam cũng không có bất cứ lời giải thích nào về việc blogger đột ngột có mặt trong trại giam ở Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, vào ngày 10/6/2019 Bộ Công an cho biết blogger Trương Duy Nhất đã bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điều 355 Bộ Luật Hình sự 2015. Trong cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng.
Vào ngày 8/8/2019, Công an đã đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố blogger Trương Duy Nhất về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 2 điều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên khi chuyển lên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thì lại bị chuyển sang khoản 3.
Luật sư Ngô Anh Tuấn giải thích về các mức án tăng nặng liên quan việc thay đổi tội danh này:
“Anh Nhất thì hồi xưa họ truy tố một tội danh khác, và bây giờ họ lại truy tố tội danh khác là ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’, mặc dù tội danh trước nặng hơn, tội danh bây giờ nhẹ hơn, tuy nhiên ban đầu cơ quan điều tra kết luận theo khoản 2, nhưng lên Viện kiểm sát thì người ta lại kết luận truy tố lên tòa theo khoản 3, mức án rất nặng, từ 10 đến 15 năm… trước thì tội danh cũ ở khoản 2 thì 5 đến 10 năm tù giam. Mức mà 10 đến 15 năm tù thì rất là nặng cho Anh Nhất.”
Nếu có tội thì người đứng đầu báo Đại đoàn kết có tội chứ không phải anh Nhất, vì anh Nhất không có chức vụ quyền hạn gì trong trường hợp này cả. Anh chỉ là người ký giấy tờ theo ủy quyền của những người có quyền, chứ anh Nhất không phải là người có quyền trực tiếp mà ký cái này.
-LS. Ngô Anh Tuấn
Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, thực chất việc chuyển đổi tội danh là bình thường, pháp luật cho phép điều đó, có nghĩa là trong quá trình điều tra không đúng tội danh này thì người ta có thể đổi tội danh khác. Tuy nhiên trong trường hợp ông Nhất có thể không phải là hành vi phạm tội, nên theo luật sư Tuấn, có lẽ Viện Kiểm sát đã chữa cháy vì không cáo buộc được ông Nhất tội chiếm đoạt tài sản nhà nước.
Luật sư Ngô Anh Tuấn cho rằng, cơ quan điều tra đã nghĩ ra một tội khác nhằm hợp thức hóa hành vi bắt ông Nhất từ trước đến nay.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát cho rằng ông Trương Duy Nhất lợi dụng chủ trương của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng trong việc tạo điều kiện bán nhà, đất công sản cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Đà Nẵng làm trụ sở và nhiệm vụ được Ban Biên Tập Báo Đại Đoàn Kết giao.
Cũng theo cáo trạng, ông Trương Duy Nhất đã cho Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, thay báo Đại Đoàn Kết nộp tiền vào ngân sách Nhà nước và ký hợp đồng nguyên tắc; theo đó sẽ sang tên nhà, đất 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây Dựng 79 của Vũ Nhôm bằng giá mua của Nhà nước. Việc làm này bị cho đã khiến ngân sách Nhà nước thất thoát hơn 300 triệu đồng tại thời điểm tháng 7 năm 2004 và hơn 13 tỷ đồng tại thời điểm phát hiện ngày 17 tháng 4 năm 2018.
Luật sư Ngô Anh Tuấn nhận định:
“Bản thân chúng tôi khi đọc hồ sơ vụ án thì nhận định rõ ràng là rất khó có cơ sở để buộc tội anh Nhất, nếu có tội thì người đứng đầu báo Đại đoàn kết có tội chứ không phải anh Nhất, vì anh Nhất không có chức vụ quyền hạn gì trong trường hợp này cả. Anh chỉ là người ký giấy tờ theo ủy quyền của những người có quyền, chứ anh Nhất không phải là người có quyền trực tiếp mà ký cái này. Có nghĩa là những hành động của anh Nhất là từ sự ủy quyền của những người có quyền khác. Trường hợp này nếu có thì anh Nhất chỉ chịu trách nhiệm liên đới hay đồng phạm…”
Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, trong trường hợp này, không truy tố những lãnh đạo của báo Đại đoàn kết, mà còn miễn trách nhiệm hình sự cho họ, rồi truy tố ông Nhất là không đúng theo quy định của pháp luật.
—
Cập nhật:Phiên xử blogger Trương Duy Nhất vào sáng 28-2-2020 tại Hà Nội với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đã phải tạm hoãn và dời sang ngày 9-3.
Truyền thông trong nước loan tin ông Nhất và vợ là bà Cao Thị Xuân Phượng đưa ra đề nghị tại tòa cho hoãn phiên xử vì vắng mặt 2 luật sư bào chữa cho ông Nhất. Đó là luật sư Đặng Đình Mạnh và luật sư Ngô Anh Tuấn.
Cựu Thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) và vợ được triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng có chung kiến nghị và được Hội đồng xét xử chấp thuận.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/truong-duy-nhat-s-lawyer-will-not-go-to-court-for-not-guaranteeing-lawyers-rights-02272020133627.html
11,000 nhân viên hoả xa
chưa nhận được tiền lương 2 tháng nay
Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 27 tháng 2 năm 2020 loan tin, từ đầu năm đến nay, 11,315 người lao động ngành hoả xa Việt Nam chưa nhận được tiền lương, khiến nguy cơ hoả xa phải ngừng hoạt động.Nguyên nhân được ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Hoả xa Cộng sản Việt Nam cho biết, theo quy định thì trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, bộ Giao thông Vận tải phải giao dự toán kinh tế cho Tổng công ty Hoả xa để công ty thực hiện các hoạt động như tuần tra, gác chắn, và các công việc khác.
Tuy nhiên, tính đến ngày 20 tháng 2 vừa qua, Tổng công ty Hoả xa vẫn chưa nhận được dự toán kinh tế. Trong khi đó, cơ quan Hoả xa không thể tự thực hiện được việc lập dự toán, tổ chức giám sát việc thực hiện công việc.
Ngoài ra, ông Minh còn cho biết, khoản tiền ngân sách 7,000 tỷ đồng mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chia cho ngành hoả xa để sửa chửa, nâng cấp hạ tầng tuyến Bắc- Nam đến nay vẫn đang ở bộ Giao thông Vận tải, và bộ này vẫn chưa chuyển giao cho Tổng công ty Hoả xa.
Trước đó, Tổng công ty Hoả xa đã thông báo, nếu hết tam cá nguyệt thứ nhất năm 2020 này mà Tổng công ty vẫn chưa nhận được dự toán kinh tế thì ngành hoả xa buộc phải dừng hoạt động vì không có tiền để vận hành, trả lương cho nhân viên.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/11000-nhan-vien-hoa-xa-chua-nhan-duoc-tien-luong-2-thang-nay/
Bộ công an Cộng Sản Việt Nam muốn ra luật
xoá hộ khẩu người dân vắng mặt ở địa phương 12 tháng
Tin Vietnam.- Báo Người đưa tin ngày 26 tháng 2 năm 2020 loan tin, bộ Công an Cộng sản Việt Nam vừa có đề nghị nếu người dân nào đi vắng khỏi địa phương liên tục 12 tháng, và không khai báo sẽ bị xoá tên trong hộ khẩu. Việc xoá tên khỏi hộ khẩu được áp dụng với tất cả các trường hợp kể cả những người có án phạt tù giam thời hạn từ 12 tháng trở lên cho đến chung thân, tử hình; người bị toà tuyên bố mất tích hoặc đã chết; người ra ngoại quốc định cư, hoặc thời gian xuất cảng từ trên 12 tháng liên tục mà không khai báo.Theo bộ Công an, những người bị xoá tên trên khi nào trở về địa phương sinh sống phải ra công an địa phương để xin ghi danh lại. Trước dự thảo trên, luật sư Bùi Đình Ứng, đoàn luật sư Hà Nội nhận định rằng dự thảo quy định trên sẽ gây khó khăn cho người dân, vì trên thực tế các thủ tục của công an sẽ rất nhiêu khê, không hề đơn giản, và gây phức tạp cho việc cai quản, bảo đảm an ninh trật tự. Từ lâu, dưới “chế độ sổ hộ khẩu” rập khuôn của Trung Cộng, người dân Việt Nam đã rất khổ sở vì mỗi khi cần giải quyết các thủ tục hành chính.
Thí dụ, nếu không có sổ hộ khẩu người dân sẽ không làm được giấy khai sinh cho con, không làm được thẻ căn cước, không làm được sổ thông hành và nhiều giấy tờ thủ tục khác. Vì vậy, việc Công an xoá hộ khẩu chẳng khác nào hành động khai tử người dân, và người dân Việt Nam bị vong thân ngay trên chính đất nước mình sinh ra.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/bo-cong-an-cong-san-viet-nam-muon-ra-luat-xoa-ho-khau-nguoi-dan-vang-mat-o-dia-phuong-12-thang/
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng tiếp
Giám đốc UNHCR khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Theo thông tin từ báo Thế giới & Việt Nam, hôm 27-2, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã có buổi gặp với ông Indrika Ratwatte, Giám đốc Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Thái Lan.Trong bối cảnh Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Thứ trưởng Tô Anh Dũng hoan nghênh chuyến thăm và làm việc của ông Indrika Ratwatte. Ông Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cùng các nước thành viên và các đối tác của ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng “gắn kết và chủ động thích ứng”.
Ông Indrika Ratwatte cảm ơn Thứ trưởng Tô Anh Dũng về sự đón tiếp, và đánh giá cao hợp tác của Việt Nam đối với UNHCR, đồng thời nhấn mạnh UNHCR sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Ông bày tỏ mong muốn Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, sẽ đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy giải quyết một số vấn đề trong khu vực bao gồm vấn đề Rakhine, Myanmar.
Ông Dũng cho biết Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các bên liên quan và ủng hộ một giải pháp khả thi và lâu dài cho vấn đề Rakhine vì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực.
Thứ trưởng Tô Anh Dũng cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của UNHCR tại Việt Nam, mong muốn hai bên tăng cường hợp tác nhằm cùng nhau giải quyết hiệu quả và bền vững đối với các vấn đề trong khu vực và quốc tế.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/deputy-foreign-minister-to-anh-dung-meets-unhcr-director-for-asia-and-the-pacific-02282020080312.html
Việt Nam ra khỏi danh sách
‘điểm đến có nguy cơ lây lan Covid-19’ của CDC
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh của Mỹ (CDC) vừa loại Việt Nam ra khỏi danh sách “Những điểm đến có nguy cơ lây lan trong cộng đồng” sau khi có cuộc họp trực tuyến với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vào ngày 27/2, cơ quan ngoại giao của Việt Nam cho biết trên cổng thông tin chính thức.Tại cuộc họp với Đại sứ quán Việt Nam, các đại diện của phía Mỹ – bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, và CDC – ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng chống dịch Covid-19 và quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách điểm đến có nguy cơ lây lan dịch bệnh, sau khi đánh giá tình hình thực tế.
Trước đó, Việt Nam bị đưa vào danh sách cảnh báo du lịch của CDC cùng với 4 quốc gia/vùng lãnh thổ khác, bao gồm Iran, Singapore, Đài Loan và Thái Lan, thuộc diện “có nguy cơ lây lan trong cộng đồng”.
Thông tin cập nhật trên trang web của cơ quan này vào ngày 28/2 cho thấy Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách “điểm đến có nguy cơ lây lan trong cộng đồng” nữa.
Trong khi đo, Iran lại bị chuyển vào danh sách “Cảnh báo mức 2”, cùng với Italy và Nhật Bản.
Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nước bị xếp vào danh sách “Cảnh báo mức 3” (mức cao nhất hiện nay), trong khi Hong Kong nằm trong danh sách “Theo dõi mức 1”.
Theo báo cáo chính thức, Việt Nam đã có 16 người bị nhiễm chủng virus corona mới, trong đó có 13 người Việt Nam, 1 Việt kiều Mỹ và 2 người Trung Quốc. Tất cả 16 bệnh nhân đã được chữa trị thành công và xuất viện.
Kể từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm dịch Covid-19 nào.
Vẫn theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam, đại diện của CDC đang lên kế hoạch thăm Việt Nam vào nửa cuối tháng 3 để tăng cường các hoạt động hợp tác y tế giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc thành lập văn phòng khu vực của cơ quan này tại Việt Nam.
Bộ Y tế Mỹ cũng cam kết xem xét hỗ trợ Việt Nam về các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh.
https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-cdc-%C4%91%C6%B0a-ra-kh%E1%BB%8Fi-danh-s%C3%A1ch-%C4%91i%E1%BB%83m-%C4%91%E1%BA%BFn-c%C3%B3-nguy-c%C6%A1-l%C3%A2y-lan-covid-19-/5308358.html
Đề xuất Việt Nam nâng mức cảnh báo ngăn ngừa COVID-19
Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của coronavirus, hay còn gọi là COVID-19 vào sáng ngày 28/2 đã đề xuất Chính phủ nâng thêm 1 mức cảnh báo ngăn ngừa dịch.Báo trong nước trích nội dung cuộc họp loan tin cùng ngày.
Theo đó, Ban chỉ đạo đã bàn các giải pháp để kiểm soát những người nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt là công dân từ các nước có dịch đang lây lan mạnh và người Việt trở về từ vùng dịch.
Đặc biệt, kể từ 0h ngày 29/2, Việt Nam tạm dừng miễn thị thực cho công dân Hàn, những công dân Hà muốn nhập cảnh phải có những loại thị thực phù hợp.
Trước tình hình lượng người đến từ Hàn Quốc đông trong khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ở Việt Nam đang lo quá tải tại các bệnh viện dã chiến.
Trước đó vào ngày 27/2, Cục Hàng không đã gửi văn bản đến các hãng hàng không trong nước và quốc tế, yêu cầu giảm dần và hạn chế các chuyến bay giữa Hàn Quốc và Việt Nam do dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch của Hàn Quốc phải hạ cánh xuống các sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Phù Cát (Bình Định) và Cần Thơ. Tất cả các hành khách đi từ Hàn Quốc về phải khai báo tờ khai y tế.
Việt Nam cũng khuyến cáo các công dân Việt Nam nên ở lại Hàn Quốc trừ trường hợp bất khả kháng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/proposing-vietnam-to-raise-warning-level-to-prevent-covid-19-02282020081027.html
Việt Nam tạm ngừng miễn thị thực đối với người Hàn Quốc
Do tình hình dịch Covid-19 đang lây lan nhanh tại Hàn Quốc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, ngày 28/2 thông báo Việt Nam quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với người Hàn Quốc.Theo đó, quyết định này chính thức được áp dụng từ 0 giờ ngày 29/2/2020.
Thứ trưởng ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết, đến thời điểm này Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 nhưng diễn biến về dịch bệnh trên thế giới đang rất phức tạp nhất là tại Hàn Quốc, Ý và Iran do đó quyết định trên là biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn dịch lây lan vào Việt nam.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhấn mạnh về việc cách ly tập trung phải đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ và phân loại các trường hợp cách ly để tránh việc lây nhiễm chéo.
Dịch Covid-19 tính đến ngày 28/2 trên thế giới đã ghi nhận 83.368 trường hợp mắc tại 54 quốc gia. Trong đó, Trung Quốc có 78.824 ca nhiễm tại 31 tỉnh, thành. Hàn Quốc có 2.022 ca, Nhật Bản 912 ca. Tại Việt Nam kể từ ngày 13/2 đến nay không có trường hợp nhiễm mới được phát hiện.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-temporarily-suspend-visa-free-travel-for-south-koreans-02282020084212.html
Cách ly tất cả công dân VN
và người Hàn Quốc đến từ tâm dịch Covid-19
14 cán bộ chiến sĩ của Công an Đà Nẵng đang được cách ly theo dõi tại bệnh viện 199 sau khi họ có mặt trong đoàn kiểm tra 1 cơ sở Spa tại phường Nại Hiên Đông, có khách Hàn Quốc đến từ thành phố Daegu.Công An Đà Nẵng cho biết thông tin trên vào ngày 28/2 với truyền thông trong nước.
Theo tin, vào ngày 27/2 đoàn kiểm tra đã đến cơ sở Spa và tại đây, bà chủ Spa khai báo, cơ sở có 2 khách Hàn Quốc quê tại Deagu, lưu trú tại Đà Nẵng, thường xuyên đến để bàn kế hoạch hợp tác kinh doanh làm dịch vụ Spa.
Ngay sau đó, hai người khách Hàn Quốc trên đã được cách ly, kiểm tra y tế tại bệnh viện Phổi Đà Nẵng, kết quả cho biết sức khỏe họ bình thường. Trong cùng ngày 27/2, một trong số 2 người Hàn Quốc nêu trên đã xuất cảnh về nước.
Theo quy định của Bộ Y tế, 2 người Hàn Quốc trên không thuộc diện cách ly tập trung và không có biểu hiện nghi nhiễm thì người tiếp xúc cũng không thuộc diện cách ly. Tuy nhiên Công an Đà Nẵng cho biết họ chủ động phòng ngừa nên đã cách ly 14 người. Hai mẹ con chủ Spa và nhân viên tại cơ sở này cũng đang được theo dõi, cách ly tại nhà.
Hiện tỉnh Quảng Nam cũng đang cách ly hai chị em là du học sinh tại thành phố Deajeon (Hàn Quốc) tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Trong đó người chị đang có dấu hiệu sốt nhẹ.
Trong ngày 27/2 ông Kim Song IL người Hàn Quốc cũng được cách ly tại bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam khi ông này từ Hàn Quốc về lại VN làm việc tại khu công nghiệp Tam Thăng, Tam Kỳ. Trước khi đến VN ông này đã từng đi qua thành phố Daegu. Bệnh viện Hội An trong cùng ngày cho biết cũng đang cách ly hai du khách Hàn Quốc đến Hội An du lịch.
4 người dân ở Quảng Bình vừa trở về từ Hàn Quốc cũng đang được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa. Họ đã từng trú tại tỉnh Gyeongi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-people-korean-returning-coming-from-epicenter-tobe-quarantined-02282020083837.html
Virus corona: Du học sinh VN tại Hàn Quốc
băn khoăn chuyện ở hay về
Bùi ThưBBC News Tiếng ViệtHàn Quốc đã thành quốc gia thứ hai chỉ sau Trung Quốc về số người nhiễm virus corona, với hơn 2.000 ca nhiễm (số liệu sáng 28/2). Du học sinh Việt Nam ở Hàn Quốc, nhất là ở tâm dịch Daegu, đang hoang mang không biết nên về hay ở lại nước này.
Trên trang facebook của các nhóm du học sinh Hàn Quốc, chuyện được bàn tán nhiều nhất vẫn là việc nên tiếp tục ở lại Hàn Quốc hay trở về Việt Nam và việc cách ly nên như thế nào.
BBC News Tiếng Việt trò chuyện với các du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc: Thùy Trang, Hoàng Long, Thanh Phương, Khương Duy, Phương Lan và Hoài Mai để tìm hiểu về nỗi niềm của họ.
Bâng khuâng chuyện ở hay về
Bạn Thùy Trang, sinh viên Trường Đại học Keimyung, ở Deagu, nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 25/2: “Khi dịch bùng phát ở Deagu, ai cũng lo lắng. Trường mình ở gần bệnh viện có người dương tính với virus corona nên mình rất lo sợ. Mình và bạn bè đều mua đồ tích trữ sẵn trong nhà và không dám ra ngoài nữa”.
“Mình chưa đổi được visa, trước đó visa của mình để học tiếng Hàn là D4. Tháng 3 này, mình sẽ lên học đại học nên phải đổi thành visa loại D2, nên chưa về Việt Nam được. Nếu không đổi được visa mà vẫn về Việt Nam, mình sợ sẽ không thể qua lại Hàn Quốc” – Thùy Trang giải thích.
Cách nhà của Khương Duy ở Daegu 500m, có người dương tính với virus corona nên Duy rất lo lắng. Duy kể với BBC News Tiếng Việt:”Gần nhà mình có siêu thị và có người dương tính với virus corona, nên cơ quan y tế đã đến phong tỏa và khử trùng toàn bộ khu vực. Tuy nhiên, mình vẫn rất sợ khi phải về nhà dọn đồ để chuyển đi nơi khác. Đến khi số người nhiễm ở Hàn Quốc đã trên 500 người, mình liền đặt vé bay về Việt Nam”.
Dù số người nhiễm virus corona tăng từng ngày tại Hàn Quốc nhưng với Hoài Mai, đang làm việc tại Bệnh viện ngoại khoa ở Gangnam, thì cho rằng, việc về hay ở tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng của mỗi người:
“Bạn bè mình có nhiều người đã về Việt Nam nhưng mình vẫn chọn ở lại. Những bạn qua đây học tiếng sẽ dễ về hơn, vì trường học cũng lùi lịch học hay tạo điều kiện cho học sinh bảo lưu kết quả. Còn mình, do đã xác định lập nghiệp ở đây, đã ký hợp đồng thuê nhà và sắm sửa mọi thứ, lại mới vào làm việc nên khó mà bỏ tất cả để quay về được”.
Ở Hàn Quốc đã được 4 năm, Hoàng Long, đang học thạc sĩ tại Seoul, tâm sự rằng, khi Hàn Quốc đã có tới hàng trăm ca dương tính với virus corona, Long bắt đầu thấy lo lắng và cân nhắc chuyện đi hay ở:
“Gia đình và bạn bè ở Việt Nam hỏi liệu có thể về tạm thời không. Nhưng với tôi, lo thì lo thật nhưng có lẽ vẫn chọn việc tiếp tục ở lại. Bởi việc học đang dang dở, tôi đã đi được hơn nửa chặng đường rồi, giờ mà về thì bao công sức, cố gắng thời gian qua hóa ra vô nghĩa”.
Tự cách ly
Ngày 26/2, trên trang Facebook của Hội du học sinh Hàn Quốc, gồm hơn 60.000 thành viên, một số bạn đã bắt đầu kêu gọi những du học sinh từ Hàn Quốc trở về Việt Nam trong mùa dịch đừng vì sợ cách ly mà khai báo sai địa chỉ thực sự ở Hàn Quốc.
Một bạn viết:
“Các bạn ở Daegu chuẩn bị bay về Việt Nam nếu có đọc được bài của mình viết, xin các bạn hãy tuân thủ theo đúng quy định… 14 ngày cách ly có to tát bằng tính mạng của chính bạn, của gia đình bạn, của người thân bạn, và cả một cộng đồng người dân Việt Nam?”.
Nhiều người đã về Việt Nam chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng, họ tự cách ly dù không bị giữ tại sân bay hay bị đưa vào khu cách ly.
Thanh Phương, du học sinh tại Busan, về sân bay Nội Bài vào sáng 24/2, nói:
“Ngày còn ở Hàn Quốc, tôi đã từng đi qua những nơi sau dó được xác định là có bệnh nhân dương tính đi qua, nên cũng thấy sợ. Nhỡ không may bị nhiễm và lại đem bệnh về lây cho mọi người thì sẽ rất hối hận, nên tôi muốn tự cách ly dù không bị yêu cầu. Tôi cũng nhận được thông tin rằng, tỉnh Hải Dương có hỗ trợ việc cách ly tại nhà, nhưng tôi lại nghĩ, cách ly tại nhà sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt chung của cả gia đình. Hơn nữa, tại bệnh viện có y bác sĩ theo dõi sát sao, nên tôi thấy yên tâm hơn. Bởi thế, hiện tại tôi đang cách ly tại bệnh viện huyện ở tỉnh Hải Dương”.
‘Tôi bị cách ly như thế nào khi về từ tâm dịch Daegu?’
“Hiện tại, tôi không lo lắng cho bản thân mà lo lắng nhiều hơn cho bạn bè, bởi họ không đặt được vé để bay về Việt Nam”, Thanh Phương chia sẻ.
Cũng trở về Việt Nam từ Busan hôm 25/2, Phương Lan (ở tỉnh Bình Phước) cho biết, bạn đang thực hiện việc tự cách ly tại nhà 14 ngày để đảm bảo an toàn cho gia đình:
“Khi tôi chưa về thì gia đình đã chủ động báo với cơ quan y tế ở xã và huyện về trường hợp của tôi. Tôi hoàn toàn không đi ra ngoài, không ăn chung cùng gia đình cũng như hạn chế giao tiếp với các thành viên khác trong nhà”.
Ngọc An, sống tại Gyeongsan, Daegu trở về Việt Nam vào ngày 24/2 chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:
“Khi về tới sân bay Nội Bài, mình phải khai vào tờ khai y tế những nơi đã đi qua và tình trạng sức khỏe. Hiện tại mình vẫn tự cách ly tại nhà ở Thái Nguyên. Khi về tới địa phương thì được trạm y tế của phường kiểm tra thân nhiệt, được hướng dẫn tự cách ly. Mình ở trên phòng, không ăn chung với gia đình, không tiếp xúc với ai”.
Về hay ở – ngổn ngang trăm mối
Dù đã về Việt Nam nhưng Thanh Phương vẫn lo lắng, cô tâm sự:
“Khi Daegu bùng phát dịch, ở Busan chưa xuất hiện ca dương tính nào. Vậy nhưng, ba mẹ tôi vẫn lo nên đã đặt vé máy bay cho tôi bay về ngay. Ban đầu thì lo không đặt được vé; đến khi về được rồi lại lo chuyện học hành trong tương lai không biết sẽ thế nào. Trường tôi học chưa thể thực hiện việc bảo lưu qua mạng, nên nếu muốn bảo lưu, tôi buộc phải quay về Hàn Quốc trong khoảng 3 tuần nữa”.
Vẫn còn kẹt ở Deagu do vướng về visa, Thùy Trang cho hay, hiện bạn rất lo bởi vừa phải làm visa, vừa lo không mua được vé máy bay, lại phải tìm mua khẩu trang:
“Tôi sợ tới lúc có kết quả visa lại không mua được vé máy bay để về Việt Nam. Còn về khẩu trang, ở Deagu hiện giá tăng rất cao mà vẫn không có hàng. Tôi chỉ mua được nước rửa tay, còn khẩu trang thì phải nhờ người mua hộ bằng cách đặt hàng cho những người bán hàng online nhập từ Trung Quốc sang” – Trang chia sẻ.
Hai người Việt về từ tâm dịch Daegu kể chuyện bị cách ly
Virus corona lan nhanh bên ngoài Trung Quốc
Người Việt ở Daegu: “Tôi lo đến run cả người”
Phương Lan nói về việc đang tự cách ly tại nhà:
”Tôi tính sẽ quay lại Hàn Quốc để tiếp tục việc học nhưng phải nghe ngóng xem trường có lùi lịch học tiếp hay không. Tôi lo nhất là trường khai giảng khi dịch bệnh chưa được kiểm soát. Còn bảo lưu kết quả thì khá phức tạp, vì tôi đã thuê nhà, mua sắm mọi thứ hết rồi. Ở Việt Nam thì không biết sẽ làm gì tiếp, nhược bằng quay lại Hàn Quốc thì không biết có mua vé được không”.
Trước đó, Khương Duy, đang được cách ly tại Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ (TP Đà Nẵng), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 25/2:
“Về Việt Nam thì yên tâm thật nhưng cách ly trong những khu có đông người thì tôi lại thấy hơi bấn loạn. Hôm nay, trung tâm lại đón thêm người từ những nơi khác ở Hàn Quốc về. Dù mỗi người một giường, cứ ba giường thì bỏ một giường, nhưng tôi vẫn thấy sợ. Nếu chẳng may trong khu cách ly có một người nhiễm bệnh thì không biết sẽ thế nào”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51655281
Dịch COVID – 19: nguyên liệu các ngành sản xuất cạn kiệt,
doanh nghiệp tìm nguồn ở đâu?
Thanh TrúcTại cuộc họp đánh giá tác động dịch bệnh COVID-19 đối với sản xuất trong nước, Bộ Công Thương Việt Nam loan báo nguyên liệu trong các ngành điện, điện tử và dệt may chỉ còn đủ cho sản xuất đến hết tháng 3/2020 mà thôi.
Vẫn theo Bộ Công Thương, nguyên liệu dệt may, da giày, túi xách cũng gặp tình trạng tương tự, nghĩa là chỉ đủ cho tháng Ba hay chậm lắm là đầu tháng Tư, dẫn đến khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ phải tạm dừng hoạt động.
Giải thích về việc này, Bộ Công Thương cho biết vì Trung Quốc là nước xuất khẩu nguyên liệu lớn nhất cho các ngành công nghiệp trên thế giới, nay đang bị dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến các ngành sản xuất, vận tải, hậu cần, phân phối, dịch vụ…qua Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều bị tác động.
Bên cạnh đó, tình hình COVID-19 tại Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ngày càng phức tạp khiến nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu từ hai nước này vào Việt Nam cũng sẽ bị giảm sút.
Số liệu mới nhất từ Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp- Thương Mại, Bộ Công Thương cho thấy năm 2019 gần 30% hàng nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc.
Đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam và chủ một công ty may mặc ở Đồng Nai từ chối bình luận về tình trạng này với RFA.
Vấn đề được doanh nhân Diệp Thành Kiệt, chuyên gia May Mặc & Da Giày, phân tích:
“Cái đó hoàn toàn đúng. Bộ Công Thương một mặt dựa trên số liệu mà Bộ được báo cáo, một mặt dựa trên tổng hợp ý kiến các ngành, các hội, cho nên thông tin đó khá là chính xác”.
“Dĩ nhiên là tùy theo hoàn cảnh mỗi doanh nghiệp, có thể họ bị sớm hơn hoặc trễ hơn. Nhưng nói chung là nếu với tình hình như hiện nay, tức là chốt lại những điều kiện hiện nay ở Trung Quốc là mới mở cửa khoảng trên 50% các nhà máy, rồi Hàn Quốc hiện rơi vào dịch, nếu tình hình không cải thiện thì việc Bộ Công Thương công bố khoảng tháng Ba các doanh nghiệp, kể cả xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa, đều sẽ gặp khó khăn. Cái đó hoàn toàn đúng”.
Doanh nhân Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc công ty phần mềm BKAV và điện thoại di động ở Hà Nội, đồng ý với thông tin của Bộ Công Thương rằng việc nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu sản xuất là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra:
“Hiện nay chuỗi sản xuất của các nhà sản xuất trên toàn thế giới đều có sự phụ thuộc lẫn nhau. Một sản phẩm bây giờ thì linh kiện của nó có mặt ở rất nhiều nước. Ngay như Nhật Bản, nơi sản xuất rất nhiều linh kiện cho các thiết bị điện tử mà nếu tình hình COVID-19 cứ diễn biến xấu thì chắc chắn điều Bộ Công Thương nói là đúng”
“BKAV thì có nhiều mảng sản xuất và kinh doanh khác nhau. Mảng phần mềm thì không chịu ảnh hưởng rồi, thế còn phần cứng sản xuất điện tử chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi có sẵn linh kiện dự trữ, có thể không đến mức phải đóng cửa. Nhưng Bộ Công Thương nói thiếu đây là nói chung cả ngành trong quãng thời gian như vậy. Tất nhiên không doanh nghiệp nào là không lo lắng trong tình trạng như thế này. Phải chấp nhận thôi, tùy theo tình hình mà đối phó, mà chọn giải pháp tốt nhất”.
Về phía doanh nghiệp, ông Diệp Thành Kiệt nói tiếp, bên cạnh nỗi lo về nguyên liệu đầu vào thiếu hụt thì còn nỗi lo khác là đầu ra của sản phẩm:
“Có lẽ nhiều doanh nghiệp cũng sẽ dần dần thấy được cái khó khăn về đầu ra của sản phẩm. Chứ còn thực ra đối với đầu vào của sản phẩm, tức là nguyên liệu, thì không chỉ Việt Nam hay một số nước khác mà kể cả Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn. Bởi vì nếu không có biện pháp khắc phục thì chính sản xuất của Trung Quốc sẽ bị đình đốn trước”
Phát biểu tại cuộc họp đánh giá tác động của COVID-19 đối với sản xuất ở Việt Nam trong giai đoạn này, ông Trương Thanh Hoài, cục trưởng Cục Công Nghiệp, cũng cho biết thêm là nhiều nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu tại Trung Quốc đang ngừng sản xuất. Nếu còn hoạt động, ông nói tiếp, lượng nguyên phụ liệu sản xuất ra rất ít.
Vẫn theo lời ông, nếu dịch bệnh kết thúc và phía Trung Quốc nối lại sản xuất thì giá thành nguyên vật liệu có thể sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm trong nước.
Cái mà chúng tôi lo ngại là hiện COVID-19 đã lây lan đến khu vực thị trường. Tức là trước đây nó nằm chủ yếu ở khu vực cung ứng mà đặc biệt là Trung Quốc, thì bây giờ nó đã lan đến nơi tiêu thụ rồi – Ông Diệp Thành Kiệt
Điều này được doanh nhân ngành May Mặc& Da Giày Diệp Thành Kiệt giải thích bổ sung:
“Cái mà chúng tôi lo ngại là hiện COVID-19 đã lây lan đến khu vực thị trường. Tức là trước đây nó nằm chủ yếu ở khu vực cung ứng mà đặc biệt là Trung Quốc, thì bây giờ nó đã lan đến nơi tiêu thụ rồi, thí dụ như Ý rồi một số nước Châu Âu. Chưa cần nó có thể lan ra khắp Châu Âu và Mỹ, nhưng với tâm lý hiện nay là người ta rất ngại tập họp đông và người ta giảm chuyện mua sắm đi, thì cái lo lớn hiện nay của chúng tôi là đầu ra của sản phẩm. Nói nôm na là thị trường tiêu thụ sẽ bị sút giảm. Đó là cái đáng lo mà tôi nghĩ cũng nên báo động để các doanh nghiệp phải lo tính toán ngay từ bây giờ”.
Bộ Công Thương có thể đề ra biện pháp gì trong lúc này nhằm giúp các doanh nghiệp ngành điện, điện tử, dệt may, vốn có tổng lượng nhập khẩu phụ tùng, linh kiện và nguyên vật liệu từ ngoài vào khoảng trên dưới 50%. Theo chuyên gia May Mặc & Da Giày Diệp Thành Kiệt, các biện pháp của chính phủ không thể giải quyết được toàn bộ nhưng có thể giải quyết từng phần. Ông góp ý:
“Thứ nhất là khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường sản xuất nguyên liệu lên. Như đã nói thực sự mỗi ngành đều có một tỷ lệ nội địa hóa nhất định, vẫn có khả năng sản xuất ra nhất định chứ không phải là không có gì cả”
“Tuy nhiên trong thời gian vừa qua chúng ta không cạnh tranh được với nguyên liệu nhập là do giá thành sản xuất của chúng ta cao hơn, hoặc do những điều kiện mua hàng, thí dụ khi doanh nghiệp mua nhập về xuất khẩu họ chỉ trả giá bán của bên người mà họ mua hàng, nhưng về đây họ không chịu các khoản thuế nhập khẩu hay là thuế VAT.
“Còn trong trường hợp nếu nguyên liệu đó mà mua ở trong nước, khi mua thì doanh nghiệp bán hàng đã xuất hóa đơn có VAT. Việc này tôi nghĩ Bộ Công Thương đang có sự nghiên cứu có thể là dời lại, hoãn lại hay cho phép chậm, đó cũng là cách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất mua nguyên liệu trong nước, và các doanh nghiệp trong nước sẽ sản xuất ra nguyên liệu để bán cho trong nước”
Thứ hai là tìm giải pháp giữa Việt Nam với Trung Quốc bởi phần lớn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của Việt Nam nhập từ Trung Quốc:
“Làm sao để bàn về một cơ chế thông quan như thế nào mà nó thông thoáng hơn, trên tinh thần vừa bảo đảm hạn chế sự lây lan của bệnh dịch vừa bảo đảm được sự phát triển của kinh tế như thủ tướng chính phủ Việt Nam đã chỉ thị”
Mặt khác, ông Diệp Thành Kiệt khẳng định, đương nhiên các doanh nghiệp phải tự cứu mình trước.
Ông Nguyễn Tử Quảng nhận định về giải pháp cho các doanh nghiệp:
“Thề còn những công việc bị ảnh hưởng thì mình phải tìm các kênh khác nhau, chẳng hạn như hàng linh kiện thì phải chuyển đổi các nguồn khác nhau”
“Tuy nhiên điều đấy không hề dễ vì cả 3 nước có nhiều kinh kiện như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, 3 nước đã cung cấp phần lớn rồi. Kể cả như các linh kiện của Mỹ thì cũng đặt sản xuất ở Trung Quốc, nên là cả ngành này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn. Mà không chỉ Việt Nam đâu, tất cả các công ty sản xuất công nghệ sẽ đều có vấn đề như vậy”.
“Hoặc các doanh nghiệp bán nội địa nên nhân cơ hội này mà chào hàng mạnh lên với các doanh nghiệp đang cần hàng, đó là cách tốt nhất trong giai đoạn hiện nay để mà khắc phục chứ không thể nói nó sẽ trở lại như bình thường được”
Theo ông Diệp Thành Kiệt thì mỗi ngành có cơ cấu nhập nguyên liệu khác nhau. Lấy thí dụ ngành Da Giày, đối với những nguyên liệu cao cấp thì phải mua từ bên ngoài nhiều hơn, còn với loại sản phẩm cấp trung hoặc thấp hơn một chút thì nhiều doanh nghiệp có thể chủ động khoảng hơn 65% và chỉ nhập khoảng 30 hay 40% mà thôi:
“Nhưng mà có những doanh nghiệp lệ thuộc nước ngoài từ khâu thiết kế đến khâu nguyên liệu thì có khi họ phải nhập đến 70 hay 80%. Ngành điện tử thì nói thẳng là chúng ta nhập rất nhiều, từ các con chip các linh kiện… Ở đây chúng ta chỉ làm được những phụ kiện bằng plastic, vỏ mộc hay là hộp thôi, chứ còn gần như nhập hết”.
Nên chăng từ lúc này Việt Nam hãy hướng tới đa dạng hóa nguồn nguyên liệu nhập vào từ bên ngoài, là gợi ý của kinh tế gia Phạm Chi Lan.
Theo nhà nghiên cứu độc lập Phạm Chi Lan, với những FTA đã có cũng như EVFTA mới đây, hy vọngViệt Nam sẽ tự chủ được vấn đề sản xuất nguyên liệu cho chính mình, không tùy thuộc quá nhiều vào bất cứ một nguồn cung ứng nhất định nào nữa.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/electronic-and-textile-raw-materials-nearly-out-of-stocks-due-to-ncov-02272020140323.html
Covid-19 ‘tình cờ khiến kinh tế Việt Nam
giảm lệ thuộc Trung Quốc’?
Dịch cúm do Covid-19 gây ra cho thấy Trung Quốc cũng có điểm yếu và Việt Nam nhân dịp này nên thay đổi nhận thức, tư duy kinh tế, các chuyên gia về kinh tế và chính sách công từ Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.Hôm 27/02/2020, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói với BBC:
“Dịch cúm này cũng cho thấy những cái yếu của Trung Quốc, chứ không phải Trung Quốc là quá mạnh và giỏi giang về tất cả các mặt.
Bàn tròn BBC: Nói ‘hết dịch’, dân vẫn lo ‘vỡ trận’
Covid-19 là cơ hội cho Việt Nam cải cách ‘thoát Trung’
Virus corona lan nhanh bên ngoài Trung Quốc
Các thành phố lớn ứng phó với virus corona thế nào?
“Cho nên càng cho Việt Nam thấy là lệ thuộc vào bất cứ nước nào thì cũng tệ, nhưng lệ thuộc vào một nước mà có nhiều vấn đề kể cả trong quan hệ riêng với mình, cũng như những vấn đề nội bộ của họ thì lại càng tệ hơn.
“Cho nên muốn hay không thì phải vượt lên thôi, cùng nhau và vượt lên vào lúc này, không thì sẽ là quá muộn.”
Tái cấu trúc thế nào?
Trước câu hỏi Việt Nam cần và nên tái cấu trúc, tái tổ chức lại nền kinh tế, cũng như thương mại, đầu tư ra sao đạt được sự cân bằng và bền vững hơn, tránh sự lệ thuộc quá nhiều và thiếu hợp lý, nếu có, vào một đối tác hay thị trường nhất định nào đó, bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm:
“Tất cả chuyện này cho thấy một điều rất rõ là các ngành kinh tế Việt Nam đã bị phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và rất cần phải tiến hành sớm, mạnh mẽ và một cách căn cơ để nhìn về trung hạn và dài hạn.
“Làm sao đỡ đi sự thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như thế này. Phụ thuộc quá nhiều thì không những là khi có những vấn đề xảy ra như là chuyện Tư Chính năm ngoái (2019) khi mà tàu Trung Quốc vào xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, hay là như năm nay dịch cúm như thế này.
“Và kể cả hiện nay, tàu bè của Trung Quốc vẫn đang lảng vảng ở vùng của Việt Nam chứ có phải là họ ngừng hoạt động đó đâu.
“Nhưng mà tất cả những cái đó cho thấy là vì tương lai lâu dài của Việt Nam, kể cả một phần nào đó, thì an ninh quốc phòng không thể để nền kinh tế của mình phụ thuộc mãi vào Trung Quốc như thế này được.
“Phụ thuộc mãi như vậy thì Việt Nam vẫn chỉ ở khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị và mỗi lần Trung Quốc có bất cứ một vấn đề gì thì Việt Nam sẽ có thể gặp khó khăn lớn cho mình. Tôi nghĩ cái đó là điều chắc chắn phải làm.
“Thế còn bây giờ tái cơ cấu như thế nào thì cũng đã được bàn đến, các doanh nghiệp đều khuyến nghị với chính phủ không chỉ những giải pháp trong ngắn hạn để hỗ trợ họ trong lúc khó khăn này.
“Ví dụ như giảm lãi suất ngân hàng, giãn nộp thuế, rồi hỗ trợ cho một số ngành mà đang gặp khó khăn nhất, nhưng đồng thời họ cũng đề nghị mạnh mẽ với chính phủ là có chính sách để giúp cho họ tăng cường đầu tư và tăng cường nội lực lên để có thể có sức chống chịu tốt hơn khi mà có những biến động kinh tế ở trên thế giới, cũng như là ở Trung Quốc.
‘Chịu tác động kép’
Cũng hôm 27/02, tại một chuyên gia về chính sách công từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, nói với Bàn Tròn Thứ Năm của BBC về ảnh hưởng của dịch bệnh do Covid-19 từ Trung Quốc gây ra đối với Việt Nam, ông nói:
“Sản xuất và tiêu dùng của chúng ta (Việt Nam) đã bị phản ứng kép, tác động kép. Thứ nhất là chuỗi cung ứng bị suy giảm, bị gẫy hết rồi.
“Thí dụ như các phụ tùng, rồi các linh kiện điện tử, rồi đặc biệt là xe ô tô, từ xe tải cho đến các thứ, rồi rất nhiều linh kiện về dệt may, các nguyên, phụ liệu dệt may mà chúng ta nhập của Trung Quốc đến 60-70%, thậm chí là hơn, tùy từng mặt hàng mà ở Việt Nam làm cũng rất là nguy.
Một số nhà máy có cả chuyên gia Trung Quốc làm ở đấy, người ta chưa quay về (Việt Nam) nữa, chưa hết dịch thì người ta chưa về và chúng ta lệ thuộc vào vi đó, cho nên rất nhiều nhà máy không hoạt động đượcPGS. TS. Phạm Quý Thọ
“Rồi một số nhà máy có cả chuyên gia Trung Quốc làm ở đấy, người ta chưa quay về (Việt Nam) nữa, chưa hết dịch thì người ta chưa về và chúng ta lệ thuộc vào vi đó, cho nên rất nhiều nhà máy không hoạt động được.
“Ví dụ như rất rõ là ở tỉnh Hà Nam, một số nhà mãy phụ thuộc vào các chuyên gia này cũng không hoạt động được.
“Hoặc là một số nơi hoạt động rất cầm chừng. Còn nếu như mà kéo dài nữa, tôi nghĩ rằng rất là nguy hiểm.
‘Còn một tác động kép nữa là tiêu dùng giảm rất rõ. Ai cũng phải lo cả, lo lắm. Bởi vì bây giờ không biết kéo dài đến bao giờ mà chúng ta tiền cũng chưa nhiều lắm, cho nên một số lo dòng tiền nhảy vào tích lũy.
“Thí dụ vàng cũng tăng vọt lên, có những hôm tăng đến 2-3 triệu đồng Việt Nam trên một lượng hay một cây.
“Điều này người ta cũng nghi có thể nhân cơ hội này người ta làm giá, nhưng mà rõ ràng người ta cũng lo, phải lo việc đó. Lại còn bồi thêm một cái nữa là bất động sản bây giờ cũng rất là xấu, tình hình bất động sản xấu lắm, đặc biệt là không thể bán hàng được, tức là cầu rất là thấp.
“Thế và các dự án tới cũng rất là khó khăn, cho nên về ngắn hạn, chúng ta thấy rất là rõ.
“Còn chính phủ đối phó như thế nào? Tôi nghĩ là thông thường các nước mà ‘yếu’ như (chúng ta) Việt Nam, thì hay dùng tài khóa hoặc là chính sách tiền tệ.
“Nhưng mà trước Tết chúng ta đã bơm ra một lượng rất lớn về tiền tệ rồi, cho nên là để phục vụ Tết nguyên đán, bây giờ bị cái này, nếu bơm thêm thì lạm phát rất là cao, với chỉ số lạm phát trong tháng một cao vượt lên so với năm ngoái, thì cái đó không nên,” nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công của Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nói.
Nghịch lý đáng ngại
Việc tìm giải pháp gắn liền với phân tích nguyên nhân, về vấn đề Việt Nam được cho là có sự ‘lệ thuộc quá mức’ vào kinh tế Trung Quốc, trong dịp này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề cập với BBC về gốc gác, khởi nguyên của vấn đề, bà nói:
“Tôi nghĩ bản thân những người lãnh đạo Việt Nam cũng đã ít nhiều nhận thức được vấn đề này, cho nên cố gắng của Việt Nam trong việc đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế là điều đã được đưa ra ngay từ đầu khi Việt Nam đổi mới.
Đáng lẽ khi mở cửa thị trường, quan hệ với nhiều nước, thì phải mở nhiều hơn các quan hệ với các nước khác và chuyện phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ phải giảm đi, nhưng với Việt Nam thì sự phụ thuộc tăng lên vào Trung Quốc trong khi hội nhập toàn cầu, thì điều đó là một điều đáng ngạiChuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
“Trong những phương châm về đổi mới của Việt Nam đối với quan hệ đối ngoại đã đưa ra ngay từ lúc đó là phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ, ngay từ đó, chính nhờ chính sách mở cửa của Việt Nam theo hướng đó mà công cuộc đổi mới của Việt Nam trong một thời gian dài, nhất là những năm đầu đã có những thành công và tạo ra được những bước chuyển khá là nhanh chóng ở Việt Nam sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nghèo, khủng hoảng trước đó. Như vậy, trong thời gian đầu Việt Nam đã làm khá là tốt công cuộc đổi mới của mình về phương diện kinh tế đối ngoại.
“Thế nhưng mà sau đó tiếc rằng khi Việt Nam đã tham gia được phần nào đó vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, rồi có được quan hệ xuất khẩu tốt hơn với một số quốc gia khác và thu hút việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thì dường như Việt Nam lại có phần nào đó lãng quên yêu cầu về đa phương hóa, đa dạng hóa trong các quan hệ kinh tế, mà cụ thể nhất là trong việc phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.
“Thành ra để cho Việt Nam dần dần, dù thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều, dù xuất khẩu, nhập khẩu tăng lên, dù ký được nhiều hiệp định thương mại với các nước, kể cả tham gia WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), cũng như ký các FTA (hiệp định thương mại tự do) với một loạt các nước khác nhau, nhưng Việt Nam càng ký được nhiều FTA, càng hội nhập, thì lại càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
“Đó là một nghịch lý rất đáng ngại mà theo tôi rất là không bình thường, vì đáng lẽ khi mở cửa thị trường, quan hệ với nhiều nước, thì phải mở nhiều hơn các quan hệ với các nước khác và chuyện phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ phải giảm đi, nhưng với Việt Nam thì sự phụ thuộc tăng lên vào Trung Quốc trong khi hội nhập toàn cầu, thì điều đó là một điều đáng ngại.
“Và nó thể hiện là trong một thời gian dài, Việt Nam cũng đã không thực sự dấy lên những nỗ lực cần thiết, một là để tăng cường nội lực cho mình, hai nữa là để tận dụng tất cả những cơ hội, hội nhập mà Việt Nam có được.
“Thành ra tất cả những cố gắng đàm phán để cho nước này nước kia mở cửa thị trường cho mình, rồi rút cục người được hưởng lợi nhiều nhất để mà trực tiếp xuất khẩu đi ra các thị trường mở cửa cho Việt
Nam mà vốn cho Việt Nam được hưởng thuế xuất thấp hoặc ưu đãi trong gia nhập thị trường thì lại là các nhà đầu tư nước ngoài, thế và người hưởng lợi lớn thứ hai, hoàn toàn không kém là Trung Quốc – với tư cách là người cung cấp các sản phẩm trung gian, hoặc đầu vào cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam, cũng như một số ngành tiêu dùng trong nước,” nguyên thành viên tổ tư vấn và nghiên cứu chính sách, chiến lược các đời Thủ tướng Việt Nam thời kỳ trước đây, nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm với chủ đề và nội dung liên quan.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51666038
Tin tổng hợp 28/2: Cách ly hàng nghìn người
về từ Hàn Quốc, VN thêm 48 ca nghi nhiễm nCoV
Trúc BạchCách ly hàng nghìn người về từ Hàn Quốc
Tính đến chiều 27/2, hơn 1.000 người Việt và 56 người Hàn Quốc được cách ly tại các đơn vị quân đội khi về Việt Nam từ vùng dịch.
Tờ VnExpress dẫn thông tin từ Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) cho biết, trên 300 người được cách ly ở quân khu 5; gần 650 người ở Bộ Tư lệnh Thủ đô; gần 50 người ở quân khu 3 và 92 người tại quân khu 7. Người trở về từ Hàn Quốc được cách ly 14 ngày ở các khu vực tách biệt với người về từ Trung Quốc.
Lực lượng quân đội đã cách ly y tế với gần 4.100 người, trong đó gần 370 trường hợp đã hết thời gian, được về nhà. Quân đội hiện có khả năng tiếp nhận cách ly khoảng 37.000 người.
Tại Hà Nội, ngày 27/2, sân bay Nội Bài trải qua một ngày căng thẳng khi có 16 chuyến bay từ Hàn Quốc về. Quá nửa đêm, lực lượng y tế vẫn chưa thể chuyển hết người về khu cách ly. Trao đổi với Zing, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết lượng người từ Hàn Quốc dồn về Nội Bài trong ngày 27/2 lên tới hơn 1.000 người.
Ngoài ra, dự kiến trong 2 ngày 28 – 29/2, hàng trăm hành khách sẽ từ Hàn Quốc về Việt Nam, nhập cảnh tại Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ. Ông Cao Minh Chu, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ tối ngày 27/2 cho biết, thành phố sẽ đón 175 người đáp chuyến bay từ Hàn Quốc sang Việt Nam vào sáng mai (28/02).
Kể từ ngày 26/2, tất cả trường hợp người Việt Nam từ Hàn Quốc về nước đều phải cách ly y tế tại các cơ sở tập trung. Người từ Hàn Quốc đã nhập cảnh vào Việt Nam trong 14 ngày qua, cả người nước ngoài và công dân Việt Nam, cần theo dõi sức khỏe, giám sát y tế.
Việt Nam thêm 48 ca nghi nhiễm trong một ngày
Theo công bố của Bộ Y tế, cả nước ngày 27/2 cách ly thêm 48 người nghi nhiễm nCoV, đưa con số lên 79. Những người nghi nhiễm này phải cách ly bắt buộc tại bệnh viện, bao gồm người Hàn Quốc và Trung Quốc nhập cảnh từ vùng dịch, người Việt Nam về từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, có các triệu chứng viêm hô hấp như ho, sốt…
Cụ thể, Hà Nội có một trường hợp nghi nhiễm mới tại quận Hoàng Mai. 348 người đến từ vùng dịch đang được giám sát y tế, trong đó có 47 người Hàn Quốc. Bệnh viện Công an thành phố cách ly 90 người (tổng cộng dồn là 119, đã có 29 người được bỏ cách ly). Trường quân sự Sơn Tây đang cách ly 429 người.
TP.HCM có 171 trường hợp ở tại khu cách ly tập trung của thành phố ở huyện Củ Chi. 8 trường hợp ở tại các khu cách ly của quận huyện. 18 người đang được giám sát, theo dõi y tế tại nhà.
Tổng cộng cả nước có 4.939 người từng tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch, được theo dõi sức khỏe. Bộ Y tế nhận định Việt Nam có thể ghi nhận thêm những ca nhiễm mới trong thời gian tới; khuyến nghị các lực lượng chức năng và người dân không chủ quan, phải luôn sẵn sàng tâm thế đối phó dịch bệnh.
Nam sinh ở Quảng Ninh trả tài sản trị giá gần 50 triệu cho người đánh rơi
Báo Zing cho biết, ngày 24/2, em Đinh Đức Dũng (học sinh lớp 8C trường THCS Lê Quý Đôn) trong lúc đi chơi tại khu di tích đền Trần Hưng Đạo – miếu Vua Bà (phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên) đã nhặt được túi xách bên trong có nhiều tài sản giá trị gần 50 triệu đồng.
Ngay sau đó, Dũng đã chạy xung quanh khu di tích và tìm được chủ nhân chiếc túi là chị Bùi Thanh Ngọc (trú thành phố Hạ Long, Quảng Ninh). “Không phải đồ của mình thì không được lấy và nếu mình ở hoàn cảnh như thế, mất đi chiếc túi xách có giá trị như vậy thì sẽ rất tiếc nên em đi tìm chủ nhân của chiếc túi để trả lại”, Dũng nói.
Cháy rừng phòng hộ ở Quảng Ninh
Theo VnExpress, đám cháy lớn xảy ra tại khu vực núi Chùa, xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) từ hơn 14h ngày 27/2. Lửa bùng từ chân núi lên đến đỉnh núi, lan sang cả quả núi kế bên, gần các khu vực nằm trong quần thể danh thắng Yên Tử khiến hàng chục ha rừng phòng hộ trồng thông, keo gần núi cháy ngùn ngụt.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch xã Hồng Thái Đông cho biết, xã đã huy động hơn 50 người tham gia dập lửa. Đến 20h cùng ngày, các đám cháy ở chân núi cơ bản được khống chế, còn khu vực trên núi vẫn rực lửa do khó tiếp cận. Ông Tâm nghi đây là vụ phóng hỏa có chủ đích.
Bộ Giáo dục đề nghị cho học sinh từ mầm non đến lớp 9 nghỉ học thêm 2 tuần
Báo Tuổi Trẻ thông tin, ngày 27/2, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học thêm 2 tuần để phòng dịch Covid-19.
Theo đó, học sinh mầm non, tiểu học, THCS dự kiến sẽ trở lại trường vào 16/3. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên có thể đi học lại từ ngày 2/3.
Bộ GD-ĐT cho biết thời gian kết thúc năm học và thời gian thi THPT quốc gia vẫn giữ nguyên như quyết định của bộ ngày 22/2 là kết thúc năm học vào 30/6 và thi THPT quốc gia vào 23, 24, 25, 26/7.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các tỉnh, thành xem xét cho học sinh đi học trở lại vào ngày 2/3 nếu tình hình dịch virus corona được kiểm soát tốt.
Đến nay, cả nước có 2 tỉnh Quảng Ninh và Cà Mau đã quyết định cho học sinh đi học lại vào ngày 2/3, dù hiện tại dịch bùng phát ở Hàn Quốc và phát sinh ở một số quốc gia.
https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-tong-hop-28-2-cach-ly-hang-nghin-nguoi-ve-tu-han-quoc-vn-them-48-ca-nghi-nhiem-ncov.html
Nhận xét
Đăng nhận xét